Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.05 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN VĂN TỊNH

THỪA KẾ THEO DI CHÖC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN VĂN TỊNH

THỪA KẾ THEO DI CHÖC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập


HÀ NỘI - 2014

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Văn Tịnh

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1:

1

KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO DI CHƯC, ĐẶC ĐIỂM

6

VÀ ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHÖC

1.1.

Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc

6

1.1.1. Khái niệm thừa kế

6

1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế

8

1.1.3. Khái niệm thừa kế theo di chúc

9

1.2.

Đặc điểm di chúc

11


Chương 2:

16

THỪA KẾ THEO DI CHÖC THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG BẤT CẬP

2.1.

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

16

2.1.1. Người lập di chúc

16

2.1.2. Quyền tự định đoạt ý chí của người lập di chúc (ý chí của

18

người lập di chúc)
2.1.3. Nội dung của di chúc

25

2.1.4. Hình thức của di chúc

29


2.2.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc và hiệu lực của

34

di chúc
2.2.1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc

34

2.2.2. Hiệu lực của di chúc

40

2.2.3. Di chúc vô hiệu

42

2.3.

Di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực di chúc chung của
vợ, chồng

4

43


2.3.1. Di chúc chung của vợ, chồng


43

2.3.2. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng

48

2.3.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

51

Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA

58

KẾ THEO DI CHÖC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO
DI CHÖC

3.1.

Thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di

58

chúc tại Tòa án nhân dân
3.2.


Thực trạng pháp luật quy định về các điều kiện có hiệu lực

73

của di chúc
3.2.1. Về chủ thể lập di chúc

73

3.2.2. Về việc hủy bỏ di chúc

75

3.2.3. Về di chúc miệng

76

3.2.4. Về di chúc chung của vợ chồng

77

3.2.

Một số kiến nghị về hoàn thiện những quy định pháp luật về

79

các điều kiện có hiệu lực của di chúc
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện về chủ thể lập di chúc


79

3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện về việc hủy bỏ di chúc

79

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện về di chúc miệng

80

3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện về di chúc chung của vợ chồng

80

KẾT LUẬN

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

84

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng
đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh

chấp về thừa kế. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế theo di chúc,
nhưng việc hiểu, áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết các vụ án
tranh chấp về thừa kế theo di chúc cịn có bất cập. Nguyên nhân của tình trạng
nêu trên là do pháp luật quy định chưa rõ ràng, còn thiếu những văn bản
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cịn có nhiều vấn đề có sự
nhận thức khác nhau liên quan đến cách hiểu, áp dụng điều luật…. Có những
vấn đề pháp luật quy định chưa rõ và có nhiều cách hiểu khác nhau như: Di
chúc thế nào là hợp pháp? Di chúc phải đáp ứng những điều kiện gì? Trường
hợp nào thì một người khơng được làm chứng cho việc lập di chúc? Trường
hợp nào thì khơng được viết hộ di chúc…Đặc biệt, trong giải quyết tranh chấp
thừa kế theo di chúc tại Tịa án nhân dân thì việc nhận thức, áp dụng pháp luật
của các Thẩm phán khi xét xử các vụ án có sự khác nhau. Có những vụ việc
phải giải quyết đi, giải quyết lại nhiều lần, tốn kém tiền của, cơng sức… của
Tịa án và gây hồi nghi trong nhân dân.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thừa kế theo di chúc theo Bộ luật
Dân sự Việt Nam năm 2005" làm luận án Thạc sĩ là u cầu cấp thiết, có tính
lý luận và có giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế được quy định qua các
thời kỳ phát triển lập pháp ở Việt Nam. Nghiên cứu về thừa kế theo di chúc ở
Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay khơng ít, các cơng trình này được thực
hiện dưới dạng khóa luận, luận văn, luận án. Tuy nhiên, nghiên cứu về thừa

