Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hệ thống thanh toán thương mại điện tử NỀN TẢNG THANH TOÁN ZALOPAY VÀ TƯỞNG PHÁT TRIỂN TIỆN ÍCH TÍCH HỢP ZALOPAY VÀ ZALOSHOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THƠNG TIN KINH DOANH

 
 
 
TIỂU LUẬN
MƠN: HỆ THỐNG THANH TỐN ĐIỆN TỬ

NỀN TẢNG THANH TỐN ZALOPAY VÀ
TƯỞNG PHÁT TRIỂN TIỆN ÍCH TÍCH HỢP
ZALOPAY VÀ ZALOSHOP
Giảng viên hướng dẫn: TS Thái Kim Phụng
Mã học phần: 22D1INF50903003
Danh sách sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Bé Huyền

: 31191025761

Hồng Yến Nhi



Phạm Thị Trang



Nguyễn Thị Hồng Thúy

: 31191026675 



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2021
MỤC LỤC
I. Tổng quan thị trường...................................................................................................1


1. Tổng quan về ví điện tử..............................................................................................1
2. Tổng quan về thị trường ví điện tử tại Việt Nam........................................................1
II. Nền tảng thanh tốn ZaloPay.....................................................................................2
1. Sơ lược về ZaloPay....................................................................................................2
2. Tính năng của ZaloPay...............................................................................................2
2.1. Giao diện ZaloPay...............................................................................................2
2.2. Các tiện ích của ZaloPay.....................................................................................3
3. Giải pháp Tích hợp của ZaloPay................................................................................4
3.1. Website­Cổng......................................................................................................4
3.2. Website­Web to App...........................................................................................5
3.3. Mobile-App to app..............................................................................................7
3.4. Mobile-Mobile web to app..................................................................................9
3.5. POS-QR động....................................................................................................10
3.6. POS-Quickpay...................................................................................................11
3.7. Web in app.........................................................................................................12
3.8. QR tĩnh tại quầy................................................................................................13
4. Đánh giá ưu nhược điểm của ZaloPay......................................................................13
4.1. Ưu điểm............................................................................................................. 13
4.2. Nhược điểm.......................................................................................................14
III. Ý tưởng phát triển tiện ích tích hợp Zalo Pay và Zalo Shop................................15
1. ZaloPay và ZaloShop chưa tích hợp với nhau..........................................................15
2. Yếu tố tạo nên thành cơng khi tích hợp ZaloPay và ZaloShop.................................18
2.1 Giai đoạn Đại dịch Covid 19..............................................................................18
2.2 Tỉ lệ người sử dụng ứng dụng Zalo rất cao.........................................................18

2.3. Xu hướng mua hàng trên ZaloShop ngày càng cao...........................................18
3. Những nhược điểm cịn tồn tại.................................................................................19
4. Phát triển tiện ích tích hợp ZaloPay và ZaloShop....................................................20


5. Đề xuất giúp zaloshop thu hút nhà bán đăng kí bán hàng.........................................20
6. Câu chuyện dữ liệu tiềm năng của ZaloShop...........................................................21


I. Tổng quan thị trường
1. Tổng quan về ví điện tử
Ra đời năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang cần những cơng cụ
thanh tốn phù hợp, ví điện tử được kỳ vọng giúp người mua và người bán kết nối nhanh
chóng với nhau. Đây là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực
tuyến, giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như hóa đơn tiền điện, tiền
nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh tốn vay tiêu dùng,
chuyển tiền, mua sắm online,…
2. Tổng quan về thị trường ví điện tử tại Việt Nam
Ở thị trường Việt Nam, hiện nay, có trên 20 ứng dụng ví điện tử đang hoạt động, hơn
10,000 đơn vị chấp nhận thanh tốn bằng ví điện tử, 4,2 triệu số ví điện tử liên kết với tài
khoản ngân hàng, hơn 60 triệu giao dịch…
Theo Asian Banker Research, dự kiến năm 2020 tại Việt Nam tổng số người dùng ví điện
tử dự kiến sẽ vượt mốc 10 triệu người. Với thị trường đầy tiềm năng này, các ví điện tử
đang thi nhau nở rộ để chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử. Cụ thể, tính đến tháng
12/2019 có 32 tổ chức không phải là ngân hàng đã được ngân hàng nhà nước cấp phép
hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán.
Hiện nay, sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 ơng lớn là Ví Momo, Viettelpay,
Zalopay và Airpay, chiếm hơn 90% lượng thảo luận. Hơn nữa, mỗi thương hiệu trong bộ
tứ này lại đang được người dùng nhắc nhớ đến với những thế mạnh khác biệt:
 Ví Momo được nhắc nhiều về hoạt động khuyến mãi hấp dẫn, mua hàng trên các 

trang thương mại điện tử và thanh tốn trực tuyến.
 Viettelpay nổi bật với hoạt động chuyển khoản, mua thẻ cào trực tuyến.
 Zalopay và Airpay được người dùng nhắc đến nhiều với hoạt động mua thẻ cào 
Game Online. Đặt biệt đối với Airpay cịn nổi bật lên với hoạt động mua đồ ăn 
trực tuyến.

