Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Di Linh – Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 125 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong Luận án là trung thực, không trùng lặp và chưa được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong Luận
án đã được chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng và minh bạch.
Tác giả

K’ Dần


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp theo
Quyết định số 1289/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 07/06/2018 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các đồng nghiệp trong ngành lâm nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học và các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Lê
Xuân Trường, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo,
truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng
như trong q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên Công
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn
luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận


được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lâm Đồng, tháng 12 năm 2018
Tác giả

K’ Dần


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

TT

Diển giải

1 QLR

Quản lý rừng

2 QLRBV

Quản lý rừng bền vững

3 KHQLR

Kế hoạch quản lý rừng

4 BNN


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5 SLR

Sản lượng rừng

6 CTLN Di Linh

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Di Linh

7 ATFS

Hệ thống rừng trang trại tại Hoa Kỳ

8 FSC

Hội đồng quản trị rừng thế giới

9 CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

10 ITTO

Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới

11 FSC

Chứng chỉ rừng


12 PEFC

Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng

13 FM

Chứng chỉ quản lý rừng

14 CoC

Chuỗi hành trình sản phẩm

15 WWF

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

16 NWG

Tổ công tác quốc gia

17 TFT

Quỹ rừng nhiệt đới

19

Viện
QLRBV&FSC


Viện Quản lý rừng bền vững và FSC

20 TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

21 LCTT

Lỗi chưa tuân thủ

22 YCKP

Yêu cầu khác phục

23 PT

Phát triển

24 FAO

Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc


iv

25 UBND

Ủy ban nhân dân

26 4.1.1


Số hiệu của chương mục

27 [1]

Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách, tài liệu tham
khảo

28 D1,3 (cm)

Đường kính ngang ngực

29 H(m)

Chiều cao bình quân lâm phần

30 M(m3/ha)

Trữ lượng rừng

31 N (cây/ha)

Mật độ cây trên ha

32 KTXH

Kinh tế xã hội

33 BHYT


Bảo hiểm y tế

34 SXKD

Sản xuất kinh doanh

35 TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

36 UBND

Ủy ban nhân dân

37 FSC

Forest Stewardship Council - Hội đồng quản lý rừng

38 N/ha

Mật độ cây rừng trên 1 ha

39 D1.3

Đường kính tại vị trí 1,3 m

40 Dbqqp

Đường kính 1.3 m bình qn qn phương


41 Dtb

Đường kính 1.3 trung bình

42 Hvn

Chiều cao vút ngọn

43 Hvnbqqp

Chiều cao vút ngọn bình quân quân phương

44 Hvntb

Chiều cao vút ngọn trung bình

45 Hdc

Chiều cao dưới cành

46 G/ha

Tổng diện ngang trên 1 ha

47 M/ha

Trữ lượng cây đứng trên 1 ha

48 Mlog/ha


Trữ lượng gỗ thương phẩm trên 1 ha

49 Vcđ

Thể tích cây đứng


v

50 Vlog

Thể tích thương phẩm, thể tích cây theo chiều cao
dưới cành

51 F

Hình số

52 M

Trữ lượng cây đứng

53 Mlog

Trữ lượng gỗ thương phẩm

54 Z5M

Tăng trưởng trữ lượng định kỳ 5 năm


55 5M

Tăng trưởng trữ lượng bình quân định kỳ 5 năm

56 Z5D1.3

Tăng trưởng đường kính 1.3 định kỳ 5 năm

57 5D1.3

Tăng trưởng đường kính 1.3 bình qn định kỳ 5 năm

58 Z5Hvn

Tăng trưởng chiều cao vút ngọn định kỳ 5 năm

59 5Hvn
60 Z5Mlog
61 5Mlog
62 N-D1.3
63 Hvn-D1.3

Tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân định kỳ 5
năm
Tăng trưởng trữ lượng thương phẩm định kỳ 5 năm
Tăng trưởng trữ lượng thương phẩm bình quân định
kỳ 5 năm
Phân bố số cây theo đường kính 1.3 m
Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính
1.3 m



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững ...................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về FSC ................................................................................... 4
1.2. Tiếp cận FSC trên Thế giới và ở Việt Nam ............................................... 5
1.2.1. FSC trên thế giới ..................................................................................... 5
1.2.2. FSC tại Việt Nam .................................................................................. 10
1.3. Thảo luận về tổng quan nghiên cứu. ........................................................ 13
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 15
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................ 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16

