Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sáng kiến một số bp rèn phát âm chuẩn phụ âm n, l cho trẻ tại lớp 5 tuổi a1 (ngà)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 22 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN
Giáo dục mầm non là bậc thang đầu tiên tạo nền móng cho những bậc thang
tiếp theo của cuộc đời mỗi con người. Ở thời kỳ này, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
ở trường mầm non là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu trẻ có vốn từ
phong phú, trẻ khơng nói ngọng sẽ giúp cho việc giao tiếp của trẻ với bạn cùng
lứa tuổi, với người lớn được thuận tiện hơn.
Hiện nay, việc nói và viết có sự nhầm lẫn giữa chữ cái l, n là một hiện tượng
tương đối phổ biến tại các huyện trong tỉnh Bắc Giang nói chung và xã Trường
Giang nói riêng. Hiện tượng phát âm nhầm lẫn chữ cái l, n từ lâu đã được coi là
một hiện tượng lệch chuẩn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Nếu không sửa kịp thời
để lâu ngày sẽ hình thành thói quen khó sửa và có ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ
ràng của lời nói khi phát ngôn của trẻ.
Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi
A1. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tơi phát hiện trong lớp có nhiều trẻ nói
ngọng, phát âm nhầm lẫn nhất là phụ âm “l, n”, nhận thức của người dân khơng
đồng, họ chưa chú ý tới mình nói đúng hay sai. Chính vì thế trẻ sống trong mơi
trường đó khơng thể tránh khỏi cách phát âm chưa chuẩn.
Nhận thức được vấn đề nêu trên khiến tôi băn khoăn trăn trở làm sao để đảm
bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường như kế hoạch đã đề ra ? Đặc
biệt, làm như thế nào có thể sửa lỗi nói ngọng phụ âm “l, n” cho trẻ, giữ gìn vốn
văn hóa của dân tộc, sự trong sáng của tiếng việt để trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào lớp
1. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn phụ
âm l, n cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1” tại trường Mầm non Trường Giang.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra biện pháp để rèn phát âm chuẩn phụ âm n, l cho trẻ
tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường Mầm non Trường Giang một
cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bổ trợ rèn trẻ kĩ năng diễn đạt
tiếng, từ, câu rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp.



2

Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn trẻ phát
âm chuẩn phụ âm n, l là rất quan trọng, biết phối hợp với giáo
viên, nhà trường trong việc rèn thêm cho trẻ khi ở nhà.
Giáo viên cùng lớp sinh sống tại vùng “ngọng phương ngữ”
có thể tự sửa lỗi nói ngọng trong giao tiếp hàng ngày.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1, Trường mầm non Trường Giang, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2. Phạm vi nghiên cứu
Rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường
mầm non Trường Giang, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.
Thời gian nghiên cứu từ 9/2021 đến tháng 4/2022 (năm học 2021- 2022).
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm ra một số vấn đề và giải pháp liên quan đến việc “Rèn phát âm chuẩn
phụ âm l, n cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1” Trường mầm non Trường
Giang, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
qt những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện cảm
xúc của trẻ trong và sau khi giao tiếp.
+ Nghiên cứu qua đàm thoại: Trong giao tiếp với trẻ và giáo viên cùng lớp.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n cho trẻ tại lớp

mẫu giáo 5-6 tuổi A1” Trường mầm non Trường Giang giúp đã cho trẻ
cách phát âm chuẩn phụ âm “n, l” không bị nhầm lẫn, giúp trẻ phát hiện được bạn


3

phát âm sai, biết cách sửa cho bạn. Qua đó cùng phụ huynh học sinh, đồng nghiệp
tìm ra những biện pháp đổi mới, sáng tạo về cách rèn, tạo hứng thú cho trẻ tham
gia tích cực vào hoạt động.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Tiếng nói là thứ của cải vô
cùng
lâu
đời và quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng
nó,
làm
cho

phổ biến ngày càng rộng khắp”. Trong lý luận về chuẩn mực
ngôn
ngữ
trong
hoạt động giao tiếp được các nhà nghiên cứu nêu 3 đặc trưng cơ
bản
như

3
tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt đó là tính chính xác, tính

