Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Cảnh báo va chạm sử dụng cảm biến siêu âm HCSR04 (có code + lưu đồ + mạch mô phỏng trên proteus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.85 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG BÁCH KHOA

….….

BÁO CÁO
CẢM BIẾN CHUYỂN NĂNG
Đề tài: Cảnh báo va chạm sử dụng cảm biến HC-SR04

Giảng viên hướng dẫn

: Thầy Nguyễn Văn Mướt

Học phần

: Cảm biến và chuyển năng_CT378

Nhóm

: 08

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Nhật Linh B2012513
Nguyễn Mạnh Hà B2012497
Nguyễn Quốc Bảo B2012416
Trương Huỳnh Đức B2004127

Cần thơ: 04/2023



Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành Bài báo cáo học phần này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
Thầy Nguyễn Văn Mướt vì đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến để em hồn thành
bài báo cáo này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm báo cáo cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, đóng góp ý kiến từ phía Thầy để bài làm của em được hồn
thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.”
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nhóm 08

Trang 2


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Cảm biến và chuyển năng_CT378
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CẢM BIẾN HC-SR04 ................................................... 4
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................................... 5

I. TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN HC-SR04 ..........................................................6
1.

HC-SR04 là gì: ..........................................................................................6

2.

Cấu tạo và thơng số kĩ thuật của cảm biến: .............................................6

3.

Nguyên lý hoạt động: ................................................................................7

4.

Ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của HC-SR04. .................................8

II.
1.

ĐỀ XUẤT HƯỜNG GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI .............................................8
Mô tả ý tưởng, mục tiêu, chức năng của đề tài .......................................8

1.1. Mô tả ý tưởng: ...........................................................................................8
1.2. Mục tiêu: ..................................................................................................10
1.3. Chức năng của đề tài: .............................................................................10
2.

Mơ hình của hệ thống:............................................................................10


2.1. Dạng sơ đồ khối .......................................................................................10
2.2. Mô tả sơ đồ dạng khối của hệ thống ......................................................11
3.

Thiết kế phần cứng của hệ thống ...........................................................11

3.1. Vẽ sơ đồ phần cứng trên phần mềm Tinkercad .....................................11
3.2. Lựa chọn thiết bị: ....................................................................................11
4.

Thiết kế phần mềm của hệ thống ...........................................................12

4.1. Phát thảo lưu đồ giải thuật .....................................................................12
5.

Dự kiến kết quả đạt được và khả năng ứng dụng thực tế của đề tài. ...14

5.2. Khả năng ứng dụng thực tế ....................................................................14
6.

Dự trù vật tư thiết bị ................................................................................14

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ...........................................................................14
1.

Mô phỏng sơ đồ mạch trên phần mềm Proteus .....................................14

2.

Mô phỏng sơ đồ mạch trên phần mềm Tinkercad .................................16


3.

Đoạn code cho chương trình ..................................................................18

4.

Mơ hình thực tế .......................................................................................20

Trang 3


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CẢM BIẾN HC-SR04
(Cảm biến siêu âm)
Cảm biến HC-SR04 là một cảm biến khoảng cách siêu âm giá rẻ và dễ sử dụng.
Nó có phạm vi đo từ 2 đến 400 cm và thường được sử dụng trong các dự án tự
động hóa. Cảm biến này hoạt động bằng cách phát ra sóng siêu âm và đo thời
gian sóng phản xạ trở lại để tính tốn khoảng cách đến vật cản. HC-SR04 có
thể được sử dụng với nhiều loại vi điều khiển khác nhau, bao gồm cả Arduino.
Cảm biến HC-SR04 có kích thước nhỏ gọn và dễ lắp đặt. Nó có hai chân kết
nối chính là chân Trigger và chân Echo. Chân Trigger được sử dụng để kích
hoạt phát sóng siêu âm, trong khi chân Echo được sử dụng để đọc tín hiệu phản
xạ trở lại. Cảm biến này cũng có hai chân cấp nguồn Vcc và Gnd để kết nối với
nguồn điện.
HC-SR04 là một giải pháp hiệu quả về chi phí để đo khoảng cách trong các
ứng dụng như robot tránh vật cản, đo khoảng cách và định vị. Với giá thành rẻ

và tính năng dễ sử dụng, HC-SR04 là một lựa chọn tuyệt vời cho các dự án điện
tử cho sinh viên.

