Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.87 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐE TÀI KH&CN SINH VIÊN 2019

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP, NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN KHOA KINH TẾ,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Chủ nhiệm đề tài:

Lục Thị Oanh, lớp 57B2 QTKD

Các thành viên tham gia: Lê Đình Khởi, lớp 57B2 QTKD
Mai Khánh Ly, lớp 57B2 QTKD
Trần Thị Hảo, lớp 57B2 QTKD

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Trần Quang Bách


NGHỆ AN, 2019

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................9


PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................10
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................10
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................15
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................................15
5. Bố cục của đề tài..............................................................................................16
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ
HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP..........................17
1.1. Tổng quan về việc làm và cơ hội việc làm....................................................17
1.1.1. Việc làm..................................................................................................17
1.1.2. Cơ hội việc làm.......................................................................................18
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi
tốt nghiệp.............................................................................................................21
1.2.1. Sự tham gia.............................................................................................22
1.2.2. Các mạng lưới xã hội..............................................................................22
1.2.3. Niềm tin...................................................................................................24
1.2.4. Kết quả học tập và nghiên cứu................................................................25
1.2.5. Kĩ năng mềm...........................................................................................26
1.2.6. Sự hỗ trợ.................................................................................................26
1.3. Các tiêu chí đánh giá việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt
nghiệp tại các trường Đại học..............................................................................28
1.3.1. Tiêu chí đánh giá việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp...................28
1.3.2. Tiêu chí đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp........30
2


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH SAU KHI TỐT NGHIỆP......34

2.1. Giới thiệu về Khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh.........................................34
2.1.1. Giới thiệu chung.....................................................................................34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................34
2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản.........................................................................35
2.2. Thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại
học Vinh sau khi tốt nghiệp..................................................................................37
2.2.1. Thực trạng việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau
khi tốt nghiệp....................................................................................................37
2.2.2. Thực trạng cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học
Vinh sau khi tốt nghiệp.....................................................................................40
2.3. Đánh giá chung về thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa
kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp...................................................41
2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................................41
2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế....................................................................42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................43
2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh
tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp...........................................................46
2.4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................................46
2.4.2. Phương pháp phân tích...........................................................................46
2.4.3. Kết quả phân tích dựa trên chương trình SPSS.......................................49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CHO SINH
VIÊN KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH SAU KHI TỐT NGHIỆP
................................................................................................................................. 55
3.1. Định hướng mục tiêu tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp của
Khoa và Nhà Trường............................................................................................55
3.1.1. Định hướng thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên.................................55

3



3.1.2. Tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với DN nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra................................................................55
3.1.3 Đào tạo sinh viên chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp,
nhà tuyển dụng..................................................................................................56
3.2. Giải pháp tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khoa kinh tế, trường
Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp...........................................................................56
3.2.1. Giải pháp về phía bản thân sinh viên......................................................56
3.2.2. Giải pháp về phía Khoa và Nhà trường..................................................58
3.2.3. Giải pháp về phía các tổ chức đồn thể..................................................60
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................61
KẾT LUẬN............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................66

