Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi có thở máy cpap của điều dưỡng tại bệnh viện sản nhi ninh bình năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.7 KB, 38 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
---------*****---------

NGÔ THỊ THANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI CÓ
THỞ MÁY CPAP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI
NINH BÌNH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
---------*****---------

NGÔ THỊ THANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI CÓ
THỞ MÁY CPAP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI
NINH BÌNH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS.BS. VŨ VĂN THÀNH


NAM ĐỊNH - 2022


i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chun đề này đã có rất nhiều sự giúp đỡ của các giảng viên, nhà
trường, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Văn Thành là người
thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, hết lịng tận tình dạy bảo trong suốt quá trình học
tập, cho nhiều ý kiến quý báu, động viên, khuyến khích và dẫn dắt từ những bước đầu
tiên trên con đường nghiên cứu khoa học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu và các giảng viên của
Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quán trình
học tập và thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, Khoa Sơ sinh đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu, nghiên cứu và thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Với tất cả tấm lòng kính trọng, xin cảm ơn các Thầy Cơ trong Hội đồng chấm
chuyên đề tốt nghiệp đã đóng góp những ý kiến q báu để tơi có thể hồn thành chun
đề này.
Cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã động viên cổ vũ, giúp đỡ rất nhiều trong
quá trình làm chuyên đề.
Xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến những người thân trong gia đình,
những người đã hết lịng giúp đỡ tơi trong cuộc sống và học tập.
Xin ghi khắc những tình cảm này.
Nam Định, ngày tháng 11 năm 2022
Học viên


Ngô Thị Thanh


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đây là chuyên đề do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Vũ Văn Thành.
Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách
quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Nam Định, ngày tháng 11 năm 2022
Người cam đoan

Ngô Thị Thanh


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... ………………………………………………………………….Error!
Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………….. Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………….. ....... Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………. .... Error!

Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………… . Error!
Bookmark not defined.
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................... 3
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 : LIÊN HỆ THỰC TIỄN........................................................................... 10
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI CÓ THỞ MÁY ................................ 10
CPAP CỦA ĐIỀU DƯỠNG .......................................................................................... 10
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình ........................................................10
2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát………………………..……………..........12
2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 13
Chương 3: BÀN LUẬN ................................................................................................. 18
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
3.2. Thực trạng kiến thức chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP của điều dưỡng ..........18
3.3. Thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP của điều dưỡng ..........................19
3.4. Truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng ..................................... 20
3.5. Ưu điểm, tồn tại và hạn chế ................................................................................. 20


iv

3.6. Đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế .......................................... 21
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CIPAP

: Continuous Positive Airway Pressure

CB, NV

: Cán bộ, nhân viên

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

NVYT

: Nhân viên y tế

SHH

: Suy hô hấp

VP

: Viêm phổi


v

DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 2.1: So sánh giữa các đối tượng trong khoa...............................................14
Bảng 2.2: Kiến thức về nhận định đau và giảm đau ...........................................15
Bảng 2.3: Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ..............................................15
Bảng 2.4: Thực hành sử dụng và lắp máy CPAP ................................................16
Bảng 2.5: So sánh giữa nhóm tuổi, thâm niên ....................................................16
Bảng 2.6: Thực hành sử dụng và chăm sóc .........................................................17
Bảng 2.7: So sánh giữa nhóm tuổi, thâm ............................................................17
Bảng 2.8: So sánh kỹ năng truyền thông .............................................................18


vi


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt, là đối với trẻ em
và phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1], [2]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nặng ước tính
trên tồn thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi là 0,8% và tỷ lệ tử vong là 0,3% trẻ em trên tồn
thế giới.
Theo số liệu thống kê có khoảng hơn 1200 bệnh Nhi vào khoa Hồi Sức Cấp Cứu
Nhi điều trị; trong đó, có khoảng 1/3 số bệnh nhi vào viện trong tình trạng suy hơ hấp
cần phải điều trị thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Bệnh thường xảy ra
vào mùa đông và mùa xuân, khởi phát cấp tính, biểu hiện lâm sàng phức tạp và tình trạng
bệnh thay đổi nhanh, thường liên quan đến hệ tuần hồn, thần kinh và tiêu hóa [1], [3].
Kết quả là, viêm phổi nặng gây ra các triệu chứng lâm sàng tương ứng, như suy hô hấp,
suy tim, bệnh não nhiễm độc và liệt ruột, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ trong thời
gian ngắn và là nguyên nhân đầu tiên gây tử vong cho bệnh nhi điều trị nội trú [6], [7].
Đây là một trong bốn bệnh cần phòng và điều trị của Bộ Y tế [8], [9].