Trang 4


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
(Cảnh báo va chạm sử dụng cảm biến HC-SR04)
Đề tài này trình bày cách sử dụng cảm biến HC-SR04 để đo khoảng cách và
hiển thị kết quả lên màn hình LCD.
Trong đề tài này, nhóm sẽ sử dụng cảm biến HC-SR04 để đo khoảng cách và
hiển thị kết quả lên màn hình LCD1. Ngồi ra, chương trình cịn có chức năng
cảnh báo bằng đèn LED và còi nếu khoảng cách nhỏ hơn 10cm lúc mày trên
màn hình LCD sẽ in ra kết quả đo và dòng “ Cảnh báo!” và điều khiển động
cơ DC sẽ dừng. Ngược lại khi khoảng cách đo lớn hơn 10cm thì động cơ sẽ
được kích để hoạt động song song với đó LED và cịi sẽ ngừng báo và màn hình
LCD in ra kết quả đo dịng “An tồn”.
Đây là một ứng dụng thực tế của cảm biến HC-SR04 trong việc đo khoảng cách
và phản ứng theo kết quả đo được. Đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về
cách hoạt động và ứng dụng của cảm biến HC-SR04, cũng như cách lập trình
để sử dụng nó với Arduino. Hy vọng rằng thông qua đề tài này, các bạn sinh
viên khác sẽ có thêm kiến thức bổ ích về cảm biến HC-SR04 và các ứng dụng
của nó.

Để xác định tổ chức sở hữu xen kẽ giữa dịng “Cảnh báo!” và “An tồn” nhóm thêm LCD in ra dịng “Dai
hoc Can Tho”.

1

Trang 5


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

I.
TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN HC-SR04
1. HC-SR04 là gì:
❖ Khái niệm: HC-SR04 là cảm biến siêu âm chủ yếu được dùng để xác
định khoảng cách của đối tượng mục tiêu. Nó đo khoảng cách chính xác
bằng cơng nghệ khơng tiếp xúc (khơng tiếp xúc giữa cảm biến và vật
thể).

Hình 1: Cảm biến siêu âm HC-SR04
Cấu tạo và thông số kĩ thuật của cảm biến:
Cấu tạo:
Modun cảm biến có 4 chân:
Chân VCC: Dùng để cấp nguồn 5v
Chân Trig: Chân digital output
Chân Echo: Chân digital input
Chân GND: Chân 0v (chân nối Mass)
Cảm biến được chia làm 3 phần:
Bộ phận phát sóng siêu âm: Cấu tạo của các đầu phát và đầu thu siêu
âm là các loa gốm đặc biệt, phát siêu âm có cường độ cao ở tần số thường
là 40kHz cho nhu cầu đo khoảng cách.
❖ Bộ phận thu sóng siêu âm phản xạ: Thiết bị thu là dạng loa gốm có

cấu tạo chỉ nhạy với một tần số chẳng hạn như 40KHz. Qua một loạt các
linh kiện như OPAM TL072, transistor NPN…Tín hiệu này liên tục được
khuếch đại biên độ và cuối cùng là đưa qua một bộ so sánh, kết hợp với
tín hiệu từ bộ điều khiển để đưa về bộ điều khiển.
❖ Bộ phận xử lý, điều khiển tín hiệu: Vi điều khiển (PIC16F688,
STC11,…) được sử dụng làm nhiệm vụ phát xung, xử lý tính tốn thời
gian từ khi phát đến khi thu được sóng siêu âm nếu nhận được tín hiệu
TRIG.
2.









Trang 6


Cảm biến và chuyển năng_CT378














Trường Đại học Cần Thơ

Thông số kĩ thuật:
Model: HC-SR04
Điện áp làm việc: 5VDC
Dòng điện: 15mA
Tần số: 40 KHZ
Khoảng cách phát hiện: 2cm – 400cm
Tín hiệu đầu ra: Xung mức cao 5V, mức thấp 0V
Góc cảm biến: Khơng q 15 độ.
Độ chính xác cao: Lên đến 3mm
Chế độ kết nối: VCC / Trig (T-Trigger) / Echo (R-Receive) / GND
Kích thước: 45mm × 20mm × 15mm

Hình 2:Sơ đồ chân của cảm biến siêu âm HC-SR04
3. Nguyên lý hoạt động:
❖ Cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý: “ Phát sóng và phản xạ sóng ”. Cảm
biến này bao gồm: Bộ phát (Trig) và bộ thu (Echo) là hai bộ phận chính
thực hiện cơng việc thu và phát tín hiệu của cảm biến. Bộ phát chuyển
đổi tín hiệu điện thành sóng siêu âm, cịn bộ thu chuyển đổi tín hiệu siêu
âm đó trở lại thành tín hiệu điện. Khi hoạt động, mô-đun phát sẽ phát ra
một xung siêu âm ngắn. Xung này sẽ lan truyền qua khơng khí và phản
xạ lại khi gặp một vật cản. Mô-đun nhận sẽ nhận được xung phản xạ dựa
vào thời gian này (thời gian phát cho đến khi nhận lại từ phản xạ) kết
hợp với tốc độ truyền của âm thanh trong không khí (khoảng 340m/s),

cảm biến có thể tính tốn được khoảng cách đến vật cản.