đúng
đắn

tính thẩm mỹ.
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp rất quan
trọng. Nhờ có ngơn ngữ mà trẻ có thể bày tỏ những tâm tư,
nguyện vọng của mình để người lớn nắm bắt, hướng dẫn và giáo
dục trẻ. Ngôn ngữ cịn là cơng cụ để trẻ học tập và vui chơi trao
đổi cùng cô và bạn trong những hoạt động ở trường mầm non
hay sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi
lúc.
Ngơn ngữ giữ vai trị quyết định sự phát triển của tâm lí trẻ và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng. Nếu cô giáo chú ý, coi trọng việc làm giàu vốn từ,
dạy trẻ phát âm đúng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp cho trẻ
phát triển các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết rõ ràng mạch lạc. Đó
là các kỹ năng cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh và
cũng là kỹ năng ban đầu cần phải trang bị cho trẻ trước khi vào lớp
1.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn cho thấy việc nói và viết có sự nhầm lẫn giữa chữ
cái n, l là một hiện tượng tương đối phổ biến ở một số tỉnh thành
đồng bằng trung du Bắc bộ nói chung và đặc biệt tại các huyện


4

trong tỉnh Bắc Giang nói riêng. Hiện tượng này từ lâu đã được coi
là một hiện tượng lệch chuẩn trong việc sử dụng ngôn ngữ của
cộng đồng. Nếu không sửa kịp thời để lâu ngày sẽ hình thành

thói quen khó sửa và có ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ ràng của
lời nói khi phát ngơn cũng như trong việc học tiếng nước ngoài.
Trường Mầm non Trường Giang là một trường ở vùng đặc biệt khó khăn có
nhiều dân tộc sinh sống, người dân sống dải rác khắp nơi. Đặc biệt nơi
đây là vùng đất nông thôn mọi người thường nói tiếng địa
phương, mà trẻ nhỏ thì có khả năng bắt chước và hình thành thói
quen từ người thân là rất nhanh.
Bản thân là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp
5-6 tuổi, trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ tơi nhận thấy
trong lớp có nhiều trẻ nói ngọng nhất là phụ âm “l, n”. Giáo viên
cùng lớp cũng là người địa phương nên cách phát âm còn chưa
đúng hay nhầm lẫn “l” với “n”. Mặt khác, do bộ máy phát âm của
trẻ cịn chưa hồn thiện nên khi dạy trẻ phát âm đúng tôi gặp rất
nhiều khó khăn.
Đồng hành với hướng suy nghĩ rèn phát âm chuẩn phụ âm n, l chúng ta sẽ
nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao
nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng
sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ của ba lực
lượng giáo dục: Gia đình- Nhà trường - Xã hội. Là giáo viên, chúng ta cần nhận
thấy vai trị quan trọng của mình trong công tác dạy dỗ con trẻ, cô giáo là người
gương mẫu thực hiện, luôn bên cạnh nhắc nhở, động viên, khích lệ trẻ và là
“Tuyên truyền viên” liên hệ mật thiết với gia đình và xã hội. Với nhiệm vụ trọng
tâm là hình thành cho trẻ những phát âm ngôn ngữ đầu đời giúp cho trẻ phát triển
đồng đều cả về đức, trí, thể, mỹ.
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN
Trường mầm non Trường Giang là một xã miền núi của huyện Lục Nam,
học sinh chiếm 50% là con em dân tộc thiểu số. Đa số người dân chủ yếu làm
nghề nơng nghiệp, nhận thức của người dân cịn hạn chế, quan niệm chưa đồng
đều. Năm học 2021-222 tổng số trẻ của lớp: 31 trong đó 19 trẻ nam và 12 trẻ nữ,
dân tộc 14. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ nhận biết và phát âm chưa

chuẩn phụ âm n,l cịn nhiều. Tơi đã thường xun cho trẻ tham gia vào các hoạt
động phát triển vốn từ cho trẻ theo chủ đề, chủ điểm. Tuy nhiên trong q
trình thực hiện sáng kiến tơi gặp những thuận lợi và khó khăn
như sau:
* Thuận lợi:


5

Bản thân không bị ngọng, phát .âm chuẩn, khả năng ứng dụng cơng nghệ
thơng tin thành thạo, ln nhiệt tình tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cùng
lớp nhanh nhẹn, nhiệt tình trong cơng tác.
100% trẻ đã đi học từ 3 tuổi nên trẻ đã đạt chuẩn kiến thức theo độ tuổi. Số
trẻ ra lớp đồng đều. Một số trẻ ở lớp có vốn từ phong phú, biết diễn đạt rõ ràng,
phát âm đúng, chuẩn phụ âm l, n.
Một số các bậc phụ huynh đã quan tâm phối hợp với giáo viên trong cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường luôn đặt sự quan tâm cho chất lượng giáo dục trẻ
nên ln có sự đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
* Khó khăn:
Bản thân mới chỉ rèn được cho trẻ cách nói to, rõ ràng, đủ câu, đủ ý, hình
thức rèn phát âm cho trẻ cịn bó gọn chủ yếu là giờ học. Giáo viên dạy cùng lớp
phát âm chưa chuẩn xác, chưa thống nhất được phương pháp rèn trẻ.
Trẻ chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong các hoạt động, cịn phát
âm nhầm lẫn và nói ngọng phụ âm “l, n”. Chưa phát hiện ra bạn phát âm đúng hay
là sai.
Sự phối hợp của một số phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm rèn trẻ phát âm
đúng phụ âm “l, n” chưa được thường xuyên.
Nhà trường chưa có nhiều buổi tổ chức riêng tập huấn bồi dưỡng giáo viên
về thực hiện chuyên đề phát âm chữ cái n, l.

