Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ PP DƯỠNG SINH XOA BÓP BẤM HUYỆT BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.61 KB, 34 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ PP DƯỠNG SINH- XOA BÓP BẤM HUYỆT.
BSCK2.Huỳnh Tấn Vũ
I-ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH
Đối tượng: DD,NHS,GMHS
Tính chất: lý thuyết

Số tiết: 2

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:
1. Trình bày được vài nét chính về tác giả và nguồn gốc cuả PP dưỡng sinh.
2. Trình bày được định nghĩa và mục đích của PPDS.
3. Giải thích được câu thơ của Tuệ-Tĩnh, nội dung của PPDS.
4. Kể được các nội dung chính của PPDS.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
Một năm sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, tháng 3 năm 1946 Bác Hồ
đã có bài kêu gọi tồn dân lun tập thân thể có sức khỏe để cứu nước, xây dựng đất
nước:
“ Hỡi đồng bào toàn quốc |
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe
mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người
dân mạnh khỏe tức là góp phần cho đất nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.
Việc đó khơng tón kém, khó khăn gì, gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai làm cũng
được.


Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thơng,
tinh thần đầy đủ; như vậy thì sức khỏe.
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục.


Tự tôi ngày nào cũng tập.”
Từ ngàn xưa, sách Nội kinh Trung quốc đã nêu ra những nguyên lý dưỡng sinh để
giữ gìn sức khỏe sống lâu; ở An độ có phương pháp tập luyện Yoga nổi tiếng thế giới để
tăng cường sức khỏe và tuổi thọ; Tuệ Tĩnh, Lãn Ong – các danh y cổ truyền Việt nam –
cũng đã viết sách hướng dẫn dưỡng sinh để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh.
BS Nguyễn Văn Hưởng – nguyên bộ trưởng y tế vào những năm 1970 - bị tai biến
mạch máu não trong lúc đang công tác; nhờ kết hợp các phương pháp tập luyện cổ truyền
và hiện đại với dùng thuốc, bác sĩ đã phục hồi coi như hồn tồn; sau đó, ơng tiếp tục
nghiên cứu ứng dụng trên hàng chục ngàn người cao tuổi, người bệnh mạn tính liên tục
suốt hơn 20 năm; bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã xây dựng khởi đầu phương pháp dưỡng
sinh, Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng được Bộ y tế cho phép giảng ở các
trường đại học, trung học y tế, và đang được nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhân dân tiếp
tục nghiên cứu phát triển.
2. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH BỆNH TẬT VÀ CHỐNG BỆNH TẬT CỦA TÁC
GIẢ, BS NGUYỄN-VĂN-HƯỞNG.
BS Nguyễn-Văn Hưởng sanh năm 1906, bị tai biến mạch máu não vào năm 64 tuổi,
đang lúc là bộ trưởng bộ y tế; ông đã bị á khẩu, liệt nửa người. Phối hợp với thuốc, bác sĩ
đã tự luyện tập để phục hồi, và xây dựng phương pháp dưỡng sinh; năm 1986 ông được
phong Anh hùng lao động. Năm 1995 đã tái bản sách phương pháp dưỡng sinh lần thứ 8.
Tháng 9 năm 1996 được trao giải thưởng Hồ chí Minh cao quí. Bác sĩ Nguyễn Văn
Hưởng mất ngày 06 tháng 8 năm 1998.
Bác sĩ đã để lại cho hậu thế một phương pháp dưỡng sinh được nhiều nhà nghiên cứu
coi là hoàn chỉnh; Phương pháp đã đề cập từ vấn đề tập luyện để khí huyết lưu thông, đến
cách ăn uống cho hợp lý, đến thái độ tâm thần trong cuộc sống, đến vệ sinh, nghỉ ngơi …


thể hiện được sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn y học cổ truyền và y học hiện đại; đã kế
thừa những tinh hoa phương pháp tập luyện của nước bạn, của người xưa, đồng thời kết
hợp với những kiến thức y học hiện đại; xây dựng thành công một PPDS mang tính khoa
học, dân tộc và đại chúng.


3. VÀI PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ CHỐNG
BỆNH TẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
Vài phương pháp tập luyện để bảo vệ sức khỏe và chống bệnh tật nổi tiếng trên thế
giới như Yoga ở An độ; Khí cơng, Thái cực quyền ở Trung quốc; Thể dục thể thao, điền
kinh, aerobic của Châu âu, Châu Mỹ; các mơn võ thuật Judo, Aikido,... Trong nước cũng
có các mơn trên du nhập từ lâu; ở nước ta, cách đây hàng trăm năm đã có những nhà
dưỡng sinh tiền phong như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ong; và hiện nay đã xuất hiện
nhiều nhà dưỡng sinh cả nước biết đến như BS Nguyễn Khắc Viện, GS Tô Như Khuê,
GS Ngô Ga Hy, GS Đỗ Đình Hồ …
4. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE.
Tháng 9 năm 1978, tại Alma Ata, thủ đô của nước Cadắcstan, Tổ chức y tế thế giới
(OMS) với sự tham gia của 134 nước, 67 tổ chức quốc tế, đã thông qua định nghĩa: Sức


khỏe là tình trạng sảng khối tồn diện, về thể xác, tinh thần và xã hội; khơng chỉ là
khơng có bệnh và tật.
Định nghĩa này cho thấy sức khỏe không những liên quan đến y tế mà còn liên quan
đến yếu tố Văn Hóa, nhân sinh quan, thái độ tâm lý, sự rèn luyện cá nhân, điều kiện xã
hội …
5. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PPDS.
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm có 4 mục đích:
-

Bồi dưỡng sức khỏe.

-

Phịng bệnh.


-

Từng bước chữa bệnh mạn tính.

-

Tiến tới sống lâu và sống có ích.

