Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------------oo0oo-----------

NGÔ VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT LÊN CHẤT LƯỢNG TRỨNG, ẤU TRÙNG VÀ HIỆU
QUẢ ƯƠNG GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG ( Trachinotus
blochii Lacepède, 1801) TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------------oo0oo-----------

NGÔ VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ
THUẬT LÊN CHẤT LƯỢNG TRỨNG, ẤU TRÙNG VÀ HIỆU
QUẢ ƯƠNG GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus
blochii Lacepède, 1801) TẠI KHÁNH HỊA
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Mã số: 62620301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
2. TS. NGƠ ANH TUẤN

KHÁNH HỊA – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công công trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả thu
được trong luận án này là thành quả nghiên cứu của Đề tài cấp tỉnh “Thử nghiệm
sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) tại Khánh Hịa”. Tơi là thành
viên tham gia với tư cách là nghiên cứu sinh, nằm trong kế hoạch hoạt động đào tạo
của đề tài. Tôi được sự đồng ý của ông Chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng tất cả
các số liệu nghiên cứu được cho luận án tiến sĩ của mình.
Tơi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Khánh Hịa, 2015
NGHIÊN CỨU SINH

NGƠ VĂN MẠNH


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nha Trang, Lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học, Phịng Tổ chức
– Hành chính đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và làm việc tại trường. Cảm
ơn Chủ nhiệm đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàn g (Trachinotus
blochii) tại Khánh Hòa”, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn tỉnh Khánh Hịa đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí thực hiện luận án của tơi.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai thầy hướng dẫn là PGS.TS. Lại

Văn Hùng, TS. Ngô Anh Tuấn, những người khơng chỉ tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện giúp tơi hồn thành luận án, mà cịn dạy dỗ và dìu dắt tơi từ những
năm tháng học đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong
Viện Nuôi trồng Thủy sản, đặc biệt là các thầy, cô trong Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải
sản trước đây, đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận án. Cảm ơn các em sinh viên khóa 48NT, 49NT và 50NT, các em
sinh viên khóa 4, 5 Trường Đại học Quốc tế TP. HCM; chú Trần Chí Thiện, em
Trần Chí Thu những cơng nhân làm việc tại Trạm nghiên cứu nuôi biển Vũng Ngán
đã hỗ trợ tơi trong q trình triển khai các nội dung của luận án.
Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ
và các con đã động viên, giúp đỡ , hy sinh nhiều thời gian cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm, lời động viên và
những giúp đỡ q báu đó.
Khánh Hịa, 2015
NGHIÊN CỨU SINH

NGƠ VĂN MẠNH


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục hình

vii

Danh mục bảng

x

Ký hiệu chữ viết tắt

xii

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án

xiv

Mở đầu

1

Chương I: Tổng quan tài liệu

4

1.1 Tình hình ni cá biển trên thế giới và Việt Nam


4

1.1.1 Tình hình ni cá biển trên thế giới

4

1.1.2 Tình hình ni cá biển ở Việt Nam

6

1.1.3 Tính hình sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng

8

1.2 Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng

9

1.2.1 Phân loại và phân bố

9

1.2.2 Dinh dưỡng và sinh trưởng

9

1.2.2 Đặc điểm sinh sản

10


1.3 Sự thành thục và đẻ trứng ở cá xương

10

1.3.1 Sinh học sinh sản và sự phát triển tuyến sinh dục ở cá xương

10

1.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt động sinh sản ở cá

12

1.3.4 Cơ chế nội tiết kiểm sốt q trình ch ín và rụng trứng ở cá

14

1.4 Những nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá biển bố mẹ và cá con

15

1.4.1 Dinh dưỡng cá biển bố mẹ

15

1.4.2 Dinh dưỡng ấu trùng cá biển

23

1.5 Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản,

chất lượng trứng và ấu trùng cá

26

1.5.1 Một số loại hormone thường sử dụng trong sinh sản cá

26


1.5.2. Ảnh hưởng của các loại, liều lượng hormone lên khả năng sinh sản,
chất lượng trứng và ấu trùng cá

29

1.6 Ảnh hưởng của một mật độ ương, thức ăn, chế độ chiếu sáng lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá con

31

1.6.1 Mật độ ương

31

1.6.2 Thức ăn và chế độ cho ăn

32

1.6.3 Chế độ chiếu sáng

34


Chương II: Phương pháp nghiên cứu

37

2.1 Đối tượng, thời gian và địa địa điểm nghiên cứu

37

2.2 Nội dung nghiên cứu

37

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

38

2.3.1 Nguồn cá bố mẹ

38

2.3.2 Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu 1 và 2

38

2.3.3 Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu 3

42

2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu


48

2.4.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường

48

2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng, ấu
trùng

49

2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ
sống, dị hình và hệ số FCR

50

2.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa

51

2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

51

Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

52

3.1 Ảnh hưởng của loại thức ăn tươi, khẩu phần ăn và hàm lượng vitamin

E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu
trùng

52

3.1.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi khác nhau cho cá bố mẹ lên
khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng

52

3.1.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản
và chất lượng trứng, ấu trùng

57

3.1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả
năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng

61


3.2 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích si nh sản lên khả năng sinh
sản và chất lượng trứng, ấu trùng

65

3.2.1 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên tỷ lệ thành
thục, thời gian tái phát dục và sức sinh sản của cá bố mẹ

65


3.2.2 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu
chất lượng trứng của cá chim vây vàng

