Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Quy trình và công cụ dạy học online hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở môn vật lý thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.19 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ DẠY HỌC ONLINE HIỆU QUẢ TRONG
VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH Ở MÔN VẬT LÝ THPT

( Lĩnh vực: Vật Lý)

Họ và tên: Nguyễn Trung Kiên
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Vật Lý
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái

Yên Bái, tháng 01 năm 2022

1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Quy trình và cơng cụ dạy học online hiệu quả trong việc
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở môn Vật lý THPT ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lý
3.Phạm vi áp dụng sáng kiến: Giảng dạy mơn Vật Lí THPT
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ ngày 02 tháng 01 năm 2021
5.Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Trung Kiên
Năm sinh: 07- 06-1985


Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Vật Lý
Chức vụ cơng tác: Tổ phó chun mơn
Nơi làm việc: Trường THPT Hoàng Văn Thụ- Lục Yên- Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Tổ 9 thị trấn Yên Thế - Lục Yên – Yên Bái
Điện thoại: 0946.869.868
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Kể từ khi chiến tranh rời xa đất nước ta, có lẽ chưa bao giờ cả nước lạiđối
mặt với một kẻ thù lớn như hơn một năm vừa qua. Kẻ thù đó chính là Covid19.
Đây là một kẻ thực sự nguy hiểm và có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp khi đã
gieo giắc nỗi sợ hãi khơng chỉ ở nước ta mà trên tồn thế giới. Cách tốt nhất khi
đối đầu với Covid19 đó là mọi người hạn chế tiếp xúc, không tụ tập đơng người
và điều đó đồng nghĩa học sinh phải nghỉ học ở nhà.
Thay vì khoang tay chấp nhận để sự nghiệp học tập của hàng triệu học sinh
tạm dừng thì ngành giáo dục nước nhà đã cùng nhau quyết tâm giúp học sinh
tiếp tục được học ngay tại nhà mình bằng cách tổ chức dạy học online trên
Internet thông qua các nền tảng dạy học trực tuyến và họp trực tuyến như Teams,
Meet, Zoom... Mặc dù dạy học online không phải điều mới lạ trên thế giới nhưng
đối với nền giáo dục nước nhà thì đây phải nói đây là thách thức vô cùng lớn khi
số lượng giáo viên biết đến dạy online đã ít nhưng số lượng giáo viên từng dạy
online và dạy thành cơng thì lại càng ít hơn rất rất nhiều. Ngồi ra để có thể dạy
học online đạt kết quả tốt thì cả giáo viên và học sinh đều cần phải biết cách học
cũng như biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ đi kèm và đặcbiệt giáo viên là chủ
thể chính quyết định sự thành bại.

2


Dạy và học online mặt dù vẫn là dạy học nhưng lại có rất nhiều điểm
khác so với dạy tại lớp. Nếu như trước đây, giáo viên đứng trước mặt tất cả học

sinh, luôn tương tác trực tiếp với học sinh và cảm nhận trực tiếp những phản ứng từ
học sinh gần như liên tục thì nay giáo viên phải đối mặt mới chiếc máy tính vơ
hồn giúp truyền đi hình ảnh và âm thanh của mình đến học sinh mà nhận rấtít
những phản hồi từ phía học sinh. Nếu như trước đây, giáo viên có thể chỉ cầnviên
phấn hoặc cao hơn là soạn bài giảng trên Power Point là có thể tiến hành dạy
học thì nay giáo viên phải biết sử dụng thêm rất nhiều phần mềm hỗ trợkhách.
Hơn nữa để học được một điều mới hoặc thay đổi thói quen đã khó mà lại phải
vừa học, vừa áp dụng ngay lại cịn nhiều thứ một lúc thì càng khó khăn.
Một thách thức nữa cho giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định hiệu quả việc dạy online là sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh. Khi học online, học sinh nhận được ít sự hỗ trợ cũng như sự giám sát từ
giáo viên hơn đồng nghĩa nếu học sinh khơng tích cực và chủ động thì hiệu quả
học tập của học sinh chắc chắn giảm đi so với học trên lớp rất nhiều. Chính vì
vậy, một quy trình dạy học online hiệu quả nhằm tăng tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh đi kèm những công cụ dạy học hiệu quả và dễ sử dụng là
nhu cầu cấp thiết của giáo viên hiện nay.
Sau khi tìm hiểu về tình hình dịch Covid19 cùng với những thơng tin về
việc dạy online trên thế giới, tơi xác định dạy online chính là con đường khơng
chỉ tơi mà cịn là xu hướng của toàn ngành giáo dục Việt Nam cần hướng đến. Hơn
nữa với tôi, dạy học online không chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt kiến thức mà
còn cần tiến đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Chính vì vậy, tơi đã tiến hành tìm hiểu, xây dựng, trải nghiệm nhiều phương án,
giải pháp, công cụ dạy học online khác nhau và một số chúng đã có hiệu quả nhất
định với bộ mơn tơi dạy là Vật lý. Tôi xin được chia sẻ vớicác thầy cô đồng
nghiệp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Quy trình và cơng cụ dạy học
online hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh ở môn Vật lý THPT”
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của biện pháp
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiến hành

dạy học online nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong bộ môn
Vật lý nhằm đề xuất một quy trình dạy học và các cơng cụ hỗ trợđi kèm giúp
nâng cao hiệu quả việc dạy học online cho giáo viên môn Vật lý tại các trường
THPT.
3