4


Hình 1. Mức độ thảo luận về các thương hiệu ví điện tử 2018

Khảo sát tiêu dùng tồn cầu năm 2019 của PwC (một trong bốn cơng ty kiểm tốn, tài
chính ngân hàng hàng đầu thế giới) đối với 27 nước/vùng lãnh thổ cho thấy, dự kiến Việt
Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán trực tuyến trong năm 2019. Tỷ
lệ người tiêu dùng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên
mức 61% năm 2019 và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á
tham gia khảo sát.
Việt Nam là một trong những thị trường sử dụng ví điện tử tiềm năng, phát triển nhanh
trên thế giới và có sức tác động mạnh mẽ. Việt Nam cũng đang hướng tới một nền kinh tế
90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng
thanh tốn điện tử. Theo đó, ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ
thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày vào năm 2020.
II. Nền tảng thanh toán ZaloPay
1. Sơ lược về ZaloPay
ZaloPay là một ứng dụng thanh tốn di động thuộc Cơng ty Cổ phần Zion thuộc Tập
đoàn VNG được Ngân hàng Nhà nước cấp phép ngày 18/01/2016. Đây là một trong
những loại ví điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay với nhiều tính năng độc đáo để
nạp/rút tiền, thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi.

5



2. Tính năng của ZaloPay
2.1. Giao diện ZaloPay
Theo đánh giá đến từ người sử dụng thì giao diện ZaloPay thân thiện và dễ dàng thao tác
 Ví điện tử ZaloPay có giao diện Tiếng Việt dễ sử dụng đối với người Việt Nam
 Giao diện có sự kế thừa từ Zalo vốn đã được rất nhiều người sử dụng nên tạo
sự thân thuộc, dễ dùng
 Giao diện ZaloPay có màu sắc, vị trí, hình thức và các biểu tượng chuẩn
 Các danh mục, tính năng được sắp xếp và phân chia rõ ràng
2.2. Các tiện ích của ZaloPay
Chuyển tiền ­ nhận tiền gồm các tính năng: chuyển tiền vào ví ZaloPay, chuyển tiền đến 
thẻ/tài khoản ngân hàng, gửi lì xì, chia tiền nhóm, nhắc nợ được thực hiện nhanh gọn 
trong 2 giây, khơng tốn phí và có thể chuyển trong Zalo chat.
Thanh tốn thẻ: Hỗ trợ chuyển tiền để thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng Visa/MasterCard 
của các ngân hàng phát hành tại Việt Nam.
Thanh tốn hóa đơn điện, nước, Internet, truyền hình, vay tiêu dùng, phí chung cư, học 
phí,... một cách dễ dàng với nhiều ưu điểm thanh tốn trực tiếp ngay trong Zalo, nhanh 
chóng mọi lúc mọi nơi, nhắc nhở hóa đơn đến kỳ và thống kê chi phí, ưu đãi liên tục.
Thực hiện thanh tốn bằng cách qt mã QR tại quầy. Nếu sử dụng hệ điều hành Android
có thể thanh tốn qua Bluetooth và NFC.
Tiện ích giải trí như đặt vé xem phim nhanh chóng, trải nghiệm game, truyền hình trực 
tuyến,...  và thanh tốn trực tiếp từ ZaloPay.
Tiện ích nạp tiền điện thoại như nạp điện thoại, mua thẻ điện thoại, nạp 3G/4G, th bao 
trả sau. Với ưu điểm là tự động nạp tiền vào số điện thoại người dùng. Hỗ trợ nhiều mệnh
giá và nhiều nhà mạng khác nhau có ưu đãi hồn tiền và nhiều chiết khấu hấp dẫn.
Tích lũy linh hoạt ­ Sinh lời 5%/năm bắt đầu dễ dàng chỉ với 10.000đ với độ an tồn và 
uy tín cao. Tài Khoản Tích Lũy là sản phẩm hợp tác kinh doanh của Real Stake Fintech 
(Infina) và khách hàng, do Cơng ty Quản lý quỹ ACB quản lý đầu tư và ngân hàng BIDV
lưu ký. Real Stake Fintech được kiểm tốn bởi Deloitte nên bạn có thể hồn tồn tin 

tưởng.
Mua sắm Online gồm Thương mại điện tử, đi chợ online, đặt đồ ăn và tặng q online 
với thao tác dễ dàng và đa dạng mặt hàng sản phẩm.