* Nguyên nhân
Bản thân chưa tìm ra được phương pháp và cách làm hay trong việc rèn trẻ
phát âm chuẩn phụ âm n, l. Giáo viên dạy cùng lớp là người ở vùng “Ngọng
phương ngữ” nên ít nhiều ảnh hưởng về cách phát âm phụ âm l, n.
Bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện. Chịu ảnh hưởng của tiếng nói địa
phương, thường xuyên tiếp xúc với người lớn nói ngọng phụ âm “l, n” mà trẻ nhỏ
thì có khả năng bắt chước và hình thành thói quen từ người thân là rất nhanh nên
khơng phân biệt được mình phát âm đúng hay sai.
Phụ huynh số là người dân địa phương cịn nói ngọng. Ít quan tâm tới việc
trẻ nói đúng hay sai, thường bỏ mặc con cho giáo viên. Khi dỗ nựng con thường
nói sai lệch đi để chiều con.
Thời gian dành cho các buổi sinh hoạt chuyên mơn của nhà trường khơng có
nhiều thường lồng ghép vào các buổi hội giảng, thao giảng và họp chuyên môn.


6

* Miêu tả, phân tích hiện trạng cần giải quyết của
sáng kiến
Trong năm học 2020-2021 hàng ngày được tiếp xúc với trẻ,
được quan sát trẻ chơi, tôi nhận thấy nhiều trẻ cịn nói ngọng,
phát âm chưa chính xác phụ âm n, l. Trong khi đó có những trẻ
phát âm chuẩn khi giao tiếp với người lớn và bạn cùng trang lứa
lại bắt chước theo dần dần hình thành thói quen nói ngọng. Phụ
huynh thì cho rằng đó là tiếng địa phương không cần chỉnh sửa,
giáo viên cùng lớp chưa nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy
trẻ phát âm chuẩn, chỉ mới chú trọng cho trẻ phát âm to, rõ ràng,
mạch lạc.
Việc hướng dẫn, rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm n,l là một
hoạt động mang tính giáo dục cao, nó địi hỏi chúng ta phải nhạy

bén, linh hoạt, tận dụng các thời điểm trong ngày để có thể rèn
rũa, trau dồi ngôn ngữ. Thể hiện rõ nét thông qua sự giao tiếp
hàng ngày. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế
hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến
hiệu quả nhất định. Những điều đó làm cho bản thân tơi ln suy
nghĩ, tìm tịi làm thế nào để có thể rèn phát âm chuẩn cho trẻ, giúp
phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn,
giáo viên có thể tự tin hơn trong giao tiếp bằng lời nói trong các
hoạt động hàng ngày.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban
đầu của trẻ (Tháng 9 năm 2021 ) như sau:
Nội dung khảo sát

Trước khi thực hiện
Số trẻ

Tỉ lệ

Trẻ phát âm nhầm lẫn phụ âm “n, l”

23/31

74%

Trẻ biết phát âm đúng “n, l”

13/31

42%


Trẻ phát hiện ra bạn phát âm đúng
phụ âm “n, l”

15/31

48%

Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để trẻ có thể phát âm
chuẩn, nhận biết được mình phát âm đúng hay sai phụ âm n, l.
Làm sao để phụ huynh hiểu rõ hơn về vai trị của việc phát triển
ngơn ngữ của trẻ để phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong


7

việc rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm “n” và “l”. Đặc biệt, giúp giáo
viên cùng lớp cần phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm điệu, tự tin trong giao
tiếp để cùng tôi thống nhất được phương pháp rèn trẻ. Từ đó tơi lựa
chọn các biện pháp để thực hiện rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm
n,l cho trẻ một cách hiệu quả hơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: Rèn trẻ phát âm đúng phụ âm n, l thông qua các hoạt
động trong ngày
1.1. Nội dung
Việc dạy trẻ phát âm chuẩn phụ âm “n, l” đối với trẻ mầm non là một việc
làm rất cần thiết. Tôi tiến hành rèn trẻ thông qua các hoạt động: Giờ đón trẻ; Hoạt
động học có chủ đích (làm quen chữ viết); Hoạt động ngồi trời; Hoạt động góc;
Hoạt động chiều bằng các bài hát, hình ảnh, câu chuyện..... có chứa phụ âm n, l để
rèn trực tiếp cho từng cá nhân trẻ.
1.2. Cách thức, quá trình áp dụng giải pháp

