Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cau hoi trac nghiem KT102 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.27 KB, 11 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1
Câu 1:
Chính sách tiền tệ là gì:
A. Là chính sách được chính phủ thực hiện bằng cách thay đổi các khoản thu chi ngân sách
của mình.
B. Là chính sách do ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách thay đổi lượng tiền trong lưu
thơng.
C. Là chính sách can thiệp vào ngoại thương hay sử dụng công cụ tỷ giá hối đối.
D. Là chính sách nhằm hạn chế sự tăng lên của tiền lương và các khoản thu nhập khác quá
mức thông qua các quy định của chính phủ.
Câu 2:
Chọn phát biểu Sai
A. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của một nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời
gian nhất định
B. Khi xảy ra lạm phát giá cả của tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế đều tăng
C. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của một nền kinh tế giảm đi trong một khoảng thời
gian nhất định
D. CPI là chỉ số giá được tính tốn dựa trên giá cả trung bình của rổ hàng hóa tiêu dùng tiêu
biểu của nền kinh tế

A. các lựa chọn đều đúng
Câu 3:

CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây:
A. Nhà ở
B. Giao thơng
C. Chăm sóc y tế
D. Thực phẩm và đồ uống
Câu 4:


“Giỏ hàng hóa” được sử dụng để tính CPI bao gồm:
A. Nguyên vật liệu thô được mua bởi các doanh nghiệp
B. Tất cả các sản phẩm hiện hành
C. Các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng điển hình
D. Các lựa chọn đều sai.
Câu 5:

Bảng dưới đây giả định nền kinh tế chỉ có hai loại hàng tiêu dùng là sách và bút. Sử dụng thông
tin trong bảng với năm cơ sở là năm 2000
Năm
Giá sách (Ngàn đồng)
Lượng sách
Giá bút (Ngàn Lượng bút (Cái)
(cuốn)
đồng)
2000
2
100
1
100
2001
2,5
90
0,9
120
2002
2,75
105
1
130

1


CPI của các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là (%):
A. 100; 111; 139,6
B. 100; 109,2; 116
C. 100; 113,3; 125
D. 83.5; 94,2; 100
Câu 6:

Nếu CPI của năm 2005 là 136,5% và tỉ lệ lạm phát của năm 2005 là 5% thì CPI của năm 2004
là:
A. 135%
B. 125%
C. 131,5%
D. 130%
CHƯƠNG 2
Câu 7:
GDP danh nghĩa
A. Là giá trị hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành
B. Là giá trị hàng hóa và dịch vụ tính theo giá cố định
C. Chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả
D. Chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi số lượng
Câu 8: Phương pháp tính GDP
A. Phương pháp thu nhập
B. Phương pháp chi tiêu
C. Phương pháp sản xuất
D. Cả 3 đều đúng
Câu 9:
Cán cân thương mại thặng dư khi đó :

A. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
B. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
C. Giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu thay đổi.
D. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau.
Câu 10:
Thu nhập khả dụng là phần thu nhập của hộ gia đình nhận được:
A. Sau khi đã nộp các khoản thuế cá nhân, bảo hiểm xã hội và nhận thêm các khoản chuyển
nhượng của chính phủ.
B. Do cung ứng các yếu tố sản xuất
C. Sau khi đã trừ đi phần tiết kiệm
D. Không câu nào đúng
Câu 11:
Rổ hàng hóa dùng để tính CPI cho Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 có bao nhiêu nhóm mặt hàng?
A. 10
B. 654
C. 11
D. 572
2


Nếu tiền lương danh nghĩa tăng thêm 20%, tỷ lệ lạm phát là 15% thì tiền lương thực:
A. Tăng lên.
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Không thể xác định.
Câu 12:
Nếu một công dân Mỹ làm việc cho một công ty của Mỹ tại Việt Nam, thì thu nhập của anh ta là:
A. Một phần GDP của Việt Nam và GDP của Mỹ.
B. Một phần GDP của Việt Nam và GNP của Mỹ.
C. Một phần GNP của Việt Nam và GNP của Mỹ.

