Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất phôi và gia công các chi tiết lớn phục vụ lĩnh vực chế tạo thiết bị xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, dầu khí, hoá dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 81 trang )


Liên hiệp các hội KHKT việt nam
Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí việt nam







báo cáo tổng kết đề tài trọng điểm cấp bộ

nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
tổ chức sản xuất phôi và gia công các chi tiết
lớn phục vụ lĩnh vực chế tạo thiết bị xi măng,
thủy điện, nhiệt điện, dầu khí, hóa dầu
và khai thác khoáng sản


chủ nhiệm đề tài: đào phan long













7299
16/4/2009

Hà nội - 2009





1
Mục lục



Phần I: Đặt vấn đề
1.Cơ sở và luận cứ của đề tài
2.Nhiệm vụ được giao
3.Phương pháp nghiên cứu
4.Các cơ quan và chuyên gia tham gia nghiên cứu xây dựng đề tài
5.Nội dung chính và giới hạn nghiên cứu
Phần II
Chương I - Thực trạng sản xuất phôi đúc, rèn và gia công các chi tiết lớn
1.1 Khái niệm và mấy nét về chế tạo phôi, chi tiết lớn của Cơ khí trên thế
giới
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Tóm lược thị trường tạo phôi và chế tạo chi tiết lớn trên thế giới
1.2 Thực trạng ở Việt Nam
1.2.1 Thực trang chung về sản xuất phôi và gia công chi tiết lớn
1.2.2 Hiện trạng ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ. Tạo phôi đúc,

rèn và gia công chi tiết máy lớn tại Việt Nam.
1.2.2.1 Tình trạng đầu tư, thiết kế, thiết bị, công nghệ của cơ khí VN để
tham gia xây dự
ng mới các nhà máy xi măng, năng lượng, đóng tầu, đường
sắt
1.2.2.2 Nhân lực sản xuất phôi kim loại và gia công chế tạo cơ khí
1.2.3 Thực trang sản xuất và chế tạo chi tiết, máy của các của các nhóm
thiết bị đồng bộ trong các nhà máy sản xuất xi măng, năng lượng, dầu khí,
khai khoáng
1.2.3.1 Thiết bị xi măng
1.2.3.2 Thủy điện, nhiệt điện
1.2.3.3 Dầu khí, hóa dầu
1.2.3.4 Khai thác khoáng sản
1.2.4 Tình hình nh
ập khẩu các chi tiết, thiết bị của 04 nhóm trên
1.2.5 Đánh giá chung: mạnh, yếu, nguyên nhân về chế tạo phôi kim loại
và gia công chi tiết lớn của cơ khí Việt Nam
Chương II Nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tạo phôi kim
loại và gia công chi tiết lớn giai đoạn 2007-2015
2.1 Nhu cầu chung
2.2 Nhu cầu về phôi, chi tiết lớn đối với các nhóm thiết bị
Trang
3
7
7
8
8

10
10


10
10
11
11
12

14

19
19

19
19
20
20
21
22

24

24
26

2
2.2.1 Thiết bị xi măng
2.2.2 Nhu cầu chế tạo thiết bị, tạo phôi và chi tiết lớn cho các nhà máy thủy
điện, nhiệt điện
2.2.3 Thiết bị dầu khí, hóa dầu
2.2.4 Thiết bị khai thác khoáng sản

2.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chế tạo và thị trường chi tiết lớn
Chương III Quan điểm và định hướng tổ chức sản xuất phôi đúc và gia
công chi tiết lớ
n
3.1 Quan điểm phát triển
3.2 Mục tiêu
3.2.1 Mục tiêu tổng quát
3.2.2 Mục tiêu trước mắt đến 2015
3.3 Định hướng sản phẩm
3.4 Định hướng đầu tư
Chương IV - Đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất phôi và gia công chi tiết
lớn
4.1 Giải pháp tổ chức chế tạo phôi lớn cho các ngành công nghiệp
Phần III : Kết luận và một số kiến nghị
Phụ lụ
c 1 Danh mục các thiết bị lớn
Phụ lục 2 Bản kê các chủng loại máy móc, trang thiết bị đồng bộ do các
Công ty cơ khí thuộc TKV chế tạo, sản xuất và đưa vào sử dụng tại Việt
Nam
Phụ lục 3 Năng lực gia công phôi lớn của ngành Cơ khí thuộc TKV
Phụ lục 4 Số lượng thiết bị khai thác (khoan, xúc, gạt)
Phụ lục 5 Dây chuyền thiết bị công nghệ chính của nhà máy xi măng công
suất 2.500-5.000- 10.000 tấn/ngày
Phụ lục 6 Các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất xi măng
Phụ lục 7 Đặc tính kỹ thuật các loại turbin thủy và một số chi tiết chính
Phụ lục 8 Đặc tính kỹ thuật các loại turbin nhiệt điện và một số chi tiết
chính
Phụ lục 9 Hình ảnh các chi tiết lớn
Phụ lục 10 Một số loại máy gia công
26

27

29
30
31
32

32
32
32
33
33
34
35
35
37
40
44

46
47
51
52
65
68
72
79





3
PHẦN I

Đặt vấn đề


1. Cơ sở và luận cứ của đề tài.
Hiện nay nước ta đang thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nền công nghiệp Cơ khí Việt nam đang có
nhiều thuận lợi về thị trường, về du nhập công nghệ, trang thiết bị hiện đại và
đào tạo nguồn nhân lực để tă
ng cường nội lực, nhưng đồng thời các doanh
nghiệp cơ khí cũng đang đứng trước những thách thức to lớn của sức ép cạnh
tranh lấn chiếm thị trường của lực lượng chế tạo cơ khí nước ngoài. Để đánh
giá sát thực hơn về ngành cơ khí, đề tài cần điểm qua một số bước phát triển
như sau:
Thành tựu của Cơ khí VN đ
ã đạt được trong giai đoạn 2001-2007
1.1. Về giá trị SXCN: Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất toàn ngành
cơ khí năm 2005 đã tăng gấp 6,5 lần so với năm 1995. Nếu như năm 1995 chỉ
đạt giá trị sản lượng 13.839,9 tỷ đồng thì sau 10 năm, năm 2005 đã tăng
89,780 tỷ đồng (theo giá trị cố định năm 1994) chiếm khoảng 21,9% giá trị
sản xuất công nghiệp cả nước, đã đáp ứng được kho
ảng 37,16% nhu cầu thị
trường trong nước. Năm 2006 giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí đạt 91.737 tỷ
đồng và năm 2007 đạt 113,317 tỷ đồng, đáp ứng trên 40% nhu cầu thị trường
trong nước. Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị sản xuất công nghiệp của
toàn ngành cơ khí trong giai đoạn 2001-2005 là 21,7%. Tính trung bình giai
đoạn 2001-2007 là 21,9%.

1.2 Về Xuất khẩu: Năm 2006 giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí đạt
1,174 tỷ
USD. Nếu tính cả mặt hàng giây và cáp điện thì giá trị xuất khẩu của
ngành cơ khí năm 2007 ước đạt 2,8 tỷ USD. Đây là một thành tựu vượt bậc
đầy ấn tượng.
1.3 Về phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm:
- Ngành đóng tầu thủy VN đến nay đã đóng mới xuất khẩu được các
loại tầu có trọng tải đến 53.000 T cho các chủ tầu Anh Qu
ốc, đóng tầu 56.200
T cho Nhật Bản, đóng tầu cho Hàn Quốc, Đức, Đan mạch,…, đóng và sửa
chữa các loại tầu có tính năng phức tạp, góp phần làm tăng nhanh số lượng và
trọng tải đội tầu vận tải biển trong nước: tầu chở Container 1.700 TEU (tương
đương 22.000T), tầu chở dầu 13.500 T, đóng tầu hút biển 1.500 m3/h, đóng sà
lan cần cẩu nổi, tầu khách biển cao tốc 200 chỗ
, tầu đánh cá xa bờ 600 mã
lực, tầu cao tốc vỏ thép cường độ cao, tầu cao tốc vỏ nhôm, các loại tầu vỏ
composite, tầu kéo biển 6.000 sức ngựa, đóng ụ tầu nổi 8.500 T. Hiện nay
đang triển khai đóng các loại tầu có trọng tải trên 100.000 T và chuẩn bị đóng
tầu trên 300.000 T, chế tạo các giàn khoan dầu khí. Tổng hợp đồng đã ký đạt
trên 12 tỷ USD. VINASHIN cũng đang đầu tư phát tri
ển các khu công nghiệp,

