Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Khai thác và sử dụng phần mềm tương tác activinspire trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ NGHĨA LỘ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( LĨNH VỰC: GIÁO DỤC )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( LĨNH VỰC: GIÁO DỤC )

Tên sáng kiến: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
TƯƠNG TÁC ACTIVINSPIRE TRONG DẠY HỌC PHẦN
HÓA HỮU CƠ LỚP 12

Tác giả
: BÙI THỊ HIỀN
Trình độ chuyên mơn : Thạc sỹ chun nghành Hóa học
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ

Yên Bái, ngày 8 tháng 12 năm 2021


1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghĩa Lộ, ngày 8 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2021 – 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : “Khai thác và sử dụng phần mềm tương tác Activinspire
trong dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 12”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến : Học sinh lớp 12 trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ
- Yên Bái
4. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 15 tháng 9 năm 2020 đến ngày 30
tháng 11 năm 2021
5. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Hiền
Năm sinh: 1984
Trình độ chun mơn : Thạc sỹ
Chức vụ công tác : không
Nơi làm việc: Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ
Địa chỉ liên hệ : Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ - Phường Tân An – Thị xã
Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0984332526
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1 Cơ sở thực tiễn
Mơn Hóa học là mơn khoa học tự nhiên với mục tiêu hình thành và phát triển
cho học sinh năng lực Hóa học đồng thời góp phần cùng với môn học khác, hoạt


2
động giáo dục khác phát triển ở học sinh những năng lực phẩm chất chủ yếu,
đặc biệt là thế giới quan khoa học, hứng thú học tập, nghiêm cứu, tính trung
thực, thái độ tôn trọng các qui luật tự nhiên, có hành vi ứng xử với tự nhiên phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững .
Thực tế hiện nay đối với học sinh nói chung và học sinh trường THPT thị xã

Nghĩa Lộ nói riêng có tâm lí sợ mơn học này, các em cho rằng mơn học khó và
khơ khan, đa phần các em chưa có hứng thú với mơn học. Qua tìm hiểu tơi nhận
thấy một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng đó là do môn học chưa đủ
sức hấp dẫn, trong các giờ học cịn khơ khan, nặng nề về kiến thức lí thuyết.
Nhiều học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực
trong học tập, một số học sinh còn ỷ lại, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm ý kiến
cá nhân của mình. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu
cấp thiết của ngành giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. việc đổi mới
phương pháp dạy học phải gắn với công nghệ thông tin trong dạy học như vậy
mới đạt được hiệu quả. “Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” được xem là
mơ hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay, giúp giáo viên trở
nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên ngồi khả năng hiểu biết về
phương diện kiến thức còn phải có khả năng truyền đạt kiến thức một cách có
hiệu quả, phải tận tâm với nghề, thân mật gần gũi giúp đỡ học sinh học sinh,
thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung cải
tiến và hoàn thiện phương pháp giáo dục để thích ứng với một nền giáo dục
đang thay đổi, Chính vì vậy tơi đưa ra sáng kiến “Khai thác và sử dụng phần
mềm tương tác Activinspire trong dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 12.”
1.2. Thực trạng dạy học trong nhà trường
a. Giáo viên
* Thuận lợi
Sở Giáo dục - Đào tạo và Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các
hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các chương trình


3
tập huấn trực tiếp, tập huấn trực tuyến tiếp cận với chương trình giáo dục phổ
thơng mới và để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Hiện nay, trường THPT TX Nghĩa Lộ được trang bị 21 phòng học tiên tiến