Bốn mục đích này quan hệ hữu cơ với nhau.
Sức khỏe được tăng lên thì phịng bệnh tốt hơn;
Ít bị thêm bệnh nữa, mà sức lại tăng lên, đồng thời có phối hợp với thuốc khi cần thiết
thì bệnh mạn tính từng bước sẽ được đẩy lùi;
Từ đó có nhiều khả năng sống lâu, sống có ích hơn.
6. BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG TRONG VIỆC CHỐNG BỆNH MẠN TÍNH.
Bệnh mạn tính là những bệnh khó chữa khỏi; Ngưng thuốc thì bệnh sẽ tái phát và ngày
càng nặng hơn; thí dụ như cao huyết áp, viêm đa khớp, hội chứng dạ dày tá tràng, suyễn,
tiểu đường, …
Do đó thời gian chữa bệnh thường lâu dài; địi hỏi phải có sự hợp lực giữa các thành
viên liên quan đến bệnh nhân: lực lượng thầy thuốc, bệnh viện giữ vai trị hướng dẫn,
giải thích cho bệnh nhân hiểu nguyên nhân bệnh, cách dùng thuốc, cách ăn uống, cách
luyện tập, cách kiêng cữ … ; Thân nhân, bạn bè, cơ quan giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, tạo
điều kiện thời gian, tiền bạc, tinh thần; Còn bệnh nhân giữ vai trị quyết định, phải tự
mình kiêng cữ, luyện tập, dùng thuốc, ăn uống đúng cách.


7. GIẢI THÍCH CÂU THƠ CỦA TUỆ-TĨNH, NỘI DUNG CỦA PPDS
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Bế tinh
Tinh có hai nghĩa; nghĩa thứ nhất là tinh hoa của thức ăn; y học cổ truyền gọi là tinh

hậu thiên do thức ăn cung cấp qua tỳ vị.
Nghĩa thứ hai là tinh sinh dục, tinh tiên thiên do cha mẹ truyền cho, tàng trữ ở thận,
và không ngừng được bổ sung bởi tinh hậu thiên.
Bế tinh theo nghĩa đen có nghĩa là đóng lại, khơng cho xuất tinh. Điều này chỉ áp
dụng cho một số nhà tu hành thốt tục.
Ta nên hiểu là giữ gìn tinh sinh dục; tránh phóng túng, lạm dụng.
Dưỡng khí
Khí là nguồn gốc, là động lực của mọi hoạt động của cơ thể.
Khí có hai nguồn gốc: Khí trời (trong đó có dưỡng khí) qua tạng Phế vào cơ thể kết
hợp với tinh hoa của thức ăn ở Tỳ Vị để thành Khí hậu thiên, từ đó lưu thơng đến các
tạng phủ khác và là động lực để các tạng phủ hoạt động; Khí tiên thiên do cha mẹ truyền
cho, tàng tại Thận, và khơng ngừng được bổ sung bởi khí hậu thiên.
Dưỡng khí là luyện thở, và hít thở khí trong sạch; cũng cịn có nghĩa là khéo léo gìn
giữ và bồi dưỡng khí lực của mình.
Tồn thần
Sách Linh Khu có viết ở Chương Tạng luận: “Am dương tương bác vị chi Thần”;
Thần do Tinh của cha và của mẹ phối hợp, tác động qua lại với nhau mà thành.
Thần là hình thức năng lượng cao cấp mà các động vật cũng có, nhưng mức cao nhất
chỉ có ở con người, do bộ thần kinh tạo ra. Nhờ nó mà con người biết tư duy, có ý chí, có
tình cảm, có khoa học và nghệ thuật..


Theo y học cổ truyền Tâm là cơ quan quân chủ, thần minh từ đó mà sinh ra. Tâm
tàng thần.
Năm tạng sáu phủ, tâm đứng làm chủ, quân chủ có minh (huyết mạch chạy đều) thời
mười hai cơ quan đều điều hịa khơng rối loạn..., theo lẽ đó dưỡng sinh thời lo gì khơng
sống lâu.
Tinh-Khí-Thần là biểu hiện q trình chuyển hóa vật chất (tinh thức ăn, huyết, tinh
sinh dục) thành năng lượng (khí) mà hình thức cao nhất là thần, thần trở lại điều khiển
khí và tinh, tồn bộ cơ thể.

Khí lực cũng giúp thức ăn được tiêu hóa biến thành tinh hoa dinh dưỡng, huyết và
tinh sinh dục. Sự chuyển hóa này xảy ra trong cơ thể một cách liên tục, nếu có rối loạn thì
sẽ sinh bệnh, nếu ngưng lại thì chết. Luyện khí sẽ giúp cho q trình chuyển hóa tinh
biến thành khí, khí biến thành thần được tốt đẹp thêm. Tinh đầy đủ, khí dồi dào, thần mới
có cơ sở để vững mạnh.
Tồn thần là giữ gìn tinh thần, tránh hao tổn. Muốn thế phải thanh tâm, qủa dục, thủ
chân.
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
- Thanh tâm là giữ cho lịng trong sạch. Cách tốt nhất là không vi phạm những quy
định của pháp luật và những quy ước xã hội về các mối quan hệ giữa người với người
- Qủa dục là hạn chế lòng ham muốn qúa đáng. Những ước muốn chính đáng như nâng
cao chun mơn, nghiệp vụ; học thêm một kỹ năng mới; giúp được người khác mà vô vụ
lợi … vẫn luôn là động lực cao đẹp giúp con người ngày càng hoàn thiện.
- Thủ chân là giữ gìn chân khí; cũng có thể hiểu thêm một nghĩa nữa là giữ gìn chân lý,
lẽ phải.
- Luyện hình là luyện tập thân thể, làm khí huyết lưu thơng, gân cốt mạnh mẽ, cơ khớp
linh hoạt …


8. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾP THU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHO CÓ KẾT
QỦA.
Điều kiện để tiếp thu và áp dụng phương pháp cho có kết qủa là: Quyết tâm, kiên trì,
và liên tục áp dụng phương pháp một cách chính xác, biện chứng, và sáng tạo.
Phương pháp dưỡng sinh khi tập đúng rất mau có hiệu quả. Thí dụ bài tập thư giãn có
tác dụng nhanh chóng chống căng thẳng, bảo vệ hoạt động của hệ thần kinh trung ương;
Bài tập khí cơng làm khí huyết lưu thơng gây ấm áp cơ thể, xoa bóp nội tạng, chống ứ trệ,
táo bón do giảm trương lực cơ …
9. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA PPDS.
1. Luyện Thư giãn
2. Luyện Thở 4 thời có kê mơng và giơ chân.