2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16


vii

2.4.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu ........................................... 16
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 17
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 24
3.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................... 24
3.1.2 Địa hình, địa thế ..................................................................................... 24
3.1.3 Khí hậu thủy văn .................................................................................... 25
3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng ................................................................................ 25
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 25
3.2.1. Đặc điểm chung về kinh tế .................................................................... 25
3.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 26
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh của Công ty ........................................................................................... 26
3.3. Kết cấu hạ tầng ......................................................................................... 26
3.3.1. Giao thông ............................................................................................. 26
3.3.2. Các công trình hạ tầng cơ sở khác ........................................................ 27
3.4. Đặc điểm tỉnh hình quản lý sản xuất kinh doanh của Cơng ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Di Linh ........................................................................................ 27
3.4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ......................................................... 27
3.4.2. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 29
3.4.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu ............................................... 29
3.4.4. Hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty lâm nghiệp Di Linh .............. 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 32
4.1. Kết quả phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và mối

quan hệ với QLR của Công ty TNHH MTV LN Di Linh............................... 32


viii

4.1.1. Kết quả phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực các xã Gung Ré,
Sơn Điền, Gia Bắc, Liên Đầm huyện Di Linh ................................................ 33
4.1.2. Kết quả phân tích SWOT về thực trạng quản lý bảo vệ rừng và sản xuất
kinh doanh hiện nay của Công ty Di Linh ...................................................... 35
4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng trồng, năng suất rừng trồng và điều chỉnh sản lượng
rừng trồng của Cơng ty Di Linh. ..................................................................... 38
4.2.1. Chỉ tiêu bình quân lâm phần ................................................................. 39
4.2.2. Tăng trưởng rừng trồng ......................................................................... 43
4.3. Đánh giá thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý rừng FSCTM, phát hiện
những lỗi ch tuân thủ trong QLR của Công ty và lập kế hoạch khắc phục. ... 47
4.3.1 Bảng đánh giá cho điểm các nguyên tác, tiêu chí chỉ số thực hiện các tiêu
chuẩn FSCTM của Công ty Di Linh ................................................................. 47
4.3.2 Danh sách các lỗi cần được khác phục so với tiêu chuẩn FSC TM ......... 48
4.3.3. Lập kế hoạch khắc phục lỗi chưa phù hợp ........................................ 49
4.4. Đánh giá đa dạng sinh học ....................................................................... 50
4.4.1 Khu hệ động vật. .................................................................................... 50
4.4.2 Khu hệ thực vật rừng .............................................................................. 51
4.4.3 Thành phần thực vật trong rừng tự nhiên của Công ty Di Linh. ........... 52
4.5. Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao ....................................................... 53
4.5.1. Rừng có giá trị bảo tồn cao HCVF4 ..................................................... 53
4.6. Giám sát thực hiện Kế hoạch quản lý rừng. ............................................. 56
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 63
1. Kết luận .................................................................................................... 63
2. Tồn tại ......................................................................................................... 65
3. Khuyến nghị ................................................................................................ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 69


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Hệ thống chấm điểm ...................................................................... 21
Bảng 3.1: Trữ lượng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh năm
2017 ................................................................................................................. 29
Bảng 4.1.: Tổng hợp các chỉ tiêu bình quân lâm phần rừng trồng theo năm trồng
......................................................................................................................... 39
Bảng 4.2.: Tổng hợp chỉ số bình quân lâm phần rừng trồng theo cấp tuổi..... 41
Bảng 4.3: Kết quả mô phỏng phân bố N-D1.3 rừng trồngError!

Bookmark

not defined.
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát tương quan Hvn-D1.3 rừng trồng theo phương trình
Logarit (Hvn = b x LnD1.3 + a). ..................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5: Tăng trưởng định kỳ của đường kính, chiều cao vút ngọn rừng trồng
......................................................................................................................... 43
Bảng 4.6: Tăng trưởng định kỳ và bình quân định kỳ 5 năm về trữ lượng cây
đứng, trữ lượng thương phẩm rừng trồng ....................................................... 44
Bảng 4.7: Tổng hợp lượng tăng trưởng bình qn tồn bộ diện tích rừng trồng
của Cơng ty...................................................................................................... 45
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các khu vực có HCVF4, HCVF5, HCVF6 ............ 55
Bảng 4.9: Kế hoạch giám sát hàng năm .......................................................... 57



