Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.92 KB, 3 trang )

Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn
Có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra nhưng lại không nhiều
ứng viên trả lời thành công "Hãy giới thiệu một chút về bản thân". Câu hỏi nghe có
vẻ rất đơn giản nhưng để trả lời thế nào cho ấn tượng lại chẳng dễ dàng gì.
Bước vào một cuộc phỏng vấn, ứng viên bao giờ cũng có chút hào hứng xen lẫn lo âu. Có thể,
bạn trả lời các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra một cách nhanh chóng và đúng hướng nhưng bạn
vẫn không lọt vào "mắt xanh" của họ. Ngay cả khi bạn là ứng viên hoàn hảo cho vị trí công việc
đó, bạn vẫn không được chọn nếu như những gì bạn thể hiện không để lại ấn tượng gì với nhà
tuyển dụng.
Đối với những người tìm việc, các khung câu hỏi luôn để mở chứ không khuôn vào bất cứ một
cách trả lời cố định nào. Vì thế, hãy tận dụng sự thoải mái lúc này để đưa ra câu trả lời ấn tượng.
Tuy nhiên, có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra nhưng lại không nhiều
ứng viên trả lời thành công "Hãy giới thiệu một chút về bản thân". Câu hỏi nghe có vẻ rất đơn
giản nhưng để trả lời thế nào cho ấn tượng lại chẳng dễ dàng gì.
Khi Charles Dickens bắt đầu câu chuyện về David Copperfield, một cuốn tiểu thuyết mang đậm
nét tự truyện với nhiều chi tiết được chắt lọc từ chính cuộc đời tác giả, nhà văn đã đưa ra thông
tin mình sinh ra ở đâu, vào thời điểm nào và đã lớn lên như thế nào Và đó là độ đậm đặc của
thông tin cá nhân trong tác phẩm.
Với nhà tuyển dụng, họ không cần phải biết những thông tin về thời thơ ấu của bạn mà chỉ quan
tâm đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm việc làm của ứng viên. Vì thế, đừng có ngồi kể về
thời thơ ấu, về tình trạng hôn nhân, về công ty hiện tại và mong muốn của bạn bởi những thông
tin này nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được qua tìm hiểu bên ngoài chứ không nhất thiết
phải có một cuộc phỏng vấn. Điều họ muốn nghe là kỹ năng bạn có, lợi ích bạn có thể mang lại
cho công ty.
Thực tế, có nhiều cách để trả lời câu hỏi này nhưng phải tùy thuộc vào từng giai đoạn trong sự
nghiệp của bạn để có câu trả lời tốt nhất.
- Bạn đang là sinh viên
Bạn vừa đi học vừa muốn tìm công việc làm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập trang trải cho
cuộc sống. Bạn đang ở giai đoạn mà học tập và trang bị kiến thức là quan trọng nhất. Nếu bạn có
kinh nghiệm làm việc, hãy đề cập đến nó một cách khéo léo để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn vẫn
chú tâm vào việc học hành nhưng cũng không ít kinh nghiệm làm việc part-time.


Câu trả lời của bạn không nên mang nội dung đại ý như: Tôi thường không có mặt ở lớp đúng giờ
bởi vì ngủ dậy muộn, vì thế, tôi cần ngày cuối tuần để nghỉ ngơi". Thay vào đó, bạn nên nói rằng,
là một sinh viên, bạn dành phần lớn thời gian để học hỏi, nghiên cứu nhưng bạn cũng có thời gian
làm thêm, bán hàng vào mùa hè, những dịp lễ tết nên có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
này
Ảnh minh họa
- Bạn vừa mới tốt nghiệp
Khi tuyển dụng những sinh viên vừa tốt nghiệp, nhà tuyển dụng cũng hiểu rằng họ không thể
mong muốn ở những ứng viên này sự dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên nghiệp được. Thậm
chí, họ chấp nhận việc đào tạo thêm cho các bạn tân cử nhân một thời gian trước khi bắt đầu cống
hiến cho công ty.
Vì thế, khi nhà tuyển dụng yêu cầu "giới thiệu về bản thân", đừng nên trả lời theo kiểu "tôi vừa
mới tốt nghiệp và đã có một loạt các ý tưởng để cải thiện công ty của bạn. Công ty đang có rất
nhiều điểm không tốt" Bởi những nội dung này không gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng,
vì dù sao, bạn cũng chỉ mới chập chững vào đời, không phải là người có đủ kinh nghiệm để đưa
ra cho họ những đường hướng, chiến lược đáng tin cậy.
Thay vào đó, bạn nên giới thiệu mình tốt nghiệp với điểm số bao nhiêu. Với những kiến thức có
được, bạn hy vọng sẽ có nền tảng để bắt đầu công việc và mong muốn được làm việc, học hỏi
nhiều từ các nhà lãnh đạo, các nhân viên kỳ cựu của công ty.
- Bạn đang ở giai đoạn giữa trên con đường sự nghiệp và muốn đổi nghề
Bạn làm việc lâu năm ở một ngành nghề quen thuộc và bây giờ muốn đổi nghề, muốn khám phá
những lĩnh vực khác. Nguyên nhân chính là do họ đã phát triển rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm
nhưng công việc hiện tại chưa giúp họ phát huy tốt những gì mình có. Vì thế, họ mong muốn
ngành nghề mới sẽ cho họ cơ hội khẳng định bản thân.
Khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn đừng nên nói "toạc móng heo" rằng, bạn có đầy đủ
kinh nghiệm ở ngành này và không có chút kinh nghiệm gì ở ngành mới cả.
Bạn nên tâm sự một cách chân thành, bao nhiêu năm qua, tôi đã làm việc và cống hiến hết mình
cho công việc nhưng tôi cảm thấy đó chưa phải là "mảnh đất" cho mình phát triển. "Với những kỹ
năng, kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn thử mình ở lĩnh vực mới và hôm nay tôi đến đây để
trao đổi với các bạn xem liệu chúng ta có thể hợp tác cùng nhau không. Tôi nghĩ rằng dù các

nghành có khác nhau nhưng các kỹ năng cần có thì đa phần đều giống nhau". Cách nói đó sẽ
khiến nhà tuyển dụng ít nhiều hài lòng và giúp bạn thành công hơn.
- Bạn sắp đến tuổi "nghỉ hưu"
Dù đã cống hiến nhiều năm trong công việc và sắp đến lúc nghỉ ngơi, nhưng bạn không hề muốn
phải ngồi yên khi chưa truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng của bạn thân cho thế hệ sau. Vì thế, bạn
vẫn muốn tiếp tục làm việc theo kiểu part-time hoặc hợp đồng ngắn hạn.
Đối diện với nhà tuyển dụng, đừng nói rằng bạn đã làm việc đủ rồi và bây giờ muốn các công
nhân trẻ theo gương của bạn, bạn muốn thêm thu nhập và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Thay vào đó, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn đã chứng kiến sự phát triển của ngành này
trong nhiều năm qua và luôn háo hức để cống hiến. Với kinh nghiệm của bản thân, bạn tin chắc
rằng có thể giúp công ty có hướng đi tốt hơn.
Nghĩa là, tùy theo từng giao đoạn trong cuộc đời, bạn hãy chú ý để chọn cho mình cách giới thiệu
bản thân phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được
những gì bạn có và có thể cống hiến cho công ty những gì.

×