Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tỷ lệ phá thai lặp lại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến phá thai ngoài ý muốn tại bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 133 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
₌ ₌ ₌ ₌ ₌ ₌ ⁂⁂⁂₌₌₌₌₌₌

NGUYỄN CAO LĨNH

TỶ LỆ PHÁ THAI LẶP LẠI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI NGOÀI Ý MUỐN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
₌ ₌ ₌ ₌ ₌ ₌ ⁂⁂⁂₌₌₌₌₌₌


NGUYỄN CAO LĨNH

TỶ LỆ PHÁ THAI LẶP LẠI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI NGOÀI Ý MUỐN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 8720105

Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng có ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Cao Lĩnh

.



.

MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt
Danh

i
mục

các

bảng

ii
Danh

mục

biểu

đồ

iii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Khái niệm phá thai và phân loại................................................................. 4

1.2. Các phương pháp phá thai .......................................................................... 4
1.3. Tai biến và biến chứng phá thai ................................................................. 7
1.4. Tình hình chung phá thai ......................................................................... 12
1.5. Tình trạng phá thai lặp lại ........................................................................ 16
1.6. Các yếu tố liên quan đến hành vi phá thai lặp lại .................................... 18
1.7. Giới thiệu về Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ ........................... 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.3. Phương pháp thu thập và quản lý số liệu ................................................. 27
2.4. Biến số nghiên cứu: .................................................................................. 32
2.5. Vấn đề Y Đức ........................................................................................... 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40

.


.

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 40
3.2. Tỷ lệ phá thai lặp lại trong nhóm phá thai ngoài ý muốn ........................ 48
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát và hành vi phá thai lặp lại ......... 49
3.4. Các biến cố ở lần phá thai đầu tiên của nhóm phụ nữ đã từng phá thai
ngồi ý muốn trước đây (N=82)............................................................. 54
3.5. Mơ hình hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi phá
thai lặp lại ................................................................................................ 60
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 62
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ...................................................... 62
4.2. Tỷ lệ phá thai lặp lại ................................................................................. 64
4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ phá thai lặp lại ........................... 67

4.4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu.
Phụ lục 2: Bảng thông tin và đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3: Hoạt động của nhóm nghiên cứu
Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Phụ lục 6: Quyết định cơng nhận người hướng dẫn và tên đề tài luận văn thạc sĩ
Phụ lục 7: Kết luận của hội đồng đánh giá luận văn
Phụ lục 8: Bản nhận xét của người phản biện 1 và 2

.


.

Phụ lục 9: Giấy xác nhận đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo ý kiến Hội đồng
đánh giá luận văn

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Từ nguyên gốc

Nghĩa tiếng Việt

BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

BV

Bệnh viện

DCTC

Dụng cụ tử cung

ĐBSCL

Đồng bằng sơng cửu long

KTC

Khoảng tin cậy

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

NC

Nghiên cứu

OR

Odds ratio

Tỷ số chênh

P

P – value

p trị giá

PT

Phá thai

PTLL

Phá thai lặp lại

QHTD

Quan hệ tình dục


SKSS

Sức khỏe sinh sản

TP

Thành phố

TPCT

Thành phố Cần Thơ
Trung tâm chăm sóc sức

TTCSSKSS

khỏe sinh sản

WHO

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế thế giới


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số phân tích trong nghiên cứu ....................................................32
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu .................................40
Bảng 3.2 Đặc điểm tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu ...............................42
Bảng 3.3 Đặc điểm của chồng (bạn tình) đối tượng nghiên cứu ..............................43
Bảng 3.4 Đặc điểm kiến thức về phá thai của đối tượng nghiên cứu .......................45
Bảng 3.5 Đặc điểm về thực hành tránh thai tại thời điểm hiện tại của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................................46
Bảng 3.6 Lý do từ chối các biện pháp tránh thai tại thời điểm hiện tại của các đối
tượng nghiên cứu.......................................................................................................47
Bảng 3.7 Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan giữa đặc điểm của đối tượng và
hành vi phá thai lặp lại ..............................................................................................49
Bảng 3.8 Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan giữa tiền căn sản khoa và hành vi
phá thai lặp lại ...........................................................................................................50
Bảng 3.9 Phân tích đơn biến giữa các yếu tố liên quan giữa đặc điểm của chồng
(bạn tình) và tỷ lệ phá thai lặp lại ..............................................................................52
Bảng 3.10 Phân tích đơn biến yếu tố liên quan giữa kiến thức về phá thai và thực
hành tránh thai ở thời điểm hiện tại với hành vi phá thai lặp lại .............................53
Bảng 3.11 Đặc điểm lần phá thai đầu tiên của đối tượng nghiên cứu ......................54
Bảng 3.12 Đặc điểm về thực hành tránh thai ở lần phá thai đầu tiên của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................................56
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa những biến cố của lần phá thai đầu tiên với số lần phá
thai ngoài ý muốn trước đây .....................................................................................57
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa những các yếu tố về thực hành tránh thai của lần phá
thai đầu tiên với số lần phá thai ngoài ý muốn .........................................................59
Bảng 3.15 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi phá
thai lặp lại ..................................................................................................................60
Bảng 4.1 Tỷ lệ phá thai lặp lại qua một số nghiên cứu .............................................65