6


kế theo di chúc được thực hiện tại các thời điểm khác nhau và cách xa nhau
kể từ trước khi có Pháp lệnh thừa kế ngày 30 tháng 8 năm 1990, là dựa theo
các Thông tư của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, như Thơng tư
số 81-TANDTC ngày 24 tháng 7 năm 1981, hướng dẫn giải quyết các tranh

chấp về quyền thừa kế. Kế sau đó là Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật Dân sự năm
1995, Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2005. Vì vậy, các cơng trình nghiên cứu
về thừa kế theo di chúc có các nội dung tương ứng với quy định của pháp luật
tại các thời kỳ khác nhau là rất khác nhau. Trước khi Bộ luật Dân sự năm
2005 được ban hành, có một số khóa luận của sinh viên và luận văn thạc sĩ
viết về thừa kế theo di chúc như: Nguyễn Mạnh Hùng với đề tài: "Thừa kế
theo di chúc ở Việt Nam hiện nay; Vũ Hải Yến với đề tài: "Một số vấn đề cơ
bản về di chúc" và một số cơng trình nghiên cứu về thừa kế nói chung như:
Nguyễn Minh Tuấn với luận văn thạc sĩ với đề tài: "Những quy định chung về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Phùng Trung Tập với luận án tiến sĩ
với đề tài: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến
nay"; Phạm Văn Tuyết với đề tài: "Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ
luật Dân sự Việt Nam". Những cơng trình này nghiên cứu về thừa kế rộng
hơn, mà không tập trung nghiên cứu sâu về thừa kế theo di chúc nói riêng.
Nguyễn Hồng Nam với đề tài luận văn thạc sĩ: "Các điều kiện có hiệu
lực của di chúc". Phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc, mà không
nghiên cứ thừa kế theo di chúc nói chung. Như vậy, kể từ khi Bộ luật Dân sự
năm 2005 có hiệu lực pháp luật (2006), chưa có một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu chun sâu về thừa kế theo di chúc. Vì vậy, học viên lựa chọn đề
tài: Thừa kế theo di chúc để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học là hoàn toàn
độc lập.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nội dung của luận án khơng nghiên cứu tồn diện những quy định của
pháp luật về thừa kế nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu về thừa kế theo di

7


chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự của Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006). Qua đó, tác giả so sánh,

đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật Dân sự năm 2005
được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về các điều
kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Đồng thời, đề tài
cũng có sự so sánh (ở diện hẹp) về thừa kế theo di chúc ở các nước như Nhật
Bản, Cộng hòa Pháp với Việt Nam để làm nổi bật những nét đặc thù và tính
hiện đại của pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế theo di chúc. Đồng thời
luận văn cũng nêu rõ những bất cập, những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Dân sự liên quan đến thừa kế theo di chúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về thừa kế theo di chúc
theo quy định của pháp luật ở Việt Nam.
- Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về thừa kế
theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, hiệu quả điều
chỉnh của những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc. Luận văn tìm
ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải sửa
đổi, bổ sung các quy định về thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ
luật Dân sự.
- Qua nghiên cứu, tác giả luận văn có những kiến nghị nhằm hồn
thiện một bước những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, giúp
các nhà lập pháp bổ sung những quy định còn thiếu về thừa kế theo di chúc để
đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ thừa kế nói chung và
thừa kế theo di chúc nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp luận

8


của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó,

những phương pháp khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng được
sử dụng có chọn lọc để bình luận và các số liệu thống kê của ngành Tòa án
nhân dân cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu
sắc hơn.
6. Kết quả đạt đƣợc và những điểm mới của luận văn
- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về thừa kế
theo di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp với
quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập về thừa kế theo di
chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:
+ Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về thừa kế
theo di chúc ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, là cơ sở để
nghiên cứu toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về thừa kế
theo di chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những
quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005,
phân tích những quy định về thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2005, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hồn thiện
những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự
năm 2005.
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các
quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc trong việc áp dụng pháp luật, đồng
thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
những văn bản hướng dẫn cần thiết.

9



7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm thừa kế theo di chúc, đặc điểm và điều kiện có
hiệu lực của di chúc.
Chương 2: Thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật hiện
hành và những bất cập.
Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc và
những giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc.

10


Chương 1
KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO DI CHÖC,
ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHƯC
1.1. KHÁI NIỆM THỪA KẾ, QUYỀN THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THEO
DI CHÖC

1.1.1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá
nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người thừa
kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp
luật. Thừa kế là một quan hệ xã hội có mầm mống và xuất hiện từ thời sơ khai
của xã hội lồi người. Trong thời kì đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy
những điều kiện về kinh tế - xã hội - hôn nhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo
của người phụ nữ trong thị tộc. Chế độ mẫu hệ với địa vị chủ đạo của người
phụ nữ đã tạo tiền đề cho việc thừa kế tài sản của các con và những người
thân thuộc của người mẹ. Ph. Ăngghen khi nghiên cứu về thừa kế đã viết:
Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ

kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới
được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong
thị tộc, vì tài sản khơng có giá trị lớn, nếu lâu nay trong thực tiễn
người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa
là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ [1, tr. 79].
Như vậy, sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu hệ đã
đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa
kế tài sản theo huyết tộc. Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài
người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho thị tộc.
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội và sự phân cơng lao động
trong gia đình, người đàn ơng đã tạo ra nhiều của cải nuôi sống các thành viên