x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Diện tích rừng có chứng chỉ FSC theo Châu lục tính đến tháng 3/2018
........................................................................................................................... 9
Hình 1.2: Diện tích rừng các nước ASEAN được nhứng nhận FSC đến tháng
3/2018 .............................................................................................................. 10
Hình 2.1: Sơ đồ khung đánh giá quản lý rừng tại CTLN Di Linh .................. 19
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di
Linh, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng ........................................................... 24
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Cơng ty ............................................ 28
Hình 4.1: Phân bố diện tích rừng trồng theo lồi cây, năm trồng ................... 38
Hình 4.2: Chỉ số bình quân lâm phần rừng trồng theo tuổi ............................ 41
Hình 4.3.: Một số chỉ số bình quân lâm phần theo cấp tuổi ........................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài ngun rừng có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc
sống của con người. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế, xã hội; rừng còn giữ một chức năng quan trọng khác đó là khơi
phục mơi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn
nước và cải tạo đất. Theo báo cáo đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của tổ chức
FAO (năm 2015) thì tổng diện tích rừng trên toàn thế giới giảm 3%, từ 4.128
triệu ha vào năm 1990 xuống còn 3.999 triệu ha vào năm 2015, trong đó diện
tích rừng tự nhiên giảm từ 3.961 ha xuống 3.721 ha.
Ở Việt Nam, Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn,
tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 14,38 triệu ha, trong đó diện tích
rừng tự nhiên là 10,24 triệu ha, rừng trồng chiếm 4,14 triệu ha, độ che phủ

41,19% [13]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ có tăng lên trong những năm gần
đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự
nhiên... nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do nhiều ngun nhân
trong đó có hoạt động khai thác rừng khơng đúng quy trình.
Từ thực tế nêu trên quản lý rừng hiện nay cần phải có lợi ích về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. FSC là cần thiết để xác nhận quản lý rừng bền vững
(QLRBV) của chủ rừng với cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính
phủ, người tiêu dùng sản phẩm từ gỗ trong và ngoài nước mà vẫn đảm bảo được
các yêu cầu trên.
Theo Đề án thực hiện Quản lý rừng bền vững và FSC giai đoạn 2016 - 2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được phê duyệt; mục tiêu, nhiệm
vụ của ngành lâm nghiệp đến năm 2020, có ít nhất có 500.000 ha rừng sản xuất
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vững, trong đó có 350.000 ha là rừng
trồng và 150.000 ha là rừng tự nhiên. Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp
Quốc gia năm 2006 -2020, cần phải quản lý bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất


2

trong đó có 4,15 triệu ha rừng trồng bao gồm rừng ngun liệu cơng nghiệp tập
trung, lâm sản ngồi gỗ..., 3,36 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62
ha rừng tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp. Bên cạnh đó cịn phải phấn
đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có FSC.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh tiền thân là Lâm trường Di
Linh được thành lập từ năm 1977 theo Quyết định số 216/ QĐ-UB ngày
12/7/1977 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Năm 1992 chuyển thành Lâm trường Di
Linh, năm 2008 Lâm trường Di Linh chuyển thành Công ty Lâm nghiệp Di
Linh, năm 2010 Công ty Lâm nghiệp Di Linh được chuyển thành Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Di Linh theo Quyết định số 1408/QĐUBND ngày 30/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là quản lý bảo vệ rừng,

trồng rừng và khai thác rừng trồng, chế biến gỗ và cung cấp dịch vụ lâm nghiệp.
Phát huy những tiềm năng hiện có, quản lý kinh doanh rừng bền vững là một
mục tiêu quan trọng mà Công ty cần đạt đến nhằm thực hiện được các thành
tựu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, QLRBV và
FSC sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Công ty khi muốn đưa các sản phẩm
của mình thâm nhập vào thị trường trong nước và thế giới một cách thuận lợi
và đạt hiệu quả kinh tế cao, cũng như thực hiện quản lý rừng có trách nhiệm
hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế tại Công
ty, đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững,
tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Di Linh
– Lâm Đồng” đã được lựa chọn và thực hiện.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề cơ bản
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng bền vững là thuật ngữ mới xuất hiện từ cuối thế kỷ XX , khi
cả thế giới nhận thấy sau vài thế kỷ tăng trưởng kinh tế nóng, tốc độ ngày càng
cao, đã huỷ hoại môi trường, lạm dụng tài nguyên. Các tổ chức quốc tế danh
tiếng về lâm nghiệp như ITTO, IUFRO, FAO, FSC… khởi động, cổ vũ phong
trào SFM - FC cùng với hội nghị thượng đỉnh tồn cầu về mơi trường và phát
triển 1992 tại Brazil.
Quản lý rừng bền vững theo tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO):
" QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một
hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như
đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm
giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không

gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội
".[7]
Quản lý rừng bền vững theo Tiến trình Hensinki: : "QLRBV là sự quản lý
rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh
học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của
rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh
tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và tồn cầu và khơng gây
ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác".[14]
Hai khái niệm này đã mô tả được mục tiêu chung của QLRBV là đạt được
sự ổn định về diện tích, bền vững về tính Đa dạng sinh học, về năng suất kinh
tế và đảm bảo hiệu quả về môi trường sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn đề
QLRBV cũng phải đảm bảo tính linh hoạt khi áp dụng các biện pháp QLR phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương được các quốc gia và quốc tế


4

chấp nhận. Như vậy, QLRBV được hiểu là hoạt động nhằm ngăn chặn được
tình trạng mất rừng, mà trong đó việc khai thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn
với việc duy trì diện tích và chất lượng của rừng, đồng thời duy trì và phát huy
được chức năng bảo vệ môi trường sinh thái lâu bền đối với con người và thiên
nhiên. Mục tiêu của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững trên cả 3 yếu tố:
về kinh tế, môi trường và xã hội.
- Về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển
diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất
rừng).
- Về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phịng
hộ mơi trường và duy trì được tính Đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không
gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.

- Về xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực
hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp cho xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi
cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, cộng đồng địa phương.
1.1.2. Khái niệm về FSC
Theo ISO (1998) chứng chỉ là cấp giấy xác nhận một sản phẩm, một quá
trình hay một dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu nhất định. FSC có đối tượng
chứng chỉ là chất lượng QLR. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đều
bao hàm hai nội dung cơ bản là: đánh giá độc lập chất lượng QLR theo một bộ
tiêu chuẩn quy định và cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.[19]
Như vậy, FSC, là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ
chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Hay nói cách khác
FSC là q trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đạt các yêu
cầu về quản lý rừng bền vững.


5

Một trong những động lực quan trọng của FSC là thâm nhập thị trường
tiêu thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ. Vì vậy, FSC thường gắn liền với
chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) là xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ rừng
được chứng chỉ. Lợi ích của FSC thể hiện ở cả ba mặt kinh tế, môi trường và
xã hội.[13]
- Về mặt kinh tế: Sản phẩm được chứng chỉ (được dán nhãn FSC) sẽ được
phép lưu thông trên mọi thị trường quốc tế, được hưởng giá bán cao hơn so với
gỗ cùng loại khơng có chứng chỉ khoảng 20 - 30% (với thị trường Việt Nam
hiện nay).
- Về mặt môi trường: Bảo đảm cho mọi người tham gia vào thương mại
lâm sản có điều kiện đóng góp vào bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn Đa dạng
sinh học, bảo vệ các chức năng sinh thái, phòng hộ của rừng,...

- Về mặt xã hội: Bảo đảm sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan
đến tài nguyên rừng trong việc sử dụng rừng. Các hoạt động lâm nghiệp tìm
được sự đồng thuận của các nhóm đối tượng khác nhau, hài hồ được lợi ích cá
nhân, lợi ích cộng đồng và lợi ích của quốc gia, quốc tế. Quyền của con người
được tôn trọng.
1.2. Tiếp cận FSC trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. FSC trên thế giới
Năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra những
tiêu chí cho quản lý bền vững rừng nhiệt đới. Hiện nay trên thế giới có một số
quy trình cấp FSC đang hoạt động như Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC),
Chương trình phê duyệt các quy trình FSC (PEFC) của Châu Âu, sáng kiến lâm
nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình
chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI)
và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC). Hai quy trình đang hoạt động ở
cấp tồn cầu là FSC và PEFS, trong khi đó các quy trình khác chỉ hoạt động ở


6

cấp vùng hoặc quốc gia.
Trên thế giới FSC được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhìn chung FSC có
02 mục tiêu chính: (1) Cải thiện tình trạng thực tiễn của việc quản lý rừng và
(2) tạo ra những thuận lợi về mặt thị trường cho người sản xuất các sản phẩm
được cấp chứng chỉ. Trong một đánh giá gần đây, tổ chức phát triển quốc tế
(OECD) đã coi chứng chỉ làm một khuyến khích kinh tế gián tiếp với định
nghĩa là: “Bất kỳ một cơ chế nào tạo ra hoặc cải thiện các tín hiệu thị trường và
giá cả đối với tài nguyên sinh học, khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững
tính đa dạng sinh học”.
Tại Đức, chính phủ thơng báo chỉ mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp trên cơ
sở quản lý rừng bền vững. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC được sử dụng như

