Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tìm hiểu thuật ngữ luật gia và luật sư bài tham khảo 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.8 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi xã hội, mỗi nhà nước.
Việc am hiểu pháp luật hay chỉ là biết về pháp luật cũng là một điều cần thiết. Ở
Việt Nam hiện nay khi nhắc đến pháp luật thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến
thuật ngữ như luật sư, luật gia,... Có thể nói rằng nghề luật sư chưa được coi trọng
ở Việt Nam, cũng vì thế mà hầu hết mọi người khơng biết hay khơng chú ý tới lịch
sử hình thành cũng như vai trò của luật sư trong xã hội Việt Nam hiện nay. Khơng
những thế mọi người có khi cịn nhầm lẫn giữa “luật gia” và “luật sư”. Vì vậy sau
đây em xin trình bày một phần hiểu biết của mình về luật gia và luật sư cũng như
lịch sử hình thành và vai trị của nghề lật trong xã hội hiện nay. Đây cũng là đề số 4
trong phần bài tập lớn học kì “Tìm hiểu về thuật ngữ luật gia và luật sư. Tìm hiểu
về lịch sử hình thành và vai trị của nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay”.

NỘI DUNG
I.Khái niệm luật gia và luật sư.
Hai thuật ngữ “luật gia” và “luật sư” hiện nay ở Việt Nam vẫn còn được hiểu
khác nhau và còn có sự nhầm lẫn. Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt là do
hệ thống luật pháp nói chung và các nghề nghiệp về tư pháp ở Việt Nam nói riêng
chưa phát triển, mặt khác có hiện tượng này cũng một phần do việc dịch các thuật
ngữ có liên quan trong ngơn ngữ nước ngồi chưa chuẩn xác, chưa thống nhất.
Luật gia là người có kiến thức về pháp luật, chuyên gia luật. Có thể hiểu đó
là tất cả những người tốt nghiệp đại học luật (cử nhân luật trở lên); hoặc vận dụng
ở ta có thể bao gồm cả những người tuy khơng có bằng cử nhân luật, nhưng có
kiến thức về pháp luật và đang hoạt động trên các lĩnh vực pháp luật, tư pháp,
trong đó có cả các luật sư. Hội viên Hội luật gia Việt Nam được hiểu theo nghĩa
này.
Luật sư là luật gia được đào tạo thêm về kỹ năng hành nghề, được gia nhập
Đoàn luật sư, qua đó được cơng nhận là luật sư để hành nghề chuyên nghiệp trong
lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật hoặc một trong hai lĩnh vực này.
II.So sánh giữa luật gia và luật sư.
1.Điều kiện trở thành.




Luật gia có thể là người hiện đang làm cán bộ, cơng chức, viên chức nhà
nước, cịn Luật sư thì khơng.
Luật sư có thể là Luật gia nếu xin gia nhập Hội luật gia, nhưng Luật gia thì
chưa hẳn đã là Luật sư, nếu muốn phải trải qua quá trình đào tạo, trừ các trường
hợp đặc biệt được miễn theo quy định của Luật luật sư.
2.Tổ chức tham gia.
Tổ chức tham gia của Luật sư là Đoàn luật sư hoạt động trên ngun tắc tự
trang trải kinh phí, cịn của Hội luật gia là do Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí
hoạt động, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước.
3.Quyền và nghĩa vụ
Đối với luật sư: Luật sư sau khi có chứng chỉ hành nghề có thể chủ động
đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, mở Văn phòng luật sư , Công ty luật
(TNHH, hợp danh) để hoạt động trong và ngoài nước hoặc làm việc theo dạng hợp
đồng lao động cho các cơ quan, tổ chức.
Luật sư là chủ thể được tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự,
hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho khách hàng với tư cách
Luật sư. Được thỏa thuận thù lao với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ pháp
lý (trừ vụ án hình sự phải theo quy định của Nhà nước).
Do hoạt động của Luật sư tuân theo Luật luật sư nên họ có quyền chủ động,
độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của mình, tuy nhiên cũng bị ràng buộc bởi rất
nhiều quy định về nghĩa vụ và những việc không được làm.
Đối với Luật gia: Luật gia là tên gọi khi tham gia làm Hội viên Hội luật gia.
Luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngồi cơng việc chính tại các cơ quan, tổ
chức họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với
vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư vấn
pháp luật. Việc hoạt động nghề nghiệp này của Luật gia tuân theo Luật trợ giúp
pháp lý và Nghị định của Chính phủ về hoạt động tư vấn pháp luật.
Luật gia chỉ được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính,

cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật theo sự phân công của Trung tâm trợ
giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách là Bào chữa viên nhân


dân, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp
luật.
III.Lịch sử hình thành và vai trò của nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.
1.Lịch sử hình thành.
Ở Việt Nam, hoạt động luật sư đã có từ trước Cách mạng tháng 8/1945. Sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn
một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc
lệnh này đã quy định việc duy trì tổ chức luật sư trong đó đã có sự vận dụng linh
hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng khơng trái với ngun
tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà năm 1946 (Điều 67) đã khẳng định quyền tự bào chữa hoặc
mượn luật sư bào chữa là quyền quan trọng của bị cáo, một trong những quyền cơ
bản của công dân.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc, Hiến pháp năm
1959 ra đời tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền
bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Sau khi thống nhất đất
nước Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc
khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ
chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Năm 1986, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã tác động sâu rộng
đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố
tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường bảo
đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước
Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư đầu tiên được ban hành ngày
18/12/1987. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề
luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới. Pháp lệnh tổ chức luật sư quy định tiêu chuẩn để được công nhận là luật
sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư. Pháp lệnh cũng
qui định về việc tổ chức các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung


ương. Chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết ở các tỉnh, thành phố đã thành lập được đoàn
luật sư, với đội ngũ luật sư lên tới hàng nghìn người. Hoạt động nghề nghiệp luật
sư cũng đã có bước phát triển đáng kể. Ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư đã
từng bước mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn phấp luật và thực
hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ luật sư Việt Nam đã
vượt qua khó khăn, thử thách, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc. Chặng đường phát triển tiếp theo đã được mở ra nhiều cơ hội và thuận lợi,
song cũng khơng ít khó khăn, thử thách đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vượt qua.
2.Vai trò của luật sư.

Luật sư đảm nhiệm nhiều vai trò cho thân chủ như cố vấn, hòa giải, thương
lượng, bào chữa, người đại diện và người được ủy thác. Thông thường mọi người
kể cả một số luật sư đều nghĩ rằng phần lớn vai trò của luật sư giới hạn trong việc
biện hộ.
a, Luật sư vai trò cố vấn.
Ở mức độ cơ bản nhất, luật sư đưa ra cho khách hàng những lời khuyên về
các vấn đề pháp lý. Thực tế cho thấy, tư vấn luật khơng hề bó hẹp trong những vấn
đề luật pháp mà bao trùm lên cả những vấn đề về xã hội, đạo đức, kinh tế, chính
trị, giáo dục, tâm sinh lý…Tỷ lệ luật sư chuyên về lĩnh vực tư vấn khách hàng khá
cao. Xã hội càng hiện đại và phát triển bao nhiêu, càng nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp bấy nhiêu và ngày càng có nhiều người dân cần lời khuyên của giới chuyên

môn về tất cả mọi mặt.
Rõ ràng vai trò cố vấn của luật sư hết sức quan trọng trong cuộc sống
thường nhật của con người và nền kinh tế. Người dân ngày càng ý thức được giá trị
của những lời khuyên về pháp lý, nó giúp họ tránh được rủi ro và nguy cơ mà họ
có thể phải đối mặt. Một khía cạnh khác trong vai trò tư vấn là hướng dẫn. Cần
phân biệt rõ ràng vai trò cố vấn và tư vấn luật. Hiểu dưới góc độ ngữ nghĩa và hiện
thực, cố vấn có nghĩa là một sự giao tiếp trực tiếp, một chiều giữa người đưa ra lời
khuyên và người tiếp nhận lời khuyên; trong khi đó tư vấn có hàm ý một sự trao
đổi hai chiều. Mặc dù trong thực tế người ta vẫn dùng lẫn lộn hai từ cố vấn và tư