2.2. Nội dung giải pháp
Phương pháp dạy học tích cực
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Điều 30.3 luật Giáo dục 2019 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡngphương
pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát
triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào q trình giáo dục.”.
Tính tích cực học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong q trình chiếm lĩnh tri thức.
Tích tích học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra
hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo
nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là
mầm mống của sáng tạo. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như:
hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời củabạn, thích
phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, địi hỏi giải
thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩnăng đã
học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hồn
thành các bài tập, khơng nản trước những tình huống khó khăn…
b. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào hoạt động hóa, tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính

tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực
của người dạy.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách
học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của
thầy.
* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá
những điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,
người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra
theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa
2.2.1

4


nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những
khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên khơng chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà cịn
hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành
động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
* Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Trong các phương pháp học tích cực, chủ động và sáng tạo thì cốt lõi là
phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ
năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực
vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
* Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng

đều tuyệt đối nên để giúp học sinh học tập hiệu quả buộc phải có nhận sự phân
hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được
thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều
được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là mơi trường
giao tiếp thầy - trị, trị - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên
con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong
tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người
học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và
kinh nghiệm sống của người thầy giáo.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,
tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác
trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả họctập, nhất
là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa
các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ
khơng thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc
lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mơ hình hợp
tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần
với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị
Đánh giá có nhiều ý nghĩa với học sinh cũng như với giáo viên. Với học
sinh, đánh giá tạo cơ hội để các em thể hiện các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tóm
tắt, khái quát, hệ thống hoá, vận dụng; tự xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ
5


học tập cũng như những tiến bộ của bản thân; tự điều chỉnh phương pháp học
tập, kiến thức và kĩ năng chuyên môn; tạo động lực phấn đấu. Đặc biệt, việc
khi học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá bằng việc tự đánh giá và đánh
giá chéo với các học sinh khác, sẽ giúp tăng tính khách quan tạo sự tích cực

trong học tập ở học sinh.
Với giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, giáo viên sẽ biết thái độ, mức độ
hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như những tiến bộ của sinh viên; phân loại sinh
viên, có biện pháp giúp đỡ phù hợp; tự đánh giá hiệu quả giờ dạycủa bản thân về
nội dung, phương pháp dạy học để có sự điều chỉnh cần thiết.
2.2.2. Phương pháp dạy học 5E
a. Lịch sử phương pháp 5E
Mơ hình giảng dạy theo phương pháp 5E ra đời năm 1987. Nó được phát
triển bởi tác giả Rodger W. Bybee cùng cộng sự của mình trong tổ chức giáo dục
Nghiên cứu giáo trình dạy Sinh học (BSCS – Biological Sciences Curriculum
Study), tại bang Colorado, Mỹ. 5E được phát triển dựa trên lý thuyết kiến tạo
(constructivism) về học tập.
Theo phương pháp 5E, người học sẽ cùng nhau xây dựng kiến thức, chủ
động khám phá các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Lúc
đầu, nhóm nghiên cứu xây dựng phương pháp 5E chỉ để nhằm giúp học sinh học
môn sinh học thực nghiệm dễ dàng hơn. Sau đó, phương pháp 5E được áp dụng
rộng trong nhiều mơn khoa học khác như tốn, cơng nghệ, kỹ thuật. Nó được áp
dụng phổ biến đến tận ngày nay trong các phương pháp dạy học hiện đại, điển
hình như STEAM.
b. Các bước của phương pháp dạy học 5E
Gắn kết (Engagement): Trong giai đoạn đầu của chu kỳ học tập, giáo viên
làm việc để đạt được sự hiểu biết về kiến thức sẵn có của học sinh và xác định
bất kỳ khoảng trống kiến thức nào. Điều quan trọng là khuyến khích quan tâm
đến các khái niệm sắp tới để học sinh có thể sẵn sàng tìm hiểu. Giáo viên có thể
làm cho học sinh đặt câu hỏi mở hoặc ghi lại những gì họ đã biết về chủ đề.
Thơng qua các hoạt động đa dạng, giáo viên thu hút sự chú ý và quan tâm của
học sinh, tạo không khí trong lớp học, học sinh cảm thấy có sự liên hệ và kết nối
với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. Giai đoạn này cho phép học sinh
gắn kết, liên hệ lại với các trải nghiệm và quan sát thực tế mà các em đã có trước
đó. Trong bước này, các khái niệm mới cũng sẽ được giới thiệu chocác em.