một công cụ chứng minh tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ.
Chính phủ liên bang đã xây dựng bộ quy chế nhằm chống lại việc khai thác gỗ
bất hợp pháp và khẳng định để ngăn chặn sự suy thối của rừng thì việc áp dụng
các phương pháp quản lý rừng bền vững là một việc làm bắt buộc và rất cần
thiết.
Tại Thụy Điển, FSC thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ từ năm
1996, thành phần của nhóm xây dựng bao gồm đại diện các doanh nghiệp lâm
nghiệp, chính quyền, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ... và đến
năm 1998 nội dung cơ bản của bộ cơng cụ đã được hồn thành. Hệ thống FSC
ở đây có thể được đánh giá là nghiêm khắc nhất trong tất các các hệ thống đang
áp dụng cấp chứng chỉ hiện nay trên thế giới.
Tại Canada, chính phủ nước này chính thức cam kết quản lý rừng bền
vững bằng việc xây dựng và phê duyệt chiến lược lâm nghiệp quốc gia và quản
lý rừng bền vững vào năm 1992. Hiện nay Canada có tới hơn 20 triệu ha rừng
đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất trên thế giới
Tại Châu Á, từ những năm 1990, khi thảo luận về các vấn đề về rừng thì


7

việc quản lý rừng bền vững và cấp FSC luôn được thảo luận sôi nổi hơn cả.
Tuy nhiên do ở Châu Á có nhiều kiểu rừng khác nhau nên việc đưa ra một bộ
tiêu chuẩn để áp dụng chung vẫn chưa thực hiện được. Châu Á cũng dần dần
tham gia vào các hoạt động cho việc cấp FSC như: tham gia vào các cuộc họp
thượng đỉnh trái đất năm 1992 và là thành viên của tổ chức ITTO. Tuy nhiên
thành tựu của các nước Châu Á còn bị hạn chế nhiều do gặp nhiều khó khăn trong
việc cấp FSC do tính bền vững chưa có, các khó khăn về chính sách đất đai,c ấp
quản lý, nạn khai thác và buôn bán gỗ, động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn là vấn
đề ảnh hưởng lớn đến quản lý rừng và cấp FSC.
Trên quy mô quốc tế, FSC đã được thành lập để xét công nhận tư cách của

các tổ chức xét và cấp FSC. Với sự phát triển của QLRBV, Canada đã đề nghị đặt
vấn đề QLRBV trong hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều bộ tiêu chuẩn QLRBV cấp quốc gia như:
Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia, …; cấp vùng như Bắc Mỹ (SFI), Đông
Nam Á (ASEAN), …; cấp quốc tế như tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal,
FSC và ITTO mặc dù có phạm vi hoạt động khác nhau nhưng đều có mục tiêu
chung là hướng đến QLRBV. Hiện nay “những Tiêu chuẩn và những Tiêu chí
QLRBV" của FSC quốc tế đã được công nhận và đã được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới. Nhiều tổ chức được FSC uỷ quyền cấp FSC, nhiều quốc gia đã và
đang dùng bộ tiêu chuẩn này để xây dựng Bộ tiêu chuẩn cấp vùng hay cấp quốc
gia cho việc đánh giá QLR và cấp FSC.
Tính đến tháng 6 năm 2017, tồn thế giới đã có xấp xỉ 500 triệu ha rừng
đạt tiêu chuẩn QLRBV (FM và FM/CoC) và 43.296 chứng chỉ đạt tiêu chuẩn
Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) được cấp bởi 2 hệ thống FSC Quốc tế là
PEFC (The Programme for the Endorsement of Forest Certification – Chương
trình xác nhận FSC) và FSC (The Forest Stewardship Council – Hội đồng Quản
trị rừng thế giới).


8

Theo số liệu tháng 3/2018, chứng chỉ FSC đã cấp cho 85 nước với 1.553
chứng chỉ FM/CoC tương đương diện tích 199.274.841 ha và 33.759 chứng chỉ
CoC cho 122 nước. Nước đứng đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ
QLRBV FSC là Canada với 54.586.671 ha và đứng thứ hai là Nga với diện tích
được cấp chứng chỉ là 46.021.489 ha; nước đứng đầu về chứng chỉ FSC CoC
là Trung Quốc với 5.599 chứng chỉ và xếp thứ hai là Hoa Kỳ với 2.559 chứng
chỉ.
Chứng chỉ PEFC đã cấp cho 34 nước chứng chỉ FM/CoC với hơn 750.000
chủ rừng với diện tích là 300.980.324 ha và 11.105 chứng chỉ CoC cho 70 nước.