.



i.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ tóm tắt các bước thu thập số liệu ..................................... 31
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu ................................................. 48

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phá thai là một tình trạng phổ biến trên tồn cầu. Theo WHO mỗi năm
có 56 triệu phụ nữ phá thai [29]. Ở Việt Nam, Báo cáo của Tổng cục Thống
Kê 2017, tỷ lệ phá thai của Việt Nam đang trên chiều hướng đi xuống nhưng
vẫn chưa ổn định. Theo niên giám thống kê năm 2016, toàn quốc có 264.293
trường hợp phá thai, tỷ lệ phá thai là 16,9 trên 100 trẻ đẻ sống năm 2016, tăng
nhẹ so với năm 2015. Mặc dù trong những năm gần đây có rất nhiều nổ lực
trong chương trình thơng tin, tư vấn về kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ
phá thai nói chung, cũng như tỷ lệ phá thai lặp lại nhưng Việt Nam vẫn là
nước có tỷ lệ phá thai cao nhất được khảo sát trên thế giới [25].
Ở Việt Nam, phá thai đã được hợp pháp hóa từ những năm 1960, tất cả
phụ nữ đều có thể dễ dàng tìm đến dịch vụ phá thai và khơng giới hạn số lần
phá thai [25]. Trong những năm gần đây tỷ lệ phá thai lặp lại ở Việt Nam khá
cao từ 13% -51% [4], [5], [7], [11], [17], [46]. Thực tế, phá thai vẫn còn tiềm
ẩn những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ phá thai
lặp lại như: viêm vùng chậu, vô sinh, nhau tiền đạo... Ngoài ảnh hưởng đến
sức khỏe, phá thai còn ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người phụ nữ.
Mặt khác, phần lớn các trường hợp phá thai xảy ra trong bối cảnh mang thai

ngoài ý muốn, mà nguyên nhân chính dẫn đến việc này thường do sử dụng
không hiệu quả hoặc không sử dụng biện pháp tránh thai.
Thành phố Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung Ương của Việt
Nam với số dân 1.235.171 người (2019), trong đó nữ là 622.628 người (chiếm
50,41%) [15]. Trong vài năm gần đây xuất hiện nhiều khu công nghiệp và
trường đại học, cao đẳng, vì thế tại đây có một lượng lớn cơng nhân nữ, sinh
viên nữ - đây là đối tượng quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe
sinh sản. Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ là một trong những bệnh viện
chuyên ngành Sản phụ khoa lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long được thành

.


.

lập năm 2014. Theo báo cáo niên giám thống kê 2016 thành phố Cần Thơ chỉ
có 665 trường hợp nạo phá thai [1], con số này chỉ thu thập tại cơ sở y tế công
lập bỏ qua các cơ sở phá thai tư nhân và địa phương khơng kiểm sốt được
việc phá thai nhiều lần ở nhiều nơi. Trong năm 2019 tại bệnh viện có 13814
ca sinh, 1048 trường hợp phá thai nội khoa và thực tế cũng có khơng ít trường
hợp phá thai lặp lại tuy nhiên từ khi thành lập đến nay bệnh viện chưa có
nghiên cứu nào thực hiện để xác định về những vấn đề liên quan đến phá thai
lặp lại.
Chính vì những lý do trên, cũng như có nhiều kết quả khác nhau về tỷ lệ
phá thai lặp lại giữa những nghiên cứu mà chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài “Tỷ lệ phá thai lặp lại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến phá thai ngoài
ý muốn tại Bệnh Viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ” để trả lời câu hỏi “Tỷ lệ
phá thai lặp lại tại bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ là bao nhiêu ?” và
“Các yếu tố nào có liên quan đến tỷ lệ phá thai lặp lại ?”


.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ phá thai lặp lại ở những phụ nữ đến phá thai ngoài ý
muốn tại Bệnh Viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ.
2. Xác định các yếu tố liên quan với hành vi phá thai lặp lại của phụ nữ
đến phá thai ngoài ý muốn tại Bệnh Viện Phụ Sản Thành phố Cần
Thơ.

.