6


Ngồi ra ZaloPay cịn cung cấp nhiều tiện ích về Nhà hàng, Ăn uống, Vận Chuyển ­ Du 
lịch và nhiều tiện ích hấp dẫn khác nữa. Cũng theo thống kê của Cimigo thì Tiện ích Nạp 
tiền và mua mã thẻ điện thoại là dịch vụ được người dùng sử dụng nhiều nhất khi sử 
dụng ZaloPay chiếm đến 27% trên tổng số các giao dịch phổ biến

Hình 2. Thống kê các loại giao dịch phổ bến ở ví điện tử

3. Giải pháp Tích hợp của ZaloPay
Hiện tại ZaloPay đưa ra các gói giải pháp Tích hợp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng 
lựa chọn. Đối với doanh nghiệp kinh doanh Offline là những doanh nghiệp có cửa hàng 
bán hàng/dịch vụ offline với địa chỉ kinh doanh cụ thể: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, qn 
ăn, cà phê, cửa hàng thời trang, trang sức, v.v… Sau khi đăng ký tài khoản kinh doanh 
với ZaloPay, Doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng sử dụng/ tích hợp các giải pháp thanh 
tốn bằng QR tĩnh/ QR động/ QuickPay để tiến hành thanh tốn giao dịch tại quầy. Đối 
với doanh nghiệp kinh doanh Online là những doanh nghiệp có Website/ Mobile Web/ 
Ứng dụng di động (Mobile App) để bán hàng/ dịch vụ trực tuyến. Sau khi đăng ký tài 
khoản kinh doanh với ZaloPay, Doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng sử dụng/ tích hợp 
các giải pháp thanh tốn web­to­app, mobile web­to­app, app­to­app, cổng ZaloPay để 
tiến hành thanh tốn tại website/ mobile web/ app của Doanh nghiệp.
3.1. Website­Cổng
End-user có thể chọn các hình thức thanh tốn như Ví/ATM/Visa/JCB/Master Card để
thanh tốn thơng qua cổng ZaloPay


7


Hình 3. Mơ hình tích hợp Website­Cổng

Bước 1: Khi End-user thực hiện thao tác thanh tốn đơn hàng, giao diện Merchant Site
cần hiển thị các hình thức thanh tốn của qua Cổng ZaloPay như: Ví ZaloPay, Thẻ
Visa/Master/JCB, Thẻ ATM
Bước 2: Sau khi End-user bấm Thanh Toán, Merchant Site gửi yêu cầu tạo đơn hàng
thanh toán sang cho Merchant Server để gọi API tạo đơn hàng của ZaloPay Server.
Bước 3: Redirect đến trang ZaloPay Gateway
Bước 4: Nếu thanh tốn thành cơng ZaloPay sẽ gọi Callback đến Merchant Server (Truy
vấn trạng thái đơn hàng)
Bước 5: Xử lý CallBack từ ZaloPay Server
Bước 6: ZaloPay Gateway chuyển hướng (redirect) về Merchant Site

8


Hình 4. Sơ đồ luồng thơng tin Website­Cổng

3.2. Website­Web to App
End­user mở app ZaloPay, qt mã QR trên Website của Merchant để thanh tốn. Mơ 
hình này phù hợp cho mơi trường thanh tốn trên máy POS. Để tích hợp cho mơi trường 
Web.

Hình 5. Mơ hình tích hợp Website­Web to App

Bước 1: End­user chọn hình thức thanh tốn ZaloPay trên Website của Merchant.
Bước 2: Merchant gửi u cầu tạo đơn hàng thanh tốn (createOder) sang cho ZaloPay. 

ZaloPay trả thơng tin đơn hàng về cho Merchant.
Bước 3: Merchant tạo mã QR dựa trên những thơng tin ZaloPay trả về ở bước 2.

9


Bước 4: End­user dùng app ZaloPay qt mã QR để thanh tốn. Sau khi thanh tốn thành
cơng, ZaloPay hiển thị kết quả cho End­user đồng thời cập nhật thơng tin cho đơn hàng 
Merchant.

Hình 6. Sơ đồ Luồng thơng tin Website­Web to App

3.3. Mobile-App to app
End-user chọn thanh tốn bằng ZaloPay trên App của Merchant, sau đó app ZaloPay
được mở lên để thanh toán

10


Hình 7. Mơ hình tích hợp Mobile­App to app

Bước 1: Merchant gửi u cầu tạo đơn thanh tốn (API Tạo đơn hàng) sang cho ZaloPay.
ZaloPay trả thông tin đơn hàng về cho Merchant.
Bước 2: App của Merchant gọi thanh tốn sau đó app ZaloPay được mở để End-user thực
hiện bước thanh tốn.
Bước 3: End-user thanh tốn hồn tất, app ZaloPay sẽ mở lại App của Merchant để hiển
thị kết quả giao dịch.
Bước 4: Merchant Server truy vấn trạng thái đơn hàng khi chưa nhận được Callback
Bước 5: Merchant Server xử lý Callback từ ZaloPay khi End-user thanh toán thành cơng


Hình 8. Sơ đồ Luồng thơng tin Mobile­App to app

Trường hợp khơng cài ZaloPay

11


Hình 9. Hình 8. Sơ đồ Luồng thơng tin Mobile­App to app trường hợp khơng cài ZaloPay

3.4. Mobile-Mobile web to app
End­user chọn thanh tốn bằng ZaloPay trên Mobile Web của Merchant, sau đó app 
ZaloPay được mở lên để thanh tốn

Hình 10. Mơ hình tích hợp Mobile­Mobile web to app

Bước 1: End­user chọn hình thức thanh tốn bằng ZaloPay trên App của Merchant.
Bước 2: Merchant gửi u cầu tạo đơn thanh tốn (API Tạo đơn hàng) sang cho ZaloPay.
ZaloPay trả thơng tin đơn hàng về cho Merchant.
Bước 3: App của Merchant gọi thanh tốn bằng thơng tin zp_trans_token trả về, SDK sẽ 
mở app ZaloPay/Zalo để End­user thực hiện bước thanh tốn.
Trường hợp device user khơng có app ZaloPay và Zalo, merchant sử dụng SDK để 
redirect đến App Store/Google Play của ZaloPay hoặc Zalo tương ứng.
Bước 4: End­user thanh tốn hồn tất, app ZaloPay/Zalo sẽ mở lại App của Merchant để 
hiển thị kết quả giao dịch.

