Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ký sinh trùng sán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.22 KB, 13 trang )

SÁN
Gồm có:
- Sán lá
- Sán dây
- Sán máng
Cấu tạo của sán lá
• Thân dẹp, hình lá cây, khơng có đốt, kích thước từ vài milimét đến vài centimét
• Có 2 đĩa hút, một ở miệng và một ở bụng
• Cơ quan tiêu hố gồm có miệng nằm ở đáy đĩa hút miệng, thơng với thực quản và ruột. Ruột
có 2 nhánh bít kín, khơng có hậu mơn
• Sán lá lưỡng tính
• Cơ quan sinh dục đực gồm có 2 tinh hồn có hình khối hoặc chia thùy hoặc thành nhánh
• Cơ quan sinh dục cái gồm có một buồng trứng, tử cung dài dẫn tới lỗ đẻ nằm cạnh lỗ sinh
dục.
SÁN LÁ
• Sán lá ruột:
Fasciolopsis buski
• Sán lá gan lớn: Fasciola hepatica
Fasciola gigantica
• Sán lá gan nhỏ: Clonorchis sinensis
• Sán lá phổi:
Paragonimus westermani

Sán lá ruột Fasciolopsis buski
Fasciolopsis buski (F. buski) là loại sán lá lớn bình thường ký sinh trong tá tràng của heo.
HÌNH THỂ
Sán trưởng thành: có hình chiếc lá, kích thước 3-7 cm x 1,5-1,7 cm, ranh giới giữa đầu và thân
khơng rõ, màu xám. Sán có có đĩa hút miệng nhỏ, đĩa hút bụng lớn và rất sâu.
Trứng: hình bầu dục, có nắp, vỏ mỏng 130x75 µm, trong chứa phôi bào.
DỊCH TỄ
 Người mắc bệnh do ăn sống các loại cây thủy sinh hoặc dùng răng tước rễ cây, căn củ ấu


 Bệnh thường gặp ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai, vùng Đông Nam Á
 Việt Nam: tỉ lệ nhiễm 2-3%.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
• Sán trưởng thành sống trong ruột non của heo, người.
• Sán đẻ trứng, trứng được thải ra ngồi theo phân.
• Sau khi gặp nước, trứng nở, cho ra ấu trùng (AT).
• AT bơi trong nước, gặp ốc, chui vào ốc và phát triển qua các giai đoạn bào tử nang, redia 1 và
2 trở thành AT đuôi.

1






AT đi thốt ra khỏi ốc, bơi trong nước và bám vào thực vật thủy sinh và trở thành nang
trùng.
Người/heo bị nhiễm do ăn rau sống có nang trùng
Nang trùng nở và trưởng thành ở ruột non.

BỆNH HỌC
 Khi nhiễm với số lượng ít: bệnh có tính chất âm thầm với triệu chứng: mệt mỏi, thiếu máu
nhẹ, đôi khi đau bụng, tiêu chảy
 Khi nhiễm nhiều (khoảng > 100 con): ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân đau vùng
thượng vị, tiêu chảy do niêm mạc ruột non chỗ sán bám bị viêm, loét
 Tăng bạch cầu toan tính (20-25%)
 Ở trẻ em: chậm phát triển thể lực, tâm thần.
CHẨN ĐOÁN
 Chẩn đoán xác định: soi phân trực tiếp hoặc bằng phương pháp phong phú tìm trứng

 Khi nhiễm nhiều: bệnh nhân có thể nơn ra trứng hay sán.
ĐIỀU TRỊ
- Diaken: 2-3 viên (mỗi viên cách 5’), 7-8 giờ su khi uống một liều thuốc xổ
- Chloxyle: 0.5g/kg uống 1 liều duy nhất
- Niclosamin: nhai 2 viên lúc bụng đói, 1 giờ sau nhai tiếp 2 viên nữa
- Praziquantel: 25mg/kg x 3 lần/ ngày trong 1-2 ngày.
PHỊNG BỆNH
- Khơng đi tiêu bừa bãi
- Không ăn rau sống ở dưới nước
- Không cho heo ăn lục bình, bèo sống
- Uống nước đun sôi
- Điều trị người mắc bệnh.