* Trong giờ đón trẻ:
Vào đầu giờ trị chuyện, ở mỗi chủ đề khác nhau tơi ln tìm cách trị chuyện
gợi cho trẻ những câu trả lời có chứa phụ âm “1, n”. Khi trẻ phát âm sai phụ âm
cô sẽ sửa sai ln cho trẻ và từ đó dần hình thành cách phát âm đúng cho trẻ khi
giao tiếp với mọi người.
Ví dụ: Trong chủ đề “Trường mầm non”
Khi đón trẻ vào lớp tơi cho trẻ ngồi xung quanh cô cùng hát bài hát “Vườn
trường mùa thu” qua bài hát tơi trị chuyện với trẻ về tên và nội dung bài hát. Cho
trẻ nhắc lại một số câu hát trong bài có phụ âm n, l (chim líu lo, nắm tay, là la la
lá la la.....) khi trẻ nhắc lại tơi quan sát những trẻ phát âm sai thì tơi mời trẻ đó
phát âm lại cùng cơ nhiều lần, hoặc mời những trẻ phát âm đúng phụ âm n, l cùng
phát âm với bạn mình.


8

(Ảnh cô và trẻ hát “Con chim non” trong giờ đón trẻ)
* Trong hoạt động học có chủ đích làm quen với chữ viết
Hoạt động có chủ đích là hoạt động mà giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ
một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất. Đối với trẻ 5-6 tuổi giáo
viên có thể chỉ cho trẻ biết các vị trí cấu âm như mơi, răng và lưỡi để phát âm phụ
âm n, l. Hoặc có thể sử dụng phối kết hợp bằng nhiều hình thức và phương pháp
khác nhau để đạt kết quả tốt nhất.
Ví dụ: Giờ học làm quen chữ cái “m, l, n” chủ đề thực vật.
- Chuẩn bị: Đồ dùng trực quan sinh động, bài giảng powoint qua các hình
ảnh với chữ cái “m” tơi đưa hình ảnh “Quả mơ”, chữ cái “n” đưa hình ảnh “Quả
na”, chữ cái “l” đưa hình ảnh “Thanh long” với màu sắc hài hịa, bắt mắt cho trẻ.
- Tiến hành: Khi dạy trẻ phát âm ngồi việc đọc mẫu to, rõ âm thật chuẩn
của cơ để trẻ nghe rõ và đọc theo tôi rất chú trọng dạy trẻ cách phát âm khó, đồng
thời nêu rõ cách phát âm chữ n - l cho trẻ hiểu.

Khi phát âm chữ “n” đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vịm cứng, lúc này
miệng hơi mở, khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi
qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).
Khi phát âm chữ “l” đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi
mở. Khi nói, uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng
hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).


9

Nếu cơ chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được. Tơi cho trẻ đọc
luyện nhiều lần với từng chữ cái với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ
đọc đồng thanh vài lần rồi gọi trẻ đọc theo tổ, theo nhóm, sau đó gọi cá nhân trẻ
đọc. Để trẻ dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối
diện trước trẻ u cầu trẻ nhìn khn miệng và nghe tơi phát âm sau đó phát âm
lại nhiều lần.

(Hình ảnh cô và trẻ trong giờ làm quen chữ cái m, n, l)
* Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Đây là một hoạt động gây hứng thú rất lớn cho trẻ. Trẻ
thường háo hức mỗi khi cùng cơ ra hoạt động ngồi trời. Vì vậy
tơi thường cho trẻ quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh,
tổ chức nhiều trò chơi dân gian có nội dung vui tươi dí dỏm mà
trẻ nào cũng thích thú như trị chơi: Lộn cầu vồng, Rồng rắn lên
mây, kéo cưa lừa xẻ...để trẻ có thể cảm nhận tự nhiên.
Ví dụ: Với trị chơi “Lộn cầu vồng”
Khi cho trẻ chơi trị chơi cơ cho trẻ kết hợp đọc lời có chứa
nhiều phụ âm n,l. Thơng qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi quan sát
trẻ nào phát âm sai thì cơ đến cùng chơi với trẻ và rèn trẻ phát
âm trực tiếp qua các từ “Lộn, nước trong...”.



