Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa phẫu thuật gây mê – hồi sức bệnh viện việt nam –thụy điển uông bí năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.55 KB, 43 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

----------

NGUYẾN THỊ THU HÀ
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU
THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM -THỤY ĐIỂN NG BÍ
NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

----------

NGUYẾN THỊ THU HÀ
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU
THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM -THỤY ĐIỂN NG BÍ
NĂM 2022
Chun ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
ThS Phạm Văn Tùng

NAM ĐỊNH, 2022



i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển ng Bí, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo
cáo chun đề đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học,
các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập tại trường.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành
tới: Ths Phạm Văn Tùng – Trưởng phòng CTCTTT&QLNH, Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện và hồn thành báo cáo chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức và
tồn thể nhân viên phịng Quản lý chất lượng, phịng Điều dưỡng, khoa Kiểm sốt nhiễm
khuẩn Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cơ trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến
q báu giúp tơi hồn thiện chun đề.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn.
Nam Định, ngày 25 tháng 12 năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thu Hà



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do
chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Văn Tùng, tất
cả số liệu trong chuyên đề là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Nam Định, ngày 25 tháng 12 năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 1 ..................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 12
Chương 2 ................................................................................................................... 15
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 15
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí .................................. 15
2.2. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Nam -Thụy
Điển ng Bí năm 2022 .............................................................................................. 17


Chương 3.................................................................................................................. 22
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 22
3.1. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật ................................... 22
3.2. Những tồn tại và khó khăn ................................................................................ 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 29
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATPT

An toàn phẫu thuật

ASA

Hiệp hội gây mê hồi sức Hoa Kỳ

BKATPT

Bảng kiểm an toàn phẫu thuật

BSPT

Bác sĩ phẫu thuật

BVVN-TĐUB Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí

ĐD

Điều dưỡng

GMHS

Gây mê hồi sức

KTV

Kỹ thuật viên

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

WHO

World Health Organization -Tổ chức Y tế thế giới


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin chung về nhân viên tham gia phẫu thuật ..................................... 16
Bảng 2.2. Thông tin chung về ca phẫu thuật .............................................................. 16
Bảng 2.3. Tuân thủ quy trình an tồn phẫu thuật ở giai đoạn tiền mê ......................... 17

Bảng 2.4. Tn thủ quy trình an tồn phẫu thuật ở giai đoạn trước rạch da ................ 18
Bảng 2.5. Tn thủ quy trình an tồn phẫu thuật ở giai đoạn người bệnh rời khỏi phòng
phẫu thuật.......................................................................................................................19
Bảng 2.6. Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATPT theo NVYT....................................................20


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tuân thủ quy trình của CBYT…………………..………………. 20

Hình ảnh
Hình 1.1. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo WHO 2009 ............................................ 7
Hình 1.2. Bảng kiểm ATPT tại bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí ................... 7


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị đã giúp phát
hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều người bệnh (NB) mắc các bệnh nan y mà
trước đây khơng có khả năng cứu chữa, mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho nhiều
người và nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thách thức hàng đầu trong
lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an tồn cho
người bệnh. Các chuyên gia y tế đã nhận ra một hiện thực là bệnh viện khơng phải là
nơi an tồn cho NB như mong muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ
sức khỏe và tính mạng của con người. Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc có khoảng
10% người bệnh nội trú nhập viện bị sự cố y khoa, 50% các sự cố y khoa khơng mong
muốn liên quan đến NB có phẫu thuật [2].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn thế giới có trên 230 triệu NB được
thực hiện phẫu thuật và khoảng 1 triệu NB tử vong, khoảng 7 triệu trường hợp NB bị

biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do phẫu thuật mỗi năm, trong số đó có tới 50%
NB có thể được cứu sống và khơng bị biến chứng nếu thực hiện tốt các biện pháp dự
phòng an toàn trong phẫu thuật [25]. Đối với các nước đang phát triển nguy cơ này cao
hơn và WHO cảnh báo cần tập trung các biện pháp tích cực để hạn chế nguy cơ này [2].
An toàn người bệnh trong phẫu thuật là thuật ngữ chỉ việc chăm sóc và điều trị
NB ngoại khoa, liên quan trước, trong và sau phẫu thuật được an tồn và khơng có biến
chứng, khơng có tai biến (sự cố y khoa) do nhân viên y tế gây lên, an tồn phẫu thuật
(ATPT) ln ln là tâm điểm của hoạt động cải thiện chất lượng trong chăm sóc sức
khỏe. WHO đưa ra giải pháp áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật (BKATPT) với 10
mục tiêu về ATPT [24].
Tuân thủ quy trình ATPT là một trong những nội dung được WHO quan tâm vì
đem lại những lợi ích trong việc giảm tỷ lệ tử vong khơng đáng có trong phẫu thuật và
các biến chứng liên quan. Việc hồn thành đúng các quy trình trong BKATPT là rất
quan trọng để giảm thiểu nguy cơ sai sót của phẫu thuật, chủ yếu tập trung vào xác định
NB, vị trí phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng
BKATPT mang lại kết quả tích cực như nghiên cứu của Steinar Hangen A (2015) ghi
nhận tỷ lệ biến chứng giảm từ 19,9% xuống 11,5% (p<0,05), một nghiên cứu lớn tại 8
bệnh viện của Alexx B.H. (2009) cho thấy tuân thủ quy trình ATPT bằng việc sử dụng
BKATPT giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 1,5% xuống 0,8% (p<0,05) [19].