Trang 7


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 3: Sơ đồ mơ tả ngun lí hoạt động của cảm biến
4. Ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của HC-SR04.
❖ Với các module cảm biến siêu âm HC-SR04 được ứng dụng nhiều nhất
trong các bài toán đo khoảng cách vật từ xa. Phạm vi đo ngắn, trong
khoảng 2-400cm.
- Một số ứng dụng khác cũng hay dùng module cảm biến siêu âm HCSR04 mà chúng ta thường thấy như:
+ Dùng đo mực chất lỏng trong chai, hộp sữa…
+ Dùng phát hiện vật cản trên đường đi của robot…
❖ Ưu điểm:
+ Nhỏ gọn
+ Giá thành rẻ
+ Dễ tìm mua
+ Phát sóng siêu âm có độ chính xác cao
+ Phạm vi đo rộng 2- 400cm
+ Dễ dàng lắp đặt và kết hợp với các bộ kit của Arduino.
❖ Nhược điểm:
+ Hiệu suất làm việc liên tục không cao
+ Dễ bị nhiễu tác động
+ Khơng thích hợp làm việc trong mơi trường cơng nghiệp
+ Độ nhạy và dãy đo phụ thuộc vào phần Code nạp.
II.

ĐỀ XUẤT HƯỜNG GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
1. Mô tả ý tưởng, mục tiêu, chức năng của đề tài
1.1. Mô tả ý tưởng:

Trang 8


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

❖ Mô tả đề tài:

- “ Đề tài sử dụng cảm biến siêu âm HC-SR04 để đo khoảng cách và hiển
thị kết quả lên màn hình LCD với vi điều khiển là Arduino UNO. Ngồi
ra, cịn kết hợp sử dụng LED, cịi báo và động cơ DC để phản ứng với
khoảng cách được đo. Khi khoảng cách nhỏ hơn 10cm sẽ in ra kết quả
đo trên LCD đồng thời LED sẽ sáng, còi sẽ kêu để cảnh báo lúc này động
cơ sẽ không hoạt động. Ngược lại, khi khoảng cách lớn hơn 10cm, trên
màn LCD sẽ in kết quả đo, đèn LED và cịi lúc này sẽ khơng bật do hệ
thống đã an tồn và động cơ sẽ hoạt động”.
❖ Mơ tả cách để tính tốn khoảng cách đến vật cản:

Hình 4: Ảnh mơ tả khoảng cách truyền và phản hồi

-

Ngun lí đo:
Cảm biến siêu âm HC-SR04 phát sóng siêu âm tới vật cần đo
Sóng siêu âm gặp vật cản phản xạ lại cảm biến

Gọi t là thời gian từ khi phát sóng siêu âm đến khi sóng phản xạ lại.
Khoảng cách đo được tính theo cơng thức:

S=

𝑻
𝑽

- Trong đó:
+ T là thời gian sóng siêu âm phát ra khi gặp vật cản (khơng tính lúc
𝒕
phản xạ lại): T =
𝟐

+ V là vận tốc sóng siêu âm trong khơng khí (khoảng 340m/s)
+ S là khoảng cách cần đo
100
+ Quy đổi: 340m/s  0.034 cm/𝜇𝑠
340*
= 0.034
1000000

Trang 9


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

 Vậy 1𝜇s thì sóng siêu âm đi được 0.034cm. Số 𝜇s tương ứng với 1cm là:

1
= 29.41 𝜇s đây cũng là số dùng để tính tốn.
0.034

1.2. Mục tiêu:
- Giá trị đo (cm) sẽ được hiển thị trên LCD ở hàng 1 (Distance:...cm) và
hàng 2 sẽ hiển thị trạng thái “Cảnh báo!” hoặc “An tồn” đúng với từng
trường hợp.
- Nhóm sẽ thêm phần tổ chức sở hữu xen kẽ giữa lần in hai trạng thái ở
hàng 2 của màn hình LDC là: “Dai hoc Can Tho”
1.3. Chức năng của đề tài:
- Đề tài có chức năng cảnh báo khi làm việc với hệ thống cần có khoảng
cách để đảm bảo an tồn ví dụ như các máy cắt, máy tiện…để cảnh báo
kịp thời khoảng cách nguy hiểm và ngắt động cơ để đảm bảo an tồn khi
làm việc.
2. Mơ hình của hệ thống:
2.1. Dạng sơ đồ khối