10

(Hình ảnh cơ và trẻ chơi trị chơi lộn cầu vồng)
* Trong giờ hoạt động góc:
Đối với trẻ 5-6 tuổi, hoạt động chơi ở các góc trẻ chơi thoải tự nhiên nên trẻ
thường không chú ý đến cách phát âm chính vì vậy khi thực hiện tơi ln chú ý
hướng trẻ tới các vai chơi phù hợp. Sắp xếp một số đồ dùng ở các góc mà tên gọi
có chứa phụ âm “1, n”.
Ví dụ: Ở góc bán hàng: Tơi chuẩn bị các mặt hàng như nước khoáng lave, củ
lạc, gạo nếp, củ khoai lang, cái nón, cái làn,... giá bán là 5.000 đồng. Khi trẻ chơi
tôi quan sát và nhắc trẻ khi trẻ nói sai tên đồ dùng hay nói sai mệnh giá tiền có
chứa phụ âm l, n.

(Hình ảnh đồ dùng góc bán hàng)


11

Khi trẻ chơi mua bán và trả tiền cho chủ cửa hàng với mệnh giá tiền là 5.000
thì trẻ phải nói “Năm nghìn” chứ khơng phải là “Lăm nghìn”. Trong q trình
chơi tơi quan sát nếu trẻ nói ngọng chữ “n, l” thì tơi sửa sai cho trẻ ngay.

(Hình ảnh trẻ chơi ở góc bán hàng)
* Trong giờ chơi buổi chiều:
Tôi sưu tầm các bài đồng dao ca dao để cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu
nống” kết hợp đọc lời. Khi trẻ chơi tôi quan sát thấy trẻ vừa đọc, vừa chơi còn
nhầm lẫn phụ âm “n,l” qua các từ “Nu na nu nống”, “nằm trong” thì trẻ lại đọc
thành “lu la lu lống” ,“lằm trong”.

Để trẻ vừa chơi vừa học mang lại sự hứng thú thoải mái cho trẻ tơi đã chuẩn
bị rất nhiều sticker mang hình ảnh nghộ nghĩnh để động viên những trẻ đọc đúng.
Tôi quan sát những trẻ phát âm sai và mời trẻ đọc cùng cô để cô sửa trực tiếp. Trẻ
nào phát âm đúng cơ sẽ thưởng 1 sticker cho trẻ đó.

(Hình ảnh cơ và trẻ chơi trị chơi “Nu na nu nống”)


12

2. Giải pháp 2: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi sai phụ âm n, l
cho nhau.
2.1. Nội dung
Rèn kỹ năng cho trẻ tự phát hiện ra bạn phát âm đúng chữ cái “n, l” đóng vai
trị rất quan trọng. Để thực hiện tốt nội dung này, tôi thường xun rèn trẻ theo
hình thức tập thể, nhóm, cá nhân lồng ghép trong giờ làm quen văn học; Hoạt
động theo ý thích; Hoạt động âm nhạc. Tìm một số trẻ nhanh nhạy, có tai nghe
tinh và phát âm chuẩn để cùng cô phát hiện trẻ phát âm chưa đúng phụ âm n, l.
2.2. Cách thức, quá trình áp dụng giải pháp
* Ví dụ: Hoạt động làm quen văn học
Chủ đề “Thế giớ động vật”
Đề tài: Đóng vai nhân vật: Chú Dê đen
- Chuẩn bị: Mũ Chó Sói, Dê đen, Dê Trắng
- Tiến hành: Tôi cho trẻ nhận vai nhân vật tập đóng vai nhân vật Chó Sói, Dê
đen và Dê trắng theo nhóm để đàm thoại với nhau:
- Dê Trắng đã trả lời như thế nào khi Sói hỏi: “Dê kia mày đi đâu?
Tôi cho nhiều trẻ trả lời: Tơi ... đi tìm lá non để ăn và nước mát để uống.
- Chú Dê đen hát như thế nào? Lá lá la! Lá là la thật là vui, vui, vui. ( cô cho
4-5 trẻ đọc lại từ “Lá non” và hát Lá lá la! Lá là la thật là vui, vui, vui).


