Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hỗ trợ và kháng cự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.98 KB, 3 trang )

Hỗ trợ và kháng cự:
Chúng ta đã học hỗ trợ ở Fibonacci Retracement và kháng cự ở Fibonacci
Expansion, ngoài ra chúng ta cũng học hỗ trợ và kháng cự đường neckline ở
mơ hình 2 đỉnh và 2 đáy ở bài học về Bollinger Bands, hơm nay chúng ta sẽ
đi tìm hiểu bài học về hỗ trợ và kháng cự từ các đường nối đỉnh và đáy.
Nối các đỉnh đáy tạo ra hỗ trợ và kháng cự:
Bài học này rất đơn giản, theo trường phái phân tích kỹ thuật, các nhà phân
tích cho rằng các đường nối giữa các đỉnh và đáy sẽ tạo ra hỗ trợ hoặc kháng
cự làm cho giá gặp khó khăn khơng thể tiếp tục lộ trình đi lên hoặc đi xuống.
Thông thường, đường giá đang lên gặp kháng cự sẽ điều chỉnh giá xuống.
Nếu đường giá đang xuống gặp hỗ trợ sẽ có bước hồi tăng trở lại.

Nhìn lên đồ thị, chúng ta xem xét từng hỗ trợ và kháng cự.
1. Kháng cự màu vàng
Dựa vào đỉnh 1 và đỉnh 2 ta vẽ được đường kháng cự, từ đường kháng cự
này đã làm VNIndex tăng từ 372 đến 609 phải giảm lại vì chạm phải đường
kháng cự màu vàng liền lao dốc đi xuống.
2. Kháng cự màu đỏ
Dựa vào đỉnh 1 và đỉnh 2 ta vẽ được đường kháng cự, từ đường kháng cự
này ta thấy VNIndex tăng từ 346 lên 491 chạm phải đường kháng cự màu đỏ
liền phải giảm giá.
3. Hỗ trợ màu nâu
Từ đáy 1 và đáy 2 ta vẽ được đường hỗ trợ, ta thấy VNIndex giảm từ 623 về
427 chạm phải đường hỗ trợ màu nâu liền tăng bật trở lại.
4. Hỗ trợ màu tím
Từ đáy 1 và đáy 2 ta vẽ được hỗ trợ màu tím, VNIndex đang trên đà giảm,
chạm phải đường màu tím liền tăng bật trở lại.


Bán ra tại kháng cự, mua vào tại hỗ trợ:
Vì đường giá khi chạm kháng cự sẽ giảm trở lại nên ta tranh thủ bán ra ở gần


đường kháng cự để bán cổ phiếu được giá cao. Và vì giảm đến hỗ trợ giá sẽ
tăng trở lại ta nhân cơ hội mua vào ở vùng hỗ trợ để mua được giá rẻ nhất.
Chính vì lí do này, việc vẽ ra được đường hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc nâng cao hiệu quả mua bán.
Hỗ trợ và kháng cự có thể bị break sau điểm 3:

Như đã nói trên ở điểm 3 hỗ trợ và kháng cự phát huy tác dụng mạnh làm
ngăn đường đi của đường giá. Nhưng sau khi ngăn được ở điểm 3 thì từ điểm
4 trở đi hỗ trợ và kháng cự đã trở nên yếu hơn nhiều và có thể bị thủng.
Theo đồ thị ta thấy, ở đường kháng cự màu đỏ ta vẽ được từ đỉnh 1 và đỉnh 2,
khi đường giá đi lên chạm đường kháng cự ở điểm 3 liền bị giảm lại để tích
lũy thêm. Sau khi tích lũy thêm và trở nên mạnh mẽ hơn, đường giá sẽ trở lại
thăm đường kháng cự màu đỏ lần nữa và lần này vượt lên thành công.
Tương tự, trên đồ thị ta thấy đường hỗ trợ màu đỏ, ta vẽ được đường hỗ trợ
này nhờ 2 đáy ở điểm 1 và điểm 2, khi đường giá giảm về chạm phải đường
hỗ trợ màu đỏ liền bật lên và không thể xuyên thủng ở điểm 3, nhưng sau khi
lên trở lại cổ phiếu bị phân phối và bán nhiều hơn và làm lực cầu trở nên
yếu, nên khi quay trở xuống chạm đường hỗ trợ màu đỏ lần nữa thì giá giảm
sâu và thủng cả đường hỗ trợ màu đỏ.
Vậy lần 4, lần 5... quay trở lại đường hỗ trợ hay kháng cự thì đường giá trở
nên mạnh mẽ hơn và đường hỗ trợ và kháng cự trở nên yếu ớt hơn nên việc
thủng hỗ trợ và kháng cự có thể xảy ra.
Kết luận:
Tóm lại, trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu và thị trường, chúng ta có nhu cầu


tìm ra hỗ trợ và kháng cự để có thể quyết định mua bán dễ dàng hơn, việc nối
đỉnh và đáy cũng là một cách tìm hỗ trợ và kháng cự một cách hiệu quả.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×