3. Vấn đề ăn uống và sử dụng chất kích thích.
4. Tập thể dục, xoa bóp, Dưỡng sinh.
5. Thái độ tâm thần trong cuộc sống.
9.1.LUYỆN THƯ GIÃN
Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:
1. Trình bày được sự quan trọng của quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của
hệ thần kinh.
2. Trình bày được những tác hại do vỏ não làm việc qúa căng thẳng gây ra
3. Định nghĩa được thư giãn.
4. Trình bày được kỹ thuật làm thư giãn.
5. Trình bày được các chỉ định của thư giãn.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG: Ngày nay người ta đã biết rằng sự căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây
nên những rối loạn thần kinh chức năng như mất ngủ, nhức đầu … thậm chí đưa đến


bệnh âm căn suy nhược, khiến không thể lao động, học tập được. Đồng thời căng thẳng
thần kinh cũng là yếu tố thuận lợi gây nên những bệnh tim mạch, nội tiết như tăng huyết
áp ở người lớn tuổi, tiểu đường type II, thiếu máu cơ tim … đặc biệt nhất nó cũng là một
trong những nguyên nhân làm rối loạn giữa gốc tự do (free radical) và chất chống oxy
hóa (antioxydant) [6], cơ chế trực tiếp gây nên quá trình lão hóa sớm.
Các nhà y học phương Tây khi sang An độ để nghiên cứu phương pháp tập luyện
Yoga, đã tìm thấy một bài tập có khả năng chống căng thẳng thần kinh hiệu quả, đó là thế
Shavasana (được dịch là “thế nằm chết giả”, hoặc luyện thư giãn). Đó cũng là bài tập mở
màn trong hệ thống các bài tập Yoga. Từ đó đến nay, bài tập này đã được giới thiệu rộng
rãi cho quần chúng nhiều nơi trên thế giới (từ châu âu đến châu á). Nhưng tính khoa học
của phép thư giãn chỉ được giải thích khá rõ ràng khi BS Nguyễn Văn Hưởng ứng dụng
giải phẫu, sinh lý và học thuyết thần kinh của Paplôp để phân tích tác dụng của bài tập.
2. SỰ QUAN TRỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH.

Quá trình hưng phấn và quá trình ức chế chính là phương thức hoạt động của hệ
thần kinh, qua đó mà hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa tất cả các cơ, các tuyến và điều
khiển tồn thân; Nhưng hai q trình này phải cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh.
Thí dụ khi bị căng thẳng thần kinh, bị stress hệ thần kinh giao cảm sẽ hưng phấn, kích
thích tuỷ thượng thận phóng thích nhiều adrenalin và nor adrenalin làm co mạch, tim đập
nhanh, mạnh, huyết áp tăng; nhưng sau khi sự căng thẳng đã qua đi, hoặc đã được giải
quyết thì quá trình ức chế hệ thần kinh giao cảm sẽ xảy ra và làm giảm tiết adrenalin và
nor adrenalin.
3. SỰ LÀM VIỆC QÚA CĂNG THẲNG CỦA VỎ NÃO CÓ THỂ GÂY RA NHIỀU
TÁC HẠI.
Sự làm việc qúa căng thẳng của vỏ não có thể gây ra bệnh suy nhược thần kinh, các
hội chứng tâm thể như hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng, xuất hiện cơn hen suyễn, tăng
huyết áp, hysterie..., thậm chí có thể xảy ra những tai biến tim mạch.


4. ĐỊNH NGHĨA THƯ GIÃN.
Thư giãn là một phương pháp nghỉ ngơi chủ động, trong đó tồn bộ hoạt động của hệ
thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất; nói cách khác là luyện qúa trình ức chế
của hệ thần kinh.
Vỏ não ức chế
(Ngủ sâu)

Vỏ não tập trung hưng phấn theo dõi nhịp thở nhẹ nhàng, các vùng khác của vỏ não được nghỉ ngơi.
CƠ MỀM
5. KỸ THUẬT LÀM
THƯ GIÃN.

6.

VỎ NÃO


Ngũ quan


vân

Trung tâm
điều hòa dưới vỏ

Trung tâm giao
cảm và đối giao
cảm

Cơ trơn
(mạch máu, ruột)
SƠ ĐỒ LIÊN HỆ GIỮA GIÁC QUAN VÀ TRƯƠNG LỰC CƠ


Tư thế: tư thế nằm là tốt nhất vì tất cả các cơ đều có thể giãn ra dễ dàng. Khi đã thành
thạo thì ở bất kì tư thế nào ta cũng có thể thư giãn từng phần của cơ thể; thí dụ ngồi
dựa thoải mái trên một ghế dựa; hoặc ngồi thẳng lưng, thòng chân hay xếp bằng, hai
tay buông thõng …
Ở đây ta dùng tư thế nằm ngửa thẳng, thả lỏng tồn thân, lịng bàn tay ngửa lên
(nếu để bàn tay sấp có thể ta sẽ bị tê tay do động mạch khủyu tay bị ép). Sau đó ta thực
hiện ba bước thư giãn:
 Bước 1: Ưc chế ngũ quan: che mắt, tập ở nơi yên tĩnh, nếu trời nóng, mặc
quần áo mỏng hoặc để quạt nhẹ; trời lạnh, đắp mền mỏng; xa nơi đang nấu
ăn…Che mắt có hai điều lợi lớn. Thứ nhất là ức chế được ánh sáng kích thích
thị giác một cách tuyệt đối, tạo điều kiện để thần kinh trung ương được nghỉ
ngơi; thứ hai là tạo một phản xạ có điều kiện: những lần tập sau ta chỉ cần đặt