.

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm phá thai và phân loại
1.1.1. Định nghĩa
Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt
thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi [2], trước khi thai nhi phát
triển đầy đủ và có thể sống được khi ra khỏi buồng tử cung.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa phá thai lặp lại là
những trường hợp có ít nhất 2 lần phá thai chọn lựa trở lên.
1.1.2. Phân loại phá thai
Phá thai chọn lựa: là việc chấm dứt thai kỳ khơng phải vì những lí do y
khoa mà theo ý muốn của người phụ nữ trước khi thai có khả năng sống. Đây
là loại phá thai chiếm hầu hết các trường hợp chấm dứt thai kỳ ngày nay.

Phá thai điều trị: là phá thai vì lý do y khoa, gồm các chỉ định sau:
Mẹ có các bệnh lý nặng mà việc tiếp tục mang thai có thể ảnh hưởng đến
tính mạng cũng như sức khỏe của người mẹ. Ví dụ: suy tim mất bù kéo dài,
ung thư cổ tử cung xâm lấn...
Thai chết trong tử cung hoặc bất thường gây khiếm khuyết nghiêm trọng
ở thai nhi ảnh hưởng đáng kể đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ được
sinh ra. Ví dụ: các bất thường nhiễm sắc thể 21, 18...
Có thai do bị cưỡng hiếp, loạn luân có quyết định của pháp luật.
1.2. Các phƣơng pháp phá thai
1.2.1. Phá thai trong ba tháng đầu thai kỳ (đến hết 12 tuần tuổi)
1.2.1.1. Phá thai bằng thuốc

.


.

Theo tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản” của Bộ Y Tế xuất bản năm 2016 [2], phương pháp phá thai bằng
thuốc là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối
hợp mifepristone và misoprostol gây sẩy thai cho thai đến hết 9 tuần (63
ngày) và từ tuần thứ 10 đến hết 12 tuần (84 ngày). Phương pháp phá thai bằng
thuốc cho thai đến hết 9 tuần tuổi được thực hiện ở cơ sở y tế tuyến trung
ương, phá thai bằng thuốc cho thai đến hết 8 tuần có thể thực hiện ở cơ sở y tế
tuyến trung ương và tỉnh, đối với cơ sở y tế tuyến huyện chỉ có thể phá thai
đến hết 7 tuần. Phác đồ cụ thể được áp dụng là:
- Thai đến hết 63 ngày:
Uống 200 mg mifepriston tại cơ sở y tế và theo dõi sau uống 15 phút.
Sau khi dùng mifepristone từ 24 đến 48 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm
bên má 800 mcg misoprostol tại cơ sở y tế hoặc tại nhà tùy theo tuổi thai và

nguyện vọng khách hàng.
- Thai từ 64 đến hết 84 ngày:
Uống 200 mg mifepristone tại cơ sở y tế và theo dõi mỗi giờ 1 lần trong
3 giờ đầu.
Sau khi dùng mifepristone từ 24 đến 48 giờ:
 Đặt túi cùng âm đạo 800 mcg misoprostol tại cơ sở y tế.
 Sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi 400 mcg misoprostol, tối đa là 4 liều đến
khi sẩy thai hoàn toàn.
 Nếu sau 3 giờ khi dùng liều misoprostol thứ 5 mà chưa sẩy thai, uống
tiếp 200 mg mifepristone, cho khách hàng nghỉ 9 - 11 giờ, lặp lại liều
misoprostol như trên cho đến khi sẩy thai.
 Nếu sau 2 lần theo phác đồ trên mà vẫn khơng sẩy thai thì chuyển sang
phương pháp khác.

.


.

1.2.1.2. Phá thai bằng phương pháp hút chân không
Là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng cách dùng bơm hút chân không
để hút thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần (áp dụng với cơ sở y tế
tuyến trung ương, tỉnh và huyện). Đối với phá thai bằng phương pháp hút
chân không với thai đến hết 7 tuần có thể thực hiện ở tuyến xã với những
trường hợp mang thai bình thường [3]. Quy trình kỹ thuật được thực hiện cụ
thể là: chuẩn bị khách hàng và tư vấn cho khách hàng trước khi thực hiện thủ
thuật. Xác định kích thước và tư thế tử cung, bộc lộ và sát khuẩn cổ tử cung
âm đạo sau đó gây tê cạnh cổ tử cung, đo buồng tử cung bằng ống hút, nếu
cần có thể nong cổ tử cung. Hút thai và mơ trong lịng tử cung cho đến khi thủ
thuật hoàn thành [2].