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1

ĐH

Đại học

2




Cao đẳng

3

ĐHV

Đại học Vinh

4

SV

Sinh viên

5

GD- ĐT

Giáo dục- Đào tạo

6

ĐH- CĐ

Đại học – Cao đẳng

7


KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

8

ĐHQG

Đại học quốc gia

9

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

10

CMCN

Cách mạng công nghệ

11

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

12


APEC

13

ASEAN

14

ILO

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Tổ chức lao động quốc tế

15

EQ

Chỉ số cảm xúc

16

IQ

Chỉ số thơng minh

17


VCCI

Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

18

PGS

Phó giáo sư

19

CP

Cổ Phần

20

CV

Bản sơ yếu lí lịch

21



Quyết định

22


BGD&ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo
5


23

TCCB

Tổ chức cán bộ

24

QTKD

Quản trị kinh doanh

25

TCNH

Tài chính ngân hàng

26

TS

Tiến sĩ


27

Ths

Thạc sĩ

28

LCĐ

Liên chi đồn

29

CĐBP

Cơng đồn bộ phận

30

QLSV

Quản lý sinh viên

31

TTCK

Thị trường chứng khốn


32

CTCT- HSSV

33

SVTN

Cơng tác chính trị - Học sinh
sinh viên
Sinh viên tốt nghiệp

34

CV

Công việc

35

VL

Việc làm

36

TG

Tham gia


37

ML

Mạng lưới

38

NT

Niềm tin

39

KQ

Kết quả

40

KN

Kỹ năng

41

HT

Hỗ trợ


42

DN

Doanh Nghiệp

43

CNTT

Công nghệ thông tin

6


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
* Danh mục sơ đờ
TT
Tên bảng
Hình 1.1 Khung nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc làm và cơ
hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Trang
21

* Danh mục các bảng, biểu
TT
Bảng 2.1
Bảng 2.2.

Bảng 2.3
Bảng 2.4

Tên bảng
Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học
năm 2015
Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học
năm 2016.
Kết quả đánh giá việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Kết quả đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt
nghiệp

Trang
31
32
33
34

Bảng 2.5

Phân bố của mẫu điều tra nghiên cứu

39

Bảng 2.6
Bảng 2.7

Danh sách các biến và chỉ báo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronback
Alpha

Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập
Ma trận xoay trong phân tích nhân tố EFA
đối với các biến độc lập (lần 2)
Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình
Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến cơ hội
việc làm của sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh
sau khi tốt nghiệp
Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến đặc
điểm công việc của sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học
Vinh sau khi tốt nghiệp

39
43

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11

Bảng 2.12

7

43
44
45
46

47



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với bản
thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng
với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên
tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại
học.
Nếu cánh cổng Đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với
những mơ ước, hoài vọng về một tương lai sáng lạng thì tấm bằng tốt nghiệp và
những bước đi đầu tiên lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: “Làm gì và ở
đâu?”. Theo những cuộc khảo sát thực trạch việc làm ở Việt Nam, có tới 70% Sinh
viên lo lắng về vấn đề “Việc làm” khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường Đại
học. Nghề nghiệp theo ngành học của họ theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong
khi có vơ vàn những nghề tay trái đón chào, họ lại khơng đủ kĩ năng, trình độ để
đảm nhận. Có vẻ cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá chênh lệch? Điều đó dẫn đến tình
trạng thất nghiệp, số ít cịn lại tuy có việc làm xong một thời gian phải đi tìm việc
khác trái với ngành nghề họ theo học. Vậy nguyên nhan ở đâu và những điều gì ảnh
hưởng đến “Việc làm” và “Cơ hội việc làm” của Sinh Viên sau tốt nghiệp?
Bàn về cơ hội việc làm, đặc điểm công việc và các nhân tố tác động đến nó,
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước được đề cập. Nguyễn Ngọc
Sơn và các cộng sự (2018) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và cơ
hội việc làm của sinh viên các trường Đại học Việt Nam đã xây dựng mơ hình và
đưa ra bốn nhóm nhân tố tác động đến cơ hội việc làm và đặc điểm công việc của
sinh viên bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Sự hỗ trợ. Nhóm
tác giả đã đưa ra những căn cứ khoa học về vai trị của vốn xã hội trong việc tìm
kiếm việc làm của sinh viên các trường đại học khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp
của họ. Kết quả nghiên cứu có thể là căn cứ khoa học để các trường đại học có
những biện pháp để nâng cao vốn xã hội cho sinh viên và giúp cho họ tìm kiếm việc

làm một cách hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Montgomery (1992) đưa ra lý giải cho những khác biệt nêu trên từ một kết
hợp thú vị giữa lý thuyết tìm kiếm việc làm ở góc độ kinh tế và giả thuyết về mạng
lưới của Granovetter. Theo ông mạng lưới phong phú làm tăng mức lương kỳ
vọng của người tìm kiếm, anh ta chỉ chấp nhận cơng việc khi đạt được sự kỳ vọng
của mình, và vốn xã hội tác động đến khía cạnh thu nhập của cơng việc theo cách
đó.
Kết quả nghiên cứu của Granovetter (1995) về ảnh hưởng tích cực của của
vốn xã hội đến khía cạnh thu nhập của cơng việc đã được tiếp tục phát triển bởi các
8