11


trong thị tộc, bộ lạc đã làm thay đổi quan hệ xã hội, thiết lập địa vị của người
đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc. Đến lúc này thì chế độ mẫu hệ đã
bị thay thế bằng chế độ phụ hệ; và bắt đầu từ đây các con trong gia đình có
quan hệ huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế tài sản
của cha: "Thế là huyết thống theo họ mẹ và quyền thừa kế theo họ mẹ đã bị
xóa bỏ, huyết tộc theo họ cha và thừa kế cha được xác lập" [1, tr. 79].
Có thể thấy thời kì nhà nước chưa xuất hiện và pháp luật chưa ra đời thời kì đầu của xã hội lồi người - thì quan hệ sở hữu và thừa kế xuất hiện
như một yếu tố khách quan và thuộc về phạm trù kinh tế. Bấy giờ, sở hữu và
thừa kế có mối quan hệ mật thiết với nhau, được thể hiện ở chỗ: Sở hữu là yếu
tố tiền đề để thừa kế phát sinh thì thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố
và phát triển sở hữu tài sản. Vậy thừa kế xuất hiện phụ thuộc vào chế độ sở hữu.
Khi chế độ nguyên thủy tan rã, xã hội phân chia giai cấp và chế độ tư
hữu được hình thành. Việc kế thừa tài sản là sự chuyển dịch công cụ, phương
tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho con cháu nhằm tiếp tục xác lập quyền
lực chính trị, kinh tế với những người lao động thông qua pháp luật và bộ máy

cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, Nhà nước và pháp luật của chế độ tư hữu
xuất hiện thì quan hệ sở hữu và thừa kế trở thành những phạm trù pháp luật,
được pháp luật điều chỉnh. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà
nước quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế, quy
định trình tự và điều kiện dịch chuyển tài sản, cũng như phương thức dịch
chuyển tài sản từ người chết sang cho người còn sống.
Vậy thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc chuyển dịch tài sản của
người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp
luật. Thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã
hội loài người. Qua mỗi thời kì quan hệ thừa kế có tính kế thừa các giá trị vật
chất và tình thân của gia đình và dòng tộc.
Ở Việt Nam, thừa kế di sản được hình thành theo tập quán của từng
dân tộc, vùng miền. Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà,

12


cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên. Song thừa kế vẫn là quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh cụ thể trong luật dân sự Việt Nam 2005, cùng
các văn bản pháp luật liên quan và những quy phạm pháp luật thừa kế luôn
được quy định phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế
Nếu chế định thừa kế điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa
kế, thì quyền thừa kế là chế định pháp luật bảo hộ quyền của cá nhân đối với
tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trong việc dịch chuyển tài sản để lại sau khi
họ chết cho những người còn sống có quyền hưởng thừa kế theo các hình
thức: theo di chúc hoặc theo pháp luật. Chế định quyền thừa kế không chỉ
điều chỉnh phạm vi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc để lại di sản
và nhận di sản thừa kế, mà còn là phương thức bảo vệ quyền của những người
thừa kế hợp pháp khi bị xâm phạm.

Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho
những người còn sống. Đó là sự ghi nhận và xác định về quyền và nghĩa vụ
của chủ thể trong quan hệ thừa kế là người thừa kế và người để lại di sản.
Quyền thừa kế của công dân do pháp luật quy định và chỉ được thực hiện khi
có sự kiện chết của cá nhân có di sản thừa kế. Những người thừa kế có quyền
hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật thể hiện ý chí nhận di sản.
- Quyền thừa kế của cá nhân được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân
sự năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật" [23]. Theo quy định này pháp luật tôn trọng
quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu tài sản. Vậy trước
khi chết cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ
thể hiện trong di chúc đã lập. Nếu vì lí do nào đó, cá nhân khơng lập được di