D. Một phần GNP của Việt Nam và GDP của Mỹ.
Câu 13:
Nếu CPI năm 2009 theo giá năm 1994 là 128 và CPI năm 2010 theo giá năm 1994 là 139, thì tỷ lệ lạm
phát năm 2010 là:
A. 11,0%
B. 28,0%
C. 39,0%
D. 8,59%
Câu 14:
Để đo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, người ta sử dụng chỉ số:
A. GDP danh nghĩa
B. GDP thực
C. Chỉ số điều chỉnh GDP
D. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Câu 15:
Giả sử tại một nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa là táo và cam. Gọi P là giá hàng hóa, Q là sản
lượng hàng hóa. Chọn năm gốc là năm 1999, chỉ số điều chỉnh GDP được tính như sau:
A. Chỉ số điều chỉnh GDP =

PT  QT  PC  QC
PT99  QT  PC99  QC

PT99  QT  PC99  QC
B. Chỉ số điều chỉnh GDP = 99
PT  QT  PC99  QC
C. Chỉ số điều chỉnh GDP =

PT  QT  PC  QC
PT99  QT99  PC99  QC99


PT99  QT  PC99  QC
D. Chỉ số điều chỉnh GDP = 99
PT  QT99  PC99  QC99

3


Câu 16:
Giả sử tại một nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa là táo và cam. Gọi P là giá hàng hóa, Q là sản
lượng hàng hóa. Chọn năm gốc là năm 1999, chỉ số giá tiêu dùng được tính như sau:
A. CPI =

PT  QT  PC  QC
PT99  QT  PC99  QC

PT99  QT  PC99  QC
B. CPI = 99
PT  QT  PC99  QC
PT  QT99  PC  QC99
C. CPI = 99
PT  QT99  PC99  QC99
D. CPI =

PT  QT  PC  QC
PT  QT99  PC  QC99

Câu 17:
Cho năm gốc là năm 1995. GDP danh nghĩa của năm 1998 là 335 tỷ đồng và của năm 1997 là 300 tỷ
đồng. Chỉ số điều chỉnh GDP của năm 1998 là 1,2 và của năm 1997 là 1,15. Tốc độ tăng trưởng của
GDP của năm 1998 so với năm 1997 là:

A. 7%
B. 7,8%
C. 8,1%
D. 8,3%

Câu 18:
Trong cùng một năm nếu tại Việt Nam GDP lớn hơn GNP thì:
A. Thu nhập của người nước ngồi đang ở Việt Nam nhiều hơn so với của người Việt
Nam đang ở nước ngoài
B. Thu nhập của người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với của người
nước ngoài đang sản xuất ở VN
C. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
D. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa
CHƯƠNG 3
Câu 19:
Ngân sách chính phủ thâm hụt khi:
A. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
B. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
C. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 20:
Nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho đến khi
A. Năng suất biên của lao động nhỏ hơn tiền lương thực
4


B. Năng suất biên của lao động bằng tiền lương thực
C. Năng suất biên của lao động lớn hơn tiền lương thực
D. Khơng có câu nào đúng.
Câu 21:

Đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực, cụ thể khi
A. Lãi suất tăng làm đầu tư tăng
B. Lãi suất tăng làm đầu tư giảm
C. Lãi suất giảm khiến đầu tư tăng
D. Cả B và C đều đúng.
ANSWER: D
Câu 22:
Cho hàm Cobb-Douglas Y = KL với giả định K = 100 không đổi.
Khi đó năng suất biên MPL là:
A. 10 L
B. 10 L
C.
D.

5
L

10
L

Câu 23:
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho đến khi:
A. Năng suất lao động biên bằng với chi phí trả cho lao động đó.
B. Năng suất lao động biên bằng với chi phí sản xuất trung bình.
C. Năng suất lao động biên bằng với doanh thu biên.
D. Năng suất lao động bằng với doanh thu biên.
Câu 24:
Thu nhập khả dụng là:
A. Thu nhập mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp
B. Tiền lương thực

C. Thu nhập sau khi đã chi tiêu
D. Thu nhập sau thuế
Câu 25:
Tiêu dùng biên MPC:
A. MPC < -1
B. -1 < MPC < 0
C. 0 < MPC < 1
D. MPC > 1
Câu 26:
Với tổng sản lượng không đổi và tiết kiệm không phụ thuộc vào lãi suất, việc thực thi chính sách tài
khóa thắt chặt sẽ dẫn đến:
5


