Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BT nhom li luan chung ưu thế của pháp luật so với các loại công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.18 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là công cụ quản lý xã hội ra đời khi xã hội đã phát triển đến một
giai đoạn nhất định, đó là khi xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội phân hóa thành các
giai cấp đối kháng , vì vậy các cơng cụ quản lý xã hội khác như tập quán, đạo đức,
tín điều tơn giáo,… khơng cịn đủ khả năng duy trì được trật tự xã hội và bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị. Trong điều kiện như vậy, nhà nước đã ban hành ra pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới, tương đối phức tạp. Vì vậy, pháp luật có
ưu thế vượt trội hơn so với các cơng cụ điều chỉnh khác.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin được đề cập đến vấn đề “Ưu thế
của pháp luật so với các loại công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội”.
NỘI DUNG
1, Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội .
Các quan hệ xã hội rất phong phú và phức tạp, bởi vậy để điều chỉnh chúng
một cách hiệu quả cần có hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội.Hệ thống
công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội là tổng thể các loại qui phạm xã hội được hình
thành do nhu cầu của đời sống để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các
quan hệ xã hội nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Các cơng cụ điều chỉnh quan
hệ xã hội bao gồm: pháp luật, đạo đức, phong tục tập qn, tín điều tơn giáo,
luật tục, hương ước, quy định các tổ chức xã hội ...
Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và “các
nguyên tắc, định hướng, mục đích pháp luật”, do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà
nước.
Đạo đức : Trong khoa học đạo đức được hiểu là tổng thể những quan niệm,
quan điểm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự… (trong đó cốt lõi là điều thiện)
cùng những qui tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm
đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người, chúng được bảo đảm thực hiện
bởi lương tâm, tình cảm cá nhân và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức không
chỉ là những qui tắc đối nhân, xử thế, nó cịn là các chuẩn mực để mỗi người tự tu



thân, dưỡng tâm, rèn luyện tính cách theo những định hướng giá trị nhất định. Ví
dụ: Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi, con cái có hiếu với cha mẹ, anh em hòa
thuận, yêu thương nhau.
Phong tục, tập quán: Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa, “phong tục” là
thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người cơng nhận và làm
theo,“tập qn” là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và
sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Ví dụ: phong tục
thờ cúng ơng bà, tổ tiên, phong tục tập quán về cưới hỏi, ma chay,…
Hương ước là những giao kèo, thỏa thuận, qui ước của cộng đồng thơn,
làng. Nói cách khác, hương ước là tổng thể các qui tắc xử sự điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong phạm vi một thôn, làng.
Luật tục: “Luật tục” là tất cả những qui tắc xử sự mang tính chất dân gian,
đó là luật của dân gian, là hình thức sơ khai, tiền thân của luật pháp và chỉ có ở các
tộc người thiểu số trong xã hội tiền giai cấp. Luật tục là những phong tục có dáng
dấp của pháp luật vì vậy luật tục cịn được gọi là tập qn pháp.
Tín điều tơn giáo là một khái niệm chung dùng để chỉ giáo lý, giáo luật của
các tơn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư.Mỗi tơn giáo có thể có tên gọi
riêng để chỉ hệ thống qui định của mình. Ví dụ: Kito giáo gọi là Giáo luật, Phật
giáo gọi là Giới Luật, Hồi giáo gọi là Luật Hồi giáo (Shariah).
Kỉ luật của một tổ chức là tổng thể những qui định có tính chất bắt buộc
đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ
của tổ chức đó. Ví dụ : Điều lệ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nội quy
của trường học,…