13


chúc thì di sản của cá nhân đó được dịch chuyển cho những người có quan hệ
huyết thống, thân thích, nuôi dưỡng của họ theo quy định của pháp luật.
- Cùng với quyền để lại di sản là quyền hưởng di sản thừa kế của một
cá nhân thông qua di chúc. Việc hưởng di sản cũng là một quyền năng được
pháp luật quy định cho bất kì một cá nhân nào, khơng phân biệt giới tính, già
trẻ, có năng lực hành vi dân sự hay khơng có năng lực hành vi dân sự... Trừ
trường hợp họ từ bỏ quyền năng đó, hoặc là người khơng có quyền hưởng di
sản, hoặc đối với một số tài sản có hạn chế người hưởng di sản như di sản là
quyền sử dụng đất, hoặc nhà ở, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật là quan hệ về
tài sản. Quan hệ thừa kế là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản

và những người khác khơng có quyền hưởng di sản. Quan hệ thừa kế là một
quan hệ pháp luật dân sự, là quan hệ vật quyền.
Như vậy, quyền thừa kế bao gồm hai yếu tố: quyền để lại di sản và
quyền hưởng di sản thừa kế. Từ đó phản ánh quá trình dịch chuyền tài sản từ
người đã chết sang người cịn sống. Việc dịch chuyển đó có thể thơng qua ý
chí của người đề lại di sản (người chết) đã thể hiện trong di chúc (thừa kế theo
di chúc); hoặc việc dịch chuyển đó căn cứ theo hàng thừa kế, điều kiện, trình
tự thừa kế do pháp luật quy định thì sẽ được gọi là thừa kế theo pháp luật.
1.1.3. Khái niệm thừa kế theo di chúc
Theo quy định của pháp luật, thì chủ sở hữu tài sản khi cịn sống có
quyền định đoạt tài sản của mình theo ý chí. Một trong những hình thức định
đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản là lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc [23, Điều 648]. Vì vậy,
khi cịn sống cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình nhằm
chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản cho người thừa kế theo di chúc, sau
khi người lập di chúc chết. Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của cá nhân lập di
chúc không phải bao giờ cũng được bảo đảm thực hiện tuyệt đối. Di chúc là

14


một giao dịch dân sự, cho nên di chúc phải tuân theo những điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sư. Hơn nữa, pháp luật cịn có quy định nhằm hạn chế
quyền định đoạt của người lập di chúc teo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân
sự, nhằm bảo vệ quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, các con vị thành niên của người để
lại di sản theo di chúc và các con của người này tuy đã trưởng thành nhưng
khơng có khả năng lao động, thì mỗi người vẫn được hưởng phần tối thiểu
bằng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật, nếu người lập di chúc truất quyền
của họ hoặc cho họ hưởng phần di sản nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế chia

theo pháp luật [23, Điều 669].
Điều 646 Bộ luật Dân sự quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" [23].
Di chúc còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập
ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người
cịn sống khác, sau khi người lập di chúc chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí
và tình cảm của mình (mang tính chủ quan), định đoạt cho người khác được
hưởng di sản sau khi qua đời. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích
chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác hưởng sau khi chết
đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc. Ý chí của cá
nhân khi lập di chúc thể hiện hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc.
Theo quy định của pháp luật dân sự phải nhằm chuyển tài sản của
người lập di chúc cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Xét về tính
chất của giao dịch dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, hồn tồn
độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc mà khơng có bất kì
sự lệ thuộc nào vào bất kì ý kiến của ai, do vậy di chúc là giao dịch dân sự
một bên. Giao dịch dân sự này là loại giao dịch đặc biệt, tuy rằng các điều
kiện của chủ thể lập di chúc, ý chí của chủ thể, nội dung và hình thức của di
chúc đều phù hợp với quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của

15


di chúc nhưng di chúc chỉ phát sinh hiệu lực thi hành sau khi người để lại di
chúc chết. Do hành vi đơn phương của người lập di chúc và nội dung của di
chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho ai, truất quyền thừa kế của ai, để lại tài sản
dùng vào việc thờ cúng, để lại di tặng nhằm tặng cho một hoặc nhiều người
vẫn khơng chắc chắn vì khi cịn sống, người lập di chúc có quyền thay đổi ý
chí của mình trong việc lập di chúc, theo đó nội dung của di chúc bị thay đổi
theo. Vì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm người lập di chúc chết

