Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề tài các quy định pháp luật liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt với văn bản áp dụng pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.87 KB, 20 trang )

8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

Các quy định pháp luật liên quan đến văn bản quy phạm

pháp luật và phân biệt với văn bản áp dụng pháp luật
Sinh viên thực hiện: Nhóm 12 – Pháp luật đại cương
Lớp:

Bất động sản 64A

Giảng viên giảng dạy:

Phạm Đức Chung

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài
Các quy định pháp luật liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt


với văn bản áp dụng pháp luật

1


MỤC LỤC

Giới thiệu thành viên

3

Phần 1. Các quy định pháp luật liên quan đến VBQPPL

4

1. KHÁI LƯỢC VỀ VBQPPL
1.1. Hình thức pháp luật
1.2. Nguồn pháp luật
2. TÌM HIỂU VỀ VBQPPL

4

2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm

5

2.3. Nguyên tắc xây dựng và ban hành VBQPPL

6


2.4. Hệ thống VBQPPL Việt Nam

8

2.5. Số, kí hiệu của VBQPPL

9

2.6. Hiệu lực

10

2.7. Nguyên tắc áp dụng VBQPPL

13

Phần 2. Phân biệt VBQPPL và VBADPL

14

1. Điểm khác biệt
2. Ví dụ

16

Các nguồn tài liệu

18


2


GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN

1.

Bùi Ngọc Sơn ( nhóm trưởng ): phụ trách lên kế hoạch + phân công công

việc cho các thành viên + tìm nguồn tài liệu + theo dõi tiến độ và hỗ trợ các thành
viên trong nhóm.
2.

Đặng Hà Phương ( nhóm phó ): cùng lên kế hoạch + giải đáp thắc mắc

cho các thành viên + tìm hiểu phần một của câu hỏi + làm bản cứng.
3.

Vũ Tuyết Nhi ( thành viên ): tìm hiểu phần 2 của câu hỏi + làm slide

Power point thuyết trình.
4.

Trần Hồng Thúy Quỳnh ( thành viên ): tìm hiểu phần 2 của câu hỏi +

tạo câu hỏi thu hoạch trên Kahoot.

PHẦN 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


3


1. KHÁI LƯỢC VỀ VBQPPL

1.1. Hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là biểu hiện bên ngoài của pháp luật, là phương thức
tồn tại của pháp luật, là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí
của mình thành pháp luật.
Hình thức pháp luật cũng được coi là 1 nguồn của pháp luật.
1.2. Nguồn pháp luật
1.2.1. Khái niệm
Nghĩa hẹp: là nơi chứa đựng quy định mà thẩm phán có thể dựa vào để
giải quyết vụ án, là các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt
động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền và các chủ thể khác
trong xã hội. Sau đây chỉ xem xét nguồn pháp luật theo nghĩa này.
Nghĩa rộng:
1.2.2. Các loại nguồn pháp luật
Tập quán pháp ,tiền lệ pháp (án lệ ), VBQPPL, …
Trong đó, VBQPPL là nguồn pháp luật quan trọng nhất, ở Việt Nam, đó
cịn là nguồn pháp luật chủ yếu.
2. TÌM HIỂU VỀ VBQPPL

1.2.1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật (Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2015) là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi
cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm
4



quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và
được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

VBQPPL (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015) luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm
2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm
VBQPPL có 4 đặc điểm sau đây:
Một là, phải do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành
hoặc phối hợp ban hành với những hình thức do pháp luật quy định.
Hai là, trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự
chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo
khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Nó được áp dụng nhiều
lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm
vi toàn quốc hoặc từng địa phương.
Bốn là, nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật bằng các biện pháp thích hợp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các

5


biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế và trong trường hợp cần thiết là
biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành.


Những đặc điểm trên cho phép phân biệt văn bản quy phạm pháp luật
với các hình thức văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành
nhưng khơng có đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến là
văn bản áp dụng pháp luật
Ví dụ: Quyết định lên lương, khen thưởng, Quyết định bổ nhiệm, cách
chức,… là các VBADPL, vì đó là văn bản cá biệt để giải quyết một vụ việc cụ
thể, áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng.