67

3.2.3 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu
chất lượng ấu trùng cá chim vây vàng

68

3.3 Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương
giống cá chim vây vàng t ừ 1 ngày tuổi lên 50 ngày tuổi

69

3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con

69

3.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống
lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu shock của ấu
trùng cá chim vây vàng

73

3.3.3 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con

81


3.3.4 Ảnh hưởng của chế độ chế độ chiếu sáng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống
của cá con và quan sát hoạt động ăn mồi của cá ở các thời điểm
khác nhau trong ngày

86

3.3.5 Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn trong ngày lên
sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá giống

89

Kết luận và đề xuất ý kiến

94

Danh mục bài báo, báo cáo hội nghị

96

Tài liệu tham khảo

97

Phụ lục 1: Hình ảnh một số hoạt động nghiên cứu
Phụ lục 2: Thành phần dinh dưỡng của chất làm giàu DHA Protein Selco
Phụ lục 3: Các thông số môi trường khu vực đặt lồng nuôi vỗ cá bố mẹ
tại Vũng Ngán, Nha Trang
Phụ lục 4: Hàm lượng lipid và acid béo trong trong trứng cá chim vây
vàng
Phụ lục 5 : Số liệu và kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng

của thức ăn cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng ấu
trùng
Phụ lục 6 : Số liệu và kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng


của khẩu phần ăn cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng
ấu trùng
Phụ lục 7 : Số liệu và kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng
của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn cho cá bố mẹ lên khả
năng sinh sản, chất lượng trứng ấu trùng
Phụ lục 8: Số liệu và kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng
của loại hormone kích thích cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng
trứng ấu trùng
Phụ lục 9: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng mật độ
ương giai đoạn ấu trùng
Phụ lục 1 0: Kết quả phân t ích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng mật độ
ương giai đoạn cá giống
Phụ lục 11: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng của nồng
độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng, phân đàn,
tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc của ấu trùng cá chim vây vàng
Phụ lục 12: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng của chế
độ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng ấu trùng cá chim vây vàng
Phụ lục 13: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ả nh hưởng của khẩu
phần cho ăn lê n cá giống
Phụ lục 14 : Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ả nh hưởng của chế
độ chiếu sáng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng
giai đoạn 1 - 12 ngày tuổi
Phụ lục 15: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng của chế
độ chiếu sáng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng
giai đoạn 13 - 25 ngày tuổi

Phụ lục 16: Kết quả phân tích số liệu của thí nghiệm ảnh hưởng của thời
gian chiếu sáng và số lần cho ăn trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống
của cá giống


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1: Qua trình tổng hợp nỗn hồng ở cá xương

12

2

Hình 1.2: Các yếu tố mơi trường kiểm soát sự phát triển tuyến

14

sinh dục và sinh sản của cá
3

Hình 1.3 : Sơ đồ trục não bộ - tuyến yên- nang trứng với những


26

chất tự nhiên
4

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

37

5

Hình 2.2: Kiểm tra, tiêm hormon kích thích cá bố mẹ sinh sản

40

trong giai đặt trong lồng trên biển
6

Hình 2.3: Bể thí nghiệm giai đoạn ương ấu trùng cá chim lên 30

43

ngày tuổi
7

Hình 2.4: Bể thí nghiệm giai đoạn ương cá chim giống lên 50

44

ngày tuổi

8

Hình 2.5: Chế độ tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn

46

tổng hợp giai đoạn 13 đến 33 ngày tuổi
9

Hình 3.1: Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của trứng khi cá bố

54

mẹ cho ăn với các loại thức ăn khác nhau
10

Hình 3.2: Tỷ lệ dị hình ấu trùng và tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi

55

khi cá bố mẹ cho ăn với các loại thức ăn khác nhau
11

Hình 3.3: Tương quan giữa khẩu phần cho ăn với tỷ lệ thành thục

58

và sức sinh sản của cá chim vây vàng bố mẹ
12


Hình 3.4: Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của trứng khi cá bố

59

mẹ cho ăn với khẩu phần thức ăn khác nhau
13

Hình 3.5: Tỷ lệ ấu trùng dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng cá 3

60

ngày tuổi khi cá bố mẹ cho ăn với khẩu phần thức ăn khác nhau
14

Hình 3.6: Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của cá chim vây
vàng bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin E khác

63


nhau
15

Hình 3.7: Tỷ lệ dị hình ấu trùng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá 3

64

ngày tuổi khi cá c him vây vàng bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung
hàm lượng vitamin E khác nhau
16


Hình 3.8: Tỷ lệ sống và dị hình của ấu trùng cá chim vây vàng

70

sau 23 ngày tuổi ương với mật độ khác nhau
17

Hình 3.9: Tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chim vây vàng giống

72

ương với mật độ khác nhau
18

Hình 3.10: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng khi ương

76

bằng thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco với nồng độ khác
nhau ở thời điểm kết thúc thí nghiệm
19

Hình 3.11: Tỷ lệ cá chết từ ngày 14 đến ngày 33 của ấu trùng cá

77

chim vây vàng khi ương bằng thức ăn sống làm giàu DHA
Protein Selco với nồng độ khác nhau
20


Hình 3.12: Tỷ lệ dị hình hình thái ngoài của ấu trùng cá chim vây

78

vàng khi ương bằng thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco
với nồng độ khác nhau
21

