Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh – phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ xviii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƢỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Sử học)

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH – PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Tác giả : LƢƠNG THỊ THUẦN
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Trần Nhật Duật

Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022
0


1
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

2

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

2

1. Tình trạng giải pháp đã biết


2

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3

2.1. Mục đích của giải pháp

3

2.2 Nội dung giải pháp:

3

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

24

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp

24

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

26

6. Các thông tin cần được bảo mật

26


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

26

8. Tài liệu gửi kèm

26

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

27

IV. Phụ lục (Tài liệu gửi kèm)


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - định hướng phát triển năng
lực học sinh – phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sử học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào giảng dạy tại một số lớp 10 trường
THPT Trần Nhật Duật, tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 01 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Lƣơng Thị Thuần
Năm sinh: 1986
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ.

Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Trần Nhật Duật
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Trần Nhật Duật
Điện thoại: 0972757686
6. Đồng tác giả: Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cần có những con
người vừa lao động trí lực và thể lực, có kỷ luật, có khoa học, có năng suất cao,
vừa là con người có văn hóa thâm thúy và rộng rãi, khơng chỉ thấm nhuần văn
hóa truyền thống của dân tộc mình mà cịn biết trân trọng tiếp thu những tinh
hoa văn hóa của các dân tộc khác. Để đào tạo những con người hội tụ cơ bản
những phẩm chất đó giáo dục đóng vai trị quyết định. Bởi vậy, mỗi môn học ở
nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ,
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Cùng với các bộ môn khác, với đặc trưng của mình mơn Lịch sử đã khẳng
định được khả năng, ưu thế và sở trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Những
kiến thức của môn Lịch sử có tác động khơng nhỏ đến trí tuệ và trái tim học sinh
những tình cảm đúng đắn… Song hiện nay, theo xu thế phát triển của thời đại,
một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đã xem nhẹ và thậm chí là coi thường, quay
lưng lại với mơn Lịch sử dân tộc, lãng quên quá khứ hào hùng dựng nước và giữ
nước của cha ông. Tại sao học sinh khơng u thích học Sử? Tại sao các em lại
thờ ơ với những giá trị truyền thống như vậy? Nguyên nhân do đâu? Đó là một
câu hỏi lớn khiến những người làm công tác Giáo dục, đặc biệt là giáo viên dạy


3
bộ mơn Sử trăn trở để tìm ra lời giải. Vậy làm thế nào để khơi dậy hứng thú học
tập môn Lịch sử của học sinh? Làm thế nào để những bài học lịch sử khơng cịn
khơ khan, buồn tẻ mà trở nên sinh động, cuốn hút. Làm thế nào mà học sinh học

hiểu lịch sử, biết vận dụng kiến thức lịch sử để từ đó có thể rút ra bài học trong
cuốc sống?.
Để làm được điều này đòi hỏi cả người dạy và người học phải thay đổi tư
duy nhận thức đối với môn Sử. Phải cải tiến, đổi mới, vận dụng sáng tạo các
phương pháp dạy học tích cực và đặc biệt là tiếp cận phương pháp giáo dục mới
hiện nay: Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhất là trong
bối cảnh ngày nay, việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối
với quê hương đất nước lại càng quan trọng và cần thiết.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1.Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn,
sáng kiến tập trung vào việc hệ thống hóa cơ sở khoa học, tổng kết thực tiễn
nhằm xây dựng quy trình, kỹ năng thực hiện chủ đề dạy học phục vụ cho việc
giảng dạy môn lịch sử theo hướng đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Qua đó
góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tăng cường kĩ năng,
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy, học, kiểm tra,
đánh giá mơn lịch sử theo hướng đổi mới hiện nay.
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới và bản chất của sáng kiến.
-Dạy học theo chủ đề là một những phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát huy các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo nhất
là với môn lịch sử lớp 10, thông qua việc xây dựng chủ đề và hệ thống câu hỏi
vận dụng sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, khắc sâu hơn kiến thức và u
thích mơn học hơn.
- Sáng kiến nghiên cứu làm rõ khái niệm, mục đích, đặc điểm, nguyên tắc
của dạy học theo chủ đề, phát huy tính tích cực của học sinh. Qua đó đưa vào
chủ đề những phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm tạo ra hứng thú cho
học sinh u thích mơn học đồng thời phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động
của các em.
- Xác định được những căn cứ và quy trình trong việc thiết kế dạy học
theo chủ đề để từ đó xây dựng quy trình biên soạn một chủ đề dạy học có độ tin

cậy cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh tự học, tự ghi nhớ trong
môn lịch sử phần lịch sử phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII hướng
đến chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
2.2.2. Cách thức thực hiện và các bước thực hiện sáng kiến.