Sán lá gan lớn - Fasciola sp.
HÌNH THỂ

Sán trưởng thành: Màu xám hồng, dài 3-4cm, giống như chiếc lá, phần đầu nhỏ chứa đĩa
hút miệng có hình nón. Sán có thực quản ngắn, ruột dài đến cuối thân, phân nhánh. Tinh hồn
phân nhánh.
Trứng có vỏ dầy màu vàng nâu, hình bầu dục có nắp, kích thước 140x80 µm, bên trong chứa
phơi bào.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Sán trưởng thành sống và đẻ trứng trong ống mật của gia súc (trâu, bị)
- Trứng theo phân ra ngồi, gặp nước, nở ra AT
- AT vào ốc Limnea (bào tử nang, Redia, AT đuôi)
- AT đuôi rời khỏi ốc, đóng kén ở các thực vật thủy sinh
- Người bị nhiễm do ăn rau sống có nang trùng.
- Sán có thể đi lạc chổ, đến não, phúc mạc, da…
2



BỆNH HỌC
• Người ăn rau sống mọc dưới nước hay uống nước có nhiễm AT sán.
• Ký sinh đường mật, gây tổn thương biểu mơ đường mật, tắc mạch
• AT sán có thể di chuyển lạc chỗ gây tổn thương ruột, thành dạ dày…
TRIỆU CHỨNG
• 1) Giai đoạn khởi phát = AT di chuyển trong mơ
• Kéo dài 2-3 tháng
• Nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi…
• Gan to, sờ đau, BC toan tính tăng 60%.
• 2) Giai đoạn tồn phát
• = sán trưởng thành sống trong ống mật, kéo dài
• Táo bón xen kẽ tiêu chảy do rối loạn tiết mật
• Vàng da do ống mật bị tắc
• Suy nhược, gầy, thiếu máu
• Biến chứng: viêm túi mật, xơ gan, nhiễm trùng
• Sán gây ra những ổ áp xe nhỏ trong gan
CHẨN ĐỐN
• Lâm sàng: đau hạ sườn phải, sốt
• XN phân tìm trứng:
- giai đoạn xâm nhập: khơng tìm thấy trứng
- giai đoạn tồn phát : khoảng 10-25% tìm thấy trứng /phân
• Xét nghiệm máu: bạch cầu toan tính tăng cao
• Kỹ thuật miễn dịch EliSA phát hiện kháng thể trong huyết thanh người bệnh.
ĐIỀU TRỊ
- Triclabendazole (Fasimex®) : 10mg/kg, uống liều duy nhất
- Bithionol (Bitin®, Actamer®) :
20mg/kg, ngày uống 2 lần, ngày uống ngày nghỉ trong 14 ngày.
PHÒNG BỆNH







Ăn chín, uống sơi
Phát hiện sớm và điều trị người bệnh.
Điều trị cách ly đđộng vật ăn cỏ (trâu, bò) khỏi nơi ở của người
Tránh chất thải của chúng vào nguồn nước
Tiêu diệt ốc trung gian truyền bệnh.

Sán lá gan nhỏ - Clonorchis sinensis
HÌNH THỂ
1. Sán trưởng thành: màu đỏ nhạt, dài 1-2cm x 0,2-0,4 cm. Điã hút miệng lớn hơn đĩa hút bụng.
Tinh hoàn phân nhánh, nằm ở cuối thân.

3


2. Trứng: rất nhỏ hình thn, có nắp lồi dễ thấy, màu nâu sẩm, đối diện với nắp có gai nhỏ, kích
thước 27x16 µm, bên trong có phơi.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Sán trưởng thành ký sinh trong ống mật, đẻ trứng. Trứng theo đường mật xuống ruột rồi theo
phân ra ngoài. Trứng lơ lững trong nước, bị ốc sống dưới nước là Bythinia nuốt. Trong cơ thể ốc,
trứng nở ra ấu trùng lông, lần lượt qua các giai đoạn bào tử nang ,redia 1, redia 2 và ấu trùng đuôi.
Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc chui qua da cá nước ngọt họ Cyprinidae như cá giếc, cá rô, cá lia thia …,
rụng đuôi và thành hậu ấu trùng ở da hoặc thịt cá. Người bị nhiễm khi ăn cá sống hay nấu khơng
chín. Vào cơ thể người, hậu ấu trùng được phóng thích ở ruột non, sau đó đi ngược lên vào ống mật.
Một tháng sau sán trưởng thành và đẻ trứng. San có thể sống 20-25 năm.
DỊCH TỄ