4
cụm công nghiệp tầu thủy ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tập trung vào việc
chế tạo các sản phẩm phụ trợ phục vụ đóng tầu như thép chế tạo, lắp ráp và
dần chế tạo các loại động cơ từ 300 mã lực đến 60.000 mã lực,… để đảm bảo
tỷ lệ nội địa hóa trên 60%.
-Ngành chế tạo thiết bị đồng bộ: LILAMA
đã được Chính phủ giao làm
Tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 (300 MW). Các đơn

vị trong nước chế tạo được khoảng 25.000 T trên 35.000 T thiết bị của nhà
máy này, chiếm tỷ lệ trên 70% về khối lượng thiết bị. Từ thành công trong
việc nhận thầu EPC nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, Chính phủ tiếp
tục giao làm tổng thầu Nhiệt điện Cà Mâu 1 và 2, Nhân Trạch 1 Tổng công ty
LILAMA tự
đầu tư nhà máy điện Vũng Áng (1.200 MW) và một số nhà máy
xi măng công suất 2.500 T klinke/ngày,… . Đồng thời LILAMA làm chủ 02
dự án khoa học công nghệ:
+Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất xi
măng lò quay công suất 2.500 T klanke/ngày thay thế hàng nhập ngoại, thực
hiện tiến trình nội địa hóa.
+Nghiên cứu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị đồng bộ cho nhà máy
nhiệt điện than công suất 300 MW.
Đây là loại dự án KHCN lớn có tầm bao quát cho một dây chuyền thiết
bị đồng bộ, gắn kết quả giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhằm nâng cao
năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế, chế tạo, nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn
thiết kế, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, để dầ
n làm chủ thiết kế và chế
tạo trong nước.
Một số Tổng công ty khác như: VINAINCON cũng làm chủ đầu tư một
nhà máy xi măng có công suất 1,5 triệu tấn/năm với chương trình nội đại hóa
67,3% là một trong các dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất ở VN. Trong dự án
này, ngoài một số vật tư được mua sắm trực tiếp ở VN, riêng phần chế tạo
trong nước đạt 5.858 / 9.383 T, nhi
ều thiết bị quan trọng như vỏ lò quay, máy
nghiền, quạt công nghiệp được chế tạo trong nước.
Các viện nghiên cứu cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí với cơ chế chỉ
định thầu thiết kế chế tạo thiế bị cơ khí thủy công đã tìm được đối tác trong
chuyển giao công nghệ thiết kế thủy công từ Ucraina, Nhật Bản đã tiến một
bước dài trong lĩnh vự

c này. Hàng chục công trình thủy điện lởn nhỏ trong cả
nuỷcs với giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng là sản phẩm của Viện nghiên cứu cơ
khí, các doanh nghiệp cơ khí đã tự làm chủ thiết kế và chế tạo thành công
đang tham gia vào thiết kế và chế tạo thủy công kể cả công trình trọng điểm
quốc gia Thủy điện Sơn La.
- Tập đoàn Than và khoáng sản Vi
ệt Nam (TKV) đã có chủ trương
chuyển dần từ cơ khí sửa chữa sang cơ khí chế tạo với định hướng: Phát triển
cơ khí chết tạo thành ngành chính đi đôi với hiện đại hóa cơ khí sửa chữa
- Chế tạo, lắp ráp sản xuất các trang thiết bị đồng bộ phục vụ cho nhu
cầu đầu tư mới trong Tập đoàn.

5
- Chế tạo các phụ tùng, thiết bị đồng bộ cho các ngành, viện, hóa chất,
vật liệu xây dựng.
- Chế tạo sản xuất các thiết bị điện: Biến áp lực, tụ điện v.v
- Lắp ráp sản xuất xe ô tô tải, xe chuyên dụng, thiết bị khai thác mỏ
EKG, máy khoan xoay cầu, máy combai đào lò.
Chiếm ưu thế trên thị trường nội địa và có thể xuấ
t khẩu sang các nước
trong khu vực.
Doanh số tăng so với 5 năm trước gấp 4 lần (hiện đạt khoảng 1500 tỷ
VND).
Những sản phẩm chế tạo chính mà TKV làm được máy xúc EKG-10,
máy combai đào lò AN-50Z (hợp tác với hãng REMAG – Balan); Dàn thủy
lực di động VINA ALFA (Hợp tác với Séc) và các loại ô tô KAMAZ 65115,
KrAZ 65055, 6510 – Máy khoan xoay cầu đường kính mũi khoan 150-250
mm.
Từ trước năm 2000 hầu hết nghĩ rằng ngành CN ô tô Việt Nam trông
chờ vào các liên doanh đã và đang có ở Việ

t Nam. Doanh nghiệp trong nước
không thể đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô.
Đầu năm 2001 Tổng công ty Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ
triển khai chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia: sản xuất lắp ráp
ô tô 5 năm sau Tổng công ty đã đầu tư hệ thổng các nhà máy sản xuất xe
khách trong cả nước, với 8 nhà máy đạt khoảng 25000 xe/năm đến 35000
xe/năm.
- Bình quân tăng tr
ưởng trên 40% /năm. Hàng năm sản xuất hàng chục
ngàn xe khách đưa tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30~40%.
- VinaXuki, một doanh nghiệp dân doanh có hàng nghìn công nhân sản
xuất lắp ráp ô tô tải từ 0,45 tấn trở lên với các mức doanh thu tăng trưởng
hàng năm là 50% sản xuất được trên 30 model xe tải, pickup, bus, minibus, xe
khách và hàng năm tiêu thụ sấp xỉ 10.000 xe đã đang là một mô hình doanh
nghiệp phát triển hết sức năng động và có định hướng rõ ràng tăng d
ần tỷ lệ
nội địa hóa.
Cùng các doanh nghiệp khác như SAMCO, TKV, VEAM, Trường Hải….
đang hình thành ngành sản xuất chế tạo ô tô Việt Nam.
- Thiết bị phục vụ ngành xây dựng:
Có thể đánh giá bước đầu khởi sắc khi 1 trong 24 dự án trọng điểm
được vay vốn của Ngân hàng Phát triển đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị nâng
hạ của Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung tại xã Phương Nam, thị xã Uông Bí
tỉnh Quảng Ninh trên diện tích 61ha, với hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại
khi hoàn thành sẽ là một trong những cơ sở chế tạo thiết bị nâng hạ lớn nhất
khi vực Đông Nam Á có khả năng thiết kế chế tạo đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 80-
90%. Tiếp đó ngày 11-3-2008 dự án Nhà máy chế tạo thiết bị nâng chuyển

6
của COMA được vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổng mức đầu

tư 160 tỷ VND với các sản phẩm chính là cần trục, cần trục tháp, cần trục
chân đế thang máy và các thiết bị vận chuyển khác phục vụ xây lắp các công
trình đã được khởi công. Đây cũng là 1 trong 24 dự án của chương trình sản
phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát tri
ển Việt
Nam.
Nếu 2 dự án này hoàn thành khả năng chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa cao
của các loại cần trục tới 1200T phục vụ cho ngành xây lắp năng lượng và các
ngành đóng tầu. Cẩu trục xích lốp các loại cẩu trục gian máy, cẩu tháp, thang
máy được cung cấp một phần nhu cầu trong nước.
Trong lĩnh vực cơ khí xây dựng một số sản phẩm đã có thể
thay thế
hàng nhập khẩu và hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và một số
đã được xuất sang các nước trong khu vực.
- Thiết bị trạm trộn bê tông của IMI đã có thương hiệu các chủng loại từ
30m3/h-120m3/h hoàn toàn sử dụng thiết kế trong nước, tỷ lệ nội địa hóa đạt
tới 80-90%.
- Các trạm trộn bê tông ASFALT cũng đã được VinaMotor sản xuấ
t đáp
ứng nhu cầu trong nước, xuất được 1 số trạm sang nước ngoài… Các thiết bị
cầu trục tháp, trạm trộn vữa và khuôn đúc bê tông đã cơ bản cung cấp cho nhu
cầu trong nước.
Đặc biệt các thiết bị đồng bộ của dây chuyền sản xuất gạch theo phương
pháp lò nung Tuinel có công suất đến 30 triệu viên/năm đã được thị trường
chấp nhận thay thế máy móc thiết bị t
ừ Ý, Nga, Ucraina, Trung Quốc…và đạt
tỷ lệ nội địa hóa sấp xỉ 100% của Tổng công ty Cơ khí xây dựng COMA.
Hiện tại ngành chế tạo máy động lực Việt Nam có thể sản xuất tới 30.000
máy/năm đáp ứng được 30% nhu cầu thị trường trong nước. Sản phẩm đã có
tính năng cao hơn các loại động cơ thế hệ cũ và hơn hẳn động cơ cùng loại

