Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề truyện dân gian thông qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập (chương trình ngữ văn 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)
Tên sáng kiến:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRUYỆN DÂN GIAN
THÔNG QUA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP

(Chương trình Ngữ văn 10)

Tác giả sáng kiến
:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ
:
Đơn vị công tác
:

ĐỖ THỊ THU HỒNG
Cử nhân Ngữ Văn
Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh
Trường THPT Lý Thường Kiệt

Yên Bái, ngày 15 tháng 1 năm 2022


s

MỤC LỤC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ........................................................... 1
1. Tên sáng kiến : Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề truyện dân gian thông
qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập (Chương trình Ngữ văn 10) .................. 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ............................................................................... 1
3. Phạm vi áp dụng: Nâng cao hiệu quả dạy học chủ để truyện dân gian thông
qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập (Chương trình Ngữ văn 10). ................. 1
4. Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2021 tháng đến tháng 1 năm 2022 ............ 1
5. Tác giả: .................................................................................................................. 1
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN .......................................................................................... 1
1. Tình trạng các giải pháp đã biết ......................................................................... 1
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến ......................................... 2
2.1. Mục đích giải pháp .............................................................................................. 2
2.2. Nội dung giải pháp .............................................................................................. 3
2.2.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 3
a) Khái niệm .....................................................................................................3
b) Các dạng phiếu học tập ............................................................................... 3
c) Vai trò của phiếu học tập ............................................................................3
d) Cấu trúc và quy trình sử dụng phiếu học tập .............................................. 4
e) Các nguyên tắc xây dựng phiếu học tập ......................................................5
2.2.2. Giải pháp thiết kế, sử dụng phiếu học tập trong dạy học chủ đề
truyện dân gian (Chương trình Ngữ văn 10) ........................................................ 6
a) Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu nội dung của chủ đề truyện dân gian để
thiết kế bộ phiếu học tập phù hợp với chương trình và đối tượng học sinh ..............6
b) Giải pháp 2: Nắm rõ và thực hiện đúng Quy trình thiết kế phiếu học tập ............ 7
c) Giải pháp 3: Thiết kế phiếu học tập theo trình tự các hoạt động trong tiến trình
dạy học các văn bản Truyện dân gian Việt Nam, Ngữ văn 10 - ban cơ bản .............8
c1) Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong hoạt động khởi động (Phiếu học
tập số 1) ................................................................................................................... 9
c2) Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong hoạt động Hình thành kiến thức
(phiếu được GV thiết kế sẵn) ................................................................................ 13

c2) Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong hoạt động luyện tập, vận dụng và
mở rộng sáng tạo. .................................................................................................. 24
2.2.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 27
a) Phạm vi, đối tượng áp dụng ................................................................................. 27


b) Thời gian thực nghiệm ......................................................................................... 28
c) Giáo án thực nghiệm (Phụ lục) ............................................................................ 28
d) Tiêu chí đánh giá ..................................................................................................28
2.3. Tính mới ............................................................................................................ 28
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ...................................................................... 29
4. Hiệu quả của đề tài .............................................................................................29
4.1. Kết quả nghiên cứu thu được do áp dụng biện pháp ..................................... 29
3.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến ........................................................................................................................ 30
5. Danh sách người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: ................... 31
6. Những thông tin cần được bảo mật: không .....................................................32
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ................................................. 32
8. Tài liệu gửi kèm: .................................................................................................33


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề truyện dân gian thông
qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập (Chương trình Ngữ văn 10)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10.
3. Phạm vi áp dụng: Nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề truyện dân gian thông
qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập (Chương trình Ngữ văn 10).
4. Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 năm 2021 tháng đến tháng 1 năm 2022
5. Tác giả:

- Họ và tên: Đỗ Thị Thu Hồng
- Năm sinh: 1981
- Trình độ chun mơn: Đại học
- Chức vụ cơng tác: Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh
- Nơi làm việc: Trường THPT Lý Thường Kiệt – TP Yên Bái
- Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Lý Thường Kiệt – TP Yên Bái
- Số điện thoại: 0838.204.555
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh
theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên
cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các mơn học chun
mơn cần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã nêu rõ “Ngữ văn là mơn học
mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện
giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học
sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...”.
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong
1