 Được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc.
 Phổ biến ở những nới thích ăn cá sống: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều tiên. Lào.
 Ở Viện Nam, tỉ lệ nhiễm trước kia rất cao vì có thói quen ăn gỏi cá, hiện nay tỉ lệ mắc khoảng
1 -2%.
BỆNH HỌC
 Trường hợp nhiễm ít: khơng có triệu chứng, phát hiện tình cờ khi xét nghiệm phân
 Trường hợp nhiễm nhiều(>100 con): triệu chứng rõ rệt:
 Giai đọan khởi phát:
- rối loạn tiêu hóa, ói mữa, tiêu chảy xen kẽ táo bón, chán ăn
- có thể nổi mẫn, bạch cầu toan tính tăng cao
 Giai đoạn toàn phát:
- sụt cân, đau bụng, cơn đau không tùy thuộc bửa ăn
- gan to, cứng, đau
- ống dẫn mật sưng, vách dày lên gây tắt mật, ứ mật, vàng da → thiếu máu, gan bị xơ hóa,
huyết áp tăng và người bệnh suy kiệt dần rồi chết.
CHẨN ĐOÁN
 Lâm sàng:
Gan to, cứng, đau, vàng da
Bạch cầu toan tính tăng
Có thói quen ăn gỏi cá
 Xét nghiệm:
Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng.
ĐiỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
 Điều trị
Bithionol : 30mg/kg/ngày x 10 ngày
4


Cloxyl: 3g/ngày, uống trong 5 ngày
Praziquantel: 30mg/ kg x 2 lần/ ngày trong 3 ngày

 Dự phòng
Tránh ăn gỏi cá sống
Diệt ốc trung gian truyền bệnh
Phát hiện và điều trị những người bị nhiễm
Quản lý phân tốt, khơng phóng uế bừa bãi.

SÁN LÁ PHỔI Paragominus westermani
HÌNH THỂ
Thân dầy, có mặt lưng lồi, mặt bụng dẹp giống như hạt cà phê.
Dài 0,8-1,6 x 4-8 mm trên thân có nhiều gai nhỏ.
Đĩa hút bụng và đĩa hút miệng bằng nhau.
Manh tràng ngoằn ngo.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Người khơng phải là ký chủ thơng thường của Paragonimus spp. Sán này thường gặp ở chó,
mèo. Sán trưởng thành đẻ trứng trong phổi, từ đấy trứng theo đàm hoặc được nuốt vào đường tiêu
hoá theo phân ra ngồi. Trứng gặp nước cho ra ấu trùng lơng. Au trùng lông chui vào ốc Melania (ký
chủ trung gian thứ nhất), phát triển qua các giai đoạn bào tử nang , redia 1, redia 2, sau cùng là ấu
trùng đi. Ấu trùng đi rời ốc, chui vào lồi giáp xác cứng như cua tép (ký chủ trung gian thứ 2)
biến thành hậu ấu trùng. Khi người ăn thịt cua tép sống có chứa hậu ấu trùng sẽ nhiễm sán. Vào ruột
non sán chui qua vách ruột đi xuyên qua phúc mạc, qua cơ hoành vào phổi. Khi sán đến phổi, các tế
bào hệ võng nội mô bao quanh, tạo mô sợi bọc quanh sán. Sán sống 15-16 năm. Đôi khi sán đi lạc
chổ đến não, phúc mạc, dưới da… gây bệnh tại đây.
DỊCH TỄ
 Thường gặp ở những nơi có tập qn ăn tơm, cua sống.
 Bệnh gặp ở Châu Á Nhật Bản, Triều Tiên, Philipin, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Châu Phi,
Châu Mỹ La Tinh.
 Ở Việt Nam bệnh có Paragonimus heterotremus gặp ở vùng Sin Hồ, Lai Châu.
 Ở Châu Phi bệnh do Paragonimus africanus ở Châu Mỹ bệnh do Paragonimus kellicoti.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
• Sán trưởng thành sống trong phổi, đẻ trứng.

