Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Phổ môn sám pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.61 KB, 62 trang )

LỜI DẪN
Phật dạy có hai hạng người đáng tơn q nhất: Một
là những bậc hồn tồn giác ngộ, khơng gây tạo lỗi lầm
và hai là những người tuy đã gây tạo lỗi lầm nhưng biết
ăn năn hổ thẹn, phát tâm sám hối sửa sai, phát nguyện
chừa bỏ.
Thật vậy, phàm là người sinh ra giữa cõi đời vốn dĩ
nhiều ô trược này, lại do vô minh ác nghiệp ngăn che,
nên từ vô thỉ kiếp, mãi trôi lăn trong sinh tử sáu đường,
không biết bao giờ mới ra khỏi. Tội nơi ba nghiệp phát
sinh mãi không dứt, ngày một chất chồng khổ đau.
Người muốn cầu Thánh quả, nếu trước không sám hối tội
khiên cho ba nghiệp thanh tịnh, thì làm sao có thể qua
sông mê, cập bờ giác. Đã vậy, chúng ta hành trì pháp Đại
thừa, tu Bồ Tát hạnh theo tơng chỉ "Tự giác - Giác tha"
(trước tu lợi mình, sau tu độ người), lại khơng vì bốn ân,
bà con quyến thuộc và chúng sinh trong lục đạo khắp
pháp giới mười phương sám hối nghiệp tội thì trọn nghĩa
ấy được sao?.
Kinh chép: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, hối giả, hối
kỳ hậu quá". Nghĩa là: "Sám là ăn năn lỗi trước, hối là
1


chừa bỏ lỗi sau". Vậy hai chữ sám hối có thể hiểu một
cách đơn giản là "ăn năn chừa bỏ, tức biết việc đó là sai
trái và nguyện khơng tái phạm nữa.
"Vạn pháp duy tâm". Các tội vốn từ tâm tạo, thì từ
nơi tâm mà thực hành pháp sám hối". Như câu: "Tội từ
tâm khởi đem tâm sám" vậy. Thế nhưng dẫu biết cũng từ
"tâm khởi" nên "tâm Sám", nhưng sám ra sao, sám với


phương tiện như thế nào thì tùy căn cơ mỗi người lại có
sự lựa chọn khác nhau. Có thể nêu ra đây một vài
phương thức sám hối thường phổ biến ở phần đông các
đạo tràng tu tập, đó là: Thuyết Lương Hồng Sám, Tụng
Từ Bi Thủy Sám, lễ sám danh hiệu chư Phật với các bộ:
Hồng danh bảo Sám, Vạn Phật, Tam Thiên Phật hoặc lễ
sám "Nhất tự nhất bái" kinh văn...
Trong khn khổ những gì có liên quan, gắn kết với
quyển "Phổ Mơn Sám Pháp" mà quý vị đang cầm trên
tay, chúng tôi chỉ đề cập đến phương thức lễ sám "Nhất
tự nhất bái" kinh Pháp Hoa - Phẩm Phổ Môn Quan Thế
Âm Bồ Tát, hay con gọi là Kinh Phổ Môn.
"Nhất tự nhất bái" kinh văn là phương pháp sám hối
bằng cách lạy từng chữ trong kinh. Đây là phương thức
2


sám hối địi hỏi người hành trì phải có đủ nội lực cũng
như sự tinh tấn trong việc lễ sám để đạt được chí nguyện
đề ra. Khơng phải ai cũng dễ dàng tinh tấn với việc đỉnh
lễ trong kinh, nhất là đối với những bộ kinh có hàng chục
ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn chữ.
Kinh Phổ Mơn, hay Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25
trong kinh Pháp Hoa (Gồm 28 Phẩm). Phẩm này nói về
hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Quan Thế Âm, một vị
Bồ Tát mà tùy năng lực tu tập, trình độ nhận biết và
nghiệp lực sai biệt của mỗi người mà có sự cảm nhận
khác nhau. Trong 32 hóa thân của Ngài trong Phẩm Phổ
Mơn, tùy căn cơ thiện duyên của từng cá thể kêu cầu cứu
khổ mà Ngài hiện sắc thân khác nhau, tức là thị hiện