các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, mơn Ngữ văn có vai

trị to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt
đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Công nghệ thông tin hiện nay được vận dụng nhiều trong dạy học, trong
tất cả các khâu từ dạy - học đến kiểm tra đánh giá. Các bài học Ngữ văn có đặc
trưng là mối liên hệ lơgic theo thời gian, các bài học gắn kết với nhau theo đúng
trình tự trước sau khơng thể thay đổi. Để nắm được bài học mới, học sinh cần có
tâm thế thoải mái nhất khi bước vào bài học. Ứng dụng công nghệ thơng tin tạo
các trị chơi trong phần khởi động cho bài học sẽ tạo hứng thú, hấp dẫn cho học
sinh, tạo hưng phấn cho các em vào bài học mới.
Chủ đề truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 thuộc bộ phận
Văn học dân gian Việt Nam. Văn học dân gian Việt Nam, là các tác phẩm tự sự
dân gian với dung lượng dài, có nhiều sự việc và chi tiết. Việc tiếp cận và chiếm
lĩnh tác phẩm tương đối khó khăn nếu như giáo viên và học sinh không nắm rõ
từng sự việc, sự việc tiêu biểu; chi tiết, chi tiết tiêu biểu.
Phiếu học tập là những tờ giấy, được giáo viên thiết kế dưới nhiều dạng
khác nhau: sơ đồ, bảng, biểu, tranh ảnh...theo nội dung bài học để học sinh tìm
hiểu, tiếp cận kiến thức bài học nhằm kích thích tư duy độc lập, sự sáng tạo đặc
biệt là rèn luyện năng lực tư duy cho HS. Phiếu học tập được coi là phương tiện
hỗ trợ trong việc tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên, học sinh
với bài học và giữa các học sinh với nhau. Như vậy, việc thiết kế và sử dụng
phiếu học tập trong giảng dạy nói chung là cần thiết để học sinh phát huy tốt
năng lực tự học, tư duy, sáng tạo,... dưới sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên.
Trong các thể loại văn học được đưa vào giảng dạy trong chươnng trình
Ngữ văn 10 hiện nay, truyện dân gian là những tác phẩm tự sự dân gian phản
ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân
dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ. Các
tác phẩm truyện dân gian khá dài nên thiết kế phiếu học tập dưới dạng sơ đồ,
bảng biểu, tranh ảnh...dễ dàng giúp học sinh nắm bắt được các sự việc, sự việc
tiêu biểu, chi tiết, chi tiết tiêu biểu, nhân vật...một cách dễ dàng mà không mất
nhiều thời gian.

2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích giải pháp
Mục đích của giải pháp là nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng để từ đó
đưa ra trình tự, cách thức tổ chức tổ dạy học chủ đề truyện dân gian thông qua
2


việc thiết kế phiếu học tập góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học mộ môn đặc biệt là chủ đề
truyện dân gian (Chương trình Ngữ văn 10).
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Cơ sở lí luận
a) Khái niệm
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những cơng tác độc lập hay
làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một
thời gian ngắn của tiết học (từ 5 - 10 phút). Trong mỗi Phiếu học tập có ghi rõ
một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng
hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh (Nguyễn Đức Thành,
tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì 3, nhà xuất bản đại
học sư phạm
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trong Phiếu học tập có thể là văn
bản, biểu số liệu, hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc
nhất định một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho
người học”. (Sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác)
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu Phiếu học tập là những tờ giấy rời,
ghi chép những nhiệm vụ học tập mà học sinh tự hoàn thành kèm theo gợi ý,
hướng dẫn của giáo viên. Trong Phiếu học tập kiến thức được thể hiện dưới
nhiều dạng rất phù hợp với dạy học tác phẩm tự sự đồng thời kích thích hứng
thú học tập cũng như phát huy năng lực tư duy độc lập cho người học.
b) Các dạng phiếu học tập

Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học có thể thiết kế Phiếu học tập
dưới các dạng khác nhau. Tuy nhiên với các tác phẩm thơ trữ tình trung đại,
Phiếu học tập dưới dạng biểu bảng như biểu bảng tổng kết, biểu bảng so sánh;
dạng sơ đồ thì có sơ đồ mạng nhện, sơ đồ chuỗi, sơ đồ khái quát, sơ đồ cây,…;
dạng câu hỏi, hình vẽ… là phù hợp nhất.
c) Vai trò của phiếu học tập
Phiếu học tập kích thích học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà một cách hiệu
quả bằng những định hướng cụ thể, hỗ trợ học sinh tìm kiếm và khai thác thơng
tin, sự kiện,.. nhờ đó mà tiết kiệm thời gian trên lớp.
Phiếu học tập giúp học sinh biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng
ngơn ngữ của chính mình khi khám phá một nội dung trong bài học thành một
hệ thống kiến thức hoàn chỉnh.
3