khăn che mắt là cơ thể mềm giãn ra, nhanh chóng đi vào thư giãn. Ta dùng
khăn tay hoặc cuốn tập nhỏ để che mắt; hoặc tập trong buồng tối cũng được.
 Bước 2: Tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra, giãn ra từ từ, chắc chắn, từng
nhóm cơ một, từ trên xuống dưới, toàn thân cảm thấy nặng và ấm; bắt đầu
thầm nhủ từ nhóm cơ vùng đầu mặt mềm ra, giãn ra, rồi xuống dần từng nhóm
cơ vùng cổ gáy, vùng lưng ngực, vùng cánh tay, cẳng tay, ngón tay, bàn tay; rồi
đến nhóm cơ vùng bụng hơng, vùng đùi bắp chân, bàn chân, ngón chân; Sau đó
nhủ thầm tồn thân mềm ra, giãn ra, nghỉ ngơi hoàn toàn, giãn ra hồn tồn;
tồn thân nặng xuống, ấm lên. Ta có cảm giác nặng là do cơ vân giãn tốt; cảm
giác ấm là do cơ trơn mạch máu giãn tốt.
 Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi tới phổi, khoảng 10
hơi thở, có thể đi vào giấc ngủ ngắn 15-30 phút. Lúc này trên vỏ não chỉ còn
một điểm hưng phấn theo dõi hơi thở, còn các vùng khác của hệ thần kinh
trung ương được nghỉ ngơi, ức chế.


Giai đoạn tập trung theo dõi hơi thở

Mỗi lần thư giãn khoảng từ 10 đến 15 phút; riêng khi đến giờ ngủ (thí dụ buổi
tối), thì ta thư giãn rồi đi vào giấc ngủ luôn.
Kiểm tra thư giãn.
Khi người tập thư giãn đạt tốt, ta quan sát thấy nét mặt người đó bình thản, giảm nhiều
vết nhăn, sau đó ta cầm cổ tay người tập thư giãn nhấc nhẹ nhàng lên rồi thình lình thả
xuống, cẳng tay sẽ rớt nhanh và nặng; nếu rớt chậm và gượng thì thư giãn chưa thật tốt;
Có thể ra lệnh mềm cơ vài lần nữa. Những lần sau chắc chắn sẽ tốt hơn.
Có thể tự kiểm tra bằng cách tự nhấc tay lên rồi thả xuống.
Liều lượng thư giãn: Mỗi lần thư giãn khoảng từ 10 đến 15 phút; riêng khi đến giờ
ngủ (thí dụ buổi tối), thì ta thư giãn rồi đi vào giấc ngủ ln.
6. THƯ GIÃN CHỚP NHỐNG.
Khi bị dồn dập nhiều cơng việc một lúc, liên tục (thí dụ trong một ngày họp, báo cáo

liên tiếp 5,6 cuộc …), không đủ thời gian 15 đến 30 phút để thư giãn, ta có thể áp dụng
phép thư giãn chớp nhống trong vòng 3-5 phút.
Hoặc buổi sáng, để đỡ mất thời gian ta cũng có thể thư giãn chớp nhống sau khi tập
các động tác thể dục dưỡng sinh.


7. CHỈ ĐỊNH CỦA THƯ GIÃN.
Luôn luôn nên tập thư giãn hàng ngày sau mỗi khi gắng sức về trí lực hoặc thể lực.
Buổi sáng tập thư giãn sau khi tập thể dục; Buổi trưa, lúc nghỉ trưa Buổi chiều sau giờ
làm việc.
Ngồi ra thư giãn cịn được chỉ định trong các trường hợp căng thẳng thần kinh và cơ
bắp, các hội chứng tâm thể, các bệnh nhân cần nghỉ ngơi, các vận động viên thi đấu đỉnh
cao; Mất ngủ; Tâm lý bất an (lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, quá hưng phấn mất tự chủ, quá
giận), mẹt mỏi; những người nóng tính …
9.2. THỞ 4 THỜI CĨ KÊ MƠNG VÀ GIƠ CHÂN CỦA BS.NGUYỄN-VĂNHƯỞNG
Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:
1. Phân biệt được các cách thở.
2. Trình bày được ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hồn, và hệ thần
kinh.
3. Trình bày được ảnh hưởng của việc giữ hơi mở thanh quản, và giữ hơi đóng thanh
quản.
4. Định nghĩa được thở 4 thời có kê mơng và giơ chân.
5. Giải thích được cơng thức thở 4 thời có kê mơng và giơ chân.
6. Trình bày được chỉ định của phép thời có kê mơng và giơ chân.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở.
Theo mơn phái Hatha-Yoga của An độ, bí quyết thứ nhất về thuật trường sanh là
luyện thở (Prânayama). Luận thuyết này cũng cho rằng hơi thở là căn bản của sự sống.
Prânayaga cũng có nghĩa la : “Phương pháp hấp thu năng lượng”.



Ơ Trung quốc, phép chữa bệnh bằng khí cơng, đã có một lịch sử lâu dài, đời xưa gọi
là phép dưỡng sinh, như trong sách ‘’ Hoàng đế nội kinh ‘’ cũng có ghi chép phép ‘’ Đạo
dẫn thổ nạp ‘’. Về sau, trong sách ‘’ Thiên kim yếu phương ‘’, sách ‘’ Ngoại đài bí yếu ‘’
và trong các sách thuốc đời này qua đời khác cũng đều có ghi chép chữa bằng khí cơng .
Tác dụng chủ yếu của phép chữa bằng khí cơng là thơng qua sự điều hịa của khí và sự
n tĩnh của thần để kiện tồn nội tạng, để điều chỉnh cơng năng hoạt động của toàn bộ
cơ thể.
Trong sách Trung y khái luận đã viết về tác dụng của khí cơng Trung quốc như sau:
“Phép chữa bệnh bằng khí cơng là thơng qua sự yên lặng tâm thần, điều hòa hơi thở, làm
cho cơ thể được tu dưỡng và đều đặn, nhờ đó mà đạt được kết quả phòng chữa bệnh tật
(đặc biệt là một số bệnh mạn tính), khơi phục lại sức khỏe, dài thêm tuổi thọ. Bởi vì
phương pháp chủ yếu của nó là trọng dụng cả 2 mặt thân, tâm, tức là kết hợp giữa sự thở
với tinh thần ý thức để phát huy và tăng cường sức đề kháng của nhân thể, chiến thắng sự
xâm hại của bệnh tật.” [13].
Chính nhờ áp dụng một phép thở 2 thời thích hợp mà bác sĩ Nguyễn khắc Viện đã tự
giữ sức khỏe và sinh mạng của mình gần 50 năm, sau khi phẫu thuật 6 lần vì lao phổi, chỉ
cịn 2 phần 3 của một lá phổi. trong khi tiên lượng của BS điều trị người Pháp: “Chỉ sống
được vài năm, nếu khơng chết vì bệnh phổi tái phát thì cũng mất vì suy tim phải.”
Phương pháp dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng cũng lấy việc luyện thở làm
quyết định cho sự thành công của phương pháp. BS Nguyễn Văn Hưởng đã nghiên cứu
các cách thở của Yoga An độ, khí cơng Trung quốc và có tham khảo phép luyện thở 2 thì
của BS Nguyễn khắc Viện. Từ đó đề ra phép thở 4 thời có kê mơng và giơ chân, nhằm
mục đích qn bình thần kinh, đồng thời luyện hơ hấp và tuần hồn.
Tuy nhiên, trong các sách khí cơng của người xưa, Yoga, Trung quốc thường khơng
khuyến khích người ta cố gắng tự tập một mình bằng cách xem sách, vì có thể bị “tẩu hỏa
nhập ma” hoặc “bán thân bất toại” (hôn mê hoặc liệt nửa người). Tại sao bị tai biến vậy?
Sách xưa chỉ khuyên là chỉ tập khi có người hướng dẫn.



Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã tìm ra nguyên nhân của tai biến khi luyện thở gắng
sức, và đã đề ra kỹ thuật thở đúng, không thể bị tai biến được: “Mở thanh quản ở thời
giữ hơi, sau khi hít vào gắng sức.”. Với kỹ thuật này, hàng chục ngàn người tập trên 30
năm nay không ai bị tai biến.
2. CÁC CÁCH THỞ
2.1. Thở 2 thời, 3 thời, 4 thời.
Khi luyện thở, ta có thể áp dụng nhiều cách thở đều có kết quả tốt cho sức khỏe;
song xét một cách tổng quát theo các giai đoạn thở, có ba kiểu như sau:
-

Thở hai thời: giống như là thở thường gồm có một thời hít vào và một thời thở ra;

song người tập phải chú ý đến hơi thở, điều khiển hơi thở sao cho có quy luật nhất định
(thí dụ thở cho êm chậm đều sâu; hoặc hít vào mạnh thở ra tự nhiên thoải mái …); Đây
là kiểu thở dễ tập nhất, thơng dụng nhất và cũng có kết quả làm khí huyết lưu thơng, ổn
định thần kinh, hay áp dụng cho người mới tập hoặc bệnh nhân yếu sức, bị bệnh phổi …

Thở hai thời

- Thở ba thời: gồm một thời hít vào, thời giữ hơi và thời thở ra; tính chất của mỗi
thời cũng theo một quy luật nào đó tùy theo tác giả và trường phái (thời gian, cường độ
…). Kiểu thở này có thêm một thời giữ hơi, tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa hệ hơ
hấp (phổi) và hệ tuần hồn hồn chỉnh hơn, với một cơng hơ hấp ít hơn. Cách thở này
thường được áp dụng trong các động tác yoga An độ, khí cơng Trung quốc.

Thở 3 thời


-


Thở 4 thời: hít vào, giữ hơi, thở ra, nghỉ. Bốn thời này có thể có thời gian khơng

bằng nhau (4-6 giây) hoặc bằng nhau. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ nghiên cứu
phép thở 4 thời có thời gian bằng nhau của BS Nguyễn Văn Hưởng.

Thở 4 thời

2.2. Thở ngực, thở bụng.
- Thở ngực chủ yếu dùng các cơ ở phần ngực, các cơ liên sườn. Khi thở, chủ yếu
phần ngực sẽ nâng lên hạ xuống.
- Thở bụng chủ yếu là dùng cơ hồnh, cịn gọi là thở sâu. Khi thở, phần bụng sẽ
phình lên, xẹp xuống.
Chúng ta có thể thở phối hợp ngực bụng.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỞ SÂU TRÊN HỆ HƠ HẤP, HỆ TUẦN HỒN, VÀ HỆ
THẦN KINH
Đối với hệ hơ hấp, thở sâu có tác dụng thứ nhất là đưa được nhiều dưỡng khí vào tận
đáy phổi và đỉnh phổi mà khi thở bình thường khí khơng đến được; Thứ hai là luyện các
cơ hơ hấp như cơ liên sườn, cơ hoành; chống lại hiện tượng xơ cứng các khớp ở lồng
ngực; do đó sẽ duy trì được sức thở khơng bị giảm đi nhanh chóng theo tuổi tác.

1,8 l
0,4 l
1,3 l

Thể tích khí lưu thơng: 0,4 lít khi thở thường
Thể tích dung tích sống: 3,5 lít khi thở tối đa


Đối với hệ tuần hồn, khi thở sâu thì áp suất ở trong lồng ngực trở nên âm hơn, do đó

máu về tim, phổi dễ dàng hơn; Đồng thời do cơ hoành hạ thấp xuống làm áp suất trong ổ
bụng tăng lên, thúc đẩy máu đi tới trong tĩnh mạch, tạo nên tác dụng xoa bóp nội tạng.
Tóm lại tác dụng thứ nhất đối với hệ tuần hoàn là thúc đẩy khí huyết lưu thơng tốt hơn;
Tác dụng thứ hai là làm q trình trao đổi khí biến máu đen thành máu đỏ được nhiều
hơn.
Đối với hệ thần kinh, tác dụng thứ nhất là khi khí huyết lưu thơng thì tế bào thần kinh
được ni dưỡng tốt hơn. Thứ nhì là khi hưng phấn tập trung vào việc luyện thở thì các
vùng khác của vỏ não được nghỉ ngơi. Thứ ba là hệ hơ hấp có trung khu thần kinh gần
với các trung tâm thần kinh thực vật khác như tuần hồn, tiêu hóa; nên khi luyện thở sâu
đều hịa sẽ ảnh hưởng tốt đến các trung tâm TK đó.
4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIỮ HƠI MỞ THANH QUẢN, VÀ NÉN HƠI ĐĨNG
THANH QUẢN.
Sau khi hít vào, người tập khí cơng thường giữ hơi vài giây để hồn chỉnh sự trao đổi
khí tại phế nang; Nhưng tại thời điểm giữ hơi nếu ta đóng thanh quản thì áp suất trong
ngực sẽ tăng lên, máu sẽ ứ lại ở ngoại biên, nhất là ở trên não sẽ gây ra những hiện tượng
nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là những tai biến tim mạch.
Do đó khi giữ hơi ta cần phải mở thanh quản để tránh tình trạng trên; Mở thanh quản
bằng cách là cuối thời hít vào, thanh quản đang mở, ta cố gắng giữ nguyên sự co thắt của
các cơ hít vào thì thanh quản sẽ tiếp tục mở; quan sát sẽ thấy các chỗ lõm trên xương ức
vẫn lõm sâu.