2
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đánh giá việc sử dụng BKATPT để tuân
thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật như nghiên cứu của Võ Văn Tuấn (2015), Huỳnh
Thanh Phong (2018), Ngô Mai Hương (2017), Trần Thị Thủy (2021)... với tỷ lệ tuân thủ
các quy trình theo bảng kiểm an tồn phẫu thuật cao trên 80%.[11] [14] [16] [18]. Bộ Y
tế đã ban hành nhiều công văn, yêu cầu tuân thủ BKATPT của WHO và Bộ tiêu chí
đánh giá an tồn phẫu thuật (2018) để đảm bảo an toàn cho NB trong phẫu thuật. Tuy
nhiên các bệnh viện lớn ở Việt Nam ln trong tình trạng quá tải, áp lực công việc rất lớn,
đặc biệt tại các khoa Ngoại và khoa Gây mê hồi sức (GMHS). Nhiều tai biến xảy ra do

thiếu sót trong cơng tác chuẩn bị và kiểm soát NB trước, trong và sau phẫu thuật, ví dụ:
Mổ nhầm vị trí, để quên gạc… Những taibiến đó hồn tồn có thể kiểm sốt, giảm thiểu
được nếu có một quy trình kiểm sốt chặt chẽ [6]. Trên cơ sở pháp lý này cũng như hiệu
quả của áp dụng bảng kiểm trên thế giới, việc triển khai áp dụng BKATPT được coi như
một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan
đến phẫu thuật trong điều kiện của Việt Nam hiện nay
Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí là bệnh viện đa khoa hạng I trực Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý, với nhiệm vụ là tuyến cuối chăm sóc sức khỏe cho
người dân Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận
khoảng trên 1100 lượt NB đến khám, khoảng trên 50 ca phẫu thuật được thực hiện (số
liệu báo cáo tổng kết năm 2021). Hiện nay, bệnh viện đang áp dụng BKATPT của WHO
[24]. Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ về vấn
đề này. Để có cơ sở khoa học về việc thực hiện BKATPT, giúp cho người quản lý cải
thiện những tồn tại, tăng mức độ an tồn cho người bệnh, tơi tiến hành thực hiện chun
đề “Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Nam -Thụy
Điển ng Bí năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật
gây mê – Hồi sức - Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển ng Bí năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn
phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức - Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển
ng Bí.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong chuyên đề
- Phẫu thuật là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đốn bệnh,
điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau… được tiến hành phổ biến trong chăm sóc

người bệnh [2].
- An tồn người bệnh là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người
bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc. An tồn người bệnh là một chuyên ngành
trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an tồn nhằm hướng đến mục đích xây
dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy. Sự phát triển không ngừng các
nghiên cứu cũng như báo cáo kết quả ATNB, áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị, tăng
cường hệ thống báo cáo lỗi y tế, giáo dục phối hợp giữa người bệnh và người cung cấp
các dịch vụ y tế góp phần đảm bảo an tồn người bệnh trong chăm sóc và điều trị [2].
- An tồn phẫu thuật là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người
bệnh trước, trong và sau quá trình phẫu thuật [2]. An tồn phẫu thuật theo nội dung
thơng tư 43/2018/TT-BYT là mổ đúng người bệnh, đúng bộ phận, đúng vị trí, đúng quy
trình và đúng kỹ thuật [2].
- Sự cố y khoa là các tình huống khơng mong muốn xảy ra trong q trình chẩn
đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn
biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh…[1]
- Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác
với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng
trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phịng ngừa và khơng
thể phịng ngừa …[2].
- Sự cố phẫu thuật là những sự cố xảy ra ở 3 giai đoạn của q trình phẫu thuật.
Có những sự cố xảy ra trong q trình phẫu thuật là khơng tránh được, tuy nhiên theo
các chuyên gia, đến hơn 50% các trường hợp sự cố là có thể phịng tránh được. Theo
Thơng tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn
phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sự cố phẫu thuật là
một trong các sự cố nằm trong Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng [2]:


4
Sự cố phẫu thuật
1


Nguyên nhân

Phẫu thuật sai vị trí (bộ phận cơ thể)

Do giai đoạn tiền mê không

Là phẫu thuật ở vị trí cơ thể NB khơng đúng

kiểm tra vị trí đánh dấu phẫu

với những dữ kiện ghi trong hồ sơ bệnh án,

thuật, giai đoạn trước khi rạch

ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:

da bác sĩ phẫu thuật khơng xác

A. Thay đổi vị trí phẫu thuật xảy ra quá trình

nhận lại vị trí phẫu thuật dẫn

phẫu thuật

đến phẫu thuật sai vị trí

B. Sự thay đổi này được chấp thuận.
2


3

Phẫu thuật sai người bệnh:

Do giai đoạn tiền mê, giai đoạn

Là phẫu thuật trên người bệnh không đúng với

trước khi rạch da kíp mổ khơng

những dữ kiện về nhận diện người bệnh ghi

kiểm tra các thông tin người

trong hồ sơ bệnh án.

bệnh

Phẫu thuật sai phương pháp gây tổn thương

Do giai đoạn tiền mê, giai đoạn

nặng:

trước khi rạch da kíp mổ khơng

Là phương pháp phẫu thuật thực hiện không

kiểm tra xác nhận phương pháp


đúng với kế hoạch phẫu thuật đã đề ra trước đó,

phẫu thuật sẽ thực hiện với

ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như:
A. Thay đổi phương pháp phẫu thuật xảy ra

người bệnh

trong quá trình phẫu thuật.
B. Sự thay đổi này được chấp thuận.
4

Bỏ quên y dụng cụ, vật tư tiêu hao trong cơ thể

Do giai đoạn trước khi người

người bệnh sau khi kết thúc phẫu thuật hoặc

bệnh rời khởi phòng phẫu thuật,

những thủ thuật xâm lấn khác:

điều dưỡng dụng cụ khơng xác

Ngoại trừ:

nhận hồn tất việc đếm kim,

A. Y dụng cụ đó được cấy ghép vào người bệnh


gạc và các dụng cụ phẫu thuật

(theo chỉ định).
B. Y dụng cụ đó có trước phẫu thuật và được
chủ ý giữ lại.
c. Y dụng cụ khơng có trước phẫu thuật được
chủ ý để lại do có thể nguy hại khi lấy bỏ. Ví
dụ: những kim rất nhỏ hoặc những mảnh vỡ ốc
vít.
5

Tử vong xảy ra trong tồn bộ q trình phẫu

Do xảy ra sai sót nghiêm trọng

thuật (tiền mê, rạch da, đóng da) hoặc ngay sau

trong 3 giai đoạn của quá trình

phẫu thuật trên NB có phân loại ASA độ I.

phẫu thuật


5
- Những sai sót trong phẫu thuật thường gặp trong 4 trường hợp sau [1]:
+ Sai sót trước phẫu thuật: Những sai sót trong phần hành chính (Sai kíp phẫu
thuật, sai buồng phẫu thuật, thiếu đối chiếu bảng kiểm trước phẫu thuật, sai NB, sai vị
trí phẫu thuật…). Những sai sót này xảy ra khi giai đoạn tiền mê, giai đoạn trước khi

rạch da, kíp phẫu thuật khơng kiểm tra chính xác thơng tin hành chính của NB trước khi
phẫu thuật.
+ Sai sót trong phẫu thuật: Phẫu thuật viên có thể cắt sai hoặc phạm các sai sót
khác. Những sai sót này xảy ra khi giai đoạn tiền mê, giai đoạn trước khi rạch da, kíp
phẫu thuật khơng kiểm tra xác nhận đúng vị trí phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật.
+ Sai sót trong gây mê: Nhiều thuốc gây mê, không đúng liều, theo dõi không đúng
giai đoạn, không phát hiện tai biến kịp thời…Những sai sót này xảy ra khi giai đoạn tiền
mê không kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê, giai đoạn trước khi rạch da, bác sĩ gây mê
không lưu ý các vấn đề đặc biệt về NB (cao tuổi, cao huyết áp, bệnh tim mạch,…)
+ Sai sót sau phẫu thuật: Biến chứng (Chảy máu, thủng tạng, tổn thương tạng
khác…); Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do thầy thuốc; Truyền sai nhóm máu…. Những
sai sót này xảy ra khi giai đoạn trước khi rạch da, kíp mổ khơng đánh giá thực hiện
kháng sinh dự phịng trước gây mê, điều dưỡng phụ mổ không kiểm tra đảm bảo điều
kiện vô trùng của các dụng cụ, phương tiện phẫu thuật; giai đoạn NB rời khỏi phịng
phẫu thuật, kíp mổ không xác nhận những vấn đề về hồi sức và chăm sóc NB sau mổ.
1.1.2. Bảng kiểm an tồn phẫu thuật
- Tổ chức y tế thế giới (WHO) phát triển BKATPT năm 2009 gồm có 19 mục
chia theo 3 giai đoạn chính là tiền mê, trước khi rạch da và trước khi người bệnh rời
khỏi phòng phẫu thuật. BKATPT được sử dụng trong ca phẫu thuật từ khi đưa NB vào
phòng mổ đến khi NB rời phòng phẫu thuật nhằm mục đích giúp cán bộ y tế tuân thủ
đúng quy trình an tồn trong phẫu thuật, cải thiện và nâng cao được sự an toàn của NB
và giảm tỷ lệ tử vong khơng đáng có do phẫu thuật và các biến chứng liên quan. [24]
- Tại Việt Nam, công tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như ATPT
đã được quan tâm và càng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Triển khai an
toàn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra trong Thông tư
19/2013/TT-BYT năm 2013. Bảng kiểm ATPT được coi như là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay.



6

Hình 1.1. Bảng kiểm an tồn phẫu thuật theo WHO 2009
- Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí là một trong các bệnh viện đầu tiên
được Bộ Y tế cho áp dụng thí điểm BKATPT từ năm 2010 dựa trên bảng kiểm của WHO
[24]. Bệnh viện đã xây dựng bảng kiểm để đánh giá tuân thủ BKATPT và bảng kiểm
đánh giá tuân thủ Bộ Tiêu chí đánh giá ATPT và thực hiện đánh giá hàng quý. Các tồn
tại được phân tích ngun nhân gốc rễ và có giải pháp cải tiến chất lượng hàng quý.