Phiếu học tập phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Phiếu học tập sẽ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động,
phát huy năng lực độc lập nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong
học tập, rèn cho học sinh phương pháp tư duy khái qt có khả năng chuyển tải
thơng tin ở mức độ cao hơn. Quan trọng hơn cả là giúp học sinh vừa chiếm lĩnh
kiến thức, vừa nắm vững phương pháp tái tạo cho bản thân kiến thức đó, phát
triển năng lực tự học và thói quen tự học, sáng tạo, giúp học sinh có thể tự học
suốt đời.
Trong q trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng Phiếu học tập giao cho
mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh, yêu cầu học sinh chủ động tìm kiếm để hoàn
thành nhiệm vụ học tập được giao như nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn
thiện tri thức, kiểm tra đánh giá kiến thức dưới nhiều hình thức tổ chức: chuẩn bị
bài ở nhà, thảo luận trên lớp, có thể cần hỗ trợ của giáo viên hoặc không. Do đó,
Phiếu học tập phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu, chống lại thói quen

học tập thụ động.
Phiếu học tập đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học. Qua kết quả
trên Phiếu học tập, giáo viên nắm bắt được mức độ hiểu bài của học sinh từ đó
điều chỉnh nội dung và phương pháp thích hợp. Như vậy, khi sử dụng Phiếu học
tập, học sinh phải tự suy nghĩ, tích cực làm việc. Đồng thời, nó trở thành phương
tiện giao tiếp giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh trong quá trình dạy
học.
d) Cấu trúc và quy trình sử dụng phiếu học tập
*) Cấu trúc:
Mỗi phiếu học tập gồm hai phần chính: yêu cầu của giáo viên và kết quả
học tập của học sinh. Hai phần này thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên và chủ
động của học sinh.
Yêu cầu trên phiếu học tập: vấn đề, kiến thức trọng tâm trên phiếu học tập
có thể dưới dạng câu hỏi, sơ đồ, biểu bảng,… yêu cầu học sinh thực hiện.
Kết quả học tập: dưới mỗi yêu cầu là phần để trống để học sinh hoàn
thành. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá học sinh.
*) Quy trình sử dụng: cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Nêu nhiệm vụ học tập, phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh
thực hiện phiếu học tập.
Bước 2: Học sinh huy động các nguồn tài liệu có liên quan để giải quyết
vấn đề; giáo viên giám sát, hướng dẫn học sinh nếu cần.
4


Bước 3: Tổ chức cho cá nhân hoặc nhóm học sinh trình bày kết quả
trên phiếu học tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, tranh luận, hoàn
thành phiếu học tập. Cũng có thể cho học sinh trao đổi chéo phiếu học tập để
sửa chữa, đánh giá kết quả lẫn nhau trên phiếu.
e. Các nguyên tắc xây dựng phiếu học tập
*) Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập

Phiếu học tập phải được thiết kế sẵn trước giờ dạy. Nội dung phiếu học
tập phải vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp
đối tượng học sinh lớp giảng dạy, phù hợp với trình độ, hoạt động của học sinh,
với lượng thời gian thích hợp.
Hình thức phiếu học tập phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu thể hiện tính sư
phạm, tạo hứng thú cho học sinh.
Sử dụng phiếu học tập cần kết hợp với các tài liệu và phương tiện dạy học
khác như sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu tham khảo... Giáo viên công bố đáp
án kịp thời, đúng cách. Đặc biệt, không được lạm dụng phiếu học tập.
*) Các bước thiết kế phiếu học tập:
- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập
trong bài dạy học.
- Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung
của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.
Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục
tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và phương
tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc
trong phiếu học tập cho phù hợp.
- Bước 3: Viết phiếu học tập:
Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn
gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thơng tin phải có
khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học,
thẩm mĩ.
*) Sử dụng phiếu học tập:
Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một
cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy
kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra... và thường được diễn ra theo quy trình sau:

5



- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy
theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu
hay mỗi nhóm một phiếu.
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của
học sinh.
- Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm
việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành
phiếu học tập. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa
chữa, đánh giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết
luận của giáo viên.
2.2.2. Giải pháp thiết kế, sử dụng phiếu học tập trong dạy học chủ đề
truyện dân gian (Chương trình Ngữ văn 10)
a) Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu nội dung của chủ đề truyện dân
gian để thiết kế bộ phiếu học tập phù hợp với chương trình và đối tượng
học sinh
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, đổi mới tồn
diện GD&ĐT. Chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang
thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.
Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Tập 1) có các văn bản truyện
dân gian Việt Nam sau được dạy đọc hiểu chính thức:
- Đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây – (trích sử thi Đăm Săn) (3 tiết)
- Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ (4 tiết)
- Truyện cổ tích Tấm Cám (4 tiết).
Các văn bản được dạy học đọc hiểu chính đang được các giáo viên dạy
tách rời nhau, mức độ kiến thức và kĩ năng ở bài sau chưa cao hơn, phức tạp hơn
bài trước, bài nào giáo viên cũng phải dạy với thời lượng như nhau (3 đến 4