với nhiều trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác thông
minh. Giáo viên sử dụng khá thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.
Giáo viên đã triển khai áp dụng sáng kiến vào giảng dạy Hóa học trong
năm học 2020-2021, 2021 - 2022 và có kết quả tích cực.
* Khó khăn
Hiện nay, việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học là phổ
biến. Sau khi lấy phiếu thăm dò về việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học
thu được kết quả: Tỉ lệ giáo viên thường xuyên sử dụng phần mềm tương tác
trong dạy học là 13% , tỉ lệ giáo viên thi thoảng sử dụng phần mềm tương tác là
26%, tỉ lệ giáo viên không sủ dụng phần mềm tương tác ( chỉ trình chiếu) 61% .
Từ kết quả trên cho thấy phần lớn giáo viên trong trường đều đang sử dụng phần
mền Powerpoin để soạn giảng, Tuy nhiên, phần mềm này chưa khai thác hết tính
năng của bảng tương tác và trong tiết học cịn lạm dung trình chiếu nhiều. Trong
những năm học gần đây sở Giáo dục và nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn
về việc sử dụng phòng học tiên tiến trong dạy và học nhưng việc sử dụng phần
mền tương tác trong dạy học tại phịng học tiên tiến cịn ít và cịn nhiều hạn chế.
b. Học sinh
* Thuận lợi
Một số học sinh có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, ham học hỏi,
tìm tịi mở rộng kiến thức có kĩ năng học tập bộ môn. Một số em chọn môn Hóa
học để thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT và xét điểm vào trường Đại học,
cao đằng chuyên nghiệp.
Đa số học sinh đã được làm quen với cách học theo phương pháp phát
triển năng lực, chủ động tích cực trong quá trình học tập và tiếp cận kiến thức.
* Khó khăn
Về kiến thức: Nhiều học sinh cịn e ngại vì cho rằng kiến thức mơn học khó, khơ
khan.


4

Về kỹ năng: Một số học sinh còn lúng túng trong kỹ năng học tập môn học.
Về thái độ học tập đối với bộ mơn: Cịn có học sinh chưa có thói quen tìm hiểu,
vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, ghi chép những gì mà giáo viên nói.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
2.1. Mục đích của giải pháp.
Sáng kiến “Khai thác và sử dụng phần mềm tương tác Activinspire trong
dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 12.” Giúp khai thác và sử dụng phịng học tiên
tiến trong q trình dạy và học tại các trường THPT TX Nghĩa Lộ, cho phép
giáo viên mang lại nhiều hoạt động bổ ích cho cả thầy và trò, nâng cao chất
lượng giáo án để bắt kịp với xu hướng 4.0 hiện nay.
Trong quá trình dạy học sử dụng bảng tương tác mang đến một không gian
học tập thơng minh có tính tương tác cao giữa thầy và trị, với phần mền tương
tác sẽ kích thích sự sáng tạo để giáo viên có thể mang đến những ý tưởng mới
mẻ trong việc dạy học. Trong quá trình đánh giá học tập có sự liên kết, tương tác
cao giữa giáo viên và học sinh. Từ đó học sinh có hứng thú học tập, các em học
sinh say mê học tập, tiếp thu kiến thức một cách thoải mái không gượng ép kết
quả chất lượng giáo dục tăng lên.
2.2. Nội dung của các giải pháp
2.2.1. Phần mềm tương tác – ActivInspire
ActivInspire là nền tảng cho bất kỳ hoạt động học tập nào của thế kỷ 21.
Được thiết kế để sử dụng trong lớp học, nó cho phép giáo viên giảng bài trên
bảng trắng tương tác. Soạn bài giảng mới có nhiều hoạt động phong phú, hữu
ích, và hỗ trợ các nhiệm vụ đánh giá học tập với học sinh, các nhóm và tồn thể
lớp học. Với sự lựa chọn các giao diện phù hợp với lứa tuổi, ActivInspire mang
lại cho giáo viên khả năng tiếp cận nhiều hoạt động giảng dạy, cơng cụ, hình
ảnh, âm thanh, với cả một thế giới các tài nguyên bổ sung có trên Promethean
Planet. Nhờ có khả năng dùng bút và chạm nâng cao và chức năng của công cụ
hiệu chỉnh mở ra một thế giới mới có nhiều cơ hội học tập.
a - Bảng điều khiển:



5
Khi mở ActivInspire, sau khi chọn các ưu tiên ban đầu. Hình ảnh đầu tiên ta
thấy là Bảng điều khiển. Bảng điều khiển chứa các phím tắt đến bảng lật và các
cơng cụ hữu ích để tiết kiệm thời gian. Bảng điều khiển sẽ vẫn được mở cho đến
khi tắt nó.
Hình sau đây minh họa Bảng Điều Khiển. Danh sách này xác định từng
thành phần được đánh số.

