ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CHU THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH
QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CHU THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HUYỆN ĐẢO LÝ
SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
Ngành: Quản lý Tài ngun và Mơi trường
Mã số : 8850101
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Thanh Hằng
(Chữ kí của GVHD)
THÁI NGUYÊN - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Chu Thị Hồng Nhung, xin cam đoan Luận văn này cơng trình
nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Phan Thị Thanh Hằng khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người
khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kì một
cơng trình khoa học nào khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./.
Tác giả
Chu Thị Hồng Nhung
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Phan Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên và
Môi trường, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học tập khơng chỉ là phục vụ cho q trình nghiên cứu, viết luận văn
mà còn là hành trang quý báu để tôi tiếp tục vững bước trên con đường sự
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã
cho tơi những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, nhân viên Ủy ban
nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và Viện Địa lý – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nguồn
số liệu phong phú để tơi có thể hồn thành tốt luận văn này. Cảm ơn gia đình đã
ln ở bên, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành đề tài.
Cuối cùng tơi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
hơn trong sự nghiệp cao quý!
Thái Nguyên, ngày ……..tháng……..năm 2020
Người thực hiện
Chu Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................ 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................. 2
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH ........................................................................... 3
1.2. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................. 5
1.3. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ............................. 6
1.4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 9
1.4.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................9
1.4.2. Bối cảnh trong nước.....................................................................................13
1.5. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN .................................. 18
1.5.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý...............................................................18
1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..........................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25
2.4. CÁC CÁCH TIẾP CẬN............................................................................... 25
2.4.1.Tiếp cận kế thừa ............................................................................................25
2.4.2. Tiếp cận liên ngành ......................................................................................25
2.4.3. Tiếp cận cộng đồng ......................................................................................26
2.4.4.Tiếp cận sinh thái ..........................................................................................26
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 26
2.5.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................................26
2.5.2. Phương pháp thực địa, quan sát..................................................................26
i
2.5.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ..........................................................27
2.5.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý ....................................28
2.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp................................................28
2.5.6. Phương pháp chuyên gia .............................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30
3.1. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN ............................. 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa ........................42
3.1.3. Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch ......................................................59
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN .......... 63
3.2.1. Khách du lịch ................................................................................................63
3.2.2. Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát
triển du lịch ..................................................................................................................68
3.2.3. Lao động ngành du lịch ...............................................................................75
3.2.4. Các sản phẩm du lịch ...................................................................................76
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO LÝ
SƠN THEO CÁC CHỈ TIÊU DU LỊCH CHỦ YẾU .......................................... 78
3.3.1. Thị trường khách du lịch .............................................................................78
3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................................................78
3.3.3. Không gian phát triển du lịch .....................................................................79
3.3.4. Đầu tư phát triển du lịch ..............................................................................79
3.3.5. Môi trường phát triển du lịch ......................................................................87
3.3.6. Các công tác khác.........................................................................................88
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN
ĐẢO LÝ SƠN ..................................................................................................... 91
3.4.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................................91
3.4.2. Giải pháp phát triển bề vững du lịch huyện đảo Lý Sơn .........................94
3.4.2.1. Chính sách phát triển du lịch bền vững .................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 103
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BVMT
Bảo vệ môi trường
KBTB
Khu bảo tồn biển
THPT
Trung học phổ thông
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
VH-TT
Văn hóa – Thể thao
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số liệu hiện trạng sử dụng đất của huyện Lý Sơn năm 2019 ............. 33