(Hình ảnh trẻ đóng vai trong giờ làm quen văn học)


13

Trong khi trẻ đàm thoại cơ khuyến khích trẻ quan sát phát hiện các bạn
trong nhóm mình bạn nào nói đúng câu trả lời của Dê mà không phát âm sai phụ
âm n, l. Cô chú ý quan sát cá nhân trẻ phát âm, và mời 3-4 trẻ khác nhận xét bạn
nào phát âm chuẩn, bạn nào phát âm chưa chuẩn. Nếu cá nhân trẻ nói ngọng tơi
dạy trẻ nói lại cả câu để cho trẻ nói chuẩn hơn, kết hợp với những trẻ phát âm
chuẩn sửa cho các bạn phát âm sai. Qua đó, trẻ sẽ tự tin và thái thoải mái hơn khi
vừa được chơi vừa được học từ bạn của mình.
* Ví dụ: Trong hoạt động chơi theo ý thích
Với trẻ chơi theo ý thích là hoạt động mà trẻ được vui, thỏa sức sáng tạo
những điều trẻ muốn. Vì vậy tơi hướng trẻ chơi ở góc chơi thiên nhiên. Khuyến
khích trẻ đi tìm chữ n, l trên những viên gạch hay chọn sỏi để xếp tạo nên chữ n, l
sau đó phát âm cho nhau nghe.
Khi phát hiện có một số trẻ đọc sai phụ âm l – n tơi tìm một số trẻ nhanh
nhạy, có tai nghe tinh và luôn phát âm chuẩn để cùng cô phát hiện trẻ phát âm
chưa đúng phụ âm n, l. Từ đó có thể giúp bạn sửa sai ngay tại thời điểm đó bằng
cách trẻ đó phát âm lại và trẻ phát âm chưa đúng sẽ phát âm theo cơ và bạn. Sau
đó tơi u cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ: Bạn đọc đúng chưa? Vì sao chưa đúng? Đọc
như thế nào là đúng? Sau đó tơi mời 1 trẻ đọc chuẩn phát âm lại và cho các bạn
nhận xét cách phát âm của bạn mình. 

(Hình ảnh cơ và trẻ chơi ở góc Thiên nhiên)


14


* Ví dụ: Với hoạt động âm nhạc
Âm nhạc ln là một hoạt động lôi cuốn và rất được trẻ u thích. Vì thế,
việc dạy hát cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ. Để luyện phát âm n, l cho trẻ
thông qua hoạt động này tôi đã chọn những bài hát có nhiều từ ngữ chứa phụ âm
đầu n, l. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất của giáo dục mầm non
giúp cho việc luyện phát âm chuẩn n-l.
Khơng những vậy, tơi cịn sưu tầm và sáng tác những bài hát ngắn có chứa
nhiều âm l - n để tạo sự mới lạ thu hút trẻ vào hoạt động giúp trẻ phát hiện bạn sai
để luyện phát âm l-n dễ dàng hơn.
Ví dụ: Bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
“Ba là cây nến vàng

Thắp sắng một gia đình

Mẹ là cây nến xanh

Lung linh lung linh

Con là cây nến hồng

Tình mẹ tình cha.....

Ba ngọn nến lung linh

Lung linh lung linh

A à á a a....

Hai tiếng gia đình”,


Với bài hát này tôi cho trẻ đứng thành hai hàng đối diện hát đối nhau, đội 1
hát một câu, đội 2 hát một câu hát nhằm tạo sự quan sát, phát hiện sự phát âm sai
chữ n, l giữa trẻ với trẻ được rõ nhất. Cho trẻ quan sát đội bạn xem bạn nào phát
âm sai ? Nếu trẻ phát âm sai thì bạn phải phát âm như thế nào là đúng? Con có thể
hát cùng bạn để bạn hát đúng hơn? Sau đó cơ cho trẻ phát âm sai phát âm lại
nhiều lần.

(Hình ảnh trẻ hát đối trong giờ âm nhạc)


15

3. Giải pháp 3. Kết hợp với giáo viên cùng lớp và phụ huynh rèn phát
âm chuẩn phụ âm “n, l” cho trẻ.
3.1. Nội dung
Muốn cho trẻ phát âm đúng trước tiên cô giáo người trực tiếp dạy trẻ phát
âm phải là người phát âm chuẩn xác. Bản thân giáo viên cùng lớp tôi là người địa
phương nên không tránh khỏi việc “Nói ngọng”. Bên cạnh đó việc dạy và sửa
cách phát âm cho trẻ chỉ ở trường thơi thì chưa đủ, cần có kế hoạch phối hợp với
phụ huynh rèn cho trẻ khi về nhà để trẻ có thêm nhiều kiến thức và tránh quên các
bài học đã học ở lớp.
Tôi đã lên lên kế hoạch lựa chọn một số các nội dung dạy và sửa cách phát
âm chuẩn phụ âm “n, l” cho giáo viên cùng lớp trong giờ nghỉ trưa; Giờ trả trẻ
xong. Phối hợp với phụ huynh rèn phát âm chuẩn cho trẻ qua băng đĩa, qua nhóm
zalo, và qua các buổi họp phụ huynh của lớp.
3.2. Cách thức, quá trình áp dụng giải pháp
* Đối với giáo viên cùng lớp:
Để trẻ có thể phát âm chuẩn phụ âm n, l đạt hiệu quả cao tôi đã tham khảo
nhiều tài liệu hướng dẫn, các bài hát ru, bài tập luyện lưỡi để giáo viên cùng lớp
khắc phục tình trạng “Nói ngọng”.