Hình 1.2. Bảng kiểm ATPT tại bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí


7
* Các giai đoạn tn thủ quy trình an tồn phẫu thuật
- Giai đoạn tiền mê: Những biện pháp kiểm tra an toàn phải được thực hiện ngay
từ khi bắt đầu gây mê, địi hỏi ít nhất phải có mặt của bác sĩ gây mê và điều dưỡng.
+ Người bệnh được xác nhận nhân dạng, vùng phẫu thuật, phương pháp và có
cam kết đồng ý thực hiện phẫu thuật hay khơng?
Việc xác nhận chính xác nhân dạng NB, loại phẫu thuật dự kiến, vùng phẫu thuật
và cam kết đồng ý phẫu thuật của NB là cần thiết để đảm bảo rằng nhóm phẫu thuật
khơng phẫu thuật nhầm NB hoặc thực hiện sai phẫu thuật, các thông tin cần được kiểm
tra bằng lời với mỗi thành viên có liên quan trong nhóm phẫu thuật. Trước khi gây mê,
người phụ trách bảng kiểm sẽ kiểm tra lại với bác sĩ gây mê và NB để xác định nhận
dạng, phương pháp và vùng mổ là đúng khi đó NB đồng ý cho tiến hành phẫu thuật.
Trường hợp NB không thể xác nhận được vì nhiều lý do (người bệnh mê, trẻ em)
thì một người nhà người bệnh sẽ chịu trách nhiệm. Tình huống cấp cứu mà khơng có ai
giám hộ được, sẽ xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện thống nhất để thực hiện bước này.
+ Vùng mổ có được đánh dấu khơng?
Cần phải xác nhận rằng vùng phẫu thuật đã được đánh dấu. Việc đánh dấu vị trí
phẫu thuật do BSPT thực hiện (bằng bút dấu) đặc biệt là trường hợp có liên quan đến

những vị trí có ở cả hai bên hoặc phối hợp nhiều lớp, tầng. Việc đánh dấu cần theo thực
hành tại chỗ, việc đánh dấu thống nhất cũng là cơ sở để xác nhận đúng thủ thuật và đúng
chỗ cần phẫu thuật.
+ Việc kiểm tra máy gây mê và thuốc đã hoàn tất chưa?
Hoàn thành bước này bằng cách hỏi bác sĩ gây mê để xác nhận hoàn thành việc
kiểm tra an toàn gây mê, được hiểu là một sự kiểm tra chính thức thiết bị gây mê, mạch,
nhịp thở, thuốc và nguy cơ của NB khi gây mê trước mỗi ca phẫu thuật. BSPT nên có
mặt thời điểm này vì những thơng tin trao đổi sẽ giúp biết được diễn biến ca mổ và
những nguy cơ có thể xảy ra.
+ Có máy đo độ bão hịa oxy trong máu gắn trên người bệnh và hoạt động bình
thường không?
Đây cũng là một khâu quan trọng, nên để máy chỗ dễ quan sát thấy của cả nhóm.
Người phụ trách cũng cần phải xác nhận rằng thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu được
gắn trên người bệnh và hoạt động bình thường trước khi tiến hành gây mê. Trường hợp
bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp để cứu tính mạng hoặc giữ các bộ phận của cơ thể,


8
nhưng thiết bị này khơng có sẵn hoặc có vấn đề thì cả nhóm cần phải thống nhất bỏ qua
u cầu này và có sự theo dõi chặt chẽ trong suốt q trình phẫu thuật.
+ Người bệnh có tiền sử dị ứng không?
Người phụ trách bảng kiểm và bác sĩ gây mê cần biết: người bệnh có tiền sử dị ứng
khơng và nếu có thì là loại dị ứng gì.
+ Người bệnh có biểu hiện khó thở/nguy cơ hít sặc?
Cả nhóm phẫu thuật phải xác nhận bằng lời đã đánh giá khách quan đường thở của
người bệnh. Nếu kết quả đánh giá đường thở cho thấy nguy cơ khó thở cao, nhóm gây
mê phải sẵn sàng đối phó với nguy cơ về hô hấp, nghĩa là phải điều chỉnh phương pháp
gây mê (ví dụ, gây tê vùng nếu có thể) và chuẩn bị sẵn thiết bị cấp cứu.
Nguy cơ về khả năng hít thở phải được đánh giá như là một phần của đánh giá
đường thở. Nếu người bệnh bị chướng bụng do thực quản trào ngược hoặc dạ dày giãn,

nhóm gây mê phải chuẩn bị phương án đổi phó với khả năng về hít thở. Đối với người
bệnh có biểu hiện khó thở hoặc nguy cơ liên quan đến việc hít thở, việc bắt đầu gây mê
chỉ được thực hiện khi bác sĩ gây mê xác nhận rằng đã có đủ các thiết bị và sự hỗ trợ
cần thiết bên cạnh giường bệnh.
+ Người bệnh có nguy cơ mất máu trên 500 ml không (7ml/kg ở trẻ em)?
Việc này cần được dự tính trước, đặc biệt lưu ý khả năng mất trên 500ml máu
(hoặc tương đương 7ml/kg ở trẻ em). Mất máu nhiều là nguy hiểm đối với những người
bệnh phẫu thuật do vậy, trước phẫu thuật cần được tính tốn để dự trữ máu. BSPT và
bác sĩ gây mê cần phải trao đổi về nguy cơ này trước khi ca phẫu thuật được tiến hành.
Nếu nguy cơ mất máu nhiều hơn 500ml là hiện hữu thì cần phải chuẩn bị ít nhất hai
đường truyền tĩnh mạch.
- Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da
+ Xác nhận tên và vai trò trong ca phẫu thuật của tất cả các thành viên nhóm
phẫu thuật
Trước khi rạch da, mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu tên tuổi và vai trị. Nếu
là nhóm tham gia phẫu thuật hàng ngày đã quen nhau thì chỉ cần xác nhận nhiệm vụ của
mỗi người trong nhóm và đã có mặt đầy đủ.
+ Xác nhận tên người bệnh, loại phẫu thuật và vị trí hay vùng phẫu thuật
Nhóm phẫu thuật cần dừng lại và xác nhận bằng lời tên của người bệnh, loại phẫu
thuật sẽ tiến hành và vùng phẫu thuật, việc định vị người bệnh làm nhằm tránh phẫu