Hình 3.13: Tỷ lệ sốc và chết do sốc cơ học của cá ương bằng thức

79

ăn sống làm giàu DPS với nồng độ khác nhau ở thời điểm 23 và
33 ngày tuổi
22

Hình 3.14: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khi tập chuyển đổi

84

thức ăn ở thời điểm khác nhau
23

Hình 3.15: Tỷ lệ chết của ấu trùng cá chim vây vàng khi tập

84

chuyển đổi thức ăn ở thời điểm khác nhau theo thời gian ni
24


Hình 3.16: Sinh trưởng chiều dài và khối lượng của cá chim vây

86

vàng giống theo thời gian nuôi khi cho ăn với tỷ lệ cho ăn khác
nhau
25

Hình 3.17: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng giống theo
thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12
giờ (12L:12D) và 18 giờ (18L:6D)

90


26

Hình 3.18: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng giống theo

90

thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12
giờ (12L:12D) và 18 giờ (18L:6D)
27

Hình 3.19: Hệ số CV của cá chim vây vàng giống nuôi với số lần
cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18
giờ (18L:6D)


92


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của thức ăn cho cá bố mẹ

39

2

Bảng 2.2: Thời gian cho ăn với các chế độ chiếu sáng và số lần
cho ăn khác nhau

48

3

Bảng 3.1: Tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, kích thước trứng, ấu
trùng của cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn thức ăn khác nhau

52


4

Bảng 3.2: Hàm lượng lipid và acid béo (% chất khô) của trứng
cá khi cho cá bố mẹ ăn bằng các loại thức ăn khác nhau

53

5

Bảng 3.3: Khối lượng cá b ố mẹ, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản,
kích thước trứng, ấu trùn g của cá chim vây vàng cho ăn với
khẩu phần thức ăn khác nhau

57

6

Bảng 3.4: Tỷ lệ thành thục, sức sinh sản của cá chim vây vàng
bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung vitamin E với hàm lượng
khác nhau

62

7

Bảng 3.5: Tỷ lệ thành thục, thời gian tái phát dục và sức sinh
sản của cá bố mẹ khi kích thích sinh sản bằng các loại
hormone khác nhau

66


8

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của hormone lên thời gian hiệu ứng
thuốc và các chỉ tiêu chất lượng trứng của cá chim vây vàng

67

9

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hormone lên các chỉ tiê u chất lượng
ấu trùng của cá chim

68

10

Bảng 3.8: Sinh trưởng, hệ số phân đàn và tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng ương với mật độ khác nhau

69

11

Bảng 3.9: Sinh trưởng, tỷ lệ phân đàn và tỷ lệ sống của cá con
cá chim vây vàng ương với mật độ khác nhau

71

12


Bảng 3.10: Sinh trưởng chiều dài của ấu trùng cá chim vây
vàng khi cho ăn thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco với
nồng độ khác nhau

74

13

Bảng 3.11: Sinh trưởng và hệ số phân đàn của ấu trùng cá
chim vây vàng khi cho ăn thức ăn sống làm g iàu DHA Protein
Selco (DPS) với nồng độ khác nhau

74

14

Bảng 3.12: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng khi cho

75


ăn thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco với nồng độ khác
nhau
15

Bảng 3.13: Tỷ lệ cá bị sốc và chết do sốc độ mặn, nhiệt độ sau
khi nuôi bằng thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco với
nồng độ khác nhau


80

16

Bảng 3.14: Sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, hệ số phân
đàn của cá chim vây vàng ở thời điểm tập chuyển đổi thức ăn
khác nhau

82

17

Bảng 3.15: Sinh trưởng, phân đàn, hệ số FCR và tỷ lệ sống của
cá chim vây vàng giống khi cho ăn với tỷ lệ cho ăn khác nhau

85

18

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng lên ấu trùng cá
chim vây vàng giai đoạn sử dụng thức ăn luân trùng

87

19

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng lên ấu trùng cá
chim vây vàng giai đoạn 12 – 25 ngày tuổi

88


20

Bảng 3.18: Sinh trưởng, phân đàn của cá chim vây vàng giống
khi nuôi với thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau

89

21

Bảng 19: Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá
chim vây vàng giống khi nuôi với thời gian chiếu sáng và số
lần cho ăn khác nhau

93


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

Tiếng Việt (nếu có)