• Trứng theo đàm hoặc theo phân (được nuốt xuống ruột) ra ngồi.
• Phơi phát triển thành AT lơng.
• AT lơng xâm nhập ốc, phát triển qua các giai đoạn: bào tử nang, redia 1, redia 2 và AT đi.
• At đi rời ốc, chui vào các loài giáp xác /9to6m, cua), trở thanh nang trùng.
• Khi người ăn tơm, cua sống bị nhiễm, nang trùng vào đến ruột, chui vào vách ruột, đi xun
qua phúc mạc, cơ hồnh, màng phổi tới phổi.
• Sán có thể đi lạc chổ, đến não, phúc mạc, da…
5


BỆNH HỌC
 Nang sán trong phổi to bằng đầu ngón tay, có khi nối tiếp thành chuỗi
 Triệu chứng thơng thường là ho, khạc đàm có màu rỉ sét, đau ngực, đôi khi khạc ra máu dễ
lầm với bệnh lao, ngay cả X-quang cũng khó phát hiện
 Khi sán lạc chỗ tùy theo vị trí ký sinh mà có những triệu chứng khác nhau:
• Ở não: nhức đầu, động kinh, rối loạn tri thức
• Ở gan: áp-xe gan.
CHẨN ĐỐN
 Dựa vào lâm sàng có triệu chứng giống như lao nhưng khơng tìm thấy vi trùng lao, khơng sụt
cân, khơng sốt về chiều, bạch cầu toan tính tăng cao.
 Tìm trứng: trong đàm hay trong phân để xác định.
 Có thể dùng phản ứng huyết thanh miễn dịch.
ĐIỀU TRỊ
• Praziquantel: 25mg/kg x 3 lần/ ngày trong 5-10 ngày


Triclabendazole : 10mg/kg, liều duy nhất.

PHỊNG BỆNH
- Khơng ăn tơm, cua sống

- Phát hiện và điều trị người bị nhiễm
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Quản lý phân tốt, khơng phóng uế bừa bãi.

Sán máng Schistosoma spp.




Sán máng đơn tính , giống đực và cái riêng biệt,
Hút máu, sống trong hệ tuần hoàn.
Bệnh sán máng là một bệnh lan truyền theo đường nước, tác động trên 200 triệu người và đe
dọa sức khỏe của cư dân hơn 70 nước.
• Có 4 loại chính gây bệnh ở người là
- S. haematobium
- S. mansoni
- S. japonicum
- S. mekongi .
Sán trưởng thành:
• Sán đực màu trắng, vỏ sán nhám, kích thước từ 10-15 mm x 0,8-1 mm,
• có đĩa hút miệng và đĩa hút bụng dùng để bám,
• thân cuộn lại như lịng máng, giữa thân có rãnh sâu để mang sán cái.
• Sán có hai manh tràng nhâp lại phía sau tạo thành đọan manh tràng duy nhất . Con đực có 4-9
tinh hồn tùy lồi.
6




Sán cái mảnh và dài hơn trung bình 2,2 cm, tử cung dài chứa vài chục đến hàng trăm trứng

tùy lồi.

CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Sán máng Schistosoma ký sinh trong tĩnh mạch, chúng đẻ trứng và những trứng này xuyên vào ruột
(đối với các loài ký sinh ở tĩnh mạch cửa) để ra ngồi mơi trường theo phân hoặc chui vào bàng
quang (đối với loài ký sinh ở tĩnh mạch bàng quang) để theo nước tiểu ra ngoài.
Trứng sán máng xuống nước nở ấu trùng lông rồi xâm nhập vào ốc thích hợp để phát triển thành ấu
trùng đi chẽ, ấu trùng này xâm nhập vào người qua da khi người tiếp xúc với nước.
ấu trùng đuôi chẻ chui qua da, vào tĩnh mạch về tim phải, phổi rồi tim trái, theo đại tuần hoàn đến
động mạch gan.
Từ đây:
S. haematobium di chuyển đến đám rối tĩnh mạch bàng quang và sống cho đến hết đời. Sán máng
sống rất lâu : 20 - 30 năm.
S. mansoni di chuyển đến đám rối tĩnh mạch mạc treo ruột dưới.
S. japonicum di chuyển đến đám rối tĩnh mạch mạc treo ruột trên.
DỊCH TỄ
• Bệnh truyền qua đường nước.
• Bệnh sán máng lưu hành ở 78 nước trên thế giới, trong đó 52 nước có bệnh sán máng lưu
hành nặng và vừa với trên 200 triệu người mắc bệnh và có khoảng 20.000.000 người chết
hàng năm do bệnh sán máng.
• Có 61,6 triệu người điều trị sán máng và 258 triệu người được điều trị dự phịng sán máng
năm 2014 (WHO, 2016).
• Các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào và Campuchia đều có
bệnh sán máng lưu hành cao.
• Tại Trung Quốc, lưu hành sán máng S. japonicum với 900.000 người nhiễm, ở Lào lưu hành
sán máng S. mekongi với tỉ lệ nhiễm ở vùng đảo Khong là 14% (Sorumani, 1969) và ở
Campuchia lưu hành sán máng S. mekongi với tỉ lệ nhiễm ở Kratie là 11,2% (Iijima, 1968).
• Việt Nam chưa có thơng báo bệnh sán máng ở người, nhưng đã xác định có ốc Tricular
aperta, Oncomelania và ốc Manillgila spp là trung gian truyền bệnh sán máng.
BỆNH HỌC

Khả năng gây bệnh của sán máng chủ yếu là do trứng của chúng. Ấu trùng có lơng tơ tiết ra những
chất thu hút sự tập trung các tế bào viêm, tạo thành những tiêu điểm viêm hạt quanh trứng.
Khi sán chết, cơ thể sán được cuốn lên gan, xác sán gây phản ứng viêm đáng kể, dẫn đến xơ một
phần hay toàn phần vách huyết quản trong gan.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là ấu trùng chui qua da gây những điểm xuất huyết nhỏ, vài ngày sau
khi nổi mẩn từng đám.
Ở những bệnh nhân nhiễm nhiều có tính chất nhiễm độc: nhức đầu, đau các chi, rét run, ban đêm đổ
mồ hơi, bạch cầu ái toan tăng, có thể tăng 20-60%.
Biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy loài:

7







S. hamatobium: triệu chứng tiết niệu là nổi bật, bệnh nhân có thể đái máu kèm theo đái rắt,
đái buốt. Đơi khi có trường hợp khơng có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ sốt qua loa, nổi mề đay;
có trường hợp đái máu kiết lỵ nặng rồi tử vong.
S.mansoni: triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu do ruột bị loét, gan lách to giống như hội
chứng Banti, kèm theo sốt, thiếu máu nặng, sa trực tràng.
S.japonicum: triệu chứng chủ yếu là gan rất to và xơ hóa, lách to và đau; giai đoạn cuối có cổ
trướng.
+ S. mekongi: triệu chứng giống S. japonicum, biểu hiện xơ gan, lách to, cổ trướng.

CHẨN ĐỐN
Dựa các yếu tố:
• Tiền căn: cư trú vùng dịch, hay tiếp xúc với nước.

• Các triệu chứng lâm sàng.
• Để chẩn đốn xác định tùy từng lồi sán mà ta có thể xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân
tìm trứng. Có thể dùng phương pháp soi bàng quang, soi trực tràng kết hợp với xét nghiệm.
• Có thể chẩn đốn gián tiếp bằng các phương pháp mien dich (ELISA).
• Máu: bạch cầu ái toan tăng.
ĐIỀU TRỊ
• Praziquantel vien 600mg
• Liều dùng: 40mg/kg cân nặng/24h chia 2 lần, uống sau khi ăn no.
PHỊNG BỆNH
• Phát hiện sớm và điều trị người bệnh.
• Cải thiện nguồn nước và các phương tiện vệ sinh.
• Quản lý và xử lý phân và nước tiểu của người bệnh.
• Tiêu diệt ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