Khảo sát (Exploration): Trong giai đoạn này, học sinh được chủ động
khám phá các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Giáo viên
6


cung cấp những kiến thức hoặc những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng,
dựa vào đó các kiến thức mới có thể được bắt đầu. Giai đoạn này, học
sinh sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được
chuẩn bị sẵn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động như
quan sát, làm thí nghiệm, thiết kế, thu số liệu.
Giải thích (Explanation): Ở giai đoạn này, giáo viên sẽ hướng dẫn học
sinh tổng hợp kiến thức mới và đặt câu hỏi nếu họ cần làm rõ thêm. Giáo viên
tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm
hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khám phá. Ở bước này, giáo viên có thể
giới thiệu các thuật ngữ mới, khái niệm mới, công thức mới, giúp học sinh kết
nối và thấy được sự liên hệ với trải nghiệm trước đó. Để giai đoạn này có hiệu
quả, giáo viên nên yêu cầu học sinh chia sẻ những gì mà các em đã học được
trong giai đoạn Khám phá trước khi giới thiệu thông tin chi tiết một cách trực
tiếp hơn.
Áp dụng cụ thể (Elaborate): Giai đoạn này tập trung vào việc tạo cho
học sinh có được khơng gian áp dụng những gì đã học được. Giáo viên giúp học
sinh thực hành và vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Giải thích, giúp
học sinh làm sâu sắc hơn các hiểu biết, khéo léo hơn các kỹ năng, và có thể áp
dụng được trong những tình huống và hồn cảnh đa dạng khác nhau. Điều này
giúp các kiến thức trở nên sâu sắc hơn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình
bày chi tiết hoặc tiến hành khảo sát bổ sung để củng cố các kỹ năng mới. Giai
đoạn này cũng nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức trước khi đượcđánh giá
thông qua các bài kiểm tra.
Đánh giá (Evaluation): Mô hình 5E cho phép đánh giá chính thức (dưới
dạng các bài kiểm tra) và phi chính thức (dưới dạng những câu hỏi nhanh).

Trong giai đoạn này, giáo viên có thể quan sát học sinh thơng qua các hoạt động
nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn để xem sự tương tác trong quá trình học. Cũng cần lưu
ý là học sinh tiếp cận các vấn đề theo một cách khác dựa trên những gì họ học
được. Các yếu tố hữu ích khác của Giai đoạn đánh giá bao gồm tự đánh giá, bài
tập viết và bài tập trắc nghiệm, hoặc các sản phẩm. Ở đây, giáo viên sẽlinh hoạt
sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng để nhận biết quá trình nhận thức và khả
năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnhvà hỗ trợ học
sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.
2.2.3 Dạy học online
a. Thế nào là dạy học online?
7


Dạy học online (hay còn gọi là dạy học trực tuyến). Là phương thức học ảo
thơng qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở
nơi khác. Trên máy chủ có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm
cần thiết để có thể hỏi / yêu cầu / ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo
viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng
hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
b. Một số hình thức dạy học online
Dạy học thơng qua các video ghi hình lại các bài giảng của giáo viên.
Hình thức học này khơng có sự tương tác, phản hồi giữa giáo viên và học sinh.
Dạy học thông qua bài giảng điện tử E-leaning được thiết kế với tính tương tác
cao. Hình thức học này có sự tương tác, phản hồi giữa học sinh và bài giảng
được thiết kế bởi giáo viên.
Dạy học thông qua các phần mềm kết nối âm thanh, hình ảnh và dữ liệu
trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Hình thức học này có sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh nhưng chủ yếu là về âm thanh và hình ảnh nhưng ít có sự tương
tác giữa học sinh và bài giảng. Đây cũng là cách dạy được các trường sử dụng
nhiều nhất trong đợt dịch Covid19.

2.2.4 Một số vấn đề dạy học online
2.2.4.1 Ưu nhược điểm của phần mềm tổ chức dạy học online
a.Microsoft Teams
Một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụtích hợp
với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ MicrosoftOffice và
Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩmkhơng phải
của Microsoft.
* Ưu điểm
Giao diện phần mềm MS Teams có tiếng Việt.
Cộng đồng người sử dụng lớn nên dễ tìm được sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc vấn
đề gặp phải khi sử dụng.
Tính năng vơ cùng phong phú bao gồm từ quản lý nhóm lớp, giao bài tập, bài
kiểm tra, chấm điểm tự động bài tập, dạy học hội họp trực tiếp.
Có chia sẻ màn hình máy tính, màn hình PowerPoint… khi dạy học, hội thảo
online.
Có thể cài thêm các tiện ích (tính năng) mở rộng từ kho phần mềm của Office365.
Có app trên cả máy tính, điện thoại Android và iOS.
* Nhược điểm
8


Cần phải mua Office365 hoặc có tài khoản dành cho giáo dục để sử dụng.
Quá nhiều tính năng nên một số thầy cơ gặp khó khăn.
Việc thêm học sinh, thành viên vào nhóm hơi khó khăn vì địi hỏi học sinh,
thành viên đó cũng phải có tài khoản Office365 cùng miền.
b.Zoom Cloud Meeting
Một giải pháp hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận
nhóm hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử
dụng. Lớp học trực tuyến thường sử dụng Zoom vì tính năng tiện lợi hỗ trợ hình
ảnh, video, âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên hệ điều hành