HÌNH 2.4: GIỮ HƠI: MỞ THANH QUẢN
* Các cơ hơ hấp tiếp tục co thắt, dấu lõm trên xương ức rõ và các cơ vùng cổ
căng thẳng.
* Áp suất trong ngực tiếp tục âm ---> máu về tim phổi dễ dàng.

HÌNH 2.5: GIỮ HƠI: ĐĨNG THANH QUẢN

(Tập sai)


Áp suất trong ngực tăng ---> máu về lồng ngực khó, ứ lại ngoại biên. Khơng có
dấu lõm trên xương ức và cơ cổ khơng căng.
Phình

Giữ hơi đóng thanh quan (tập sai)

Lõm
Giữ hơi mở thanh quan (tập đúng)


5. THỞ 4 THỜI CĨ KÊ MƠNG VÀ GIƠ CHÂN
5.1. Định nghĩa thở 4 thời có kê mơng và giơ chân.
Thở 4 thời có kê mơng và giơ chân là một phép luyện tổng hợp về Khí (hơ hấp), Huyết
(tuần hoàn), và Thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh, điều hịa hai q trình hưng
phấn và ức chế; Nhằm mục đích ngủ tốt, đồng thời làm cho khí huyết lưu thơng.

1,8 l

0,4 l

1l
Thể tích khí lưu thơng: 0,4 lít khi thở thường
Thể tích gần tối đa:

khoảng 3 lít

5.2. Tác dụng của tư thế kê mông, giơ chân:
Kê một gối ở mông cao khoảng từ 5 đến 8cm, làm cho trọng lượng của tạng phủ đè
vào cơ hoành, do đó khi hít vào cơ hồnh thở sẽ phải gắng sức hơn vì có trở ngại; đó là

cách luyện cơ hoành.


TƯ THẾ NẰM KÊ MƠNG
để luyện cơ hồnh và thời thở ra gần tối đa.
Giơ chân luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ bụng cho rắn chắc, đồng
thời tăng tác dụng xoa bóp nội tạng ở thời giữ hơi.
5.3. Cơng thức thở 4 thời có kê mông, giơ chân.
Tư thế: nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng) cao thấp tùy sức
khoảng từ 5 đến 8cm; tay trái để trên bụng để theo dõi bụng phình lên xẹp xuống, tay
phải để trên ngực để theo dõi ngực nở lên xẹp xuống.
Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, bằng mũi, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời
gian 4-6 giây. (Hít ngực bụng nở).
Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân
giao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống. Thời gian 4-6 giây. (Giữ hơi hít thêm).
Thời 3: Thở ra, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc, bằng mũi. Thời gian 4-6
giây. (Thở không kềm thúc).
Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4-6 giây.
(Nghỉ nặng ấm thân)
5.4. Giải thích cơng thức thở 4 thời có kê mơng và giơ chân
5.4.1. Giải thích cơng thức thở 4 thời ở thời 1.
Thời một là thời hít vào. Hít vào tối đa để dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi.
Khi hít vào tối đa thì áp suất trong ngực giảm đi và áp suất trong bụng tăng lên, do đó
máu về tim và phổi dễ dàng, thúc đẩy lưu thông tuần hồn, khí huyết, xoa bóp nội tạng;
Và nhờ có kê mơng nên cịn có tác dụng luyện cơ hồnh.
5.4.2. Giải thích cơng thức thở 4 thời ở thời 2.
Thời hai là thời giữ hơi. Giữ hơi để hoàn chỉnh sự trao đổi oxy và thán khí tại phế
nang. Ở thời 2 phải mở thanh quản để tránh hiện tượng nén hơi nguy hiểm bằng cách liên



tục cố gắng hít thêm. Và thời 2 có giơ chân để luyện cơ bụng và tăng cường xoa bóp nội
tạng.
Phế nang

O2
CO2

Mao mạch

5.4.3. Giải thích cơng thức thở 4 thời ở thời 3 và 4.
Thời ba là thời thở ra. Thở ra nhẹ nhàng thoải mái để bắt đầu giai đoạn luyện ức chế;
và nhờ có kê mơng nên thở ra được gần tối đa.
Thời bốn là thời nghỉ. Nghỉ, thư giãn, thả lỏng toàn thân tiếp tục giai đoạn luyện qúa
trình ức chế và chuẩn bị trở lại thời một (thời hít vào)
Thời 3 và 4 là 2 thời luyện ức chế, đối lại với thời 1 và 2 là luyện hưng phân. Hai qúa
trình này được lập đi lập lại mỗi ngày sẽ tạo sự quân bình hai qúa trình hưng phấn và ức
chế, quân bình thần kinh.
5.5. Chỉ định, chống chỉ đinh của phép thở 4 thời.
 Chỉ định: Phép thở 4 thời có kê mơng và giơ chân được chỉ định trong các hội
chứng tâm thể: tăng HA, hen suyễn, hội chứng dạ dày tá tràng, suy nhược thần
kinh, căng thẳng mất ngủ; các trường hợp ứ trệ của tạng phủ, khí huyết (táo bón,
đau bụng kinh, …); làm tăng tính dẫn truyền thuốc đến tế bào.
 Chống chỉ định : Chấn thương lồng ngực, gãy xương sườn, viêm phổi.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP XOA BĨP BẤM HUYỆT.
Đối tượng:
Tính chất:

DD, NHS,GMHS.
lý thuyết


Số tiết: 2

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:
1. Trình bày được vài nét về lịch sử mơn xoa bóp.
2. Kể được 3 danh y cổ truyền đã sử dụng xoa bóp để chữa bệnh.