VIÊM DA DO SÁN MÁNG


Bệnh cảnh cấp tính và ngắn hay ở da do ấu trùng của loại sán máng ký sinh trong mạch máu
loài cầm và loài gặm nhắm.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH :
• Các sán máng Trichobilharzia spp. ký sinh trong tĩnh mạch màng treo ruột của vịt và
chim sống quanh vùng nước ngọt; Microbilharzia spp. ở vịt, chim vùng nước mặn, và
Schistosomatium spp. ở chuột, chuột xạ.
• Trứng sán theo phân ra ngồi, ấu trùng lơng tơ thoát ra khỏi vỏ trứng, chui vào ốc; ở đây,
chúng phát triển thành bào tử nang 1, rồi bào tử nang 2.
• Ấu trùng sán có đi chẻ, rời ốc và bơi tự do trong nước. Nếu gặp ký chủ vĩnh viễn thích
hợp, chúng chui qua da và phát triển thành sán.
• Khi người ta tắm sơng, tắm biển hoặc làm việc tiếp xúc với nước (cấy lúa, gặt lúa, chài
lưới...), ấu trùng đuôi chui qua da và bị mắc kẹt ở đây, gây bệnh cảnh viêm da khá đặc biệt.

DỊCH TỄ

8






Bệnh gặp ở khắp nơi, có ít nhất 25 loại ấu trùng đuôi sống ở vùng nước ngọt và 4 loại ở
vùng nước mặn.
Ở miền Bắc nước ta, theo báo cáo tại Hội nghị Ký Sinh Trùng và Sốt Rét 1960, có viêm da ở
những nơng dân canh tác tại những ruộng có chăn ni vịt bị Trichobilharzia spp. ký sinh.
Ký chủ trung gian là ốc Radix ovata.
Ở miền Nam hiện nay, nông dân nuôi vịt thả đồng rất nhiều ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu
Long, khả năng có bệnh viêm da rất lớn.

LÂM SÀNG
Trong vài giờ đầu sau khi ấu trùng đuôi chui vào da, bệnh nhân bị ngứa dữ dội, da phù và nổi mẩn
đỏ.
Sau đó, những chỗ đỏ dầy lên thành sẩn; tối đa vào ngày thứ 2 và 3. Sau hơn một tuần, các vết sẩn
dần dần tự lặn đi (ấu trùng đã chết).
Đây chỉ là một hiện tượng dị ứng. Nếu bệnh nhân ngứa, gãi, có thể nhiễm khuẩn phụ ở các vết
trầy xước.
CHẨN ĐỐN
Dựa trên tiền sử tiếp xúc với vùng nước có nhiễm ấu trùng đi (ni vịt),
ĐIỀU TRỊ
- Khơng có thuốc trị đặc hiệu.
- Thoa kem kháng histamin lên các vết sẩn ngứa.
- Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

DỰ PHỊNG
- Diệt ốc quanh khu vực các bãi tắm bằng sulfat đồng, carbonat đồng, hay pentachlorphenate, kết
hợp với việc phát quang những thực vật thủy sinh.
- Lau khô ngay khi vừa tắm xong (ấu trùng đuôi chỉ chui vào da khi nước khô đi).

SÁN DẢI/SÁN DÂY
Sán dải heo: Taenia solium
Sán dải bò: Taenia saginata
Sán dải cá: Diphyllobothrium latum
Thân sán gồm: - đầu, cổ, đốt non, đốt trưởng thành và đốt già
So sánh Taenia solium và Taenia saginata:
• Những điểm giống nhau : đốt non, đốt trưởng thành, trứng.
• Những điểm khác nhau: đầu, đốt già.

Sán dải heo Taenia solium
Sán trưởng thành:
9


Sống ở ruột non của người.
- Dài từ 2 – 4 m, đơi khi 8 m.
- Có 800 – 1000 đốt sán.
• Đầu sán:
- Nhỏ, hình cầu d = 1mm
- Có chuỷ với 2 hàng móc từ 25 – 30 móc
- Có 4 đĩa hút trịn
• Cổ sán:
- Ngắn, mảnh
- Dài khoảng 5 mm.
• Đốt sán