2. Ưu thế của pháp luật so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác.
Trong xã hội hiện nay, pháp luật trở thành công cụ gần như tốt nhất, quan
trọng và có hiệu quả nhât dùng để điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng như
quản lý xã hội.Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp



quyền thì vị trí, vai trị pháp luật càng chiếm vị trí đứng đầu trong hệ thống các
cơng cụ điểu chỉnh quan hệ xã hội.Cho nên pháp luật có những ưu thế vượt trội
hơn so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác là:
Một là, pháp luật là do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận những quy tắc xử sự
mới hay một số quy tắc đã có sẵn trong xã hội như tập quán, đạo đức, tín điều tơn
giáo,… Ví dụ như phong tục tổ chức tết Nguyên Đán được nhà nước thừa nhận và
ban hành pháp luật tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy phong tục này: Luật Lao
động quy định cán bộ, công nhân viên, học sinh sinh viên,... được nghỉ tết, có chế
độ lương, thưởng tương ứng,… Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, có giá trị bắt
buộc tơn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ
thuộc quyền quản lý của nhà nước đó. Ví dụ như điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy
định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến hơn những cơng cụ điều chỉnh
khác. Ví dụ:Nhà nước ban hành ra Luật, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào sống trong
phạm vi lãnh thổ nhà nước đó quan lý vi phạm Luật thì sẽ bị xử phạt. Pháp luật tác
động lên toàn bộ mọi cá thể sống trong phạm vi quản lí lãnh thổ của Nhà nước đó.
Pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực cơ bản của xã hội. Trong khi đó các cơng
cụ khác thường chỉ có giá trị bắt buộc ở một bộ phận của dân cư hoặc trong một
cộng đồng dân cư nhất định, có tác động tới một khu vực lãnh thổ nhất định và
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định.
Ba là, “pháp luật được xem là hình thức để nhà nước thể hiện quyền lực của
mình và nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, quản lý và bảo vệ
xã hội”1. “Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang
tính quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động
viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế
nhà nước.”2 Do vậy hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật cao hơn các
loại công cụ điều chỉnh khác.

1Nguyễn Minh Đoan (2010), “ Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13
2Nguyễn Thị Hồi (2010), ”Hướng dẫn ôn tập mơn học lí luận nhà nước và pháp luật”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 57



Bốn là, pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, ngơn ngữ pháp
luật thể hiện trong văn bản pháp luật phải rõ ràng cụ thể, không trừu tượng, chung
chung. Do đó thơng qua pháp luật, các tổ chức, cá nhân trong xã hội nắm bắt được
một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất, rõ ràng nhất, các hành vi được phép, các
hành vi bắt buộc,…từ đó có đầy đủ cơ sở lựa chọn và thực hiện hành vi. Ngược lại
các thể chế phi quan phương thường khơng có sự xác định về mặt hình thức ví dụ:
Phong tục tập quán thể hiện dưới dạng hành vi mẫu, đạo đức, tín ngưỡng.
Năm là, pháp luật có cơ chế điều chỉnh, hình thành và phát triển xuất phát từ
nhu cầu quản lý xã hội, là sự kết hợp giữa các khách quan ( do nhu cầu điều chỉnh
bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội) và cái chủ quan ( phụ thuộc vào ý chí
nhà nước, ý chí của các chủ thể pháp luật). Do vậy, cơ chế điều chỉnh pháp luật là
cơ chế sống động, nó ln biến đổi cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và
nhu cầu hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các
quan hệ xã hội. Ngược lại, đạo đức, phong tục tập qn, tín điều tơn giáo,…
thường có q trình hình thành và biến đổi khá chậm chạp,là tư tưởng trong xã hội
nên khó thay đổi. Nhiều tín điều tơn giáo đã hình thành cách đây hàng nghìn năm
nhưng khơng hề có sự thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch. Nói cách khác, các thể
chế phi quan.

KẾT LUẬN
Pháp luật không phải công cụ vạn năng, công cụ duy nhất để điều chỉnh
quan hệ xã hội mà cịn có những cơng cụ khác.Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
tại thì pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để tổ chức và quản lý xã hội. Bên cạnh
những ưu điểm vượt trội của pháp luật thì pháp luật cịn có nhiều điểm hạn chế.
Trên thực tế, khi một quan niệm, tư tưởng … biến thành niềm tin tơn giáo, nó sẽ có
sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện một cách triệt để, tận tâm, đến cùng
những hành vi nhất định.




×