Bảng 3.2: Số liệu khí hậu huyện Lý Sơn năm 2019 ........................................... 35
Bảng 3.3: Dân số và mật độ dân số huyện đảo Lý Sơn ...................................... 43
Bảng 3.4: Biến động dân số tự nhiên tại huyện đảo Lý Sơn giai đoạn ............... 43
2010 – 2017 ......................................................................................................... 43
Bảng 3.5: Sự gia tăng lao động tại huyện đảo Lý Sơn........................................ 47
Bảng 3.6: Tình hình khai thác khách du lịch tại huyện đảo Lý Sơn giai đoạn
2015-2019............................................................................................................ 66
Bảng 3.7: Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn ..................... 69
Bảng 3.8. Tổng hợp các khu du lịch tại huyện đảo Lý Sơn ................................ 72
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ................. 6
Hình 1.2: Biểu đồ hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam ................................ 15
Hình 1.3: Vị trí Lý Sơn ....................................................................................... 19
Hình 3.1 : Bản đồ huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi ................................... 30
Hình 3.2: Núi lửa Giếng Tiền.............................................................................. 40
Hình 3.3: Tồn cảnh các núi lửa trên đảo Lý Sơn .............................................. 40
Hình 3.4: Dân số huyện đảo Lý Sơn theo sinh kế............................................... 44
Hình 3.5: Số lượng nguồn lao động và tỉ lệ lao động trong dân số huyện Lý Sơn
giai đoạn 2005-2018 ............................................................................................ 47
Hình 3.6: Đình làng An Vĩnh .............................................................................. 57
Hình 3.7: Núi Thới Lới và vách Hang Câu ......................................................... 58
Hình 3.8: Hịn Đụn Đảo Bé ................................................................................. 58
Hình 3.9: Tình hình lượt khách quốc tế du lịch đến đảo Lý Sơn ........................ 66
giai đoạn 2016-2019 ............................................................................................ 66
Hình 3.10: Tình hình lượt khách du lịch đến đảo Lý Sơn giai đoạn 2016-2019 68
Hình 3.11: Các điểm du lịch trên huyện đảo...................................................... 72
Hình 3.12: Bản đồ dự báo các khu vực phát triển du lịch Lý Sơn đến năm 2030
............................................................................................................................. 79
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế
rộng lớn, hơn một triệu kilomet vng, với hơn 3000 hịn đảo lớn nhỏ, hai quần
đảo lớn ngoài khơi là Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường
Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, là tiềm năng to lớn cho phát triển đất nước. Biển
Đông Việt Nam là cửa ngõ lớn giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế.
Hàng trăm năm nay, nhân dân Việt Nam đã gắn bó với biển, khai thác tiềm năng
biển. Biển, không chỉ nuôi sống cộng đồng dân cư ven biển mà còn cung cấp các
sản phẩm của biển cho cả nước. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế, lợi thế
về biển là điều kiện, là thời cơ để Việt Nam làm giàu từ biển, mạnh lên từ biển.
Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. Trước
đây, Lý Sơn được được gọi là Cù Lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là “cù
lao có nhiều cây Ré”. Hịn đảo là vết tích cịn lại của núi lửa với 5 miệng, được
hình thành cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm. Huyện đảo Lý Sơn là huyện đảo
đầu tiên, và duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa
phương có ca dao thuỷ trình:
“Trực nhìn ngó thấy bàn than
Ba hịn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ”
Sa Kỳ là Cảng biển và cũng là một cửa biển trong năm cửa biển của tỉnh
Quảng Ngãi. Cảng đóng vai trị là nơi xuất nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm
của riêng tỉnh Quảng Ngãi. Huyện đảo nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh, cách đất
liền 15 hải lý (khoảng 28 km tính từ cảng Sa Kỳ). Diện tích của huyện đảo Lý
Sơn là 10,323km2 và dân số là 21.954 (Niên giám thông kê năm 2017). Huyện
đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chất với sự phun trào nham thạch
của núi lửa. Và cũng chính vì sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo và hiện nay cũng đã và đang tạo thành
điểm du lịch đáng đến. Nham thạch còn trải trên bề mặt đảo ở phía Nam một lớp
đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên
1
những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thuỷ tộc sinh sống. Với những
ưu thế về vị trí địa lý, Lý Sơn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Tuy nhiên sự phát triển KTXH phải hướng tới bền vững của toàn bộ huyện đảo nói chung hay ngành du
lịch nơi đây nói riêng, Lý Sơn cần có ngay những hành động điều chỉnh phát
triển cụ thể.
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát
triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện
nhằm đưa ra được cơ sở và giải pháp phát triển bền vững du lịch dựa trên những
điều kiện sẵn có của huyện đảo góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung
bền vững của Lý Sơn cũng như tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá đặc điểm tài nguyên, kinh tế - xã hội huyện đảo Lý Sơn
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch theo hướng bền
vững của huyện đảo.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hồn thiện phương pháp luận
nghiên cứu đặc điểm tài nguyên, kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch bền
vững huyện đảo.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã sử dụng chỉ tiêu đi
du lịch của dân cư như một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác
nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Do hồn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức
khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển
tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. (Trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch)
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà
phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý
tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của
các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của
họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch
thừa nhận).