11KT

11 ketotestosterone

ARA


Arachidonic acid

BW

Body weight

Khối lượng thân

CV

Coefficient of Variantion

Hệ số biến thiên
Cộng tác viên

CTV
DHA

Docosahexaenoic acid

DOC

Desoxycorticosterone

DOM

Domperidone

DPS


DHA Protein Selco

E2

Estradiol - 17 β

EPA

Eicosapentaenoic acid

FAO

Food and Agriculture Organization

FCR

Food conversion ratio

Hệ số thức ăn

FSH

Follicle stimulating hormone

Hormone kích nang trứng

GnRH

Gonadotropin releasing hormone


Hormone phóng thích kích

Chất kháng dompamin

dục tố
Gonadotropin releasing inhibiting

Nhân tố ức chế sự tiết kích

factor

dục tố

GTH

Gonadotropic hormone

kích dục tố tuyến yên

HCG

Human chorionic gonadotropin

Kích dục tố màng đêm người

HUFA

High unsaturated fatty acids

Acid béo có mức chưa no cao


IU

International Unit

Đơn vị quốc tế

LH

Luteinizing hormone

hormone hồng thể hóa

LHRHa

Luteinizing hormone-releasing

Hormone kích thích phóng

hormone analog

thích kích dục tố

MIS

Maturation inducing steroid

steroid gây chín

MUFA


Monounsaturated fatty acids

Acid béo chưa no 1 nối đơi

GRIF

Nghiệm thức

NT
PGs

Prostaglandin


PMS

Pregnant mare serum

Kích dục tố huyết thanh
ngựa chửa

PUFA

Polyunsaturated fatty acids

Acid béo chưa no đa nối đơi

Vtg


Vitellogenin

Chất tạo nỗn hồng

SFA

Saturated fatty acids

Acid béo no

SGR

Specific growth rate

Tốc độ sinh trưởng đặc tr ưng

SL

Standard lenght

Chiều dài kinh tế

T

Testosterone

Total FA

Total fatty acid


Acid béo tổng số

ZP

Zona pellucida

Vùng sáng


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng
trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii
Lacepede, 1801) tại Khánh Hịa
Chun ngành:
Ni trồng thủy sản
Mã số:
62620301
Nghiên cứu sinh:
Ngơ Văn Mạnh
Khóa:
Người hướng dẫn:

2009
1. PGS.TS. Lại Văn Hùng
2. TS. Ngô Anh Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt những đóng góp mới về lý luận và học thuật của luận án:

Xác định được chế độ cho ăn trong nuôi vỗ cá bố mẹ góp p hần nâng cao sức
sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng cá. Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ gồm 70% cá tươi,
15% tôm, 15% mực, hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn là 750 mg/kg thức
ăn, khẩu phần thức ăn cho cá bố mẹ 9% khối lượng thân là phù hợp để cải thiện
chất lượng sinh sản của cá chim vây vàng.

Xác định được loại hormone kích thích cá sinh sản phù hợp. Cá chim vây
vàng bố mẹ sinh sản tốt khi tiêm bằng các loại hormone LRHa + DOM, HCG và
HCG + LRHa, tuy nhiên cá không sinh sản khi tiêm bằng nước muôi sinh lý, não
thùy thể 10 mg/kg cá. Sử dụng kết hợp HCG 500 IU + LRHa 40 µg/kg cá để kích
thích sinh sản góp phần đáng kể trong việc cải thiện sức sinh sản, chất lượng trứng,
ấu trùng, đồng thời rút ngắn thời gian tái phát dục của cá bố mẹ.
Đưa ra các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và chất lượng
giống cá chim vây vàng. Giai đoạn ương ấu trùng mới nở lên cá hương, mật độ
ương thích hợp là 45 con/L; cho cá ăn thức ăn sống làm giàu DHA Protein Selco
nồng độ 250 ppm cải thiện đáng kể tỷ lệ sống, khả năng chống chịu sốc, giảm thiểu
tỷ lệ dị hình của cá con; chế độ chiếu sáng phù hợp cho giai đoạn ấu trùng là 18
giờ/ngày, thời điểm thích hợp để bắt đầu tập chuyển đổi thức ăn sống sang thức ăn
công nghiệp là 17 ngày tuổi. Giai đoạn ương cá hương lên cá giống, mật độ ương
2,5 con/L, cho ăn 4 lần/ngày với khẩu phần ăn 9% khối lượng thân và chiếu sáng 12
giờ /ngày được xem là thích hợp nhất để góp phần cải thiện tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ
sống và hệ số FCR.
TẬP THỂ HƯỚNG DẪN
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG

TS. NGÔ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU SINH
NGÔ VĂN MẠNH



MỞ ĐẨU
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) là loài cá nổi, rộng muối, có thể
ni với mật độ cao, cá cũng sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, sinh trưởng nhanh và
có giá trị kinh tế nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu
Á – Thái Bình Dương (Lan & CTV, 2007; Juniyanto & CTV, 2008).
Hiện nay, cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước như: lồi
Trachinotus carolinus được ni khu vực Bắc Trung Mỹ (Main & CTV, 2007); loài
Trachinotus ovatus, loài T. falcatus và lồi T. blochii ni ở các nước như Đài
Loan, Trung Quốc, Indonesia, Singa pore và Việt Nam (Yeh & CTV, 2004 ; Thái
Thanh Bình & Trần Thanh, 2008). Trong đó, lồi cá chim vây vàng Trachinotus
blochii được sản xuất giống đầu ti ên tại Đài Loan năm 1989. Đến nay đã có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu về nuôi thương phẩm (Lazo & CTV, 1998; McMaster
& CTV, 2003; Mc Master & CTV, 2006; Lan & CTV, 2007; Thái Thanh Bình &
Trần Thanh, 2008) và sản xuất giống loài cá này (Yeh & CTV, 2004; Liao & CTV,
2001; Juniyanto & CTV, 2008; Ngô Vĩnh Hạnh, 2007; Lại Văn Hùng & CTV,
2011). Tuy nhiên, vấn đề gặp phải trong sản xuất giống hiện nay là tỷ lệ thành thục
của cá bố mẹ từ ( 57,14 – 95,45%), tỷ lệ thụ tinh (46,34 – 78,53%) và nở của trứng
(28,0 – 75,3%) thấp, tỷ lệ sống của ấu trùng cá không ổn định (từ 2,38 – 28,20%),
và tỷ lệ dị hình ở cá con cịn cao từ 6,90 – 9,09% (Ngơ Vĩnh Hạnh, 2007; Juniyanto
và CTV, 2008; Lại Văn Hùng và CTV, 2011, Samal và CTV 2014), và đến nay vẫn
chưa có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề này.
Nhiều nghiên cứu trên các loài cá biển khác chỉ ra rằng, chất lượng trứng và
ấu trùng ảnh hưởng rất lớn lên kết quả ương giống, điều này liên quan trực tiếp đến
chế độ dinh dưỡng của cá bố mẹ (Tucker, 2000; Lại Văn Hùng, 2004; Fernández –
Palacios & CTV, 2011). Trong đó, nguồn thức ăn, hàm lượng n-3 HUFA, vitamin E
và astaxanthin có trong thức ăn đóng vai trị rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm
sinh dục (Lee & CTV, 1993; Lie & CTV, 1994; Lavens & CTV, 1999; Izquierdo &
CTV, 2001; Nortvedt, 2006; Fernández – Palacios & CTV, 2011). Các vấn đề này
cũng được một số tác giả nghiên cứu trên một số lồi cá như: cá giị, Rachycentron