nghiên cứu của Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991), Coverhill (1994),
Jann (2003).
Nolwen Heraff - Jean Yves Martin trong cuốn “Lao động, việc làm và nguồn
nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới” đã nghiên cứu khái quát về tình hình lao
động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000. Theo đó cho
thấy, bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có ưu thế lớn là nguồn nhân lực dồi dào,
khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động chưa qua đào tạo
nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế. Điểm đáng chú ý nhất ở
tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta giai đoạn
1986 - 2000. Những kết quả nghiên cứu của cơng trình này cung cấp cho người đọc
có cái nhìn tương đối khách quan, khoa học về lao động, việc làm, nguồn nhân lực
của Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới. Đó là tư liệu giúp cho
chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về lao động, việc làm, nguồn nhân lực Việt Nam
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đề tài KX.04 Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc
làm của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành 6 phần do

Nguyễn Hữu Dũng làm chủ biên đã nghiên cứu các nội dung: Xây dựng luận cứ
khoa học cho việc hoạch định chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong
điều kiện chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
Khuyến nghị một số chính sách quan trọng nhất trong lĩnh vực việc làm; Đề xuất
mơ hình tổng qt và hệ thống biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện chính sách quốc
gia xúc tiến việc làm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp một số luận cứ, cơ sở
khoa học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hình thành các chủ trương, chính
sách về giải quyết vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho sinh viên nói riêng
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cuốn “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu
Dũng và Trần Hữu Trung nghiên cứu về chính sách việc làm của Việt Nam trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nội dung cơng trình có đề cập đến nội dung:
tác giả cho rằng vấn đề cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để
người lao động có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình,
đồng thời góp phần cho xã hội – đó là nội dung cơ bản của chính sách tạo việc làm;
tác giả cịn cho rằng chính sách việc làm phải được đặt trong hoàn cảnh của quá
trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như chủ trương đa phương hóa các quan hệ quốc
tế, chính sách việc làm cũng phải dựa trên sự sáng tạo của quần chúng nhân dân,
nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của quần chúng, phục vụ hiệu quả công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước; tác giả đề xuất hệ thống quan điểm,phương hướng giải
quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thanh phần ở nước ta và cho
9


rằng một trong những vấn đề cơ bản nhất của sự thay đổi trong nhận thức về việc
làm là coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động trong các thành phàn
kinh tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc giải phóng tiềm năng lao động của đất
nước một cách hiệu quả nhất. Với những nội dung chính vừa nêu, cơng trình đã đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề việc làm cho người lao
động. Cơng trình đã mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về chính sách

giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và sinh sinh viên sau khi tốt
nghiệp nói riêng.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra đầy đủ về mặt lý luận, thực tiễn
của tình trạng việc làm, thất nghiệp và chính sách giải quyết việc làm, để từ đó cung
cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải
quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ở Việt Nam nói chung và ở Đại học Vinh nói
riêng. Các cơng trình cũng đã cho thấy những quan niệm cơ bản, đến định hướng
phát triển việc làm tìm các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và từ đó giải quyết việc
làm cho sinh viên trong thời kỳ mới. Những quan niệm, định hướng đó đã giúp cho
nhóm tác giả có những cơ sở khoa học, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai
nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ hội việc làm cho sinh viên ở Đại học Vinh được
thuận lợi hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, năm 2018 Việt Nam có tổng số 235 trường đại
học, học viện, (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường
có 100% vốn nước ngồi), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào
tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư
phạm. Nếu tính tổng các trường đại học, học vện và cao đẳng thì gần 700 trường đại
học, học viện và trường cao đẳng của Việt Nam. Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500
tiến sĩ.
Trong số liệu thống kê về thị trường lao động quý 2 năm 2018 được cơng bố:
số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH là 126.900 người. Nhóm trình độ
CĐ có 70.800 người thất nghiệp, ở mức cao nhất. Nhóm trình độ sơ cấp nghề tăng
nhẹ 3.500 người so với quý 1 với số lượng 23.600 người .
Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Thách thức của
sinh viên vừa tốt nghiệp muốn vào làm ở các doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp thật
sự cần gì ở người nhân viên của mình? Tại sao các hội chợ việc làm vẫn không thể
làm cầu nối hiệu quả cho nhà tuyển dụng lẫn người lao động? Có nhiều ngun
nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay:
Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có
gần 700 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại

học dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm quá đông.
Thứ hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong
bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như
10


các cơng ty chứng khốn, cơng ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng
cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng
khơng đáp ứng được yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp khơng đủ năng
lực, trình độ, hoặc thiếu kĩ năng để đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến
các nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạo lại.
Thực tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên, nhà tuyển dụng xem xét một số tiêu
chí như kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển
dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức học được vào
cơng việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc,
làm việc độc lập trong mơi trường áp lực cao. Về kỹ năng, có thể nói các kỹ năng
hỗ trợ chun mơn của nhiều ứng viên rất yếu. Đây là phần yếu nhất của sinh viên
vì thiếu sự rèn luyện. Các phương pháp đào tạo truyền thống khơng kích thích được
sinh viên tư duy độc lập. Hệ quả, đã có khơng ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở
kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, không soạn
thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Riêng thái độ, được thể hiện qua tinh
thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm của ứng viên, nhiều bạn trẻ bị hạn
chế, ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc.
Nhận thức sâu sắc về việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu trong
tình hình mới, trong những năm qua, bằng những nỗ lực có thể, Trường Đại học
Vinh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên
sinh viên Đại Học Vinh vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình xin
việc làm.
Hịa vào xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với cơ hội việc làm

nhiều, tên gọi thời thượng và tâm lý đám đông... những yếu tố này đã khiến nhóm
ngành kinh tế trở thành “thỏi nam châm” trong các đợt thi đại học nhiều năm vừa
qua. Sinh viên khi tốt nghiệp ngành kinh tế có cơ hội việc làm đa dạng trong nhiều
ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Khối ngành này với các ngành hot như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán… vẫn được nhiều phụ huynh và học sinh
ưu tiên lựa chọn.
Sự đa dạng của thế giới việc làm hiện nay đặt ra cho sinh viên rất nhiều cơ
hội bên cạnh những áp lực không nhỏ. Thực tế cho thấy tình trạng sinh viên ở các
ngành kinh tế tốt nghiệp hàng năm rất đông, trong khi số lượng công việc phù hợp
với ngành nghề ở các doanh nghiệp còn khá ít. Hơn nữa, việc thiếu các kinh nghiệm
thực tiễn và các kỹ năng làm việc khiến cho sinh viên gặp khơng ít những bỡ ngỡ
sau khi tốt nghiệp, mong muốn tìm được những cơ hội nghề nghiệp và phát triển
bản thân.
Mặc dù là một trong những khoa có tuổi đời tương đối trẻ (Khoa Kinh tế,
Đại học Vinh được thành lập vào năm 2002), tuy nhiên đến nay, Khoa có đội ngũ
11


cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ, tâm huyết với nghề, được Nhà trường và
xã hội đánh giá cao. Bài toán hiện nay đặt ra cho Khoa là làm thế nào để tất cả các
sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được các cơng việc phù hợp với năng lực chun
mơn của mình. Muốn vậy, nhất thiết cần có sự đổi mới đồng bộ hơn nữa từ phía
Khoa và sự hỗ trợ của Nhà trường, cũng như tạo ra tính chủ động, linh hoạt trong
việc tìm kiếm cơ hội việc làm của sinh viên. Khoa luôn xác định, bên cạnh đào tạo
về mặt chun mơn, thì việc cần làm song song là trang bị cho sinh viên các kỹ
năng mềm, kỹ năng làm việc một cách chuyên nghiệp, khoa học, trang bị cho sinh
viên các kiến thức thực tiễn nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau
tốt nghiệp, đồng thời, giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, lập kế
hoạch và triển khai các công việc trên thực tế.
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp đang là vấn đề
nóng bỏng và khơng kém phần bức bách, đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài cùng với mong muốn đóng góp những giải pháp
hỗ trợ sinh viên, những người đang không ngừng trau dồi kiến thức, chuẩn bị hành
trang cho tương lai về kiến thức, kĩ năng, thái độ một cách hiệu quả và có định
hướng hơn, nhóm tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm
của sinh viên khoa kinh tế sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu trường hợp sinh viên
khoa kinh tế, trường Đại học Vinh” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế,
trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các khối ngành
kinh tế tại trường Đại học Vinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau
khi tốt nghiệp.
- Khảo sát thực trạng việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế,
trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp.
- Phân tích, đánh giá những nhân tố tác động đến cơ hội tìm kiếm việc làm
của sinh viên khoa kinh tế.
- Đề xuất một số kiến nghị về phía sinh viên và cơ sở đào tạo trong học tập và
giảng nhằm giúp sinh viên các khối ngành kinh tế tại trường Đại học Vinh có được
việc làm đúng ngành nghề sau khi ra trường.