4
2.2.2.1. Nghiên cứu những vấn đề chung về dạy học theo chủ đề:
a) Khái niệm dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tịi những
khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao
thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, mơn học có liên
hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận
dụng vào thực tiễn.
b) Mục đích của dạy học theo chủ đề:
Liên kết những nội dung kiến thức có mối quan hệ gắn bó với nhau, từ đó
liên hệ giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Phát huy tính tích cực, chủ động của người học, từ đó phát triển năng lực
cho học sinh.
c) Đặc điểm của dạy học theo chủ đề:
- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập
với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).
- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu
biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan
sát, thu thập thơng tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông
tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ

một phần trong chương trình học.
- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với
nhau.
- Trình độ nhận thức có thể đạt ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản,
chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu
cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngồi khn
khổ nội dung cần học do q trình tìm kiếm, xử lý thơng tin ngồi nguồn tài liệu
chính thức của học sinh.
- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp,
ngôn ngữ, hợp tác.
d) Nguyên tắc khi tiến hành dạy học theo chủ đề:
- Chủ đề tích hợp được soạn theo u cầu hình thành một năng lực nào đó


5
cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ sở
có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh.
- Cơng cụ của dạy học theo chủ đề là: giáo án về chủ đề đó, có liên quan
đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ môn
hoặc hai bộ môn trở lên. Trong q trình này, phương pháp dạy học có thể sử
dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ đề
(phương pháp dự án, thảo luận…). Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công nghệ
thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
- Kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải trả
lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực gì?
- Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây
dựng chủ đề dạy học có thể là: Chủ đề tích hợp, chủ đề liên mơn, chủ đề dạy

học. Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối.
- Hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy ln trong
chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài dạy tích
hợp. Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2 - 3 tiết/chủ đề. Khơng gian tổ chức có
thể tại lớp, sân trường… khuyến khích khơng gian trải nghiệm (các hoạt động
thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan…) .
- Đối với những kiến thức liên mơn nhưng có một mơn học chiếm ưu thế
thì có thể bố trí dạy trong chương trình của mơn đó và khơng dạy lại ở các mơn
khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên mơn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp,
song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
2.2.2.2. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.
Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã
trở thành xu hướng giáo dục quốc tế và được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng
ứng vận dụng. Xu hướng giáo dục này có nhiều ưu việt (so với phương pháp
giáo dục dạy học tiếp cận nội dung), cụ thể là: giáo dục định hướng năng lực
nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển
toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong
những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết
các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Phương pháp này nhấn mạnh vai
trò của người học với vai trị là chủ thể của q trình nhận thức.
Phương pháp dạy học theo định hướng năng lực: giáo viên chủ yếu là
người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức; chú trọng sự
phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp; tổ chức hình thức học
tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải


6
nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học.

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng/1998)
có giải thích Năng lực là :
“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt
động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành
một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành
năm 2014 thì : “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và
có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh
nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của
người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động
của cá nhân nhằm thực hiện một loại cơng việc nào đó. Năng lực bao gồm các
yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi cơng dân đều cần phải có, đó là
các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau
năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt
Nam cần phải có như :
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm :
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề ;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
- Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ, bao gồm :
+ Năng lực tính tốn;
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin (ITC).
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng

tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua


7
học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học
sinh là phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
tập theo nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực
tự học. Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động như nhớ
lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết
vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
Phương pháp dạy học theo chủ đề ưu việt hơn dạy học tiếp cận nội dung, đó
là một trong những phương pháp dạy học tích cực với nhiều ưu điểm phù hợp
với yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Dạy học theo chủ đề chính là
bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho chương trình sách giáo khoa mới.
2.2.2.3. Quy trình xây dựng soạn giảng theo chủ đề - định hướng phát
triển năng lực học sinh
a) Căn cứ xây dựng chủ đề dạy học
- Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hoặc chuẩn đầu ra (chuẩn kiến thức,
kĩ năng).
+ Có thể chọn những bài có nội dung kiến thức gần nhau để tập hợp thành
chủ đề bao quát kiến thức của các bài đó.
+ Có thể thay đổi thời gian phân phối trong từng bài, tiết, phần, mục; có thể