Tại Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, năm 2021 tiếp nhận 450 trẻ viêm phổi; trong
đó, có 350 trẻ viêm phổi phải thở CPAP. Theo số liệu 06 tháng đầu năm 2022, do ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 và quy định giãn cách xã hội, số lượng người bệnh đến
khám và điều trị tại khoa và bệnh viện giảm mạnh,nhưng vẫn có hơn 120 người bệnh
được chẩn đốn viêm phổi chiếm xấp xỉ 3% tổng người bệnh nội trú. Năm 2021, số trẻ
viêm phổi phải nhập viện theo dõi và điều trị nội trú là 150, chiếm khoảng 3,5% tổng số
trẻ nội trú khoa cấp cứu.
Điều trị trẻ có tình trạng suy hô hấp cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ hô hấp
như hỗ trợ hô hấp không xâm nhập hoặc hỗ trợ hơ hấp xâm nhập. Chăm sóc bệnh nhi
thở máy tại khoa Sơ sinh là một trong những công việc quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng
lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị bệnh nhi [4]. Theo dõi bệnh nhi thở máy nhằm
mục đích đánh giá hiệu quả điều trị suy hô hấp của thở máy, đồng thời phòng ngừa cũng
như phát hiện kịp thời các biến chứng do thở máy hoặc liên quan đến thở máy gây ra.
CPAP thường được chỉ định cho các trẻ sơ sinh bị suy hô hấp do nhiều nguyên nhân
khác nhau nhưng vẫn có khả năng tự thở mà đã thất bại với thở oxy qua ngạnh mũi và
qua mask. CPAP có tác dụng làm tăng dung tích cặn chức năng, tránh xẹp phổi dẫn lưu


2

đờm dãi tốt, cải thiện PaO2, giảm nguy cơ thở máy [3]. Đối với bệnh viêm phổi nặng,
CPAP có thể hỗ trợ chức năng tim phổi và việc áp dụng sớm có thể cải thiện lượng oxy
kịp thời, ổn định bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm thời gian thở máy và thời gian
lưu khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em cũng như tránh các tác dụng phụ do đặt nội
khí quản [5].
Tuy nhiên, có hai điểm quan trọng khi áp dụng cho trẻ đó là nắm được các chỉ
định và tiêu chuẩn suy hô hấp cần tuân thủ và trong quá trình áp dụng CPAP, các chất
tiết ở mũi và miệng phải được loại bỏ ngay lập tức, nằm đầu cao, tăng cường khạc đờm
nhằm duy trì sự thơng thống của đường thở. CPAP là phương pháp điều trị hiệu quả
cho bệnh viêm phổi nặng kèm theo suy tim và hơ hấp, đồng thời có thể nhanh chóng

điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu, giảm nhu cầu đặt nội khí quản và thở máy [5]. Nó
có tác dụng tích cực và có thể làm giảm sự kích thích của trẻ em; do đó, làm giảm sự
xuất hiện của viêm phổi do thở máy [1].
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều báo cáo của các bệnh viện về việc sử dụng hiệu quả
máy thở CPAP; bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, việc chăm sóc cho trẻ viêm phổi thở CPAP
đã được quan tâm; tuy nhiên, hiệu quả chăm sóc chưa được thể hiện rõ ràng, các bậc cha
mẹ chưa sẵn sàng chấp nhận phương pháp điều trị này, do chưa được tư vấn giáo dục
đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ
viêm phổi có thở máy CPAP của điều dưỡng tại Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình năm
2022”, nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi có thở máy CPAP của điều
dưỡng tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ viêm phổi có thở máy
CPAP của điều dưỡng tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình.