1.2.2. Phá thai trong ba tháng giữa thai kỳ
1.2.2.1. Phá thai bằng thuốc
Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối
hợp mifepristone và misoprostol để phá thai. Theo quyết định chi tiết phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y
Tế năm 2013 cho phép thực hiện phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 đến
hết 22 tuần tại cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh [3]. Phác đồ cụ thể
là:
- Uống 1 viên mifepristone 200mg tại bệnh viện.
- Sau 24 - 48 giờ đặt túi cùng âm đạo 400 mcg Misoprostol tại bệnh viện.
- Sau mỗi 3 giờ, ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 400 mcg
Misoprostol đến khi sẩy thai.
- Sau 5 liều misoprostol mà chưa sẩy thai, ngày hôm sau ngậm dưới lưỡi
hoặc ngậm bên má tiếp 5 liều 400 mcg misoprostol sau mỗi 3 giờ đến khi sẩy
thai.

.


.

- Đối với thai từ 13 đến hết 18 tuần nếu không sẩy thai dùng misoprostol
ngày thứ 3 theo phác đồ trên. Nếu thai vẫn khơng sẩy thì chuyển sang phương
pháp khác.
- Đối với thai 19 đến hết 22 tuần nếu khơng sẩy thai thì chuyển sang
phương pháp khác.
1.2.2.2. Phá thai bằng nong và gắp thai từ 13 đến hết 18 tuần
Là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng cách sử dụng thuốc misoprostol
để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó nong cổ tử cung và dùng bơm hút chân không
để hút nước ối và phần thai xuống thấp kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra.

Phương pháp này được áp dụng cho tuổi thai từ 13 đến 18 tuần. Theo quyết
định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám
chữa bệnh của Bộ Y Tế năm 2013 [3], phương pháp này được thực hiện tại cơ
sở y tế tuyến trung ương và tỉnh.
1.2.3. Các phƣơng pháp phá thai khác
Hiện nay ít được áp dụng.
Phá thai to từ 13 đến hết 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước, phương
pháp này được thực thực hiện tại cơ sở y tế tuyến trung ương. Truyền
oxytocin đường tĩnh mạch kết hợp Prostaglandin đặt âm đạo hoặc nhét hậu
môn. Truyền dung dịch ưu trương vào buồng ối như dung dịch muối 20%,
dung dịch ure 30% hoặc Methotrexate tiêm bắp hoặc uống [22].
1.3. Tai biến và biến chứng phá thai
Các tai biến và biến chứng xảy ra trong và sau khi phá thai xảy ra do ba
cơ chế chính: khơng đảm bảo vơ khuẩn, chưa loại bỏ được hết hoàn toàn các
sản phẩm thụ thai trong lòng tử cung và tổn thương do thao tác trong chính

.


.

quy trình thủ thuật. Tuổi thai và phương pháp phá thai cũng ảnh hưởng đến
tần suất và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng phá thai.
1.3.1. Tai biến tức thời
Là những tai biến xảy ra trong lúc thực hiện thủ thuật hoặc tiến triển
trong vòng 3 giờ sau khi chấm dứt thủ thuật.
1.3.1.1. Xuất huyết
Xuất huyết là biến chứng phổ biến nhất của phá thai khơng an tồn, và
có thể dẫn đến sốc giảm thể tích, rối loạn đơng máu và tử vong [43].
Có thể là hậu quả do tổn thương đường sinh dục như rách cổ tử cung

hoặc rách âm đạo, do thủng tử cung, sót mơ hay đờ tử cung. Tỉ lệ xuất huyết
sau phá thai thay đổi tùy theo nghiên cứu tùy thuộc vào cách tính lượng máu
mất hay độ chính xác trong việc xác định lượng máu mất.
Theo Te Linde’s tỷ lệ xuất huyết khoảng 0,05-4,9 trên mỗi 100 trường
hợp phá thai. Tỷ lệ truyền máu sau phá thai thể hiện tốt nhất tình trạng xuất
huyết đáng kể trên lâm sàng. Theo một nghiên cứu đa trung tâm tỷ lệ truyền
máu do nạo hút thai là 0,06 trên mỗi 100 trường hợp phá thai. Ở những
nghiên cứu có trường hợp phá thai được tiến hành ở độ tuổi cao hơn thì tỷ lệ
sau nong và hút thai là 0,26 ; sau truyền Urea-prostaglandin vào buồng ối là
0,32 và sau truyền nước muối ưu trương vào buồng ối là 1,72 trên mỗi 100
trường hợp [26].
1.3.1.2. Tổn thương cổ tử cung
Tổn thương cổ tử cung chiếm tỉ lệ 0,01-1,6 trên mỗi 100 trường hợp nạo
hút thai. Bao gồm nhiều loại chấn thương khác nhau. Vết rách bề mặt do kẹp
cổ tử cung trong lúc tiến hành nong là dạng thường gặp nhất [26].