uyển chuyển theo từng nhu cầu cứu khổ của chúng sinh.
Đây cũng chính là một trong hai nguyên nhân chính khi
chúng tơi chọn bản kinh để "Lạy từng chữ" là phẩm kinh
này. Thứ nhất, vì điều kiện thời gian và sức khỏe của
phần đông Phật tử tại gia, nên chọn phẩm kinh này phù
hợp với bình diện phổ biến đại trà (Khoảng 2000 chữ
tương đương 2000 lạy). Thứ hai, vì nghiệp của mỗi
người là sai biệt, nên sự cầu sám cũng sai biệt tương
3


đương. Với hạnh nguyện "Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa
độ chúng sinh trên tinh thần "Ứng thân độ sinh" của Bồ
Tát Quan Thế Âm, chúng tôi thiết nghĩ mỗi người khi
phát nguyện lễ sám Phẩm Phổ Môn sẽ giao cảm được với
Ngài theo từng "Tần số" khác nhau. Mỗi chúng ta là sự
chất chứa nỗi khổ niềm đau nghiệp tội khác nhau. Và
chúng ta nương tựa vào Ngài khế hợp theo từng sắc thân,
nhận được tha lực cứu khổ ban vui từ ngài tùy hoàn cảnh
Nhận thấy việc lễ Kinh Phổ mơn đem lại nhiều lợi
lạc như thế, mà chính chúng tôi là những hành giả đã và
đang thực hành, cũng như cảm nhận rõ nhất những cảm
ứng từ Đức Bồ Tát Quan Thế Âm qua việc lễ sám này,
nên nay xin chỉ dẫn phương thức như sau:
Như đã đề cập thì việc lễ sám cốt yếu ở tâm chí
thành. Người cầu sám, trước nhất phải dụng tâm chí
thành, một lịng cầu sám hối thì việc lễ sám mới đạt kết
quả. Khơng thể nói chỉ lạy qua loa cũng có thể gọi là
thành tựu việc sám hối được. Tùy phương tiện khơng
gian và thời gian mà chúng ta có thể lập đàn bái sám tại

tư gia hoặc tổ chức với số đông Phật tử tại các đạo tràng,
chùa chiền, tư viện.
4


Trước hết, chúng ta đọc phần khoa nghi KHAI ĐÀN
và SÁM HỐI, sau là nhập sám đỉnh lễ từng chữ trong
kinh với phần KINH VĂN. Trên tinh thần lấy phiên bản
âm Hán ngữ để lễ sám, cũng như đưa bản kinh văn chữ
Hán xen kẽ giữa bản phiên âm, nên chúng tôi dựng chữ
theo lối từ phải sang trái sao cho âm chữ song hành.
Hành giả khi xướng lạy sẽ đọc theo thứ tự từ trên xuống,
từ phải sang và khởi niệm: "CHÍ TÂM ĐỈNH LỄ: NAM
MƠ ĐẠI THỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH, PHÁP
HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT...(Chữ trong kinh),
hoặc " CHÍ TÂM ĐỈNH LỄ: NAM MƠ PHỔ MÔN
KINH, QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT ...(Chữ trong kinh)...",
rồi lạy xuống. Sau đó đứng lên và cứ như thế ở những
lạy tiếp theo. Tùy sức khỏe của mỗi người, của mỗi lứa
tuổi mà thực hiện việc lễ sám khác nhau, khơng nên q
chấp trước. Có thể tự quy định cho mình một ngày lạy
một trang kinh, hoặc 108 lạy (Tương đương 108 chữ)
hay tùy điều kiện chia ra nhiều thời trong ngày để lễ sám.
Nếu có thể đúng nghi mà đỉnh lễ thì cơng đức sâu dày
hơn, cịn như già yếu, bệnh tật thì có thể quỳ hoặc ngồi
mà xá lạy, tùy tâm mà thành tựu. Đó là đối với người tự
5