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm viêm phổi
Viêm phổi được định nghĩa là tình trạng viêm của nhu mơ phổi, do các tác nhân
nhiễm trùng gây ra [2]. Đây là định nghĩa được sử dụng nhiều nhất. Ngồi ra có một số
định nghĩa khác như phát hiện tác nhân gây viêm phổi, có hình ảnh thâm nhiễm phổi trên
Xquang phổi, hoặc dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng. Trên lâm sàng, hầu hết các chuyên
gia đồng ý viêm phổi khi có bằng chứng lâm sàng và thâm nhiễm trên Xquang phổi.
Viêm phổi cộng đồng (CAP) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
1.1.2 Dịch tễ học
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây

tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm tới 19% tử vong do các nguyên nhân thường gặp nhất ở
trẻ em. Một thống kê khác năm 2019 trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, gần 152 triệu ca mắc
viêm phổi mới ở các nước đang phát triển, trong khi chỉ khoảng hơn 4 triệu ca ở các
nước đã phát triển. Viêm phổi nặng gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhiều hơn (19,4,95% CI 17,4 –
21,7)/10000 trẻ/ năm; OR 1,5 (95% CI 1,07 – 2,11) [8].
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn hẳn lứa tuổi khác. Trong đó sơ
sinh non tháng 24 -28 tuần thai tăng nguy cơ OR (4.02, 95% CI 1.16 - 13.85) so với sơ
sinh sanh trên 37 tuần thai. Phế cầu là tác nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em.
Ở các nước đang phát triển, người ta ước tính hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi
tử vong do viêm phổi do vi trùng, trong đó hầu hết các ca có thể được ngăn ngừa tử vong
chỉ bằng kháng sinh đơn giản và rẻ tiền. Các yếu tố được xem là nguy cơ tăng tỷ lệ bệnh
và tử vong do viêm phổi gồm: tuổi nhỏ, suy duy dưỡng, chế độ ăn thiếu kẽm 6, sống
đơng đúc hay có bệnh nền [13].
Ngồi ra, khơng khí ơ nhiễm và đi nhà trẻ cũng làm tăng tỷ lệ viêm phổi. Một số
bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phổi và viêm phổi nặng gồm: Bệnh tim bẩm
sinh, bệnh phổi mạn, suyễn, bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt là các bệnh nhi có giảm ý thức
đi kèm. Trào ngược dạ dày thực quản, dị khí phế quản... Suy giảm miễn dịch bẩm sinh


4

hoặc mắc phải. Bệnh xơ nang, hồng cầu hình liềm. Các yếu tố được xem là giảm tình
trạng viêm phổi gồm: cải thiện môi trường sống, bú sữa mẹ,chủng ngừa Phế cầu và Hib.
Rửa tay cũng làm giảm tỷ lệ mắc viêm phổi mới [3].
1.1.3. Tác nhân gây viêm phổi
Tác nhân gây viêm phổi thay đổi theo lứa tuổi. Dưới đây là một số các tác nhân
thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em như: Streptococcus nhóm B, Gram âm đường ruột,
Chlamydia trachomatis, S. Pneumoniae, H. Influenzae, Ecoli, C.pneumonia. Người ta
nhận thấy tác nhân đứng hàng đầu gây viêm phổi nặng là phế cầu, kế đó là H. influenza
type B (HiB). Đối với các trường hợp viêm phổi không nặng, tác nhân siêu vi được ghi

nhận nhiều hơn vi trùng [3]. Tuy nhiên, trên lâm sàng, chúng ta không thể phân biệt chắc
chắn vi trùng hay siêu vi dựa vào triệu chứng hay X quang phổi.
Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ viêm phổi do vi trùng cao (vi trùng đơn thuần
hoặc phối hợp), chiếm trên 50% các trường hợp viêm phổi. HiB là tác nhân thường gặp,
đứng hàng thứ hai, ở các trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển. Chủng ngừa đại trà
HiB đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh do vi trùng này.
Do đó, mơ hình tác nhân cũng có thay đổi. Tác nhân gây bệnh đến phổi bằng
nhiều con đường khác nhau. Phần lớn tác nhân tồn tại sẵn ở mũi, họng, hoặc từ những
hạt nước bọt trong khơng khí,sau đó xâm nhập xuống phổi. Ngồi ra, các tác nhân cũng
có thể đến phổi theo đường máu.
1.1.4. Cơ sở lý luận về CPAP
1.1.4.1. Khái niệm về CPAP
– Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ bị suy hơ hấp
cịn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở
[15].
– CPAP (Continuous Positive Airway Pressure): Áp lực đường thở dương tính liên tục.
– NCPAP (Nasal Continuous Positive Airway Pressure): Thở áp lực dương tính liên tục
qua đường mũi.
– PEEP (Positive End Expiratory Airway Pressure): Áp lực dương tính cuối thì thở ra.
1.1.4.2. Ngun lý hoạt động


5

Khi tự thở, áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong thì hít
vào, dương hơn trong thì thở ra và trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra. Đường biểu diễn áp
suất là đường nằm ngang ở mức 0. Khi thở CPAP ở mức áp lực dương là 5cmH2O, hệ
thống CPAP sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào
và thở ra. Khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5cmH2O. Đường biểu diễn áp suất
đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5 cmH2O.