12


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa kinh tế, trường Đại
học Vinh.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ 2016-2018 và đề xuất giải pháp
cho các năm tiếp theo.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Để thực hiện được yêu cầu đề ra, đề tài dự định sử dụng các cách tiếp cận
sau:
- Cách tiếp cận kết hợp lý luận với thực tế
- Cách tiếp cận giữa phân tích tổng hợp và nghiên cứu tình huống
- Cách tiếp cận quan điểm hệ thống
- Cách tiếp cận định lượng
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là nghiên cứu
định tính kết hợp định lượng.
Sử dụng phương pháp định lượng. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu
trong và ngồi nước, nhóm tác giả xây dựng mơ hình gồm 9 biến trong đó có 2 biến
phụ thuộc được đề cập trong bài là Cơ hội việc làm và Đặc điểm công việc, 6 biến
độc lập bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Kết quả học tập và
nghiên cứu; Kỹ năng mềm; Sự hỗ trợ. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert với 5
mức độ đánh giá. Bảng khảo sát gồm 37 chỉ báo (29 chỉ báo của biến độc lập và 8
chỉ báo của biến phụ thuộc).
Quá trình thu thập phiếu điều tra được sử dụng theo phương thức online và
phát phiếu trực tiếp.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho
đối tượng sinh viên đã tốt nghiệp Khoa Kinh Tế- ĐHV nhằm khảo sát việc làm, thu
thập những thông tin cần thiết để đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
hội việc làm.
Phương pháp phỏng vấn: thơng qua trị chuyện điện thoại và facebook để
phân tích đánh giá về cơ hội việc làm của sinh viên.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thu thập.
13


Ngoài phỏng vấn sinh viên, các phỏng vấn sâu đối với giảng viên và cán bộ
phụ trách nhân sự trong các đơn vị sử dụng lao động.
Công cụ xử lý số liệu: Xử lý số liệu dựa trên phần mềm thống kê SPSS phiên
bản 20.0.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc làm, cơ hội việc làm và khung lý thuyết
nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng việc làm, cơ hội việc làm và các nhân tố ảnh hưởng
đến cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt
nghiệp.
Chương 3: Giải pháp tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khoa kinh
tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp.

14


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ
HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

1.1. Tổng quan về việc làm và cơ hội việc làm
1.1.1. Việc làm
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định
nghĩa khác nhau nhằm sáng tỏ khái niệm “việc làm”. Mặc dầu vậy, ở nhiều quốc gia

