Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BT c3+4 sddddddddddddddddddddd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.53 KB, 3 trang )

Bài tập chương 3
Bài 1: Cho hàm cung và hàm cầu giày thể thao ở thị trường nội địa của Canada như
sau: Qd = 500 – 5P

Qs = 10P – 100

Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). P là giá (tính bằng USD). Giá
giày thể thao trên thị trường thế giới là 20 USD. Giả thiết Canada là quốc gia nhỏ.
a. Xác định giá và lượng cân bằng của giày thể thao trong điều kiện tự cung tự cấp ở
Canada.
a. Xác định giá cân bằng, lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu trong điều kiện tự do
thương mại.
a. Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do tự do thương mại đem
lại so với tình trạng tự cung tự cấp.
a. Chính phủ đánh thuế quan 10USD lên mỗi đơn vị giày thể thao. Xác định giá, số
lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu của Canada khi có thuế quan.
a. Xác định thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
a. Xác định thu nhập ngân sách từ thuế quan, tổn thất rịng.
a. Chính phủ áp dụng thuế nhập khẩu $15; $22. Xác định giá trong nước, sản xuất trong
nước.
a. Giá trị tối thiểu của thuế quan là bao nhiêu thì thuế quan là ngăn cấm?
a. Canada đang áp dụng thuế quan nhập khẩu. Nếu giá thế giới giảm, điều gì sẽ xảy ra
với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada?
a. Tương tự, nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra
với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada?
a. Câu hỏi tương tự khi cung nội địa tăng.
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 2: Giá thế giới sản phẩm A là $400. Khi tự do thương mại giá trị nguyên liệu nhập khẩu
trên mỗi đơn vị sản phẩm A là $300. Quốc gia 1 là quốc gia nhỏ, áp dụng thuế quan nhập
khẩu với sản phẩm A là 30%; thuế quan với nguyên liệu nhập khẩu là 10%.
a. Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế cho sản phẩm A


a. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 30%, 40%, 50%. Tính tỷ lệ
bảo hộ thực tế trong từng trường hợp. Trường hợp nào nhà sản xuất không được lợi?
Bài 3: Cho hàm cầu và cung cao su của Malaysia như sau:
Qd = 100 – 15P

Qs = 25P – 10

P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).
Malaysia là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 5 USD.


a. Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.
a. Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi thương mại tự do.
a. Chính phủ Malaysia đánh thuế xuất khẩu 1 USD lên mỗi đơn vị cao su xuất khẩu. Xác
định giá trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
a. Tính lượng thay đổi thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách và thiệt hại
dòng do thuế XK.
a. Giá thế giới tăng (giảm): tác động tới giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu.
a. Câu hỏi tương tự như trên khi Cung trong nước tăng (giảm).
a. Câu hỏi tương tự như trên khi Cầu trong nước tăng (giảm)
Bài tập chương 4
Cho hàm cầu và cung sản phẩm X của một quốc gia như sau:
Qd = 180 – 30P

Qs = 20P – 20

P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).
Quốc gia là nhỏ. Giá thế giới là 2 USD.
a. Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu khi thương mại tự do.
a. Chính phủ ấn định hạn ngạch 50 đơn vị. Xác định giá trong nước, tiêu dùng, sản xuất

và nhập khẩu.
a. Xác định mức thuế quan tương đương của hạn ngạch.
a. Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
a. Tính thu nhập tối đa của ngân sách nếu chính phủ bán đấu giá số lượng hạn ngạch.
a. Quốc gia đang áp dụng hạn ngạch. Nếu giá thế giới giảm xuống cịn 1,5 USD. Điều gì
sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu.
a. Nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá
trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 2: Cho hàm cầu và cung sữa của Mỹ như sau:
Qd = 300 – 8P

Qs = 2P – 20

P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).
Hàm cung sữa nhập khẩu vào Mỹ (cung xuất khẩu của các quốc gia nước ngồi): Qf = 18P –
100
a. Tìm hàm cầu và vẽ đường cầu sữa nhập khẩu của Mỹ.
a. Xác định giá và số lượng nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ sữa của Mỹ.
a. Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu 100 đơn vị sữa. Xác định tác động của hạn ngạch tới
giá, số lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu.


a. Xác định ảnh hưỏng của hạn ngạch lên thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Xác
định thu nhập tối đa mà chính phủ thu được nhờ bán giấy phép nhập khẩu.
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 3: Cho hàm cầu và cung lúa mì của Argentina như sau:
Qd = 75 – 10P

Qs = 40P – 45


P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).
Argentina là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 3 USD.
a. Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.
a. Xác định giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại
tự do.
a. Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Tính giá cả trong nước, số
lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
a. Xác định thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chi ngân sách, thiệt hại
ròng do trợ cấp.
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 4: “Số tiền không thu được khi cấp hạn ngạch không thu phí có thể là lợi nhuận của nhà
nhập khẩu nội địa, xuất khẩu nước ngoài hoặc người tiêu dùng” Giải thích?
Bài 5: WTO cho phép các nước có thuế quan trong phạm vi nhất định, nhưng cấm sử
dụng hạn ngạch. Tại sao?
Bài 6: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện tác động như nào tới quốc gia nhập khẩu. Đến
gần đây, Vers vẫn được sử dụng phổ biến, vì sao?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×