Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

zgv168264480767996ftgy454gvyu8ol ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.8 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
I.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA CÔNG QUỐC TẾ.......................................4
1. Khái niệm gia cơng:................................................................................................4
2. Quy trình gia cơng:.................................................................................................4
3. Đặc điểm:................................................................................................................. 4

II.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM HIỆN NAY......................5

III. GIA CÔNG QUỐC TẾ TRONG NGÀNH MAY MẶC TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY.........................................................................................................................7
1. Các hình thức gia cơng:..........................................................................................7
2. Vai trị:.....................................................................................................................8
3. Thuận lợi và khó khăn:..........................................................................................8
4. Tình hình hoạt động gia công quốc tế trong ngành may mặc tại Việt Nam
hiện nay:....................................................................................................................... 10
IV.

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ NGÀNH MAY MẶC...............................12

V. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
QUỐC TẾ NGÀNH MAY MẶC TẠI VIỆT NAM......................................................15
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................18


LỜI MỞ ĐẦU


Ngành may mặc là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam bởi lẻ
Việt Nam là một quốc gia đơng dân số và có nguồn lao động dồi dào. Vài năm trở lại
đây, xu tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở
nên liên kết chặt chẽ và ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của mỗi nước. Việt Nam
là một quốc gia đang phát triển, chính vì vậy, nước ta phải tích cực, chủ động tham gia
hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới để khai thác được các tiềm năng
của nên kinh tế trong nước.
Ngoài những hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả cao thì hoạt động gia cơng
quốc tế cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế của nước ta hiện nay.
Trong lĩnh vực này, thì gia cơng quốc tế trong ngành may mặc đóng vai trị rất quan
trọng trong GDP của Việt Nam.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề gia công quốc tế, đặc biệt gia công quốc tế trong ngành
may mặc, nhóm 09 chọn chúng mình đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực tiễn hoạt động
gia công quốc tế trong ngành may mặc tại Việt Nam hiện nay.”

2


I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA CÔNG QUỐC TẾ
1. Khái niệm gia công:
Gia công là phương thức giao dịch trong đó một bên được gọi là người đặt gia cơng sẽ
giao ngun vật liệu, mẫu mã, máy móc thiết bị,... cho bên kia, được gọi là người nhận
gia công,để sản xuất thành dạng thành phẩm hoàn chỉnh hơn rồi giao lại cho bên nhận
gia công nhằm nhận khoản tiền thù lao gọi là phí gia cơng.
2. Quy trình gia công:

Bên đặt gia
công

Đơn hàng mẫu,

MMTB, NVL, BTP

Bên nhận gia
công

Tổ chức sản xuất

Bên đặt gia công sẽ giao một phần hay tồn bộ ngun vật liệu chính, bán thành phẩm,
mẫu mã hoặc có khi giao cả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất cho bên nhận gia
công để sản xuất sản phẩm hoàn thành theo đúng yêu cầu của bên đặt gia cơng.Về phía
nhận gia cơng phải thực hiện tiếp nhận nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc của
bên đặt gia cơng và sau đó tổ chức q trình gia công, sản xuất thành phẩm theo đúng
thông số kĩ thuật cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã của bên đặt gia theo đúng thời
gia đã kí kết trong hợp đồng. Khi q trình gia cơng kết thúc thì bên nhận gia cơng phải
giao lại sản phẩm đã hồn thành cho bên đặt gia cơng thơng qua hình thức xuất khẩu và
nhận lại một khoảng tiền gọi là phí gia cơng.
3. Đặc điểm:
 Hoạt động sản xuất gia công thành phẩm gắn liền với hoạt động xuất và nhập khẩu.
 Sử dụng trong ngành cần nhiều lao động.
 Bên đặt gia công quốc tế chuyển giao nguyên liệu vật liệu hoặc bán thành phẩm để
bên nhận gia công sản xuất sản phẩm và xuất trả lại cho bên đặt gia cơng. Nên quyền
sở hữu đối với hàng hố sẽ không thay đổi cho nhau từ bên đặt gia công sang bên nhận
gia công.
 Nghiệp vụ gia công phức tạp: Chuỗi hoạt động liên quan xuất khẩu và nhập khẩu
phải liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gia công và ngoại thương.

