Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

hội chứng tràn dịch màng phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.86 KB, 4 trang )

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
MỤC TIÊU:
1. Nêu được định nghĩa và 2 nhóm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi.
2. Mô tả được triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng phổi.
3. Mơ tả được vị trí chọc dị màng phổi và hình ảnh chụp Xquang của tràn dịch màng
phổi ở tư thế thẳng.
4. Nêu được chẩn đoán tràn dịch màng phổi.
NỘI DUNG:
1. Mở đầu: Tràn dịch màng phổi là một cấp cứu rất hay gặp, do nhiều nguyên nhân
gây ra. ở khoa cấp cứu hồi sức viện lao - bệnh phổi năm 1994 có 241 trường hợp tràn
dịch màng phổi, chiếm tỷ lệ 19, 78% số bệnh nhân vào cấp cứu. Trừ trường hợp tràn
dịch màng phổi do các bệnh ác tính, mọi tràn dịch màng phổi đều có thể điều trị có kết
quả tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, đúng cách.
2. Định nghĩa: Tràn dịch màng phổi là sự có mặt bất thường của dịch trong khoang
màng phổi.
3. Triệu chứng lâm sàng:
Tràn dịch màng phổi là một hội chứng do nhiều nguyên nhân nên triệu chứng
lâm sàng cũng rất phức tạp.
3. 1 Triệu chứng toàn thân: Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch.
1
Sốt: sốt vừa trong tràn dịch thanh tơ, sốt cao dao động trong tràn dịch mủ,
không sốt trong tràn dịch mạn tính.
2
Nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mệt mỏi, thể trạng suy sụp …
3. 2 Triệu chứng cơ năng:
- Đau ngực: Đau nhói hoặc âm ỉ, đau ở bên ngực có tràn dịch. Thường đau ở giai
đoạn viêm, cịn khi có tràn dịch nhiều thì đỡ đau.
- Khó thở: tỷ lệ thuận với số lượng dịch trong khoang màng phổi.
- Ho: thường ho khan, ho tăng lên khi thay đổi tư thế.
3. 3 Triệu chứng thực thể:
3. 3. 1 Tràn dịch màng phổi thể tự do:


- Nhìn: lồng ngực bên có tràn dịch hơi nhô lên, khoảng liên sườn rộng hơn, khi thở độ
di động của lồng ngực kém hơn phía khơng có tràn dịch.
- Sờ: rung thanh vùng có tràn dịch giảm hoặc mất hoàn toàn.
- Gõ: đục ở vùng có tràn dịch
- Nghe: rì rào phế nang giảm hoặc mất. Có thể nghe thấy tiếng cọ màng phổi trong
giai đoạn đầu và giai đoạn khi đã rút nhiều dịch. Ba triệu chứng: gõ đục, rung thanh
giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm hoặc mất họp thành hội chứng ba giảm.
3. 3. 2 Tràn dịch màng phổi thể khu trú: Lâm sàng thường khó phát hiện, phải có


Xquang kết hợp với chọc dị mới có thể xác định được.
4. X quang phổi thẳng: Tùy dịch nhiều hoặc ít sẽ thấy diện mờ lớn hoặc nhỏ.
- Nếu tràn dịch màng phổi ít: góc sườn hồnh mờ, tù. (Hình vẽ 4. 1)
- Nếu tràn dịch màng phổi trung bình: mờ đều 2/3 phế trường, có thể thấy đường cong
Damoiseau mà phía lõm quay lên trên. (Hình vẽ 4. 2)
- Nếu tràn dịch màng phổi nhiều: mờ toàn bộ lồng ngực bên phía tràn dịch, khoảng
liên sườn giãn rộng, tim và trung thất bị đẩy về phía đối diện. (Hình vẽ 4. 3). (Nếu
chiếu Xquang thì có thêm lồng ngực bên tràn dịch kém di động)
- Tràn dịch màng phổi khu trú: hình mờ tương ứng với nơi tràn dịch.
5. Siêu âm: phát hiện có dịch trong màng phổi và mức độ tràn dịch.
6. Chọc dò màng phổi: là một phương pháp giúp cho chẩn đoán xác định, chẩn đoán
nguyên nhân gây bệnh và để điều trị một số trường hợp khó thở nhiều do tràn dịch
lượng nhiều.
- Dịch chọc ra có thể: dịch vàng chanh, dịch trong, dịch màu hồng hoặc đỏ, dịch mủ,
dịch trắng đục như sữa.
- Dịch màng phổi hút ra cho vào các ống nghiệm để đưa đi xét nghiệm về sinh hóa, tế
bào, vi khuẩn.
7. Nguyên nhân:
7. 1 Dịch thấm: Có phản ứng Rivalta (-), tỷ lệ Protein < 30g/lít, có ít tế bào, thường
gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể như:

3
Suy tim tồn bộ.
4
Xơ gan.
5
Hội chứng thận hư.
7. 2 Dịch tiết:
Có phản ứng Rivalta (+), tỷ lệ Protein > 30 g/lít, có nhiều tế bào
thường gặp trong viêm hoặc phản ứng kích thích màng phổi như:
6
Tràn dịch màng phổi do lao.
7
Tràn dịch màng phổi do ung thư: ung thư phế quản, ung thư phổi, ung thư
màng phổi hoặc ung thư từ nơi khác di căn vào màng phổi.
8
Viêm phổi màng phổi.
9
Nhồi máu phổi.
10
Viêm phổi do vi khuẩn.
11
áp xe phổi vỡ vào màng phổi.
12
áp xe gan vỡ lên phổi.
Ngồi ra cịn tràn dịch có chứa nhiều cholesterol, dưỡng chấp nhưng rất hiếm khi
gặp.
8. Chẩn đoán:
8. 1 Chẩn đoán xác định dựa vào:
13
Lâm sàng: hội chứng ba giảm.



14
Xquang: có hình ảnh tràn dịch khi chiếu, chụp phổi.
15
Siêu âm: có hình ảnh tràn dịch màng phổi.
16
Chọc thăm dị: hút ra được dịch.
8. 2 Chẩn đoán mức độ:
8. 2. 1 Tràn dịch màng phổi ít:
17
Triệu chứng cơ năng và thực thể ít, khơng rõ rệt.
18
Xquang phổi thẳng: góc sườn hoành mờ, tù.
8. 2. 2 Tràn dịch màng phổi trung bình:
19
Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ (khó thở, ho, đau ngực, hội chứng ba
giảm)
20
Xquang phổi thẳng: hình mờ đều 2/3 phế trường, có thể thấy đường cong
Damoiseau
8. 2. 3 Tràn dịch màng phổi nhiều:
21
Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ hơn nhất là triệu chứng khó thở, hội
chứng ba giảm rất điển hình.
22
Xquang phổi thẳng: mờ tồn bộ lồng ngực bên phía tràn dịch, khoảng liên sườn
giãn rộng, trung thất và tim bị đẩy sang phía đối diện.
8. 3 Chẩn đoán phân biệt:
8. 3. 1 Xẹp phổi:trên lâm sàng cũng có hội chúng ba giảm tuy nhiên hình ảnh Xquang

của xẹp phổi là hình ảnh co kéo các tạng, các bộ phận về phía phổi xẹp, khoảng liên
sườn hẹp lại.
8. 3. 2 Viêm màng phổi dày dính: cần hỏi kỹ về tiền sử, thường trước đó có tràn dịch
màng phổi do lao hoặc viêm màng phổi mủ đã được điều trị khỏi. Chọc dị khơng có
dịch.
8. 3. 3 U phổi: lâm sàng có hội chứng ba giảm nhất là khối u ở nơng. Chẩn đốn phân
biệt bằng cách chiếu, chụp phổi ở nhiều tư thế thấy hình ảnh đám mờ đậm, tròn, bờ
tương đối rõ. Tuy nhiên có trường hợp khối u gây tràn dịch, khi đó dễ chú ý đến tràn
dịch mà bỏ sót mất khối u nguyên nhân. Thường chọc tháo hết dịch cho chụp Xquang
phổi mới lộ ra khối u.
9. Tóm lại: Trên lâm sàng có thể phát hiện được tràn dịch màng phổi qua hội chứng
ba giảm. Tuy nhiên hội chứng ba giảm còn gặp trong: xẹp phổi, u phổi, viêm màng
phổi dày dính vì vậy chọc dị có giá trị chẩn đốn quyết định và giúp cho chẩn đoán
nguyên nhân. X quang có giá trị chẩn đốn quan trọng, nhất là đối với trường hợp
tràn dịch nhẹ.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
1. Triệu chứng học nội khoa Tập 1, trang 253 - 254, NXB Y học Hà Nội năm 2000.
2. Cấp cứu ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, trang 126 - 136, NXB
Y học 1996.


3. Nội khoa cơ sở, tập 1, trang 274 - 275, NXB Y học Hà nội 2003.



×