tiết/bài). Sau khi học xong các văn bản trên, giáo viên hầu như khơng có bài
kiểm tra để đánh giá khả năng đọc hiểu của học sinh về truyện dân gian Việt
Nam. Nếu có kiểm tra, ngữ liệu vẫn là những văn bản học sinh đã được học
chính thức. Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả, và sau khi
học xong, nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản
6


thơ trữ tình trung đại Việt Nam và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn học tập và
đời sống của bản thân.
Để khắc phục tình trạng này, có thể nhóm các văn bản truyện dân gian
Việt Nam thành một chun đề để dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc
hiểu nói riêng và năng lực đọc nói chung cho học sinh. Có thể đặt tên cho chủ đề
này là: Đọc hiểu Truyện dân gian Việt Nam.
b) Giải pháp 2: Nắm rõ và thực hiện đúng Quy trình thiết kế phiếu học tập
* Bước 1: Xác định ý tưởng
Trước hết, giáo viên nên chú ý xác định những trường hợp nào thật sự cần
thiết sử dụng phiếu học tập. Trong một tiết dạy, giáo viên chỉ nên sử dụng từ 1
đến 3 phiếu học tập, vì nếu sử dụng quá nhiều phiếu học tập cho một hình thức
dạy học có thể sẽ làm giảm hứng thú ở học sinh. Cần kết hợp sử dụng các
phương pháp và phương tiện dạy học khác để có được sự đa dạng trong tiết dạy.
* Bước 2: Xác định cách trình bày nội dung và hình thức
Việc xác định vấn đề hay nhiệm vụ của bài học đã phải làm từ khi xây
dựng ý tưởng. Ở bước này cần cụ thể hoá và làm cho ý tưởng đó chính xác hơn
trong nội dung các phiếu học tập. Từ đó tổ chức bộ phiếu sao cho thích hợp nhất
về mặt nội dung, logic, cấu trúc và kỹ thuật.
Việc phân bố những dữ kiện và công việc trong phiếu học tập cần được
kết hợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện. Có những dữ liệu
và sự kiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường, có loại nên đưa vào sơ
đồ, biểu mẫu,…

Có những trường hợp, thay vì dùng phiếu học tập là tờ giấy nhỏ, giáo viên
có thể thay bằng giấy cứng, kích thước to để học sinh có thể dán hay treo sản
phẩm trực tiếp lên bảng.
*Bước 3: Tập hợp thông tin, dữ liệu
Bước này được tiến hành theo những tính tốn ở trên. Các nguồn thơng
tin, dữ liệu có thể là sách hướng dẫn giảng dạy, sách hướng dẫn học tập, nhật
báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học - kĩ thuật,...
Để có phiếu học tập tốt, giáo viên phải chịu khó tìm và khai thác những
tài liệu ngồi chương trình giáo dục và sách giáo khoa, sách giáo viên một cách
thường xuyên. Thông tin và dữ liệu cần được chủ động tích lũy và cập nhật, khi
cần có thể tập hợp nhanh chóng để thiết kế hệ thống phiếu học tập kịp thời.
*Bước 4: Trình bày phiếu học tập

7


Trình bày trên một mặt giấy với ngơn ngữ chính xác, dễ hiểu. Trên phiếu
có thể được sử dụng cả văn bản (chữ) lẫn sơ đồ, hoặc bảng biểu, hình thức rất đa
dạng để tạo hứng thú học tập cho các em.
Cấu trúc của phiếu học tập gồm: tên phiếu (phiếu học tập), tên bài học,
yêu cầu và những khoảng trống để học sinh tự trả lời. Nếu là phiếu nêu câu hỏi
hay bài tập hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thì có thể có hoặc khơng cần để các
khoảng trống cho học sinh trả lời. Nếu trong một tiết dạy, giáo viên dự định sử
dụng nhiều hơn một phiếu học tập thì nên ghi rõ là phiếu học tập số mấy trên
các phiếu.
*Bước 5: Chuẩn bị những lập luận câu hỏi và nhận xét để hướng dẫn và
điều chỉnh quá trình học tập
Ý nghĩa chủ yếu của việc xử lý là thúc đẩy học tập, hỗ trợ q trình học
tập tiến triển theo hướng tích cực, và quan trọng nhất là khuyến khích học sinh
mạnh dạn suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn.