3


 Thị trường một chiều: Hàng hóa được gia cơng thường là những mặt hàng thơng

thường có hàm lượng lao động kết tinh trong giá trị lớn do đó khơng đòi hỏi nhiều chất
xám.
 Hưởng ưu đãi về thuế và hải quan.
 Phí gia cơng rẻ.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM HIỆN NAY
May mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm
qua. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề cao cả
về số lượng và chất lượng và các chính sách khuyến khích của nhà nước, ngành may
mặc Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh và đem lại nhiều kết quả khả quan, đảm bảo
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cũng như tạo ra giá trị hàng hóa.
Dựa theo kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), trong năm 2020 Việt Nam đã vượt qua Bangladesh và trở thành
nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USA.Với kết quả
này, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về xuất khẩu hàng may mặc trên Thế giới. Năm
2020, hàng may mặc tại nước ta chiếm 6,4% thị phần thế giới trong khi vào năm 2010,
chỉ chiếm 2,9% thị phần.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, khi xuất khẩu hàng may mặc của tồn thị trường thế giới
giảm bình qn 0.26%/năm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng bình qn 6.13%/năm.Việc
khơng ngừng tăng lên của các sản phẩm may mặc đã giúp Việt Nam tăng khả năng
4


cạnh tranh, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của tồn thế giới cũng khơng ngừng được nâng cao và tăng bền vững
trong giai đoạn này.
Trong năm 2020, trước tình hình diễn biến phức tạp và khó lường của dịch Covid-19
kéo dài đã tác động tiêu cực đến tất cả các ngành nghề tại Việt Nam trong đó có ngành
may mặc. Chỉ số IIP của hầu hết các ngành dệt, may mặc, giày dép đều giảm, cụ thể
ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm xuống 4,9%. Dưới sự ảnh

hưởng đại dịch Covid-19, nguồn cung nguyên liệu bị đứt gãy, thị trường may mặc bị
thu hẹp về sản xuất và tiêu dùng. Trong thời gian dịch bệnh kéo dài như hiện nay khiến
cho nhu cầu về đồ bảo hộ và các vật dụng y tế không ngừng tăng cao, tuy nhiên ngành
may mặc vẫn cần tồn tại và phát triển với xã hội trong bối cảnh dịch bệnh.
Trong 06 tháng đầu năm 2021, chuỗi sản xuất được phục hồi, các đơn hàng truyền
thống tăng trở lại, ngành may mặc tại Việt Nam đã có phần khởi sắc và đang dần phục
hồi hơn so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 6 các ngành sản xuất công nghiệp đa
phần chỉ số tăng trở lại, ngành dệt may lần lượt tăng 3,8% và 14,3%; sản xuất trang
phục cũng tăng lần lượt 3,4% và 7,9% so với tháng 05 và cùng kì của năm trước. Nhìn
chung thì 06 tháng đầu năm 2021, chỉ số các ngành dệt may và sản xuất trang phục lần
lượt tăng 8,6% và 8,9% so với cùng kì năm 2020.
• Trong 06 tháng đầu năm nay, các sản phẩm như vải dệt sợi từ thiên nhiên 331,2 triệu
m2, tăng 10,3%; quần áo mặc thường 2.294,4 triệu cái, tăng 10,1% so với năm trước.
• Ngành may mặc đã dần khơi phục và duy trì phát triển trong giai đoạn này, chỉ số
may mặc tại nước ta ở mức khá so với cùng kì năm trước.
• Thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã dần mở cửa để khôi phục và phát triển lại
nền kinh tế nên kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc trong 06 tháng 2021 tăng cao
so với năm 2020. Ngành dệt may và may mặc đạt 15,23 tỷ USD, tăng 14,9%.
Tháng 07/2021, hoạt động sản xuất ngành may mặc có phần chậm lại so với những
tháng trước đó do một số doanh nghiệp may mặc như Donagamex, Vinatex,...chịu tác
động của dịch Covid-19, nên thời gian sản xuất bị gián đoạn. Tuy vậy, nhưng nhìn
chung 07 tháng đầu năm nay thì các mặt hàng ngành may mặc vẫn có sản lượng sản
xuất đều đạt mức tăng trưởng tốt so hơn với với năm 07 tháng năm 2020.
Cùng lúc đó, theo như bản tin tháng 08-2021 của Vietdata, 07 tháng đầu năm 2021,
tổng xuất khẩu ngành dệt và may mặc đạt 37 tỷ USD, tăng hơn so với cùng kì nằm
2020 là 20.4%.