hoặc được xác định là đã chết theo một bản án có hiệu lực của tịa án đã tuyên
người đó chết có hiệu lực pháp luật. Người được thừa kế theo di chúc chỉ có
quyền nhận tài sản của người lập di chúc kể từ khi người lập di chúc chết.
Người thừa kế theo di chúc nhận di sản và là chủ sở hữu của di sản được
hưởng và thừa kế theo di chúc là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của
người thừa kế. Tuy nhiên, di chúc thể hiện ý chí chủ quan của người lập, do
vậy ý định của người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết có thể khơng thực hiện được do tài sản được định đoạt trong
di chúc cho người thừa kế hưởng đã khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế của
người để lại di chúc đó hoặc những người thừa kế được chỉ định thừa kế theo
di chúc đã chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc đều
khơng có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản… thì mục đích nhằm
chuyển tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế không đạt được. Phần
của di chúc không thể thực hiện được là phần di chúc vô hiệu.
Vậy, thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản của một người đã
chết cho cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được hưởng theo sự định đoạt
ý chí tự do, tự nguyện của người để lại di sản theo di chúc khi minh mẫn và
sáng suốt.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DI CHƯC

+ Di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di
chúc. Ý chí đơn phương là đặc điểm khác biệt của di chúc với các loại giao

16


dịch dân sự khác, được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền định
đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết mà
không phải bàn bạc với bất kỳ ai trong việc định đoạt đó; trừ trường hợp lập
di chúc chung vợ chồng thì hai vợ chồng cùng định đoạt. Người lập di chúc

khơng có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc.
Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di
chúc. Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, không bị sự chi phối nào
của người khác. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao
dịch dân sự về thừa kế theo di chúc.
Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người
lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai
và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình mà khơng phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có
quan hệ huyết thống, ni dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người
lập di chúc có thể để lại tài sản cho người này nhiều, người kia ít, hoặc khơng
cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Nếu như trong tất cả các loại hợp đồng dân sự ý chí của các bên tham gia đều
phải được thể hiện (các bên tự nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi) - thì di
chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên duy nhất, đó là người lập di chúc. Hợp
đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất
được những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng và cùng nhau ký kết hợp
đồng, cịn trong di chúc thì khơng có sự thống nhất giữa người lập di chúc và
người được thừa kế theo di chúc. Phần lớn người được hưởng thừa kế theo di
chúc khơng thể biết mình có quyền được hưởng di sản theo di chúc vì di chúc
chưa được cơng bố và được cất giữ bí mật.
+ Di chúc thể hiện quyền tự định đoạt tài sản của người lập di chúc
nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Nếu
như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các chủ thể

17


nhằm chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác, thì di chúc lại nhằm
chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người cịn sống. Vì vậy, người

thừa kế nói chung và người thừa kế theo di chúc nói riêng phải là người cịn
sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản theo di chúc.
Pháp luật cho phép cơng dân có quyền định đoạt tài sản, trong đó có
việc để lại di sản thừa kế theo di chúc, nhưng pháp luật cũng chỉ cơng nhận
khi di chúc của cơng dân đó thỏa mãn những điều kiện nhất định. Trong thực
tiễn đã có khơng ít những di chúc không tuân theo những quy định của pháp
luật về hình thức và nội dung, dẫn tới di chúc không được công nhận hoặc chỉ
được công nhận một phần.
+ Di chúc lập ra phải theo một hình thức nhất định. Sự định đoạt trong
di chúc muốn được đảm bảo thực hiện, người lập di chúc muốn nâng cao tính
xác thực của di chúc thì việc lập di chúc cần phải tuân theo một hình thức mà
pháp luật quy định. Có hai hình thức đó là bằng văn bản hoặc dưới hình thức
miệng. Pháp luật quy định di chúc miệng trong trường hợp tính mạng một
người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà khơng thể
lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc
miệng chỉ có hiệu lực trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng.
Nếu sau ba tháng mà người di chúc miệng vẫn còn sống và minh mẫn, sáng
suốt thì di chúc miệng đương nhiên bi hủy bỏ. Đây là qui định bị hạn chế đối
với di chúc miệng. Vì nếu người di chúc miệng vẫn cịn sống, minh mẫn, sáng
suốt thì điều kiện để lập di chúc bằng văn bản vẫn thực hiện được.
+ Do di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế của người lập
di chúc, cho nên khi còn sống, người lập di chúc có quyền sửa đổi, thậm chí là
hủy bỏ di chúc; thay thế di chúc. Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt tài sản
của người lập di chúc theo đó quy định người lập di chúc có quyền sửa đổi,
hủy bỏ di chúc đã lập. Vì vậy di chúc đã lập khơng mang tính cố định, nó sẽ
bị thay đổi, hủy bỏ nếu có sự thay đổi ý chí của người lập di chúc.