Nếu việc chuẩn bị định hướng chu đáo sẽ có tác dụng hết sức mạnh mẽ
đến hiệu quả học tập. HS có thể được động viên khám phá những giá trị vượt lên
trên những tri thức sách vở, tích lũy thêm nhiều sự kiện khơng có trong bài học,
bổ sung cho mình rất nhiều điều trong phong cách tư duy và phong cách học tập.
Sử dụng phiếu trong tiết học
Giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để thực hiện các mục tiêu khác
nhau theo tiến trình của giờ dạy. Khả năng sử dụng phiếu học tập vào mỗi khâu
trong tiến trình giảng dạy để đạt mục tiêu là rất lớn.
Trong một giờ học, giáo viên tổ chức hoạt động học, ở mỗi hoạt động có
thể thiết kế các loại phiếu học tập dưới các dạng khác nhau giúp học sinh chiếm
lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Trong hoạt động hình thành kiến thức là hoạt
động mà giáo viên có nhiều cơ hội sử dụng phiếu học tập nhằm đạt được mục
tiêu bài dạy theo tiến trình. Cần xác định rằng, con đường hình thành tri thức là
song song với hình thành, rèn luyện các kỹ năng.
c) Giải pháp 3: Thiết kế phiếu học tập theo trình tự các hoạt động trong
tiến trình dạy học các văn bản Truyện dân gian Việt Nam, Ngữ văn 10.
Để việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh ngay trong từng tiết học mà
quan trọng nhất là tạo cho các em hứng thú với bài học ngay từ những phút
đầu tiên là điều rất quan trọng; cần có sự quan tâm đầu tư hợp lý để mang lại
8


hiệu quả giáo dục cao về kiến thức - kỹ năng và hình thành năng lực cho học
sinh trong mỗi tiết học.
Để hoạt động dạy học trên phiếu học tập diễn ra một cách nhẹ nhàng, thu
hút được sự quan tâm chú ý của học sinh; tạo động lực cho học sinh tích cực
khám phá kiến thức của bài học mới; không gây áp lực về mặt thời gian cho các
hoạt động dạy và học thì khi thiết kế nội dung bài học trên phiếu học tập cần
thực hiện đúng, đủ Quy trình thiết kế phiếu học tập. Với các tác phẩm Truyện

dân gian Việt Nam các hoạt hoạt động được tổ chức bằng phiếu học tập được
thiết kế như sau:
Tổ chức các hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu cần đạt được
về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp và phương tiện để tổ chức hoạt động:
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu khái quát về thể loại, tác phẩm từ quá
trình chuẩn bị bài ở nhà; Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến
thức bài học mới cho học sinh; tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
Biện pháp/kỹ thuật dạy học: Nhóm nhỏ/làm việc cá nhân
Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ: - phát phiếu học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trao đổi nhanh với bạn trong nhóm
điền nội dung vào phiếu học tập dưới sự quan sát, định hướng của giáo viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả:
- Mời đại diện các nhóm trình bày phiếu học tập
- Các nhóm khác nhận xét và phản biện.
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức:
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; ở hoạt động khởi động: từ
phần trả lời của học sinh để dẫn dắt tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng
vào bài. Ở hoạt động hình thành kiến thức mới: GV giao nhiệm vụ, phát phiếu
học tập, học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập, trình bày, GV tổ
chức cho HS nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức (quá trình GV đánh giá hoạt
động, HS chủ động hoàn thành kiến thức và ghi vào vở.
c1) Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong hoạt động khởi động (Phiếu
học tập số 1)
* Thời điểm sử dụng phiếu học tập số 1: Học sinh sử dụng khi chuẩn bị bài ở
nhà.
* Cách tiến hành phiếu số 1:
9



Trong phần dặn dò chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau ở cuối tiết học,
giáo viên phát phiếu học tập số 1 (phiếu thực hiện ở hoạt động khởi động), yêu
cầu học sinh chuẩn bị, hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. Đến tiết học, giáo viên
yêu cầu học sinh trình bày phiếu học tập đã được hồn thiện.
* Mục đích sử dụng:
Phiếu học tập số 1, giúp học sinh chuẩn bị trước nội dung liên quan đến
tác phẩm ở nhà. Qúa trình chuẩn bị này giúp các em có những hiểu biết ban đầu
về tác phẩm, đồng thời giúp các em rèn được kĩ năng tổng hợp, giải mã vấn đề
đặc biệt là giúp hình thành kĩ năng diễn đạt bởi khi trình bày các em phải chuyển
từ phiếu học tập dạng sơ đồ, bảng biểu…sang dạng nói (lời văn)
* Phiếu học tập ở Hoạt động khởi động
Bài 1: Đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây – (trích sử thi Đăm Săn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Họ tên học sinh: ……………………………………..; lớp………..