- Non : Gần cổ, đốt non có chiều dài ngắn hơn chiều rộng, các cơ quan bên trong chứ phát triển.
- Trưởng thành : chiều dài = chiều ngang
- Chứa cơ quan sinh dục đực và cái
- Lỗ sinh dục ở 1 bên, xen kẽ tương đối đều
- Già: Chiều dài =1,5 – 2 lần chiều ngang
- Tử cung ở giữa 7 – 12 nhánh
- Đốt sán chứa 30.000 – 50.000 trứng
- Những đốt già thường được thải ra ngồi theo phân
- Khơng di động.
Trứng:
- Hình cầu d = 35 µm
- Vỏ dày, màu nâu sậm
- Trong có phơi 6 móc
- Trứng Taenia solium và Taenia saginata giống nhau
Nang ấu trùng:( Cysticercus cellulosae) Còn gọi là gạo heo
- Màu tắng đục, hình cầu
- Kích thước: 10 mm x 8 mm
- Có dịch chất và đầu ấu trùng lộn vào trong chứa 4 đĩa hút và móc.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Dinh dưỡng:
Sán trưởng thành sống trong ruột non Chất dinh dưỡng từ đây ngấm vào cơ thể sán
Trong các chất dinh dưỡng, hydrat carbon rất quan trọng đối với sự phát triển của sán.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. Nhờ đĩa hút và móc, sán bám vào niêm mạc đoạn
trên hổng tràng
10


Hàng ngày, các chuổi từ 4-5 đốt già rụng đi theo phân ra ngoài. Khi đốt tan vỡ, trứng phát tán ra
môi trường

Heo nuốt trứng vào ruột, tại đây phôi được phóng thích đi xun vách ruột vào máu, theo dịng máu
phát tán khắp cơ thể đặc biệt cơ, mơ dưới da, lưỡi được gọi là gạo heo (Cysticercus cellulosae).




Người ăn thịt heo có gạo khơng nấu chín, gạo đến dạ dày, ruột dưới tác động của các men tiêu
hóa đầu sán được phóng thích, lộn đầu ra ngồi bám vào niêm mạc ruột và phát triển thành
sán trưởng thành trong vịng vài tháng
Sán có thể sống 20 – 25 năm và thường sán ký sinh chỉ một con ở mỗi cá thể
Trong trường hợp người ăn phải trứng sẽ bị bệnh ấu trùng sán dải heo.

DỊCH TỂ HỌC
 Bệnh thường gặp ở khắp nơi trên thế giới. Các nước theo Đạo Hồi (Do Thái) kiêng ăn thịt heo
nên hiếm gặp bệnh này.
 Tùy thuộc vào tập quán ăn uống, điều kiện vệ sinh môi trường.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra thuộc Viện KST-SR-CT TƯ
Theo tài liệu từ VietNamNet - Ngày 26/11/2006


Tỷ lệ nhiễm Taenia solium : ở vùng đồng bằng là 1 – 12 %, vùng trung du và miền núi
là 2 – 9 %.



Nhiễm Taenia solium chiếm 20 – 22 % trường hợp nhiễm sán dải ở nước ta



Trong số bệnh nhân ấu trùng T.solium có 75% là nam giới và 30% mang sán trưởng thành.




Cysticercosis bệnh ấu trùng T.solium ( 5.7 % ở Bắc Ninh) gặp nhiều trong lâm sàng
trong đó có > 80 % tổn thương não



Ở lị mổ tỷ lệ lợn gạo chiếm 0,02 - 0,9%, tỷ lệ bò gạo chiếm 0,3%.

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Nhiễm Trứng:
- Ở Heo: bệnh gạo heo
- Ở Người: bệnh ấu trùng sán dải heo.
⊗ Người ăn GẠO HEO nấu chưa chín bị bệnh sán dải heo trưởng thành.
-

Thơng thường bệnh nhẹ, khơng triệu chứng.
Một số trường hợp có thể có các triệu chứng như: buồn nơn, nhức đầu, tiêu chảy từng đợt,
sụt cân.
- Ở người suy nhược thần kinh.
Ở trẻ em có thể có các triệu chứng như nhức đầu, co giật, thay đổi tính tình, rối loạn tim mạch.
⊗ Bệnh ấu trùng Sán dải heo: (Gạo heo)
Là bệnh nghiêm trọng, tùy vị trí nang ký sinh có các triệu chứng khác nhau:
- Dưới da, cơ: thường khơng có triệu chứng hoặc đôi khi đau cơ, nốt dưới da có thể sờ thấy được,
phát hiện nhờ X quang khi nang đã hóa vơi.
11