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara–
Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của
nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do
khách chi ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu
dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu
hiểu biết và giải trí.” Theo Luật Du lịch (2005) tại khoản 01, Điều 4 chương I
giải thích từ ngữ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
3
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.Theo
cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch:
– Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm
kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
– Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du
lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
– Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện
về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du
lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch
trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương,
tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân
địa phương.
– Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã
hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm
hiểu nền văn hố, phong cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là
cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng
thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật
tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,…
Du lịch có thể được hiểu là:
– Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
– Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
4
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng
cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
1.2. Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào BVMT từ
những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có nhiều định
nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:
– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại
nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên,
để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.
– Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.
- Phát triển bền vững là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội nhằm
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội
và BVMT với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói
cách khác: đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường ở
các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Định
nghĩa này có thể mở rộng với ba cấu thành cơ bản về sự phát triển bền vững:
– Về mặt kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra
hàng hố và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm sốt của chính
phủ và nợ nước ngồi, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
5
– Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự
công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế,
giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi cơng dân.
– Về môi trường: Một hệ thống bền vững về mơi trường phải duy trì nền
tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh
hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực
không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ.
Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các
hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.
Phát triển bền vững có thể được minh hoạ theo các mơ hình sau đây:
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
1.3. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên
một cách có trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên
(và tất cả những đặc điểm văn hố kèm theo, có thể là trong q khứ và cả hiện
tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại
những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa
phương. (World Conservation Union,1996)
Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào?
6
Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao
công tác bảo tồn hoặc giáo dục, khơng mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa
phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các mơi trường nhạy cảm. Và kết quả là
có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn
lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào.
Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ
lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tơn trọng văn
hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa
phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại
chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các
nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.
Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ
có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều
khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có
những kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du
lịch, đồng thời cịn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về
cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại
chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và
các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong
một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những
đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả.
Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu
các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt
cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không
cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa
phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại
đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được
điều khiển thơng qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn
thận.
7
Du lịch đại chúng
1. Có một mục đích: lợi tức
2. Thường không được lập kế hoạch từ trước; “chỉ đến lúc xảy ra”
3. Định hướng đến du khách
4. Điều khiển bởi các nhóm bên ngồi
5. Tập trung làm giải trí cho du khách
6. Không ưu tiên cho bảo tồn
7. Không ưu tiên cho cộng đồng
8. Phần lớn lợi tức được đưa về cho các nhà điều hành và đầu tư từ bên ngoài.
Du lịch bền vững
1. Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, mơi trường và cộng đồng (3 chân)
2. Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan
3. Định hướng đến địa phương
4. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần
5. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục
6. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên
7. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên
8. Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và KBTB
Ba chân của du lịch bền vững
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đơi khi được ví như “ba chân”
(International Ecotourism Society, 2004):
1. Thân thiện mơi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn
lợi tự nhiên và KBTB nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến mơi trường
(động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ơ
nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường.
8
2. Gần gũi về xã hội và văn hố, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội
hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó
lại tơn trọng văn hố và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên
quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong
tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các
bên liên quan về vai trị của họ.
3. Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều
bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả
người xung quanh. Nó khơng bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh
do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ
3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực
hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể khơng phá huỷ các nguồn lợi tự
nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn
lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu
chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn
hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
1.4. Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch
1.4.1. Bối cảnh quốc tế
1.4.1.1. Bối cảnh chung
Kinh tế thế giới những năm qua có nhiều biến động, cơ hội và thách thức
đan xen lẫn nhau trong đó nổi bật là ảnh hưởng của khủng hoảng trên toàn cầu ở
tất cả các khu vực đang tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội Việt Nam trong đó có du lịch. Đặc biệt các diễn biến kinh tế, chính trị, an
ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và
toàn diện với thế giới. Mối quan hệ giữa các Quốc gia và khu vực ngày càng
phức tạp theo hướng song phương, đa phương trong nhiều mặt từ chính trị, kinh
tế cho đến văn hóa, mơi trường… Tồn cầu hóa với vai trò là một xu thế khách
9
quan đang thúc đẩy các nước trên thế giới và cả Việt Nam vừa hợp tác, vừa tăng
sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau.
