Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.97 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM
VIỆT NAM HIỆN NAY
MỤC LỤC:
Phần 1: Khái niệm chất lượng tín dụng
Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín
dụng
2.1: Yếu tố chủ quan thuộc về phía ngân hàng
2.2: Yếu tố khách quan thuộc về phía khách hàng
2.3: Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng
Phần 3: Chất lượng tín dụng của NHTM Việt Nam
hiện nay
Phần 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
NHTM


Phần 1: Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng của NHTM là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng về
quy mơ, hiệu quả, an tồn trong hoạt động tín dụng, thể hiện năng lực quản lý tín
dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đáp ứng tốt nhất nhu cầu
tín dụng vì lợi ích của khách hàng.
Chất lượng tín dụng thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù
hợp với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng.
Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
2.1: Yếu tố chủ quan thuộc về phía ngân hàng
2.1.1: Chiến lược phát triển của ngân hàng
Chiến lược phát triển của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng xây dựng được một
chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp thì sẽ đảm bảo cho ngân hàng phát triển
bền vững. Ngược lại, nếu ngân hàng xây dựng chiến lược khơng phù hợp có thể


dẫn đến khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.1.2: Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc
mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự
tồn tại của một ngân hàng. Nếu xây dựng một chính sách tín dụng đúng đắn thì thu
hút được nhiều khách hàng, đảm bảo cho khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng.
Nếu một ngân hàng muốn có chất lượng tín dụng cao thì phải xây dựng một chính
sách tín dụng phù hợp với bản thân ngân hàng.
2.1.3: Chất lượng nhân sự


Kinh tế phát triển cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu trình độ người lao động
ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo
đức, có năng lực trong việc quản lý, thẩm định và có các biện pháp mang lại hiệu
quả cao trong việc thu hồi nợ vay sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong
hoạt động tín dụng.
2.1.4: Quy trình tín dụng
 Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm
bảo và thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bước. Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:
 Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: ở giai đoạn này
chất lượng tín dụng phụ thuộc vào công tác thẩm định khách hàng, thẩm
định dự án, phương án sản xuất kinh doanh và việc chấp nhận các quy
định về điều kiện thủ tục cho vay.
 Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay: việc kiểm tra, giám sát mục
đích sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được
các khoản vay khơng sử dụng đúng mục đích, những khoản vay tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
 Thu nợ và thanh lý: sự linh hoạt của ngân hàng trong việc thu nợ sẽ giúp
ngân hàng giảm được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn,

nâng cao chất lượng tín dụng.
2.1.5: Mơ hình quản lý của ngân hàng
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cán bộ nhân viên, phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với
nhau tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Đồng
thời giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản vốn huy động cũng như khoản cho vay
từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.


2.1.6: Thơng tin tín dụng
Trong hoạt ngân hàng thơng tin tín dụng hết sức cần thiết và là cơ sở để xem xét
quyết định cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an
tồn và hiệu quả. Thơng tin càng đầy đủ và chính xác thì khả năng ngừa rủi ro càng
lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
2.1.7: Kiểm sốt nội bộ
Thơng qua kiểm sốt giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh
doanh đang diễn ra, từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương phù
hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi
để nâng cao chất lượng tín dụng.
2.1.8: Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã
giúp ngân hàng thu nhận và xử lý thơng tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, từ đó
có những quyết định đúng đắn khơng bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá
trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện.
2.2: Yếu tố khách quan thuộc về phía khách hàng
2.2.1: Năng lực của khách hàng
 Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng
vốn vay có hiệu quả hay khơng
 Đối với những khoản vay sản xuất kinh doanh, nếu năng lực của khách hàng
yếu kém thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến chất lượng tín dụng ngân hàng giảm.
Ngược lại năng lực khách hàng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường
lớn, vốn vay sử dụng có hiệu quả.


 Đối với khách hàng tiêu dùng, năng lực khách hàng thể hiện ở việc khách
hàng có nguồn thu nhập ổn định, biết phân phối thu nhập cho việc chi tiêu
hàng ngày cũng như việc trả nợ cho ngân hàng.
2.2.2: Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ dẫn
đến những lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh giảm từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc
trả nợ ngân hàng, làm cho chất lượng tín dụng giảm.
2.2.3: Sự trung thực của khách hàng
Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Nếu khách hàng không cung cấp số liệu trung thực sẽ gây khó khăn cho ngân
hàng trong việc nắm bắt mục đích sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình thu nhập cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa
đến quyết định đúng đắn.
2.2.4: Tài sản đảm bảo
Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt. Nếu
nguồn thu nhập ổn định thì khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân
hàng, nếu có đề về nguồn thu nhập khách hàng lấy tài sản đảm bảo của họ trả hay
đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một
trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay đồng thời nó
cũng là mối quan hệ ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý.
2.3: Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng
2.3.1: Môi trường kinh tế
 Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế thì đều chịu ảnh
hưởng từ sự ổn định hay bất ổn định từ mơi trường kinh tế đó. Sự tồn tại
và phát triển của cả ngân hàng hay cá nhân đều chịu tác động rất nhiều từ

sự biến động của môi trường kinh tế.


 Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,
người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu
dùng sẽ tăng lên do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân.
Ngược lại, khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, mất ổn định thì phần
lớn người dân chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống bình thường mà
khơng nghĩ tơi các nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng
trả nợ.
 Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới
chất lượng cho vay mà môi trường kinh tế thế giới thay đổi cũng tác động
tới chất lượng cho vay.
 Con người là cái gốc của xã hội, để xã hội tồn tại và phát triển phải có
hoạt động của con người. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhay, con
người có trình độ nhận thức và quan niệm về đạo đức khác nhau. Đối với
hoạt động của ngân hàng thì vấn đề về đạo đức và trình độ dân trí đều
được coi trong. Bởi đạo đức có liên quan tới chất lượng tín dụng trong
trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đỏa hoặc do trình độ dân trí chưa cao
kém hiểu biết nên không hiểu đúng, đủ pháp luật và bản chất hoạt động
của ngân hàng để từ đó khách hàng có trách nhiệm trả đúng và trả đủ nợ
gốc và lãi vay.
2.3.2: Môi trường pháp luật
 Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản
rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát
chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều này không
chỉ làm đảm bảo an tồn cho ngân hàng mà cịn cho khách hàng thực hiện
giao dịch cũng như ổn định cho toàn bộ nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác



nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng
cũng như hoạt động cho vay KHCN. Nếu các quy đó hợp lý chạt chẽ , đầy
đủ và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân
hàng và hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.
 Hệ thống các văn bản, các quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
cho vay của ngân hàng nói chung và của KHCN nói riêng. Hệ thống luật
pháp ổn định,
 Hồn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng
lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối
quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.
2.3.3: Môi trường văn hóa, xã hội
Những yếu tố của mơi trường văn hóa xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã
hội, thị yếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với
KHCN của ngân hàng. Ở nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ
thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
nhiều hơn các nơi khác.
2.3.4: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã tạo điều kiện
cho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô tồn cầu, trong đó có lĩnh
vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của
ngân hàng trở nên nhanh chống và dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ được xử
lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công.
2.3.5: Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh ln là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động
kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Do đó, trong lịch vực ngân hàng thì


sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của KHCN của một ngân hàng.
Sự canh tranh giữa các ngân hàng là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại

của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì
trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính
sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với đối thủ khác. Chính sự khác
biệt vượt trội này góp phần tích cực trong cơng cuộc phát triển tín dụng cá nhân
của mỗi ngân hàng.
Phần 3: Chất lượng tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay
3.1: Thực trạng chất lượng tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay những hạn chế
đang tồn tại
a. Năng lực giám sát cho vay và quản trị rủi ro vẫn chưa đáp ứng các chuẩn
mực quốc tế (quy trình vẫn ổn nhưng người thực thi bất ổn)
- Nâng khống giá trị tài sản đảm bảo
- Đạo đức nghề nghiệp chưa tốt, còn nhận hối lộ
b. Sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá
mức nguồn vốn ngắn hạn => dẫn tới giảm chất lượng tín dụng do khơng đáp
ứng được nhu cầu khách hàng và có thể dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu do sử
dụng nguồn vốn không hợp lý
c. Khả năng huy động vốn trung và dài hạn vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn
đầu tư dài hạn của nền kinh tế => chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Các nguồn vốn tín dụng ngân hàng mới chỉ đáp ứng khoảng 3035% nhu cầu vốn tín dụng trong những khu vực nơng nghiệp, nông thôn.


d. Lãi suất huy động và cho vay cao, nhưng chưa thực sự là giá cả của tín dụng
được xác định bởi cung cầu vốn trên thị trường. => lãi suất cao nhưng chưa
thực sự hấp dẫn khách hàng
e. Không bình đẳng trong các quan hệ tín dụng
Phần 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Việt Nam hiện nay
- Thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách
hàng cụ thể như bàn bạc về phương án trả nợ, tư vấn thêm về phương án sản
xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ trong thời
gian sớm nhất ...

- Thực hiện biện pháp gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ cho một số khách hàng có tình
hình tài chính đang khó khăn nhưng có khả năng phục hồi lại tình hình sản
xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả trong thời gian tới. Biện pháp cuối
cùng là xử lý từ dự phòng để bù đắp tổn thất.
- Hồn thiện quy chế cho vay:
Cán bộ tín dụng phải đủ yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên mơn cũng như đạo
đức nghề nghiệp:
 Về trình độ chun mơn: Tất cả cán bộ tín dụng phải có năng lực chun
mơn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường,
pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh,
sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử
lý cơng việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ
trợ, khai thác xử lý thông tin
 Về đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc,
phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn
luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín
dụng nếu khơng có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ


khơng có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đưa ra những quyết định
sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.
- Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề
có tính chất ngun tắc trong quy trình cấp tín dụng, như: Năng lực pháp lý
của khách hàng, tư cách của khách hàng, hiệu quả của phương án, dự án sản
xuất kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, khả
năng kiểm soát khoản vay.
- Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng: Xác định rõ đối tượng khách
hàng, địa bàn hoạt động của mình là lĩnh vực nơng nghiệp, nơng dân và
nơng thơn thì cần có biện pháp thu hút khách hàng sao cho phù hợp, Chủ
động tư vấn cho khách hàng để tạo ra những dự án, phương án khả thi, có

hiệu quả. Ngân hàng nên tăng cường cơng tác mở rộng khách hàng, mở rộng
các đối tượng khách hàng. Tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm ngân
hàng và những tiện ích khi khách hàng đến vay tại chi nhánh.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay: Cơng tác
kiểm tra, kiểm sốt phải được tiến hành ngay trước trong và sau khi cho vay
và trong suốt quá trình vay vốn cho đến khi thu hồi tồn bộ khoản vay. Do
hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ra xảy ra nhất, vì vậy việc kiểm
tra - kiểm sốt của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo cho
hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là hoạt động thường
xuyên của công tác quản trị điều hành.
- Hồn thiện cơng tác bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay được xem là
nguồn trả nợ cuối cùng của khách hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín


dụng chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của
khách hàng đối với đối tượng bắt buộc phải có tài sản bảo đảm.
- Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: Trong trường hợp các
biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng
cố tình dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện
pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan
chức năng phát mãi tài sản thế chấp, như: khởi kiện ra tòa, cưỡng chế để thu
hồi nợ




×