c
ủa Trung Quốc, dần chiếm lại thị phần nội địa về máy động lực đang bị hàng
nhập lậu giá rẻ Trung Quốc lấn át.
- Trong ngành máy động lực và máy nông nghiệp cũng có những chuyển
biến tích cực như việc một doanh nghiệp thành viên đã đầu tư dây chuyền đúc
sơmi, nâng cấp dây chuyền sản xuất bánh răng và xưởng nhiệt luyện mở rộng
th
ị trường sản xuất hộp số thủy phục vụ đánh bắt xa bờ, máy sục khí phục vụ
nuôi tôm, phụ tùng xe máy, trở thành nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho
các hãng Toyota, Honda sản xuất hàng có chất lượng cao và phát triển ổn
định, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Sản phẩm cơ khí chế tạo thiết bị vật liệu điện: đã sản xu
ất nhiều sản
phẩm đa dạng và nhiều chủng loại: các loại động cơ đên 6KV – công suất
1000 KW, các biến áp phân phối đến 220 KV – Công suất 100 MW, các
chủng loại dây và cáp điện trung hạ thế.

7
- Sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp: Đã sản xuất được các loại bơm
tiêu úng đến 36.000 m3/h, các loại thiết bị dùng trong công nghiệp mía đường
công suất đến 8000 T/ngày, các dây chuyền sản xuất cao su mủ khô đến 6000
T/năm, các dây chuyền chế biến thủy hải sản, các máy xay sát công suất đến
50T/ca, sơ chế cà phê, thiết bị cưa xẻ gỗ, chế biến chè và nhiều máy canh tác
nhỏ.
Ngành ch
ế tạo cơ khí đã đạt được một số kết quả nêu trên, tuy nhiên
hàng năm công nghiệp trong nước vẫn phải nhập các thiết bị, phụ tùng thay
thế, đa phần là những chi tiết cỡ lớn trong nước chưa có khả năng tạo phôi và
gia công chế tạo. Đề tài này nhằm đi sâu vào khảo sát thực trạng nhu cầu tạo
phôi và gia công chi tiết lớn cũng như năng lực cơ khí trong nướ

c tham gia
chế tạo ở mức độ nào để đề xuất giải pháp thực hiện từ nay đến năm 2015.

2. Nhiệm vụ của Đề tài được giao:
Trong giai đoạn tới ngành Cơ khí Việt Nam cần được xây dựng thành
nền một nền công nghiệp phát triển, linh hoạt tạo ra sản phẩm cơ khí có giá cả
phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam gi
ầu tiềm năng, thay thế sản
phẩm cơ khí nhập ngoại và từng bước xuất khẩu.
Để phát triển sản xuất, ngành cơ khí không chỉ gia công các sản phẩm
cơ khí đơn thuần như: gia công các sản phẩm kết cấu thép khối lượng lớn
nhưng hàm lượng công nghệ thấp, chỉ giải quyết được khâu nhân công giá rẻ
trong nước, nhưng lợi nhuận không cao. Nhiệm vụ đặt ra là: ngành c
ơ khí cần
phải xác định các loại chi tiết lớn mà lâu nay vẫn phải nhập ngoại để lắp mới
và làm phụ tùng thay thế cho các thiết bị dùng trong công nghiệp của các
ngành sản xuất xi măng, năng lượng, tầu thủy, dầu khí, khai thác khoáng sản,
v v.
Hiện nay các cơ sở sản xuất phôi đúc, rèn, gia công chi tiết lớn tại các
doanh nghiệp cơ khí trong những năm gần đây mới được được
đầu tư nhỏ lẻ,
chưa đồng bộ, chưa phối kết hợp được giữa các doanh nghiệp để chủ động
thực hiện công nghệ từ tạo phôi đúc, rèn đến gia công, chế tạo các chi tiết
máy cỡ lớn cung cấp cho các ngành công nghiệp trong nước. Dẫn đến tỷ lệ
nhập siêu phụ tùng, thiết bị của các ngành công nghiệp nêu trên trong nước
vẫn cao. Đây là bài toán khó nhưng vẫn có thể gi
ải được nếu ngành cơ khí có
định hướng, lựa chọn và vạch ra phương hướng đúng trong đầu tư để nâng
cao một bước năng lực chế tạo phôi đúc, rèn và gia công chi tiết máy lớn.


3. Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập thông tin;
- Điều tra thống kê ;
- Nghiên cứu tài liệu ;

8
- Lấy ý kiến của các chuyên gia.
Để xây dựng nội dung đề tài, Ban chủ nhiệm đã thực hiện gửi, thu thập
phiếu khảo sát đến doanh nghiệp có nhu cầu và năng lực sản xuất phôi và gia
công chi tiết lớn; Khảo sát tại chỗ điển hình; Lấy ý kiến chuyên gia; Lập báo
cáo tổng hợp; Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách, tổ
chức thực hiện.
Trên cơ sở các biểu mẫu khảo sát, chọn lọc để tập hợp được những
thông tin chính xác và đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu,
đào tạo của một số doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, trực tiếp tổ chức khảo sát,
chọn đơn vị làm nòng cốt để có số liệu cụ thể.
Thành viên Ban chủ nhiệm đề tài gồm các chuyên gia, nhà quản lý có
kinh nghiệm nhi
ều năm trong ngành cơ khí, hoạt động trong lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và sản xuất của các Tập đoàn, Tổng CTy, các Viện nghiên cứu
triển khai nên đã tạo điều kiện để Ban chủ nhiệm chỉ đạo và thu thập thông tin
trong từng lĩnh vực cần nghiên cứu.

4. Các cơ quan và chuyên gia tham gia nội dung đề tài:
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng: Định hướng phát triển ngành công
nghiệp d
ầu khí, năng lượng, tầu thủy ô tô, xi măng.
Các Tập đoàn công nghiệp: Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam,
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than & khoáng sản Việt Nam.

Các Tổng công ty: Tổng công ty máy & thiết bị công nghiệp, Tổng
công ty Công nghiệp Sài gòn, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty
Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng
công ty Công nghiệp ô tô VN, …
Các Doanh nghiệp cơ khí: Cty TNHHNN 1TV Cơ khí Hà Nội, CTy Cơ
khí Đông Anh, Mai Động, Máy nông nghiệp Miền Nam, Xí nghiệp Cơ khí
Quang Trung NB, Nhà máy ô tô Xuân Kiên, …

5. Nội dung chính và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:

Chương I
-Thực trạng sản xuất phôi đúc, rèn và gia công các chi tiết lớn trên thế giới và
các nước lân cận.
- Thực trạng sản xuất phôi và gia công các chi tiết máy lớn ở Việt Nam (chủ
yếu trong chế tạo thiết bị xi măng, thuỷ điện, nhiệt đi
ện, dầu khí, hoá dầu và
khai thác khoáng sản).
- Tình hình sản xuất cơ khí lớn trong nước và thế giới;
- Thực trạng chung về sản xuất phôi đúc, rèn và gia công chi tiết máy lớn ở
Việt Nam:
* Thực trạng chế tạo,
* Tình trạng đầu tư, thiết kế, thiết bị, công nghệ, nhân lực,
* Tình hình nhập khẩu các chi tiết, thiết bị trên,
* Đánh giá chung: mạnh, yếu, nguyên nhân.

9
Chương II

Nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm chế tạo phôi
và gia công các chi tiết lớn trong sản xuất thiết bị xi măng, thuỷ điện, nhiệt

điện, dầu khí, hoá dầu và khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2007-2015.
- Nhu cầu chung;
- Nhu cầu riêng đối với các nhóm thiết bị.
- Tổng hợp nhu cầu chung (đầu tư, giá trị
, khối lượng ).