1. Đánh dấu để hiển thị Bảng Điều Khiển khi lần sau mở ActivInspire.
2. Hiển thị trang web của Promethean
trong trình duyệt web.
3. Hiển thị các cơng cụ cấu hình phổ biến ở bảng bên phải của Bảng Điều
Khiển.
4. Hiển thị trang web Promethean Planet
5. Mở 'Wonderwheel' bỏ phiếu trong đó có thể chọn một loại câu hỏi và
các tùy chọn để đặt câu hỏi cho lớp học.
6. Thu nhỏ ActivInspire và cho phép ghi chú trực tiếp trên màn hình
desktop và tương tác với các ứng dụng khác trên desktop.
7. Hiển thị các công cụ bảng lật và các liên kết đến các bảng lật được sử
dụng gần đây ở bảng bên phải của Bảng Điều Khiển.
8. Bảng bên phải.
9. Đóng Bảng điều khiển.


6

b - Cửa sổ ActivInspire_Studio:

1. Hộp cơng cụ chính


2. Trình duyệt

3 . Thanh Menu

4 . Tên Flipchart

5 . Chi tiết các kích cỡ

6 . Trang Flipchart

7 . Thùng rác Flipchart
*. Tạo Flipchart mới:
Tệp tin (File)  Mới (New)  Chọn độ phân giải phù hợp. Tuy nhiên, nên
chọn Bảng lật kích cỡ màn hình (Screen size Flipchart).
*. Mở Flipchart đã soạn sẵn:
Tệp tin (File)  Mở … (Open)  Xuất hiện cửa sổ  Chỉ đường dẫn đến
nơi lưu trữ Flipchart cần mở  Chọn Flipchart cần mở  Open.
*. Lưu Flipchart:
Vào Trình đơn chính / Tệp tin (Menu File)  Lưu (Save)  Xuất hiện cửa
sổ  Chỉ đường dẫn đến nơi cần lưu trữ Flipchart  Đặt tên Flipchart
trong mục File name  Save.
Nhấp vào mũi tên

để di chuyển tới lui giữa các trang trình bày.

2.2.2. Khai thác và sử dụng phần mềm Activinspire trong dạy học Hóa hữu
cơ lớp 12.
a. Khai thác thuộc tính ẩn/ hiện trong Activinspire trong dạy học.



7
Thuộc tính thao tác giúp liên kết nhanh chóng một thao tác với một đối
tượng. Điều này có nghĩa là khi chọn đối tượng thì thao tác đã liên kết với đối
tượng sẽ được thực hiện.
Trong ActivInspire, có thể liên kết một thao tác với một đối tượng. Đối
tượng này sau đó trở thành một đối tượng thao tác.
- Thuộc tính ẩn/hiện (Hidden)

: Nhấp chuột vào một đối tượng sẽ làm cho

một đối tượng (có thể là chính đối tượng được chọn hoặc đối tượng khác trên
trang) ẩn/hiện.
Ví dụ: Nhấp chuột vào hình chữ nhật làm cho hình chữ nhật ẩn/hiện.
- Chọn đối tượng là hình chữ nhật.
- Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác
đối tượng (Object Actions).
- Kéo thanh trượt tìm
- Nhấp chuột vào

(

)

phía sau khung Đích (Target) chọn đối tượng muốn

ẩn/hiện. Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đối (Apply changes).

Giáo viên có thể sử dụng hiệu ứng ẩn/ hiện để xây dựng một số hoạt động trong
dạy học.

* Soạn thảo các nội dung trong quá trình giảng dạy. Nhấn chuột và đối tượng thì
đối tượng được liên kết sẽ xuất hiện.


8

* Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong phần khởi động, luyện tập củng
cố có kèm theo hiệu ứng âm thanh, hình ảnh giúp học sinh hứng khởi tham gia
bài học. Học sinh trả lời đúng ấn vào đáp án hiện hình ảnh ngộ nghĩnh tạo hứng
thú cho học sinh

* Thiết kế mảnh ghép.
Bước 1: Tạo ô Sử dụng nút lệnh (Hình dạng) trên Hộp cơng cụ chính để tạo các
đối tượng sau:
Bước 2: Tạo các câu hỏi Sử dụng nút lệnh (Văn bản) trên Hộp công cụ chính
Bước 3: Tạo Link để khi chúng ta nháy vào biểu tượng thì sẽ xuất hiện câu hỏi
tương ứng
+ Chọn đối tượng, chọn Trình duyệt thao tác \ Đưa về trước. Trong ơ Đích nháy
, xuất hiện hộp thoại Chọn đối tượng, tiếp theo chọn đối tượng Văn bản(Câu 1) \
OK. Cuối cùng chọn/Áp dụng các thay đổi.
+ Thao tác tương tự đối với các câu hỏi khác
Bước 4: Tạo đồng hồ đếm thời gian
- Giáo viên có thể khai thác xây dựng một số hoạt động mở đầu hoặc luyện tập
trong quá trình dạy học.