5



Năm 2021, với kì vọng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và cuộc sống “bình
thường mới” sau hơn một năm chịu ảnh hưởng và nhiều tác động tiêu cực của đại dịch
Covid-19 kéo dài thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại. Chính điều này đã phần nào
giúp cho các hãng thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước lạc quan hơn trong lĩnh vực
kinh doanh. Từ đó, tác động tích cực đến các đơn hàng truyền thống tại các doanh
nghiệp may mặc tại Việt Nam. Dẫu vậy, để nâng cao hơn kết quả trong kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về nhu cầu thị trường và
các những giải pháp để điều chỉnh, ứng biến kịp thời với những biến động trên thị
trường nhằm nắm bắt cơ hội và tăng lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Trong thời gian
qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú tâm và đẩy mạnh hơn trong việc xây dựng
nguồn cung nguyên liệu nội địa để khai thác lợi thế của các hiệp định như: Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh
(UKVFTA)… Bên cạnh đó, ngành may mặc tại nước ta khai thác lợi thế của nước nhà
để đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhằm hưởng lợi theo hiệp định
EVFTA. Cũng theo đó, việc gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu đã tạo ra nhiều
động lực để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu trong nước tăng khả năng đầu tư vốn vào
các nhà máy và máy móc thiết bị hiện đại để chuẩn bị cho việc cung ứng nguyên phụ
liệu “made in Vietnam”.
III. GIA CÔNG QUỐC TẾ TRONG NGÀNH MAY MẶC TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY
1. Các hình thức gia cơng:
Hiện nay, có rất nhiều hình thức để phân loại gia công quốc tế khác nhau như phân loại
theo quyền sở hữu ngun vật liệu trong q trình gia cơng, phân loại theo giá cả gia
công hay phân loại theo công đoạn sản xuất. Đối với gia công quốc tế hàng may mặc,
người ta thường sử dụng hình thức phân loại gia công theo quyền sở hữu nguyên vật
liệu, ta có các hình thức gia cơng sau:
1.1. Hình thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm:
Đây là hình thức gia cơng sơ khai, chủ yếu vì cơng nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu
của Việt Nam chưa phát triển , chưa có chất lượng. Theo hình thức này , bên đặt gia

công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu, có khi cả thiết bị máy móc kỹ thuật
phục vụ cho q trình gia cơng. Bên nhận gia cơng tiến hành sản xuất gia công theo
yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia cơng.
Quyền sở hữu về ngun vật liệu khơng có sự chuyển đổi . Nói cách khác, bên đặt gia
cơng vẫn giữ quyền kiểm sốt ngun vật liệu của mình. Bởi vì trình độ cơng nghệ và
6


thiết bị của chúng ta vẫn còn lạc hậu, và chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp
vật liệu và thiết kế, chúng ta phải dựa vào các quốc gia khác đó là điều khó tránh khỏi
trong giai đoạn đầu của q trình gia cơng xuất khẩu ở nước ta.
1.2. Hình thức mua đứt, bán đoạn:
Đây là hình thức tiên tiến hơn để lấy nguyên liệu thô và giao hàng hóa đã hồn thành.
Theo cách tiếp cận này, bên nhận gia công bán nguyên liệu cho bên nhận gia công trên
cơ sở hợp đồng mua bán, với điều kiện bên nhận gia cơng phải bán lại tồn bộ sản
phẩm cho bên nhận gia công sau khi sản xuất. Do đó, quyền sở hữu ngun vật liệu thơ
được chuyển từ bên gia công sang bên nhận gia công. Quá trình chuyển đổi này thúc
đẩy sự chủ động của bên nhận gia công trong việc sản xuất và định giá các mặt hàng đã
hồn thành.
1.3. Hình thức kết hợp:
Đây là cấp độ gia công xuất khẩu tiên tiến nhất và được sử dụng khi trình độ cơng
nghệ, kiểu dáng và mẫu mã của chúng ta đã nâng cao đáng kể. Tại thời điểm đó, cơng
ty gia cơng chỉ đơn thuần cung cấp mẫu mã và thông số kỹ thuật cho sản phẩm. Và
công ty gia công phần mềm tự xử lý vật tư và quản lý quá trình sản xuất,...
2. Vai trị:
Gia cơng quốc tế trong ngành may mặc tại Việt Nam đã thu hút việc làm cho người lao
động kể cả người lao động từ nơng thơn, góp phần ổn định, thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo
đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng
nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian
lao động được sử dụng ở nông thôn.