Ví dụ: Trong giờ nghỉ trưa
Để giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon tôi và giáo viên cùng lớp lựa chọn những
bài hát ru mà trẻ dễ ngủ nhất, hát những bài hát ru có chứa phụ âm n, l như bài
“Cò lả” để hát ru đưa trẻ vào giấc ngủ. Nếu giáo viên cùng lớp hát sai, tôi cho hát
từng câu cùng tôi để cho giáo viên cùng lớp lắng nghe và quan sát khẩu hình phát
âm cho thật chuẩn.
Hay trong giờ trả trẻ xong chúng tôi ngồi lại với nhau để cùng thảo luận cách
phát âm như thế nào cho chuẩn. Nếu giáo viên cùng lớp chưa phát âm chuẩn tôi
cho đồng nghiệp luyện bài tập luyện lưỡi và phát âm chậm lại từng từ có chứa
nhiều phụ âm n, l qua các bài tập như:
“Nói năng nên luyện ln ln
Nói lời lưu lốt luyện luôn lúc này”.
Hay: “Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”.


16

(Hình ảnh dạy cách phát âm với giáo viên cùng lớp)
* Đối với phụ huynh:
Tôi Sưu tầm và gửi đến phụ huynh một số bài thơ để luyện cho trẻ cách phát
âm chuẩn “l, n” để phụ huynh cùng dạy trẻ tại gia đình, khuyến khích phụ huynh
nên mua băng đĩa CD, DVD về các bài thơ, bài hát câu truyện của nhà văn hóa
thiếu nhi hay của vụ giáo dục mầm non. Gửi đến phụ huynh những thông tin về
việc nói ngọng l – n có ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ và sự tự tin
của trẻ hiện tại và sau này.

(Hình ảnh trao đổi với phụ huynh trong giờ trả trẻ)



17

Bên cạnh đó, qua nhóm zalo của lớp tơi cịn tạo kho tài liệu về tiết chữ cái,
làm các video bài thơ, câu chuyện có chứa nhiều phụ âm l, n gửi lên nhóm zalo
của lớp hay trên kênh youtobe để phụ huynh cho trẻ rèn thêm khi ở nhà. Nhắc nhở
phụ huynh chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích
cho phụ huynh hiểu chính lời nói của mọi người trong gia đình là mơi trường giáo
dục rất quan trọng cho trẻ khi ở nhà.

(Hình ảnh tạo kho tài liệu trên nhóm Zalo của lớp)
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Qua một thời gian triển khai áp dụng sáng kiến “Một số biện
pháp rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1”
Trường mầm non Trường Giang cho thấy: Đầu tiên sáng kiến đã
áp dụng vào lớp tôi chủ nhiệm là lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1. Sau
khi áp dụng có hiệu quả ở lớp thì sáng kiến của tơi đã được phép
nhân rộng trong toàn trường, được đồng nghiệp trong trường áp
dụng vào thực tế giảng dạy và mang lại hiệu quả tích cực.
Sáng kiến này không chỉ áp dụng riêng cho riêng lớp mẫu
giáo 5-6 tuổi A1 của tôi và tại trường Mầm non Trường Giang, mà
cịn có thể áp dụng cho các trường trong toàn huyện. Tuy nhiên
để đạt được kết quả như mong muốn cần phải triển khai đồng bộ


18

tất cả các giải pháp nêu trên; trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù
hợp với từng lớp, từng đơn vị.
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Trong thời gian từ tháng 9/2021 tôi đã nghiên cứu sáng tạo ra

một số giải pháp rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n . Khảo sát thực tế
trên học sinh lớp 5-6 tuổi A1, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để áp
dụng các biện pháp vận dụng vào thực tế. Tháng 10/2021 đến tháng
4/2022 tôi đã đưa các biện pháp rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n vận
dụng tại lớp 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Trường giang.
Qua thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện
pháp nêu trên rất hiệu quả ở trẻ của lớp mình. Học sinh lớp tơi có
chuyển biến rõ rệt, đặc biệt số cháu phát âm chuẩn và phát hiện
ra bạn trong lớp phát âm chưa đúng tăng lên đáng kể.
Phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trị của việc phát triển ngơn
ngữ của trẻ từ đó các bậc phụ huynh đã phối kết hợp chặt chẽ
với cô giáo trong việc rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm “n” và “l”
nhờ đó khả năng phát âm, cách diễn đạt của trẻ ngày càng tốt.
Giáo viên cùng lớp đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm điệu hơn, tự tin
trong giao tiếp hơn. Đã thống nhất được phương pháp rèn trẻ, phát
âm chuẩn chữ cái n.l
* Bảng kết quả Chất lượng khảo sát sau khi áp dụng biện pháp.