12


Hình 11. Sơ đồ Luồng thơng tin Mobile­Mobile web to app


3.5. POS-QR động
End-user mở app ZaloPay, qt mã QR trên Website/máy POS của Merchant để thanh
tốn. Mơ hình này phù hợp cho mơi trường thanh tốn trên máy POS.

Hình 12. Mơ hình tích hợp POS­QR động

Bước 1: Chọn hình thức thanh tốn
Bước 2: Gửi u cầu tạo đơn hàng
Bước 3: Tạo QR Code cho đơn hàng
Bước 4: Truy vấn trạng thái đơn hàng
13


Bước 5: CallBack từ ZaloPay Server
Bước 6: Merchant Client hiển thị thơng tin kết quả giao dịch

Hình 13. Sơ đồ Luồng thơng tin POS­QR động

3.6. POS-Quickpay
End-user cho phép Thu ngân của Merchant quét mã QR thanh toán trong app ZaloPay để
trừ đi số tiền cần thanh toán ngay tại điểm bán hàng.

Hình 14. Mơ hình tích hợp POS­Quickpay

Bước 1: End-user mở app ZaloPay, chọn “Mã thanh toán”.
14


Bước 2: Merchant qt mã thanh tốn trên màn hình của End-user bằng phần mềm bán
hàng đã tích hợp ZaloPay để thu đúng số tiền của đơn hàng.

Bước 3: Merchant gọi đến ZaloPay Server để tiến hành thanh toán đơn hàng
Bước 4: Merchant Server truy vấn trạng thái đơn hàng khi chưa nhận được Callback
Bước 5: Merchant Server xử lý Callback từ ZaloPay khi End-user thanh tốn thành cơng

Hình 15. Sơ đồ Luồng thơng tin POS­Quickpay

3.7. Web in app
End-user vào app ZaloPay, mở app của Merchant (chạy bên trong app ZaloPay) để mua
hàng. Khi thanh toán đơn hàng, số tiền thanh toán được trừ trực tiếp vào số dư ZaloPay.

Hình 16. Mơ hình tích hợp Web in app

Bước 1: End-user mở app ZaloPay và chọn app bán hàng của Merchant
Bước 2: WebApp của Merchant được gọi ngay bên trong app ZaloPay và hiển thị danh
sách sản phẩm.
Bước 3: End-user chọn sản phẩm cần mua và bấm thanh toán.
15


Bước 4: Merchant Server truy vấn trạng thái đơn hàng khi chưa nhận được Callback
Bước 5: Merchant Server xử lý Callback từ ZaloPay khi End-user thanh tốn thành cơng
Bước 6: Số tiền thanh tốn được trừ trực tiếp vào ví ZaloPay của end-user và hiển thị kết
quả giao dịch.
3.8. QR tĩnh tại quầy
End-user mở App ZaloPay và quét mã QR của Merchant (được in ra hoặc hiển thị trên
màn hình), sau đó nhập số tiền của món hàng cần mua và thực hiện thanh toán. Merchant
nhận được số tiền và xác nhận giao dịch thành cơng.

Hình 17. Mơ hình tích hợp QR tĩnh tại quầy


Bước 1: End-user mở app ZaloPay, quét mã QR của Merchant.
Bước 2: End-user nhập số tiền và thực hiện thanh tốn.
Bước 3: ZaloPay thơng báo kết quả giao dịch thành công cho Merchant (thông qua phần
mềm được cung cấp sẵn).
Bước 4: ZaloPay thông báo kết quả giao dịch thành cơng cho End-user trên app ZaloPay.
Hiện nay việc ZaloPay phát triển Ứng dụng Merchant và Cashier với Merchant App dùng
để xem các thống kê, báo cáo giao dịch, doanh thu,…  cịn Cashier App dành cho Thu 
ngân sử dụng khi triển khai thanh tốn ZaloPay theo mơ hình “QR tĩnh tại quầy”. Bạn chỉ
cần đăng ký tài khoản doanh nghiệp với ZaloPay là sẵn sàng sử dụng ngay các tiện ích hỗ
trợ việc kinh doanh của mình mà khơng phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào. Điều này đã 
thúc đẩy cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ nhanh chóng sử dụng tiện ích này 
và đưa giải pháp tích hợp QR tĩnh tại quầy trở thành giải pháp đang được sử dụng rất 
nhiều hiện nay.
4. Đánh giá ưu nhược điểm của ZaloPay
4.1. Ưu điểm
- Đa dạng tiện ích trong giao dịch và thanh tốn
16