Chương III

Quan điểm, mục tiêu, định hướng sản phẩm và định hướng đầu tư, tổ
chức sản xuất phôi đúc rèn và gia công các chi tiết lớn trong sản xuất thiết bị
xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, dầu khí, hoá dầu và khai thác khoáng sản trong
giai đoạn 2007-2015.
- Quan điểm phát triển;
- Định hướng đầu tư.

Chương IV

Đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất phôi và gia công các chi tiết lớn
phục vụ lĩnh vực chế tạo thiết bị xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, dầu khí, hoá
dầu và khai thác khoáng sản.
Các nhóm giải pháp tổ chức chế tạo phôi lớn cho các ngành công
nghiệp:
- Cơ chế, chính sách, đầu tư, phối hợp nghiên cứu phát triển sản xuất,
chuy
ển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, các điều kiện về tổ
chức thực hiện.
- Kiến nghị và kết luận:
* Kết luận.
* Kiến nghị


10
PHẦN II
Chương I
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT PHÔI ĐÚC, RÈN
VÀ GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT LỚN
(chủ yếu trong chế tạo thiết bị xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, dầu khí, hoá dầu
và khai thác khoáng sản).

1.1 - Khái niệm và mấy nét về chế tạo phôi, chi tiết lớn của Cơ khí
trên thế giới

1.1.1- Khái niệm
+ Phôi kim loại và chi tiết máy lớn là các sản phẩm có trọng lượng lớn
trên 1 tấn và kích thước trên 3 mét.
+ Thiết bị đồng bộ và máy công tác là các sản phẩm được chế tạo có
kích thước trọng lượng lớn, không thể vận chuyển khi để nguyên trạng mà
phải tháo rời các bộ phận.
+ Phụ thuộc vào chức năng của các bộ phận chi tiết của một hệ thống
thi
ết bị nhà máy và tính chất phức tạp có yêu cầu chất lượng, độ chính xác ,
chủ yếu được chia làm 2 nhóm: tĩnh và động (chuyển động thẳng hoặc quay -
2 nhóm chi tiết này sẽ được đề cập nhiều trong các phần sau).
1.1.2- Tóm lược thị trường tạo phôi và chế tạo chi tiết lớn thế giới
Như trên đã nêu, sản xuất các phôi kim loại và gia công các chi tiết
máy lớn hầu hết nằm trong tổng thành của hệ
thống dây chuyền thiết bị của
một nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài chỉ lựa chọn các chi tiết máy của hệ thống thiết bị của nhà máy sản
xuất xi măng, thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện, thiết bị khai thác, chế
biến dầu khí và khai thác, chế biến khoáng sản. Các thiết bị này thường có

kích thướ
c bao quanh và khối lượng lớn. Đa phần các chi tiết máy động được
sản xuất ở các nước có nền công nghiệp chế tạo phát triển, đã có lịch sử phát
triển ngành cơ khí tương đối sớm như các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật, Nga … .
Một số nước công nghiệp mới phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, … cũng
đã tự sản xuất được các loại phô đúc, rèn kim loại và gia công được các chi
ti
ết máy có kích thước, trọng lượng lớn, phức tạp này.
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ và các yêu cầu bảo vệ môi
trường hiện tại các loại thiết bị toàn bộ của một dây chuyền sản xuất trong các
nhà máy nêu trên, đặc biệt là các thiết bị năng lượng, dầu khí ngày càng được
nghiên cứu thiết kế chế tạo rất hoàn thiện trên mọi phương diện. Trong điề
u

11
kiện toàn cầu hóa sâu rộng, các nhà cung cấp thiết bị toàn bộ có thể tổ chức
sản xuất ở mọi nơi, nhưng sự độc quyền về công nghệ chế tạo lại tập trung rất
cao. Thực tế, số lượng các nhà cung cấp chi tiết động siêu trường, siêu trọng
đạt chất lượng cao cho mỗi ngành công nghiệp chỉ tính trên đầu ngón tay.
Phần lớn các nhà sản xuất cơ khí còn lạ
i thường làm thầu phụ, hoặc sản xuất
những chi tiết lớn cấu thành có mức độ phức tạp từ đơn giản đến vừa phải.
Thường chỉ có thể làm được các chi tiết từ kết cấu thép là các chi tiết thuộc
nhóm “tĩnh” trong một dây chuền TBTB.
Chẳng hạn như, về thiết bị nhà máy xi măng, từ những năm giữa thế kỷ
19, sản xuấ
t xi măng đã phát triển mạnh ở các nước Châu Âu có nền công
nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch .v.v. Do nhu cầu xây dựng
phát triển, người ta đã đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng với
công suất lớn. Đầu tiên là các loại nhà máy xi măng lò đứng công suất nhỏ,

đến nay là các nhà máy xi măng lò quay với công suất lớn trên 12.000 Tấn
clinker/ngày.
Thị trường máy phát điện (cả thủy và nhiệt đi
ện) công suất lớn do các
hãng General Electric, Alstom, ABB, Siemens, Mitsubishi HI chế tạo khống
chế thị trường thế giới. Trung bình mỗi năm, thế giới tiêu thụ số máy phát
điện với tổng công suất trên 100GW (số đơn hàng đỉnh cao là năm 2001 với
200GW). Doanh số toàn cầu của các nhà chế tạo máy phát điện (bao gồm cả
thiết bị phụ trợ và phụ tùng cho sửa chữa) trung bình đạt 80 tỷ USD/năm.
Trong số này mộ
t nửa do châu Á tiêu thụ, riêng mấy năm gần đây Trung
Quốc chiếm già nửa nhu cầu của châu Á.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất
điện, khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó có dầu – khí, than và các loại
quặng khác, công nghiệp sản xuất cơ khí tại các nước công nghiệp cũng phát
triển mạnh và luôn nghiên cứu hoàn thiện độ chính xác, tự động hóa cao để có
điều ki
ện cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đi trước một bước. (Xem thêm
phần tình hình nhập khẩu).
1.2- Thực trạng ở Việt Nam
1.2.1- Thực trạng chung về sản xuất phôi và gia công chi tiết lớn.
Từ khi hoà bình được lập lại năm 1954 đến năm 1975 trước yêu cầu
xây dựng nền kinh tế theo định hướng phân công sản xuất theo kế hoạch do
nhà nước thống nhất quản lý, tất cả các ngành kinh t
ế phải có sự chỉ đạo
chung theo kế hoạch của Nhà nước. Công nghiệp cơ khí được tập trung đầu tư
chủ yếu vào các nhà máy do Bộ Cơ khí & Luyện kim, Bộ Điện Than (Hiện
nay thuộc Bộ Công Thương) quản lý. Một số nhà máy này có thể chế tạo phôi
là các chi tiết gang, thép đúc và gia công được một số chi tiết lớn, tương đối
chính xác. Các nhà máy này phần lớn tập trung ở khu vực quốc doanh trung

ương như: Cơ khí Hà Nội, Khu gang thép Thái Nguyên.

12
Từ sau năm 1975 đến trước những năm 1990 Nhà nước ta đã tập trung
xây dựng thêm một số nhà máy mới có khả năng sản xuất cơ khí tương đối
lớn với mục đích chuyên môn hoá trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm như:
nhà máy DIESEL Sông Công chuyên sản xuất các loại động cơ Điesel có
công suất 55 HP – 85 HP làm máy động lực cho máy thủy và các loại máy
kéo nông nghiệp cỡ vừa, nhà máy Cơ khí Trung Tâm C
ẩm Phả sản xuất các
loại sản phẩm phục vụ cho sửa chữa các loại thiết bị khai thác than, một số
nhà máy đóng, sửa chữa tàu thủy và một số nhà máy sản xuất các thiết bị
khác.
Từ sau năm 1990 đến nay khi đất nước ta từng bước chuyển từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hàng loạt các công ty tư
nhân và công ty cổ phần ra đờ
i, nhưng các doanh nghiệp đầu tư cho chế tạo
tạo phôi đúc, rèn lớn và gia công được chi tiết lớn gần như không có. Trong
khi đó các cơ sở sản xuất cũ cũng không thể tự đầu tư thêm các lò đúc gang,
thép dung tích lớn, các máy gia công áp lực mạnh, các máy công cụ gia công
chi tiết lớn, cho nên có thể thấy khâu tạo phô và gia công chi tiết lớn trong
nền sản xuất của ngành cơ khí Việt Nam đến nay rất yếu kém. Nhưng để
tồn
tại, những náy cơ khí chế tạo nêu trên chỉ đầy tư chiều sâu để tăng khả năng
chế tạo các chi tiết máy lớn nhưng “tĩnh”, tức làm kết cấu thép là chính.
Hiện tại có, một số doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong nước đã tham
gia sản xuất được các chi tiết cơ khí lớn, thậm chí là chi tiết siêu trường, siêu
trọng kích thước phi tiêu chuẩn, nằm trong cấu thành thiế
t bị nhà máy lớn,
đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế -đáp ứng yêu cầu của tư vấn và các