Giúp chúng ta học hỏi được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng có thể tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến để nâng cao trình độ quản
lý cơng nghiêp, đào tạo được một đội ngũ cơng nhân có tay nghề cao, tiên tiến và tính
tổ chức tốt, giúp các nhà máy xí nghiệp may mặc không bị lạc hậu so với các nước trên
thế giới.
Tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường,
thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngồi ra, cịn có thể bán thêm được một số phụ liệu: Một số cơng ty của nước ta cịn
tranh thủ xuất khẩu một số mặt hàng thông qua việc thông tin với bạn hàng, sử dụng
mạng lưới và thông tin tiêu thụ bạn hàng và đã phần nào nắm được thị hiếu của người
tiêu dùng trên thị trường quốc tế.
7


3. Thuận lợi và khó khăn:
3.1. Thuận lợi:
 Việt Nam có năng lực lao động dồi dào, trình độ lao động công nhân tốt, mức sống
ngày càng được nâng cao là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may.
 Ngành cơng nghiệp sản xuất may mặc đang có xu hướng chuyển dịch sang các
nước đang phát triển, và Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn và phù hợp.
 Ngày nay, Việt Nam đã hội nhập , hợp tác ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế
khu vực và thế giới tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng may mặc.
 Các dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP), FTA
EU-Việt Nam sẽ giúp tăng trưởng đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của
Việt Nam, tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang EU .
 Với đặc điểm lực lượng lao động lớn và xuất khẩu cao ngành may mặc được
khuyến khích đầu tư phát triển với các chính sách hỗ trợ của chính phủ .
 Những cơ hội to lớn về thị trường quốc tế đang rộng mở như ở Châu  , thị
trường ở Nam Phi.
 Thị trường nội địa với hơn 98 triệu dân cũng đang có nhu cầu ngày càng cao về

hàng may mặc.
3.2. Khó khăn:
 Dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường quốc tế .
 So với các nước trong khu vực ngành may mặc của Việt Nam còn ở mức thấp về số
lượng máy móc, thiết bị trình độ cơng nghệ, khối lượng mẫu mã.
 Nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao,...là thách thức lớn khi hội
nhập kinh tế toàn cầu.
 Các văn bản pháp lý của Việt Nam cịn đang trong q trình hồn chỉnh, cịn nhiều
trở ngại.
 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ, không đủ tiềm lực dẫn đến
thua lỗ trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện tại .
 Các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường gây nhiều cản trở cho các doanh nghiệp
may mặc.
 Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp trong
nước về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào, lao động,…
 Các dịch vụ tài chính chưa mạnh mẽ, điều kiện giao thơng vận tải, kho tàng quy
mơ cịn nhỏ , chi phí điện nước cao, …
 Khả năng đa dạng hoá mặt hàng chưa theo kịp thị trường quốc tế, đặc biệt là các
trang phục cao cấp.
 Giá trị gia tăng thấp nên giá thành sản phẩm còn cao so với thị trường cạnh tranh.
 Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành gia công may mặc đã bị ảnh hưởng
nặng nề.

8


4. Tình hình hoạt động gia cơng quốc tế trong ngành may mặc tại Việt Nam hiện
nay:
 Lịch sử hình thành ngành gia công may mặc tại Việt Nam: Ngành cơng nghiệp dệt
may Việt Nam được hình thành bởi sự đánh dấu việc ra đời của nhà máy liên hợp Nam

