Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp thpt phần lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 theo mức độ năng lực học sinh ở trường ptdtnt thpt tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƢỜNG PT DTNT THPT TỈNH YÊN BÁI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Lịch sử)

TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ÔN THI TỐT
NGHIỆP THPT PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN
NĂM 2000 THEO MỨC ĐỘ NĂNG LỰC Ở TRƢỜNG PT DTNT
THPT TỈNH YÊN BÁI

Tác giả:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:

NGUYỄN THỊ THANH HÒA
Đại học
Giáo viên, TTCM
Trƣờng PT DTNT THPT tỉnh Yên Bái

Yên Bái, tháng
1 2 năm 2022


BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp
THPT phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 theo mức độ năng lực ở


trường PT DTNT THPT Tỉnh Yên Bái
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Giáo viên, học sinh THPT
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: NGUY N TH THANH HÒA
Ngày, tháng, năm sinh: 16/9/1975
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Lịch sử
Chức vụ công tác: Giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn
Nơi làm việc: Trường PT DTNT THPT Tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường PT DTNT THPT Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0916793000
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết.
Từ năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự điều chỉnh trong
thi THPT Quốc gia. Bộ môn Lịch sử trở thành 1 trong 3 mơn thuộc tổ hợp Khoa
học xã hội. Hình thức kiểm tra đánh giá cũng thay đổi, môn Lịch sử chuyển sang
kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Thực tế này khiến bộ môn Lịch sử được nhiều
học sinh THPT lựa chọn khi ôn thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học. Ngồi
các mơn bắt buộc, tỷ lệ chọn tổ hợp Khoa học xã hội cao hơn hẳn so với Tổ hợp
Khoa học tự nhiên. Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016 – 2017 cũng cho thấy
bộ môn Lịch sử có kết quả khả quan. Tuy nhiên, các năm 2018 đến năm 2021,
chất lượng môn Lịch sử không được cải thiện nhiều. Năm 2021, kết quả trung
bình mơn thi Lịch sử thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp THPT.

2


Phổ điểm môn Lịch sử năm học 2017 – 2018 (nguồn Bộ giáo dục và đào tạo):


Phổ điểm môn Lịch sử năm học 2018 – 2019 (nguồn Bộ giáo dục và đào tạo):

3


4


Phổ điểm môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT năm 2021

5


Như vậy, nhiều năm trở lại đây, điểm Sử luôn ở vị trí cuối bảng, có điểm
thấp, thậm chí là… thấp thảm hại trong các môn thi. Năm 2018, điểm trung bình
mơn Lịch sử là 3.79; năm 2019, điểm trung bình mơn Lịch sử là 4.3; năm 2020,
điểm trung bình môn Lịch sử là: 5.19; và đến năm 2021, điểm trung bình mơn
Lịch sử là 4.97.
Phân tích phổ điểm của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm 2021, Lịch sử là môn
duy nhất trong 9 mơn thi có điểm trung bình dưới 5. Với 637.005 thí sinh dự thi
mơn Lịch sử, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4; số thí sinh có điểm nhỏ hơn
và bằng 1 là 540 (chiếm tỷ lệ 0.08%). Đặc biệt, mơn Lịch sử có 331.429 thí sinh
có điểm dưới 5 (tỷ lệ 52,03%).
Điểm thi này tiếp tục thể hiện thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay tại
các bậc học, nhất là bậc THPT và lớp 12 chưa hiệu quả. Theo các chuyên gia
nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đạt điểm thấp
môn Lịch sử.
Thứ nhất, nước ta đang ở giai đoạn hội nhập quốc tế nên người dân có
nhu cầu quan tâm đến các mơn học, lĩnh vực mang tính hội nhập như Tin học,