.


.

1.3.1.3. Hội chứng sau phá thai
Đây là tình trạng máu đóng cục trong tử cung cấp tính, là một biến
chứng quan trọng của phương pháp nạo hút thai. Tình trạng này gây ứ đọng
máu trong lòng tử cung do máu khơng thốt kịp ra khỏi lịng tử cung và hình
thành cục máu đông. Bệnh nhân sẽ cảm thấy sưng phồng bụng dưới và đau
thắt dữ dội. Biện pháp điều trị là hút nhiều lần để hút máu và máu cục trong
lịng tử cung ra. Theo y văn hiện có thì tỷ lệ của máu đóng cục trong lịng tử
cung cấp tính là từ 0,1 – 1.0 trên mỗi 100 ca nạo hút thai [26].
1.3.1.4. Thủng tử cung

Chiếm tỉ lệ khoảng 0,2 trên mỗi 100 ca nạo hút thai. Tai biến này có thể
xảy ra trong q trình thủ thuật. Có thể xảy ra ở thì đo, thì nong hoặc thì hút ở
tử cung ngả sau quá mức [26]. Thủng tử cung là một tai biến trầm trọng, nguy
cơ lớn nhất là chảy máu và tổn thương các tạng khác trong ổ bụng. So với vết
rách ở đáy tử cung thì vết rách ở phần bên của tử cung thường nguy hiểm hơn
rất nhiều vì vết rách có vị trí nằm gần các mạch máu lớn của tử cung. Xử trí
tùy thuộc vào thời điểm nào trong quá trình làm thủ thuật [6].
1.3.1.5. Choáng
Đây là một tai biến xảy ra do không giảm đau tốt, không thực hiện thuốc
chống sốc hay thực hiện động tác q thơ bạo. Tỷ lệ chống sau nạo phá thai
chiếm 0,51% [26].
1.3.1.6. Bỏng hóa chất hay nhiễm độc thuốc
Phụ nữ sử dụng thuốc đường uống, tiêm, hoặc thuốc tại chỗ hoặc các
chất độc hại để gây sẩy thai hoặc hỗ trợ phá thai bằng phẫu thuật có thể gây
tổn thương tại chỗ ở âm đạo hoặc có dấu hiệu nhiễm độc thận hoặc gan [43].

.


0.

1.3.2. Biến chứng gần
Là những biến chứng xảy ra từ 3 giờ đến 28 ngày sau khi thực hiện thủ
thuật. Các biến chứng gần bao gồm:
1.3.2.1. Sót nhau
Chiếm 3,8 trường hợp phá thai bao gồm đau bụng, ra huyết kéo dài, có
thể có sốt [26]. Sót nhau có thể dẫn đến băng huyết, nhiễm khuẩn hoặc cả hai.
Xử trí bằng cách nạo lòng tử cung, kháng sinh và theo dõi dấu hiệu nhiễm
trùng.
1.3.2.2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng liên quan đến phá thai là do các sản phẩm thụ thai bị giữ
lại, chấn thương và kỹ thuật thực hiện không vô khuẩn. Nếu không được điều
trị hoặc điều trị không đúng cách, nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng
huyết, sốc nhiễm trùng, suy nội tạng, đông máu nội mạch lan tỏa. Sau khi làm
thủ thuật phụ nữ có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu và triệu chứng sau: đau
bụng và/hoặc đau vùng chậu, chảy mủ, sốt và ớn lạnh, chảy máu hoặc xuất
huyết điểm. Điều trị bằng kháng sinh, nạo lịng tử cung nếu có sót nhau. Biến
chứng nhiễm trùng có thể gây hậu quả xấu trong tương lai sản khoa như viêm
vùng chậu, viêm sinh dục, vô sinh [43].
Một nghiên cứu ở Canada năm 2017, thực hiện trên 477 phụ nữ phá thai
nội khoa ghi nhận có 4 trường hợp bị nhiễm trùng chiếm khoảng 1% [64].
1.3.2.3. Dính buồng tử cung
Chiếm tỷ lệ khoảng 0,35% các trường hợp phá thai, do thủ thuật nạo hút
quá kỹ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn lớp nội mạc tử cung, làm buồng tử cung
dính vào nhau gây vơ sinh thứ phát về sau [26].
1.3.3. Biến chứng xa
1.3.3.1. Vô sinh thứ phát

.


1.