Ở não: tùy vị trí nang ký sinh trong não, bệnh nhân có các triệu chứng như:

- động kinh,nhức đầu
- tăng áp lực nội sọ
- rối loạn tâm thần...
CHẨN ĐOÁN
Bệnh sán dải heo:
- Dựa vào các yếu tố dịch tễ
- Chẩn đoán xác định: chủ yếu xét nghiệm phân thấy đốt già
- Phương pháp Graham: dán lên rià hậu môn bằng một miếng băng keo trong, gở ra dán lên
lam quan sát dưới kính hiển vi tìm trứng
Bệnh ấu trùng
Dựa vào yếu tố dịch tễ: sống trong vùng bệnh lưu hành.
- Xét nghiệm máu : có thể tăng bạch cầu toan tính.
- Bệnh ở da, cơ: chẩn đốn bằng phương pháp sinh thiết.
- Mắt: khám mắt.
- Não: CT Scan, MRI thấy hình ảnh bất thường: các nốt trịn, hố vơi, vịng trịn dạng nhẩn, có thể
thấy phù não.
- Chẩn đốn huyết thanh miễn dịch.
PHÒNG BỆNH
Tránh heo bị nhiễm: quản lý phân người, người không đi tiêu bừa bải, không thả heo rông.
- Giám sát thịt heo gạo.
- Không ăn thịt heo nấu khơng chín.
- Chăn ni heo hợp vệ sinh.
- Điều trị người mắc bệnh.

SÁN DẢI CÁ Diphyllobothrium latum








Chiều dài từ 3 đến 10 mét, với 3.000 đốt trở lên.
Đầu nhỏ, hình thuẩn, 2-3 mm x 1 mm với 2 rãnh hút dọc giống như khe.
Vùng cổ chứa các đốt non.
Đốt trưởng thành có hình thang, rộng hơn dài, chứa đầy cơ quan sinh dục đực và cái.
Đốt già chỉ còn lại tử cung chứa trứng. Lỗ sinh dục nằm ở giữa đốt.
Trứng hình thoi, vỏ trơn, có nắp ở 1 đầu. Kích thước :70 x 45µm.

DỊCH TỄ
 Gặp ở nơi thích ăn gỏi cá.
 Những vùng phổ biến: Thuỵ Điển, Phần Lan, Liên Xô, Ba Lan, vùng châu thổ sơng Danúp.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

12








Sán trưởng thành sống trong ruột non của người, chó mèo…Các đốt già phóng thích trứng
trong ruột và được thải ra ngoài theo phân.
Khi gặp nước, trứng nở ra AT lơng. AT lơng bơi trong nước, được các lồi giáp xác (Cyclops)
nuốt.
Trong Cyclops, AT lông biến thành AT procercoid.
Khi Cyclops bị cá nước ngọt ăn, trong cá AT procercoid trở thành plerocercoid (sparganum),
có hình con sâu.

Khi người ăn cá bị nhiễm AT plerocercoid, At này vào đến ruột non, hút các chất dinh dưỡng
và trưởng thành trong vòng 1 tháng.

BỆNH HỌC
 Trường hợp nhiễm ít: khơng có triệu chứng.
 Trường hợp nhiễn nhiều: đau bụng, chán ăn, sụt cân.
 Một số trường hợp có triêu chứng thiếu máu do thiếu hụt B12, kiểu Biermer có hồng cầu to,
non đẳng sắc.
CHẨN ĐOÁN
 Dựa trên triệu chứng thiếu máu, sống trong vùng dịch lưu hành.
 Có tiền căn ăn cá sống.
 Xét nghiệm phân: tìm trứng để chẩn đốn xác định.
ĐIỀU TRỊ & DỰ PHÒNG
 Điều trị:
Niclosamid (Trédémin).
Bithionol.
Nếu thiếu máu dùng thêm B12.
 Dự phịng:
Quản lý phân tốt.
Khơng ăn cá sống hoặc nấu khơng chín.
Phát hiện và điều trị người mắc bệnh.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×