khác nhau hay vùng lãnh thổ trên thế giới vì ảnh hưởng của của nhiều yếu tố như
điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật… người ta cũng quan niệm khác nhau về
“việc làm”. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và bản chất của việc làm chúng ta cần liên
hệ đến phạm trù “lao động”; vì giữa “lao động” và “việc làm” có mối quan hệ mật
thiết với nhau để hình thành lên một khái niệm khách quan cho “việc làm” trong sản
xuất, thương mại… của một một nền kinh tế xã hội.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh
tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chỗ
làm việc và tham gia vào hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc làm có thể được định
nghĩa như một trạng thái trong đó có sự trả cơng bằng tiền hoặc hiện vậy, do có một
sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất. Khái
niệm này đã chính thức được thông qua tại Hội nghị Quốc tế của ILO lần thức 13
(1993) và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Các nhà kinh tế học ở Anh cho rằng: “việc làm, theo nghĩa rộng là toàn bộ
các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách
kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi
tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr. 135].
Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì quan niệm
về “việc làm” có nhiều sự biến đổi về căn bản theo quan điểm của từng cá nhân, tổ
chức khác nhau. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm của “việc
làm” là: Những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo một quan
điểm khác của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) thì: Người có việc
làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích,
khơng bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình đồng
thời góp một phần cho xã hội. Tác giả Bùi Anh Tuấn (2011) cho rằng, “Việc làm có
thể được hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu
sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã
hội” [2, tr. 8].
Theo Điều 9 của Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012: “Việc làm là những
hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao

15


động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với mọi người”.
1.1.2. Cơ hội việc làm
Trong thời kì kinh tế xã hội hiện nay, “Việc làm” ln là vấn đền nóng bỏng
được các tổ chức truyền thông, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm
hàng đầu.Không chỉ vậy, “Việc làm” cũng là nỗi lo lắng của những học sinh, sinh
viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn là nỗi quan tâm đặc biệt của Gia
đình, nhà trường, Chính phủ và tồn xã hội hiện nay. “Việc làm” không những ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển, tăng trưởng của kinh tế của 1 cá nhân, tập thể, hoặc đất
nước; mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh , phúc lợi xã hội. Và để có một “Việc
làm” đúng với chuyên ngành đào tạo, năng lực, đam mê luôn là mong muốn của hầu
hết các sinh viên đã tốt nghiệp, cũng như các sinh viên đang còn ngồi trên giảng
đường đại học. Vậy vấn đề đặt ra là “ Cơ hội việc làm” cho các sinh viên ở đâu?.
Trong một cuốn sách nổi tiếng về kinh tế: “Bí mật của sự may mắn” của Tiến sĩ
Tâm lý học Richard Wiseman đã từng trình bày những điều bí ẩn của sự may mắn.
Thoạt nghe có vẻ cảm thấy những điều này có phần trừu tượng nhưng khi nghiền
ngẫm bạn sẽ nhận ra được những cái hay cũng như tính chủ động của nó. Con người
khơng phải cần đến sự ban phát cầu xin ở bất kỳ thần linh nào mà tự bản thân mình
cũng có thể tạo ra cơ hội cho mình. Cơ hội được tạo ra bằng sự chuẩn bị kỹ
lưỡng sẽ bền vững gấp nhiều lần so với những may mắn bất ngờ. Vậy sinh viên cần
một “Cơ hội việc làm” thì chính sinh viên cần phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho bản
thân để có được cơ hội cho chính bản thân của mỗi Sinh viên.
Có một câu nói nổi tiếng của –Publilius Syrus- như sau: Thường trong khi
dừng lại để nghĩ, chúng ta để lỡ cơ hội. (While we stop to think, we often miss our
opportunity). Vì vậy, sinh viên muốn có “Cơ hội việc làm” trước hết hãy hành động
cho chính bản thân của mỗi sinh viên để tạo ra những công việc mà bạn mong muốn
đạt được sau khi rời khỏi ghế giảng đường đại học.

Tại kì đại hội Đảng lần thứ VII có đoạn: “ Mọi việc mang lại thu nhập cho
người lao động có ích cho xã hội đều được tơn trọng”. Hơn thế nữa, Việt Nam hiện
nay đang trong đà hội nhập với kinh tế thế giới, hịa mình vào thời kì cách mạng 4.0
thì nền kinh tế của Việt Nam cũng cần một lượng lớn “Người lao động” để phục vụ
trong hoạt động của các ngàng nghề sản xuất, dịch vụ, thương mại, công nghệ..v..v.
Đồng hành với quan điểm trên, Trong một buổi diễn thuyết ở Ted Talks nhà kinh tế
học Andrew McAfee có đề cập rằng sự phát triển của khoa học công nghệ mà ông
gọi là “tân kỷ nguyên máy móc” (The new machine age) tạo ra sự phát triển cho nền
kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về vấn đề lao động và
việc làm:”It is tough to offer your labor to an economy that full of machines” ( Rất
khó khăn để đưa lao động vào nền kinh tế đầy máy móc)”.Và cơ hội việc làm cho
sinh viên ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là rất nhiều, với thị trường việc làm tiềm
16