canadum (Nguyen, 2010), cá tráp đầu vàng, Sparus aurata (Watanabe & VassalloAgius, 2003), cá bơn Nhật, Paralichthys olivaceus (Izquierdo & CTV, 2001) và cá


hồi Đại Tây Dương, Salmo salar (Lie và CTV, 1994). Ngoài ra, việc nghiên cứu để
đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống như: chế độ cho ăn (Curnow &
CTV, 2006), mật độ ương (Hatziathanasius & CTV, 2002), bổ sung dinh dưỡng cho
ấu trùng cá ( Lục Minh Diệp, 2010 ) và thời gian chiếu sáng (Barlow & CTV, 1995)
trên các loài cá chẽm ( Lates calcarifer), cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax)
cũng đã được khá nhiều tác giả thực hiện n hằm nâng cao hiệu quả ương gi ống.
Như vậy , cá chim vây vàng là đối tượng ni có giá trị kinh tế cao, đã được
quan tâm nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho nhu cầu của người nuôi. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này mới dừng ở mức sản xuất ra con giống và vẫn c hưa đi
sâu vào nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trứng, ấ u
trùng và hiệu quả ương giống. D o đó, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề này nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá chim vây vàng là rất cần thiết.
Xuất phát từ những v ấn đề trên, đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá
chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa » được đề
xuất thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
-

Mục tiêu tổng qt: Góp phần hồn thiện quy trình sản xuất giống cá chim
vây vàng.

-

Mục tiêu cụ thể: Nhằm cải thiện sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng và
nâng cao hiệu quả ương giống cá chim vây vàng.


Các nội dung chính của đề tài:
1. Ảnh hưởng của loại thức ăn tươi, khẩu phần ăn và hàm lượng vitamin E bổ
sung cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng.
2. Ảnh hưởng của loại hormone sử dụng để kích thích cá sinh sản lên khả năng
sinh sản , chất lượng trứng và ấu trùng.
3. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương giống
cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 50 ngày tuổi.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:


-

Ý nghĩa khoa học: đề tài bổ sung những thông số kỹ thuật về sinh sản nhân
tạo và ương giống cá chim vây vàng.

-

Ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống cá
chim vây vàng nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người ni, cũng như
đa dạng hóa đối tượng ni.

Tính mới của cơng trình:
-

Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá
chim vây vàng bố mẹ. Đã xác định được công thức phối hợp các loại thức
ăn, khẩu phần ăn, hàm lượng vitamin E bổ sung vào thức ăn phù hợp nuôi vỗ
cá bố mẹ, và xác định được loại hormone kích thích cá sinh sản góp phần
nâng cao sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng cá.


-

Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đưa ra các giải pháp kỹ thuật về
mật độ ương, chế độ cho ăn, chiếu sáng và nồng độ DHA Protein Selco làm
giàu thức ăn sống cho ấu trùng cá nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và
chất lượng giống cá chim vây vàn g.


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình ni cá biển trên trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất giống và ni cá biển trên thế giới
Theo báo cáo của FAO (2014), tổng sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi
trên thế giới năm 2012 vào khoảng 158 triệu tấn, trong đó ni trồng thủy sản đóng
góp 66,6 triệu tấn chiếm 42,2% tổng sản lượng. Tính từ 2000 đến 2012, tốc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm nuôi trồng thủy sản là 8,6%. T rong đó, ni thủy sản
mặn, lợ tăng mạnh và được xem như một ngành công nghiệp thu lợi nhuận cao
(FAO, 2014). Ni thủy sản biển đóng góp tới 30% sản lượng và 29,2% giá trị thủy
sản nuôi; nuôi thủy sản nước lợ chiếm 7,9% sản lượng và 12,8% giá trị chủ yếu là
nhóm giáp xác và cá biển có giá trị kinh tế cao (FAO, 2012).
Sản lượng cá nước mặn và nước lợ nuôi năm 2010 là 4.429.000 tấn, chiếm
19,3% tổng sản lượng động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn, tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm từ 1990 đến 2010 là 9,3%. Đối tượng ni chính là cá hồi Đại
Tây Dương, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá cam, cá đù, cá măng, cá mú, cá chẽm, cá
hồng, cá đối, cá bơn, cá giò, cá chim, cá tuyết, cá ngừ. Trong đó chỉ tính riêng nhóm
cá hồi đã chiếm 1.900.000 tấn. Các nước có sản lượng ni lớn như: Trung Quốc,
Nauy, Chi Lê, Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Philippine, Indonesia,
Việt Nam, Australia… (Hambrey, 2000 ; Hjelt, 2000; Gooley và CTV, 2000; Shields,
2001; FAO - GLOBEFISH, 2007; FAO, 2012).
Ở Na Uy, nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển vào những năm 1970, đối
tượng ni chính là cá hồi Đại Tây Dương ( Salmo salar), chiếm 80% tổng sản