huân tu sám hối hoặc lễ tại gia, còn đối với đạo tràng,

chùa chiền, tư viện, với số đông Phật tử thì nên cứ một vị
xướng trước phần "CHÍ TÂM ĐỈNH LỄ: NAM MÔ ĐẠI
THỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH" và mọi người
chỉ đọc phần " PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ
TÁT... (Chữ trong kinh)..." mà thơi. Như thế thì vừa
khơng xảy ra việc trong khi hịa âm người trước kẻ sau,
vừa tạo được khơng khí trang nghiêm, thanh tịnh của
toàn đạo tràng.
Những điều trên đây là do tham cứu nhiều nơi và
được sự góp ý của quý đạo hữu đồng tu mà được chút sơ
lược như vậy. Chúng tôi thiết nghĩ cũng cịn nhiều thiếu
sót, khơng thể nêu hết ra, rất mong được sự góp ý bổ
khuyết của các vị thiện hữu trí thức gần xa.
Xin chân thành cảm trọng./.

6


HƯƠNG VĂN
Nguyện thử diệu hương vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dàng nhất thiết Phật
Tôn pháp chư Bồ Tát
Vô biên Thanh Văn chúng
Cập nhất thiết Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài
Xưng tính tác Phật sự
Phổ huân chư chúng sinh
Giai phát Bồ Đề tâm
Vĩnh ly chư vọng nghiệp

Viên thành vô thượng đạo
Nam mô Hương Cúng Dàng Bồ Tát

(3 lần)

KỲ NGUYỆN
Tư thời đệ tử chúng đẳng đỉnh lễ sám hối Phổ Môn
Kinh tự, xưng tán hồng danh Quan Thế Âm Bồ Tát, tập
thử công đức, nguyện thập phương thường trụ Tam Bảo,
Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Pháp Hoa hội thượng
Phật Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát thùy từ lân mẫn gia
7


hộ chúng đệ tử phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu
trừ, thường hoạch cát tường, vĩnh ly khổ ách.
Trượng thừa công đức, phổ nguyện kỳ an, kỳ siêu
dương nhân âm giả hàm an lợi lạc, âm siêu dương thái,
hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật
đạo.

TÁN PHẬT
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhân chi Đạo sư
Tứ sinh chi từ phụ
Ư nhất niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
Ức kiếp mạc năng tận


QN TƯỞNG
Năng lễ sở lễ tính khơng tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
8


Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ
Chí tâm đỉnh lễ: Nam Mô Tận hư không biến pháp giới
quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền
Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.

(1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mơ Sa Bà Giáo chủ Bản Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di lặc Tơn Phật,
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ
Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng
Phật Bồ Tát.

(1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mơ Tây phương Cực Lạc Thế
giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm
Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng
Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
(1 lạy)

Con nay khắp vì bốn ân ba cõi pháp giới chúng sinh
tất nguyện đoạn trừ tam chướng chí thành sám hối.
(1 lạy)
Cúi đầu lạy trước Bảo Đài,
Con xin sám hối từ rày ăn năn.
Xưa nay lỡ phạm điều răn,
Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh.
9


Gây ra nghiệp dữ cho mình,
Sát sinh hại vật chẳng tình xót thương.
Giết ăn hoặc bán khơng lường,
Vì lịng tham lợi quên đường thiện nhân.
Oan oan tương báo cõi trần,
Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao.
Xét ra nhân, vật khác nào,
Hại nhân, nhân hại mắc vào trả vay.
Lại thêm Trộm sản cướp tài,
Công người cực nhọc hàng ngày làm ra.
Lịng tham tính bảy, lo ba,
Mưu kia, kế nọ, lấy gì ni thân.
Hoặc ni quyến thuộc xa gần,
Làm cho người phải lắm lần than van
Tà dâm tội nặng muôn ngàn,
Liệu toan chước sách làm đường chẳng ngay.
Vợ con người phải lầm tay,
Mất nhân phẩm tiết phải tai tiếng đời.
Xấu cha hổ mẹ nhiều lời,
Xa lìa chồng vợ rã rời lứa đơi.