đảo vị trí bài theo cấu trúc hợp lí, khoa học.
- Căn cứ vào mạch nội dung xuyên suốt chương trình.
- Căn cứ vào bối cảnh địa phương.
- Căn cứ vào năng lực của giáo viên và khả năng của HS.
Tôi chọn chủ đề“ Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến
thế kỉ XVIII” bao quát các bài 19 và bài 23 với thời lượng 3 tiết.
- Ưu điểm của phương pháp xây dựng bài học theo chủ đề là phát huy được
năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo của học sinh.
b) Quy trình thiết kế chủ đề:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung sách


8
giáo khoa của mơn học và các tình huống, vấn đề trong thực tiễn để xác định các
nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành
để xây dựng thành chủ đề học tập.
- Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các
tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng
các chủ đề tích hợp, liên mơn.
- Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
+ Vấn đề về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử.
+ Vấn đề bộ máy nhà nước qua các thời kì.
+ Vấn đề văn hóa, giáo dục.
Bước 2. Lựa chọn nội dung chủ đề
- Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử
dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây
dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động
học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề.
- Lựa chọn các nội dung của chủ đề/bài học từ các bài, tiết trong sách giáo

khoa của một mơn học hoặc các mơn học có liên quan để xây dựng chủ đề.
Bước 3. Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực)
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học
tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh
trong chủ đề sẽ xây dựng:
+ Một số năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp
tác, tự quản lí, sử dụng cơng nghệ thơng tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, so
sánh, phản biện, khái quát hóa, nhận xét, rút ra bài học lịch sử để giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra, trình bày quan điểm của mình về một vấn đề lịch
sử.
+ Một số phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước; Nhân ái, khoan
dung; trung thực, tự trọng; Có trách nhiệm với bản thân…
Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá
- Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng
lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Bảng mô tả
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Bước 5. Biên soạn câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ, yêu cầu


9
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để
sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá,
luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.

Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
* Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho
Học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực được sử dụng.
* Thiết kế tiến trình dạy học: 5 hoạt động
1. Khởi động
2. Hình thành kiến thức
3. Luyện tập
4. Vận dụng
5. Mở rộng
- Với cách thiết kế bài giảng theo chủ đề như này sẽ có ưu điểm lớn trong việc
phát huy tối đa năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
giao tiếp, hợp tác, tự quản lí và sử dụng công nghệ thông tin.
2.2.2.4. Thực hiện chủ đề “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII” trong phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII.
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học: Thời
lượng thực hiện chủ đề là gộp 2 bài gồm bài 19 và bài 23 trong chương trình
Lịch sử lớp 10 trong học kì 2 thành một chủ đề. Như vậy, tổng thời lượng thực
hiện chủ đề là 3 tiết.
- Bước 2: Lựa chọn nội dung chủ đề
Nội dung kiến thức chính đưa vào chủ đề là bài 19 và bài 23 “Những
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII” trong
chương trình lớp 10.
- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực.
- Bước 4: Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá theo các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
- Bước 5. Biên soạn câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ, yêu cầu
Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tình huống.
- Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học.

Ngày soạn: ………………
Ngày dạy: ...........................
Tiết: từ tiết….. đến tiết…….
TÊN CHỦ ĐỀ: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Thời lƣợng : 3 tiết.


10
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Từ thế kỷ X đến thế kỉ thứ XVIII, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức
những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Học sinh phải nắm
được những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử
của hai cuộc kháng chiến chống Tống, ba lần kháng chiến chống Mông –
Nguyên, khởi nghĩa Lam Sơn và những cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XVIII.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, khơng chỉ nổi lên những trận quyết
chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
2. Năng lực:
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng
phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh
hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên:
+ SGK, SGV và các tư liệu có liên quan.
+ Tranh ảnh tư liệu về các trận quyết chiến của dân tộc.
- Học sinh:
+ SGK, các tài liệu tham khảo có liên quan.
+ Tìm hiểu tư liệu về các trận quyết chiến và các anh hùng dân tộc.
- Phương pháp: Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề,
dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật KWL và
KWLH, kĩ thuật phịng tranh,…
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:Thực hiện trị chơi“Xem hình ảnh đoán sự kiện”
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú học tập cho học sinh về các cuộc kháng chiến thế kỉ X - XVIII.
Những điều các em đã biết và những điều các em chưa biết về nội dung này, từ
đó sẽ kích thích sự tị mị, hứng khởi ở hoạt động hình thành kiến thức mới của
bài học.