lượng, các loài cá khác như cá tuyết ( Gadus morhua), cá bơn (Hippoglossus
hippoglossus và Scophthalmus maximus) và cá sói (Anarchichas minor) cũng chiếm
sản lượng đáng kể. Để thuận lợi cho việc quản lý, mỗi trang trại nuôi trồng thủy sản
được cấp một giấy phép hoạt động, sau mỗi chu kỳ sản suất các trại nuôi cá trên
biển phải đổi địa điểm nuôi nhằm hạn chế tác động xấu lên mơi trường và phịng
ngừa dịch bệnh nên mỗi trại ni trên biển đều có ít nhất là 3 địa điểm ni. Năm
2000, cả nước có khoảng 832 giấy phép cho nuôi thương phẩm trên biển và 242
giấy phép sản xuất giống, trung bình một trang trại sản xuất được khoảng 2,5 triệu
con giống cá hồi mỗi năm. Nghề nuôi cá hồi ở Na Uy do chủ động về con giống,


công nghệ nuôi hiện đại, nên năng suất nuôi rất cao, sản lượng của một địa điểm
nuôi từ 800 – 4.000 tấn cho một chu kỳ sản xuất 14 – 30 tháng, do vậy các lồng
ni thường có thể tích từ 3.000 – 40.000 m3, chiếm diện tích mặt nước từ 400 –
1.100 m2 (Hjelt, 2000; Hambrey, 2000).
Cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp (Sparus aurata) là đối
tượng ni chính ở các nước vùng biển Địa Trung Hải như: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ,
Italia, Pháp, … Năm 1999, khu vực này có 94 trại giống sản xuất ra 447 triệu con,
trong đó cá tráp 233 triệu con và cá chẽm châu Âu 214 triệu con. Cá được nuôi
trong lồng trên biển, cho ăn thức ăn công nghiệp, sau một năm đạt cỡ thương phẩm
400 – 500 g, sản lượng hai loài cá này năm 2006 khoảng 175.000 tấn ((Hambrey,
2000; FAO - GLOBLEFISH, 2007).
Ở Mỹ, cá biển được sản xuất giống theo hình thức thâm canh, bán thâm canh
và quảng canh. Hình thức thâm canh sử dụng để ương các loài cá đối, cá măng biển,
cá bơn,… mật độ ương 20 – 40 con/L trong các bể composite thể tích từ 5 – 10 m3
tuần hồn n ước, thức ăn sống là tảo, luân trùng và Artemia được làm giàu n -3 HUFA
trước khi cho ăn, ánh sáng và các thơng số chất lượng nước được kiểm sốt chặt chẽ,
tỷ lệ sống từ 25 – 30%. Hình thức bán thâm canh được sử dụng ương cá măng biển,
cá hồng, cá đù đỏ, cá mú. Với hình thức ni quảng canh, thức ăn t ự nhiên được gây
trong ao, ấu trùng sau khi nở được thả ra ao ương, sau 74 ngày ương tỷ lệ sống của cá

từ 3,8 – 8,4%, hình thức này thường áp dụng với cá đủ đỏ ( Lee & Ostrowski, 2001).
Nuôi cá biển ở châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhanh, sản lượng tăng
trung bình 10%/năm, giá trị 4%/năm trong 10 năm trở lại đây, trong đó các nước có
sản lượng ni lớn là Trung Quốc, Nhật Bản (Rimmer, 2008).
Trung Quốc là nước có sản lượng ni trồng thuỷ sản đứng đầu thế giới, sản
lượng cá biển chiếm 4% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi (Young, 2002). Kỹ thuật sản
xuất giống cá biển nhân tạo ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1950 và phát triển
mạnh vào những năm 1980. Tính đến năm 2000, Trung Quốc đã sản xuất thành
công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số l ượng lớn đáp ứng
cho nhu cầu nuôi th ương phẩm. Số l ượng sản xuất hàng năm khoảng 10 tỷ con
giống cá biển các loại và tập trung chủ yếu vào các lồi có giá trị kinh tế nh ư cá mú
(Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp), cá sủ vàng (Pseudosciaena crocea), cá


vược Nhật (Lateolabrax japonicus), cá bơn Nhật (Paralichthys olivaceus) cá đù đỏ
(Sciaenops ocellatus), cá tráp đỏ ( Pagrus major), cá chẽm ( Lates calcarifer), cá đối
(Mugil cephalus), cá măng biển ( Chanos chanos),… , trong đó riêng lồi cá sủ vàng
chiếm khoảng 1,3 tỷ con (Hong & Zhang, 2003).
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nghề ni cá biển lâu đời ở châu
Á. Các đối t ượng nuôi chính là cá cam (Seriola quinqueradiata), cá tráp đỏ (Pagrus
major). Trong đó cá cam là đối t ượng ni truyền thống, trước đây nguồn giống chủ
yếu lấy từ tự nhiên và cho ăn bằng cá tạp, nay đ ược thay thế dần bằng nguồn giống
nhân tạo và cho ăn bằng thức ăn cơng nghiệp , gần đây đối tượng có giá trị kinh tế
cao là cá ngừ vây xanh đang được quan tâm nghiên cứu phát triển nuôi với quy mô
lớn (Takashima & Arimoto, 2000; Fushimi, 2001).
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đài Loan xuất hiện cách đây trên 300 năm, tuy
nhiên nền công nghiệp sản xuất giống cá biển chỉ thực s ự phát triển trong khoảng
40 năm gần đây , đặc biệt là vào những năm 1990, nguồn giống cá biển sản xuất
nhân tạo không những cung cấp đủ cho nhu cầu ni trong n ước mà cịn xuất khẩu
sang các nước khác. Tính đến năm 1998, có khoảng 64 lồi cá biển đ ược ni ở Đài