Ngoại ngữ… ; các ngành nghề mang tính hội nhập hay phục vụ quá trình hội
nhập như: Ngoại giao, ngoại thương quan hệ quốc tế, Luật… Khi chọn để thi,
học sinh không thích chọn các mơn xã hội, đặc biệt là mơn Lịch sử bởi tính chất
khơ khan của nó. Khi mơn học khơng hấp dẫn, học sinh khó nỗ lực để nghiền
ngẫm, nghiên cứu và cũng khơng có động lực học. Hiện số học sinh đam mê,
học tốt môn Lịch sử chiếm số lượng rất ít trên cả nước.
Thứ hai, học sinh thờ ơ với mơn Lịch sử , khơng thích học Lịch sử và thi
Lịch sử điểm thấp là do định hướng của cha mẹ, bởi cha mẹ thường hướng con
theo những tổ hợp dễ chọn nghề, chọn trường và dễ tìm việc làm. Trong số
những ngành nghề này, ít xuất hiện bóng dáng của mơn Lịch sử.
Thứ ba, đó là đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử. Hiện có khơng nhiều giáo
viên tâm huyết, đam mê, tìm tịi phương pháp đổi mới trong dạy Lịch sử, vì vậy
khơng truyền được cảm hứng yêu môn học Lịch sử cho học sinh.
Thứ tư, các trường học vẫn chưa thực sự coi trọng mơn Lịch sử; khơng có
đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử tốt. Phương pháp dạy Lịch sử nhàm chán, ngại đổi
mới khiến học sinh càng ngày càng muốn rời xa mơn Lịch sử.
Thứ năm, chương trình SGK Sử vẫn dài; phương pháp dạy Lịch sử chưa
lôi cuốn. Lịch sử là câu chuyện kể về quá khứ. Nếu chỉ kể đơn thuần và dài dịng
kiểu nhồi nhét kiến thức thì không ai muốn nghe, muốn học; nhưng nếu người
dạy đổi mới phương pháp, đưa cơng nghệ, đưa hình ảnh vào tiết Lịch sử thì sẽ
gây hứng thú, truyền cảm hứng cho học sinh.
6


Trong các yếu tố trên thì giáo viên đóng vai trị quan trọng. Giáo viên có
tốt thì học sinh mới tốt, chất lượng tiếp thu môn Lịch sử mới tốt và điểm số mơn
Lịch sử mới cao. Đã từng có câu hỏi đặt ra, đó là điểm Sử thấp có phải do đề
khó hay khơng? Hồn tồn khơng phải bởi đề thi Lịch sử rất cơ bản, bám sát nội
dung SGK; nhất là đề thi tốt nghiệp năm 2019, 2020, 2021 sát nội dung SGK.
Vấn đề nằm ở việc học sinh học qua loa, không nắm được sự kiện, không liên

tục theo mạch, không biết được phân kỳ lịch sử... Phía sau đó, chính là do các
thầy cơ chưa có cách truyền đạt tốt cho học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện hướng vào phát triển năng
lực của học sinh, các giáo viên bộ môn Lịch sử THPT cần phải có nhiều sáng
tạo trong ơn tập và đảm bảo kiến thức cho học sinh. Xuất phát từ thực trạng ôn
thi và kết quả thi môn Lịch sử trong nhiều năm qua, từ thực tế giảng dạy, ơn thi
và chất lượng mơn Lịch sử qua kì thi tốt nghiệp của nhà trường, tôi lựa chọn
sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần
Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 theo mức độ năng lực ở trường PT
DTNT THPT Tỉnh Yên Bái” để cùng trao đổi, chia sẻ phương pháp ôn thi hiệu
quả nhằm nâng cao chất lượng bộ môn với các đồng nghiệp và học sinh.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a. Mục đ ch của sáng kiến
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng việc ôn thi
tốt nghiệp THPT môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay, sáng kiến
đưa ra những biện pháp ôn thi theo định hướng năng lực nhằm giúp cho giáo
viên biết cách khai thác các biện pháp ơn thi cho hợp lí và có hiệu quả.
Sáng kiến giúp giáo viên thấy được vai trò quan trọng của các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT mơn Lịch sử, từ đó có thức
nghiên cứu, tìm tịi các biện pháp phục vụ cho q trình giảng dạy của mình.
Sáng kiến giúp học sinh có hứng thú trong học tập và ôn thi môn Lịch sử
và đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT nói chung và đối với mơn Lịch
sử nói riêng.
b. Nh ng đi m khác biệt t nh mới của sáng kiến so với các sáng kiến
trƣớc đ
Sáng kiến đưa ra nhiều biện pháp để giúp cho việc ôn thi trở nên nhẹ
nhàng mà có hiệu quả cao như: vẽ sơ đồ tư duy để giúp học sinh nắm kiến thức
cơ bản; sử dụng bảng tổng hợp, bảng so sánh để nắm kiến thức khó; hướng dẫn
học sinh vận dụng kiến thức xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ
năng lực theo từng chủ đề.