Gợi ý nội dung trên phiếu học tập
Nhắc đến Tây Nguyên, người ta hay nghĩ đến một vùng đất hoang sơ, đầy
nắng và gió, với những con đường đất đỏ khúc khuỷu, hiểm trở. Với diện tích tự
nhiên hơn 50 ngàn km2 (chiếm hơn 16% diện tích cả nước), Tây Nguyên bao
10


gồm 5 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Lâm Đồng. Vùng đất
này sở hữu những nguồn tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và độc đáo.
Tây Nguyên còn là vùng đất chung sống của hơn 47 đồng bào dân tộc anh
em với những sắc thái văn hóa đậm nét riêng. Về với Tây Nguyên là dịp được
đắm mình trong “Khơng gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được
UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào
năm 2005. Mảnh đất và con người nơi đây hòa quyện vào nhau tạo nên một bản
sắc riêng.

Tây Nguyên còn được coi là mảnh đất của huyền thoại và sử thi. Đó là
những áng anh hùng ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, con người của vùng đất
huyền thoại ấy. Có thể nói, sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên. Tùy theo
mỗi dân tộc, sử thi được gọi với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê
Đê), H’amon (đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai)… Sử thi có thể coi là
cuốn “bách khoa tồn thư” của đồng bào Tây Nguyên. Bởi qua đó, người ta thấy
được cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử, cũng như những kinh
nghiệm sống được tích lũy lâu đời. Sử thi Đăm Săn của người Ê đê là cuốn sử
thi đặc sắc trong kho tàng ấy của người Tây Nguyên. Để hiểu về mảnh đất và
con người Tây Nguyên, chúng ta cùng đến với đoạn trích Chiến thắng Mtao –
Mxây (trích Sử thi Đăm Săn).
Bài 2: Truyện cổ tích Tấm Cám
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
Họ tên học sinh: ……………………………………..; lớp………..
Em hãy quan sát hình
ảnh bên và cho biết tên
các truyện mà em biết:
Câu 1: Hình ảnh
1 ………………………
Câu 2: Hình ảnh
2 ………………………

NH 1



HÌNH 3

11



Câu 3: Hình ảnh
3 ………………………
Câu 4: Hình ảnh
4 ………………………

NH 2



NH 4



Gợi ý nội dung trên phiếu học tập
Câu 1: Hình ảnh 1 : Truyện cổ tích Thạch Sanh
Câu 2: Hình ảnh 2 : Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Câu 3: Hình ảnh 3 : Truyện cổ tích Cây khế
Câu 4: Hình ảnh 4: Truyện cổ tích Sọ Dừa
Bài 3: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU, TRỌNG THUỶ
Họ tên học sinh: ……………………………………..; lớp………..
Em hãy quan sát video và cho biết
những cảm nhận của cá nhân về
địa danh trên
Câu 1: Di tích lịch sử nhắc tới
trong video là di tích nào? ở đâu?

.....................................................
………………………………….
Câu 2: ghi lại những gì em biết về
di tích lịch sử đó?
…………………………………...
…………………………………..
Gợi ý nội dung trên phiếu học tập
Câu 1: Di tích lịch sử nhắc tới trong video là di tích nào? ở đâu?
- Di tích Thành Cổ Loa.
- Vị trí: Vị trí: nằm trên địa bàn 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng,
huyện Đông Anh – Hà Nội.
12


Câu 2: Ghi lại những gì em biết về di tích lịch sử đó?
- Cổ Loa là kinh đơ của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương
vào thế kỉ III TCN và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỉ X.
- Xây vào thế kỷ thứ III TCN, Kinh đô của nước Âu Lạc.
- Quy mô:
+ 9 vịng thành, xốy trơn ốc.
+ Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy
rộng 6 -12 m.
+ Có Am Bà Chúa; Đền ADV, Giếng ngọc.
- Lễ hội: Mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Trên đây là phiếu học tập mà tác giả sáng kiến đề xuất khi thực hiện đề tài
này trong dạy học chủ đề Truyện dân gian Việt Nam, chương trình Ngữ văn 10.
Khi áp dụng, GV căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị để điều chỉnh các
mức độ câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt để không lặp
lại và gây nhàm nhán trong học sinh, giáo viên có thể xây dựng và lựa chọn
nhiều hình thức khởi động khác nhau: trị chơi, trả lời câu hỏi ngắn, sân khấu