1.1.4.3. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống CPAP
Hệ thống CPAP bao gồm một hệ thống tạo ra một dịng khí (được làm ấm và ẩm)
cung cấp liên tục cho bệnh nhi trong suốt chu kỳ thở và một dụng cụ tạo PEEP được đặt
ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở. Hệ thống trên được nối với bệnh
nhi bằng nội khí quản, sonde mũi, canulla mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP [1].
Nguồn cung cấp khí nén và oxy: Lý tưởng nhất là có hệ thống oxy và khí nén
trung tâm có thể cung cấp oxy và khí nén với áp lực ổn định khoảng 3 – 5 kg/cm2, lưu
lượng tối đa có thể đạt được là 12 lít/phút. Nếu khơng có hệ thống oxy trung tâm thì có
thể dùng oxy bình và máy tạo khí nén nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu như trên.
Cần phải có thêm túi dự trữ, bộ phận đo áp lực và một van xả an toàn để đảm bảo an tồn
cho bệnh nhi.
Bộ phận trộn khí: Bộ phận trộn khí bao gồm hai lưu lượng kế, một để đo lưu
lượng oxy và một để đo lưu lượng khí nén. Lưu lượng thở vào của bệnh nhi là tổng hai
lưu lượng của oxy và khí nén. Dựa vào tỷ lệ giữa hai dịng khí mà xác định được nồng
độ oxy thở vào của bệnh nhi.
Bộ phận tạo PEEP: Có nhiều cách tạo PEEP khác nhau được sử dụng trên lâm
sàng, bao gồm:
- Tạo PEEP bằng cột nước đơn giản: Dịng khí bệnh nhi thở ra được cắm vào bình nước.
Độ sâu của cột nước chính là mức PEEP cài đặt cho bệnh nhi.
- Tạo PEEP bằng cột nước trên màng: Dòng khí bệnh nhi thở ra được nén lại bằng một
cột nước bên trên màng ngăn. Chiều cao của cột nước chính là mức PEEP cài đặt cho
bệnh nhi.


6

- Tạo PEEP bằng van lị xo: Dịng khí bệnh nhi thở ra được giữ lại bằng một lò xo có thể
điều chỉnh áp lực.
- Tạo PEEP bằng Van Benveniste: Do tác giả Benveniste cải tiến. Áp lực dương liên tục
được tạo ra do tác dụng của một luồng khí phun ngược chiều với luồng khí thở ra của

bệnh nhi.Về lý thuyết áp lực tạo ra tỷ lệ với lưu lượng dịng khí qua van. Ưu điểm của
hệ thống này là không cần các bộ phận phụ như túi dự trữ, van xả... làm cho hệ thống
bớt cồng kềnh. Mặt khác hệ thống này khơng cần kín hồn tồn khi gắn vào bệnh nhi
nên có thể thở qua mũi mà không cần phải dùng các biện pháp xâm lấn như đặt nội khí
quản. Do những ưu điểm như trên mà hệ thống này hiện đang được sử dụng nhiều nơi
trên thế giới. Tại Việt nam, hệ thống CPAP với van Benveniste đã được BV nhi đồng I
TP. Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng từ năm 1990 và sau đó là một số bệnh viện khác cũng
đã triển khai áp dụng [5].
Bộ phận gắn với bệnh nhi: Hệ thống thở CPAP không xâm nhập được sử dụng
sớm nhất là dùng mask. Cách đó thể hiện ưu điểm hơn hẳn thở CPAP qua nội khí quản
do đã loại bỏ các biến chứng do nội khí quản. Tuy nhiên thở CPAP qua mask cũng thể
hiện những nhược điểm như dụng cụ ít khi vừa vặn, phải mất nhiều thời gian để điều
chỉnh áp suất mặt nạ, khoảng chết lớn có thể gây ứ CO2, khí vào dạ dày nhiều có thể gây
trào ngược và viêm phổi do hít, khó khăn cho việc chăm sóc và hút đờm nhớt, có thể gây
hoại tử do áp lực...
Hệ thống thở CPAP qua mũi được cải tiến sau đó đã khắc phục được phần nào
các nhược điểm trên. Với những ưu điểm như dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện, dễ chăm
sóc, miệng bệnh nhi để hở giúp điều chỉnh áp lực. Có hai cách thở CPAP qua mũi:
- Cách thứ nhất sử dụng một sonde mũi có chiều dài tương đương từ cánh mũi đến dái
tai của bệnh nhi, luồn vào một bên mũi cho đến hầu họng.
- Cách thứ hai là dùng canulla hai mũi gắn vào cả hai lỗ mũi của bệnh nhi. Có nhiều cỡ
canulla cho các độ tuổi khác nhau. Cách thứ hai tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn do dễ cố
định, dễ chăm sóc và ít tai biến hơn.