11
b. Nội dung
+ GV chiếu Slide ảnh cho chạy tất cả các hình ảnh (mỗi hình ảnh chỉ chạy
qua màn hình 3 giây).
+ Giáo viên giới thiệu cách chơi và hướng dẫn học sinh thực hiện.
+ Học sinh tham gia chơi trị chơi “Xem hình ảnh đốn sự kiện”.
HS hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh và giành quyền đốn tên của các sự
kiện lịch sử (nếu sai thì người tiếp theo được trả lời).

Lƣợc đồ các địa danh diễn ra những trận đánh lớn (X-XV)



12

Lƣợc đồ trận Nhƣ Nguyệt


13
C. Sản phẩm:
Học sinh trả lời đúng tên các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến các cuộc
kháng chiến từ thế kỉ X- đến thế kỉ XVIII. Mục đích xây dựng trị chơi “Xem
hình ảnh đốn sự kiện” là muốn hướng học sinh vào tìm hiểu nội dung trọng
tâm của bài mới.
d. Cách thức thực hiện:
Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa kiến thức đã học để thảo luận theo yêu
cầu của GV.
Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian phù
hợp.
Bƣớc 3: Báo cáo, thảo luận
Bƣớc 4: Kết luận, nhận định
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thời
lƣợn
g
Tiết
1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống
a. Mục tiêu
- Hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ X và âm mưu xâm lược của quân

Tống.
- Nắm được những nét khái quát về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các
cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, thời Lí
- Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật quân sự của của hai cuộc kháng chiến
chống Tống.
b. Nội dung:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo dõi Sách giáo khoa, chia
lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận nhóm:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
* Nhóm 1 tìm hiểu:
+ Ngun nhân qn Tống xâm lược nước ta ?
+ Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến của nhà Tiền Lê.
*Nhóm 2:
+ Em nhận xét gì về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống và cho
biết nguyên nhân của thắng lợi này.
- Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về kháng chiến chống Tống thời Lý.
*Nhóm 3: Tìm hiểu
+ Hồn cảnh lịch sử nước ta và âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống.


14

+Diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống của Lí Thường
Kiệt?

Kế hoạch “tiên phát chế nhân”.

Lí Thường Kiệt
*Nhóm 4:
+ Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật quân sự

của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý 1075 - 1077.
- Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung và
trao đổi.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh về phịng truyến sơng Như Nguyệt. Sau
khi đánh phá căn cứ quân sự và hậu cần của quân Tống, làm thất bại âm
mưu xâm lược Đại Việt từ trong trứng nước của nhà Tống, Lí Thường
Kiệt chủ động lui về gấp rút cùng với các tù trưởng miền biên giới xây
dựng tuyết phòng thủ. Đặc biệt cho xây dựng tuyến phòng thủ bên bờ nam
sông Cầu (sông Như Nguyệt) gọi là phịng tuyến sơng Như Nguyệt.
(Liên mơn Địa lí lớp 12- bài 10 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” để
giới thiệu về sông Như Nguyệt)
-Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.
Phịng tuyến chủ yếu được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt.
Quan trọng nhất là khu vực bến Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân.
c. Sản phẩm:
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
+ Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hồng mất, người nối ngơi
là Đinh Tồn cịn nhỏ tuổi, đã mang quân sang xâm lược nước ta. Trước


15
tình hình đó, Thập đạo tướng qn Lê Hồn được Thái hậu Dương Vân
Nga và các tướng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc,
quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.
+ Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè bẹp ý chí xâm lược của quân tống.
Hàng trăm năm sau nhân dân ta được sống trong cảnh yên bình. Năm
1075 nhà Tống mới dám nghĩ đến xâm lược Đại Việt.
+ Nguyên nhân thắng lợi là do:
Triều đình nhà Đinh và Thái Hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc

mà hy sinh lợi ích dịng học để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống
Tống.
Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt.
Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hồn.
Giáo viên có thể đàm thoại với học sinh về những sự kiện lịch sử quan
trọng cuối thời nhà Đinh tác động như nào đến tình hình đất nước.
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
+ Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt: vào những năm 70
của thế kỉ XI, nhà Tống đang gặp những khó khăn. Trong nước, nơng dân
nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước Liêu và Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên
của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi giáp với
Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược.
+ Trước tình hình đó, vua Lý giao cho Thái Lý Thường Kiệt lãnh đạo
cuộc kháng chiến.
+ Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực
lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống,
đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm
Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự
lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta xây dựng phòng tuyến sông
Như Nguyệt (sông Cầu) và đánh tan quân xâm lược. Nền độc lập của
nước ta được giữ vững.
Giáo viên giới thiệu học sinh bài thơ Nam Quốc Sơn Hà và ý nghĩa của
nó.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên chia lớp thành Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết

4 nhóm, sử dụng kĩ thuật hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm,


16

Tiết
2

khăn phủ bàn:
viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng
+ Nhóm 1
phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra
+ Nhóm 2
phần giữa ơ giấy để trình bày trước lớp
+ Nhóm 3
theo thời gian hợp lí.
+ Nhóm 4
- Báo cáo , thảo luận
- Kết luận, nhận định: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
Gv nhận xét, đánh giá về nhận xét, bổ sung.
thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động
và chốt kiến thức.
Hoạt động 2. Các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Mông - Nguyên ở
thế kỉ XIII.
a. Mục tiêu
- Bối cảnh lịch sử quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta thế kỉ XIII.
Trình bày theo lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên
b. Nội dung:

- Gv cho học sinh quan quan sát lược đồ kháng chiến chống Mông –
Nguyên thế kỉ XIII bằng máy chiếu, trên bảng thông minh.


17

Kết hợp phiếu học tập đã chuẩn bị trước.
PHIẾU HỌC TẬP
Điền những nội dung cơ bản của cuộc kháng chiến chống Ngun Mơng
thế kỉ XIII của nhà Trần.
Hồn cảnh LS

Diễn biến

Kết quả

Ý nghĩa

- Sau thời gian chuần bị giáo viên cho 1, 2 họ sinh lên thuyết trình, những
học sinh dưới theo dõi, bổ sung và đánh giá.
- GV theo dõi và chốt ý.
-Giáo viên đàm thoại thêm với học sinh một số sự kiện để học sinh hiểu
bài sâu sắc hơn:
+Vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than bàn kế đánh
giặc.
Năm 1285, vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng, mời các bô lão có uy
tín trong cả nước để bàn kế sách đánh giặc.
Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận tại Đông Bộ Đầu. Trần Quốc Tuấn đã đọc
“ Hịch tướng sĩ”
Giáo viên cung cấp thêm những tư liệu về Hội nghị Diên Hồng..

Hội nghị này là biểu tượng cho khối đoàn kết của dân tộc và quyết tâm
bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, nên tên gọi Diên Hồng đã được đặt tên
cho phịng họp chính của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Tên Diên Hồng được đặt tên cho phịng họp chính của Quốc hội


18
Điều thú vị đấy là sáng kiến của nghị sĩ, sử gia Dương Trung Quốc và
được tiếp thu nhanh chóng.
- Giáo viên đàm thoại với HS về nhân cách đạo đức, nghệ thuật quân sự
của Trần Quốc Tuấn được nhân dân phong là Đức Thánh Trần, lập đền
thờ ở nhiều nơi về quyết tâm của vua tôi nhà Trần.

c. Sản phẩm:
- Thế kỉ XIII, đế quốc Mơng Cổ hình thành và phát triển, vó ngựa của
chúng đã giày xéo từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á. Nhân dân Đại Việt
phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258, 1285
và 1287 - 1288).
- Các vua Trần cùng các tướng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc
Tuấn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc.
- Cả 3 lần quân Mông - Nguyên đều thất bại. Với các chiến thắng : Đông
Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến
thắng Bạch Đằng năm 1288. Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân
Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
-Nguyên nhân:
+ Nhà Trần có vua hiền, tường tài, triều đình quyết tâm đồn kết nội bộ và
đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lịng dân bởi những chính sách kinh tế của mình 
nhân dân đồn kết xung quanh triều đình vân mệnh kháng chiến.
d. Cách thức thực hiện:

Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên sử dụng phương pháp Các nhóm đơi nghiên cứu SGK,
hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của


19
chia sẻ nhóm đơi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận
xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và
chốt kiến thức.

mình trao đổi nhóm, viết ra giấy,
hoặc bảng phụ, trao đổi với các
nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp
sản phẩm để trình bày
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lƣợc Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn.
a.Mục tiêu
Học sinh biết trình bày được trên lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa
của khởi nghĩa Lam Sơn. Nắm được ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ cho HS: Theo dõi nội dung trong sách giáo khoa và
theo dõi hình ảnh nhân vật, lược đồ của cuộc kháng chiến chống quân
Minh thế kỉ XV của nhân dân ta trên bảng thơng minh.

