Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VIENG LANG BAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.18 KB, 8 trang )

VIENG LANG BAC
“Bác Hồ”- tiếng gọi sao mà thân thương đến thế! Người là một nguồn cảm hứng bất tận
trong thơ ca Việt Nam, thơ về Người rất nhiều nhưng mỗi bài thơ lại dẫn ta đến những vùng
đất khác nhau. Thật vậy, nếu “Sáng tháng năm” của Tố Hữu là tình cảm tha thiết, sơi nổi của
nhà thơ với Bác khi ở chiến khu, hay “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ là
niềm xúc động của ông trước tình thương bao la của nguồn sáng dân tộc với mọi
người,...Trong khi đó” Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại là bài ca chân thành, cảm động
của nhà thơ đối với Người, và có lẽ đây chính là một trong những bài thơ hay nhất viết về
Người!
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải phóng miền
Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài thơ” Viếng lăng Bác”
được in trong tập” Như mây mùa xuân”( 1978), bài thơ ra đời khi cuộc kháng chiến chống
Mĩ thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch cũng vừa được khánh thành năm
1976.
Bài thơ mở đầu thật tự nhiên, như một lời kể chuyện mà chứa chan trong đó là biết bao xúc
cảm của nhà thơ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Giọng điệu câu thơ thật nhẹ nhàng, thiết tha mà sâu lắng, với việc sử dụng cách xưng hô
thân thiết “con”- “Bác” nghe thật thân thiết, gắn bó như người một nhà- nơi mà họ cùng
nhau vượt qua khó khăn, thử thách, cùng nhau trao nhau những yêu thương đầm ấm, cũng
như có nhà thơ từng viết:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn bọc trong dịng máu đỏ”
Bác đã mất... Nhưng khơng, trong lòng Viễn Phương cũng như hàng triệu người con đất Việt
khác, Bác mãi sống trong lòng chúng ta! Tác giả đã dùng từ “thăm”, một cách nói giảm nói
tránh đầy tinh tế như muốn nhấn mạnh rằng Bác vẫn còn sống và đây chỉ là một chiến thăm
từ miền Nam. Chuyến thăm từ miền đất đau thương, quật cường trong bao năm gian khó
kháng chiến chống Mĩ, nơi mà Bác đã gửi gắm biết bao yêu thương, niềm tin và hi vọng cũng
là nói gửi gắm yêu thương của hàng vạn người dân nơi đây đến Bác “Bác nhớ miền Nam nỗi
nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát


Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”


Chẳng phải tự nhiên mà Viễn Phương nhắc tới những hàng tre, ta đều biết rằng tre là loài
cây dẻo dai, bất chấp mọi khó khăn của thiên nhiên mà chúng vẫn kiên cường chính vì vậy
nó đã thành biểu tượng cao đẹp nhất của người dân Việt Nam ta. Hình ảnh tre đã có trong
“Cây tre Việt Nam” của Nguyễn Duy hay “Tre Việt Nam” của Thép Mới đều mạnh mẽ như
vậy và tre của Viễn Phương cũng không ngoại lệ:” Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Thán
từ “Ôi!” như để bộc lộ cảm xúc, một cảm xúc mãnh liệt, tha thiết khi nhìn thấy lại hàng tre
bất khuất muôn thuở trong kháng chiến ngày nào của dân tộc khi mà” Tre giữ làng, giữ
nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Tre của Viễn Phương cịn ẩn dụ cho những
người lính canh tận tuỵ canh giữ chốn thiêng liêng, bảo vệ giấc ngủ của Người.
Khổ thơ tiếp theo chính là cảm xúc của Viễn Phương khi hồ vào dịng người thăm lăng Bác.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Mặt trời chính là nguồn sáng bất tận của vũ trụ, nó khơng thể thiếu trên trái đất này được.
Bác cũng vậy, Bác cũng không thể thiếu trong con đường cứu nước trường kì của dân tộc.
Nếu ánh sáng của mặt trời soi sáng đường đi, giúp sinh vật phát triển, lớn lên còn mặt trời
trong lăng kia đã soi sáng cho cách mạng Việt Nam, soi sáng cho tâm can lịng người, chính
mặt trời ấy đã cứu biết bao sinh mệnh trước chiến tranh đau thương, và ánh dương ấy dẫn
ta đến niềm vui, hạnh phúc... Bác được Viễn Phương ngợi ca như mặt trời- thứ ánh sáng bật
diệt của thế gian, phải chăng nhà thơ đang gửi gắm một niềm tin về sự trường tồn mãi mãi
của Người đối với đất nước. Với nghệ thuật nhân hoá” Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
đó như một địn bẩy ngợi ca Bác, ngay cả mặt trời vĩ đại của vụ trụ cũng phải ngước nhìn sự
sáng bừng vĩ đại trong lăng kia. Mặt trời “rất đỏ” đã gợi cho ta đến trái tim nhiệt huyết của
Bác, một trái tim nhiệt huyết với cách mạng, với nhân dân, với đất nước,...
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
“Ngày ngày” được lặp lại hai lần như thể hiện sự nối tiếp thời gian, tạo một nhịp điệu chậm

