Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những thay đổi của gia đình Việt Nam hiện nay. Phân tích và lấy VD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.03 KB, 5 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Đề tài: Những thay đổi của gia đình Việt Nam hiện nay. Phân tích và
lấy VD

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
MSSV :

Tháng 8 năm 2022


1. Biến đổi của quy mô, kết cấu của gia đình
Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng chung sống trong
1 nhà thì ngày nay theo “kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006”, mơ hình này có
xu hướng giảm thay vào đó là mơ hình gia đình hạt nhân (gồm cha mẹ và con cái) đang
trở nên phổ biến (chiếm tỉ lệ 63,4%) và loại hình gia đình này phổ biến hơn ở các khu vực
Đông Bắc (67,2%), Tây Bắc (70,3%) và Tây Nguyên (76,4%. Nguyên nhân của sự thay
đổi này là:
 Gia đình hạt nhân có nhiều ưu điểm hơn một số loại hình thái gia đình khác (gia
đình mở rộng, gia đình đơn thân) là: tương đối tự do so với sức ảnh hưởng của tập
thể, dịng họ, tăng độ thân mật giữa tình cảm vợ chồng, độc lập về quan hệ kinh tế
và tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng khơng gian tự do tương đối để
phát triển bản thân.
 Xu hướng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị để làm việc rồi lập gia đình.
Tuy nhiên, điều kiện đất đai, nhà ở tại các thành thị bị hạn chế…
Ngoài ra có một kiểu gia đình nữa ở Việt Nam hiện nay là gia đình đơn thân, độc thân.
Tuy khơng nhiều, nhưng cũng có xu hướng gia tăng (năm 2009, chiếm 7,2%, năm 2019
chiếm 10,9%). Quy mơ số gia đình ở các vùng miền cũng khác nhau do ảnh hưởng của


trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế xã hội,…Ví dụ như: tại đồng bằng sơng Hồng quy
mơ số gia đình trung bình là 4,1 người, thấp nhất cả nước.
Tuy nhiên, khi mỗi cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng của mình (như: học vấn, địa vị,
kinh tế...) một cách cực đoan thì nó dẫn đến một số tiêu cực như: tạo ra sự ngăn cách
không gian giữa các thành viên trong gia đình, ít quan tâm lo lắng và giao tiếp với nhau,
làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lạnh lẽo,…từ đó sinh ra “bệnh vô cảm” và
dần lan rộng ra xã hội.

2. Biến đổi chức năng của gia đình
 Chức năng tái sản xuất ra con người


Nếu như trong gia đình truyền thống xưa, do ảnh hưởng của phong tục tập quán và nhu
cầu sản xuất nơng nghiệp là phải có nhiều con (trời sinh voi, trời sinh cỏ) và nhất thiết
phải có con trai nối dõi thì ngày nay đã có sự thay đổi về điều đó. Theo kết quả Điều tra
thanh niên và vị thành niên Việt Nam 2009, vẫn còn 12,6% thanh niên lứa tuổi 14 - 25
cho rằng cần phải có con trai. Việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái dẫn đến tình
trạng chọn lọc giới tính thai nhi. Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang có xu hướng
tăng, từ 110,5 bé trai/100 bé gái vào năm 2009 đến 111,2 năm 2010; 111,9 năm 2011 và
112,3 năm 2012. Với xu hướng này, nếu khơng có sự can thiệp, thì tỷ số giới tính khi sinh
ở Việt Nam sẽ sớm đến mức 115 bé trai /100 bé gái vào năm 2015 và chắc chắn chưa
dừng lại ở đó. Tuy nhiên, đã có khoảng 63% người trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng không
nhất thiết phải có con trai. Điều đó cho thấy đại bộ phận người dân đã tự nhận thức được
giá trị của con cái trong cuộc sống gia đình nói chung, chứ khơng chỉ đơn thuần thực hiện
theo qui định của chính sách dân số. Bên cạnh đó, nhờ sự tiến bộ của y học mà giờ đây
tình dục khơng chỉ mang ý nghĩa sinh sản nữa mà còn là sự thể hiện của nhu cầu thể xác
tự nhiên của loài người. Đời sống tình dục thỏa mãn đang trở thành nhân tố chính trong
việc làm tăng mức độ thỏa mãn trong đời sống hơn nhân.
 Chức năng giáo dục (xã hội hóa).
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội ngày