9
thuật nhầm người, nhầm chỗ. Nếu người bệnh còn tỉnh táo, tiếp tục xác nhận với người
bệnh về những thông tin tương tự.
+ Kháng sinh dự phịng có được triển khai trong vòng 60 phút trước khi phẫu
thuật?
Mọi người cùng xác nhận việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong vòng 60 phút
trước mổ. Nếu kháng sinh dự phòng chưa được dùng, cần cho ngay trước khi rạch da.
Trường hợp đã cho người bệnh sử dụng kháng sinh quá 60 phút “ Nhóm phẫu thuật “ có

thể cân nhắc để bổ xung nếu cần. Trường hợp kháng sinh dự phòng được cho là khơng
phù hợp thì sẽ đánh dấu vào ô “ không áp dụng “ với sự xác nhận của cả nhóm.
+ Tiên lượng các biến cố
Cả nhóm cần liên tục trao đổi các thông tin như: Tiên lượng các biến cố, những
bước chính và dự tính có xảy ra việc gì bất thường trong mổ? Thời gian phẫu thuật dự
kiến? BSPT và Bác sỹ gây mê cần có các chú ý đặc biệt đối với từng ca phẫu thuật ngăn
ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Đối với bác sĩ phẫu thuật: những bước chính và đột xuất là gì? Thời gian diễn ra
bao lâu? Tiên lượng mất máu là bao nhiêu?
Đối với bác sĩ gây mê: có những lo ngại cụ thể nào về người bệnh khơng?
Đối với nhóm điều dưỡng: đã xác nhận tình trạng vơ khuẩn chưa (có các kết quả
chỉ số? Có lo ngại hoặc vấn đề gì về trang thiết bị khơng?
Chẩn đốn hình ảnh thiết yếu có được chuẩn bị khơng?
Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho việc lên kế hoạch chuẩn và tiến
hành nhiều loại phẫu thuật bao gồm phẫu thuật chỉnh răng, cột sống và ngực và nhiều
phẫu thuật cắt khối u khác. Chẩn đoán hình ảnh có trong phịng và được hiển thị liên tục
trong suốt q trình phẫu thuật nếu khơng sẵn có trong phịng thì cần phải thu xếp để có
được. BSPT sẽ quyết định liệu có tiến hành mà khơng có chẩn đốn hình ảnh, nếu như
cần nhưng khơng có sẵn tại chỗ.
- Trước khi người bệnh rời phịng mổ.
Cả nhóm đánh giá lại cuộc mổ, hoàn thành việc kiểm tra thiết bị sử dụng cho cuộc
mổ, gạc, dán mác bệnh phẩm phẫu thuật... Do trong q trình phẫu thuật có thể thay đổi
hoặc mở rộng tùy theo tình trạng tổn thương nên người phụ trách bảng kiểm cần xác
nhận với nhóm phẫu thuật xem chính xác là phẫu thuật gì đã được thực hiện. Câu hỏi
thường đặt ra như “Chúng ta vừa tiến hành phẫu thuật gì ?” hoặc xác nhận “Chúng ta


10
vừa tiến hành phẫu thuật X có đúng khơng??”
Những biện pháp kiểm tra an toàn này cần phải được hoàn tất trước khi chuyển

người bệnh ra khỏi phòng mổ. Mục đích là nhằm chuyển tải những thơng tin quan trọng
cho nhóm chăm sóc hậu phẫu. Việc này được thực hiện và phải hồn thành trước khi
BSPT rời phịng mổ. Nó có thể diễn ra đồng thời với q trình đóng vết thương.
+ Điều dưỡng dụng cụ xác nhận bằng lời:
Tên của phẫu thuật: Phẫu thuật có thể thay đổi hoặc mở rộng nên người phụ trách
bảng kiểm cần phải xác nhận với BSPT và cả nhóm cho chính xác.
Hồn thành việc kiểm tra kim tiêm, gạc và dụng cụ: Điều dưỡng phụ trách vệ
sinh, thu dọn cần phải xác nhân bằng lời việc hoàn tất kiểm kê băng gạc, kim tiêm lần
cuối. Trong những trường hợp phẫu thuật hốc mở, việc kiểm tra dụng cụ vẫn cần phải
được xác nhận đã hoàn thành. Nếu việc kiểm tra đối chiếu thấy khơng hợp lý, cả nhóm
phải được cảnh báo và phải kiểm tra lại.
Dán nhãn bệnh phẩm (đọc to nhãn bệnh phẩm bao gồm cả tên người bệnh)
Việc dán nhãn không đúng bệnh phẩm là nguy cơ tiềm ẩn đối với người bệnh, thậm
chí mất bệnh phẩm sẽ dẫn đến những sai sót hoặc khó khăn trong việc điều trị về sau.
Người phụ trách cần xác nhận việc dán nhãn bệnh phẩm thu được trong quá trình phẫu
thuật là đúng bằng cách đọc to tên người bệnh, mô tả bệnh phẩm và ghi thơng tin người
bệnh lên trên.
Liệu có vấn đề gì về trang thiết bị cần giải quyết
Nhóm phẫu thuật cũng cần đánh giá lại hoạt động của trang thiết bị, cần phải đảm
bảo rằng những vấn đề về trang thiết bị nảy sinh trong quá trình phẫu thuật được cả
nhóm phát hiện.
Bác sĩ phẫu thuật, gây mê và điều dưỡng đánh giá những lo ngại đối với quá
trình hồi phục và xử trí người bệnh.
BSPT, gây mê và điều dưỡng cần đánh giá quá trình hồi phục hậu phẫu và kế hoạch
xử trí tập trung cụ thể vào những vấn đề về gây mê hoặc trong khi phẫu thuật có thể ảnh
hưởng đến người bệnh. Những sự cố trực tiếp gây rủi ro cụ thể cho người bệnh trong
quá trình hồi phục và những sự cố gián tiếp có liên quan chặt chẽ. Mục đích của bước
thực hiện này là nhằm chuyển tải một các hiệu quả và phù hợp những thơng tin quan
trọng của cả nhóm.
Cuối cùng cả nhóm sẽ trao đổi kế hoạch chính và những vấn đề liên quan tới xử lý