Nghiên cứu của tác giả Phùng Huy Tuân năm 2011 tại bệnh viện Từ Dũ
kết luận nguy cơ vô sinh thứ phát sẽ tăng 2,5 lần ở phụ nữ có tiền căn phá thai
trước đó so với phụ nữ khơng có tiền căn nạo phá thai [12].
1.3.3.2. Nhau tiền đạo
Theo tác giả Hendricks ghi nhận sản phụ có tiền căn nạo phá thai từ hai
lần trở lên thì nguy cơ mắc nhau tiền đạo tăng 2,1 lần so với sản phụ khơng có
tiền căn nạo phá thai [33]. Năm 2003 tác giả Johnson L và cộng sự tiến hành

nghiên cứu mối quan hệ giữa nhau tiền đạo và tiền căn phá thai kết quả cho
thấy nhau tiền đạo chỉ liên quan đến việc nạo phá thai và không liên quan đến
hút thai bằng chân khơng [35].
1.3.3.3. Thai ngồi tử cung
Nghiên cứu của tác giả Tharaux – Deneux cho thấy việc nạo hút thai có
thể liên quan đến số lần phá thai OR = 1,4 nếu phá thai 1 lần, con số này là
1,9 đối với người phá thai 2 lần trở lên [61]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thắm
từ năm 2002 – 2003 tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy phụ nữ có nạo hút thai làm
tăng nguy cơ thai ngoài tử cung gấp 2,7 lần so với phụ nữ khơng nạo hút thai
[10].
1.3.3.4. Sẩy thai
Trong q trình thực hiện thủ thuật có thể làm tổn thương cổ tử cung dẫn
đến hậu quả hở eo tử cung – một trong những nguyên nhân gây sẩy thai. Phá
thai bằng cách nong và nạo có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên [21].
1.3.3.5. Sinh non
Tương tự sẩy thai, sanh non cũng có thể do tổn thương cổ tử cung trong
quá trình thực hiện thủ thuật. Một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện từ
01/09 -01/12/2018 với kết quả phân tích đa biến cho thấy phụ nữ có tiền căn

.


2.

phá thai (AOR = 2,92, 95% CI 1,3 – 6,4) có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với nguy cơ sanh non [42].
1.3.3.6. Ảnh hưởng tâm lý và cảm xúc
Theo nghiên cứu năm 2016 của Attali tỷ lệ ảnh hưởng đến tâm lý và cảm
xúc sau phá thai chiếm 27.5% đặc biệt ở phụ nữ có thai lần đầu, có thai ở tuổi
vị thành niên [19].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lan Phương năm 2011 về tỷ lệ và
các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện
Hùng Vương ghi nhận 41,4% trường hợp phá thai to có rối loạn trầm cảm [8].
1.3.4. Tử vong
Những tai biến nguy hiểm gây tử vong thường do phá thai không hợp
pháp gây ra. WHO ước tính rằng trên tồn cầu cứ 1 trong 8 trường hợp tử
vong ở phụ nữ thì có 1 trường hợp do các biến chứng phá thai gây ra. Ở các
quốc gia đang phát triển – nơi mà phá thai được coi là bất hợp pháp có tỉ lệ tử
vong mẹ do phá thai cao hơn các nước phát triển [65]. Khoảng 25% trường
hợp tử vong mẹ ở châu Á và 30-50% trường hợp tử vong mẹ ở châu Phi và
châu Mỹ Latinh xảy ra do phá thai [48].
Tỷ lệ tử vong mẹ tăng theo tuần tuổi thai, thấp nhất với thai trước 8 tuần
tuổi, so với những phụ nữ được thực hiện phá thai trong và trước 8 tuần tuổi
thai những phụ nữ thực hiện phá thai trong tam cá nguyệt thứ hai có nhiều khả
năng tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến phá thai, nguy cơ tương đối
của tử vong liên quan đến phá thai ở tuổi thai 13 -15 tuần (OR 14,7 95% CI
6,2 – 34,7), lúc 16 – 20 tuần (OR 29,5 95% CI 12,9 – 67,4), sau 21 tuần
(76,6 95% CI 32,5 – 108,8) [20].
1.4. Tình hình chung phá thai
1.4.1. Tình hình phá thai chung trên thế giới

.


3.

Tính trung bình trên thế từ năm 2010 – 2014 mỗi năm có 56 triệu ca phá
thai, 35 ca phá thai trên 1000 phụ nữ ở tuổi 15 – 44. Tỷ lệ phá thai hằng năm
hiện cao ở khu vực đang phát triển là 37 trên 1000 phụ nữ, trong khi ở các
khu vực phát triển là 27 trên 1000 phụ nữ [29].