Nước đứng đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ QLRBV PEFC FM là
Canada với 131.119,991ha và đứng thứ hai là Hoa Kỳ với diện tích được cấp
chứng chỉ là 33.371.408 ha; nước đứng đầu về chứng chỉ PEFC CoC là Pháp
với 2.029 chứng chỉ và xếp thứ hai là Đức với 1.707 chứng chỉ.


9

DIỆN TÍCH RỪNG CĨ CHỨNG CHỈ FSC TỒN CẦU
(Tính đến tháng 3/2018)
6.973.807 ha

2.638.478 ha
North America( Bắc Mỹ)

13.584.675 ha
8.652.687
ha

Europe (Châu Âu)

Asia (Châu Á)
69.167.742 ha
South America & Caribbean
(Nam Mỹ và Caribê)
98.257.452 ha
Africa (Châu Phi)

Oceania (Châu Đại Dương)


Hình 1.1. Diện tích rừng có chứng chỉ FSC theo Châu lục tính đến tháng
3/2018
Qua Hình 1 cho thấy rằng Châu Âu có diện tích được cấp chứng chỉ nhiều
nhất, kế tiếp là khu vực Bắc Mỹ. Lý do chính là: các nước ở hai châu lục này
phần lớn là những nước đã phát triển, chất lượng QLR đạt trình độ cao và gần
như đã đạt các tiêu chuẩn FSC; Quy mơ diện tích rừng thường rất lớn, phần
lớn là rừng trồng nên việc đánh giá cấp chứng chỉ dễ dàng và ít tốn kém hơn
so với rừng tự nhiên nhiệt đới; Sản xuất lâm nghiệp có quy mơ lớn, hàng năm
khai thác hàng chục triệu m3 gỗ, nhu cầu thâm nhập vào thị trường có chứng
chỉ rất lớn do vậy làm cho động lực thị trường gỗ có FSC cao; Quyền sở hữu
rừng tại các quốc gia này chủ yếu là sở hữu tư nhân, do vậy tính tự chủ, độc
lập của chủ rừng trong mọi hoạt động về quản lý, tái đầu tư, sử dụng tài chính


10

trong kinh doanh và quản lý rừng rất cao, tạo điều kiện quan trọng cho việc
nâng cao và duy trì quản lý rừng đạt được yêu cầu của FSC.
Các khu vực khác như: Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương và Nam Mỹ
- Caribe, diện tích được cấp chứng chỉ cịn thấp (chiếm tỷ lệ 15,9% trong tổng
diện tích do FSC cấp chứng chỉ trên tồn cầu).
Diện tích (ha),
Việt Nam,
234,856
Diện tích (ha),
Thái Lan, 56,141
Diện tích (ha),
Malaysia,
755,584
Diện tích (ha),

Lào, 18,010
Diện tích (ha),
Indonesia,
3,003,251
Diện tích (ha),
Campuchia, 7,896
Campuchia Indonesia
Diện tích (ha)
7,896
3,003,251

Lào
18,010

Malaysia
755,584

Thái Lan
56,141

Việt Nam
234,856

Hình 1.2: Diện tích rừng các nước ASEAN được nhứng nhận FSC đến
tháng 3/2018
Ở khu vực ASEAN, diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ đã tăng lên
đáng kể trong những năm gần đây, hiện tổng diện tích rừng được cấp chứng
chỉ là 4.075.738 ha với 104 giấy chứng chỉ cho 6 quốc gia, Indonesia là nước
đứng đầu về diện tích được cấp chứng chỉ với 3.003.251 ha. (trong khi đó,
năm 2007, diện tích được cấp chứng chỉ là 859.983 ha với 15 giấy chứng chỉ

cho 5 quốc gia).
1.2.2. FSC tại Việt Nam
Việt Nam đã tham gia hoạt động cấp FSC từ những năm 1998 cho tới nay,
cụ thể các giai đoạn như sau:
Từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for