 Chuyển tiền nhanh chóng 24/7 chỉ trong 2 giây sau vài cú chạm.
 Thanh tốn online các hóa đơn điện, nước, Internet, truyền hình,… nhanh chóng,
đúng hạn.
 Hỗ trợ chuyển tiền để thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng Visa/MasterCard của các ngân
hàng phát hành tại Việt Nam.
- An toàn và bảo mật
 ZaloPay thực hiện tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS – Hệ thống tiêu chuẩn bảo mật
toàn cầu. Hệ thống bảo mật của ZaloPay vượt qua 18 tiêu chuẩn khắt khe về bảo
mật và được đánh giá về độ an toàn trước khi vận hành để nhận được chứng nhận
ISO 27001. Do đó, thơng tin thẻ và số tiền trong tài khoản của bạn được bảo đảm
an tồn tuyệt đối.

 Việc thanh tốn qua ZaloPay rất an toàn nhờ cơ chế bảo mật bằng mật khẩu và dấu
vân tay/Face ID.
- Giao dịch hồn tồn miễn phí: Tất cả các giao dịch trong ZaloPay hồn tồn miễn phí.
Do đó, bạn hồn tồn n tâm khi sử dụng ví ZaloPay để thanh toán, giao dịch online.
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn: ZaloPay hiện đang hợp tác với nhiều đối tác trên nhiều lĩnh vực
mua sắm, giải trí, ăn uống,… để mang đến cho khách hàng nhiều ưu đãi, lợi ích khi cùng
sử dụng dịch vụ của cả hai bên. Khuyến khích mọi người hình thành thói quen sử dụng ví
điện tử thay cho tiền mặt như ưu đãi thanh tốn, thẻ điện thoại, giảm giá mua hàng,…
- Khơng cần đăng ký tài khoản vẫn sử dụng được ZaloPay: Không cần đăng ký tài khoản
mà chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản Zalo. Khi đó, hệ thống sẽ tự động cập nhật danh bạ
và bạn bè đang sử dụng ZaloPay.
4.2. Nhược điểm
- Hiện tại là tiện ích chưa nhiều, cũng chưa thanh tốn đa tiện ích.
- Cịn chuyển tiền cũng khá hạn chế, mỗi lần chỉ chuyển được khoảng 10 triệu và khoảng
200 triệu/ngày, chuyển tiền từ ZaloPay ra ngân hàng thì chỉ được 3 lần trong vịng 24 giờ.
Sẽ rất khó khăn nếu bạn muốn chuyển một số tiền lớn trong vòng 24 giờ.
- Số lượng ngân hàng liên kết còn hạn chế khoảng 39 ngân hàng, tổ chức chuyển mạch tài
chính & 3 tổ chức thẻ quốc tế.

17


- Nguy cơ thanh toán thất bại nếu điện thoại chẳng may bị sập nguồn hay hết pin đúng
lúc.
III. Ý tưởng phát triển tiện ích tích hợp Zalo Pay và Zalo Shop
1. ZaloPay và ZaloShop chưa tích hợp với nhau

- Đề xuất Zalopay và Zaloshop tích hợp với nhau bằng phương pháp API Paypal vào
Zaloshop.
- Zaloshop có thể sử dụng button “Thêm vào giỏ hàng” tại đây Paypal cung cấp cho

Zaloshop toàn bộ trang giỏ hàng cho tới mua hàng. Sau đó Paypal sẽ cung cấp 1 form nơi
cho phép tùy chỉnh các thơng của đơn hàng. Sau đó thiết lập các phương thức thanh tốn.
Có thể demo cách tích hợp như sau:

18


19


Một số thay đổi Zalo Shop:
- Không hỗ trợ tạo và cập nhật trạng thái đơn hàng
- Sản phẩm không có thuộc tính (variants)
20


Tính năng:
- Lấy danh sách loại sản phẩm dùng trên ZaloShop
- Lấy danh sách danh mục do Shop tự tạo ra
- Upload hình ảnh sản phẩm
- Tạo, cập nhật, đồng bộ thơng tin sản phẩm nhanh chóng lên Zalo Shop
- Lấy thơng tin đơn hàng
2. Yếu tố tạo nên thành cơng khi tích hợp ZaloPay và ZaloShop
2.1 Giai đoạn Đại dịch Covid 19
Giai đoạn đại dịch Covid 19 diễn biến vơ cùng phức tạp, mơ hình quảng cáo – bán hàng
qua ZaloShop và thanh toán qua ZaloPay để tránh tiếp xúc đang được đại đa số doanh
nghiệp lựa chọn như là một giải pháp “sống còn” để vực dậy kinh doanh và cải thiện
doanh thu.
Phần lớn thời gian mọi người sẽ ở nhà truy cập mạng do giãn cách xã hội: Tỉ lệ khách
hàng có thể đọc và tiếp cận mẫu quảng cáo – sản phẩm của doanh nghiệp sẽ rất lớn