18



+ Di chúc là một loại giao dịch dân sự và chỉ có hiệu lực từ thời điểm
người lập di chúc chết. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế
(khoản 1 Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2005). Về thời điểm mở thừa kế, luật
quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong
trường hợp Tịa án tun bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là
ngày được xác định theo quy định của pháp luật.
Đây là một đặc điểm thể hiện rõ sự khác biệt giữa di chúc với các loại
giao dịch dân sự khác, ví dụ như hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
khác, cịn thời điểm có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm mà
người lập di chúc chết hoặc thời điểm mà quyết định của Tòa án tuyên bố
người lập di chúc chết có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc xác định đúng thời
điểm mở thừa kế (thời điểm người lập di chúc chết) có ý nghĩa trong việc xác
định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, xác định đúng thời điểm
mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di chúc nào là di chúc
có hiệu lực trong trường hợp một người có nhiều di chúc. Khi một người để
lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì chỉ có bản di chúc sau cùng mới
có hiệu lực pháp luật. Tóm lại, khi người lập di chúc cịn sống thì di chúc dù
có phù hợp với các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung, thì di
chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực, quyền đối với tài sản vẫn thuộc về người
lập di chúc cho đến khi người đó chết.
+ Có một điểm rất mới là pháp luật quy định di chúc chung của vợ,
chồng [23, Điều 663]. Vợ và chồng đều là chủ thể lập di chúc chung. Nhưng
di chúc chung của vợ chồng chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm người sau
cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết [23, Điều 668].
Xét về yếu tố chủ thể lập di chúc chung của vợ, chồng là vợ và chồng.
Di chúc chung của vợ, chồng chỉ phát sinh hiệu lực vào thời điểm người sau
cùng chết. Người vợ và người chồng cịn sống cũng có quyền sửa đổi, bổ

19



sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên,
khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì
phải được sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã chết
thì người cịn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài
sản của mình [23, Điều 664].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như đã phân tích thì thừa kế là một hiện tượng xã hội lịch sử; tồn tại,
phát triển khách quan trong xã hội. Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của
người lập di chúc (người để lại tài sản) nhằm định đoạt tài sản của mình cho
người khác. Do vậy, mặc dù cũng là giao dịch dân sự, nhưng di chúc là loại
giao dịch dân sự đặc biệt, có những đặc điểm riêng biệt, khác với giao dịch
dân sự khác (hợp đồng).
Ở Việt Nam trước những 1990 (trước khi Pháp lệnh Thừa kế ra đời)
thì di chúc cịn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, chưa được Luật hóa mà chỉ
được quy định chừng mực nhất định, nên việc hiểu và áp dụng rất khó khăn.
Từ khi Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực (10/9/1990) và sau này là Bộ luật Dân
sự năm 1995, 2005 ra đời thì thừa kế theo di chúc dần dần được hoàn thiện,
phát huy trong đời sống xã hội. Tuy nhiên trong thực tiễn nghiên cứu và trong
việc giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc thì có nhiều vấn đề cần phải
trao đổi và cần phải hoàn thiện. Học viên sẽ xin trình bày tại Chương 2 và
Chương 3 của luận án.

20


Chương 2
THỪA KẾ THEO DI CHÖC THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG BẤT CẬP
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHƯC

Di chúc là một loại giao dịch dân sự và là giao dịch dân sự một bên,
thể hiện ý chí hồn tồn tự do, tự nguyện và độc lập của người lập di chúc. Vì
vậy, di chúc phải đáp ứng và tuân thủ những điều kiện của giao dịch dân sự
về chủ thể, ý chí của chủ thể, nội dung và hình thức của di chúc.
2.1.1. Ngƣời lập di chúc
Cá nhân khi cịn sống có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
cho bất kì ai. Người lập di chúc bao giờ cũng là cá nhân, không thể là tổ chức.
Pháp luật khơng quy định cá nhân có thể lập bao nhiêu bản di chúc. Vì di chúc
chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ khi người lập di chúc chết và nếu một
người để lại nhiều bản di chúc thì bản di chúc cuối cùng có hiệu lực thi hành.
Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật Dân sự, thì: "Người đã thành
niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình" [23]. Như vậy, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì khơng có quyền
lập di chúc. Theo quy định của pháp luật thì cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở
lên, khơng tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể làm chủ hành vi của
mình có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế.
Người trưởng thành và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phải tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình đồng thời có quyền thực hiện các hành vi dân sự
hợp pháp, một trong các hành vi đó là hành vi lập di chúc. Khác với người từ
đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi, người từ đủ mười tám tuổi trở lên,
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền lập di chúc, khơng cần bất kì sự
đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ hợp pháp. Theo quy định tại