9
+ Hoạt động mở đầu:
Học sinh lựa chọn mảnh ghép tương ứng với các câu hỏi có liên quan đến
nội dung bài học.

Học sinh trả lời đúng xuất hiện bức tranh liên quan đến kiến thức đã học từ đó
giáo viên tạo mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và bài học mới.
Bài 1: Este ( Hóa học 12)
Giáo viên đưa ra 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi. Học sinh trả lời các câu
hỏi về kiến thức đã học ( tạo mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và kiến thức mới
hình thành) để mảnh ghép được mở là hình ảnh một số nội dung liên quan đến
bài este. Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài tạo hứng thú nghiên cứu nội dung
bài mới.

Bài 13 : Đại cương polime ( Hóa 12 )
Giáo viên sử dụng 4 mảnh ghép tương ứng 4 câu hỏi, học sinh trả lời các câu hỏi
4 mảnh được mở với hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên dẫn
dắt học sinh vào nội dung bài.

+ Hoạt động luyện tập và vận dụng.


10
Giáo viên sử dụng một số bức tranh liên quan đến vấn đề của bài học cần
được giải quyết.
Học sinh trả lời các gói câu hỏi để luyện tập củng cố kiến thức vừa học.
Học sinh trả lời được câu hỏi các bức tranh được lật ra.
Dựa vào các bức tranh, giáo viên cho học sinh nêu ra vấn đề và giao nhiệm
vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu và nộp sản phẩm.
Bài 14 : Vật liệu polime ( Hóa 12 )
Giáo viên thiết kế 4 mảnh ghép tướng ứng 4 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm 3
câu hỏi liên quan đến chất dẻo, tơ, cao su, điều chế vật liệu polime. Học sinh trả
lời được gói câu hỏi xuất hiện một số hình ảnh.
Từ các hình ảnh giáo viên gợi ý học sinh xem hình ảnh đó cho các e thấy liên
quan đến thực trạng gì ?

Giáo vên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà: Tìm hiểu thực trang ơ
nhiễm mơi trường do rác thải nhựa ? Em có giải pháp và hành động gì để bảo vệ
mơi trường ?

Bài amin ( Hóa 12)
Giáo viên thiết kế 2 mảnh ghép tướng ứng 2 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm 4
câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học bài amin. Học sinh trả lời được gói câu
hỏi xuất hiện một số hình ảnh.
Từ các hình ảnh giáo viên gợi ý học sinh xem hình ảnh đó cho các e thấy liên
quan đến vấn đề gì ?
Giáo viên giáo dục học sinh phòng chống tác hại thuốc lá và giao nhiệm vụ cho
học sinh thực hiện ở nhà: Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá, luật phòng chống tác
hại thuốc là.


11

* Thiết kế trị chơi giải ơ chữ
- Bước 1: Tạo ơ chữ Sử dụng nút lệnh (Hình dạng) trên Hộp cơng cụ chính để
tạo các đối tượng sau:

- Bước 2: Tạo các câu hỏi Sử dụng nút lệnh (Văn bản) trên Hộp cơng cụ chính
hoặc có thể sao chép từ Powerpoint,… để tạo các câu hỏi
- Bước 3: Tạo Link để khi chúng ta nháy vào số thứ tự của các hàng thì sẽ xuất
hiện câu hỏi tương ứng


12
+ Chọn đối tượng, chọn Trình duyệt thao tác / ẩn. Trong ơ Đích nháy , xuất hiện
hộp thoại Chọn đối tượng, tiếp theo chọn đối tượng Văn bản (Câu 1) \ OK. Cuối

cùng chọn / Áp dụng các thay đổi.