rãi và rất lắng sâu của dòng người đi thăm lăng Bác. Và rồi Viễn phương đã khéo léo sử dụng
nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dường như những con người ấy đi ”trong thương
nhớ” và đó là niềm thương nhớ khơn ngi đối với Người, để rồi họ” kết tràng hoa” gửi tặng
đến Bác, đó là những tràng hồ đẹp nhất, thơm nhất, lung linh nhất để tỏ lòng biết ơn.
“ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Ở đây “bảy mươi chín mùa xn” khơng những chỉ tuổi của Bác mà tác giả còn nhấn mạnh
một điều rằng trong bảy mươi chín mùa xn ấy Bác đã khơng ngừng cống hiến hết mình để
mang tới biết bao mùa xuân ấm êm hạnh phúc cho mn dân và giờ đây dịng người kia
muốn tỏ lòng biết ơn tới Bác bằng những bông hoa tươi thắm nhất.
Đến khổ thơ tiếp, cảm xúc của nhà thơ thật mãnh liệt biết bao khi thấy Người, nhìn thấy bị
cha già kính u của dân tộc:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Tác giả lại một lần nữa sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh, chẳng là Bác chỉ mệt quá chỉ
ngủ chút thôi? Cả cuộc đời Bác có lẽ chẳng có nổi một giấc ngủ yên bời vì Bác lo cho nước
nhà, cho Tổ quốc và Bác” chỉ viết quên mình cho tất cả”. Câu thơ như khẳng định lại Bác mãi
sống trong lòng nhân dân Việt Nam, cũng như Tố Hữu đã từng viết:
“Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”
Chúng ta đều biết rằng, trong thơ của Bác trăng đã thành tri kỉ và cũng đã từng có người nói
rằng:” thơ của Bác đầy trăng”. Từ chiến khu Việt Bắc” Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” rồi
đến lúc bàn việc quân” Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” hay là cả khi trong tù”
Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ / Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ”. Và giờ đây khi đã
nhắm mắt, trăng vẫn luôn theo Bác, vẫn luôn là người bạn tri kỉ của Người.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Viễn phương lại một lần nữa cho ta thấy cách sử dụng ngôn từ khéo léo của mình qua cách
nói” Vẫn biết- Mà sao” khiến người đọc đau nhói vơ cùng khi mà khơng thể phủ nhận một

quy luật của tạo hố đó là có sinh có tử. “Trời xanh”- biểu tượng vĩnh hằng của thiên nhiên,
vũ trụ và đó cũng là ẩn dụ cho Bác. Người vẫn cịn sống với non sơng, dân tộc, còn mãi trong
tim mỗi người dân Việt Nam cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Bác cịn đó lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”
Dù lí trí vẫn tin là thế nhưng hàng triệu con đất Việt vẫn khơng ngi đau xót, tiếc thương
trước sự ra đi của Người. Nỗi đau mà quặn thắt, tê tái tận đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn
mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của nhân dân ta, và rồi chính sự ra đi của Bác cũng khiến
thiên nhiên nhỏ lệ tiếc thương:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
“Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Đến bên Bác để khóc, người con miền Nam đã vơ cùng xót đau, thương tiếc cứ trào dâng rồi
vỡ oà trong lời nguyện ước của nhà thơ trước lúc ra về:
“Mai về........
........................chốn này”
Bao tình yêu thương , nỗi nhớ giờ lại càng đau hơn bởi ơng sắp phải xa Bác, xa người cha
kính yếu.... Và rồi trong dây phút nghẹn ngào ấy, tác giả có những ước nguyện hố thân rất
đỗi bình dị và khiêm nhường. Ơng chỉ muốn hố thân thành con chim nhỏ bé để hót những
âm thanh thật trong trẻo cho Người nghe mỗi ngày và ông cũng chỉ muốn hoá thành đoá
hoa, gửi những hương thơm bát ngát quanh lăng. Và một lần nữa hàng tre lại xuất hiện ở