hóa một đoạn trích trong tác phẩm dân gian…
c2) Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong hoạt động Hình thành kiến
thức (phiếu được giáo viên thiết kế sẵn)
* Thời điểm sử dụng: sử dụng khi giáo viên cung cấp kiến thức mới
* Cách tiến hành
- Khi dạy đến từng phạm vi nội dung bài dạy, giáo viên phát phiếu cho học sinh
thời gian cụ thể để hoàn thiện phiếu học tập. (Trong hoạt động này, giá viên có
thể chia nhóm theo từng nội dung vào phát phiếu học tập theo nhóm).
- Học sinh hồn thiện phiếu học tập đúng theo giới hạn về thời gian.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày phiếu học tập (trình bày cá nhân hoặc
theo nhóm), các học sinh khác / nhóm khác đóng góp ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chốt lại nội dung, học sinh ghi chép nội dung
tìm hiểu.
* Mục đích sử dụng:
Lần lượt khai thác nội dung trọng tâm của bài học. Khi sử dụng Phiếu học
tập trong nội dung này, GV đã cho HS tự tìm hiểu kiến thức rồi đi đến thảo luận
trước khi GV chuẩn hóa và chốt lại kiến thức. Việc làm này giúp học sinh nhận
ra mình đúng nội dung nào, sai nội dung nào, những kiến thức sai sẽ được sửa
13


ngay, do đó việc ghi nhớ kiến thức sẽ kĩ và lâu hơn, khơng những vậy cịn rèn
cho các em năng lực tư duy, tính tích cực và chủ động trong học tập.
* Phiếu học tập
Bài 1: Chiến thắng Mtao – Mxây (trích Sử thi Đăm Săn)
- Các vấn đề cần xây dựng phiếu học tập:
+ Tóm tắt sử thi Đăm Săn và đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây.
+ Cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao – Mxây.
+ Vẻ đẹp hình tượng Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thăng.
- Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Tên bài học:……………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện: HS thực hiện trước ở nhà
- Yêu cầu: Đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, gạch chân các thơng tin chính và vẽ
sơ đồ tư duy để giới thiệu chung về Sử thi Đăm Săn:
- Ai là người chủ động khiêu chiến? Vì lí do gì?
…………………………………………………………1.Khiêu
- Hãy nhận xét về giọng điệu, thái độ, tư thế của mỗi chiến (Từ
nhân vật trong màn khiêu chiến?
“Nhà…
- Đăm Săn:……………………………
nữa là”
-Mtao – Mxây:…………………

2. Hiệp
đấu thứ
nhất (Từ
“Thế
là…làm
gì”

- Tiếng khiên của Mtao – Mxây được miêu tả như thế
nào? Ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, tiếng
khiên của nhân vật này gợi cho người đọc cảm nhận gì?
…………………………………………
- Đăm Săn thể hiện thái độ thế nào với Mtao – Mxây?
Sức mạnh của Đăm Săn được thể hiện ra sao qua
động tác múa khiên?

…………………………………………………….
……………………………………………………...
- Kết cục hiệp đấu này là gì?
…………………………………………………

14


- Đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên gợi cho
anh/chị cảm nhận như thế nào? Vì sao?
………………………………………………………
3.Hiệp đấu
………………………………………………………
thứ 2 (“Đến
……………………….
lúc…ngoài
- Chi tiết “miếng trầu” do Hơ Nhị ném ra giúp
đường”)
Đăm Săn
có thêm sức mạnh và chi tiết “Ơng trời” hiện ra
trong giấc mơ giúp Đăm Săn chiến thắng kẻ thù có ý
nghĩa gì?
………………………………………………………
………………………………………………………
……….
-Dân làng đáp lại lời kêu gọi của Đăm Săn như thế
 NHẬN
nào? XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Anh/ chị
Vì thích nhân vật nào? Vì sao

…………………………………………………………………………………
sao?:…………………………………………………
- Nghệ …
thuật miêu tả cuộc giao tranh? Hiệu quả nghệ thuật?
…………………………………………………………………………………

15


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Tên bài học:………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện:…………………………………………………………
- u cầu: Hãy tưởng tượng cỗ xe thời gian đưa chúng ta trở về thời đại sử thi
để tham dự lễ ăn mừng chiến thắng mà buôn làng Đăm Săn tổ chức. Hãy nhớ lại
ấn tượng và cảm xúc của anh/chị khi đó qua việc hồn thành sơ đồ gợi mở sau:

Bài 2: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Các vấn đề cần xây dựng phiếu học tập:
+ Khái quát chung về truyện.
+ Nhân vật An Dương Vương.
+ Nhân vật Mị Châu. Nhân vật Trọng Thủy và đánh giá về mối tình Mị Châu –
Trọng Thủy.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
2.Truyện được chia thành mấy
chặng? Hãy đặt tên cho mỗi
chặng?
…………………………………TRUYỆN AN

…………………………………
…………………………………
DƯƠNG VƯƠNG
…………………………………
…………………………………
VÀ MỊ CHÂU

…………………………………
…………………………………
TRỌNG THỦY
…………………………………
…………………...
3. Truyện gợi anh/chị nhớ đến
4.Truyện có những yếu tố tưởng
những yếu tố lịch sử nào?
tượng, kì ảo nào?...................
1. Xác định ngơi kể? Trật tự kể?
Nhân vật chính?