St
t

Nội dung khảo sát

Sau khi
thực hiện
biện pháp

Trước khi
thực hiện
biện pháp

(đạt được)

(đạt được)

Số
trẻ

Tỉ lệ

Số
trẻ

Tỉ lệ

Tỉ lệ

So sánh

1

Trẻ phát âm nhầm
lẫn phụ âm “n, l”

23/3
1

74%

3/31


9%

Giảm
65%

2

Trẻ biết phát âm
đúng phụ âm “n,l”

13/3
1

42%

28/3
1

90%

Tăng
48%

3

Trẻ phát hiện ra bạn
phát âm đúng phụ
âm “n,l”

15/3

1

48%

30/3
1

97%

Tăng
49%


19

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Biện pháp “Sáng tạo cách rèn phát âm chữ cái l, n cho trẻ tại
lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1” đã giúp cho trẻ phát âm chính xác
nhóm chữ mà xã hội hiện nay có nhiều người phát âm sai nhất,
xóa đi quan niệm phát âm sai do đặc điểm ngôn ngữ vùng miền.
Với những biện pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ
mục tiêu và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi giữ vai trò hết sức
quan trọng và cần thiết. Vì đối với trẻ ở lứa tuổi này ngơn ngữ
giúp trẻ phát triển tồn diện nhất. Do đó để giúp trẻ hình thành,
củng cố, phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng phát
âm đạt kết quả cao mỗi giáo viên chúng ta cần: Ln có ý thức
tự rèn luyện, thường xun tham khảo các tài liệu chun sâu,
các giáo trình “Ngơn ngữ tiếng việt” ln chú trọng tới lời nói khi

giao tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói, phát âm của trẻ
trong hoạt động chung để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tích
cực rèn luyện, sửa sai phát âm cho trẻ trong các hoạt động khác
cũng như khi trẻ giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người ở mọi
lúc, mọi nơi. Thường xuyên khích lệ trẻ tự phát hiện và sửa lỗi
phát âm cho nhau, giúp trẻ dễ nhớ.
Phối kết hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh
trong việc rèn luyện cách phát âm cho trẻ và sự hỗ trợ về cơ sở
vật chất theo yêu cầu của lớp, của nhà trường, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ.
2. KIẾN NGHỊ
* Đối với nhà trường
Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi về chuyên đề “Phát
triển ngôn ngữ”
Tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên được kiến tập các tiết
dạy mẫu, các buổi thảo luận, trao đổi về các biện pháp tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực phát triên triển ngôn ngữ cho trẻ.


20

* Đối với giáo viên
Nhóm chữ n, l  là nhóm chữ khó nhận biết, phân biệt và phát
âm đối với trẻ. Chính vì vậy để trẻ phát âm chính xác các chữ cái
n, l thì bản thân mỗi giáo viên phải có kỹ năng phát âm chuẩn
mới có thể rèn cho trẻ được. Giáo viên phải tự bồi dưỡng kỹ năng
nghiệp vụ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục trẻ. Khi tổ

chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái m, n, l thì giáo viên phải
kiên trì khi rèn trẻ đặc biệt là những trẻ kỹ năng phát âm hạn
chế.
  Trên đây là “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn phụ âm l, n cho trẻ tại
lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1” Trường mầm non Trường Giang và một số minh
chứng về kết quả trong việc tổ chức cho trẻ phát âm chuẩn phụ âm “n, l” mà tôi
đã thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022. Tôi rất mong được sự ủng hộ của
hội đồng chuyên môn, ban giám hiệu, các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo. Để bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tham gia tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen với lĩnh vực phát triển ngơn ngữ đạt kết quả cao, nâng
cao trình độ chuyên môn cũng như chất lượng giáo dục.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của bản thân tôi viết, những nội dung trên
hồn tồn khơng sao chép, khơng vi phạm bản quyền của người khác. Các biện
pháp triển khai thực hiện và minh chứng sự tiến bộ của trẻ đảm bảo trung thực.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×