Windows, Mac, IOS và Android.
* Ưu điểm
Nền tảng sử dụng miễn phí (Tham gia tối đa 50 người / lớp học).Sử dụng
được trên điện thoại + máy tính.
Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp họp trực tuyến,
học trực tuyến thường xuyên.
Chất lượng rõ nét, ổn định, không bị gián đoạn đường truyền. Chia sẻ
Video + hình ảnh qua Tin nhắn chất lượng.
Làm việc thông qua 3G/4G/ Wifi.
Kết bạn hay mời bạn bè sử dụng thông qua email.
* Nhược điểm
Việc sử dụng miễn phí được giới hạn trong các cuộc họp trên đám mây từ 40 phút
trở xuống nên không đủ một tiết học.
Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ hơn.Việc đặt
lịch và đăng nhập học khó khăn.
Có nguy cơ lộ thông tin cá nhân.
Người dạy và người học dễ bị đẩy ra ngoài.
c. Google Meet
Google Hangouts Meet, Google Meet hay chỉ Meet - Tất cả đều là một.Đây là
một phần mềm giúp tạo hội thảo online, họp online và học trực tuyến qua video.
*Ưu điểm
Rất dễ sử dụng, có giao diện tiếng Việt.Đặt lịch
và đăng nhập rất dễ dàng.
Có tích hợp chia sẻ màn hình (tồn màn hình hoặc một cửa sổ cụ thể như
PowerPoint…)
Các cuộc họp lớn hơn, cho tối đa 250 người tham gia mỗi cuộc gọi Phát trực
tiếp tới 100.000 người xem trong một miền
9



Khả năng ghi lại các cuộc họp và lưu chúng vào Google Drive với tài toản trả
phí.
Chất lượng chia sẻ ổn định.
Có app trên cả máy tính, điện thoại Android và iOS.
*Hạn chế
Khơng nhiều tính năng như Zoom hoặc MS Teams.Khơng
share trực tiếp âm thanh trên máy tính.
2.2.4.2 Các ứng dụng tổ chức dạy học chỉ là phần mềm họp
nên giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn
* Giáo viên và học sinh ít tương tác
Giáo viên chỉ tương tác với học sinh thông qua phản hồi bằng lời và hình ảnh
(chất lượng khơng cao).
Khi giáo viên chia sẻ bài giảng thì học sinh chủ yếu nhìn thấy bài giảngchia sẻ
chứ khơng cịn nhìn thấy mặt giáo viên và giáo viên cũng khơng cịn nhìn thấy
mặt học sinh.
* Giáo viên gặp khó trong việc kiểm sốt được chất lượng học tập
Giáo viên khó biết được thái độ học tập của học sinh trong khi học nhưcó nghe
bài hay khơng, có ghi chép bài hay khơng, có làm việc riêng hay khơng.
Giáo viên khó biết được kết quả học tập của học sinh như học sinh có hiểu bài
hay khơng, có làm được bài hay khơng.
Giáo viên phải áp dụng rất nhiều cách thủ cơng để kiểm sốt học sinh như:
+ Yêu cầu học sinh bật webcam 100% rồi liên tục kiểm tra xem học sinh ngồi
học như thế nào, có nhìn màn hình hay khơng. Tuy vậy, giáo viên cũng khơng
thể biết được trên màn hình học sinh bật cái gì, có tiếp thu bài hay khơng. Hơn
nữa việc này gây ra hiện tượng giảm chất lượng đường truyền nên hình ảnh bài
giảng bị mờ, bị giật khiến học sinh khó quan sát.
+ Yêu cầu học sinh đưa vở ra để kiểm tra chất lượng ghi chép bằng cáchyêu cầu
học sinh đưa vở lên webcam. Việc này chỉ kiểm tra được rất ít học sinh trong lớp.
Hơn nữa chất lượng hình ảnh webcam là rất thấp nên giáo viên khó quan sát.
* Khơng phát huy được ưu thế về công nghệ của dạy học online

Ưu thế lớn nhất của công nghệ là nhanh và rộng. Nhanh là thực hiện các
công việc thật nhanh. VD: Trước để ra 1 bài kiểm tra rồi chấm hết cả lớp mất rất
nhiều thời gian thì giờ học sinh làm bài test online chỉ cần gửi nộp bài là có kết
quả. Rộng là có thể thực hiện trên diện rộng hay số lượng lớn. VD: Trước để lấy
nhận xét của học sinh về một hiện tượng Vật lý thì chỉ hỏi được một vài bạn
trong lớp nhưng khi dạy online là 100% học sinh. Tuy nhiên hầu hết ít giáo viên
10


có thể tận dụng được những ưu thế này. Giáo viên hầu như mớichỉ biết sử dụng
các ứng dụng họp để dạy học nên chỉ sử dụng được các tính
năng của ứng dụng. Giáo viên ít nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, đào tạo sử dụng
các phần mềm hỗ trợ cũng như các phương pháp hay quy trình dạy học online
hiệu quả.
2.3 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp
2.3.1 Quan điểm của tác giả
Xây dựng một quy trình dạy học online nhằm hướng đến việc phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo dưới sự hỗ trợ của những ứng dụng tin học mang tiêu
chí là:
+ Phổ biến trong ngành giáo dục: Có thể sử dụng ngay hoặc có nhiều người để
hỏi, hỗ trợ.
+ Dễ sử dụng: Giáo viên và học sinh không mất thời gian nhiều để học cách sử
dụng.
+ Hoạt động được và ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau: Học sinh sử dụng
thiết bị học khơng giống nhau (trình duyệt Chrome, Firefox hoặc Cốc cốc;
Android; IOS...)
2.3.2 Quy trình dạy học online
a.Chuẩn bị mơi trường dạy học phù hợp
Với các giáo viên đã có tài khoản Office 365 theo nhà trường thì Teamslà lựa
chọn tốt nhất.