11
hậu phẫu và phục hồi của người bệnh trước khi chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.
Do người phụ trách bảng kiểm có quyền dừng khơng cho tiến hành các bước tiếp
theo nếu các bước trước đó chưa được hồn thành, đảm bảo cho cuộc mổ an tồn nên
họ có thể gặp xung đột với một vài các thành viên khác của nhóm. Vì vậy việc lựa chọn
người phụ trách bảng kiểm cần phù hợp: có trách nhiệm và cả có tiếng nói đối với mọi
người.
Tỷ lệ tuân thủ chung được đánh giá khi tất cả các đối tượng tuân thủ cho NB, chỉ
cần 01 đối tượng không tuân thủ trên 01 người bệnh thì được gọi là khơng tn thủ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật đã được WHO xây dựng và thực hiện từ năm
2009, đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong phịng ngừa các sai sót liên quan đến
phẫu thuật. Trên thế giới đã có nhiều tổ chức và cá nhân tiến hành nghiên cứu về tính
hiệu quả khi sử dụng bảng kiểm an tồn trong phẫu thuật của WHO.
Alex B. Haynes và cộng sự (2009) đã nghiên cứu thử nghiệm ở 8 bệnh viện trên
tồn thế giới, 4 bệnh viện ở những nơi có thu nhập cao và 4 ở những nơi có thu nhập
thấp và trung bình . Dữ liệu được thu thập từ 7688 người bệnh (3733 trước và 3955 sau
thực hiện checklist) từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 9 năm 2008 và kết quả đã chứng
minh những cải thiện đáng kể về an toàn NB trong phẫu thuật. Tỉ lệ biến chứng lớn giảm
từ 11% đến 7% (giảm 36%), tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% đến 0,8% (giảm gần 50%) [19].
Tadesse B. Melekie và cộng sự (2015) đã khảo sát 282 ca phẫu thuật từ tháng 1
đến tháng 3 năm 2013 và áp dụng BKATPT của WHO để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng bảng kiểm. Kết quả cho thấy việc tuân thủ các phần trong BKATPT và sự tham
gia của thực hiện bảng kiểm của các thành viên kíp mổ là khác nhau. Phần có tỉ lệ tuân
thủ cao nhất là ID của người bệnh, loại thủ thuật và kháng sinh, kém nhất là vị trí rạch da
và thong tin hình ảnh. Cuộc nghiên cứu đã cho thấy cần cải thiện sự tuân thủ và sự tham
gia của tồn bộ nhóm phẫu thuật, cần giải quyết khái niệm rủi ro và sựu nhận thức câc

phần trong bảng kiểm cho các thành viên trong nhóm [23].
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Lương Thị Thoa và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự tuân thủ
thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra việc tuân thủ BKATPT cho 1010


12
ca phẫu thuật theo kế hoạch và cấp cứu thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên trong thời gian 1 tháng. Nhóm đã đưa ra kết luận: Trong giai đoạn tiền
mê,100% người bệnh được xác nhận đúng và có cam đoan đồng ý phẫu thuật, 20% người
bênh khơng được đánh dấu vị trí mổ, 98,5% số ca được gắn thiết bị theo dõi độ bão hòa
oxy trong máu. Giai đoạn trước khi rạch da: 15,4 % số ca có tiền sử dị ứng, 4% các thành
viên trong kíp mổ khơng giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình. Việc dùng kháng sinh dự
phịng chiếm 79 %. Có 96,6% số ca mổ được phẫu thuật viên tiên lượng được những bất
thường có thể xảy ra. Trước khi rời phòng mổ:việc ghi chép phương pháp phẫu thuật ,
phương pháp vô cảm được thực hiện đầy đủ 100%, điều dưỡng dụng cụ hoàn thành việc
kiểm tra gạc, kim, dụng cụ phẫu thuật trước khi đóng vết mổ là 100%. Tuy nhiên, việc
đọc to nhãn bệnh phẩm cùng tên người bệnh chỉ đạt 41%. [15]
Phạm Ngọc Độ (2020) cũng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự tuân thủ thực
hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tai bệnh
viện Da liễu trung ương từ tháng 3-6/2020. Nhóm đã tiến hành quan sát ngẫu nhiên 217
ca phẫu thuật bằng bảng kiểm đánh giá tuân thủ quy trình ATPT, bảng kiểm được xây
dựng trên cơ sở nhân viên y tế có/khơng thực hiện các mục trong BKATPT. Sau đó,
nhóm thực hiện qua việc phỏng vấn sâu (PVS) 5 đại diện lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng
và tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm (TLN) với nhân viên y tế tại khoa Phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ và phục hồi chức năng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ quy trình an toàn phẫu
thuật chung là 62,7%. Tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở giai đoạn trước khi gây mê/tê với 84,8%,
thấp nhất là giai đoạn trước khi rạch da với 77,0%. Tỷ lệ tn thủ quy trình an tồn phẫu
thuật của nhóm bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê đều là 81,6%, nhóm