Bộ nguồn

Bộ cảnh báo

(Nguồn DC)

(LED, BUZZER)

Bộ xử lí tung tâm
(ARDUINO UNO)

Bộ hiển thị


Động cơ

(LCD)

(DC Motor)

Bộ đo lường
(HC-SR04)

Hình 5: Sơ đồ dạng khối của hệ thống
Trang 10


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

2.2. Mô tả sơ đồ dạng khối của hệ thống
❖ Mô tả ngắn gọn sơ đồ khối của hệ thống:
- Nguồn được cấp cho động cơ và vi điều khiển Arduino uno. Bộ đo lường
làm nhiệm vụ thu thập thông tin về cho trung tâm điều khiển phân tích
và xử lí sau đó trung tâm điều khiển sẽ gửi dữ liệu có liên quan về các
bộ phận có trong phần mạch.
3. Thiết kế phần cứng của hệ thống
3.1. Vẽ sơ đồ phần cứng trên phần mềm Tinkercad

Hình 6:Thiết kế phần cứng trên phần mềm Tinkercad Online
3.2.


Lựa chọn thiết bị:

Arduino UNO

Cảm biến HC-SR04
Trang 11

LCD 16×2


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Buzzer 3V

Điện trở 330 Ω

Trường Đại học Cần Thơ

LED




4. Thiết kế phần mềm của hệ thống
4.1. Phát thảo lưu đồ giải thuật

Trang 12

Biến trở 1kΩ



Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

BEGIN

Khởi tạo các chân kết nối với LCD,
HC-SR04, đènLED, BUZZER và DC
Motor.

Đo khoảng cách:
Đo khoảng cách bằng HC-SR04

Hiển thị khoảng cách:
Hiển thị khoảng cách trên màn LCD

True

False
Khoảng cách < 10cm ?

In ra màn hình LCD
-

In ra màn hình LCD

Bật LED, BUZZER
Tắt DC Motor


-

Hình 7: Lưu đồ của hệ thống

Trang 13

Tắt LED, BUZZER
Bật DC Motor


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

5. Dự kiến kết quả đạt được và khả năng ứng dụng thực tế của đề tài.
5.1. Dự kiến kết quả đạt được
- Phần chính: Hệ thống sẽ thể hiển thị được khoảng cách theo tín hiệu trả
về của cảm biến lên LCD. Kết hợp với đó là bộ cảnh báo (Led với Buzzer)
và động cơ Motor sẽ hoạt động theo từng mức độ phản ứng của cảm biến.
- Phần phụ: Các hiệu lệnh “Cảnh báo!”, “An Toàn” và “Dai hoc Can Tho”
cũng sẽ được in lên LCD ở hàng thứ hai.
5.2. Khả năng ứng dụng thực tế
- Khả năng ứng dụng của cảm biến HC-SR04 rất cao. Thể hiện lên bằng
việc đo khoảng cách, đo mực chất lỏng trong chai…Ở đề tài này nhóm
đã phát triển nó bằng việc đo khoảng cách để cảnh báo phạm vi an tồn
an tồn thơng qua một số hiệu lệnh.
- Đề tài có thể ứng dụng trong cuộc sống với những môi trường làm việc
cần có khoảng cách để đảm bảo an tồn như: một số máy cắt, máy ép,
bãi đổ xe…
- Phần quan trọng nhất là việc tìm hiểu để phát triển thêm những ứng dụng

mới của cảm biến này. Nhóm tin chắc rằng những ứng dụng của cảm
biến siêu âm HC-SR04 vẫn còn rất nhiều và chưa dừng lại ở đây.
6. Dự trù vật tư thiết bị
- Tính tốn hợp lí các thiết bị cần thiết cung cấp cho đề tài phù hợp với
kinh phí đang có.
- Tùy vào tình hình để chọn mua các thiết bị, linh kiện để đảm bảo đúng
với tiến độ của đề tài đang thực hiện.
- Đưa ra hướng giải quyết trong q trình hồn thành đề tài có thể do nhiều
nguyên nhân như: thiếu vật tư thiết bị và thiết bị hỏng trong quá trình
làm.
III.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Mô phỏng sơ đồ mạch trên phần mềm Proteus

Trang 14


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 8: Sơ đồ mạch mô phỏng trên phần mềm Proteus
❖ Kết quả:
- Trường hợp 1: Khi khoảng cách nhỏ hơn 10cm