vấn, có thể hiểu tư vấn là một q trình có sự hợp tác tích cực giữa người nghe và
người nhận trong trao đổi thông tin.
Hiện nay, tư vấn là một trong những công việc chủ yếu ở các văn phịng
luật. Lĩnh vực tư vấn được xem là ít “mạo hiểm” hơn so với lĩnh vực tranh tụng bởi
không một ai dám chắc về các kết quả tại tòa án. Tư vấn kinh doanh là công việc
đang rất “hot” và có thể kiếm được nhiều tiền. Bạn có thể làm việc trong các văn
phòng luật hay làm việc cho các cơng ty, tập đồn đa quốc gia với vai trị là luật sư
nội bộ. Ý kiến của luật sư thường được đánh giá là quan trọng trong những chiến
lược phát triển của nhiều doanh nghiệp.
b,Luật sư vai trò trung gian hòa giải.
Việc làm trọng tài phân xử cũng là một kiểu trung gian mà các bên liên quan
đã đồng ý với nhau ngay từ đầu để giải quyết tranh chấp thơng qua một trọng tài
độc lập, có vai trị vừa trung gian vừa phân xử. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của
bạn và một doanh nghiệp nào đó có tranh chấp quyền lợi nhưng khơng muốn ra
tịa, hai bên có thể tìm đến tổ chức trọng tài thương mại đóng vai trị phân xử. Các
bên liên quan có thể tn theo phán quyết của tổ chức trọng tài, nếu không, họ phải
chọn giải pháp ra tòa. Nhiều vụ tranh chấp quản lý lao động đã được giải quyết
thông qua sự phân xử của trọng tài, nhưng nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nữa.

c,Luật sư biện hộ
Khi nghĩ về luật sư, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến hình ảnh của vị
trạng sư có nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo. Đó là người có kiến thức sâu rộng về
pháp luật, được đào tạo về chuyên môn để đại diện cho bên bị buộc tội trong một
phiên xử cơng khai. Cá nhân một luật sư có thể đại diện cho một cá nhân, một tập
đoàn hay cả một quốc gia. Trong mọi trường hợp, công việc của luật sư là đưa ra
những bằng chứng và luận điểm đối chứng lại với kết luận của bên công tố, dựa
vào quyền được bảo vệ hợp pháp của người bị buộc tội. Luật sư biện hộ, nhất là
trong các vụ án nghiêm trọng, phải dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu,
thu thập bằng chứng có lợi cho thân chủ, và họ có thể phải theo đuổi trong nhiều
năm. Trong nhiều trường hợp, nếu bên bị đơn khơng có đủ tiền thuê luật sư, nhà
nước hoặc các công ty luật lớn có chính sách phân cơng các luật sư thực hiện
quyền được bảo vệ của mọi cơng dân trước tịa.


d,Luật sư đại diện.
Một nhân tố khác trong mối quan hệ giữa thân chủ và luật sư chính là tư
cách đại diện. Cụ thể, trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng thì khách hàng
là thân chủ và luật sư là người đại diện. Khi quyền hạn này được thân chủ trao một
cách hợp pháp cho người đại diện thì thân chủ sẽ phải chấp nhận những hành động
của người đại diện. Trong vơ số tình huống liên quan đến việc thương lượng và bào
chữa, mối quan hệ đại diện này là rất quan trọng bởi vì luật sư hành động độc lập,
tách khỏi sự can thiệp hoặc điều khiển trực tiếp của khách hàng. Họ phải có những
phán quyết nghề nghiệp, độc lập với những vấn đề và phạm vi mà chắc chắn khách
hàng không thể nào can thiệp.
e,Luật sư vai trò ủy thác.
Vai trò của người được ủy thác ở cấp độ cao hơn vai trò của người đại diện.
Người được ủy thác là người có được sự tin tưởng hoàn toàn trong việc giải quyết
vấn đề của thân chủ. Mối quan hệ ủy thác xuất hiện khi một luật sư hành động như
một người được giao trọng trách trông nom tài sản cho người khác, chẳng hạn một

đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên, hoặc trở thành người giám hộ, người thi hành di
chúc, người thực thi một trách nhiệm pháp lý riêng biệt nào đó trong cơng việc của
khách hàng. Ủy thác xảy ra khi khách hàng khơng cịn đầy đủ khả năng bảo vệ
quyền lợi của mình mà phải dựa vào người biết được các vấn đề pháp lý để bảo vệ
cho thân chủ.
f,Luật sư với vai trò tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Là người hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sư góp phần
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng xã hội.Thông qua tổ chức
xã hội nghề nghiệp của mình, luật sư có trách nhiệm tham gia tham gia xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Luật sư đóng một vai trị quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ
bản của cơng dân và phát triển xã hội. Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư Việt
Nam dần dần khẳng định rõ vị trí, vai trị của mình trong xã hội. Luật sư với tư
cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã


hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.

KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của em về việc tìm hiểu về thuật ngữ “luật gia” và
“luật sư” cũng như lịch sử hình thành và vai trò của nghề luật sư trong xã hội hiện
nay. Nghề luật sư có vai trị to lớn trong xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển thì
nghề luật sư sẽ càng được coi trọng hơn. Việt Nam đang trong thời kì phát triển hội
nhập quốc tế chính vì thế luật sư sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong xã hội
tương lai.





×