năng và “nhộn nhịp” như hiện nay thì việc sinh viên ra trường để có một cơng việc
khơng phải là khó khăn. Với việc phát triển các doanh nghiệp, hội nhập kinh tế
thương mại, các chính sách mở cửa của nhà nước, điều đó tạo nên nhiều cơ hội hơn
cho sinh viên.
Nhưng theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt
Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả
nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường khơng có việc làm, 37% SV có
việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.Gần đây, một cuộc
khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5
khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà
Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có đến
26.2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây
được hiểu rất rộng “là bất cứ cơng việc gì tạo ra thu nhập, khơng nhất thiết phải
đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo”. Trong số này, 46.5% cho biết đã từng xin

việc nhưng không thành công, 42.9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục
học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.Những số liệu trên cho thấy sự khó
khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường. Với tấm bằng
CĐ, ĐH trên tay nhiều sinh viên ra trường đã may mắn tìm được việc làm đúng theo
ngành nghề lựa chọn, đúng với mong muốn bản thân.Sinh viên sau khi tốt nghiệp
đại học tìm được việc làm do từ nhiều nguồn:
- Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp
chọn lọc, hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc,
giỏi, khá, có kỹ năng ngoại ngữ.
- Thơng qua các ngày hội nghề nghiệp - việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch
việc làm.
- Các trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt vai trò các trung tâm hỗ trợ sinh
viên và quan hệ doanh nghiệp của các trường đại học đã giúp nhiều sinh viên tốt
nghiệp nhanh chóng có việc làm tương đối phù hợp.
- Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến.
Thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website,
Internet, báo, đài, cơ quan thơng tin.
- Gia đình, thân nhân những người quen giới thiệu.
- Tự tìm việc qua những việc thời vụ, bán thời gian khi còn đi học.
- Sinh viên tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy làm
thêm, từ gia đình, các nguồn quỹ tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo
việc làm. Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch
vụ cá nhân, tập thể.

17


Bên cạnh đó đa số sinh viên khơng thể tìm được những việc làm ổn định, do
chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn
ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao

động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt
nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao
tiếp, những hiểu biết về mơi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc
công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng
được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ
thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố
chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nhiều
sinh viên ra trường chọn cách giấu tấm bằng đại học để đi làm công nhân tại các
công ty, hoặc chấp nhận tìm kiếm một cơng việc tạm thời. Các công việc mà họ làm
đa phần là không cần đến bằng cấp như: Chạy bàn tại các quán cafe, quán ăn hay
làm nhân viên trực điện thoại, đi gia sư… Chỉ là những công việc đơn giản nên
lương không đủ ăn song để xin được một chỗ làm như vậy cũng không hề dễ. Nổi
cộm nhất của thị trường lao động hiện nay và những năm tới đó là nguồn nhân lực
có tay nghề cao, có trình độ chun mơn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao
động. Điều này cũng đồng nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm
được việc làm ổn định nếu chưa đủ điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và
khả năng thích nghi thực tế thị trường lao động.Một điều dễ thấy hiện nay là các
doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh
viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kỹ năng.
Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt
về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngồi vấn đề vừa
nêu, một số ngành nghề cũng đang mất cân đối giữa các cấp đào tạo và nhu cầu
tuyển dụng. Sự chênh lệch về thu nhập trong từng ngành nghề dẫn đến sự lựa chọn
khác nhau trong nhu cầu tuyển dụng và tìm việc, cũng là một trong số nguyên nhân.
Song song với đó, các doanh nghiệp mặc dù “mọc” lên rất nhiều nhưng vẫn
xảy ra tình trạng thừa lao động, nhiều sinh viên ra trường vẫn rơi vào tình trạng thất
nghiệp hoặc làm trái nghề.Vậy lý do là do đâu?
Đối với nhiều bạn sinh viên, tình trạng thiếu kinh nghiệm thực tế, mơ hồ về
nghề nghiệp tương lai là lý do khiến cho nhiều bạn sinh viên hoang mang khi ra
trường.Trong khi đó, tình trạng “khát nhân lực” chất lượng cao vẫn khá phổ