Theo một nghiên cứu của WHO và viện Guttmacher được công bố trên
tờ Lancet, từ 2010 – 2014 hằng năm trên toàn thế giới xảy ra 25 triệu trường
hợp phá thai khơng an tồn (dùng để chỉ những quy trình khơng hợp pháp),
chiếm 45% tổng số trường hợp phá thai. Ở những quốc gia mà việc phá thai bị
cấm hoàn toàn hoặc chỉ được phép để cứu mạng người phụ nữ hoặc bảo vệ
sức khỏe thể chất, chỉ có 1 trong 4 trường hợp phá thai là an tồn; trong khi
đó, ở các quốc gia nơi phá thai là hợp pháp, gần 9 trong 10 ca phá thai được
thực hiện an toàn [29], [65]. Ở hầu hết các nước phát triển, có những quy
định phá thai an tồn theo yêu cầu hoặc có nền kinh tế và xã hội phát triển thì
hầu hết phụ nữ đều có thể tiếp cận được các dịch vụ phá thai. Tuy nhiên, việc
tiếp cận phá thai an toàn ở một số nước đang phát triển bị giới hạn trong một
số điều kiện hạn chế [62].
1.4.2. Tình hình phá thai chung từng khu vực
Tỷ lệ phá thai hằng năm cao nhất trong năm 2010 – 2015 là ở vùng
Caribe, ước tính khoảng 59 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiếp theo
là Nam Mỹ, ở mức 48/1000 phụ nữ. Tỷ lệ thấp nhất là ở Bắc Mỹ với 17 trên
1000 phụ nữ, ở Tây Âu và Bắc Âu Lần lượt 16 và 18 trên 1000 phụ nữ [55].
Trên tất cả các tiểu vùng trên thế giới, Đơng Âu đã có sự giảm lớn nhất
về tỷ lệ phá thai, từ 88/1.000 phụ nữ vào năm 1990 – 1994 đến 42/1.000 phụ
nữ vào năm 2010 – 2014, tương ứng với sự gia tăng các biện pháp tránh thai
hiện đại [55].
Vào năm 2015, khoảng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Châu Phi
sống ở các quốc gia có luật phá thai hạn chế. Tính đến 2010 – 2014, tỷ lệ phá

.


4.

thai chung ở Châu Phi là 34 trên 1.000 phụ nữ. Tỷ lệ dao động từ 31 trên

1000 phụ nữ ở Tây Phi đến 38 trên 1000 phụ nữ ở Bắc Phi; tỷ lệ phá thai ở
các tiểu vùng này đã thay đổi rất ít hoặc khơng thay đổi kể từ năm 1990 –
1994 [55].
Ở Châu Mỹ Latinh và Caribe tỷ lệ phá thai tiểu vùng dao động từ 33 trên
1000 phụ nữ ở Trung Mỹ, 47 trên 1000 phụ nữ ở Nam Mỹ, đến 65 trên 1000
phụ nữ ở Caribe. Tỷ lệ phá thai chung của khu vực hầu như không thay đổi kể
từ năm 1990 -1994 [55].
Ở châu Á, tỷ lệ phá thai trung bình là 36/1.000 phụ nữ. Hầu hết các tỷ lệ
tiểu vùng đều gần với con số này; Đông Nam Á con số này là 36/1000 phụ
nữ, Trung Á cao hơn ở mức 42/1000 phụ nữ. Tỷ lệ khu vực đã thay đổi rất ít
kể từ năm 1990 – 1994 [55].
1.4.3. Tình hình phá thai tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nạo/phá thai và hút thai có thể được thực hiện tại các
cơ sở y tế nhà nước cũng như tư nhân. Thông tin về nạo/phá thai và hút thai,
cũng như sử dụng biện pháp tránh thai, chỉ thu thập trong nhóm phụ nữ 15 –
49 tuổi hiện đang có chồng. Do vậy trong các báo cáo hằng năm của các cơ
quan chức năng về thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản đa phần đều đề
cập đến nhóm đối tượng này.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai vào hàng cao nhất
thế giới. Theo báo cáo niên giám thống kê năm 2017 [1], tồn quốc có
264.293 trường hợp phá thai (192.369 trường hợp phá thai dưới 7 tuần và
71.924 trường hợp phá thai trên 7 tuần). Tỷ lệ phá thai trên 100 trẻ đẻ sống
năm 2016 là 16,9, tăng nhẹ so với năm 2015. Đó là một con số báo động mặc
dù tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 77,6%
tăng 1,9% so với năm 2015 (75,7%) [1].

.


5.