cơ quan kiểm định quốc tế; Một số chi tiết và sản phẩm được xuất khẩu, lắp
đặt ở nước ngoài, nhưng là các bộ phận, chi tiết tĩnh, không quay.
1.2.2- Hiện trạng ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, tạo
phôi đúc, rèn và gia công chi tiế
t máy lớn tại Việt Nam
Nhìn chung năng lực sản xuất thiết bị đồng bộ, tạo phôi và gia công
chi tiết lớn của ta đang rất khiêm tốn. Hầu hết các doanh nghiệp được trang bị
các thiết bị cũ, ít đầu tư mới, khả năng gia công các chi tiết có độ chính xác
cao, có kích thước và khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng hầu như không
thực hiện được.

Đặc biệt hiện Vi
ệt Nam đang thiếu các nhà máy cơ khí nặng có đủ khả
năng đúc, rèn, dập tạo phôi kim loại kích thước lớn và gia công các chi tiết
lớn có độ chính xác cao. Đây là một khó khăn rất lớn cho nền kinh tế của
nước ta.
Nếu xem xét năng lực chế tạo thiết bị đồng bộ, chọn 4 nhà máy có năng
lực đúc phôi lớn nhất hiện nay, chúng ta biết được như:


13
TT Tên thiết bị Công suất Số lượng
I. Hameco
1 Lò hồ quang 3000 (TBị Nga) 01
2 Lò luyện gang 200 Kg 01
3 Lò điện nấu thép 500 Kg 01
4 Lò điện nấu thép 1000 Kg 02
II. Cty Giang thép Thái Nguyên
1 Lò điện 12000 Kg 01
2 Lò điện 1500 Kg 02

3 Lò hồ quang 3000 Kg 02
4 Lò đúc đồng 1000 Kg 01
III. Cty Diezel Sông Công
1 Lò hồ quang 6000 Kg 01
IV. Cty Z127 BQP
1 Lò hồ quang 3000 Kg 02
2 Lò điện 1500 Kg 02
3 Lò điện 1000 Kg 01
4 Lò điện 500 Kg 02
5 Lò điện nấu gang 2500 Kg 01

Ngoài 4 nhà máy có lò đúc lớn nhất kể trên thì hầu hết các nhà máy cơ
khí khác trải dài cả ba miền Bắc, Trung, Nam công suất lò đúc đều nhỏ.
Rõ ràng năng lực đúc phôi lớn của Việt Nam chỉ có thể đạt được vật
đúc lớn nhất về gang là 15 tấn, vật đúc lớn nhất về thép là 12 tấn.
Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, tạo
phôi và gia công chi ti
ết lớn của nước ta.
Các thiết bị gia công cơ khí cũng hầu hết là máy cũ thuộc thế hệ các
nước XHCN cũ như Liên Xô, Đức, Tiệp.

14

Năng lực chế tạo cơ khí chi tiết lớn nhất:
Gia công tiện có chí tiết chiều dài 12 m đường kính đến 1.500 mm trên
máy tiện ngang và chi tiết có đường kính đến 8.000 mm trên máy tiện
đứng, lốc tôn dày 80 mm × 2500 mm, gia công được bánh răng tới mô đun
đến 50, đường kính 5.000 mm. Số lượng máy lớn này chỉ có vài ba chiếc,
không đủ để gia công cung cấp chi tiết, thiết bị cho 4 ngành đã đề cập trên.


` 1.2.2.1- Tình trạng đầu tư, thiết kế
, thiết bị, công nghệ của cơ khí VN để
tham gia xây dựng mới các nhà máy xi măng, năng lượng, đóng
tầu, đường sắt.
* Nghiên cứu, thiết kế theo mẫu sản phẩm hoặc theo thiết kế công
nghệ của nước ngoài
Việc chế tạo các phôi và chi tiết lớn thời gian qua đã được thúc đẩy bởi
các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng thiết kế, công nghệ củ
a nước
ngoài. Cơ khí nước ta đã thực hiện một số các dự án, đề tài sau:

- Tư vấn, thiết kế các công trình thuỷ công các nhà máy thuỷ điện vừa và
nhỏ có công suất đến 300 MW, đã thực hiện đối với thủy điện AVương, Buôn
Kốp, Pleikrông, Sêsan 4 và Buôn Tua Srah.
- Đề tài KC 05-03: “Nghiên cứu phối hợp công nghệ hàn và gia công áp
lực để chế tạo phôi chi tiết lớn” đã tạo ra các hộp giảm t
ốc với các vành răng
cỡ lớn phục vụ công nghiệp xi măng, cán thép; đã chế tạo thành công máy ép
thuỷ lực 800 Tấn với áp suất 250 kG /cm
2
.
- Nghiên cứu, thiết kế tua bin hơi tâm trục (công suất 1,5 MW, H=26-37
m, Q=4,92 m
3
/h);
- Thiết kế, chế tạo máy cán trục 15 T /h để nghiền sơ bộ clinke.
- Công nghệ chế tạo vành răng cỡ lớn có độ bền cao dùng cho HGT có A
=700-1000mm.
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bơm ly tâm vỏ xoắn 2 cấp phục vụ cho
khai thác mỏ.

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay CNC 5 trục với hành trình
không nhỏ hơn 600x400x400.
- Nghiên cứu -thiết kế -chế tạo thiết bị, phụ tùng xi m
ăng lò quay công
suất 1,4 triệu tấn/năm.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bồn bể dung tích lớn.
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các chi tiết của dàn không gian.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy cắt tôn khổ rộng 3.500x6 mm.
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo cần trục tháp.
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo cần trục tháp và thang máy.


15
*Về thiết bị sản xuất phôi đúc, rèn, gia công kim loại hiện có ở Việt
Nam:
Qua khảo sát, thống kê tại các nhà máy, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam
(trừ doanh nghiệp FDI) cho thấy:
+ Thiết bị đúc:
- Công ty ĐIESEL Sông Công có 02 lò Lò hồ quang 6tấn/mẻ, có thể
đúc thép hoặc gang với chi tiết lớn nhất đến 11 tấn.
- Công ty cơ khí Đông Anh đã trang bị 02 lò trung tần công suất 02 tấn
/mẻ, có thể
nấu luyện được các loại thép hợp kim và gang mác cao để đúc bi
đạn nghiền, cánh sới và các loại chi tiết chịu mài mòn cao để cung cấp cho
các nhà máy xi măng, máy phát điện … .
- Riêng các dây chuyền công nghệ đúc, luyện kim của một số đơn vị cơ
khí thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản VN (TKV) được trang
bị khá đồng bộ và hiện đại bao gồm các phân xưởng đúc thép, gang, kim loại
mầu; dây chuyền công nghệ thiết bị
xử lý vật liệu làm khuôn, tạo khuôn, rót,

phá khuôn, làm sạch vật đúc, nhiệt luyện; trang thiết bị kiểm tra phân tích
nhanh tính chất lý-hoá của vật liệu; phân xưởng mộc mẫu…
- Lò nấu luyện: 16 cái (trong đó 2 lò 3 tấn/mẻ, còn lại là các lò 400-500kg/mẻ.
Vật đúc lớn nhất đến 9.000 kg/chi tiết).
- Công suất: đúc thép 7.000 tấn/năm; gang: 2.000 tấn/năm; các loại kim loại
mầu: 1.000 tấn/năm.
- Có một số lò nấm thép, gang có thiế
t bị kiểm tra phân tích nhanh bằng
quang phổ phát xạ đa nguyên tố: 03 hệ thống.
Với năng lực nêu trên có thể đúc các mác thép hợp kim chịu mài mòn
như: Г13, thép Mn, hợp kim bimetall, các loại thép chịu nhiệt, thép làm khuôn
mẫu và các mác thép hợp kim khác cho ngành chế tạo máy. Các loại gang
thông thường, gang biến tính, gang chịu nhiệt, chịu mài mòn làm việc trong
các môi trường khắc nghiệt chịu tải trọng lớn, độ xâm thực cao. Các loại kim
loại mầu: đồng, nhôm và hợ
p kim kim loại mầu chịu mài mòn và tải trọng cao
như: БРАЖ 9-4, Б 83, Б 16…; hợp kim đồng cho các trang thiết bị chịu áp
lực cao…
Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở sản xuất khác cũng đã trang bị các loại
lò trung tần 0,5 đến 1 tấn/mẻ. Với công suất của các lò hồ quang và lò trung
tần như vậy các công ty cơ khí có thể đúc được các chi tiết lớn có khối lượng
nhiều tấn, với kích th
ước khác nhau.