7


Trước tiên để giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản thì giáo viên hướng dẫn
học sinh vẽ sơ đồ tư duy ở nhà. Trên lớp giáo viên sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ
tư duy để hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản. Học theo sơ đồ tư duy, việc
nắm kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh có thể trả lời ngay các câu hỏi
ở cấp độ nhận biết và thông hiểu một cách dễ dàng.
Đối với những phần kiến thức khó thay vì cứ ra sức giảng giải và nhồi
nhét kiến thức thì giáo viên nên sử dụng bảng tổng hợp kiến thức và bảng so
sánh để học sinh nắm kiến thức một cách một cách khoa học và có chiều sâu.
Qua hiểu kiến thức như vậy sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi ở mức độ vận
dụng và vận dụng cao một cách dễ dàng.
Trong q trình ơn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống
các câu hỏi và đáp án theo từng chủ đề và theo các mức độ năng lực.
Cùng với việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thì việc giáo viên hướng
dẫn chiến thuật làm bài cho học sinh cũng vô cùng quan trọng. Để giải quyết
một đề thi mơn Lịch sử thì giáo viên nên chú cho học sinh căn thời gian, làm
các câu hỏi từ dễ đến khó khơng theo thứ tự; tìm những từ “ chìa khóa” trong
câu hỏi để trả lời; nhận diện các câu hỏi; dùng phương án loại trừ để tìm đáp án
đúng… Có kiến thức cộng với chiến thuật làm bài đúng đắn sẽ giúp học sinh đạt
kết quả cao trong kì thi.
c. Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng ôn thi tốt nghiệp THPT
phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 theo mức độ năng lực ở
trƣờng PT DTNT THPT Tỉnh Yên Bái
Phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 gồm 6 chủ đề tương
ứng với 6 chương theo Sách giáo khoa:
Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ
hai (1945 - 1949)
Chủ đề 2: Liên Xô, các nước Đông Âu và Liên bang Nga

Chủ đề 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 – 2000)
Chủ đề 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)
Chủ đề 6: Cách mạng khoa học - cơng nghệ và xu thế tồn cầu hố
Do phạm vi trình bày sáng kiến có hạn nên ở đây tơi chỉ xin trích lọc
những chủ đề tiêu biểu có nội dung phù hợp làm ví dụ.

8


* Biện pháp thứ nhất: Giáo viên hƣớng dân học sinh lập sơ đồ tƣ duy
đ nắm kiến thức cơ bản theo từng chủ đề
- Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế
giới thứ hai (1945 - 1949)

- Chủ đề 2: Liên Xô các nƣớc Đông Âu và Liên bang Nga

9


- Chủ đề 3: Các nƣớc Á Phi và Mĩ Latinh (1945 – 2000)

10


- Chủ đề 4: Mĩ Tây Âu Nhật Bản (1945 – 2000)

11



12


- Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

- Chủ đề 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế tồn cầu hố

13


* Biện pháp thứ hai: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp kiến
thức bảng so sánh
1. Bảng 1: So sánh với trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vécxai –
Oasinhtơn
NỘI
HỆ THỐNG VÉCXAI –
TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
DUNG
OASINHTƠN
- Hệ quả của những cuộc chiến tranh thế giới.
- Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối
đa của họ.
TƢƠNG
- Là kết qủa của các hội nghị quốc tế do các nước thắng trận tổ
ĐỒNG
chức.
- Thành lập được các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự
thế giới.
- Được thiết lập sau khi chiến - Được thiết lập sau khi Chiến
tranh thế giới thứ nhất kết thúc. tranh thế giới thứ hai kết thúc.

- Đối đầu về quyền lợi giữa các - Đối đầu của về hệ tư tưởng và
nước tư bản thắng trận và bại hai hệ thống chính trị đối lập
trận.
(TBCN – XHCN).
- Mâu thuẫn giữa các nước tư - Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt
bản thắng trận với nhau.
giữa Mĩ và Liên Xô làm cho
→ Quan hệ hịa bình giữa các
quan hệ quốc tế căng thẳng trong
KHÁC
nước chỉ là “tạm thời, mong
suốt hơn 4 thập kỉ - Chiến tranh
BIỆT
manh”.
lạnh.
- Vai trò của Hội Quốc liên mờ - Liên hợp quốc là tổ chức quốc
nhạt.
tế lớn nhất hành tinh – duy trì
hịa bình, an ninh thế giới.
- Sự sụp đổ của hệ thống Vécxai - Trật tự Ianta sụp đổ dẫn đến sự
– Oasinhtơn dẫn tới sự bùng nổ hình thành một trật tự thế giới
của Chiến tranh thế giới thứ hai. mới theo hướng “đa cực”, nhiều
trung tâm.
Bảng 2. Cách mạng Lào và cách mạng Campuchia
Nội dung
1945 –
1954
kháng
chiến
chống