nay và đưa ra những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình. Hiện
nay Giáo dục gia đình phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho con
cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay khơng chỉ nặng về giáo dục đạo đức,
ứng xử gia đình, dịng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại,
trang bị cơng cụ cho con cái hịa nhập với thế giới. Sự quan tâm này sẽ không giống nhau
giữa các khu vực, vùng, miền và dân tộc. Cha mẹ ở thành thị chăm lo đến việc học của
con cao hơn so với nông thôn. Tây Bắc là vùng có tỉ lệ cha mẹ ít quan tâm hơn so với các
vùng cịn lại. Ngồi ra, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến đổi nhanh
chóng thì sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc giáo dục con cái. Thế hệ trẻ mới lập
gia đình cho dù có nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng


thế hệ, xung quanh việc ni dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trông cậy vào tri thức khoa
học và chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha mẹ.
 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của gia đình
Lối sống của gia đình được quyết định tùy thuộc vào cơng việc hay mức thu nhập của các
thành viên trong nhà và tiêu chuẩn tiêu dùng của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến mức
độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Đối với các gia đình ở nơng thơn thì chức năng sản
xuất và tiêu dùng của gia đình khơng bị phân chia rạch ròi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy
việc sản xuất phục vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị
suy giảm.
 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì tình cảm.
Nếu ngày xưa, độ bền vững của gia đình phụ thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan
hệ, sự hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình thì ngày nay nó bị chi phối bởi các mối
quan hệ hịa hợp tình cảm giữa thành viên gia đình. Khơng phải ngẫu nhiên người ta gọi
gia đình yêu thương, trìu mến như vậy. Ở nơi đây người già được chăm sóc khỏe mạnh,
vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Con cái biết yêu
kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn, cực nhọc với nhau.... Tuy là
vậy nhưng nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật chất nhiều
hơn và đầy đủ hơn, còn việc trực tiếp trị chuyện, hỏi han thì ít hơn trước. Có 37,5%

người cao tuổi cho biết họ thường trị chuyện, tâm sự chuyện vui buồn với vợ hoặc chồng
của mình; 24,8% tâm sự, trò chuyện với con và 12,5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm.

3. Biến đổi quan hệ gia đình
 Quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng.
Theo gia đình truyền thống, người chủ gia đình thường là người đàn ông/người chồng. Họ
là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người
chồng là người chủ sở hữu tài sản của gia đình, quyết định các cơng việc quan trọng của
gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Trong gia đình việt nam hiện đại, quan niệm
người chủ gia đình đã đa dạng hơn,có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ


nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng . Qua đây có thể thấy rằng người phụ nữ đã dần dần
khẳng định được vị trí của mình trong gia đình.
 Mối quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Trong xã hội xưa, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được củng cố bằng chế
độ tông pháp và gia trưởng. Theo đó cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình (vợ - chồng;
cha - con, anh - em) tuân theo một tơn ti, trật tự chặt chẽ. Ví dụ: là vợ - chồng thì phải hịa
thuận, thương u nhau, phu xướng thì vợ phải tùy, trong bàn ăn thì người phụ nữ không
được dùng chung mâm cơm với chồng và con cái phải mời hết lần lượt vai vế từ trên
xuống dưới thì mới được dùng cơm,… Theo dịng thời gian, sức nặng của tơn ti, trật tự
khơng cịn nặng nề như trước mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn và đề cao sự tự do cá
nhân. Trước hết, số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giảm, thu nhập của gia đình
lại tăng lên nên cha mẹ có điều kiện ni con tốt hơn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp
tiêu cực, có thể lấy ví dụ về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình - nơi được
coi là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Một đứa trẻ được sinh ra và lớn
lên trong gia đình truyền thống định hình nhân cách bằng sự quan tâm giáo dục dạy bảo
thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay từ khi rất nhỏ. Còn trong gia đình hiện đại, việc
giáo dục trẻ em gần như được phó mặc hồn tồn cho nhà trường mà thiếu đi sự chăm
sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Điều đó dẫn đến nhiều hiện tượng làm rạn nứt tình cảm gia đình

mà trước đây chưa từng có như: có nhiều trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ
nạn xã hội, tình trạng “sống thử trước hơn nhân” của một bộ phận thanh thiếu niên hiện
nay có xu hướng gia tăng. Theo nghiên cứu về Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về
hơn nhân gia đình thì hiện tượng nam thanh thiếu niên “sống thử” cao hơn nữ (22% so với
14,7%) hay “Theo báo Pháp luật Việt Nam” cứ ba vụ ly hơn thì có một vụ do ngoại tình,




×