Vọng ngơn giả dối ngồi mơi,
10


Chuyện khơng nói có, có rồi nói khơng.
Dùng lời đâm thọc hai lòng,
Phân chia quyến thuộc, vợ chồng, anh em.
Mắng nhiếc chưởi rủa pha gièm,
Xóm làng cơ bác chị em khơng chừa.
Nói lời vơ ích dây dưa,
Phí giờ q báu hết trưa đến chiều.
Uống rượu sinh hại rất nhiều,
Ham ăn mê ngủ nói liều chẳng kiêng.
Say sưa ngã gió đi xiên,
Nằm bờ ngã bụi như điên khác nào.
Loạn tâm cuồng trí mịn hao,
Nhiều người vì rượu biết bao hư nhà.
Xan tham những của người ta,
Mong sang đoạt được lòng tà mới ưng.
Nết sân nóng giận khơng chừng,
Toan làm hại chúng bâng khuâng trong lòng.
Si mê tin chạ chẳng phòng,
Nghe đâu theo đó khơng thơng chính tà.
Chẳng tin Phật Pháp cao xa,
Thậm thâm vi diệu bao la trên đời,
11


Nếu con cố ý phạm lời,
Hoặc là vô ý lỗi thời điều răn.

Hoặc xui kẻ khác bạo tàn,
Hoặc nghe thấy ác lịng hằng vui theo.
Phạm nhằm ngũ giới thập điều.
Vì chưng thân khẩu ý nhiều lần sai.
Lỗi từ kiếp trước lâu dài,
Đến kiếp hiện tại miệt mài lắm phen.
Hoặc vì tà kiến đã quen,
Khinh khi Tam Bảo lòng bèn chẳng tin.
Cho rằng người chết hết sinh,
Phạm vào đoạn kiến tội tình nặng thay.
Hoặc phạm thường kiến tội dày,
Sống sao đến thác, sinh lai như thường.
Tội nhiều kể cũng khơng lường,
Vì con ngu dốt không tường phân minh.
Dể dàng Tam Bảo, hại mình,
Bởi chưng khơng thấu vơ minh nghiệp tà.
Cho nên chân tính mới là,
Tối tăm chẳng rõ sai ngoa thuở đầu.
Hóa nên khờ dại đã lâu,
12


Để cho hoàn cảnh mặc dầu kéo xoay.
Khác nào bèo bị gió quay,
Lênh đênh giữa biển dập dờ bờ sơng.
Xét con tội nặng chất chồng,
Kiếp xưa cho đến hiện trong kiếp này.
Con xin sám hối từ đây,
Nguyện cầu Tam Bảo đức dầy độ cho.
Tội xưa chẳng hạn nhỏ to,

Con nguyện dứt cả chẳng cho thêm vào.
Tâm lành dốc chí nâng cao,
Cải tà quy chính chú vào Phật ngơn.
Cho con khỏi chốn mê hồn,
Đến nơi cõi Phật Thế Tơn gần kề.
Thốt vòng khổ não tối mê,
Hưởng miền cực lạc mọi bề thảnh thơi.
Ngày nay dứt bỏ việc đời,
Căn lành gieo giống chẳng rời công phu.
Mặc ai danh lợi bôn ba,
Con nguyện giữ hạnh người tu thoát trần.
Trước là độ lấy bản thân,
Sau giúp quyến thuộc được phần tiêu diêu.
13