16
+ Thiết bị rèn:
- Công ty ĐIESEL Sông Công trước đây đã được Liên Xô cũ trang bị cho 01
máy búa hơi loại đầu búa 10 tấn để rèn phôi trục khuỷu của động cơ
D50. Máy búa này có thể rèn được phôi có kích thước 600x600x600,
khối lượng phôi đến 1500kg.

- Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam có 120 đơn vị thiết bị rèn, dập,
trong đó có:
- Máy rèn búa có trọng lượng đầu rơi: 3200 kg có thể rèn sản phẩm có
trọng lượng
đến 2 tấn;
- Máy dập trục khuỷ 400 tấn;
- Máy sấn tạo gân: 1.000 tấn;
- Máy ép thuỷ lực đứng: 400 tấn;
- Máy ép thuỷ lực đẩy ngang: 630 tấn;
- Máy lốc tôn thuỷ lực CNC uốn lốc tôn dầy tới 45mm, rộng
3000mm
+ Thiết bị luyện, cán thép:
Từ năm 1963 đất nước ta đã đầu tư xây dựng khu liên hợp luyện, cán
thép Thái Nguyên với mục đích sản xuất gang thép phục vụ cho công cuố
c
xây dựng đất nước. Thực chất chúng ta mới sản xuất được một số loại gang và
một lượng rất nhỏ thép phục vụ cho mục đích cán các loại thép xây dựng.
Hiện nay công ty gang thép Thái nguyên đã đầu tư mới một số thiết bị công
nghệ luyện cán thép mới có khả năng nấu luyện để đúc được các chi tiết có
khối lượng đến 35 tấn và rất nhiề
u các công ty liên doanh với nước ngoài sản
xuất thép như nhà máy cán thép Việt - Úc, nhà máy cán thép Việt -Nhật, nhà
máy cán thép Việt - Hàn, nhà máy cán thép Việt -Ý, nhà máy cán thép
Posvina và rất nhiều các cơ sở của các doanh nghiệp tư nhân cũng đã và đang
được xây dựng. Nhưng thực tế các cơ sở này chỉ chú trọng mua phôi từ nước
ngoài về để cán các loại thép phục vụ cho xây dựng, sản phẩm thép cán của
chúng ta chủ yếu là các loại thép tròn, thép gai với kích thước =U30mm, thép
góc, thép U, I cỡ nhỏ ph
ục vụ cho xây dựng, chưa có cơ sở nào đầu tư cán
thép chế tạo, thép tấm. Hiện nay các loại thép này chúng ta vẫn phải nhập

ngoại.



17
+Thiết bị gia công cơ khí:
- Máy tiện: Rất nhiều cơ sở như nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy cơ
khí gang Thép Thái Nguyên và một số cơ sở gia công cơ khí của các công ty
TNHH cũng đã đầu tư các loại máy tiện nằm ngang cỡ lớn có thể gia công
được các chi tiết có đường kính đến 1000mm, chiều dài gia công 6000mm
khối lượng phôi đến 10 tấn. Máy tiện đứng với đường kính gia công đến
3000mm, chiều cao gia công 1500mm, khối lượng phôi đến 1500kg.
- Máy phay giường và máy bào giường: Các loại máy này có thể gia
công được các chi tiết có kích thước 1000x2000x1000mm, khối lượng
2000kg.
- Máy doa ngang: Với loại máy doa ngang 2656 do Liên Xô cũ sản xuất
có kích thước bàn máy 2000x2000 và khoảng di chuyển đầu trục chính
1500mm có thể gia công được các chi tiết hộp đến 3000kg.
- Máy mài tròn: Để gia công các chi tiết sau nhiệt luyện và các chi tiết
có yêu cầu độ chính xác và độ nhẵn bề mặt lớn bắt buộc phải sử dụng các loại
máy mài. Các nhà máy như cơ khí Hà Nội và cơ
khí Cẩm Phả được trang bị
các loại máy mài tròn ngoài có thể gia công được các chi tiết có đường kính
đến ứ600mm, chiều dài 3000mm, khối lượng đến 5000kg.
- Riêng TVN có trên 850 máy gia công cắt gọt cơ khí; trong đó có các
loại thiết bị đặc chủng như:
- Máy tiện đứng: có thể gia công các chi tiết dạng hộp, dạng đĩa, có đường
kính đến 6.000mm, chiều cao 1.600mm và trọng lượng đến 15.000 kg;
- Máy tiện ren vít: gia công các chi tiết có đường kính 800mm, chiều dài
10.000mm;

- Máy phay răng ( thẳng, nghiêng): gia công bắng ră
ng đường kính ≤6.300
mm; mô đun ≤32;
- Hệ thống máy gia công bánh răng côn cong: đường kính bánh răng
≤800mm; mô đun≤18;
- Máy mài phẳng: kích thước vật mài: 2.000mm x 500mm;
- Máy mài lỗ: gia công đường kính lỗ ≤800 mm, sâu 500 mm;
- Máy mài tròn ngoài: gia công đường kính ≤800 mm, chiều dài ≤ 6.000 mm;
- Máy mài trục khuỷu: chiều dài vật mài ≤4.000 mm; độ lệch tâm ≤180 mm;
- Máy doa ngang: gia công lỗ ≤1.000 mm; sâu ≤1.600 mm; kích thước chi tiết
gia công ≤4.000 mm;
- Máy doa tạo độ: doa chính xác các lỗ có đường kính đến 1.200mm;
Với hệ thố
ng trang thiết bị thuộc dây chuyền gia công bánh răng có thể
gia công chế tạo các cặp bánh răng côn thẳng, côn cong, bánh răng hình chữ
V, bánh răng NOVICOV, bánh vít-trục vít với nhiều dạng ăn khớp và mô đun
khác nhau.

18
+ Thiết bị nhiệt luyện:
- Các loại lò thấm các-bon, xianua, thấm nitơ được các nhà máy chế tạo
động cơ để phục vụ sản xuất các chi tiết đòi hỏi có yêu cầu kỹ thuật cao làm
việc trong các điều kiện khắc nghiệt. Các thiết bị tôi cao tần phục vụ cho công
việc nhiệt luyện các chi tiết có yêu cầu chỉ tôi cứng bề mặt.
- Riêng TVN đã trang bị trên 30 hệ
thống thiết bị nhiệt luyện, trong đó
có một số thiết bị lớn:
- Lò tôi cao tần: nhiệt luyện chi tiết đường kính ≤1.400 mm; chiều dài
≤2.800 mm;
- Lò tôi điện trở, các lò thấm than, xianua…: nhiệt luyện, làm bền bề