1.2.3. Nguyên tắc xây dựng và ban hành VBQPPL
Theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, có 6
nguyên tắc cụ thể như sau:
-

Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản

quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
+

Tính hợp hiến: các VBQPPL phải phù hợp và không trái với
Hiến pháp

(
1.

Điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như sau: Điều 119.
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

có hiệu lực pháp lý cao nhất.


6


Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý )

+

Tính hợp pháp tính thống nhất trong hệ thống pháp luật:

các văn bản quy phạm pháp luật cần phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý
của văn bản trong hệ thống pháp luật

-

Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban

hành văn bản quy phạm pháp luật.
-

Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp
luật.

-

Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực

hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
-


Bảo đảm yêu cầu về quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường, khơng

làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
-

Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,

kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.”

1.2.4. Hệ thống VBQPPL của Việt Nam

7


Hệ thống VBQPPL thường phân thành 2 loại là văn bản luật và văn bản
dưới luật. Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống
VBQPPL của nước ta gồm:
1)

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2)

Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3)


Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4)

Nghị định của Chính phủ.

5)

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6)

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thơng

tư của Chánh án Tồ án nhân dân tối cao.
7)

Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8)

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9)

Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10)


Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa

Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
11)

Thơng tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân Tối cao với Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

8


12)

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân

dân (Bao gồm nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban
nhân dân)

1.2.5. Số, kí hiệu của VBQPPL
(
1.

Điều 10 Luật ban hành văn bản wuy phạm pháp luật 2015 )
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm

ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2.


Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn

bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của
Quốc hội.
3.
a)

Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như

sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban
hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b)

Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được

sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên
viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c)

Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp

quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự
của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban
hành văn bản”.

9



VD: Luật số: 80/2015/QH13
Giải thích: số thứ tự văn bản là 80
Được ban hành năm 2015
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số khóa quốc hội: khóa 13.
1.2.6. Hiệu lực
1.2.6.1. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm
pháp luật ( Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 )
-

Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là giá trị

tác động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ, vùng hay khu vực nhất
định. ( Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 )
1)

Văn phản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong cả nước gồm: Hiến

pháp, bộ luật, luật, nghịa quyết của quốc hội ….
2)

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong phạm vi từng địa

phương là văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
-

Hiệu lực về đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác

động của văn bản lên các quan hệ xã hội với những chủ thể nhất định (có thể là cá

nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị kinh tế,…)
1.2.6.2. Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là: giá trị tác động của
văn bản lên các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi kể từ khi nó bắt đầu (thời
điểm phát sinh) đến khi chấm dứt (thời điểm chấm dứt) hiệu lực.

10


a. Về thời điểm (bắt đầu) có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ( điều
151 luật số 80/2015/QH13 )
-

Đối với văn bản do Trung ương ban hành: không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày

thông qua hoặc ký ban hành
-Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh: khơng sớm hơn 10 ngày kể từ ngày kí ban hành.
-Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và cấp xã: khơng sớm hơn 07 ngày kể từ ngày kí ban hành.
Bài 1: Luật doanh nghiệp 2020, QH bấm nút thơng qua vào ngày 1/7/2020, trong
văn bản có ghi hiệu lực từ ngày 1/1/2021
a)

Ít nhất % Đại biểu QH đồng ý
Trả lời: Khi có ít nhất 2/3 số Đại biểu QH bấm nút đồng thuận

b)

Anh A thành lập doanh nghiệp vào 10/9/2020 có bị điều chỉnh bởi luật này


khơng?
Trả lời: Có, sau khi văn bản luật có hiệu lực thì doanh nghiệp anh A cũng phải
điều chỉnh theo quy định hiện hành của văn bản đó.
Bài 2: A phạm 1 tội vào 10/8/2015, thời điểm này BLHS 1999 đang có hiệu lực.
Đến ngày 10/10/2019 mới bắt được anh A và ra Tịa xét xử? BLHS 2015 đang
có hiệu lực.(BLHS 1999 hết hiệu lực)
a)

Xét Xử anh A căn cứ theo BLHS 1999 hay BLHS 2015?
Trả lời: Anh A bị xử theo BLHS 2015. Vì thời điểm anh A bị đem ra xét xử thì
BLHS 2015 đang được hiện hành.