Với các giáo viên THPT không muốn tốn kém chi phí thì Meet là lựa chọn
tốt nhất vì dù ứng dụng này ít tính năng hơn nhưng vẫn đủ dùng. Ưu thế của ứng
dụng này là chất lượng chia sẻ ổn định, lại là một ứng dụng của Google nên học
sinh gần như không cần lập thêm tài khoản và ứng dụng này liên kết với rất
nhiều ứng dụng khác trong hệ sinh thái Google. Giáo viên có thể dễ dàngthiết lập
các lớp học, lịch học để học sinh tham dự và chỉ cần thiết lập 1 lần.
Giáo viên cần gửi cho học sinh một bản hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ứng dụng
tổ chức dạy học và những lưu ý, những yêu cầu và các quy tắc học để học sinh
và giáo viên có sự thống nhất ngay từ đầu. VD: Phải chuẩn bị bài trước khi bắt
đầu giờ học; Vào lớp đúng giờ để kịp làm bài test 5 phút đầu giờ; Khi giáo viên
gọi thì sau 3 lần không trả lời là bị coi như trốn tiết; Cách thức để làm việc nhóm
hiệu quả...
b.Tiết dạy 45 phút đóng ứng dụng phương pháp 5E
Bước 1: cuẩn bị cho tiết học
11


Giáo viên gửi trước cho học sinh bản Hướng dẫn học để thông báo cho học sinh
những việc cần thực hiện để chuẩn bị cho buổi học:
+ Xem lại những kiến thức đã học, làm các bài tập về nhà.
+ Đọc trước bài mới, xem các tài liệu liên quan.
+ Những yêu cầu khác (nếu có).

Ảnh 1: Nội dung một bản hướng dẫn học
Bước 2: Mở đầu, gắn kết (Bước 1 của 5E) - Thời gian: 10 phút.
Ngay đầu giờ, giáo viên gửi link bài test online nhanh đầu giờ với các mục tiêu
là:
+ Điểm danh đầu giờ dựa trên danh sách nộp và thời điểm nộp.
+ Kiểm tra kết quả việc thực hiện trước tiết học (3 câu).
+ Kết nối với bài mới (2 câu).

Các câu hỏi trong bài test nên là tự luận. Điều này có 2 ưu điểm là kiểm tra
được kiến thức thực của học sinh và tiết kiệm thời gian chuẩn bị của giáo viên.
Tên học sinh để ở chế độ lựa chọn theo danh sách mà giáo viên điền trước để
thuận lợi cho việc điểm danh.
Phần kết nối bài mới, giáo viên nên sử dụng video hoặc ảnh liên quan
đến hiện tượng vật lý sẽ học trong bài và yêu cầu học sinh dự đoán. VD: Với bài
12


định luật Sác-lơ (đẳng tích), giáo viên có thể chiếu hình ảnh một người cho quả
bóng bay vào nước nóng và đưa câu hỏi thứ nhất là: “Em hãy dự đốn điềugì sẽ
xảy ra và giải thích?”. Câu hỏi thứ hai là: “Để khẳng định được những
điều em đã dự đoán là đúng hay sai, chúng ta sẽ cần phải khảo sát sát được mối
quan hệ gì trong tiết học này?”
Sau khi bài test kết thúc, giáo viên sẽ kiểm tra nhanh các câu trả lời của học sinh
và lựa chọn những dự đoán đúng hướng nhất để đọc lên rồi sau đó thống nhất
với cả lớp về mục tiêu của tiết học.
➢ Khảo sát, khám phá (Bước 2 của 5E) - Thời gian: 15 đến 20 phút
Từ mục tiêu của bài học, cho học sinh tự xây dựng phương án tìm hiểu
trong khoảng 3 phút và sau đó tự tìm kiếm kiến thức. Để thu thập kết quả nhanh,
giáo viên sẽ gửi một link forms giúp học sinh có định hướng trả lời và dễ dàng
gửi lại kết quả. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể hỗ trợ khi học sinh hỏi
nhưng không giải đáp vấn đề.
Giáo viên có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân. Chú ý theo nhóm, giáo
viên sẽ phân cơng nhóm từ trước và lập nhóm trao đổi trên group chat Facebook
hoặc trên Zalo. Nếu làm nhóm, trong link forms sẽ có cả mục học sinh tự đánh
giá lẫn nhau.
VD: Với bài định luật Sác-lơ (đẳng tích), giáo viên sẽ yêu cầu học sinhtìm kiếm
trên qua google hoặc trên youtube những video để cho thấy mối quanhệ giữa áp
suất và nhiệt độ của một khối khí rồi gửi link vào forms. Sau đó dựatrên những

video thu thập được, học sinh đưa ra các nhận xét, kết luận và những dự đoán về
quy luật quan hệ giữa thể tích và áp suất.