11

Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành
lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững.
Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và
kỹ thuật cho Tổ cơng tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn
quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của
FSC.
Giai đoạn 1998 - 2003 hoạt động thúc đẩy Quản lý Bảo vệ rừng chủ yếu
là do tổ công tác Quốc gia (NWG) cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác
như TFT(Tropical Forest Trust), dự án REFAS, WWF Đơng Dương góp phần
đẩy mạnh q trình cải thiện quản lý rừng thơng qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật
cho một số chủ rừng xây dựng mơ hình FSC. Từ năm 2004, các tổ chức này đã
đẩy mạnh các hoạt đông theo từng chương trình riêng trong việc hỗ trợ các đơn
vị quản lý rừng, thường là đơn vị lâm trường tiếp cận các tiêu chuẩn Quản lý
bảo vệ rừng của FSC.
Năm 2002, FSC đã khởi xướng một chương trình gọi là “Tăng khả năng
tiếp cận tới chứng chỉ FSC cho các khu rừng quản lý quy mô nhỏ và kém tập
trung”, được biết như là “Sáng kiến SLIMF”. Và chứng chỉ nhóm được thiết kế
nhằm giảm bớt các chi phí và tăng cơ hội cho các chủ rừng tham gia vào chứng
chỉ FSC thơng qua việc đóng góp các chi phí chứng chỉ giữa các chủ rừng.
Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế chung hiện nay trên tồn thế giới, nếu

chúng ta khơng theo kịp yêu cầu thị trường thế giới thì sẽ bị loại bỏ, điều đó
khẳng định như sản phẩm lâm sản của chúng ta sản xuất từ các sản phẩm gỗ
khơng có chứng chỉ thì chúng ta khơng thể xuất sang các thị trường lớn trên thế
giới như Châu Âu, Châu Mỹ được. Do vậy việc áp dụng công cụ hoặc phương
pháp/tiêu chuẩn trong quản lý rừng để đạt được đến cấp FSC là mục tiêu hàng
đầu của các Công ty lâm nghiệp của cả khối nhà nước và khối tư nhân và hộ


12

gia đình trồng rừng.
Về lý luận cũng như thực tiễn, QLRBV và FSC ở Việt Nam vẫn còn khá
mới mẻ, cịn có nhiều khoảng trống chưa được đề cập. Mặc dù, tính đến tháng
3/2018, cả nước đã có hơn 234.856 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, nhưng
diện tích được cấp chứng chỉ là rừng trồng chiếm 56% và được triển khai một
cách tự phát từ một số doanh nghiệp có tiềm năng. Về quản lý rừng tự nhiên ở
Việt Nam cho đến nay mới chỉ xây dựng được 10 mơ hình thí điểm về QLRBV
rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Đến tháng 6 năm 2017, có 5 mơ hình QLRBV
đối với rừng tự nhiên với quy mơ lớn của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
(VINAFOR) với 17.549 ha rừng tự nhiên; Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô, Kon
Tum (hơn 15.700 ha rừng tự nhiên); Công ty lâm nghiệp Nam Trường Sơn
(31.800 ha rừng tự nhiên) thuộc Tổng Cơng ty Lâm Nơng Cơng nghiệp Long
Đại, Quảng Bình; Cơng ty Đại Thành, Đắk Nông (18.590,30 ha rừng tự nhiên)
và Công ty lâm nghiệp Hương Sơn, Hà Tĩnh(19.749 ha rừng tự nhiên) được
cấp chứng chỉ FSC.
Hiện tại, Việt Nam là một nước xuất khẩu đồ gỗ ngoài trời hàng đầu thế
giới nhưng thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu có FSC hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước đang khát nguồn gỗ
FSC. Do vậy việc tìm kiếm các nguồn gỗ có chứng chỉ với giá thành đáp ứng
được yêu cầu ngày càng được các đơn vị kinh doanh về lâm sản quan tâm hàng

đầu. Đây cũng có thể được đánh giá là một động cơ để khuyến khích các cơ sở
kinh doanh, các Cơng ty lâm nghiệp bắt tay làm cầu nối thị trường bền vững
với các chủ rừng để tiến hành thực hiện các hoạt động cấp FSC, đáp ứng được
yêu cầu của các nước nhập khẩu đề ra và cải thiện được tình trạng quản lý rừng
hiện tại của nước ta cũng như tăng được các lợi ích về mơi trường, kinh tế, xã
hội cho các chủ rừng, các cấp chính quyền địa phương và người dân.