1. Định nghĩa được xoa bóp và Kể được các ưu điểm của xoa bóp
1. Giải thích được tính giản tiện, rẻ tiền của xoa bóp.
1. Nhận thức đúng về xoa bóp.
1. Trình bày được những điều cần chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp.
1. Trình bày được thời gian 1 lần xoa bóp và một đợt xoa bóp
Phương pháp: tự nghiên cứu, thảo luận, diễn giảng
NỘI DUNG
1. Vài nét về lịch sử mơn xoa bóp trên thế giới.
 Ở Ai cập, trên các bức tranh khắc trên đá, cách đây 5000 năm, đã ghi lại hình
những người đang xoa bóp.
 Hipơcrat (người Hy lạp), y tổ phương Tây, đã khun dạy mơn đồ dùng xoa bóp
để chữa cứng khớp …
 Ở La mã, từ thời cổ đại, xoa bóp được coi là mơn bổ trợ sau khi tắm.
 Ở An độ gọi xoa bóp là săm-va-na (Schamvahna), ln luôn được thực hiện trong
các buổi lễ tôn giáo, và sau buổi tập thở, tập Yoga.
 Ở Trung quốc, xoa bóp đã có một lịch sử rất lâu đời; trong quyển Nội kinh Tố vấn,
thiên dị pháp (chương 12) đã đề ra những phép xoa bóp; và càng ngày càng phát triển
 Ở các nước Châu Au, vào thế kỷ thứ 17, tại trường đại học y khoa người ta đã tìm
thấy nhiều luận án đề cập đến lợi ích của xoa bóp
 Các nước Anh, Đức, Mỹ … mơn xoa bóp cũng được phổ biến rộng rãi; đặc biệt
nhất là trong giới thể dục, thể thao …
2. Vài danh y cổ truyền ở nước ta đã đề cập đến những phương pháp chữa bệnh
bằng xoa bóp.

1. Tuệ Tĩnh: vào thế kỷ thứ 14 đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp thời bấy giờ để
chữa một số bệnh (sách Nam dược thần hiệu).
Ví dụ: -Xoa với bột gạo tẻ để chữa chứng có nhiều mồ hơi.


- Xoa với bột hoạt thạch và bột đậu xanh để trị rôm.
- Xoa với hạt cải ngâm dấm chữa da thịt tê dại.
- Xoa với hạt cải ngâm rượu điều trị đau lưng.
- Xoa với rượu ngâm quế điều trị bại liệt.
2. Nguyễn Trực: Thế kỷ thứ 15, trong cuốn Bảo anh lương phương (chữa bệnh cho trẻ
em) đã đúc kết nhiều kinh nghiệm xoa bóp với các thủ thuật xoa, bấm, miết, vận động,
kéo... tác động lên kinh lạc huyệt để điều trị các chứng đau bụng, ỉa chảy, lịi dom, tích
trệ....
3. Đào cơng Chính: thế kỷ 18, trong cuốn Bảo sinh diên thọ toản yếu đã tổng kết các
phương pháp tự tập luyện, tự xoa bóp để phòng và trị bệnh.
4. Hải Thượng Lãn Ong: thế kỷ 18, đã nhắc lại các phương pháp trị liệu bằng xoa
bóp để phịng và trị bệnh trong cuốn Vệ sinh yếu quyết.
Hiện nay y học cổ truyền nói chung và xoa bóp nói riêng được coi trọng và có những
bước phát triển mới. Nhiều gíao sư, bác sĩ đã viết sách về xoa bóp như BS Nguyễn Mạnh
Phát, Tạ Lân; Đồng thời có những tài liệu giới thiệu Xoa bóp bàn chân, bàn tay để phịng
và chữa bệnh.
Trong giáo trình này chủ yếu giới thiệu phương pháp xoa bóp theo tài liệu của GS
Hoàng bảo Châu, cuốn “Phương pháp xoa bóp y học dân tộc”, NXB y học, năm 1988.
3. Định nghĩa mơn xoa bóp
Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y
học cổ truyền. Đặc điểm cuả nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính; tác động lên da, thịt,
gân, khớp, cuả người bệnh để đạt mục đích chữa bệnh, phòng bệnh.
- Ưu điểm: giản tiện, rẻ tiền, có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có giá trị phịng
bệnh lớn.
Giản tiện, rẻ tiền vì chỉ dùng bàn tay là chính, có thể dùng trong bất kể hồn cảnh

nào và khơng bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.


Có hiệu quả vì có khả năng chữa một số bệnh cấp tính như nhức đầu, đau lưng cấp,
cảm cúm..., cũng như một số bệnh mạn tính khác như thấp khớp, hội chứng dạ dày...Tự
xoa bóp thì rất chủ động để giữ gìn sức khỏe.
4. Những nhận thức đúng về xoa bóp.
- Xoa bóp là một phương pháp phịng bệnh và chữa bệnh như các phương pháp khác
(thuốc, châm cứu).
- Có một số bệnh chứng có thể dùng xoa bóp để chữa như vẹo cổ, đau lưng, thấp khớp,
rối loạn tiêu hố, mệt mỏi, cảm cúm...
- Có những bệnh phải phối hợp với những phương pháp khác, mà xoa bóp chỉ ở vị trí
thứ yếu: sốt cao cấp tính, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn gan...
5. Những điều cần chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp.
5.1. Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp để người bệnh phối hợp với
thầy thuốc, phát huy sự nỗ lực chủ động trong quá trình chữa bệnh, bằng cách giải thích
rõ nguyên nhân gây bệnh, chỉ dẫn những điều kiêng cữ, những điều nên làm khi ở nhà.
5.2. Cần có chẩn đốn rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp; Khơng làm xoa bóp khi
người bệnh q đói hoặc q no; bệnh nhân mới đến cần nghỉ 5 đến 10 phút trước khi
xoa bóp; Thủ thuật nặng nhẹ phải phù hợp với tình hình bệnh tật của người bệnh;
Thí dụ: Lần đầu làm nhẹ nhàng; bắt đầu và kết thúc làm nhẹ; Làm ở nơi đau phải chú ý
sức chịu đựng của bệnh nhân, không làm quá mạnh. Sau một lần xoa bóp, hơm sau bệnh
nhân thấy mệt mỏi, tức là đã làm quá mạnh, lần sau cần phải nhẹ hơn.
5.3. Khi xoa bóp thái độ thầy thuốc phải hịa nhã nghiêm túc, luôn theo dõi diễn tiến
người bệnh. Đối với bệnh mới, nhất là bệnh nhân nữ cần nói rõ cách làm để họ yên tâm,
tránh hiểu lầm đáng tiếc.
6. Một đợt chữa bệnh và thời gian một lần xoa bóp.
6.1. Một đợt chữa bệnh từ 10 đến 15 lần là vừa, để tránh hiện tượng lờn xoa bóp và
ghiền xoa bóp.
Đối với chứng bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm 1 lần.