điều dưỡng thấp hơn với 69,6%. Một số nội dung còn chưa thực hiện tốt, tỷ lệ tuân thủ
chưa cao, như đánh giá nguy cơ mất máu ở giai đoạn trước khi gây mê/tê với 47,6%; dự
kiến thời gian phẫu thuật và thực hiện hình ảnh chẩn đoán thiết yếu ở giai đoạn trước khi
rạch da lần lượt 88,2% và 76,4%; dán nhãn mẫu bệnh phẩm đầy đủ ở giai đoạn trước
khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật là 80,9%.[8]
Trần Thị Thủy (2021) nghiên cứu 117 người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức cho thấy việc áp dụng BKATPT đã kiểm sốt tốt các thơng tin liên quan
đến người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật. Trước khi gây mê: 100% người bệnh đã
được xác nhận đúng và có cam đoan đồng ý phẫu thuật. 72,7% chuẩn bị vùng phẫu thuật
chưa tốt; 7,8% không xác định đúng phương pháp phẫu thuật. 100% số ca phẫu thuật


13
được kiểm tra thuốc, thiết bị gây mê, 100% người bệnh gắn thiết bị theo dõi độ bão hòa
oxy trong máu trước gây mê/tê. 18% người bệnh không được đánh dấu vùng phẫu thuật.
Trước khi rạch da: 83,8% các thành viên kíp phẫu thuật khơng giới thiệu tên và nhiệm
vụ của mình; 61,5% khơng dự kiến thời gian phẫu thuật. Các thông tin người bệnh được
xác nhận là 95,7%.Việc dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật là 89%. Trước
khi đóng vết mổ và trước khi rời phịng mổ: 2,6% ca mổ có vấn đề về thiết bị. Ghi chép
phương pháp phẫu thuật, phương pháp vô cảm được thực hiện đầy đủ đạt 100%. Điều
dưỡng dụng cụ hoàn thành việc kiểm tra gạc, kim, dung cụ trước khi đóng vết mổ đạt
100%. Việc dán nhãn bệnh phẩm cùng tên người bệnh là 25% [16].
1.2.3. Các quy định, hướng dẫn về việc thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Hướng dẫn thực hiện Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện;
- Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám chữa bệnh.
- Quyết định số 6858/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 18/11/2016 về việc
ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.

- Quyết định 7482/ QĐ-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2018 về việc “Ban hành Bộ
tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an tồn phẫu thuật”.
- Quyết định số 489/QĐ-VĐ ngày 10/03/2017 của Giám đốc Bệnh viện Việt Nam
- Thụy Điển về việc áp dụng quy trình và bảng kiểm an tồn phẫu thuật.
- Cẩm nang thực hành bảng kiểm an toàn phẫu thuật (WHO)


14
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí:
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý với nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân
khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Bệnh viện có tổng số 1160 giường thực kê với 43
khoa/phòng/trung tâm và gần 1000 cán bộ, nhân viên, cụ thể: Bác sỹ: 191, ĐD/HS/KTV:
480, kỹ sư, công nhân: 51, nhân viên hành chính: 49; hộ lý, bảo vệ: 100 người.
Mỗi ngày bệnh viện có trung bình trên 2000 lượt người bệnh, khách hàng khám
và điều trị mỗi ngày. Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh viên
các trường y trong và ngoài nước, chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn cho tuyến trước. Mỗi
năm có khoảng 2000 sinh viên đến bệnh viện thực tập. Bệnh viện cũng được thừa hưởng
văn hóa làm việc “Chính quy, kỷ cương, khoa học” từ các chuyên gia Thụy Điển đã
từng làm việc tại bệnh viện trước đây. Bệnh viện đã xây dựng Chính sách chất lượng
lấy “An tồn người bệnh” là then chốt hàng đầu. Do vậy việc báo cáo sự cố y khoa chính
là việc NVYT bệnh viện “Lên tiếng vì sự an tồn của người bệnh” nên đây là hành động
mà bệnh viện đánh giá là một việc làm cao thượng, có đạo đức, có trách nhiệm với người
bệnh vì chính NVYT dám nói ra cái sai của mình để chia sẻ nên mọi NVYT được rút
kinh nghiệm, để phòng ngừa sự cố lặp lại qua các sự cố đã xảy ra, để tất cả người bệnh
được an tồn. Năm 2013 ngay khi thơng tư 19/2013/TT-BYT ban hành bệnh viện đã
triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa và các sự cố liên quan đến phẫu thuật cũng
được NVYT báo cáo và đều được phân tích tìm ngun nhân và có các giải pháp cải

tiến, việc đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật đều được đánh giá định kỳ và đột xuất.
Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức có 09 phịng mổ, 10 giường hồi tỉnh, 20 giường
hồi sức, 50 nhân viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật: Mổ tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể, giảm đau bằng morphin
tủy sống; hồi sức sốc...Cấp cứu, phẫu thuật cho khoảng 25.000 ca mỗi năm.
Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí đã được Bộ Y tế áp dụng thí điểm Bảng
kiểm ATPT trong năm 2010 theo khuyến cáo của WHO và cho kết quả tốt. Và sau đó
bệnh viện triển khai áp dụng từ năm 2011 đến nay. Đánh giá chung là Bảng kiểm phù
hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm sốt phẫu thuật an tồn và hiệu quả.
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bảng kiểm, quan sát trực tiếp các ca mổ,


15
đánh giá việc thực hiện của từng đối tượng theo bảng kiểm với 3 hình thái: Tn thủ,
khơng tn thủ, không đánh giá.
+ Tuân thủ: Khi các đối tượng được quan sát thực hiện các tiêu chí đầy đủ, đúng
theo quy định.
+ Không tuân thủ: Khi các đối tượng được quan sát khơng thực hiện hoặc thực
hiện các tiêu chí không đầy đủ, không đúng theo quy định.
+ Không đánh giá: Tiêu chí đánh giá khơng thuộc trách nhiệm đối tượng phải
thực hiện theo quy định.
+ Tuân thủ chung: Được đánh giá khi tất cả các đối tượng cùng thực hiện. Chỉ
một trong các đối tượng được quan sát không thực hiện thì được coi là khơng thực hiện.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả thành viên trong kíp PT là Bác sỹ/Kỹ thuật viên
gây mê, bác sỹ PT, điều dưỡng tham gia thực hiện PT cho người bệnh.