Pháp

Cách mạng Lào
- Ngày 23/8/1945 nhân dân Lào
nổi dậy giành chính quyền.
- Ngày 12/10/1945, Chính phủ
dân tộc Lào tuyên bố nền độc lập.
- Năm 1946, Pháp trở lại xâm
lược.
- 1953 – 1954. mở các chiến dịch
→ giành thắng lợi.
- Năm 1954. Hiệp định Giơnevơ
14

Cách mạng Campuchia
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại
xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương và
Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia (1951), nhân dân
đứng lên kháng chiến.
- Thất bại ở Điện Biên Phủ
(1954), thực dân Pháp kí Hiệp
định Giơnevơ về Đơng Dương,


được kí kết, cơng nhận độc lập, cơng nhận độc lập, chủ quyền
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ của
của Lào.
Campuchia.


1954 1975

Kháng chiến chống đế quốc Mĩ
- Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo
quân dân Lào đấu tranh trên 3
mặt trận chính trị, quân sự, ngoại
giao.
- Tháng 2/1973. Hiệp định Viêng
Chăn về lập lại hịa bình và thực
hiện hịa hợp dân tộc ở Lào được
kí kết.
- Tháng 12/1975, nhân dân Lào
nổi dậy giành chính quyền trong
cả nước.
- 2/12/1975 nước Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân Lào chính thức
được thành lập
Xây dựng phát tri n đất nƣớc
- Từ cuối những năm 80, Lào
thực hiện công cuộc đổi mới, nền
kinh tế có bước phát triển mới,
đời sống nhân dân được cải thiện.

1975 –
Nay

15

1954 – 1970: thực hiện ch nh

sách hịa bình trung lập
- Khơng tham gia khối liên
minh qn sự, chính trị.
- Tiếp nhận viện trợ từ mọi phía
khơng có điều kiện ràng buộc.
1970 – 1975: Kháng chiến
chống đế quốc Mĩ
- 18/3/1970, Mĩ đảo chính, đưa
tay sai lên cầm quyền.
- 17/4/1975, thủ đơ Phnơm
pênh được giải phóng, cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu
nước kết thúc thắng lợi.
1975 – 1979: chống tập đoàn
Khơ-me đỏ
- Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận
Dân tộc cứu nước Campuchia
(1978) và được sự giúp đỡ của
quân tình nguyện Việt Nam,
nhân dân Campuchia đã lật đổ
tập đồn Khơ-me đỏ.
- 7/1/1979, thành lập nước
Cộng hòa Nhân dân
Campuchia.
1979 – 1993: nội chiến và tái
lập vƣơng quốc
- 23/10/1991. Hiệp định hịa
bình về Campuchia được kí kết
tại Pari.
- Tháng 9/1993. Quốc hội thông

qua Hiến pháp, thành lập
Vương quốc Campuchia.
Từ năm 1993 – nay: bƣớc vào
thời kì tái thiết và xây dựng
đất nƣớc.


Bảng 3. Quá trình xây dựng phát tri n kinh tế của nh m 5 nƣớc sáng
lập ASEAN
Nội dung
Thời gian
Mục tiêu

Chiến lƣợc kinh tế hƣớng nội
- Những năm 50 – 60 của thế kỉ
XX.
- Nhanh chóng xóa bỏ nghèo
nàn, lạc hậu.
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Chiến lƣợc kinh tế hƣớng ngoại
- Từ những năm 60 – 70 của
thế kỉ XX trở đi.
- Khắc phục hạn chế của chiến
lược kinh tế hướng nội.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
nhanh.
- Các nước tiến hành mở cửa. đẩy
mạnh ngoại thương.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

tập trung sản xuất hàng hóa để
xuất khẩu.