mặt chi tiết đường kính ≤1.000 mm; chiều dài ≤2.800 mm;
- Lò tôi muối và các thiết bị đặc chủng khác để tôi các loại thép hợp
kim đặc biệt.
+ Thiết bị gia công kết cấ
u Thép:
- Máy cắt tôn: Một số cơ sở gia công thiết bị và kết cấu đã nhập các
máy cắt tôn thuỷ lực có khả năng cắt tôn tấm dày đến 20mm, chiều dài
6000mm.
- Máy lốc ống: Với loại máy lốc ống 4 trục của công ty lắp máy 69-3
chuẩn bị nhập về có thể lốc được các loại ống dày đến 50mm, chiều dài ống
3000mm, có thể phục vụ cho công việc chế tạ
o các loại vỏ lò quay của các
nhà máy xi măng có công suất đến 2triệu tấn/năm.
- Năng lực gia công các kết cấu sắt thép của TVN cũng được đầu tư
lớn, đó là:
- Máy cắt thép cán: cắt thép có đường kính tới 500mm;
- Máy cắt tôn tấm: có thể cắt tôn chiều dầy toíư 22mm;
- Máy bào mép tôn tấm dài > 6.000mm;
- Thiết bị xử lý tôn tấm trước khi hàn bằng Plasma, thổi khí C2H2, cắt
rãnh bằng que hàn graphit theo công nghệ thổi khí cháy không ngậm xỉ;
- Máy dập tạo hình các dạng prôphin đặc biệt;
- Máy uốn thép vì lò kim loại và các loại thép hình L, U, I, Z, ray;
- Máy uốn các loại ống thép;
- Máy cắt đột liên hợp;
- Hệ thống dây chuyền thiết bị hàn tự động, bán tự động (MIC, MAX),
hàn nối, hàn điểm, hàn Pistolet 2 cực….;
- Hệ thống dây chuyền làm sạch và xử lý bề mặt chi tiết bằng phun bi,
phun cát;
- Thiết bị phun phủ kẽm, nhôm, đồng, bột hợp kim chịu mài mòn….;
- Máy phun sơn epoxy với áp su

ất trộn 374 kG/cm2;
- Trang thiết bị kiểm tra khuyết tật mối hàn nhanh, chính xác bằng từ
tính, siêu âm, chụp X quang;
- Máy cắt tôn mỏng <3mm tự động theo 32 chương trình;

19
Trong thi gian gn õy ngnh C khớ TKV cũn u t nhiu thit b
mi nh mỏy ct CNC Master 35, dõy chuyn cỏn thộp vỡ chng lũ kim loi
v cỏc loi thộp hỡnh c chng cụng sut 80.000 - 100.000 tn/nm, dõy
chuyn sn xut cỏc loi xi lanh thu lc cú ng kớnh n 240mm. to
cỏc loi phụi cú trng lng v kớch thc ln phc v cho vic gia cụng ch
to cỏc trang thit b siờu trng siờu trng.
1.2.2.1- Nhõn lc sn xu
t phụi kim loi v gia cụng ch to c khớ
Theo Niên giám Thống kê VN, cả nớc có gần 463.000 lao động thuần
cơ khí tăng 16,63%/năm trong 6 năm gần đây. Trong có gần 2 vạn cán bộ kỹ
thuật đợc đào tạo chính quy có trình độ khá và 12 viện nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu thiết kế về cơ khí. Đây là nguồn nhân lực hết sức quan trọng để
phát triển ngành này.
Riờng v ch to phụi v chi tit ln, nhng doanh nghip cú trang b
thit b gia cụng chuyờn dng nờu trờn u cú b trớ nhõn lc m bo yờu cu
ny.
Tuy nhiờn trỡnh nhõn lc cũn cha ng u, kh nng gia cụng cỏc
chi tit phc tp cũn nhiu hn ch. Nguyờn nhõn ch yu do khụng c cp
nh
t kin thc thng xuyờn v ớt c tu nghip cỏc nc tiờn tin.
1.2.3- Thc trng sn xut v ch to chi tit, mỏy ca cỏc nhúm
thit b ng b trong cỏc nh mỏy sn xut xi mng, nng
lng, du khớ, khai khoỏng
Vi tim nng v thit b, v kinh nghim sn cú ca i ng nhõn lc

lnh ngh, cỏc c s sn xut sn phm c khớ nờu trờn c
khớ Vit Nam cú
th tham gia cung cp, gia cụng ch to, lp t hiu chnh v a vo s
dng vn hnh cỏc chi tit, cm chi tit ln, trang thit b ng b cho cỏc
cụng trỡnh d ỏn ln trong nc phc v cho cỏc ngnh kinh t quc dõn v
quc phũng, c th l:
1.2.3.1- Thit b xi mng
Cỏc doanh nghip trong nc ó cú th thit k bn v thi cụng , ch
to 35 -40% thit b ton b
ca cỏc nh mỏy xi mng t 0,9 1,4 triu tn;
Chng hn, ch trỡ xõy dng nh mỏy xi mng Sụng Thao, ụ Lng riờng
vi tng giỏ tr hp ng lờn n 1,5 t USD.
1.2.3.2- Thu in, nhit in
Vit Nam ó ch to thnh cụng thit b cho cỏc nh mỏy nhit in v
thu in, trong ú ch yu l cỏc thit b tnh cú phụi v chi tit ln: bao gm
cỏc thi
t b ng b ca cỏc dõy chuyn ch bin v cung cp nguyờn, nhiờn
liu u vo, h thng thụng giú, cp thoỏt nc, lc bi, thit b c khớ thu
cụng, ng ng cụng ngh ; Cựng vi cỏc thit b ng dõy v trm i
kốm nh: dõy nhụm trn ti in A & AC, bin ỏp lc in ỏp n 220 kV,

20
công suất 125-150MW cùng với các tủ điện, thiết bị đóng ngắt công suất
lớn….;
Đặc biệt, TCTy LILAMA đã thực hiện các Dự án Tổng thầu EPC (nhà
thầu cả gói, gồm thiết kế, mua sắm, chế tạo, xây lắp, thí nghiệm và chạy thử)
với sự góp sức của nhiều nhà thầu phụ trong nước:
1. Dự án Nhà máy nhiệt điện Uông bí mở rộng, công suất 300
MW, v
ốn đầu tư gần 300 triệu USD.

2. Dự án Nhà máy điện Cà Mau 1, công suất 750 MW, với tổng giá trị
hợp đồng quy đổi là 360.020.213 USD.
3. Dự án Nhà máy điện Cà Mau 2, công suất 750 MW, giá trị hợp đồng
EPC xây dựng nhà máy là 330,3 triệu USD.
4. Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Thuỷ điện An Điềm 2,
công suất 15,6 MW. Theo đó, nhà thầu LILAMA sẽ "thiết kế, chế tạo, cung
cấp và lắp đặt thiết bị Nhà máy Thu
ỷ điện An Điềm 2" với tổng trị giá gần là
336,9 tỷ đồng.

1.2.3.3- Dầu khí, hoá dầu
Gần đây, Việt Nam đã tự cung cấp phụ tùng cho các thiết bị động lực
trong công nghệ khoan thăm dò và khai thác chế biến dầu khí; Các cấu kiện
kim loại cho xây dựng các giàn khoan, các công trình ven biển và trên biển,
đường ống dẫn dầu, dẫn khí đồng hành …
Đáng kể là, Lilama sẽ cung cấp toàn bộ phần k
ết cấu thép, các loại bồn
áp lực thấp, sơn, bảo ôn cho thiết bị của gói thầu 2 và 3 của Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, do Technip – TPC làm tổng thầu EPC; bao gồm, chế tạo lắp đặt
50.000 tấn thiết bị và kết cấu thép trong đó bồn bể 25.000 tấn, ống 17.000 tấn
và 9.000 tấn kết cấu thép. Giá trị hợp đồng này là 70,4 triệu USD.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Tổng công ty dầu khí Việt Nam đầu t
ư
xây dựng với tổng vốn 2,5 tỷ USD. Dự án được chia làm 7 gói thầu. Trong
đó, gói 1: nhà máy chính (thiết bị nhập khẩu); gói 2: khu vực bể chứa dầu thô;
gói 3: khu vực bể chứa sản phẩm, đường ống dẫn và cảng xuất sản phẩm; gói
4: cụm tiếp nhận dầu thô.
1.2.3.4- Khai thác khoáng sản
Đối với các loại thiết bị này phần lớn được chế tạo từ phôi và chi tiết
lớn. T

ừ một phần chi tiết phức tạp như động lực, cơ cấu điều khiển … nhập
khẩu và các chi tiết lớn khác chế tạo tại chỗ, các DN cơ khí trong nước, đứng
đầu là Cơ khí TVN đã tự lắp ráp được:
- Thiết bị khai thác và vận tải mỏ lộ thiên: máy xúc từ 5 đến 18m
3
gầu,
máy khoan các loại có đường kính lỗ khoan từ 100-250mm; xe tải tự đổ hạng