Đối với chứng bệnh mạn tính, có thể xoa bóp cách ngày, hoặc một tuần 2 lần.
6.2. Thời gian một lần làm xoa bóp:
Nếu xoa bóp tồn thân làm từ 40 đến 60 phút.
Nếu xoa bóp từng bộ phận có thể làm từ 10 đến 15 phút.
7.Tác dụng của xoa bóp theo lý luận y học cổ truyền
7.1. Quan hệ giữa xoa bóp với thuyết âm dương ngũ hành.
Trong xoa bóp cũng phải chẩn đốn rõ âm dương, tạng phủ bị bệnh; xác định bệnh hư
hay thực, ở một tạng hay nhiều tạng phủ.
Nếu bệnh thuộc hư thì phải bổ, bệnh thực thì phải tả.
Tả thì động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh; Bổ thì động tác nhẹ nhàng, khoan
thai, thuận đường kinh.
Ví dụ: Nếu bị cảm lạnh, gây chứng biểu thực hàn, với các triệu chứng sốt, gai rét, đau
đầu. Phải dùng thủ thuật ấn, day, bóp, véo ở các kinh dương, động tác nhanh mạnh để làm
ra mồ hơi.
Nếu là mất ngủ do âm hư dương vượng, thì phải dùng các động tác xoa, day, nhẹ, dịu
dàng, tác dụng lên các huyệt Tam âm giao, dũng tuyền để bổ âm, ấn, véo, mạnh nhanh,
vào các huyệt Thái xung, Bách hội, An đường, để tả dương, nhằm điều hòa âm dương.
7.2. Quan hệ giữa XB với thuyết tạng tượng, vệ, khí, dinh, huyết.
2.1. Tạng tượng là ngũ tạng (nếu thêm Tâm bào nữa là lục tạng), lục phủ, và các phủ
khác (não, tủy, xương, mạch, dạ con), ngũ quan, ngũ thể, tinh, khí, thần, và các nhóm
chức năng của chúng.
2.2. Kinh lạc là hệ thống mạng dẫn truyền khí huyết dọc ngang chằng chịt khắp cơ
thể, bên trong vào đến tạng phủ, bên ngoài ra đến cơ da; kinh lạc là nơi tuần hồn khí
huyết, để đi ni dưỡng tồn thân, làm ấm cơ thể, điều hịa âm dương và kết cơ thể thành
một khối thống nhất.


2.3. Vệ khí là khí bảo vệ cơ thể (bắt nguồn từ thận và phế); Doanh khí là chất ni

dưỡng cơ thể màu trắng trong; Huyết là chất nuôi dưỡng cơ thể màu đỏ (bắt nguồn từ tỳ);
Quá trình hoạt động cuả cơ thể là do khí (bắt nguồn từ thận, phế, tỳ).
2.4. Bệnh tà qua huyệt xâm nhập vào cơ thể, lần lượt vào lạc mạch trước, sau đó
chuyển vào kinh, và sau cùng chuyển vào tạng phủ; Cũng có khi trực tiếp trúng vào tạng
phủ ngay... sẽ gây dinh vệ mất điều hoà, hoặc kinh lạc bị bế tắc, làm khí huyết ứ trệ (gây
đau nhức), hoặc làm rối loạn công năng cuả tạng phủ (với những triệu chứng cơ năng hay
thực thể)
2.5. Tác dụng của XB theo YHCT: Xoa bóp thơng qua tác động vào huyệt, kinh
lạc, có thể đuổi ngoại tà, điều hồ được dinh vệ, thơng được kinh lạc, khí huyết và
điều hồ được chức năng của tạng phủ.
Ví dụ: vệ khí suy, hàn thấp xâm nhập vào ngừơi, cơ có thể bị co, dinh huyết vận
hành khó khăn; Dùng xoa bóp có thể làm giãn cơ, điều hồ dinh vệ, thúc đẩy khí huyết
lưu thơng.
III. Ứng dụng Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt vào 3 bệnh: THA, TBMMN, Hen Phế
Quản
1. Ứng dụng Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt vào bệnh: THA.
1.1. Sơ đồ và nguyên tắc điều trị chung của THA
 Sơ đồ các yếu tố khởi phát bệnh tăng huyết áp.

Đa số các tác gỉa đều cho rằng bệnh tăng huyết áp có liên quan đến yếu tố thần kinh
khởi phát. Mỗi lần gặp cảm xúc âm tính , thì các phản xạ tự vệ ảnh hưởng đến hệ thần
kinh giao cảm, kéo theo sự phóng thích nhiều nội tiết tố đặc hiệu, nhất là hocmôn tuyến
thượng thận, dẫn đến sự co thắt tiểu động mạch làm huyết áp tăng.
Về vai trò của hệ thần kinh trong cơ chế tăng huyết áp, , GS.Phạm-Khuê có viết
trong quyển “bách khoa thư bệnh học tập một”, 1991, trang 264 : trong hệ thống giải
phóng catecolamin, sự hình thành chất này ở các tận cùng thần kinh giao cảm và trong
tủy thượng thận theo trình tự như sau



×