7

Bộ phận làm ấm và ẩm: Dịng khí trước khi vào bệnh nhi được sục qua một bình
làm ẩm bằng nước cất có nhiệt độ khoảng 39 0C. Sau khi đi qua dây dẫn, nhiệt độ của
dịng khí sẽ bị giảm dần. Nhiệt độ của dịng khí được giữ ổn định ở mức 37 0C bằng một

đoạn dây điện trở nhiệt trong lịng ống dây dẫn.
Hệ thống dây dẫn có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như silicon
hoặc hytren. Đơi khi có thể dùng bằng dây máy thở.
Các bộ phận khác: Một số hệ thống CPAP khác có thể có thêm một số bộ phận
khác như túi dự trữ khí, đồng hồ kiểm sốt áp lực, van xả an tồn đề phịng áp lực cao
trong hệ thống cao quá mức đặt trước.
Dụng cụ kiểm tra áp lực: Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi trước khi lắp hệ thống
CPAP vào bệnh nhi cần phải đo áp lực CPAP bằng một dụng cụ đo áp lực.


8

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Gregory và cộng sự lần đầu tiên giới thiệu về CPAP cho trẻ sơ sinh vào năm
1971.Trong bài báo cáo nguyên thủ, áp lực được phân phối qua ống nội khí quản ở 18
trẻ qua buồng chụp đầu ở 2 trẻ cịn lại trong nghiên cứu [8].
Vào thời điểm đó, chưa có máy thở cho trẻ sơ sinh, và máy thở chỉ dùng như cứu
cánh cuối cùng thường đạt kết quả rất xấu. Buồng chụp đầu hay còn gọi là hộp Gregory
nhanh chóng được chú ý trên thế giới và hiệu quả của nó mang lại rất ấn tượng. Tử vong
trong hội chứng suy hô hấp giảm hơn nửa từ 35-55% còn 15-20%.
Trong những năm cuối 1970-1980, mục tiêu của chăm sóc hơ hấp được hướng
về phía thơng khí cơ học, phần nào do sự phát triển nhanh chóng của các loại máy thở
cho trẻ em và do đó việc sử dụng máy CPAP giảm đi [9]. Tuy nhiên, ở Bắc Âu, truyền
thống sử dụng máy CPAP sớm vẫn duy trì. Rất nhiều loại thiết bị và chiến lược sử dụng
CPAP được dùng gồm có mặt nạ mặt, ống thơng mũi, ống mũi hầu và ống nội khí quẩn.
CPAP được dùng với mũi rất thuận lợi vì tương đối khơng gây sang chấn, tránh được
đặt nội khí quản và tiếp cận được trẻ, so với thở CPAP qua mặt nạ. Với các lỗ thống
hai mũi mới cải tiến thì sự tăng cơng hơ hấp khơng cịn trở ngại với bệnh nhi.
Tại Bắc Âu hai thiết bị được dùng chủ yếu là van Benvenist CPAP và Ostersund