Ảnh 2: Link forms gửi cho học sinh
13


➢ .Giải thích - Thời gian: 5 đến 10 phút
Gọi những cá nhân hoặc những nhóm (cử một bạn đại diện) thuyết trìnhvề kết quả
thực hiện của nhóm, đưa ra những giải thích theo ý hiểu của mình. Sau đó, giáo
viên yêu cầu các các nhân khác hoặc nhóm khác nhận xét, đánh giá và so sánh
với kết quả của bạn đó hoặc nhóm đó.
Từ những kết quả của tất cả học sinh, giáo viên sẽ tổng kết và thống nhất để xây
dựng kết luận, quy luật chung.
Yêu cầu học sinh ghi đầy đủ những kết luận, công thức, ghi chú quan
trọng.
* Áp dụng - Thời gian: 5 đến 10 phút
Giáo viên cho học sinh sử dụng các kiến thức đã được thống nhất để
đánh giá lại câu trả lời của mình ở phần Mở đầu. Ngồi ra, giáo viên trình chiếu
những ví dụ và gọi học sinh giải thích hoặc gửi 1 link test online để kiểm tra
nhanh toàn bộ lớp.
* Đánh giá
Dựa trên các kết quả thu được thông qua các link test, giáo viên đánh giá được
sự tham gia của từng học sinh cũng như kết quả học tập của từng học sinh. Giáo
viên sẽ nhập vào một file tổng hợp chung hoặc để nguyên rồi gửi cho học sinh.
* Kết thúc buổi học
Gửi học sinh file Những việc cần thực hiện để chuẩn bị cho buổi học của tiết học
tiếp theo.
Nhắc học sinh gửi link nộp ảnh chụp vở qua link forms.
c.Tiết dạy 45 phút mở ứng dụng phương pháp 5E

Thích hợp với các kiến thức mà học sinh có thể làm thí nghiệm thực tế tại
ngay tại nhà và nên áp dụng cho nhóm.
Giai đoạn Mở đầu, gắn kết cùng với giai đoạn Khảo sát, khám phá được
đẩy hết về giai đoạn Chuẩn bị cho tiết học. Trong tài liệu Những việc cần thực
hiện để chuẩn bị cho buổi học, giáo viên gửi sẵn những hình ảnh, video và câu
hỏi gợi mở để định hướng cho học sinh và yêu cầu học sinh tự tìm kiếm, xây
dựng phương án và tiến hành các thí nghiệm chứng minh. Học sinh sẽ dùng máy
quay để ghi lại hình ảnh và xây dựng bản báo cáo theo nhóm.
Buổi học sẽ bắt đầu từ giai đoạn Giải thích bằng việc u cầu các nhóm học sinh
trình bày kết quả của mình. Các nhóm cịn lại sẽ đặt câu hỏi và đánh giá nhóm
trình bày vào link tổng kết mà giáo viên gửi. Tất cả các nhóm sẽ đều được trình
bày và đều được đánh giá. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổng kết kết

14


quả đánh giá và thống nhất lại các kết luận về kiến thức đã học. Hai giai đoạn
cịn lại khơng thay đổi so với tiết dạy 45 phút đóng.
2.3.3 Các giải pháp hỗ trợ giúp quy trình dạy online thành cơng và tốn ít cơng
sức cho giáo viên
2.3.3.1Giải pháp lưu trữ và gửi các file tài liệu tiết kiệm thời gian
Lập 1 folder chung trên One Drive (giáo viên có tài khoản 365) hoặc
Google Drive để lưu tất cả các tài liệu ở trong đó. Folder được để ở chế độ
những người có mail đăng ký (học sinh) mới vào xem được nhưng khơng xóa
được. Điều này giúp tiết kiệm công sức gửi đi gửi lại giữa giáo viên và học sinh.
Giáo viên cũng nên tạo sẵn một file Excel sẵn ở trong folder chung để chứa tất
cả các đường link test mà giáo viên gửi tránh việc gửi đi gửi lại giữa giáo viên và
học sinh khi học sinh quên hoặc nhầm.

Hình 3: Hồ sơ dạy tạo trên One Driver


Hình 4: File hướng dẫn học

Hình 5: Nội dung bên trong file Tổng hợp link Test Online
2.3.3.2Giải pháp sử dụng forms để điểm danh ngay lập tức
Để các bài test online có thể thúc đẩy sự tích cực của học sinh thì việc giáo viên
có thể biết ngay học sinh hoặc nhóm nào cịn chưa thực hiện là vơ cùng quan trọng.
Tuy nhiên chúng ta khơng thể ngồi tích dấu theo danh sách được.

15


Để điểm danh nhanh, điều đầu tiên là giáo viên sẽ lựa chọn chế độ trắc nghiệm
và điền sẵn danh sách học sinh vào phần phương án lựa chọn. Để tránh mất khơng
gian trong bài thì giáo viên nên chọn chế độ Menu thả xuống.

Hình 6: Chế độ Menu thả xuống trên Forms Office365

Hình 7: Chế độ Menu thả xuống trên Forms Googledriver
Để điểm danh trên Forms Office365 rất đơn giản. Giáo viên chỉ cần vào phần
Phản hồi là có thể kiểm tra được bạn nào đã nộp bạn nào chưa.

Hình 8: Cách xem điểm danh trên Forms Office365
(0 là chưa điểm danh, 1 là điểm danh 1 lần)

16


Để điểm danh được những học sinh đã thực hiện Forms Google thì phứctạp hơn,
giáo viên cần cần vào link để mở file ExcelOnline (có

thể tải về máy để sử dụng lâu dài). Sau đó, giáo viên điền vào cột
vàng (Danh sách học sinh đầy đủ) danh sách học sinh lớp mình muốn điểm danh
giống hệt với danh sách học sinh đã được điền vào Forms. Sau đó mở fileExcel
chứa kết quả người thực hiện Forms rồi Copy danh sách những học sinh đã trả
lời và Paste vào file Excel ở phần cột hồng. Phần ô xanh sẽ cho biết thông tin
những học sinh đã thực hiện link Forms bao nhiêu lần.