2.2 Tỉ lệ người sử dụng ứng dụng Zalo rất cao 
Số lượng người sử dụng Zalo tại Việt Nam đã vượt 70 triệu người dùng và chủ yếu là ở
độ tuổi từ 18 tới 30 - là độ tuổi có khả năng mua hàng online nhiều nhất.
Với Zalo OA, tỷ lệ người dùng đọc tin nhắn sẽ lên đến tận 85%, một tỷ lệ quá tuyệt vời,
khác với SMS, Email Marketing phải trả phí thì tin nhắn trên Zalo hồn tồn miễn phí.
Qua đó thu hút các nhà bán tham gia vào gian hàng của ZaloShop.
Việc quảng cáo – bán hàng trên ZaloShop dễ mang lại hiệu quả hơn so với các ứng dụng
khác: So với Facebook và các sàn TMĐT có quá nhiều nhà quảng cáo như hiện nay, Zalo
vừa có ưu thế khơng nhưng ít cạnh tranh hơn mà tỉ lệ người dùng ứng dụng này lại cao
hơn. Qua đó tăng mức độ nhận diện thương hiệu giải quyết bài toán kinh doanh (Zalo
Store, Zalo Post, gửi Broadcast, cơng cụ thống kê phân tích chi tiết, tích hợp phương thức
thanh tốn).
2.3. Xu hướng mua hàng trên ZaloShop ngày càng cao
Thói quen mua sắm online của người tiêu dùng ngày một tăng mạnh. Cụ thể có thể thấy
sự phát triển của nhiều “ơng trùm” trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki,
21


Shopee… Bên cạnh đó, thị trường mua sắm và bán hàng trên Zalo Shop cũng được đánh
giá là một tiềm năng lớn và khối lượng không hề nhỏ một chút nào.
Ở nền tảng Zalo, khi bán hàng có thể hạn chế được tối đa lượng khách hàng ảo. Vì việc
tạo tài khoản Zalo là theo số điện thoại. Vậy nên đây cũng là điều khác biệt của Zalo với
các trang mạng xã hội khác. Chính nhờ đó Zalo tạo cho khách hàng sự tin tưởng. Tránh
được tối đa các tình trạng như: Người dùng ảo, tương tác ảo, đơn hàng ảo… Gây ra
những khó khăn, bất tiện và rủi ro cho người mua cũng như các cá nhân kinh doanh trên
Zalo.
Khi mua hàng, người tiêu dùng thường có xu hướng muốn nhận được các thông tin tư
vấn qua tin nhắn. Tốc độ gửi tin nhắn văn bản cũng như hình ảnh của Zalo phải nói là
“hết sức ổn áp” và nhanh hơn nhiều so với một số trang mạng xã hội khác. Do đó, người
tiêu dùng thường chọn cách kết nối với các chủ shop thông qua Zalo rất thịnh hành.

Trên cơ sở đó, thị trường mua và bán sản phẩm trên Zalo Shop luôn tiến triển không
ngừng. Hiện nay, Zalo Shop đã trở thành một trong những thị trường mua đồ online quen
thuộc với rất nhiều người. Hàng loạt các sản phẩm khác nhau, thuộc hầu hết các lĩnh vực
đều có trên Zalo Shop. Khơng chỉ là các sản phẩm đơn thuần, mà các hoạt động dạng
dịch vụ cũng xuất hiện nhiều.
3. Những nhược điểm cịn tồn tại
Khơng phải ứng dụng riêng mà phải sử dụng thông qua Zalo. ZaloPay hay ZaloShop đều
liên kết trực tiếp với Zalo, vì vậy khi mất tài khoản Zalo (Thay đổi số điện thoại, số điện
thoại bị khóa,...) có thể dẫn đến mất tài khoản ZaloPay. Vì vậy tính bảo mật khơng cao.
Khơng có mục đánh giá sản phẩm của khách hàng. Đây là một thiếu sót khá là quan trọng
bởi lẽ ngày nay nhu cầu mọi người trước khi mua sản phẩm rất thích xem các đánh giá,
bình luận, phản hồi từ người đã sử dụng để hiểu rõ hơn về sản phẩm từ đây tạo lòng tin
để khách hàng quyết định mua sản phẩm đó.
Mỗi lần nạp tiền vào ví hay chuyển tiền đi với mệnh giá nhỏ mình hay làm thì giá 2 triệu
ví sẽ khơng gửi mã OTP đến số điện thoại mà chỉ cần xác nhận qua mật khẩu hay vân tay
trên điện thoại, cái này hễ ai sơ hở để người khác biết mật khẩu điện thoại của các bạn thì
rất dễ bị mất tiền, kết hợp với bên Vietcombank đã cho phép chặn tin nhắn chủ động nên
chỉ nhận thông báo biến động qua app của ngân hàng.