Trang 15



Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

➢ Khoảng cách nhỏ hơn 10cm màn hình LCD in ra khoảng cách và hiện
dòng cảnh báo lúc này led sáng và cịi bật lên, động cơ Motor khơng hoạt
động. (Do đây là mơ phỏng nên chỉ nhìn thấy đèn led sáng và cịi kêu
bằng cách có nhấp nháy của tín hiệu điện đi vào)
- Trường hợp 2: Khi khoảng cách lớn hơn 10cm

➢ Khoảng cách lớn hơn 10cm màn hình LCD in ra khoảng cách và hiện
dịng an tồn lúc này led và cịi tắt, động cơ Motor được kích để hoạt
động. (Do đây là ảnh nên không thấy được được động cơ quay).
2. Mô phỏng sơ đồ mạch trên phần mềm Tinkercad

Trang 16


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 9: Sơ đồ mạch mô phỏng trên phần mềm Tinkercad Online
❖ Kết quả:
❖ Trường hợp 1: Khi khoảng cách nhỏ hơn 10cm
Đèn led và còi hoạt động

Trang 17



Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

- Trường hợp 2: Khi khoảng cách lớn hơn 10cm
Đèn led và cịi tắt

Chiều quay động cơ

3. Đoạn code cho chương trình
- Phần mềm Arduino IDE hỗ trợ viết code:
❖ Đoạn code cho chương trình:
#include <LiquidCrystal.h> // Thư viện LCD
const int rs = 12, en = 11, d4 = 5, d5 = 4, d6 = 3, d7 = 2; // Khai
báo các chân kết nối với LCD
LiquidCrystal lcd(rs, en, d4, d5, d6, d7);
const int trigPin = 9;
// Chân Trig HCSR05 kết nối với Arduino
UNO
const int echoPin = 10; // Chân Echo HCSR05 kết nối với
Arduino UNO
const int ledPin = 13; // Khai báo kết nối chân của LED
const int buzzerPin = 8; // Khai báo kết nối chân của CÒI
const int motorPin1 = 6; // Khai báo chân điều khiển động cơ DC
const int motorPin2 = 7; // Khai báo chân điều khiển động cơ DC
void setup() {
lcd.begin(16, 2);
pinMode(trigPin, OUTPUT);
pinMode(echoPin, INPUT);
Trang 18



Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

pinMode(ledPin, OUTPUT);
pinMode(buzzerPin, OUTPUT);
pinMode(motorPin1, OUTPUT);
pinMode(motorPin2, OUTPUT);
}
void loop() {
long duration; // Biến đo thời gian phát và phản xạ lại (t)
float distance; // Biến đo khoảng cách
digitalWrite(trigPin, LOW);
delayMicroseconds(2);
digitalWrite(trigPin, HIGH);
delayMicroseconds(10);
digitalWrite(trigPin, LOW);
duration = pulseIn(echoPin, HIGH);
distance = (duration/2) / 29.41; // Cơng thức để tính tốn
khoảng cách
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("Distance:");
lcd.print(distance); // In khoảng cách hiển thị
lcd.print("cm ");
lcd.setCursor(0,1);
lcd.print("Dai hoc Can Tho");
delay(1000);
if (distance < 10) {

digitalWrite(ledPin,HIGH);
tone(buzzerPin,1000);
delay(1000);
noTone(buzzerPin);
delay(1000);
lcd.setCursor(0,1);
lcd.print(" Canh bao! ");
delay(3000);
// Dừng động cơ
digitalWrite(motorPin1, LOW);
digitalWrite(motorPin2, LOW);
} else {
digitalWrite(ledPin,LOW);
noTone(buzzerPin);
lcd.setCursor(0,1);
lcd.print(" An toan ");
delay(1000);
Trang 19


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

// Điều khiển động cơ chạy
digitalWrite(motorPin1,HIGH);
digitalWrite(motorPin2,LOW);
}
}
4. Mơ hình thực tế

❖ Mơ hình thực tế:

Hình 10: Mơ hình thực tế của đề tài
❖ Kết quả thực tế:

Trang 20


Cảm biến và chuyển năng_CT378

Trường Đại học Cần Thơ

Nhận xét của CBHD

Sinh viên thực hiện

………………………………

Nhóm 08

………………………………
………………………………

Tài liệu tham khảo:
[1] Bài giảng học phần Cảm biến chuyển năng_CT378_Thầy Nguyễn Văn
Mướt_Trường Đại học Cần Thơ.
[2] Nguồn Internet: />[3] Nguồn Internet: />
Trang 21




×