CPAP. Ostersund CPAP được triển khai thành điều khiển lưu lượng trên trẻ sơ sinh [10].
Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên từ các cơ sở có nguồn lực thấp đã điều tra xem liệu
CPAP có làm giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ngoài giai đoạn sơ sinh hay không [8],
[9]. Tại Bangladesh, một thử từ một đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện tuyến cuổi.
Trẻ được cung cấp ngẫu nhiên ôxy lưu lượng thấp tiêu chuẩn (2l/phút), ôxy lưu lượng
cao (2–12 L/phút), hoặc bCPAP [13]. Kết quả cho biết trẻ có nguy cơ tử vong do viêm
phổi thấp hơn 75% sau khi bCPAP, so với oxy dòng chảy thấp (nguy cơ tương đối 0,25,
p = 0,02) [8]. Tuy nhiên, thử nghiệm đã bị kết thúc sớm vì tính an tồn, điều này đã đặt
ra câu hỏi về tính hợp lệ.
Một nghiên cứu khác so sánh CPAP thơng thường với chăm sóc tiêu chuẩn, ở trẻ
em từ 1 – 59 tháng tuổi, tại hai bệnh viện huyện nông thôn ở Ghana [10]. Khơng có sự
khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân được xác định giữa CPAP và


9

nhóm chăm sóc tiêu chuẩn (nguy cơ tương đối 0,67, p = 0,11). Tuy nhiên, trong các phân
tích thứ cấp được điều chỉnh, các tác giả đã báo cáo tỷ lệ chênh lệch tử vong thấp hơn ở
trẻ em dưới 1 tuổi được điều trị bằng CPAP so với chăm sóc tiêu chuẩn [9].
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại viện Nhi Trung Ương nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự áp
dụng máy trợ thở áp lực dương liên tục để điều trị suy hô hấp ở trẻ em [1]. Suy hô hấp
là một bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ở sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung. 80% trẻ sơ sinh tử vong đến Bệnh viện Nhi
Trung Ương có tình trạng suy hơ hấp từ vừa đến nặng; trong đó, trên 50% là trẻ đẻ non.
Hệ thống thở áp lực dương liên tục (CIPAP) đã được sử dụng rộng rãi trên toàn
thế giới 30 năm qua; điều trị suy hô hấp cho trẻ đẻ non được hiệu quả, nhất là sơ sinh
non yếu, cũng như nâng cao chất lượng cứu sống ở trẻ sơ sinh [5]. Đây là một phương
pháp tốt nhất hỗ trợ SHH còn tự thở được. Bằng cách duy trì trên đường thở một áp lực
dương liên tục trong suốt một chu kỳ thở. Phương pháp thở này có vai trị tăng cung cấp

oxy cho trẻ duy trì thẻ tích phổi hữu hiệu nhất, giảm sức cảm của đường hô hấp trên và
làm giảm cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non yếu [2]. Mặc dù CPAP được kỳ vọng sẽ mang
lại lợi ích sống cịn, nhưng bằng chứng hiện có là chưa thể kết luận được tiềm năng thực
sự của phương pháp này. CPAP bản thân nó khơng có khả năng làm giảm đáng kể tỷ lệ
tử vong do viêm phổi ở trẻ nói chung nếu khơng có sự tham gia chăm sóc tích cực, tn
thủ nghiêm ngặt quy trình và theo dõi sát quá trình thực hiện CPAP của nhân viên y tế
[4].


10

CHƯƠNG 2 : LIÊN HỆ THỰC TIỄN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI
CÓ THỞ MÁY CPAP CỦA ĐIỀU DƯỠNG
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình thành lập ngày 02/04/2010. Bệnh viện chuyên khoa
tuyến tỉnh với hai chuyên ngành chính là Sản phụ khoa và Nhi khoa. Bệnh viện có nhiệm
vụ khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và
quản lý tài chính của bệnh viện. Là bệnh viện hạng II chuyên khoa Sản – Nhi với chỉ
tiêu kế hoạch là 440 giường bệnh, thực kê 789 giường bệnh.
Về nhân lực - Hiện tại Bệnh viện có 551 nhân viên, trong đó:
+ Bác sỹ

: 116 (BSCKII: 05, BSCKI: 22, ThS: 04, CKĐH: 85)

+ Điều dưỡng

: 272 ( ĐH: 41, Cao đẳng: 64)

+ Hộ sinh


: 40 (ĐH: 3, TH: 36)

+ KTV-Y

: 13( ĐH: 03, CĐ: 03, TC: 7)

+ CB khác

: 81( Ths: 09, ĐH: 35, CĐ: 15, TC: 4, Sơ cấp:18 )