+ Thao tác tương tự đối với các câu hỏi khác
- Bước 4: Tạo đáp án
+ Sử dụng nút lệnh (Văn bản), để tạo các đáp án
+ Tạo Link để ẩn các đáp án Nháy chuột vào từng đáp án, tiếp theo chọn Trình
duyệt thao tác \ Ẩn. Cuối cùng chọn Áp dụng các thay đổi
- Bước 5. Tạo gợi ý từ hàng dọc
+ Sử dụng nút lệnh công cụ chính để tạo (Hình dạng) và nút lệnh (Văn bản)
+ Tiếp theo tạo Link để ẩn gợi ý từ hàng dọc. Nháy chuột chọn gợi ý từ hàng
dọc\ Trình duyệt thao tác \ Ẩn\ Áp dụng các thay đổi
- Bước 6: Tạo đồng hồ đếm thời gian
- Trong dạy học giáo viên có thể khai thác để xây dựng một số hoạt động:
+ Giáo viên sử dụng trong hoạt động mở đầu:
Giáo viên gọi học sinh lựa chọn hàng ngang tương ứng với câu hỏi có liên
quan đến nội dung bài học
Mỗi hàng ngang được mở tương ứng với mảng ghép trong hình được mở.
Học sinh dựa vào nội dung của của hàng ngang và mảng ghép đốn nội
dung có liên quan đến bài học.
Giáo vên dẫn dắt học sinh vào bài.
+ Giáo vên sử dụng trong hoạt động luyện tập; Giáo vên tổ chức cho học sinh
chơi giải ô chữ để củng cố kiến thức đã học.


13
Bài 5: Bài glucozơ ( Hóa học 12 ) Hoạt động mở đầu

Bài 14: vật liệu polime ( Hóa học 12 )
Hoạt động mở đầu


Bài 13: Đại cương về polime ( Hóa học 12)
Hoạt động luyện tập

Bài 15: Luyện tập polime và vật liệu ( Hóa 12)


14

* Hái hoa dân chủ
Bước 1: Chọn chèn/ liên kết/ tệp tin / chọn hình cây .
Bước 2: Chọn cơng cụ chính/ Hình dạng ( chọn hình dạng )/ đánh số/ nhóm đối
tượng.

Bước 3: Tạo câu hỏi. Chọn cơng cụ chính/ Văn bản
Bước 4: Tạo đường link: Ấn biểu tượng bơng hoa, ngơi sao / Ẩn/ trình duyệt
thao tác/ đích / câu hỏi / áp dụng thay đổi. làm tương tự với câu hỏi khác.

Bước 5: Tạo đồng hồ.


15

- Trong dạy học giáo viên có thể khai thác xây dựng trong hoạt động luyện tập ,
củng cố. Giáo viên cho học sinh lựa chọn các ngôi sao tương ứng với câu hỏi
liên quan đến nội dung bài học có giới hạn thời gian. Học sinh trả lời câu hỏi để
củng cố kiến thức vừa học.
Bài 14: vật liệu polime ( Hóa học 12)

b. Khai thác thuộc tính thùng chứa trong dạy học.
Thuộc tính thùng chứa tạo ra các hoạt động. Trong đó, các đối tượng chứa được

những đối tượng khác.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể làm thùng chứa
Đối tượng chứa phải to hơn đối tượng được chứa.
Đối tượng được chứa phải ở phía trước đối tượng chứa.
Khi muốn thiết lập hiệu ứng cho đối tượng nào thì phải chọn đối tượng đó.


16

* Chứa một đối tượng:
- Đối tượng chứa:
+ Có thể chứa : Đối tượng cụ thể
+ Chứa đối tượng : nhấp chuột vào biểu tượng

và chọn đối tượng

được chứa.
+ Âm thưởng : Chọn Đúng nếu muốn có âm thanh phát ra khi kéo chính
xác đối tượng được chứa vào đối tượng chứa.
+ Địa điểm âm thưởng: nhấp chuột vào biểu tượng

và chọn file âm

thanh tuỳ ý.
- Đối tượng được chứa:
Chọn tất cả các đối tượng được chứa (dù được chứa hay khơng được
chứa) thì trong khung Trở lại nếu khơng chứa (Return if not contained)
chọn Đúng (True).