- Phát triển các ngành cơng
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
nội địa. đáp ứng yêu cầu trong
Nội dung
nước thay thế nhập khẩu.
- Lấy thị trường trong nước làm
chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- Sản xuất đáp ứng được nhu - Bộ mặt kinh tế - xã hội biến
cầu cơ bản của nhân dân.
chuyển lớn.
- Tỉ trọng công nghiệp trong nền
- Góp phần giải quyết thất kinh tế cao hơn nông nghiệp.
Thành tựu
nghiệp.
- Mậu dịch đối ngoại tăng nhanh.
- Phát triển một số ngành công - Xingapo đã trở thành “con rồng
nghiệp chế biến, chế tạo.
châu Á”.

Hạn chế

- Thiếu thốn, thị trường nhỏ
hẹp, chi phí cao dẫn tới làm ăn
thua lỗ.
- Tệ quan liêu tham nhũng phát
triển.
- Đời sống người lao động cịn

khó khăn.
-…
→ chuyển sang thực hiện chiến
lược kinh tế hướng ngoại.

- Bị lệ thuộc vào vốn, thị trường
bên ngoài.
- Bị cạnh tranh gay gắt, chèn ép
dẫn đến sự mất ổn định (năm 1997
– 1998, lâm vào khủng hoảng tài
chính,…).
-…

Bảng 4. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi
và khu vực Mĩ La-tinh (1945 – 2000)
NỘI DUNG
GIỐNG NHAU

CHÂU PHI
MĨ LATINH
- Đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân.
- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt, mạnh mẽ
dưới nhiều hình thức đấu tranh.
- Các phong trào đấu tranh đều giành được thắng lợi.
- Sau khi giành được độc lập, các nước tập trung vào phát
16


triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Chống chủ nghĩa thực dân - Chống chủ nghĩa thực dân

cũ, chống chế độ phân biệt mới (của Mĩ), giành và bảo
chủng tộc. giành độc lập vệ nền độc lập, dân chủ (do
Nhiệm vụ dân tộc và quyền sống của từ đầu thế kỉ XIX, nhiều
con người.
nước ở Mĩ Latinh đã giành
lại được độc lập, nhưng sau
đó lại bị lệ thuộc vào Mĩ).
- Chủ yếu là giai cấp tư sản, - Giai cấp tư sản hoặc giai
Lãnh đạo thông qua chính đảng của
cấp vơ sản, tùy vào điều kiện
mình.
cụ thể mỗi nước.
- Phát triển mạnh nhưng - Phong trào diễn ra mạnh
KHÁC
Mức độ,
không đều giữa các quốc mẽ ở khắp khu vực Mĩ
NHAU
quy mô
gia. khu vực.
Latinh.
- Chủ yếu là đấu tranh
Phong phú, đa dạng:
Hình
chính trị, ngoại giao (trừ
- Bãi cơng, biểu tình.
thức.
Angiêri)
- Đấu tranh nghị trường.
phương
- Đấu tranh vũ trang (phát

pháp đấu
triển mạnh mẽ sau thắng lợi
tranh
của cách mạng Cuba).
- Các nước giành được độc - Chính quyền độc tài bị lật
Kết quả lập ở mức độ khác nhau.
đổ, nền dân chủ được khôi
phục ở các nước.
Qua bảng so sánh vừa giúp học sinh hiểu những đặc điểm của phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh vừa thấy được những điểm
giống nhau và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu
vực Mĩ La-tinh.
Bảng 5. Sự phát tri n kinh tế Mĩ Tây Âu Nhật Bản
Giai

Tây Âu
Nhật Bản
đoạn
phát triển mạnh mẽ
- Bị chiến tranh tàn - Bại trận trong chiến
 Mĩ trở thành trung phá
tranh, phải gánh chịu
tâm kinh tế - tài
- Nhận viện trợ của hậu quả nặng nề
chính lớn nhất thế
Mĩ qua “Kế hoạch - Bị Mĩ chiếm đóng
giới.
Mácsan”
- SCAP thực hiện 3
1945


*Biểu hiện:
- Năm 1950, kinh tế cuộc cải cách:
1950
- Nửa sau những năm cơ bản phục hồi
+ Giải tán các
40, chiếm hơn 1/2
Daibátxư
sản lượng công
+ Cải cách ruộng đất
nghiệp thế giới
+ Dân chủ hóa lao
- Năm 1949, sản
động
17


lượng nông nghiệp
gấp 2 lần sản lượng
của Anh, Pháp,
CHLB Đức. Nhật
Bản, Italia cộng lại
- Nắm hơn 50% số
tàu bè đi lại trên
biển, 3/4 dự trữ vàng
thế giới.
- Chiếm gần 40%
tổng sản phẩm kinh
tế thế giới