Cán bộ của bệnh viện chỉ đủ đáp ứng tương đối cho kế hoạch là 440 giường bệnh;
trong khi, công suất giường bệnh ln trên 130%, có thời điểm lên đến trên 200%. Tình
trạng q tải, đơi lúc xảy ra ở một số thời điểm trong năm và một số khoa phòng phần
nào ảnh hưởng về chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh. Đồng thời rất khó khăn
trong việc bố trí cho cán bộ đi học các lớp tập huấn, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật; đặc
biệt, trong điều kiện đề án bệnh viện vệ tinh, dự án NORRED đã và đang được triển
khai. Phần lớn cán bộ của bệnh viện là cán bộ trẻ, mới tuyển dụng, chưa có kinh nghiệm
nên rất cần qua đào tạo, một số chuyên khoa chưa triển khai được do chưa có cán bộ để
cử đi đào tạo. Do vậy, cần phải có những giải pháp tăng cường nhân lực; đặc biệt, là tăng
về số lượng.
Bệnh viện hoạt động với 23 khoa phịng; trong đó, có 10 phòng chức năng, 9 khoa
lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng, 2 khoa hỗ trợ. Công suất sử dụng giường bệnh thường
xuyên đạt trên 100%. Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu như trong lĩnh vực sơ sinh,
đã nuôi dưỡng thành công trẻ thiếu tháng cân nặng chỉ 500 gram, lĩnh vực sản khoa triển


11

khai điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm, truyền máu hoàn hồi trong cấp

cứu chửa ngoài tử cung.
Khoa sơ sinh được thành lập tháng 04 năm 2010
+ Về nhân lực – khoa hiện có:
- 11 bác sĩ ( 09 bs-ck cấp I).
- Điều dưỡng (04 điều dưỡng ĐH, 20 điều dưỡng CĐ, có 8 điều dưỡng trung
cấp).
+ Về trang thiết bị:
- Khoa được dự án NORRED tài trợ cho 09 máy thở để điều trị cho những bệnh
nhi nặng có chỉ định thở máy, giúp hạn chế tình trạng bệnh nhi nặng phải chuyển viện.
- 09 máy CPAP hỗ trợ thở cho những bệnh nhi viêm phổi nặng có suy hơ hấp.
- 06 phịng chăm sóc đặc biệt nhằm chăm sóc theo dõi sát cho những bệnh nhi
nặng có chỉ định chăm sóc cấp I.
Từ khi thành lập đến nay số lượng bệnh nhi được chữa trị tại khoa ngày một tăng,
chất lượng điều trị ngày một cao, áp dụng thành công nhiều kỹ thuật mới do bệnh viện
nhi trung ương chuyển giao như: Lọc máu cấp cứu, thở máy. Đặt huyết áp động mạch
theo dõi huyết áp liên tục, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi CVP hỗ trợ tích cực
trong điều trị bệnh nhi nặng. Quy trình hút nội khí quản kín.
2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát
2.2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các điều dưỡng chăm sóc tại khoa Sơ sinh Bệnh viện
Sản nhi Ninh Bình.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2022.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ các
Điều dưỡng chăm sóc tại khoa sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình; tổng số 32 điều
dưỡng.


12


2.2.3. Chỉ tiêu của nghiên cứu
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Độ tuổi của điều dưỡng, trình độ học vấn,
thâm niên công tác, tham gia tập huấn…
- Kiến thức của Điều dưỡng về chăm sóc, theo dõi bệnh nhi thở máy CPAP.
- Thực hành lắp máy CPAP của Điều dưỡng.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn theo bộ câu hỏi về kiến thức sử dụng, chăm sóc trẻ thở máy CPAP.
- Bảng kiểm đánh giá thực hành sử dụng máy thở, chăm sóc trẻ sơ sinh thở máy
CPAP của Điều dưỡng theo quyết định số 4825/QĐ – BYT về việc ban hành tài liệu
hướng dẫn qui trình kỹ thuật Nhi khoa của Bộ Y tế ký ngày 27 tháng 9 năm 2016.
2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý thông qua của Hội đồng đạo đức Bệnh viện Sản nhi
Ninh Bình.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập được quản lý và làm sạch bằng phần mềm SPSS 17.0. Sử
dụng thống kê tần số, tỷ lệ % và kết quả nghiên cứu được mô tả dưới dạng các bảng số
liệu và biểu đồ.



×