22


ZaloPay khơng thường xun cập nhật các chương trình hay liên kết khuyến mãi nhiều,
cũng như việc cộng điểm tích lũy, cũng như chưa được nhiều hạng mục tiện ích.
4. Phát triển tiện ích tích hợp ZaloPay và ZaloShop
Phát triển tính năng “Đi chợ” với châm ngơn cái gì khó có Zaloshop, Zaloshop phát triển
thêm tính năng đi chợ ở các địa điểm như: Big C, Bách hóa xanh, Coopmart. Với tính
năng này khách hàng dễ dàng lên được một danh sách cần mua, sau đó sẽ được giao hàng
nhanh trong vịng 30 phút - 1 tiếng và có thể thanh tốn dễ dàng với ZaloPay.
Phát triển tính năng” Đánh giá” để thúc đẩy sự mua hàng trên ZaloShop, mỗi sản phẩm

trong ZaloShop cần có sự đánh giá từ các khách hàng đã mua sản phẩm trước đó.
Cập nhập nhiều chương trình liên kết và tặng khuyến mãi kèm khi mua sắm trên 
ZaloShop. Điều này sẽ giúp kích thích nhu cầu mua hàng cửa người tiêu dùng.
Tạo tính năng tích lũy điểm khi mua sắm và thanh tốn trên ZaloPay. Nhờ tính năng tích
lũy có thể kích thích nhu cầu mua sắm với mã khuyến mãi nhiều, nhiều ưu đãi khi điểm
tích lũy cao.
5. Đề xuất giúp zaloshop thu hút nhà bán đăng kí bán hàng
Để bán hàng lãi cao thì chi phí kinh doanh cũng như marketing càng được giảm thiểu tối 
đa càng tốt. Zalo liên tục thu hút các nhà bán khi có thể bán hàng hồn tồn miễn phí mà 
khơng phải chịu bất kỳ chi phí nào. Zalo vốn dĩ là một nền tảng nhắn tin miễn phí, chính 
vì vậy, khi bán hàng trên Zalo, khả năng tương tác của nhà bán với khách cũng tốt hơn và
tỷ lệ chốt đơn hàng cũng cao hơn nhiều so với các nền tảng bán hàng online khác. Tuy 
nhiên theo nhóm em nhận thấy sự thay đổi trên thị trường, Zalo sẽ dần bước vào giai 
đoạn bình ổn trong tương lai và sẽ thu phí nhà bán nhưng để muốn vượt mặt các đối thủ 
thì nhóm em muốn đề xuất rằng Zalo nên đưa ra những mức phần trăm chiết khấu thấp 
hơn các sàn thương mại điện tử khác để chiếm ưu thế cạnh tranh.
Hiện nay KOL là một lựa chọn Marketing đang rất phổ biến và cực kì hiệu quả được các 
doanh nghiệp lựa chọn để phủ rộng tên tuổi. Có hàng chục lợi ích khi sử dụng KOL làm 
marketing như tiếp cận đúng khách hàng, tạo dựng niềm tin, tăng độ nhận diện thương 
hiệu,... và đặc biệt thúc đẩy tăng tỉ lệ chuyển đổi. Hiện nay các sàn thương mại lớn như 
Shopee, Lazada,... đang làm rất tốt hình thức này, do đó nhóm em nhận thấy đây là một 
cơ hội chuyển mình lớn cho zalo nếu biết nắm bắt được cơ hội. Zalo nên áp dụng hình 
thức Affiliate Marketing ngay bây giờ để làm nên thương hiệu cho bản thân phát triển 
hơn nữa.
ZaloShop đã áp dụng thành cơng chức năng gửi tin nhắn Broadcast nghĩa là có thể gửi 
hàng loạt tin nhắn cho tất cả khách quan tâm OA. Trước khi gửi Broadcast, Zalo cho 
phép mình chọn tất cả hoặc lọc theo các đặc điểm người nhận: giới tính,hệ điều hành 
android hay Ios, thời gian nhận…thậm chí chúng ta có thể lên lịch cho cơng việc này. 
23



Broadcast cũng cho phép chọn tối đa 5 nội dung để gửi kèm đi trong cùng 1 tin nhắn. Nội
dung có thể là bài viết có sẵn hoặc sản phẩm/video. Nhưng số lượng gửi tin nhắn 
Broadcast trong tháng lại có hạn tùy thuộc vào từng loại hình Official Account. Nhóm 
chúng em nhận thấy việc bán hàng thơng qua Broadcast cũng rất hiệu quả nhưng để thỏa 
mãn nhà bán hơn chúng em nghĩ Zalo nên đưa thêm chính sách miễn phí số lượng tin 
theo quy định sau đó có thể bán thêm 10­20 tin nhắn Broadcast tùy nhu cầu nhà bán và 
tùy mức giá hiện hành.
Zaloshop đã có chức năng live stream nhưng chỉ mới dừng ở việc nhà bán phát trực tiếp 
trong nhóm, để được phủ rộng người xem hơn nhóm em đề xuất rằng Zaloshop nên cho 
phát trực tiếp trên new feed và bên cạnh đó bổ sung những tính năng như chốt đơn hàng 
tự động ví dụ danh sách bình luận được trả về với phần mềm chốt đơn, nhà bán chỉ cần 
u cầu khách hàng comment đúng cú pháp cịn lại hệ thống sẽ tự chốt hay Mini game 
ngay trên màn hình livestream, phát livestream từ file video/ảnh,... tất cả những chức 
năng bổ sung ấy sẽ làm cho việc live stream bán hàng của nhà bán được nâng cấp và hiệu
quả hơn.
6. Câu chuyện dữ liệu tiềm năng của ZaloShop 
Theo báo cáo của “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021: Chiến lược đón đầu và đột 
phá" do Adsota phát hành ngày 1/6 cho biết, Zalo hiện là ứng dụng nhắn tin được u 
thích nhất. Cơng bố này đã đẩy Facebook Messenger về vị trí thứ hai sau nhiều năm trụ 
vững đầu bảng.
Cụ thể năm 2020, tỷ lệ người dùng Facebook Messenger có sự tăng nhẹ nhưng vẫn thấp 
hơn Zalo: Facebook Messenger đạt 75,8% và Zalo là 76,5%. Đây cũng là năm đánh dấu 
sự “sốn ngơi” của Zalo để trở thành ứng dụng nhắn tin có tỷ lệ người dùng cao nhất Việt
Nam.
Báo cáo Adsota cũng nhận định nếu Zalo được nâng cấp thành mạng xã hội thì có thể sẽ 
trở thành đối thủ trực tiếp của Facebook tại thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực 
khác nhau.