1950
1973

1973
1991

- Kinh tế phát triển
nhanh chóng
- Nhiều nước Tây
Âu trở thành cường
quốc công nghiệp
(Anh, Pháp, CHLB
Đức...)
- Đầu thập kỉ 70,
Tây Âu trở thành
một trong ba trung
tâm kinh tế - tài
chính của thế giới

- Nguyên nhân phát
triển:
+ Áp dụng những
thành tựu khoa học –
– kĩ thuật hiện đại để
tăng năng suất lao
động
- Vai trị điều tiết,
quản lí của Nhà nước

 Kinh tế khôi phục.

đạt mức trước chiến
tranh
- Phát triển nhanh, từ
1960 – 1973. phát
triển “thần kì”
+ Tốc độ tăng trưởng
bình quân là 10,8%
(1960 -1969)
+ Năm 1968, đứng thứ
2 trong thế giới tư bản
(sau Mĩ)
- Đầu thập kỉ 70, Nhật
trở thành một trong ba
trung tâm kinh tế - tài
chính lớn nhất thế
giới.
- Nguyên nhân phát
triển:
+ Áp dụng những
thành tựu khoa học –
kĩ thuật hiện đại để
tăng năng suất lao
động
- Vai trị điều tiết,
quản lí của Nhà nước

- Ngun nhân phát
triển:
+ Áp dụng những
thành tựu khoa học

– kĩ thuật hiện đại
để tăng năng suất
lao động
- Vai trò điều tiết,
quản lí của Nhà
nước
- Tận dụng tốt các cơ - Tận dụng tốt các - Tận dụng tốt các cơ
hội bên ngoài: chiến cơ hội bên ngoài : hội bên ngoài: vốn,
tranh để buôn bán vũ vốn, nguyên liệu,… đơn đặt hàng quân sự
khí...
của Mĩ ...
- Lãnh thổ rộng lớn, - Giá nguyên liệu - Những cải cách dân
tài nguyên phong nhập từ các nước chủ sau chiến tranh ...
phú, không bị chiến thuộc thế giới thứ
tranh tàn phá,....
ba rẻ,...
- Các tổ hợp công
- Nhân tố con người là
nghiệp – quân sự,
quan trọng nhất ...
cơng ti, tập đồn có
sức sản xuất, cạnh
tranh lớn và hiệu
quả.
- Do tác động của - Do tác động của

cuộc khủng hoảng cuộc khủng hoảng
năng lượng thế giới, năng lượng thế giới,
18



từ năm 1973. kinh
tế phát triển xen kẽ
khủng hoảng suy
thoái ngắn

1991
nay

- Từ đầu thập kỉ 90,
kinh tế lâm vào tình
trạng suy thoái
- Vẫn là một trong ba
- trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

- Đầu thập kỉ 90,
trải qua đợt suy
thoái ngắn.
- Từ năm 1994.
kinh tế phục hồi và
phát triển.
- Là một trong ba
trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu
thế giới

từ năm 1973. kinh tế
phát triển xen kẽ
khủng hoảng suy thoái
ngắn
- Nửa sau những năm

80, Nhật vươn lên
thành siêu cường tài
chính số một thế giới
- Là chủ nợ lớn nhất
thế giới
- Từ đầu thập kỉ 90,
kinh tế lâm vào tình
trạng suy thối
- Vẫn là một trong ba
trung tâm kinh tế - tài
chính của thế giới

Từ bảng thống kê, học sinh nhận biết được sự phát triển kinh tế của Mĩ,
Tây Âu, Nhật Bản trong từng giai đoạn, những nguyên nhân đưa đến sự phát
triển đó đồng thời biết rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về sự phát
triển kinh tế giữa ba trung tâm Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
* Biện pháp thứ ba: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh vận dụng kiến
thức cơ bản từ sơ đồ tƣ duy hoặc bảng thống kê kiến thức đ xây dựng các
câu hỏi trắc nghiệm nghiệm theo mức độ năng lực (nhận biết thông hi u
vận dụng và vận dụng cao)
- Hƣớng dẫn học sinh hi u rõ các dạng câu hỏi thƣờng gặp trong bài
thi trắc nghiệm mơn lịch sử
Các mơn thi khoa học xã hội nói chung và mơn Lịch sử nói riêng thường
sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm sau:
- Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây
nhiễu (A, B, C, D) chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.
- Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây
nhiễu (A, B, C, D) có nhiều câu trả lời đúng nhưng chỉ có 1 câu trả lời đúng
nhất, đầy đủ nhất/bao trùm, quan trọng nhất, quyết định nhất.