Hình 9: Kết quả điểm danh trên file Excel
2.3.3.3Giải pháp thu được ảnh chụp vở học sinh nhanh bằng Forms
Để kiểm tra chất lượng ghi bài của học sinh, giáo viên tiện thường hay sử dụng
một số cách sau:
+ Lập folder trên Google Drive hoặc One Drive rồi yêu cầu học sinhupload ảnh
chụp vở lên.
+ Yêu cầu học sinh gửi thẳng lên các group chat trong Teams,Messenger
Facebook, Zalo...
Tuy nhiên, cách thức này có những vấn đề là:
+ Mất thời gian trong việc điểm danh số học sinh đã thực hiện.
+ Học sinh có thể xem bài nộp của nhau.
+ Học sinh có thể xóa bài của nhau.
Tuy nhiên, các vấn đề này có thể được giải quyết ngay khi sử dụng chức năng Tải
tệp lên trong Forms của 365 và Google. Lựa chọn loại tệp là Ảnh, số lượng là 10
vì có thể học sinh cần gửi nhiều file ảnh cùng 1 lúc. Do ảnh có thể nặng nên vào
mục Thay đổi để tăng dung lượng chứa ảnh.
17


Hình 10: Thiết lập lấy ảnh trên Forms 365

Hình 11: Thiết lập số ảnh và dung lượng max


Hình 12: Thiết lập lấy ảnh trên Forms của Google

18


Hình 13: Thiết lập dung lượng chứa ảnh
Lưu ý: Sau khi kiểm tra kết quả nộp bài của học sinh xong, giáo viên cần vào
folder chứa ảnh học sinh nộp để xóa nhằm tránh việc đầy dung lượng. Folder ảnh
nằm cùng với file Excel chứa kết quả.
2.3.3.4Giải pháp tạo tường note để kích thích tư duy và sáng tạo
Giáo viên có thể lập 1 bức tường ảo mà bất kì người nào được chia sẻ đều có thể
viết bất kì thứ gì lên đó giống như một bức tường giấy note.
Để tạo được bức tường ảo này, giáo viên cần vào trang web: />hoặc app Padlet. Đăng nhập bằng tài khoản google và làm theo các bước dưới
đây.

Hình 14: Đăng nhập bằng tài khoản Google

Hình 15: Lập một tường mới bằng nút Tạo Pablet

19


Hình 16: Chọn mẫu Pablet phù hợp

Hình 17: Đặt tiêu đề, điền mô tả rồi nhấn Tiếp theo,rồi
nhấn Bắt đầu đăng bài

20



Hình 18: Copy đường link và gửi cho học sinh
Thay vì khoang tay chấp nhận để sự nghiệp học tập của hàng triệu học sinh
tạm dừng thì ngành giáo dục nước nhà đã cùng nhau quyết tâm giúp học sinh tiếp
tục được học ngay tại nhà mình bằng cách tổ chức dạy học online trên Internet
thông qua các nền tảng dạy học trực tuyến và họp trực tuyến như Teams, Meet,
Zoom... Mặc dù dạy học online không phải điều mới lạ trên thế giới nhưng đối
với nền giáo dục nước nhà thì đây phải nói đây là thách thức vơ cùng lớn khi số
lượng giáo viên biết đến dạy online đã ít nhưng số lượng giáo viên từng dạy
online và dạy thành cơng thì lại càng ít hơn rất rất nhiều. Ngồi ra để có thể dạy
học online đạt kết quả tốt thì cả giáo viên và học sinh đều cần phải biết cách học
cũng như biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ đi kèm và đặc biệt giáo viên là chủ
thể chính quyết định sự thành bại.
Dạy và học online mặt dù vẫn là dạy học nhưng lại có rất nhiều điểm
khác so với dạy tại lớp. Nếu như trước đây, giáo viên đứng trước mặt tất cả học
sinh, luôn tương tác trực tiếp với học sinh và cảm nhận trực tiếp những phản ứngtừ
học sinh gần như liên tục thì nay giáo viên phải đối mặt mới chiếc máy tính vơ
hồn giúp truyền đi hình ảnh và âm thanh của mình đến học sinh mà nhận rấtít
những phản hồi từ phía học sinh. Nếu như trước đây, giáo viên có thể chỉ cầnviên
phấn hoặc cao hơn là soạn bài giảng trên Power Point là có thể tiến hànhdạy học
thì nay giáo viên phải biết sử dụng thêm rất nhiều phần mềm hỗ trợ khách. Hơn
nữa để học được một điều mới hoặc thay đổi thói quen đã khó màlại phải vừa
học, vừa áp dụng ngay lại cịn nhiều thứ một lúc thì càng khó khăn.
Một thách thức nữa cho giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định hiệu quả việc dạy online là sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh. Khi học online, học sinh nhận được ít sự hỗ trợ cũng như sự giám sát từ
giáo viên hơn đồng nghĩa nếu học sinh khơng tích cực và chủ động thì hiệu quả
học tập của học sinh chắc chắn giảm đi so với học trên lớp rất nhiều. Chính vì
vậy, một quy trình dạy học online hiệu quả nhằm tăng tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh đi kèm những công cụ dạy học hiệu quả và dễ sử dụng là
nhu cầu cấp thiết của giáo viên hiện nay.