biến.Nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn phải "đỏ mắt" tìm kiếm những ứng viên phù
hợp hoặc tốn kém những khoản kinh phí khổng lồ trong đào tạo các ứng viên sau
khi tuyển dụng. Nhận thấy được những bất cập của giáo dục và hoàn cảnh xã hội
hiện tại, có thể thấy một ngun nhân khơng hề nhỏ của thực trạng thất nghiệp hay
làm trái ngành nghề của sinh viên tốt nghiệp đại học là do sự thiếu hụt trong hướng

18


nghiệp việc làm cho học sinh, sinh viên; cũng như sự thiếu gắn kết, phối hợp giữa
hệ thống giáo dục, đào tạo nghề và yêu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.
Theo Gaurav Macwan viết về Sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trên báo
Jagranjosh: “ Bạn đã đi rất xa trong cuộc sống học tập của mình, và bây giờ là thời
điểm cao để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn vì điều này cuối cùng sẽ mở
đường cho một tương lai chuyên nghiệp tươi sáng. Điều này khơng đơn giản và dễ
dàng như nó có vẻ. Ngày nay, thị trường việc làm đang mở rộng với tốc độ theo cấp
số nhân và các công việc không phù hợp đang trở nên phổ biến”. Quả thật không
chỉ Việt Nam mà ở nước ngoài, “Cơ hội việc làm” cho sinh viên sau khi ra trường
khơng phải q khó để tìm kiếm, mà là việc làm đó đối với sinh viên có đúng ngành
học khơng, hay lại đối mặt với việc làm trái ngành, rủi ro hơn là thất nghiệp.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau
khi tốt nghiệp
Đồng hành cùng những thay đổi trong thời buổi kinh tế thị trường và bước
chuyển mình của thế giới trong cuộc cách mạng 4.0 đã đặt con người trước cuộc
cạnh tranh “Việc làm” và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Và để đương đầu với
thử thách đó ngàng giáo dục nước nhà nói riêng và những sinh viên tìm kiếm “Việc
làm” sau tốt nghiệp phải chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều góc độ khác nhau. Song
song với đó chính là q trình hướng nghiệp cho Sinh viên diễn ra khá qua loa dẫn
đến chọn sai ngành học. Theo một số nghiên cứu cho thấy tại thị trường Việt Nam,
thường có tới 40% việc định hướng nghề nhiệp phụ thuộc vào phụ huynh. Các bậc

cha mẹ thường thiên về những ngành nghề an toàn hoặc “ăn sẵn” cho con. Khi định
hướng con cái theo nghề họ thích mà khơng biết khả năng, sở thích của con nằm ở
đâu.
Một số khác dù được tự chọn ngành nghề thì lại chạy theo xu hướng những
ngành nghề đang thịnh hành mặc dàu biết đam mê hay sở trường của bản thân
khơng năm ở đó. Và nhận định việc hướng nghiệp là bước đầu quan trọng của sự
nghiệp cho mỗi người nói chung và cho các sinh viên nói riêng.
Theo một tác giả Russ Thorne người Mỹ có viết trên trang báo Independent
rằng: “Nếu bạn mới tốt nghiệp, bạn có rất nhiều lý do để vui vẻ. Để bắt đầu, bạn đã
đi bộ qua sân khấu, giữ thăng bằng một tấm ván trên đầu trong khi đeo một chuyến
đi nguy hiểm, như yêu cầu buổi lễ. Bằng cấp trong tay, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào
cuộc sống sau đại học”.Cơ giải thích rằng các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những
ứng viên biết chữ có thể thích nghi nhanh với mơi trường làm việc thay đổi, điều
này mang lại cho bạn một lợi thế khác biệt.Cơ muốn nói rằng khơng chỉ cần đến
bằng cấp mà các sinh viên cịn trang bị cho mình kỹ năng làm việc tốt để thích nghi
với mơi trường làm việc sau khi ra trường.

19



×