11


b)

Giả sử BLHS 2015 quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn về tội của Anh

A thì áp dụng theo văn bản nào?
Trả lời: Văn bản luật 2015 sửa dổi, bổ sung bộ luật năm1999
b. Ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ( luật số 80/2015/QH13 )
-Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165,
khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật này.
Văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực có thể bị tạm đình chỉ để xem
xét tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý
. Kể từ thời điểm nó bị tạm thi hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ
quan có thẩm quyền là khoảng thời gian văn bản bị tạm ngưng hiệu lực.
Văn bản đó có thể tiếp tục có hiệu lực hay bị huỷ bỏ là do quyết định của cơ

quan xử lý có thẩm quyền
c.
(

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
điều 154 luật số 80/2015/QH13 )

1.

Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

2.

Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới

của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3.

Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy

định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
d.

Hiệu lực trở về trước (hồi tố):

12



1.

Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới

được quy định hiệu lực trở về trước.
2.

Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

a)

Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực

hiện hành vi đó pháp luật khơng quy định trách nhiệm pháp lý;
b)

Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
1.2.7. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
( điều 156 luật số 80/2015/QH13 ban hành ngày 22/6/2015 )

1.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà
văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp
luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2.


Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về

cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban

hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản
quy phạm pháp luật ban hành sau.
4.

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách

nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra,
trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5.

Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc

thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước

13


quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến
pháp.
PHẦN 2: PHÂN BIỆT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

2.1. Xét về góc độ lý luận thì, ranh giới giữa văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản áp dụng pháp luật có những khác biệt cơ bản như sau
Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp
luật

Khái niệm

Đặc điểm

- Là văn bản có chứa quy

- Là văn bản chứa đựng các

phạm pháp luật, được ban

quy tắc xử sự cá biệt, do cơ

hành theo đúng thẩm quyền,

quan, cá nhân có thẩm

hình thức, trình tự, thủ tục quy

quyền ban hành, được áp

định của Pháp luật (Điều 2


dụng một lần trong đời sống

Luật Ban hành văn bản quy

và bảo đảm thực hiện bằng

phạm pháp luật năm 2015).

sự cưỡng chế Nhà nước.

- Chứa quy phạm pháp luật

- Chứa quy tắc xử sự đặc

Quy phạm pháp luật là quy tắc

biệt

xử sự chung, có hiệu lực bắt

- Áp dụng một lần đối với

buộc chung, được áp dụng lặp

một tổ chức cá nhân là đối

đi lặp lại nhiều lần đối với cơ

tượng tác động của văn


quan, tổ chức, cá nhân trong

bản,Nội dung của văn bản

phạm vi cả nước hoặc đơn vị

áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ

hành chính nhất định, do cơ

thể cá nhân nào, tổ chức nào

14


quan nhà nước, người có thẩm

phải thực hiện hành vi gì.

quyền quy định trong Luật này
ban hành và được Nhà nước

- Đảm bảo tính hợp pháp

bảo đảm thực hiện.

(tuân thủ đúng các van bản
quy phạm pháp luật), phù


- Áp dụng nhiều lần đối với

hợp với thực tế (đảm bảo

nhiều chủ thể trên phạm vi cả

việc thi hành)

nước hoặc đơn vị hành chính
nhất định

- Mang tính cưỡng chế nhà
nước cao

- Được nhà nước đảm bảo thực
hiện
Thẩm quyền
ban hành

Cơ quan nhà nước có thẩm

Các văn bản này được ban

quyền ban hành quy định tại

hành bởi cơ quan, cá nhân

chương II Luật xây dựng văn

có thẩm quyền ban hành,


bản quy phạm pháp luật 2015.

nhưng thường là cá nhân
ban hành nhiều hơn.