Sám hối tội lỗi đủ điều,
Duyên lành đều cũng ít nhiều kết xây.
Tôi xin hồi hướng quả này
Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường.
Cũng là thân thích tha phương,
Hoặc đã quá vãng hoặc thường hiện nay.
Chúng sinh ba giới bốn lồi,
Vơ tưởng, hữu tưởng chẳng nài đâu đâu.
Nghe lời thành thật thỉnh cầu,
Xin mau tựu hội lĩnh thâu quả này.
Bằng ai xa cách chưa hay,
Cầu xin thiên chúng mách ngay với cùng.
Thảy đều thụ lĩnh hưởng chung,
Dứt rồi tội lỗi thốt vịng nạn tai.

Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài.
Đạt thành Thánh quả hoằng khai đạo lành.
Nguyện cho Phật Pháp thịnh hành.
Năm ngàn năm chẵn phúc lành thế gian.
(1lạy)
Sám hối phát nguyện rồi, quy mệnh lễ A Di Đà Phật
cùng khắp bậc Tam Bảo.

(1lạy)
14


Tịnh Pháp giới chân ngơn
Án lam tóa ha
Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn
Tu lị tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị tát bà ha.

(3 lần)

Tịnh thân nghiệp chân ngôn :
Tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, ta bà ha

(3 lần)

Tịnh tam nghiệp chân ngôn:
Án sa phạ, bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ
truật độ hám.

(3 lần)


An thổ địa chân ngôn
Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, án độ rô độ rô địa vĩ
tát bà ha.

(3 lần)

Phổ cúng dàng chân ngôn:
Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần)

CỬ TÁN
Dương chi tịnh thủy
Biến sái tam thiên
Tính khơng bát đức lợi nhân thiên
Pháp giới quảng tăng diên
Diệt tội tiêu khiên
Hỏa diệm hóa hồng liên
Nam mơ Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.
15

(3lần)


CUNG THỈNH TÁN
Trí tuệ hoằng thâm đại biện tài
Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai
Tường quang thước phá thiên sinh mệnh
Cam lộ năng trừ vạn kiếp tai
Túy liễu phất khai kim thế giới
Hồng liên dũng xuất ngọc lâu đài
Ngã kim khể thủ phần hương thỉnh

Nguyện hướng nhân gian ứng hiện lai
Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi
Quảng Đại Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

(3 lần)

CHÚ ĐẠI BI
Nam-mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát.

(3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô
yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa
bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số
đát na đát tỏa. Nam mô tất cát lật đỏa y mông, a rị da bà
lô cát đế, thất phật ra lăng đà bà. Nam mơ na ra cẩn trì hê
rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ
dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đặt đậu, đát điệt
16


tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề
tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà
dựng cu lô cu lô, cát mông độ lô độ lô, phạt xà da dế, ma
ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá
ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na
thất na, a ra sấm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sấm, Phật ra
xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị
tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di

đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà
ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà
du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha.
Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha.
Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, ta
bà ha. Ba đà ma yết, tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn
đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô
yết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa
ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

(3 lần)

17


SÁM VĂN
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn
Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

(1lạy)

Ngày nay đại chúng tụ tập về đây trong đạo tràng ...
( Tên Chùa) thanh tịnh này, chúng con xin vận dụng tất
cả sức mạnh của lịng thành kính, lịng khát ngưỡng,
niềm tin tưởng mãnh liệt vào Chư Phật, Bồ Tát và đức
Quan Âm, để thiết lập phép sám hối theo đức Quan Thế
Âm.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát.