A. Dịch chuyển đường tiết kiệm thẳng đứng sang bên trái.
B. Giảm đầu tư.
C. Tăng tiêu dùng.
D. Giảm lãi suất cân bằng và tăng đầu tư.
Câu 27:
Xét một nền kinh tế đóng với tổng sản lượng khơng đổi và MPC = 0,6, số đầu tư sẽ thay đổi như thế
nào nếu chính phủ gia tăng thuế thêm 100 tỷ?
A. Khơng đổi.
B. Tăng 60 tỷ.
C. Tăng 100 tỷ.
D. Giảm 100 tỷ.
CHƯƠNG 4
Câu 28
Thất nghiệp bao gồm:
A. Thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chu kỳ
B. Thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp cơ cấu

C. Thất nghiệp cọ xát, cơ cấu và chu kỳ
D. Thất nghiệp cọ xát, cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên
Câu 29
Tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động bằng:
A. Tỷ lệ thất nghiệp cọ xát cộng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ
B. Tỷ lệ thất nghiệp cọ xát cộng tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu
C. Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu cộng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ
D. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cộng tỷ lệ thất nghiệp cọ xát
Câu 30
Những người chưa đủ kỹ năng lao động hay những người mà kỹ năng lao động của họ bị mất sau một
khoảng thời gian không làm việc nên họ khơng thể tìm được việc làm mới, những người này thuộc:
A. Thất nghiệp cọ xát
B. Thất nghiệp cơ cấu
C. Thất nghiệp chu kỳ
D. Thất nghiệp không tự nhiên
Câu 31:
Các nhà kinh tế học tin rằng sự cứng nhắc của tiền lương có thể là do:
A. Luật về tiền lương tối thiểu.
B. Nghiệp đoàn lao động.
C. Tiền lương hiệu quả.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 32:
Thất nghiệp cơ cấu bao gồm:
A. Những người chưa đủ kỹ năng lao động.
B. Những người mà kỹ năng bị mai một sau một thời gian không làm việc.
6


C. Những người mà kỹ năng không được công nhận do một số lý do khách quan hoặc chủ
quan.

D. Tất cả đều đúng.
Câu 33:
Một xí nghiệp sản xuất vừa mua một dàn máy tự động mới. Dàn máy này đã đảm nhận cơng việc của
50 lao động và vì thế xí nghiệp đã cho thơi việc 50 lao động đó. Đây là một ví dụ của:
A. Thất nghiệp tự nguyện
B. Thất nghiệp cọ xát
C. Thất nghiệp cơ cấu
D. Thất nghiệp chu kỳ
Câu 34:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp là:
A. Sự cứng nhắc của tiền lương
B. Chính sách trợ cấp thất nghiệp của nhà nước
C. Người lao động cần có thời gian tìm việc
D. Tất cả đều đúng
Câu 35:
Định luật Okun cho biết:
A. % thay đổi của GDP danh nghĩa = 3% - Thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
B. % thay đổi của GDP thực = 3% - Thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
C. % thay đổi của GDP danh nghĩa = 3% - 2 x Thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
D. % thay đổi của GDP thực = 3% - 2 x Thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
Câu 36:
Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6% lên 8% thì tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa sẽ là:
A. -2%
B. -1%
C. 1%
D. Tất cả đều sai
CHƯƠNG 5
Câu 37 :
Nếu chính phủ phát hành trái phiếu thì khối lượng tiền trong lưu thơng sẽ
A. Khơng đổi

B. Giảm xuống
C. Tăng lên
D. Cả 3 đều sai
Câu 38:
Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau
A. Lãi suất danh nghĩa càng cao thì nhu cầu nắm giữ tiền càng cao và ngược lại
B. Lãi suất danh nghĩa chính là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền
C. Lãi suất càng cao thì đầu tư càng thấp và ngược lại
7