+ Những chính sách tàn bạo của Nhà Minh và hệ quả tất yếu của nó.
+ GV dùng lược đồ trình bày về những thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
+ Rút ra vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn


20

Tiết
3

- Học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện kĩ thuật đóng vai để tường thuật
về khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Sản phẩm:
- Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của quân
dân ta đã gây nhiều khó khăn cho địch. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về
lực lượng, cuộc kháng chiến thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của
nhà Minh.
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở đầu thế kỉ XV. Tiêu biểu nhất
là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào
năm 1418. Với chiến lược chiến thuật tài giỏi, có bộ tham mưu khởi nghĩa
sáng suốt,... và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi. Đất nước được giải
phóng, nhà Hậu Lê được lập nên vào năm 1428, mở đầu một thời kì mới
của lịch sử dân tộc.
- Đặc điểm:

+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên sử dụng phương pháp Các nhóm đơi nghiên cứu SGK, tài
hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình
chia sẻ nhóm đơi:
trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc
- Kết luận, nhận định: Gv nhận bảng phụ, trao đổi với các nhóm
xét, đánh giá về thái độ, quá khác, nhóm trưởng tập hợp sản
trình làm việc, kết quả hoạt động phẩm để trình bày
và chốt kiến thức.
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4:Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII.
1. Bối cảnh lịch sử giữa thế kỉ XVIII
a.Mục tiêu
Học sinh nắm được về bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII.
b. Nội dung:
GV sử dụng bài giảng được thiết kế bằng MS MS PowerPoint để tổ chức
các hoạt động học tập.


21

- GV trình chiếu trên MS PowerPoint một số hình ảnh về bối cảnh lịch sử
nước ta cuối thế kỉ XVIII.

Lược đồ Việt Nam giữa thế kỉ XVIII

Phong trào Tây Sơn.
c. Sản phẩm:
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng
hoảng sâu sắc


22
- Đàng Ngồi vua Lê khơng nắm thực quyền, nhàn dỗi trong cung điện.
Chúa Trịnh chuyên quyền bạo ngược.
- Đàng Trong từ Chúa Nguyễn đến quan lại thi nhau vơ vét của dân để
xây dựng cung điện, dinh thự cho mình. Quyền lực Đàng Trong rơi vào
tay tên quyền thần Trương Phúc Loan.
- ĐàngNgoài: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hồng
Cơng Chất, Lê Duy Mật.
- Đàng Trong: Khởi nghĩa chàng Lía.
- Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là: lật đổ chế độ phong kiến khủng hoảng của 2
đàng, thống nhất đất nước.
- Năm 1771 Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ. Từ một cuộc khởi nghĩa
nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng
Trong.
- 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, bước đầu
thống nhất đất nước.
d.Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
- Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp
hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia
sẻ nhóm đơi
- Kết luận, nhận định: Gv nhận
xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt
kiến thức.

Hoạt động học sinh
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đơi nghiên cứu SGK,
tài liệu kết hợp vốn hiểu biết
của mình trao đổi nhóm, thống
nhât nội dung, viết ra giấy, hoặc
bảng phụ.
- Báo cáo, thảo luận
Đại diện trình bày, các học sinh
khác theo dõi nhận xét, bổ
sung.

2. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII.
a. Mục tiêu:
Học sinh biết trình bày được trên lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của
kháng chiến chống Xiêm (1785) và kháng chiến chống Thanh (1789).
Nắm được ý nghĩa lịch sử to lớn của các cuộc kháng chiến này.
b. Nội dung:
HS làm việc cá nhân và theo nhóm/cặp đôi để trả lời các câu hỏi trong
Phiếu học tập.



23

- GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.
- GV chiếu Slide để HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
Trận thủy chiến năm 1885

Lƣợc đồ Trận Rạch gầm Xoài mút


24

3. Sản phẩm:
- Nguyễn ánh cầu viện quân Xiêm  5 vạn quân Xiêm hầu vào nước ta.
- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm Xồi Mút (trên sơng Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn
ánh phải chạy sang Xiêm.
- 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống
nhất đất nước.
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế, lấy niên hiệu là Quang
Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở
Ngọc Hồi - Đồng Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm
lược.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
-Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên sử dụng phương pháp Các nhóm đơi nghiên cứu SGK,
hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia tài liệu kết hợp vốn hiểu biết

sẻ nhóm đơi.
của mình trao đổi nhóm, thống


×