Hình thức,

15 hình thức quy định tại điều

Chưa được pháp điển hóa

tên gọi

4 Luật ban hành VBQPPL

tập trung về tên gọi và hình

2015 (Hiến pháp, Bộ luật,

thức thể hiện

Luật,….)

thường được thể hiện dưới
hình thức: Quyết định, bản
án, lệnh,…

Phạm vi áp


Áp dụng là đối với tất cả các

Chỉ có hiệu lực đối với một

dụng

đối tượng thuộc phạm vi điều

hoặc một số đối tượng được

chỉnh trong phạm vi cả nước

xác định đích danh trong

hoặc đơn vị hành chính nhất


15


định.

văn bản

Thời gian có

Thời gian có hiệu lực lâu dài,

Thời gian có hiệu lực ngắn,


hiệu lực

theo mức độ ổn định của phạm

theo vụ việc

vi và đối tương điều chỉnh
Cơ sở ban

Dựa trên Hiến pháp, Luật và

Thường dựa vào ít nhất một

hành

các văn bản quy phạm pháp

văn bản quy phạm pháp luật

luật của chủ thể có thẩm quyền

hoặc dựa vào văn bản áp

ban hành cấp trên. Văn bản

dụng pháp luật của chủ thể

quy phạm pháp luật là nguồn

có thẩm quyền. Văn bản áp


của luật

dụng pháp luật hiện tại
không là nguồn của luật

Trình tự ban

Được ban hành theo đúng

hành

trình tự thủ tục luật định tại

Khơng có trình tự luật định.

Luật xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
Sửa đổi, hủy

Theo trình tự thủ tục luật định.

bỏ

Thường thì do tổ chức cá
nhân ban hành.

2. Ví dụ Văn bản quy phạm và Văn bản áp dụng pháp luật
Ví dụ về quyền lợi được nghỉ ngày lễ, tết của người lao động:
-


Trong Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ luật lao động hiện hành có quy định

tại Điều 112 về quyền lợi được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ tết, cụ thể
ngày Lễ Quốc Khánh hàng năm sẽ được nghỉ 2 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và
01 ngày liền kề trước hoặc sau).

16


- Trong Văn bản áp dụng pháp luật, cụ thể ở đây là Công văn số 245/VPCPKGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lịch nghỉ Lễ Quốc
khánh 2/9/2022 được nghỉ 4 ngày, là từ 1/9/2022 đến 4/9/2022 (Tức từ thứ 5 đến
hết Chủ Nhật).
Qua ví dụ trên có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau cơ bản của hai loại văn bản
này:
Văn bản quy phạm pháp luật là quy định rộng rãi, có tính bao quát hơn.
Văn bản áp dụng pháp luật lại là văn bản, quy định có tính hướng dẫn chi tiết, cụ
thể để cá nhân, tổ chức... dễ dàng hiểu và áp dụng.
Khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật , nhà làm luật phải soi chiếu vào văn
bản quy phạm pháp luật để các quy định của hai loại văn bản này có sự tương
quan nhau, khơng chồng chéo lẫn nhau. Trên hết văn bản áp dụng pháp luật phải
thể hiện được tinh thần nhất quán của văn bản quy phạm pháp luật.

NGUỒN TÀI LIỆU
Tài liệu tiếng Việt:

17


GS.TS.Nguyễn Thành Độ (2015) chủ biên. Văn bản quy phạm

pháp luật dành cho học phần Pháp luật đại cương, NXB ĐHKTQD.
Tài liệu Internet:
1.

Trang web: />
ve-van-ban-quy-pham-phap-luat.aspx#1-trinh-tu-thu-tuc-soan-thao-banhanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-cac-co-quan-nha-nuoc-o-trunguong
2.

Trang web: />
ban-quy-pham-phap-luat-2015.html

18



×