Loan, trong đó 90% số lồi đã đ ược sản xuất giống nhân tạo thành công với số
lượng giống sản xuất hàng năm trên 600 triệu con. Trong đó, đối tượng chính là cá
mú, cá hồng, cá đù đỏ, cá tráp, cá chẽm, cá giò và cá măng biển (Liao & CTV,
2001; Yeh & CTV, 2004).
1.1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản đóng v ài trị quan trọng trong phát triển
kinh tế. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 3.085.500 tấn, chủ yếu là cá
nước ngọt và tơm n ước lợ, trong đó sản lượng cá biển chỉ chiếm một phần rất nhỏ
(51.000 tấn) (FAO, 2014). Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động
dồi dào; cùng với thành cơng của nhiều cơng trình nghiên cứu sản xuất giống và
ni thương phẩm các lồi cá biển có giá trị kinh tế. Với tiềm năng như vậy, Việt
Nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2015 đạt sản lượng 160.000 tấn, năm 2020 đạt
260.000 tấn cá nước lợ, mặn, nhu cầu con giống cá biển các loại năm 2015 là 115
triệu con, đến 2020 cần 150 triệu con (nguồn: Tổng cục Thủy sản).


Nghề nuôi cá biển nước ta bắt đầu vào những năm 1990 , đối t ượng ni chính
là cá mú, cá chẽm, cá giò , cá hồng … và thường đ ược nuôi với quy mô nhỏ bằng lồng
và ao đất ở các tỉnh Quảng Ninh , Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hồ,… . Hiện nay, bên
cạnh lồng ni quy mơ nhỏ đã có một số doanh nghiệp trong và ngồi n ước đầu tư
ni với quy mơ cơng nghiệp bằng lồng nổi cỡ lớn có thể tích hàng ngàn mét khối
(kiểu lồng Na Uy), có thể chịu đ ược sóng gió cấp 9, cấp 10. Với cơng nghệ ni này
đã mở ra hướng mới cho việc phát triển nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn ở n ước
ta (Tuan & CTV. 2000, Bộ Thuỷ sản, 2006). Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên
cứu thành cơng về sản xuất giống và ni th ương phẩm một số lồi cá biển nh ư: cá
chẽm (Nguyễn Tuần & CTV, 2001; Nguyễn Duy Hoan & Võ Ngọc Thám, 2000),
cá đù đỏ (Đỗ Văn Ninh & CTV, 2001), cá giò, cá mú (Đỗ Văn Khương & CTV,
2001; Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên, 1998), cá chẽm mõm nhọn (Nguyễn
Trọng Nho, 2003; Nguyễn Trọng Nho & Tạ Khắc Th ường, 2006), cá chim vây vàng
(Ngô Vĩnh Hạnh, 2007; Lại V ăn Hùng & CTV, 2011),… cũng đã phần nào giúp

chúng ta cơ bản chủ động sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển .
Hiện nay các trại sản xuất giống cá biển tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa, Bà
Rịa - Vũng Tàu, và một số ít ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phịng, Ng hệ An, Quảng
Bình, Ninh Thuận,…. Theo ước tính sản lượng giống cá biển sản xuất ra hàng năm
khoảng 60 – 70 triệu con, trong đó chủ yếu là cá chẽm. Tuy nhiên, số lượng cá
giống này chỉ có thể đáp ứng 60 – 70% nhu cầu ni, cịn lại phải nhập từ các nước
Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia. Khánh Hòa là tỉnh sản xuất giống và nuôi cá
biển hàng đầu cả nước, theo thông kê của Chi cục NTTS Khánh Hịa, năm 2012
tồn tỉnh có 3.695 lồng và 294 ha ni cá biển đạt sản lượng đạt 5.575 tấn, đến năm
2014 còn 4.922 tấn, trong đó cá chẽm, cá giị và cá chim chiếm sản lượng chủ yếu.
Về sản xuất giống, năm 2012 sản xuất được 24,0 triệu con, năm 2013 là 23,8 triệu
con, trong đó cá chẽm chiếm khoảng 22 triệu, cá giị 0,4 triệu con, cá chim 1,1 triệu,
còn lại là một số loài cá khác như cá mú, cá hồng, cá bè,…, đến năm 2014 chỉ sản
xuất được 11,0 triệu con, nguyên nhân là do nhu cầu nuôi cá chẽm giảm nên nhiều
trại chuyển sang sản xuất giống cá giò dẫn đến sản lượng giống giảm. Với số lượng
giống sản xuất như vậy có thể đáp ứng nhu nu ơi trong tỉnh và cung cấp giống cho
một số tỉnh lân cận (nguồn: Chi cục NTTS Khánh Hòa năm 2012, 2013, 2014).