Định năm 1987. Hợp đồng gia công đầu tiên của Việt Nam là hợp đồng ký kết với Liên
Xô cũ vào năm 1976 các sản phẩm đề xuất khẩu với các nước thuộc khối Hợp đồng
Tương trợ Kinh tế với hình thức nhập khẩu bơng từ Liên Xơ cũ bán sản phẩm cho Liên
Xô.Vào năm 1986 nước ta và Liên Xô đã ký kết các hợp đồng giao thông khối lượng
lớn theo thỏa thuận Liên Xô cung cấp các nguyên vật liệu và mẫu thiết kế để nước ta
thực hiện gia công sản xuất. Ngành may mặc Việt Nam phát triển nhanh chóng trong
các năm 1987- 1990 các xí nghiệp Dệt may được thành lập phát trên cả nước hàng và
là nguồn đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước .
Theo Bộ Công Thương, hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu, gia công may mặc đứng
thứ hai trên thế giới với bình quân kim ngạch tăng 12%/năm. Mặc dù kinh tế trì trệ vì
dịch Covid-19 nhưng ngành gia cơng hàng may mặc quốc tế vẫn có những dấu hiệu
khởi sắc trở lại. Đầu tháng 8 năm 2020, Việt Nam đã thay thế Bangladesh trở thành
nước xuất khẩu, gia công hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Việt Nam hiện tại chỉ
duy nhất đứng sau Trung quốc. Thị phần toàn cầu của Việt Nam vào năm 2020 là 6,4%,
gấp đôi so với con số 2,9% của năm 2019. Đây chính là một nút thắt quan trọng trong
ngành gia cơng may mặc của Việt Nam nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung.
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD)

Thị phần (%)

Các nhà xuất khẩu may mặc lớn thế giới năm 2020.
9


Do tình hình diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam năm 2020-2021 giảm hơn so với trước đây nhưng không đáng với các
nước như Trung Quốc,...
• Gia cơng, xuất khẩu hàng may mặc trong tháng 12/2020 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng
11,55% so với tháng 11/2020 và giảm 15,63% so với tháng 12/2019. Nhìn chung xuất
khẩu hàng may mặc năm 2020 ước đạt 29,47 tỷ USD, giảm 10,22% so với năm trước.

Phần kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm chiếm 77,61% trong tổng kim ngạch
giảm của tồn ngành.
• Trong khi đó, Trung Quốc khơng chỉ giảm tổng lượng xuất khẩu lên tới 50% mà mức
giá cũng giảm sâu nhất (20%)
Các thị trường chính mà Việt Nam nhận gia cơng hàng may mặc: Tính đến năm 2021
gia cơng ngành may mặcViệt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,
tăng hơn 50 quốc gia so với năm 2016.
• Thị trường Mỹ: Là thị trường gia cơng hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Hàng
gia công may mặc của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy
mà vẫn giữ được giá trong khi sản phẩm của các đối thủ liên tục giảm giá sâu và mở
rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Đến tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành thị trường
gia công lớn nhất về hàng may mặc vào Mỹ, vị trí này được Trung Quốc chiếm giữ
nhiều năm nay. Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Mỹ.
• Thị trường EU: Việt Nam mới chiếm gần 4% thị phần. Sau khi hiệp định Thương mại
tự do EU-Vietnam (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu may
mặc tăng 67% vào 2025.
• Thị trường Nhật Bản: Gia công xuất khẩu hàng may mặc của nước ta sang Nhật Bản
tăng 14%. Lúc này hàng gia cơng may mặc Việt Nam đã có chỗ đứng tại Nhật Bản.
Qua việc kí kết các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA và RCEP và Việt Nam cũng
là thành viên của tổ chức các khối như ASEAN, OPEC thì đây chính là những cơ hội
vàng để ta tăng cường trao đổi hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Được ước tính kì vọng về kim ngạch gia công quốc tế hàng may mặc đến năm 2025 lên
đến 50 tỷ USD, tăng gần gấp đôi con số năm 2015 với 27 tỷ USD. Việc mở rộng mối
quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội kí kết
với các nước trên thế giới. Tin tưởng Việt Nam là đối tác gia công hàng may mặc tốt
nhất của họ. Mở ra nhiều cơ hội trong phát triển ngành may mặc cũng như giúp kinh tế
nước ta phát triển.