21


3. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Sáng kiến tập trung nghiên cứu thực trạng việc dạy học online môn Vật lý ở
các trường THPT tại nơi mà học sinh được tiếp cận Internet trong đợt dịch
Covid19 vừa qua.
Kết quả sáng kiến kinh nghiệm có được từ thực tế dạy học online môn Vật
lý của bản thân tác giả và đồng nghiệp với tác giả ở trường THPT Hoàng Văn
Thụ - Lục n. Ngồi ra, tác giả có đối chiếu, tham khảo với nhiều đồng nghiệp
ở nhiều trường khác cũng như trên cả nước thông qua các diễn đàn trên mạng
Internet. Vì vậy, theo các mức độ khác nhau, những biện pháp từ sáng kiến này
có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều trường trên cả nước với môn Vật lý. Hơn nữa,
dây cũng là nguồn tham khảo cho các bộ mơn khác vì sáng kiến này được viết
theo dạng giải pháp đối với từng vấn để giúp tăng tính linh hoạt.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện
pháp
Trên đây là quy trình dạy học và các giải pháp hỗ trợ mà tôi đã áp dụng trong
thời gian dạy học online của tôi từ đợt nghỉ dịch Covid19 lần 1 đến hiện tại. Qua
kết quả thu được, tôi nhận thấy việc áp dụng quy trình dạy học và các giải pháp
hỗ trợ mang lại những hiệu quả như sau:
4.1 Giáo viên khơng mất thời gian trong việc kiểm sốt hành vi học
sinh như phải yêu cầu học sinh bật camera để xem học sinh có ngồi đúng tư thế
khơng, có nhìn cơ hay khơng, có ngồi ăn hay khơng, có vào đúng giờ hay
không... Giáo viên chỉ cần gửi link để học sinh thực hiện và theo dõi kết quả.
Công cụ điểm danh giúp giáo viên nhanh chóng gửi lời khen, đánh giá nhanh với
những học sinh đã hoàn thành và nhắc nhở, động viên, thúc giục những học sinh
chưa thực hiện. Công cụ thu ảnh vở ngay cuối giờ giúp giáo viên biết chính xác học
sinh có theo dõi bài hay không. Chỉ những học sinh tập trung theo dõivà ghi chép

đầy đủ thì mới có thể gửi lại ngay ảnh chụp vở ghi.
4.2 Giáo viên khơng cịn đóng vai trị là người tìm kiếm tư liệu dạy
học gửi cho học sinh mà chính học sinh lại tìm kiếm tư liệu dạy học. Thông qua
những tư liệu dạy học mà học sinh, sự chủ động làm tăng tính tích cực của học
sinh. Những thí nghiệm, những bài viết mà học sinh tìm được thập trí cịn phong
phú, hấp dẫn hơn những thí nghiệm, những bài việc của giáo viên. Các tiết học vì
thế cũng nhẹ nhàng, vui vẻ và hấp dẫn hơn.
Để có thể đánh giá mức độ khả thi của quy trình dạy học và các giải pháp,
tơi đã tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng với tổng số học sinh
tham gia là 165 học sinh.

22


Hình 19: Mẫu phiếu khảo sát

23


Mức độ
5
Mức độ chuẩn bị bài
trước khi buổi học 0%
online diễn ra như thế
nào?
Em được thầy/cô gọi
phát biểu hoặc làm
báo cáo qua link
8%
online nhiều như thế

nào?
Em tham gia vào quá
trình xây dựng các 0%
kiến thức được học
mức độ nào?
Em ghi bài đầy đủ
42%
mức độ nào?
Em có thích
học
15%
online khơng?

4

3

2

1

12%

24%

55%

9%

22%


39%

27%

4%

25%

33%

42
%

0%

24%

20%

14%

0%

27%

35%

17%


6%

Hình 20: Kết quả khảo sát trước khi áp dụng

Mức độ
5
4
3
Mức độ chuẩn bị bài
trước khi buổi học
24%
25%
35%
online diễn ra như thế
nào?
Em được thầy/cô gọi
phát biểu hoặc làm
báo cáo qua link
82%
18%
0%
online nhiều như thế
nào?
Em tham gia vào quá
trình xây dựng các 32%
35%
33%
kiến thức được học
mức độ nào?
Em ghi bài đầy đủ

65%
26%
9%
mức độ nào?
Em có thích học
27%
43%
25%
online khơng?
Hình 21: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng

2

1

16%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%


5%

0%

24


Sau khi thực hiện giải pháp có thể thấy chất lượng tham gia học tập ,hiệu quả
học tập , tính chủ động của học sinh, mức độ hứng thú qua các bài dạy online đã
được tăng lên đáng kể.
Không chỉ vậy mà thơng qua kết quả khảo sát ta cịn thấy được các em đã có sự
tiến bộ trong học tập, khơng cịn học sinh kém, học sinh yếu ngày càng giảm, học
sinh khá - giỏi ngày càng tăng lên. Cụ thể như sau:

11A3

0

1

1

3

14

17

19


25

11A2

GI ỎI

KHÁ

TRUNG BÌ NH

YẾU

Biểu đồ thể hiện kết quả HS ở 2 lớp thực nghiệm (11A2) và lớp đối chứng(11A3)

25
20
15

10
5
0
Giỏi

Khá

Trung bình
12A3

Yếu


12A4

Biểu đồ thể hiện kết quả HS ở 2 lớp thực nghiệm (12A3) và lớp đối
chứng(12A4)

25


×