(1lạy)

Quan nghĩa là lắng nghe, là lắng nhìn, là lắng lịng.
Thế là thế gian, là cõi đời. Thế Âm là tiếng nói, âm
thanh, hiện trạng của cõi đời trần tục. Những âm thanh
của cõi trần thì vơ lượng vơ biên. Có lời vui lời buồn, lời
khổ lời sướng, lời thật lời dối lời đúng lời sai. Quan Thế
Âm nghĩa là lắng nghe tất cả những lời ấy, mà khơng
khởi lên ý nghĩ thích hay ghét, chê hay khen, nắm hay
buông. Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là vị lắng nghe lời nói
từ đáy lịng của mọi chúng sinh, với tình thương và sự
cảm thông, hiểu biết. Chúng con thiết lập pháp sám này
để xin Ngài hãy lắng nghe tiếng nói của cõi lịng chúng
18


con. Rằng chúng con xin ngài hãy nhiếp hộ, làm bừng
dậy ánh sáng bất tận của chân tâm trong chúng con, xin
Ngài hãy làm cho những ai bệnh thống sẽ lành bệnh,
những ai gặp khó khăn sẽ hết khó khăn, những ai có
mong cầu sẽ được mãn nguyện, những ai lầm đường sẽ
trở về chính đạo, những ai quên giá trị tâm linh sẽ khởi
phát con đường hướng thượng khai mở, những ai thổn
thức với bao đau khổ khó nhẫn chịu, sẽ tức tốc được an
lạc, những ai chìm ngập trong cuộc sống vật dục sẽ thấy
bờ bến thanh cao giải thốt.
Nam mơ Quan Thế Âm Bồ Tát.

(1lạy)


Trước hết chúng con xin sám hối cho tội nghiệp
chúng con, những kẻ có mặt trong đạo tràng này, cũng
như sám hối giúp cho những chúng sinh trong mạng lưới
nhân duyên của chúng con. Chúng con xin sám hối giúp
cho những ai không thể hiện diện ở đây, cho những vị tổ
tiên quá cố của chúng con, cho những chúng sinh trong
cõi vô hình ở địa ngục, Quỷ đói, Súc Sinh, cho những ai
khơng có cơ hội, khơng có niềm tin vào sức mạnh của
tình thương và sức mạnh của chư Phật, Bồ Tát, cho
những ai đã qua đời vì hoạnh tử, vì không làm chủ được
19


sự ra đi, cho những vị Trời, những vị Thiên Long trong
Bát Bộ, cho những vị Thần ở khắp vùng này, cho những
người đã quá cố trong nạn lụt lội, nạn cháy rừng, nạn đất
sập, núi lở, nạn đói, nạn khát, nạn động đất, nạn chiến
tranh, đủ những nạn do thiên nhiên và nhân tạo.
Những tội nghiệp chúng con tạo ra thì nhiều vơ
lượng vơ biên, như kinh nói: " Nếu những tội nghiệp đó
có hình tướng thì chúng sẽ nhiều đến độ sẽ tràn ngập hết
khơng gian, khơng có chỗ nào chứa nổi". Kinh lại dạy
rằng, chỉ một lòng thành khẩn, biết ăn năn, biết sửa đổi,
thật sự nỗ lực nâng cao tầm nhìn và thay đổi lối sống cho
hướng thượng, thì mọi tội lỗi, dù nặng đến đâu cũng sẽ
tiêu tan, như băng tuyết gặp phải nước nóng sôi.
Sự thay đổi của tâm thái ấy trong kinh thường gọi là
phát Bồ Đề tâm, hoặc phát khởi chí hướng tiến hóa tâm
linh. Đức Bồ Tát khắp nơi từ xưa tới nay phát tâm Bồ Đề
là vì các Ngài muốn cảm hóa, khiến chúng sinh hài hịa,

an lạc, vì muốn trừ hết mọi thứ khổ đau của chúng sinh,
vì muốn đem vơ vàn niềm vui tới chúng sinh, vì muốn
soi sáng hết mọi tối tăm, ngu dốt trong lòng chúng sinh,
vì muốn cho lại chúng sinh trí tuệ quang minh, vì muốn
20