Theo báo cáo của Data Reportal vào tháng 2/2021, đã có gần 72 triệu người Việt Nam sử 

dụng mạng xã hội, tương ứng 73.6% dân số Việt Nam. Con số này tiếp tục tăng lên 11% 
vào năm 2020, báo hiệu một xu thế sử dụng mạng xã hội nhiều hơn ở người dân.

24


Cũng trong q 1/2021, Zalo cơng bố hiện có 64 triệu người dùng thường xun với 1,7 
tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày, tăng thêm 4 triệu người thường xun so với một năm 
trước đó. Như vậy, ước tính mỗi ngày có hơn 65% dân số Việt Nam đang sử dụng Zalo 
thường xun cho mục đích liên lạc, làm việc và học tập.
Đại dịch Covid­19 đã làm thay đổi thói quen của người dùng, từ đó địi hỏi các ứng dụng 
phải liên tục chuyển đổi mạnh mẽ. Trong năm 2019, trung bình một người Việt sẽ dành 
khoảng 6,5 giờ để truy cập internet mỗi ngày. Tuy nhiên, trong đại dịch con số này đã 
tăng lên khoảng 7 giờ/ngày khi các hình thức giải trí ngồi trời bị hạn chế do dịch bệnh. 
Điều này đồng nghĩa các ứng dụng phục vụ nhu cầu liên lạc, làm việc và giải trí phải nỗ 
lực và cải tiến từng ngày để phù hợp hơn với tình hình mới. Đặc biệt là những nền tảng 
cơng nghệ do người Việt sáng tạo dựa trên thói quen sinh hoạt của người Việt như Zalo, 
cần phải liên tục nghiên cứu và nâng cấp để đi sâu vào đời sống của người dân.
Tháng 9/2016, Zalo cho ra mắt nền tảng bán hàng dành cho Doanh nghiệp trên ứng dụng 
nhắn tin này. 
Zaloshop sở hữu những ưu điểm vơ cùng tuyệt vời như:





Đăng ký và thiết lập cửa hàng dễ dàng
Hệ thống quản lý & vận hành đơn giản
Chăm sóc khách hàng ngay trên Zalo
Kết hợp hiệu quả với các kênh bán hàng khác


Tuy nhiên, đến nay Zaloshop vẫn chưa hồn tồn phổ biến. Nhiều sàn thương mại điện tử
cạnh tranh như Shopee, Lazada… Bên cạnh đó, Zaloshop chưa được tích hợp tiện ích 
cũng như vị trí nằm khuất trong ứng dụng Zalo, điều này khiến Zaloshop kém thu hút 
hơn so với các ứng dụng mua hàng khác. 
Để tăng độ nhận diện cho Zaloshop, ta cần tìm ra insight khách hàng cũng như hướng đi 
để Zaloshop được nhiều người biết đến. 
Quan sát, xu hướng mua hàng online đang ngày càng trở nên phổ biến đối với mọi phân 
khúc khách hàng. Số liệu từ Sách trắng TMĐT cho thấy, năm 2020 tại Việt Nam, có 
khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Báo cáo dẫn số liệu từ 
DataReportal năm 2021 cho thấy, tại Việt Nam có hơn 85% người dùng số trong độ tuổi 
từ 35 ­ 44 (Thế hệ Y), gần 84% người dùng số từ 45 ­ 54 tuổi (Thế hệ X) và hơn 75% 
người dùng số trong độ tuổi từ 55 ­ 64 tuổi (thế hệ Boomers II) đã mua trực tuyến ít nhất 
một sản phẩm vào tháng 1/2021. 
Sở hữu số lượng khách hàng tiềm năng lớn. Zalo sở hữu 64 triệu người dùng hoạt động 
thường xun với 1,7 tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày (q I năm 2021). So với năm 
2020 đã tăng thêm 4 triệu người thường xun. Theo đó, ước tính mỗi ngày có hơn 65% 
người dùng sử dụng trên nền tảng Zalo. Vậy nên, tích cực quảng cáo Zaloshop sẽ dễ dàng
thu hút được nhiều người dùng hơn. 
25


×