19


- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu: Dạng câu hỏi
này nhằm phân hóa thí sinh. Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp
đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc
ngồi sách giáo khoa). Đoạn tư liệu là căn cứ cho các em đưa ra tư duy, suy luận
để đưa ra quyết định lựa chọn .
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phủ định trong 4 phương án
(A, B,C, D) đã cho: câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau,
yêu cầu các em không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ
thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này thường là: khơng đúng, khơng
phải, khơng chính xác, phương án khơng đúng…
- Dạng câu hỏi u cầu thí sinh lựa chọn phương án nhận xét, tranh biện
về sự kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc kiến nhận xét,
đánh giá về lịch sử). Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm,
chính kiến hoặc kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức
tạp, yêu cầu thí sinh phải chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí
sinh sẽ chọn sai.
- Hƣớng dẫn học sinh vận dụng kiến thức cơ bản đ xây dựng các câu
hỏi trắc nghiệm và các đáp án kèm theo theo các mức độ năng lực
Ví dụ ở Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế
giới thứ hai (1945 - 1949)
Chủ đề này có 2 đơn vị kiến thức cơ bản: Hội nghị Ianta và tổ chức Liên
hợp quốc. Trên cơ sở sơ đồ tư duy và Bảng 1, giáo viên hướng dẫn học sinh xây
dựng hệ thống câu hỏi như sau:
A. Hội nghị Ianta (2/1945)
* Mức độ nhận biết:
Câu 1. Hội nghị Ianta (2/1945) có sự tham dự của các nước
Đáp án đúng: Mĩ, Anh, Liên Xơ

Hoặc đáp án đưa ra 1 nước thì đáp án đúng là 1 trong 3 nước hoặc Mĩ,
hoặc Anh, hoặc Liên Xô.
Câu 2. Vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết trong Hội nghị Ianta (2/1945) là
Đáp án đúng là 1 trong 3 vấn đề sau:
- Nhanh chóng đánh bại hồn tồn chủ nghĩa phát xít.
- Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
20


Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra cần giải
quyết trong Hội nghị Ianta (2/1945)?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng vấn đề cấp bách đặt
ra cần giải quyết trong Hội nghị Ianta như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung
đúng đó, chọn nội dung sai là được điểm.
Câu 4. Một trong những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Ianta
(2/1945) là
Đáp án đúng là 1 trong 3 sau:
- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân
phiệt Nhật để kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hịa bình và an ninh thế
giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát
xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là thỏa thuận của ba cường quốc tại
Hội nghị Ianta (2/1945)?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng thỏa thuận của ba
cường quốc tại Hội nghị Ianta như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung đúng
đó, chọn nội dung sai là được điểm.
Câu 6. Điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật tại châu Á là

Đáp án đúng là 1 trong các sau:
- Giữ nguyên trạng Mông Cổ.
- Khôi phục lại các quyền lợi của nước Nga đã bị mất trong chiến tranh
Nga - Nhật năm 1904.
- Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
- Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Câu 7. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội nước nào
sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức. Đông Âu, Bắc Triều Tiên?
Đáp án đúng là: Liên Xô
Câu 8. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội Liên Xô sẽ
chiếm đóng các vùng lãnh thổ nào?
Đáp án đúng là: Đơng Đức. Đông Âu, Bắc Triều Tiên
Câu 9. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội nước nào
sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức. Tây Âu, Nam Triều Tiên?
21


Đáp án đúng là: Mĩ
Câu 10. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội Mĩ sẽ
chiếm đóng các vùng lãnh thổ nào?
Đáp án đúng là: Tây Đức. Tây Âu, Nam Triều Tiên, Nhật Bản.
Câu 11. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội nước nào
chiếm đóng các vùng Nam Á, Đơng Nam Á, Tây Á?
Đáp án đúng là: Các nước phương Tây
Câu 12. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), những quốc gia nào
trở thành nước trung lập?
Đáp án đúng là: Áo và Phần Lan
* Mức độ thông hiểu:
Câu 1. Hội nghị Ianta (2/1945) chỉ có sự tham dự của các nước Mĩ, Anh, Liên
Xơ vì