13

1.3. Thảo luận về tổng quan nghiên cứu.
Tổng quan những vấn đề liên quan đến tiến trình xây dựng Quản lý rừng
bền vững và FSC trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy nổi lên một số nội dung
như sau:
- Các chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam cũng như của các quốc gia khác
trên thế giới được xây dựng từ trước đến nay đều nhằm hướng đến đạt được 3
mục tiêu chính là: 1. Bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng, bảo tồn
ĐDSH và chống suy thối mơi trường sống; 2. Duy trì và phát triển nguồn cung
cấp sản phẩm rừng cho phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu hàng ngày của
nhân dân; 3. Giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Xu hướng Quản lý rừng bền vững và FSC hiện đang là giải pháp quan
trọng được toàn thể cộng đồng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc
biệt quan tâm nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng, xây dựng và phát triển
rừng bền vững vì những mục tiêu về kinh tế, mơi trường và xã hội.
- Nhiều Doanh nghiệp lâm nghiệp trong nước (Trong đó có các Doanh
nghiệp khu vực từ Bình Thuận trở vào) chưa tích cực tham gia tiến trình này
bởi nhiều lý do: thiếu thông tin, thiếu cơ sở khoa học cũng như hành lang pháp
lý, cơ chế chính sách cho hoạt động này.
- Mặc dù các cơ sở về mặt pháp lý đã cơ bản đầy đủ, song để Quản lý

rừng bền vững và FSC phát triển ở Việt Nam, địi hỏi Chính phủ, các Bộ ngành
và các cấp chính quyền địa phương cần ban hành các chính sách mới có tác
dụng thúc đẩy Quản lý rừng bền vững và FSC, nghiên cứu sửa đổi các chính
sách cũ, loại bỏ các chính sách gây cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn Quản lý
rừng bền vững.
- Mặc dù Quản lý rừng bền vững và FSC tiến triển còn chậm tại Việt
Nam. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều đơn vị chủ rừng trong cả nước đang triển


14

khai hoạt động này thơng qua các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ nhằm đánh
giá trình độ quản lý rừng làm cơ sở để lập kế hoạch cải thiện quản lý rừng tiến
tới cấp FSC. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ban ngành Trung ương liên
quan đến công tác Quản lý rừng bền vững và FSC thông qua việc xây dựng ban
hành một sô văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan (Thông tư: 38/2014/TTBNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về
“Hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững”; Quyết định số 2810/QĐBNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc “Phê duyệt
kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và FSC giai đoạn 2015 – 2020…,
đây là một động lực lớn nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp lâm nghiệp trong cả
nước thực hiện chương trình Quản lý rừng bền vững và FSC.
Qua phân tích tổng quan cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phát triển Quản lý rừng
bền vững và FSC. Đã có sự quan tâm kịp thời của các cơ quan ban ngành tư
Trung ương tới địa phương về Quản lý rừng bền vững và FSC. Đây là những
cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp cho các doanh
nghiệp lâm nghiệp, chủ rừng cộng đồng hoặc hộ gia đình từng bước tiếp cận
với cơng tác quản lý rừng theo hướng bền vững, đảm bảo tuân thủ các tiêu chí
quản lý rừng của quốc tế, tiến tới được cấp FSC. Tuy nhiên, chưa có những
đánh giá đầy đủ khả năng đáp ứng và những thiếu hụt của các chủ rừng nhằm
thực hiện Quản lý rừng bền vững và FSC. Do vậy, đề tài này tập trung nghiên

cứu đánh giá khả năng đáp ứng đó và chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, thiếu
sót, từ đó đề ra những giải pháp để cải thiện cả về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường để tiến đến quản lý rừng bền vững đáp ứng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng
bền vững của quốc tế, tiến tới cấp FSC cho các Công ty lâm nghiệp.


15

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất được giải pháp khắc phục những lỗi không
tuân thủ (lỗi chưa phù hợp) trong các hoạt động quản lý rừng, để hỗ trợ Công ty
Lâm nghiệp Di Linh, đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về QLRBV để được cấp
FSC FM/CoC và công tác duy trì Chứng chỉ.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được những yếu tố cơ bản và phát hiện được những lỗi chưa phù
hợp theo bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC trong các hoạt động quản lý rừng
(QLR).
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những lỗi chưa phù hợp trong hoạt động
quản lý rừng của Công ty để sớm được cấp FSC FM/CoC.
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Tiêu chuẩn về quản lý bảo vệ rừng của FSC và các văn bản có liên quan
đến QLR của quốc tế và của Việt Nam.
- Mối quan hệ với cộng đồng dân cư của Công ty TNHH MTV LN Di
Linh và ngược lại.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công ty TNHH MTV LN Di Linh, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
- Tình hình kinh tế xã hội dân cư có quan hệ với lâm phần của Cơng ty.


×