Suy thối kinh tế và khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn thế giới có
ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch song về lâu dài, theo nhận định của hầu hết các
chuyên gia du lịch tiếp tục tăng trưởng và được coi là một ngành kinh tế dịch vụ
phát triển nhanh và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần khơng nhỏ vào sự
phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt ở các nước đang phát triển,
du lịch được coi như một trong những công cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm
nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh những biến động trong những năm qua, kinh tế thế giới trong
giai đoạn 2015 - 2017 đã có những khởi sắc và nhu cầu gia tăng tại các nền kinh
tế phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho các nền kinh tế đang phát triển.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,4% năm
2017, tăng 0,3% so với năm 2016. Để kinh tế thế giới tiếp tục phát triển cần tăng
cường đầu tư, kích thích tài chính và phối hợp giữa các nền kinh tế lớn, nơi mà
nguồn vốn lâu nay chỉ dựa vào việc kích thích tiền tệ, lãi suất. Bên cạnh đó, kinh
tế thế giới cũng đã phải đối mặt với ba thách thức lớn, đó là: (1) Các nước mới
nổi và đang phát triển vẫn chưa thốt khỏi tình trạng tồi tệ nhất, trong đó rất
nhiều nước đang loay hoay tìm mơ hình tăng trưởng; kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng chậm lại; (2) Hiện nay, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone
đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những
năm từ năm 1980 đến năm 1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và
giảm phát; (3) Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát
tại một số nước và khu vực.
Đối với ASEAN, do hầu hết các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào
xuất khẩu nên trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, kinh tế khu vực
ASEAN bị ảnh hưởng do cầu hàng hóa từ các nước Mỹ, châu Âu suy giảm. Từ
năm 2014 đến nay, kinh tế các nước khu vực ASEAN đã tiếp tục đà tăng trưởng.
Năm 2017, khu vực Đông và Nam Á tăng trưởng kinh tế khoảng 5,7%, tăng chút
10
ít so với năm 2016. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4% năm 2016 và 6,5%
năm 2017, đạt mục tiêu đề ra.
Việc các nước trong khu vực tiếp tục ổn định tăng trưởng kinh tế có
những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng
trong những năm gần đây.
Ngồi ảnh hưởng của việc suy thối kinh tế, du lịch thế giới cịn chịu ảnh
hưởng bởi tình hình an ninh, chính trị, an tồn: Những biến cố xung đột chính
trị, khủng bố, quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa các quốc gia như Trung Quốc
- Hàn Quốc - Nhật Bản do xung đột trên biển Hoa Đơng, tình hình bất ổn ở
Trung Đơng, dịng người nhập cư ồ ạt vào Châu Âu từ Syria… đã ảnh hưởng
đến sự an toàn cho các chuyến đi du lịch. Đồng thời, những bất ổn này đã tạo ra
xu hướng dòng khách chuyển dịch sang những điểm đến an toàn hơn. Đây là cơ
hội đối với Việt Nam, luôn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân
thiện.
1.4.1.2. Xu hướng phát triển du lịch thế giới
Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới có những đặc điểm
chính sau:
- Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn cịn là một thói quen của đông đảo
người dân các quốc gia. Theo Tổ chức du lịch thế giới, lượng du khách quốc tế
năm 2017 đạt 1,3 tỷ lượt người, tăng 30% so với năm 2016, dự báo đến năm
2020, số lượng khách du lịch trên toàn thế giới đạt 1,6 tỷ lượt khách, sẽ tiếp tục
tăng trưởng để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Dự báo khu vực châu ÁThái Bình Dương, châu Mỹ sẽ tăng mạnh nhất với mức tăng là 4-5%, tiếp theo
là châu Âu với mức tăng 3,5-4,5%. Trong khi đó, số liệu tương ứng của châu Phi
và Trung Đông đều là 2-5%.
- Du lịch quốc tế trong năm 2017 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể
hiện rõ vai trị của ngành đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm
cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Mặc dù do những biến động của tỷ giá
11
hối đoái, giá dầu và các mặt hàng khác sụt giảm giúp thu nhập của người dân tại
các quốc gia nhập khẩu tăng nhưng lại làm giảm nhu cầu xuất khẩu, đồng thời
dấy lên các mối lo ngại về an tồn, an ninh. Tỷ giá hối đối, giá dầu, thiên tai và
khủng bố diễn ra nhiều nơi trên thế giới đã tác động bất lợi tới hoạt động của
ngành du lịch thế giới năm 2017 do các vấn đề an toàn an ninh.
- Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của
ngành du lịch thế giới trong năm 2017 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng
Bắc Âu, du lịch mạo hiểm, trải nghiệm văn hóa... Trong đó, các nhà tổ chức du
lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du
thuyền trên sông. Đối với các điểm đến trong năm, khu vực Đông Âu cùng các
nước Bắc Âu đang ngày càng hút khách. Những điểm đến vùng cực chưa được
phổ biến trước đây như Greenland, Bắc Cực và Nam Cực sẽ chia sẻ thị phần du
lịch...
- Bên cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới
với 60% du khách có độ tuổi từ 22 - 42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với
người cùng mục đích trong hành trình du lịch và hơn 70% du khách cho rằng
các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ.
- Với tài nguyên thiên nhiên và di sản phong phú, cùng việc ln có tên
trong top đầu các bảng xếp hạng chỉ số an toàn, thân thiện, du lịch Việt Nam
đang đứng trước nhiều cơ hội nâng tầm phát triển du lịch. Trong đó một số xu
hướng du lịch đang nổi lên là du lịch mạo hiểm, trải nghiệm văn hóa và du
thuyền trên sông, trên biển - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven
biển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Huế và Phú Quốc…
- Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch trên thế giới:
- Du lịch thể thao và mạo hiểm là một trong những lựa chọn ưa thích hàng
đầu của du khách. Khi các hoạt động như tắm nắng hay thư giãn bên bể bơi khu
nghỉ dưỡng đã trở nên nhàm chán, du khách muốn tìm kiếm những hành trình
năng động, thử thách hơn để mang lại những cảm xúc mới lạ. Chẳng hạn như đi
leo núi, lặn biển, lướt sóng, đạp xe đường dài, dã ngoại trong rừng... để thỏa chí
12
phiêu lưu, nhiều người sẽ không chọn các địa điểm đã quen thuộc, đại trà, mà
hướng đến các quốc gia còn nhiều phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ, hoặc các đơ
thị mới ít người biết đến.
- Bên cạnh đó, du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa trên cơ sở chia sẻ, hợp
tác cũng là xu hướng tiếp tục được phát triển. Du lịch trên sơng nước sẽ là loại
hình hút khách và đạt doanh thu rất cao.
- Xu hướng du lịch một mình của những người trẻ ham mê xê dịch, hoặc
phụ nữ đơn thân.
1.4.2. Bối cảnh trong nước
Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và
top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Thị trường nguồn của du lịch
Việt Nam theo khu vực là: Đông Bắc Á, ASEAN, Châu Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình
Dương. Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là du lịch,
nghỉ ngơi; ngồi ra cịn mục đích cơng việc và thăm thân nhân.
Trong những năm qua ngành du lịch có sự tăng trưởng mạnh và đang từng
bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2017, ngành Du lịch
đã đón tiếp và phục vụ gần 13 triệu lượt khách quốc tế (tăng 29% so với năm
2015); 73 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch đạt 510 nghìn tỷ
đồng, tương đương 23,1 tỷ USD (số liệu năm 2017). Phát triển du lịch góp phần
thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho
các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua ảnh hưởng nhiều tác động:
Sự phát triển của khoa học - công nghệ thông tin, mạng Internet, dẫn đến khách
du lịch đa phần tiếp cận thông tin về điểm đến, sản phẩm du lịch thông qua
Internet, mạng xã hội (facebook, twitter, instargram…), đặt mua dịch vụ trực
tuyến. Những xu hướng này làm thay đổi hình thức marketing du lịch hiện đại
và phương pháp tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp du lịch. Tác động của
cơng nghiệp hóa, tăng trưởng nóng phát triển thiếu quy hoạch, tầm nhìn làm cho
13
chất lượng môi trường sinh thái suy giảm; biến đổi khí hậu ngày càng có những
biểu hiện bất thường, khó lường: Nước biển dâng, triều cường khu vực ven biển,
châu thổ Sơng Hồng, sơng Cửu Long, bão, lốc xốy có cường độ mạnh…là
những bất lợi lớn đối với ngành du lịch Việt Nam.
Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả
nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; xây dựng các đề án
phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm của cả nước…Ngành Du lịch Việt Nam
đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, có đủ
khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách, từ
đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam và đẩy mạnh chương trình quảng
bá xúc tiến du lịch Việt Nam trên thế giới. Đặc biệt, thời gian qua du lịch Việt
Nam đã có những thay đổi rất lớn, đặc biệt vị thế của du lịch Việt Nam được xác
định là “ngành kinh tế mũi nhọn” theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị đánh dấu một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ
hội nhưng cũng đầy thách thức.
1.4.2.1. Thị trường khách quốc tế
Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh: Theo
Tổng cục Du lịch, ngành đã đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30% lượng khách
quốc tế; phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt
trên 510 nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Đây có thể coi là kỳ tích tăng trưởng với mức kỷ lục về tổng số khách
quốc tế (khoảng 13 triệu lượt) và mức tăng trưởng tuyệt đối trong một năm, tăng
thêm 3 triệu lượt so với năm trước.
Du lịch Việt Nam trong năm qua được thế giới đánh giá cao , nhận được
nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế. Những thành tựu nổi bật như: Việt Nam được UNWTO
xếp thứ 6/10 điểm đến du lịch có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới;
14
InterContinental Danang Sun Penisula Resort được bình chọn lần thứ 3
với danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”; Khu nghỉ dưỡng
JW Marriot Phu Quoc Emeral Bay được bình chọn là “Khu nghỉ dưỡng mới
đẳng cấp nhất thế giới”; Vietravel được bình chọn là “Nhà điều hành tour du lịch
trọn gói hàng đầu thế giới”; Vietnam Airlines được bình chọn là “Hãng hàng
khơng hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa” và “Hãng hàng khơng hàng đầu thế
giới về hạng phổ thông đặc biệt”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn những
hạn chế cần tập trung khắc phục về chất lượng dịch vụ tại một số khu, điểm du lịch;
công tác quản lý ở một số nơi chưa đồng bộ, chặt chẽ làm xuất hiện tình trạng tour
giá rẻ, lộn xộn trong quản lý khách, hướng dẫn viên; năng lực cạnh tranh cịn thấp;
hạn chế trong cơng tác bảo đảm an ninh an tồn, vệ sinh mơi trường...
Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đi du
lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm khám phá thiên
nhiên, văn hóa bản địa… Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách
ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.
Ngồi những hoạt động du lịch chính, khách du lịch quốc tế cũng tham gia các
hoạt động du lịch phụ trợ khác tại khu du lịch như thưởng thức ẩm thực địa
phương, mua sắm sản vật (nguồn từ tổng cục du lịch Việt Nam).
Hình 1.2: Biểu đồ hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam
15
1.4.2.2. Thị trường khách nội địa
Năm 2017, đã có 73 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 17% so với năm
2016 (62 triệu lượt khách). Khách du lịch nội địa có xu hướng đi du lịch nhiều
nhất tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Việt Nam, các hình thức đi du lịch là
đi nghỉ hè, du lịch tâm linh, các hình thức khác như du lịch cuối tuần và thăm
thân cũng khá phổ biến. Độ dài chuyến đi du lịch theo hình thức nghỉ hè trung
bình là 3,88 ngày với dài ngày nhất là 15 ngày và ngắn nhất là 1 ngày. Du lịch
tâm linh có độ dài chuyến đi trung bình chỉ 1,92 ngày, trong khi đi du lịch cuối
tuần là 2,18 ngày và dài nhất là du lịch thăm thân với 4,06 ngày.
Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch nội địa khi đi du
lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm thiên nhiên, tham
quan di sản, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, tham gia lễ hội văn hóa truyền
thống, thăm quan ngắm cảnh biển, thăm quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản
địa… Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập
trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và trải nghiệm thiên nhiên. Ngồi những
hoạt động du lịch chính, khách du lịch nội địa cũng tham gia các hoạt động du
lịch phụ trợ khác tại khu du lịch như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm
sản vật và tham gia hoạt động từ thiện. Theo đánh giá khách du lịch thì sản
phẩm du lịch của Việt Nam còn trùng lặp nhiều giữa các vùng miền và vấn đề vệ
sinh môi trường, dịch vụ y tế, quản lý vấn nạn xã hội, giá cả... còn chưa đạt được
sự hài lòng của du khách.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030:
- Định hướng phát triển thị trường:
Khách du lịch nội địa: Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú
trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh,
mua sắm. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du
lịch kết hợp công vụ.
16