cung kính cúng dàng chư Phật, vì muốn đúng như lời
dạy, thực hành giáo pháp, làm Phật hoan hỷ, vì muốn
thấy sắc thân tướng hảo của chư Phật, vì muốn nhập vào
trí tuệ rộng lớn vơ biên của chư Phật, vì muốn hiển hiện
sức mạnh, lịng vơ úy của chư Phật, do đó chư Bồ Tát
phát tâm bồ đề. Bởi thế chúng con xin cúi đầu cung kính
lễ lạy đức Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế
Âm Bồ Tát, chúng con xin từ nay thay đổi tầm nhìn, từ
nay hướng tới giác ngộ tâm linh, từ nay mở lịng vị tha,
tu theo cơng hạnh cứu người của đức Quan Thế Âm, để
đem an lạc tới tất cả chúng sinh. Xin Ngài rủ lịng từ bi
gia trì nhiếp thụ, khiến chúng con đây có thể dễ dàng
phát Bồ Đề tâm. Chúng con xin cung kính, thành tâm
đỉnh lễ.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát.

(1lạy)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn
Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

(1lạy)


Trước hết chúng con cúi đầu lễ lạy, xin học hạnh
hiện thân của đấng Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Như kinh có nói về Ngài rằng: "Ngàn xứ ai cầu xin, ngàn
nơi Ngài ứng hiện". Phẩm Phổ Mơn có kệ rằng: "Cụ túc
21


thần thơng lực, Quảng tu trí phương tiện, Thập phương
chư Quốc độ, Vô sát bất hiện thân", nghĩa là: "Bồ Tát
đầy đủ sức thần thơng, tu rộng trí tuệ phương tiện, nên
trong cõi nước khắp mọi nơi, cõi nào Ngài cũng hiện
thân". Hiện thân tức là nơi nào ai cần, thì mình tới đó.
Hiện thân tức là đem thân này gửi trao Phật Pháp. Nơi
nào có ai khổ sở, cần tới chúng con, xin nguyện tới đó,
lắng nghe, an ủi, rồi tùy nhân duyên săn sóc, phục vụ.
Chúng con xin đổi thói xấu ích kỷ, thích bỏ bê người,
thành ra tính tốt, biết nghĩ tới người, biết làm lợi ích, biết
tỏ quan hoài, biết dành thời gian phục vụ hết lịng. Đức
Quan Thế Âm, biết có người cần thấy thân Phật mới đắc
giác ngộ, Ngài hiện thân Phật cho người ấy thấy. Nếu
biết có người cần thấy thân nữ mới được cứu độ, Ngài
liền hiện thân nữ cho người ấy thấy. Nếu biết có người
cần thấy thân em bé thì mới giải thoát, Ngài liền hiện
thân trẻ cho người ấy thấy. Nghĩa là đối phương có nhu
cầu gì, Ngài lập tức đáp ứng. Ngày nay chúng con tu
học, cũng nguyện như vậy. Hễ thấy những người thân
thuộc, bạn bè, láng giềng, những kẻ có duyên hay chưa
có duyên, hễ ai cần con, con sẽ tùy sức, xin nguyện tới
22



giúp, đáp ứng nhu cầu của người ấy. Chúng con xin sám
hối hết thảy những tội, những lỗi, những sơ sót, những ác
nghiệp mà con đã tạo ra từ vơ thỉ kiếp cho tới đời nay, do
không biết tu tập pháp hiện thân, khơng có lịng quan
hồi, thiếu vị tha. Xin Quan Âm Bồ Tát rủ lịng từ bi gia
trì nhiếp thụ, khiến chúng con được thuận duyên, dễ
dàng thành tựu cơng hạnh hiện thân. Chúng con xin cung
kính, thành tâm đỉnh lễ.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát.