Nhìn chung nghề ni cá biển ở nước ta những năm gần đây phát triển khá
nhanh. Mặc dù đã sản xuất được con giống nhân tạo một số loài cá biển nhưn g số
lượng vẫn rất hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Trong khi, nguồn giống thu
từ nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, giống nhập từ các nước
ngoài về giá lại cao, tỷ lệ sống khi nuôi thấp do môi trường nuôi thay đổi. Bên cạnh
đó, ni cá bằng thức ăn tươi dẫn đến ô nhiễm môi trường, bệnh dịch bùng phát, thị
trường tiêu thụ hẹp nên hiệu quả nuôi vẫn chưa cao. Do vậy, để nghề nuôi cá biển
phát triển bền vững và đạt được những chỉ tiêu đề ra thì bên cạnh việc mở rộng thị
trường, chúng ta cần tập trung nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế
cho cá tạp, cải tiến công nghệ nuôi thương phẩm và đặc biệt là chủ động sản xuất
giống để cung cấp đủ số lượng giống chất lượng tốt cho người ni là rất cần thiết.

1.1.3 Tình hình sản xuất giống và ni cá chim vây vàng
Các lồi thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, ví dụ:
lồi Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Mỹ (Main &
CTV, 2007); loài Trachinotus ovatus và Trachinotus blochii được nuôi ở các nước
như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Singapore và Việt Nam (Yeh & CTV, 2004;
Ho & CTV, 2005; Thái Thanh Bình & Trần Thanh, 2008).
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) được sản xuất giống lần đầu tiên tại
Đài Loan năm 1989, sau đó các nước như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Ấn
Độ và Việt Nam cũng sản xuất giống thành cơng lồi cá này ( Juniyanto & CTV,
2008; Ngơ Vĩnh Hạnh, 2007; Lại Văn H ùng & CTV, 2011; Nazar và CTV, 2 012;
Reyes và CTV, 2014). Cá được nuôi thương phẩm trong ao hoặc lồng trên biển,
thức ăn có hàm lượng protein 45%, lipid 10%, chu kỳ ni 6 – 8 tháng cá đạt cỡ
trên 500 g, tỷ lệ sống 79 – 90%, hệ số FCR 2,43 – 2,67 (Lan & CTV, 2007).
Cá chim vây vàng được nhập về nuôi tại Việt Nam năm 2004, cá nuôi trong
lồng bằng thức ăn công nghiệp sau 9 tháng nuôi đạt khối lượng 722 g (Lê Xân,
2007), tuy nhiên cá giống nhập từ nước ngồi về ni tỷ lệ sống thấp hơn so với
giống sản xuất trong nước (Thái Thanh Bình & Trần Thanh, 2008). Để chủ động
trong việc sản xuất con giống, năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã
thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng”


(Ngô Vĩnh Hạnh, 2007 ). Tuy nhiên, công nghệ nhập cũng có những hạn chế như t ỷ
lệ sống của cá bố mẹ nhập về thấp; tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở khơng ổn định; khó
kiểm sốt dịch bệnh và chủ động được nguồn thức ăn sống; công nghệ này chỉ có
thể áp dụng được ở các tỉnh phía b ắc nơi có điều kiện sinh thái gần giống với các
tỉnh phía nam Trung Quốc. Do vậy, năm 2009, Trường Đại học Nha Trang cũng sản
xuất giống thành cơng lồi cá này, đồng thời khắc phục được những nhược điểm mà
công nghệ nhập gặp phải. Tuy nhiên, chất lượng trứng của cá bố mẹ không ổn định,
tỷ lệ sống của ấu trùng cá thấp, tỷ lệ dị hình còn cao (Lại Văn Hùng & CTV, 2011).

1.2 Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.2.1 Phân loại và phân bố
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801), tên tiếng Anh là
snubnose pompano, thuộc họ cá khế Carangidae, bộ cá vượ c Perciformes. Cá phân
bố nhiều ở vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là
loài cá nổi, sống chủ yếu ở vùng biển ấm , cá có thể sống được ở độ mặn t ừ 3 – 33
ppt, nhiệt độ từ 22 – 30 oC, oxy hịa tan trên 2,5 ppm. (Ngơ Vĩnh Hạnh, 2007;
Juniyanto & CTV, 2008; Lại Văn Hùng & CTV, 2011).
1.2.2 Dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi mạnh. Thức
ăn của cá trưởng thành ngoài tự nhiên là mực, giáp xác , cá nhỏ. Giai đoạn nhỏ thức
ăn chủ yếu là động vật phù du như luân trùng, Copepoda, cá lớn hơn ăn các lồi
tơm, cá nhỏ và mảnh vụn hữu cơ. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con là luân
trùng và ấu trùng Artemia, sau giai đoạn này cá được tập chuyển đổi từ thức ăn sống
sang thức ăn tổng hợp, giai đoạn nuôi thương phẩm cá sử dụng tốt các loại thức ăn
công nghiệp hoặc cá tạp ( Lê Xân, 2007; Juniyanto & CTV, 2008).
Tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng tương đối nhanh. Cá sinh trưởng
chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50 g trở lên. Cá con 1 ngày tuổi
có chiều dài 2,4 mm, sau 35 ngày nuôi đạt cỡ 34 mm. Cỡ cá 4,9 – 6,7 g nuôi bằng
thức ăn công nghiệp hàm lượng protein 47% sau 1 tháng cá đạt cỡ 14,4 – 26,5 g.
Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá giống cỡ 19 – 26 g cho ăn bằng
thức ăn có hàm lượng protein 43% sau 5 tháng nuôi cá đạt khối tượng từ 608 – 610
g (Lan & CTV, 2007). Tùy thuộc vào điều kiện nuôi như chế độ dinh dưỡng, môi


×