cuối bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng trọn vẹn. Nếu như đầu bài cây tre xuất hiện với
hình tượng, phẩm chất rất Việt Nam của nó” Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” thì ở đây
hàng tre lại được nhà thơ nhấn mạnh phẩm chất”trung hiếu”. Đó như một điều khắc cốt ghi
tâm những gì Bác đã nói” Trung với nước, hiếu với dân”. Cả khổ thơ Viễn Phương đã dùng
nghệ thuật ẩn chủ ngữ, đó chính là để khẳng định một điều rằng ước nguyện trên khơng chỉ
của riêng ơng mà cịn biết bao người con Việt Nam khác nữa. Họ luôn thực hiện những lời
Bác dạy: quyết tâm theo lí tưởng, đi theo sự nghiệp cách mạng đúng đắn của Người.
Bài thơ có giọng điệu trầm lắng, trang trọng, tha thiết với nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi

cảm, ngơn ngữ bình dị mà cô đúc. Bài thơ như chạm đến trái tim người đọc, để lại trong họ
niềm xúc động sâu xa trong một nỗi buồn man mác: ôm cả non sông một kiếp người, Bác đã
đi rồi sao Bác ơi!

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của mảnh đất cố đô xinh đẹp, ông
nổi tiếng với những vần thơ mượt mà, sâu lắng mang đậm văn
hóa con người xứ Huế. Mùa xuân nho nhỏ là một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông. Bài thơ được ông viết vào năm 1980,
trong khung cảnh hịa bình, trong cơng cuộc xây dựng đất nước.
Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang Đất nước vào
xuân vui tươi rộn ràng.
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân
đẹp đã về. Trên dịng sơng xanh của q hương mọc lên một bơng
hoa tím biếc. Động từ "mọc" nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự
ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa
xn:
Mọc giữa dịng sơng xanh,
Một bơng hoa tím biếc.
"Bơng hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa
súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sông nước làng q:
Con sơng nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn cịn đây nước chẳng đổi dịng
Hoa lục bình tím cả bờ sơng...
(Trở về quê nội - Lê Anh Xuân)
Màu xanh của nước hịa hợp với màu "tím biếc" của hoa đã
tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm. Ngẩng nhìn bầu
trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót. Chim
chiền chiện cịn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông. Từ
"ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:



Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Hai tiếng ''hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân
Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với
tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang,
rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dịng sơng, nhìn
bơng hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự
xúc động sâu xa. "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là
giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự
chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối
thẩm mĩ của âm thanh.
Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dịng sơng xanh, bơng hoa tím
biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức
tranh xuân đẹp và đáng u vơ cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống
mặn mà của đất nước vào xuân.
Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu
của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ
chiến lược ấy:
Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trải dài nương mạ.
"Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây
cối đâm chồi nẩy lộc. "Lộc" trong văn cảnh này tượng trưng cho
vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính
khốc trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức

sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người
nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh
cho ruộng đồng, "nương mạ" bát ngát trên quê hương. Ý thơ vô
cùng sâu sắc: máu và mồ hơi của nhân dân đã góp phần tô điểm
mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.


Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo
nhiệt:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xơn xao" là
có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong
câu thơ, "xôn xao" cùng với điệp ngữ "tất cả như... " làm cho nhạc
thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành
khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất
nước và nhân dân:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường
tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian
lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế
hệ khác đã đem xương máu và mồ hơi, lịng u nước và tinh thần
quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân
nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, đã
khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là
một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp

lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong khơng gian, và thời gian.
So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước
Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân
tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên
phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và
niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu,
nước mạnh".
Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời
nguyện cầu được hóa thân:
Ta làm con chim hót


Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
"Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con
người. "Một nhành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên
nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca" êm ái để làm xao
xuyến lịng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một nhành
hoa", "một nốt trầm" là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái
đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam.
Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một
mục đích cao cả:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Lời thơ tâm tình thiết tha. Mỗi con người hãy trở thành "một
mùa xuân nho nhỏ" để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước.
Ai cũng phải có ích cho đời. Mùa xuân nho nhỏ, là một ẩn dụ đầy

sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta"
(Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm
tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu), sống hết mình
thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất
nước, từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc".
Thơ hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời
"gan ruột" của mình. Ơng đã sống như lời thơ ơng tâm tình. Khi
đất nước bị Mĩ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai
miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào
cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa
là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh,
một tháng trước lúc ông qua đời.
Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình:
"Ta làm... ta làm... ta nhập...", "dù là tuổi... dù là khi..." đã làm cho
âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và
nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu


thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là
những lời trăn trối của ông.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy
trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp
cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê

hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn
dặm,’chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "Nghàn
dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu
thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt" vậy.
Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Có thể
nói, Thanh Hải đã góp cho vườn thơ Việt một bài thơ xuân đẹp,
đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc
tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và hiểu cảm, hàm
súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ song
hành đối xứng, các điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa.
Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương
được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một
cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những
mùa xuân tươi đẹp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×