*. Chứa nhiều hơn một đối tượng:

- Đối tượng chứa:


17

+ Có thể chứa (Can contain): chọn Từ khố (Keywords).
+ Chứa từ (Contain Object): nhấp chuột vào biểu tượng

. Nhập từ

khoá bằng cách nhấp chuột vào Bổ sung (Add) trong bảng Hiệu chỉnh từ
khoá (Keywords Editor). Gõ từ khoá cho các đối tượng được chứa.
+ Âm thưởng (Reward Sound): Chọn Đúng nếu muốn có âm thanh phát ra
khi kéo chính xác đối tượng được chứa vào đối tượng chứa.
+ Địa điểm âm thưởng (Reward Sound Location): nhấp chuột vào biểu
tượng

và chọn file âm thanh tuỳ ý.

_ Đối tượng được chứa:
+ Chọn tất cả các đối tượng được chứa (dù được chứa hay khơng được
chứa) thì trong khung Trở lại nếu không chứa (Return if not contained)
chọn Đúng (True).
+ Tạo từ khoá cho đối tượng được chứa: Trong mục Nhận dạng
(Identification).
Nhấp chuột vào

phía sau khung Từ khố (Keywords). Nhập từ khố

cho đối tượng.


- Giáo viên có thể khai thác thuộc tính thùng chứa xây dựng một số hoạt động
trong quá trình dạy học.
* Điền khuyết


18
- Sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức khi nghiên cứu về một khái
niệm, hay tính chất của các chất.
- Giáo viên đưa ra khái niệm trong đó có khuyết một số nội dung. Học sinh
nghiên cứu bài và điền nội dung cho phù hợp, nếu đúng ở lại , nếu sai bật ra
ngồi.
Bài 2: lipit ( Hóa học 12 )

* Lựa chọn nhiều nội dung
- Giáo viên khai thác xây dựng các hoạt động mở đầu, hình thành kiến thức khi
nghiên cứu tính chất vật lí của các chất, hay những bài tập lựa chọn nhiều đáp
án.
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học lên bảng lựa chọn các nội dung, nếu đúng ở
lại, nếu sai quay trở lại.
Bài 1: este ( Hóa học 12 ) Trong hoạt động hình thành kiến thức
Phần khái niệm và tính chất vật lí: Giáo vên giao nhiệm vụ sau khi học sinh tìm
hiểu khái niệm và tính chất vật lí của este, giao viên xây dựng hoạt động học
sinh lên bảng lựa chọn chất nào sau đây là este và lựa chọn tính chất vật lí của
este đưa vào khung , nếu đúng ở lại nếu sai quay trở về.

Bài 14: Vật liệu polime ( Hóa học 12 ) Hoạt động mở đầu


19

Giáo viên đưa ra một số vật liệu thường gặp trong đời sống, học sinh lựa chọn
vật liệu nào là chất déo, tơ, cao su. Nếu lựa chọn đúng ở lại ơ, nếu sai bật ngược
lại. sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động hình thành kiến thức: Phần một số polime dùng làm chất dẻo
Giáo viên thiết kế phiếu học tập định hướng cho học sinh nghiên cứu: monome,
phản ứng tổng hợp, tính chất, ứng dụng.
Giáo viên sử dụng thuộc tính thùng chứa gọi học sinh lên bảng lựa chọn các ý
cho đúng kéo vào các ô tương ứng, nếu đúng ở lại, nếu sai bật ra ngoài.


20

Bài 9: amin ( Hóa học 12 ) Hoạt động hình thành kiến thức, phần khái niệm
Sau khi giáo viên cho học sinh nghiên cứu khái niệm amin, Giáo viên sử dụng
thuộc tính thùng chứa xây dựng hoạt động. Học sinh lên bảng chất nào là amin
kéo vào phần có hình con cá, nếu đúng ở lại, nếu sai bật ra ngồi.

*Hoạt động ghép nối
Bước 1: Chọn ngơi sao đầu mối nối ngôi sao vào đối tượng.
Bước 2: nháy ngôi sao chọn thùng chứa => Trở lại nếu không đúng chọn đúng
Bước 3: Chọn trình duyệt thuộc tính , chọn đối tượng cần nối => trình duyệt
thuộc tính => có thể chứa => đối tượng cụ thể => ngôi sao.
Bước 4: Chọn âm hưởng đúng => chọn âm thanh=> trở lại nếu không chứa.


21

Giáo viên có thể khai thác để xây dựng các hoạt động hình thành kiến thức hoặc
hoạt động luyện tập.