Theo kết quả của Tổng cục thống kê tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại tại
thời điểm 1/4/2016 đạt mức 65,6%, giảm 0,9% so với kết quả Điều tra biến
động dân 2016. BPTT được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là
vòng tránh thai. Tỷ lệ sử dụng vòng tránh thai từ năm 2005 đến 2017 tuy có
xu hướng giảm dần nhưng vẫn ln duy trì ở mức khá cao đạt 45,6% (giảm
gần 5% so với năm 2013). Tỷ lệ sử dụng các BPTT như uống thuốc tránh thai,
tiêm, cấy có xu hướng tăng chậm. Năm 2017 tỷ lệ sử dụng BPTT truyền
thống đạt 14%. Xu hướng chọn lựa biện pháp tránh thai dụng cụ tử cung cao
– một lựa chọn không được ưu tiên ở phụ nữ trẻ tuổi phần nào lý giải lý do tỷ
lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao nhưng Việt Nam vẫn là 1 trong những
quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới [14]. Tỷ số giới tính khi sinh có sự
gia tăng từ 107,3 trẻ nam/100 trẻ nữ năm 2000, đến 2017 con số này là 112,1
trẻ nam/100 trẻ nữ. Lựa chọn giới tính trước sinh là nguyên nhân trực tiếp của
hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là một hành vi phạm pháp bị
cấm. Tuy nhiên thực tế trên gợi ý rằng việc có thế tiếp cận được với các kỹ
thuật xác định giới tính của các cặp vợ chồng phần nào cho phép họ có thể đạt
được mục đích có ít nhất một người con trai, điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ
phá thai [14].
Năm 2017 tỷ lệ nạo phá thai ở thành thị là 0,9% cịn ở khu vực nơng
thơn là 0,7%, có xu hướng tăng từ năm 2013 trở lại đây. Mức tăng chung của
toàn quốc năm 2017 so với 2013 là 0,5%, điều này cũng tương tự cho mức
tăng ở thành thị và nông thôn. (0,5% ở khu vực thành thị và 0,4% ở khu vực
nông thôn) [14]. Đồng bằng sơng Hồng là vùng có tỷ lệ nạo/phá thai và hút
điều hòa kinh nguyệt cao nhất (1,3%), tiếp theo là Trung du và miền núi phía
Bắc (1,1%). Tỷ lệ này thấp nhất là ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
(0,4%). Một điều đáng chú ý, năm 2017 tỷ lệ này tăng so với năm 2016 ở tất
cả các vùng trong cả nước, đặc biệt là 2 vùng Trung du và miền núi phía Bắc

.



6.

và Đồng bằng sơng Hồng tăng cao nhất trong vịng 5 năm trở lại đây. Nhìn
chung, hai vùng này có tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt luôn ở
mức cao hơn so với các vùng trong nước [14].
1.5. Tình trạng phá thai lặp lại
1.5.1. Tình trạng phá thai lặp lại theo các nghiên cứu trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, sau khi hợp thức hóa phá thai vào năm 1973 thì tỷ lệ phá
thai lặp lại tăng nhiều hơn gấp đôi từ 1974 đến 1979 (từ 15% lên 32%), sau đó
tăng chậm hơn trong giai đoạn 1979 đến 1993 (từ 32% lên 47%) rồi giữ cố
định kể từ đó [34].
Năm 2010 tại thành phố New York một nghiên cứu về các yếu tố liên
quan đến phá thai lặp lại được thực hiện trên 76614 ca phá thai được báo cáo
thì cho thấy tỷ lệ phá thai lặp lại là 57% [59].
Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu dựa trên khảo sát bệnh án tại 3 bệnh
viện của Thụy Điển, thu thập bệnh án của 986 phụ nữ có một lần phá thai
2009 và theo dõi đến hết 2012. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong thời
gian theo dõi có đến 24% số phụ nữ này phải tiến hành phá thai lặp lại [37].
Một cuộc khảo sát trên 1172 phụ nữ phá thai trong khoảng thời gian từ tháng
12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 tại 2 phòng khám ở Kathmandu, Nepal để
xác định tỷ lệ và các yếu liên quan phá thai lặp lại, kết quả tỷ lệ phá thai lặp
lại là 32,3% (khoảng tin cậy 95%, 29,6 – 34,9) [60].
Trong một nghiên cứu cắt ngang ở Pháp từ tháng 6 đến tháng 9 năm
2009 với 806 phụ nữ trên 18 tuổi. Kết quả cho thấy trong những người tham
gia có 473 người phá thai lần đầu chiếm 58,7% và 333 người đã từng phá thai
trước đó với tỷ lệ phá thai lặp lại là 41,3% [31].
Theo thống kê về phá thai ở Anh và xứ Wales 2018 tỷ lệ phụ nữ phá thai
lặp lại là 39%, tăng đều đặn từ 33% từ năm 2008. Ở phụ nữ dưới 20 tuổi tỷ lệ


.


×