21
nặng và siêu nặng 15-42tấn; toa xe vận tải đường sắt 30-45tấn; hệ thống vận
tải hỗn hợp Trục tải - ôtô - băng tải có chiều sâu đến 600m, cung độ 5-10km;
- Thiết bị khai thác hầm lò và thi công các công trình ngầm: máy
combai đào lò đá và khai thác khoáng sản, hệ thống thông gió chính và cục
bộ, hệ thống thoát nước, cấp khí nén, hệ thống vận tải đường sắt, băng tải; các
trang thiết bị đ
iện phòng nổ đồng bộ…;
- Thiết bị đồng bộ và toàn bộ của các nhà máy sàng tuyển và làm giầu
than, quặng ;
- Thiết bị đồng bộ của các dây chuyền các cơ sở chế biến sâu khoáng
sản như Titan, đồng, kẽm, cromit, vonfram…;
Ngoài ra, cũng với năng lực trên, các doanh nghiệp cơ khí còn chế tạo
nhiều trang thiết bị và phụ tùng cho các ngành khác, như:
- Xây dựng và sản xuất VLXD, đó là thiết bị thi công cơ
giới, khai thác
và chế biến đá, …;
- Giao thông vận tải: cung cấp các loại xe ôtô tải hạng trung, hạng nặng
và xe chuyên dùng cho nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá…Cung
cấp các loại xe đặc dụng cho các ngành quốc phòng, công an.
- Sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện vận tải thuỷ có tải trọng
đến 20.000DWT;

- Cung cấp các loại toa xe vận tải đường sắt có tải trọng từ 20-45tấn;
- Cung cấp hệ
thống thiết bị đồng bộ đánh đống, bốc rót, vận chuyển
vật liệu, kho tàng cho các cảng biển, ga đường sắt…
- Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa sau bảo
hành và cung cấp phụ tùng cho sửa chữa sau bảo hành.

1.2.4- Tình hình nhập khẩu các chi tiết, thiết bị của 04 nhóm trên.
Do cơ khí Việt Nam chưa có đủ năng lực chế tạo
được các loại phôi
gang thép và gia công các loại chi tiết bộ phận của sản phẩm máy, cơ khí lớn,
cho nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Điểm qua như sau:
Trước những năm 1990 các thiết bị và các chi tiết lớn, phụ tùng phục
vụ cho sản xuất xi măng, sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, và
sau này là thiết bị ngành dầu khí đều phải nhập của nước ngoài.
Từ
sau năm 1990 và nhất là sau năm 2002 đến nay, khi mà sản xuất cơ
khí khởi sắc trở lại, một số chi tiết lớn cho các nhà máy trên đã được sản xuất
trong nước. Tuy nhiên các chi tiết của thiết bị chính trong các công trình thiết
bị toàn bộ, và chi tiết phục vụ sửa chữa lớn, đặc biệt là các chi tiết lớn cho
máy phát điện, còn gọi là phần “ruột” phần “quay” và điều khiển vẫn phải
nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu số thiết bị này hàng năm lên đến trên, dưới 10 tỷ
USD.

22
1.2.5- Đánh giá chung: mạnh, yếu, nguyên nhân về chế tạo phôi
kim loại và gia công chi tiết lớn của cơ khí Việt Nam
Điểm qua năng lực thiết bị sản xuất của các nhà máy cơ khí trong
nước ở giai đoạn này, chung ta phải thấy là năng lực sản xuất phôi để chế tạo
các thiết bị lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng, điện, dầ

u khí và
khai thác khoáng sản của chúng ta còn yếu rất nhiều so với Hàn Quốc, Trung
Quốc là những nước công nghiệp phát triển của khu vực Châu Á.
Khâu tạo phôi vẫn dùng công nghệ đúc khuôn cát là chủ yếu, tỷ lệ phế
phẩm rất cao (có nơi đến 30%), lượng dư gia công lớn, các nhà máy chưa có
thiết bị phân tích nhanh nên không đảm bảo mác gang, mác thép đúng quy
định, thiếu thiết bị đúc chính xác cao và chịu áp lực lớn, thiếu khả năng đ
úc
thép hợp kim chất lượng cho các chi tiết lớn, chưa nói đến vấn đề kết hợp
giữa đúc và xử lý nhiệt để tiết kiệm năng lượng và có được kết cấu tương
đương mong muốn. Đây là một yếu tố làm tăng giá thành đáng kể. Phần lớn
các nhà máy tổ chức quản lý, theo quy trình công nghệ khép kín từ A đến Z,
thiếu sự hợp tác và chuyên môn hóa sản xuất.
Về thiế
t bị gia công, thiếu nghiêm trọng các máy có khả năng gia công
những chi tiết lớn để chế tạo thiết bị toàn bộ và thiếu thiết bị kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Toàn ngành thiếu những nhà máy có trình độ công nghệ tiên
tiến, hiện đại, chủ lực để làm Trung tâm cho việc hình thành quá trình sản
xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao đáp ứng đòi hỏi quan trọng trong tổ
chức sản xuất cơ khí của công nghiệ
p chế tạo máy nặng.
Về nghiên cứu thiết kế và tư vấn, phần lớn các chi tiết lớn đều phải
thực hiện theo mẫu, thiết kế của nước ngoài. Nhìn chung đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật không thiếu, nhưng một mặt do không được đào tạo lại thường
xuyên theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới, mặt khác chưa
được
đầu tư đúng mức các hệ thống thiết kế tự động (CAD) nên việc thay đổi
mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm chậm, không theo kịp với đòi hỏi của nền kinh
tế thị trường.
Tình hình trên do một số nguyên nhân sau đây:

- Trong giai đoạn vừa qua đất nước ta trải qua mấy chục năm chiến
tranh, đất nước ta còn nghèo. Chúng ta chỉ ưu tiên tập trung đầu tư cho một
mộ
t số lĩnh vực thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất một
số mặt hàng thiết yếu, chưa có điều kiện đầu tư cho nền cơ khí lớn. Khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường chúng ta ưu tiên mua sắm các dây chuyền
công nghệ sản xuất sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu thị trường tiêu dùng mà
chưa quan tâm đến lĩnh v
ực sản xuất thiết bị, phụ tùng phục vụ phát triển
công nghiệp cơ khí chế tạo nói chung, đặc biệt là sản xuất, chế tạo các chi tiết,
thiết bị công nghiệp có trọng lượng, kích thước lớn.

23
- Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất công nghiệp còn
mới ở giai đoạn đầu phát triển, nếu đầu tư các thiết bị sản xuất lớn ngay chưa
có thị trường tiêu thụ đủ mạnh, hiệu quả đầu tư chưa cao, khả năng thu hồi
vốn đầu tư chậm hơn so với đầu tư các lĩnh vực kinh tế
khác, do vậy chưa có
doanh nghiệp nào quan tâm đến việc đầu tư một nhà máy cơ khí nặng đồng bộ
có đủ khả năng sản xuất được các chi tiết có kích thước và khối lượng lớn.


24
CHƯƠNG II

NHU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHẾ TẠO PHÔI KIM LOẠI VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT LỚN
GIAI ĐOẠN 2007-2015
.


2.1- Nhu cầu chung
2.1.1 Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng
bộ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 (có tính đến 2025)
Căn cứ quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp điện lực, ngành
ximăng, quy hoạch phân vùng khai thác quặng Baurit và sản xuât Alumin
đã được chính phủ phê duyệt. Giá trị đầu tư vào các ngành như sau:

2008 – 2015
Danh mục
Thủy
điện
(MW)
Nhiệt
điện
(MW)
Xi măng
(1000T/năm)
Alumin
(1000T/năm)
Tổng hợp
Tổng công
xuất đầu tư
10.631 23.660 30.250 5.650
Tổng vốn
điều lệ thiết
bị
5.102,88 18.928 2.541 3.616 30.187,88

2016-2025
Danh mục

Thủy
điện
(MW)
Nhiệt
điện
(MW)
Ximăng
(1000T/năm)
Alumin
(1000T/năm)
Tổng hợp
Tổng công
xuất đầu tư
10.171 91.000 15.336 9.700
Tổng vốn
điều lệ thiết
bị
4.883,52 72.800 1.288,22 6.208,00 85.197,74

Tổng hợp đến năm 2025
Danh mục
Thủy
điện
(MW)
Nhiệt
điện
(MW)
Ximăng
(1000T/năm)
Alumin

(1000T/năm)
Tổng hợp

×