D. Cả b và c
Câu 39:
Theo phát biểu của hiệu ứng Fisher :
A. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa giảm 1%.
B. Tỷ lệ lạm phát giảm 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng 1%.
C. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng 1%.
D. Các câu trên đều sai.
Câu 40:
Tổng cầu của nền kinh tế gia tăng làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, đây được gọi là
A. Lạm phát do cầu kéo
B. B .Lạm phát do chi phí đẩy
C. Lạm phát do tiền tệ
D. Lạm phát do yếu tố tâm lý
Câu 41:
Khi chính phủ muốn tăng lượng tiền trong lưu thơng thì ngân hàng sẽ
A. Bán trái phiếu chính phủ
B. Tăng lãi suất chiết khấu
C. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D. Giảm lãi suất chiết khấu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Câu 42:
Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Phương trình định lượng cho biết mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số cung tiền và lạm phát
B. Phương trình định lượng cho biết mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế
và lạm phát
C. Phương trình định lượng cho biết mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tốc độ chu chuyển tiền và
lạm phát
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính dựa trên GDP thực
Câu 43:
Trong một nền kinh tế, số cung tiền được kiểm soát bởi:
A. Ngân hàng trung ương
B. Hệ thống ngân hàng thương mại
C. Phụ thuộc vào điểm cân bằng với cầu tiền
D. Quyết định đầu tư hay tiết kiệm của nhà nước.
Câu 44:
Phương trình định lượng tiền được viết như sau:
A. Số cung tiền/ Tốc độ chu chuyển tiền = Giá x Số giao dịch
B. Số cung tiền x Tốc độ chu chuyển tiền = Giá x Số giao dịch
C. Số cung tiền x Giá = Tốc độ chu chuyển tiền x Số giao dịch
D. Số cung tiền/ Giá = Tốc độc chu chuyển tiền/ Số giao dịch
Câu 45:
Tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế là 4%, lãi suất danh nghĩa là 8%. Theo hiệu ứng Fisher, nếu lạm
phát tăng thêm 1% thì lãi suất danh nghĩa sẽ tăng:
8


A. 0,5%
B. 1%
C. 2%
D. 4%

Câu 46:
Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương cần phải:
A. Giảm lãi suất cơ bản
B. Bán trái phiếu trên thị trường mở
C. Tăng số cung tiền trong lưu thông
D. Mua vàng và ngoại tệ trên thị trường
Câu 47:
Theo phương trình Fisher, lãi suất danh nghĩa:
A. Bằng lãi suất thực cộng tỷ lệ lạm phát.
B. Bằng lãi suất thực trừ tỷ lệ lạm phát.
C. Cố định.
D. Luôn lớn hơn lãi suất thực.
Câu 48:
Nếu cung tiền danh nghĩa tăng 6%, mức giá tăng 4% và tổng thu nhập tăng 3%, thì theo phương trình
định lượng tiền, tốc độ chu chuyển thu nhập của tiền tăng:
A. 1%.
B. 7%.
C. 13%.
D. 3%.
Câu 49:
Giả sử một nền kinh tế có hàm cầu tiền có dạng: (M/P)d = 1.000 - 250r; trong đó r là lãi suất thực (tính
bằng %). Cung tiền là 1.000. Mức giá P là 2. Vậy, lãi suất thực ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
A. 4%
B. – 2%
C. 0%
D. 2%
Câu 50: Lý thuyết nào chỉ ra mối quan hệ 1-1 giữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ lệ lạm phát?
A. Hiệu ứng Fisher
B. Lý thuyết định lượng tiền.
C. Hiệu ứng của cải của Keynes.

D. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái.
CHƯƠNG 6
Câu 51:
Tỷ giá hối đoái phản ánh:
A. Giá trị đồng tiền nước này so với nước khác.
B. Mức giá tại đó 2 đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
9