Đáp án đúng: các nước này có vai trị trụ cột trong tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít.
Câu 2. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có quyết định quan trọng nào đối với
tương lai của Trung Quốc?
Đáp án đúng là: Quy định Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia
thống nhất và dân chủ.
Câu 3. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là gì?
Đáp án đúng là: Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng.
* Mức độ vận dụng: Từ Bảng 1, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng câu hỏi
dạng so sánh
Câu 1. Điểm giống nhau của trật tự hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ
thống Vécxai – Oasinhtơn là
Đáp án đúng là 1 trong các sau:
- do các nước thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ.
- là hệ quả của các cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.
- là kết qủa của các hội nghị quốc tế do các nước thắng trận tổ chức.
- thành lập được các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
22


Câu 2. Điểm khác nhau giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ
thống Vécxai - Oasinhtơn là
Đáp án đúng là 1 trong các sau:
- sự đối đầu về hệ tư tưởng và hai hệ thống chính trị đối lập.
- hình thành 2 phe đối lập nhau : TBCN và XHCN.
- được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Tổ chức Liên hợp quốc thành lập giám sát và duy trì trật tự vẫn cịn tồn
tại.
- Trật tự Ianta sụp đổ dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo

hướng “đa cực”, nhiều trung tâm.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành
với đặc điểm bao trùm là
Đáp án đúng là: thế giới chia thành hai phe TBCN – XHCN do Mĩ và
Liên Xô đứng đầu.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm chung của trật tự thế giới theo
hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
Đáp án đúng là: Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
B. Tổ chức Liên hợp quốc
* Mức độ nhận biết:
Câu 1. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong
Hiến chương là
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
- phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tơn trọng ngun tắc
bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây khơng phải là mục đích hoạt động của tổ chức
Liên hợp quốc ?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng mục đích hoạt động
của tổ chức Liên hợp quốc như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung đúng đó,
chọn nội dung sai là được điểm.

23


Câu 3. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân
tộc.

- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Mĩ, Liên Xô, Anh,
Pháp, Trung Quốc.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức
Liên hợp quốc?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng nguyên tắc hoạt động
của tổ chức Liên hợp quốc như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung đúng, chọn
nội dung sai là được điểm.
Câu 5. Một trong những cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc là
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- Đại hội đồng.
- Hội đồng Bảo an.
- Ban Thư kí.
- Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
- Tòa án Quốc tế.
- Hội đồng quản thác.
Câu 6. Đâu khơng phải là cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng cơ quan chính của tổ
chức Liên hợp quốc như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung đúng, chọn nội
dung sai là được điểm.
* Mức độ thơng hi u:
Câu 1. Mục đích lớn nhất của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến
chương là
Đáp án đúng là: duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
Câu 2. Nhiệm vụ chính của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
Đáp án đúng là: duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
24



Câu 3. Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 - 10 hằng năm làm “Ngày Liên
hợp quốc” vì
Đáp án đúng là: Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
* Mức độ vận dụng:
Câu 1. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về vai trò của tổ chức Liên hợp
quốc?
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì
hịa bình và an ninh thế giới.
- Giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
- Tăng cường hữu nghị, hợp tác quốc tế.
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, y tế, văn hóa. giáo dục. nhân đạo…
- Chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.…
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc?
Với câu hỏi phủ định, sẽ có 3 đáp án phản ánh đúng vai trò của tổ chức
Liên hợp quốc như trên, học sinh chỉ cần loại 3 nội dung đúng, chọn nội dung
sai là được điểm.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về hạn chế của tổ chức Liên hợp
quốc?
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- Chưa giải quyết dứt điểm các xung đột ở Trung Đông, chiến tranh ở Irắc. vấn đề Triều Tiên, Campuchia …
- Bộ máy cồng kềnh, nạn tham nhũng...
* Mức độ vận dụng cao:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về vai trò của tổ chức Liên hợp
quốc đối với Việt Nam?
Đáp án đúng là 1 trong các đáp án sau:
- Giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững.
- Giúp đỡ Việt Nam tăng cường khả năng hội nhập quốc tế.

- Giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành
chính.
25


×