10



Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc chiếm 60-70% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Đưa hàng gia cơng may mặc trở thành một trong những hàng hóa xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam.
Ngành may mặc của Việt Nam thì lại chủ yếu là gia cơng cho nước ngồi bởi vì nước
ta chưa tự thiết kế được nhiều do nguồn nhân lực trình độ chưa cao cũng như nguồn
nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động may mặc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước
khác vậy nên thị trường xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam thực chất là của
người khác đặt gia công.
Ngành may mặc hiện nay có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng nguyên liệu sản xuất chủ
yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính vì phụ thuộc quá nhiều nguyên phụ liệu vào thị
trường Trung Quốc nên khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành may mặc lúc này rơi vào tình
thế khó khăn khi khơng chủ động được nguồn nguyên liệu.
Năm 2020 kim ngạch gia công quốc tế may mặc của Việt Nam đạt 35,29 tỷ USD,
nhưng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng may mặc của Việt Nam cũng lên tới con số
21,38 tỷ USD.
Đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 8,85 tỷ USD, tăng 5,59%
so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu đạt 5,11 tỷ
USD, tăng 10,15% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy nước ta bị phụ thuộc quá nhiều
vào nguyên liệu từ các nước từ đó dẫn đến khơng tự chủ được sản xuất khi thiếu
nguyên liệu, làm trì trệ sản xuất, dẫn đến nhiều hệ quả khác. Thay vào đó chúng ta nên
tập trung đầu tư vào công nghệ sản xuất.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam dự báo thì gia cơng quốc tế ngành may mặc năm
2021 có thể phục hồi về mức năm 2019.
Nhìn chung tình hình gia công quốc tế ngành may mặc tại Việt Nam trong những năm
2020-2021 có những biến động gần đây nhưng tăng trưởng vẫn ở mức ổn định. Mặc dù
chịu tác động tiêu cực và phức tạp của đại dịch Covid-19 nhưng gia cơng ngành may
mặc đã nỗ lực và duy trì để có thể bắt kịp xu thế biến dộng của thị trường, từ đó cho
thấy sự tăng trưởng trở lại của 10 tháng của năm 2021. Có được những thành tựu này là
do bởi lẻ Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định và các sản phẩm có khả năng

cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, các chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà
nước, khả năng ứng biến và kiểm soát tốt dịch Covid-19.
IV. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ NGÀNH MAY MẶC

11


PROCESSING CONTRACT
No...
Date...
Between:

Name: Order processing
Address:
Fax:

Telex:

Email:

Represented by....
Hereinafter called as “Party A”
And:

Name: Undertake processing
Address:
Fax:

Telex:


Email:

Represented by....
Hereinafter called as “Party B”
The two parties agree to the contract contents as follows:
1. Objectives of the contract:
1.1. Name and type of product to be produced
1.2. Quality specifications, technical data
2. Quantity, quality, price: agreed upon by the two parties in the contract.
3. Main and auxiliary materials:
3.1 Party A (Order processing) will provide the main materials including:
- Name, quantity, quality
- Time, place
- Party B commits to use the right kind of raw materials provided by Party A for
production.
3.2. Party B is responsible for supplying materials for production:
- Name, quantity, price
12


- Party A provides money in advance to buy the above materials.
4. Rights and obligations of party A:
- Supply raw materials in the right quantity, quality, time and place to the processing
party, unless otherwise agreed.
- Take responsibility for the legality of intellectual property rights of processed goods,
raw materials, materials, machinery and equipment used for processing and transfer to
Party B.
- Pay wages according to the agreement on time and amount.
5. Rights and obligations of party B:
- Responsibility for the preservation of materials provided by Party A.

- Receive all products, machinery, equipment, leased or lent, and raw materials in
accordance with the agreed quantity, quality, time limit and location.
- It is necessary to appoint a representative to inspect and supervise the processing at
the processing place, to appoint experts to guide production techniques and check the
quality of processed products as agreed in the processing contract.
- Timely notify Party A if changing raw materials to other materials, in case Party A's
raw materials are not of good quality.
- Has the right to refuse to process, if the materials provided by Party A can create
finished products that are harmful to the commune.
- To unilaterally terminate the contract and have the right to claim damages if Party B
violates the contract.
- If the product does not guarantee the quality, Party A has the right to request repair or
not receive the goods
- Deliver the products to Party A in the right quantity, quality, time and place as agreed.
- Information about the processing process and finished products must be kept
confidential.
- Return materials (if any) to Party A after the contract is terminated.
- To take responsibility for the legality of goods processing activities if the processed
goods are banned from business, export or import.