(1lạy)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn
Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. (1lạy)
Tiếp theo, chúng con cúi đầu lễ lạy, xin học hạnh
hiến thân của đấng Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nơi cõi đời ơ nhiễm, khi đa số ai cũng ích kỷ, chẳng biết
lợi người, mà Ngài hiến dâng thân mạng để phục vụ
chúng sinh, thật làm chúng con cảm động vô ngần. Ngài
chẳng phân biệt, kỳ thị, rằng hễ ai khổ, chân thành cầu
cứu, Ngài liền ứng hiện cứu ngay, hễ ai mong muốn
chuyện gì, Ngài liền mãn nguyện cho họ ngay, hễ ai gặp
khó, Ngài liền giải cứu nguy cơ. Ngài đem thân mình
hiến dâng chúng sinh, chẳng mong hồi đáp, thật quý vô
23


song. Chúng con cúi đầu lễ lạy, nguyện xin theo học
gương Ngài. Xin hiến thời gian cho việc vị tha, xin hiến

công sức giúp người thành tựu, xin hiến đời mình để đem
an lạc tới người xung quanh, xin hiến tinh thần khiến
người sẽ nở nụ cười trên môi, xin tạo cơ hội để người
thoát khổ, xin hiến sức lực dạy người khỏe mạnh, xin
hiến tri kiến, dẫn người vào đạo, xin dâng tất cả để người
giác ngộ. Kinh Hoa Nghiêm kể lại chuyện Đức Thiện Tài
đi viếng học một Bồ Tát thiện tri thức tên Bà Thi La.
Ngài là một người lái thuyền và đã thực hiện hạnh hiến
thân bằng cách không ngừng đưa người từ bờ này tới bờ
kia, rồi lại vận chuyển từ bờ kia trở về bờ này. Trong quá
trình như vậy Ngài đã làm bạn của chúng sinh, đã dùng
công việc lái thuyền đưa khách làm phương tiện, mà nội
dung là cảm hóa người ngồi thuyền, vì Ngài suy nghĩ
như vậy:" Khi quan sát những chúng sinh bần cùng, khổ
sở trong cõi Sa Bà này, tơi muốn làm lợi ích họ thật
nhiều, nên tơi tu khổ hạnh, tùy theo sự mong ước của
chúng sinh mà làm họ được mãn nguyện. Trước hết tôi
dùng những việc thông thường, như lái thuyền, để làm
họ vừa ý. Sau đó, tơi lại nói chân lý để họ vui vẻ mở tâm,
24


muốn làm chuyện phúc đức. Rồi tôi hướng dẫn họ vào
đường trí tuệ, khiến tăng trưởng sức mạnh thiện căn, phát
khởi trí hướng giác ngộ, thanh lọc ý nguyện cầu giác
ngộ, làm sức mạnh tình thương thêm vững chắc. Tơi lại
giúp họ tu để chấm dứt sinh tử, nhưng không nhàm chán
những công việc của cõi sinh tử. Tôi lại khiến họ thu
nhiếp chúng sinh nhiều như nước trong biển, tu công đức
rộng lớn như biển, thấu suốt biển cả chân lý, thấy hết

biển cả chư Phật, nhập vào biển cả của trí tuệ tối cao. Tơi
ở trong vị trí của Người lái thuyền này, suy nghĩ như vậy,
khởi ý như vậy và như vậy lợi ích chúng sinh. Chỉ vì
giúp người tu hành, mà Bồ Tát có thể hy sinh trọn đời
mình, làm bất cứ cơng việc gì trên đời. Chúng con vơ
cùng hổ thẹn vì chưa học được gương hy sinh, gương
hiến dâng, gương vị tha như vậy. Chúng con xin sám hối
hết thảy những tội, những lỗi, những sơ sót, những ác
nghiệp con đã tạo ra từ vô thỉ kiếp cho tới đời nay, do
không biết tu tập pháp hiến thân, khơng có lịng quan
hồi, thiếu vị tha, không biết hy sinh, sợ hãi không dám
hiến dâng đời mình cho cơng việc giúp người. Xin Quan
Âm Bồ Tát rủ lịng từ bi, gia trì nhiếp thụ, khiến chúng
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×