Câu 52 :
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Nếu tỷ giá thực cao, hàng hóa nước ngồi sẽ tương đối rẻ và hàng hóa trong nước sẽ tương
đối đắt
B. Nếu tỷ giá thực thấp, hàng hóa nước ngồi sẽ tương đối đắt và hàng hóa trong nước sẽ
tương đối rẻ.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.
Câu 53:
Với giả định ban đầu cán cân thương mại cân bằng thì sự gia tăng chi tiêu chính phủ trong điều kiện
lãi suất trên thị trường thế giới không đổi sẽ dẫn đến
A. Giảm tiết kiệm quốc dân và cán cân thương mại của nền kinh tế sẽ bị thâm hụt
B. Tăng tiết kiệm quốc dân và cán cân thương mại của nền kinh tế sẽ bị thâm hụt
C. Giảm tiết kiệm quốc dân và cán cân thương mại của nền kinh tế sẽ thặng dư
D. Tăng tiết kiệm quốc dân và cán cân thương mại của nền kinh tế sẽ thặng dư
Câu 54:
Trong một nền kinh tế mở và quy mô nhỏ, tác động của việc Chính phủ bỏ việc áp dụng hạn ngạch đối
với các mặt hàng nhập khẩu là:
A. Tỷ giá hối đóai thực giảm, cán cân thương mại không thay đổi.

B. Tỷ giá hối đóai thực giảm, cán cân thương mại cải thiện (tăng)
C. Tỷ giá hối đóai thực tăng, cán cân thương mại xấu đi (giảm).
D. Tỷ giá hối đóai thực giảm, cán cân thương mại cân bằng.
Câu 55:
Với một mức tỷ giá hối đoái thực cố định, phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng với
mức chênh lệch:
A. Giữa tỷ lệ lạm phát trong nước và tỷ lệ lạm phát nước ngoài.
B. Giữa tỷ lệ lạm phát nước ngoài và tỷ lệ lạm phát trong nước.
C. Giữa cán cân thương mại của 2 nước.
D. Giữa mức giá nước ngoài và mức giá trong nước.
Câu 56:
Đường biểu diễn đầu tư nước ngồi rịng cho biết giá trị nào sau đây?
A. Số cung về nội tệ để được đổi ra ngoại tệ và đầu tư ra nước ngoài.
B. Số cầu về nội tệ của người nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ trong nước.
C. Số cầu về ngoại tệ của người nước ngồi để mua hàng hố, dịch vụ trong nước.
D. Số cung về ngoại tệ có thể đầu tư ra nước ngoài.
Câu 57:
Nếu cộng đồng châu Âu thực thi chính sách tài chính mở rộng, thì việc này có ảnh hưởng gì đến Việt
Nam?
A. Cán cân thương mại Việt Nam không đổi.
B. Đầu tư trong nước của Việt Nam sẽ tăng lên.
C. Đầu tư nước ngồi rịng của Việt Nam sẽ tăng lên.
D. Cán cân thương mại Việt Nam bị xấu đi.
Câu 58:
Việc các nhà đầu tư Thái Lan mua hệ thống bán sĩ Metro (Việt Nam) sẽ làm:
10


A. Tăng xuất khẩu của Việt Nam.
B. Giảm nhập khẩu của Việt Nam.

C. Giảm tiết kiệm ròng của Việt Nam.
D. Giảm đầu tư nước ngồi rịng của Việt Nam.
Câu 59:
Tại một nền kinh tế mở quy mơ nhỏ, nếu chính phủ gia tăng chi tiêu thì:
A.
B.
C.
D.

Lãi suất tăng
Đầu tư giảm
Thâm hụt cán cân thương mại
Tăng tiết kiệm quốc dân

Câu 60:
Cho: PD: giá hàng hóa trong nước,PF: giá hàng hóa cùng loại ở nước ngoài. Chọn câu ĐÚNG:
A. Tỷ giá thực =

PF
PD

B. Tỷ giá thực =

PD
PF

C. Tỷ giá thực = Tỷ giá danh nghĩa 

PD
PF


D. Tỷ giá thực = Tỷ giá danh nghĩa 

PF
PF

Câu 61:
Nếu tỷ giá thực cao thì:
A. Hàng hóa nước ngồi tương đối mắc.
B. Hàng hóa trong nước trở nên kém cạnh tranh hơn.
C. Đồng nội tệ trở nên có giá.
D. Đồng ngoại tệ trở nên có giá.

Câu 62:
Trong nền kinh tế mở GDP tính theo phương pháp dòng chi tiêu là:
A. C+I + G + X – M
B. C+I + G
C. C+I + G + Te
D. C+I + G –T

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×