13


6. Production and delivery time:
- The time when Party B starts production and the time to deliver products in batches
or the whole product is agreed upon by the two parties in the contract.
- In case Party A does not receive it on time, it will be fined for storage or Party B does
not deliver the goods on time and at the specified location, it will have to compensate
Party A.
7. Payment:

Choose one of the following payment methods (cash, transfer, book-keeping,
collection, documentary credit, delivery of payment documents) as agreed by both
parties.
8. Responsibilities for breach of contract:
8.1. Violation of quality: rework, discount, repair, compensation for materials.
8.2. Quantity violations: damaged materials must compensate for materials at current
prices.
8.3. Contract signing without performance: contract compensation.
8.4. Violation of payment obligations: Compensation according to the bank's interest
rate.
9. Procedures for settlement of contract disputes:
- The two parties need to proactively notify each other of the progress of the contract, if
there is a force majeure event, they must promptly notify each other so that they can
have a solution on the basis of mutual benefits.
- In case of complaints or disputes that cannot be negotiated by themselves, the
arbitration or judgment clause may be referred to.
10. Validity of contract:
Party A

Order processing
processing

Party B

Undertake

14


V. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG

QUỐC TẾ NGÀNH MAY MẶC TẠI VIỆT NAM
Mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới thơng qua các hình thức như
liên doanh, hợp tác đầu tư nhằm nâng cao trình độ cơng nghệ và nâng cao tay nghề cho
đội ngũ công nhân giúp họ thành thạo về chun mơn, có tinh thần kỷ luật cao, phù
hợp với nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp may mặc và doanh nghiệp sản xuất nguyên
phụ liệu trong nước để tận dụng được lợi thế. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, tăng
tỷ lệ nội địa hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ
trợ để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp và quan trọng nhất là
phải thu hút được các nhà đầu tư cung cấp linh kiện hỗ trợ sản xuất nguyên liệu.
Tạo mối quan hệ tốt với nhiều bạn hàng trong châu Á nói chung và các châu lục khác
nói riêng, đồng thời, liên kết với các hiệp hội dệt may ở khu vực ASEAN để tránh việc
bị ép giá cũng như nắm bắt được thông tin về thị trường nhanh chóng, đầy đủ và chính
xác.
Đặc biệt phải coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh: Giao hàng đúng thời gian, số lượng
và chất lượng. Muốn làm được điều này, cơng nhân ngồi việc phải giỏi tay nghề, tận
tâm với cơng việc, họ cịn phải tự ý thức được rằng trách nhiệm giao hàng khơng cịn là
trách nhiệm cấp trên mà là trách nhiệm của chính mình .
Thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực ngành may mặc.
Chuyển dịch từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản
xuất tự chủ nguyên liệu và sản xuất trọn gói kèm thiết kế để đáp thị hiếu của người tiêu
dùng và tạo giá trị gia tăng cao hơn là hướng đi tất yếu và cần được ưu tiên của may
mặc tại Việt Nam.

15


KẾT LUẬN

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam, thị trường gia công tế ngành may mặc đang là một thị trường cạnh tranh rất
khốc liệt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với doanh
nghiệp trở nên rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị
trường. Từ đó, chọn được cho mình những chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh
phù hợp để đưa ra những mặt hàng có chất lượng, mẫu mã đẹp, có tính cạnh tranh cao.
Mặc dù nhóm nghiên cứu của chúng mình đã cố gắng tìm hiểu thơng tin về đề tài
nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên khả năng tiếp cận thông tin cũng như khả
năng thực hiện khảo sát thị trường của nhóm chúng mình vẫn bị hạn chế. Vì vậy, nhóm
chúng tơi rất mong được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để
chúng mình có thể hồn thiện hơn trong bài nghiên cứu của mình.
Chúng mình xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài nghiên cứu của chúng mình!

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định 187/2017 NĐ-CP Chương 6 “Gia cơng hàng hóa có yếu tố nước ngồi”
Luật Thương mại 2005 36/2005/QH11 Chương VI “ Một số hoạt động thương mại cụ
thể khác”. Mục 1 - Gia công trong thương mại. Điều 180, 183,184.
“Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả:
Trần Văn Chu.

17



×