Bài 1 : Este ( Hóa học 12 ) Hoạt động hình thành kiến thức
Phần danh pháp
Sau khi học sinh nghiên cứu và đưa ra qui tắc gọi tên este, giáo viên gọi học
sinh ghép tên gọi và các este cho phù hợp, nếu đúng ở lại ơ và có âm thanh, nếu
sai bật trở lại hoặc nếu đúng có hiệu ứng âm thanh.

Bài 9: Amin ( Hóa học 12)
Sau khi học sinh nghiên cứu xong phần khái niệm và danh pháp. Giáo viên sử
dụng thuộc tính thùng chứa thiết kế hoạt động ghép nối các cột chất -> tên gốc
chức -> tên thay thế cho phù hợp, nếu đúng ở lại có hiệu ứng âm thanh.

Bài 15: Luyện tập polime và vật liệu polime


22
Giáo viên thiết kế một số hoạt động gọi học sinh lên bảng nối các cột cho phù
hợp. nếu đúng ở lại, nếu sai bật lại.

c. Khai thác công cụ mực thần kì
* Bước 1: - Tạo hai đối tượng: một đối tượng che và một đối tượng bị che (giả
sử 2 hình dưới).

Đối tượng che

Đối tượng bị che

- Đưa đối tượng che lên tầng trên cùng bằng cách:
+ Mở trình duyệt đối tượng
+ Sau đó dùng chuột kéo đối tượng này từ tầng giữa lên tầng trên cùng.
* Bước 2: Tạo đối tượng kính:

Có thể tự tạo hình dạng kính hoặc lấy kính từ Internet cho giống kính thật.
Sau đây là cách hướng dẫn tạo một kính.
Tạo 1 đường trịn rỗng từ cơng cụ hình dạng

Dùng cơng cụ Tơ đầy

.

tơ màu vào trong đường trịn vừa tạo.


23
Phân tầng cho diện tích hình trịn (phần màu vừa tô) lên tầng trên cùng
(top layer).
Dùng công cụ Mực thần kỳ (Magic Ink)

xố diện tích hình trịn bên

trong. (Có thể điều chỉnh độ dày của công cụ Mực thần kỳ to – nhỏ để dễ xố).
Tạo 1 đường trịn khác có đường viền to hơn đường viền đường trịn ban
đầu. (Bước này chỉ là 1 mẹo để che bớt khuyết điểm. Vì khi chưa quen, xố
khơng điều tay, kính sẽ khơng đẹp).
Di chuyển đường trịn vừa tạo sao cho trùng khít với đường trịn cũ.
Kẻ 1 đường thẳng tạo cán kính. (Ở bước này có thể lấy cán kính từ
Internet cho giống thật).

Nhóm (grouped) tất cả các đối tượng lại với nhau.
* Bước 3: Kết quả

Giáo viên có thể khai thác để xây dựng một số hoạt động trong quá trình dạy học

như xây dứng trị chơi ‘Hộp q bí ẩn’
Học sinh trả lời các gói câu hỏi và lựa chọn một hộp quà, sử dụng kính để xem
trong hộp q có gì


24

Bước 1: - Hộp q, phía dưới có hình ảnh món quà
Bước 2: - Đưa đối tượng che lên tầng trên cùng bằng cách:
+ Mở trình duyệt đối tượng
+ Sau đó dùng chuột kéo đối tượng che từ tầng giữa lên tầng trên cùng. *
Bước 3: Vào biểu tượng công cụ chọn Mực thần kỳ. Giử chuột trái tô 1 hình trịn
theo ý thích.
Bước 4: Tạo đường viền và cán cho kính lúp bằng cách: sử dụng cơng cụ hình
thể.
- Dùng chuột và đưa 2 hình dạng này lên tầng trên cùng
- Sau đó ta đưa đường viền và cán của kính lúp tới hình trịn của mực thần kỳ
để ta nhóm chúng lại. (chú ý: Đưa đối tượng che ra ngồi rồi mới nhóm)
- Cuối cùng ta sắp xếp đối tượng che trồng lên đối tượng.
Bài 12: Luyện tập amin, aminoaxit. ( Hóa học 12 )
Giáo viên xây dựng trị chơi ‘ Hộp q bí ẩn ”.
Để mở mỗi hộp quà học sinh trả lời các gói câu hỏi gồm 5 câu hỏi có nội dung
liên quan trong vịng 5 phút. Học sinh trả lời đúng câu hỏi xem được món quà
trong hộp.


×