16


Câu 1: Hành động 1,2,3: cho thấy An Dương vương là vị vua như thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 2: Các yếu tố kì ảo gắn với hành động 1,2,3 của nhân vật có ý nghĩa gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 3: Hành động 4,5,6 của An Dương Vương có phải là nguyên nhân dẫn đến
bi kịch mất nước khơng? Vì sao?

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 4: Khi nghe Rùa vàng thét lớn “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”, An
Dương Vương đã tuốt gươm chém Mị Châu. Hành động này có ý nghĩa gì?
17


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 5: ý nghĩa chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê giác bảy tấc theo Rùa
vàng đi xuống biển?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 6: Rẽ nước cùng Rùa vàng đi vào lòng biển sâu, An Dương Vương thực sự
nghĩ gì? Hãy tưởng tượng và ghi lại phát biểu của mình.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
- Tên bài học:…………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện: giai nhiệm vụ trước, HS tìm hiểu ở nhà
- Yêu cầu: Tìm hiểu về nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy.
Câu 1: Anh /chị đánh giá như thế nào về lén cho Trọng Thủy xem nó thần của
Mị Châu?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 2: Câu trả lời chồng và hành động của Mị Châu khi chạy trốn cùng cha cho
thấy điều gì ở nàng?

……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 3: “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Tiếng thét của Rùa Vàng là thái độ
của ai? Kết tội ai? Về điều gì? Vang lên trong bối cảnh như thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 4: Tiếng thét của Rùa Vàng giúp Mị Châu tỉnh ngộ ra điều gì? Trong tâm
trạng như tế nào? Vì sao nàng ước nguyện được hóa thành châu ngọc?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 5: Mị Châu đã được hóa thân như thế nào? Sự hóa thân này thể hiện thái độ
18


gì của nhân dân với nàng?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 6: Chi tiết Ngọc trai – giếng nước có ý nghĩa như thế nào?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 7: Nhân vật Mị Châu gợi cho anh/chị tình cảm và suy nghĩ gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 8: Theo anh/chị Trọng Thủy là người như thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Bài 3: Truyện cổ tích Tấm Cám
- Các vấn đề cần xây dựng phiếu học tập:
+ Tóm tắt truyện.
+ Mâu thuẫn của truyện

+ Các chặng đường đời của Tấm.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Tên bài học:……………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện:…………………………………………………………
- Yêu cầu: Quan sát các bức tranh, tóm tắt tác phẩm theo từng chi tiết trong
truyện thể hiện qua việc đánh thứ tự vào các bức tranh trong hình dưới đây.

19


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

20


- Tên bài học:…………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện:…………………………………………………………
- Yêu cầu: Điền vào phiếu học tập trên và xác định rõ mâu thuẫn trong truyện
1. Điền nội dung phiếu học tập.

2. 2. Xác định mẫu thuẫn cơ bản của truyện?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….


21


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

- Tên bài học:…………………………………………………………………
- Tên HS/ Tên nhóm thực hiện:………………………………………………
- Lớp:…………………………………………………………………………..
- Hình thức thực hiện:…………………………………………………………
- u cầu: Điền vào phiếu học tập chặng đường đời thứ nhất của Tấm

CHẶNG
1

Sự việc

Hành động
của Tấm

Hành động
của mẹ con
Cám

Kết quả

Sự việc 1:
Về chiếc
yếm đỏ


…………….
……………..
…………….
…………….

…………….
……………..
…………….
…………….

…………….
……………..
…………….
…………….

Sự việc 2:
Về con cá
bống

…………….
……………..
…………….
…………….

…………….
……………..
…………….
…………….

…………….

……………..
…………….
…………….

Sự việc 3:
Về việc
Tấm đi
xem hội,
thử giày

…………….
……………..
…………….
…………….

…………….
……………..
…………….
…………….

…………….
……………..
…………….
…………….

Nhận xét:
- Mâu thuẫn:………………………………………………………………...
- Lực lượng phù trợ:……………………………………………………
- Hành động của mẹ con Cám:……………………………………………
- Thái độ phản kháng của Tấm:……………………………………………


22


×