16
2.2. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển ng Bí năm 2022
2.2.1. Một số thông tin chung

Bảng 2.1. Thông tin chung về nhân viên tham gia phẫu thuật
Các thông tin chung
Vị trí cơng tác
Phẫu thuật viên
Bác sĩ gây mê
Điều dưỡng
Giới tính
Nam
Nữ
Nhóm tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 30 đến 40 tuổi
Từ 41 tuổi trở lên
Trình độ chun Trung cấp
mơn
Cao đẳng
Đại học
Trên đại học
Thâm niên công Dưới 5 năm
tác
5 - 10 năm
Trên 10 năm

Số lượng
43
09
32
41
43
14

46
14
0
19
21
44
21
33
30

Tỷ lệ (%)
51,2
10,7
38,1
48,8
51,2
28,6
54,7
16,7
0
22,6
25,0
52,4
25,0
39,3
35,7

Bảng 2.1 cho thấy 1 ê kíp phẫu thuật gồm 3 nhóm nhân viên y tế chủ chốt: BSPT,
bác sỹ gây mê, KTV/ ĐD gây mê và điều dưỡng dụng cụ hay chạy ngồi. Có 84 NVYT
tham gia nghiên cứu trong đó nhóm tuổi thường gặp nhất ở đối tượng nghiên cứu 30 –

40 có 46 người chiếm 54,7%, giới nữ chiếm 51,3% cao hơn nam, nhân viên y tế có
thời gian làm việc tại bệnh viện 5- 10 năm chiếm 39,3%, trình độ học vấn chủ yếu là
sau đại học chiếm 52,4%.
Bảng 2.2. Thông tin chung về ca phẫu thuật (n=152)
Các thơng tin chung
Hình thức phẫu thuật
Loại phẫu thuật

Phân loại ASA
Thời gian phẫu thuật

Mổ phiên
Cấp cứu
Loại đặc biệt
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Dưới 30 phút
30-60 phút
Trên 60 phút

Số lượng

Tỷ lệ (%)

152
0

28
69
31
24
86
48
18
24
47
81

100
0
18,4
45,4
20,4
15,8
56,6
31,6
11,8
15,8
30,9
53,3


17
Bảng 2.2. cho thấy 152 ca phẫu thuật được quan sát đều là mổ phiên; 69 ca phẫu
thuật loại 1 (45,4%), 28 ca phẫu thuật loại đặc biệt (18,4%): phân loại NB theo tiêu
chuẩn của hiệp hội gây mê hồi sức Hoa Kỳ (ASA) thì có 86 ca ở mức độ 1 (56,6%).
Thời gian phẫu thuật dưới 30 phút là 24 ca (15,8%), trên 60 phút là 381 ca (53,3%).

2.2.2. Thực trạng tuân thủ Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
2.2.2.1. Giai đoạn tiền mê
Bảng 2.3. Tuân thủ quy trình an tồn phẫu thuật ở giai đoạn tiền mê
BSPT

TT

Tiêu chí

SL

BS/KTV GM

Tỷ lệ
(%)

SL

Tỷ lệ
(%)

Điều dưỡng

SL

Tỷ lệ
(%)

Tuân thủ
chung


SL

Tỷ lệ
(%)

Xác định danh tính
1.
bằng tên, tuổi, giới
152
100
152
100
152
100
và mã người bệnh
Kiểm tra phiếu
đồng ý phẫu thuật
2.
152
100
152
100
152
100
đã hồn chỉnh
Xác định vị trí
3.
152
100

152
100
152
100
phẫu thuật
Có đánh dấu vị trí 119/119
4.
phẫu thuật
ca áp
100
119
100
dụng
Xác định phương
5.
152
100
152
100
pháp phẫu thuật
Kiểm tra thuốc
6.
gây tê và máy gây
152
100
152
100

Kiểm tra máy đo
7.

152
100
152
100
độ bão hòa oxy
Đánh giá tiền sử dị
8.
ứng của người
152
100
152
100
bệnh
Đánh giá nguy cơ
đường thở khó,
9.
152
100
152
100
152
100
nguy cơ hít sặc
Đánh giá nguy cơ
67/69
60/69 ca
10. mất máu trên
87
ca áp 97,1
60

87,0
áp dụng
500ml
dụng
Ghi chú: “-” nghĩa là trong đội ngũ NVYT tham gia kíp mổ, thành viên này khơng
có nhiệm vụ thực hiện tiêu chí này và khơng tính trong tỷ lệ tuân thủ chung.
Qua bảng 2.3 ta thấy: Hầu hết NVYT đều tuân thủ tốt các nội dung bảng kiểm ở
giai đoạn tiền mê với tỷ lệ 100%, chỉ duy nhất có nội dung “Đánh giá nguy cơ mất máu
trên 500ml” có tỷ lệ khơng đạt 100%.


×