21



khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự thì "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý" [23]. Cá nhân ở độ tuổi theo quy định này cũng có quyền lập di chúc
với điều kiện được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho lập di chúc. Ngược
lại, nếu người ở độ tuổi này lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của cha,
mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì di chúc được lập ra khơng có giá trị
pháp lí. Quy định tại khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự là tình huống đã được
các nhà làm luật dự liệu, có thể có trong cuộc sống tuy rằng tình huống này
rất hãn hữu. Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thường
khơng có tài sản và đang được cha, mẹ hoặc người khác nuôi dưỡng nhưng
cũng có cá nhân trong độ tuổi này có khối lượng tài sản do được thừa kế, do
được tặng cho hoặc cá nhân tạo lập do lao động trong các tổ chức kinh tế, dịch
vụ thương mại… Pháp luật đã dự liệu cho người ở độ tuổi này lập di chúc là đã
xem xét đến khả năng thực tế có thể có có trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo
mà không thể kéo dài sự sống được nữa...
Một vấn đề đặt ra cần được làm rõ là trường hợp cá nhân dưới mười
lăm tuổi, thơng minh, có tài sản riêng và làm chủ hành vi của mình trong việc
lập di chúc và cũng được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý thì di chúc do
người này lập ra có hiệu lực pháp luật không? Câu trả lời là di chúc do người
trong độ tuổi dưới mười lăm tuổi lập ra, cho dù người lập di chúc làm chủ
hành vi của mình thì di chúc này cũng khơng có giá trị pháp lí. Vì pháp luật
khơng cho phép người ở độ tuổi này lập di chúc [29, tr. 50].
Tóm lại, di chúc phải do cá nhân lập ra và để di chúc có giá trị pháp lí
thì chủ thể lập di chúc phải là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến mười tám tuổi cũng có thể lập di chúc với
điều kiện được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý. Cá nhân dưới
mười lăm tuổi và những người khơng có năng lực hành vi dân sự lập di chúc
thì di chúc đó khơng được thừa nhận [23, Điều 647].


22


2.1.2. Quyền tự định đoạt ý chí của ngƣời lập di chúc (ý chí của
ngƣời lập di chúc)
Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện. Di chúc là một loại giao
dịch dân sự, thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Cũng
như các giao dịch dân sự khác, người lập di chúc phải thể hiện ý chí tự do, tự
nguyện, tự định đoạt trong việc lập di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc, do
vậy pháp luật thừa kế tôn trọng và bảo hộ ý nguyện cuối cùng đó của người
lập di chúc trong việc phân chia di sản của người đó cho những người thừa kế
được chỉ định hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên, ý nguyện của người lập
di chúc không phải bao giờ và khi nào cũng được pháp luật bảo hộ một cách
tuyệt đối mà quyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong
những trường hợp luật định. Căn cứ vào nguyên tắc tại Điều 646 Bộ luật Dân
sự thì ý nguyện của cá nhân người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết [23, Điều 646]. Ý nguyện của người lập di chúc
được thể hiện thông qua quyền dân sự của cá nhân được pháp luật quy định.
Quyền của người lập di chúc là quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản.
Dựa trên ý nguyện của người lập di chúc, được thể hiện rõ trong nội dung của
di chúc cho ai được hưởng di sản, là cá nhân hay tổ chức; người được chỉ định
thừa kế được hưởng bao nhiêu, tài sản gì; phần tài sản nào để dùng vào việc
thờ cúng, phần tài sản nào dùng để di tặng cho ai; người nào phải thực hiện
nghĩa vụ cụ thể nào đó; ai có nghĩa vụ giữ di chúc, quản lí di sản, phân chia di
sản. Căn cứ vào những quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự thì thừa kế theo
di chúc đã thể hiện rõ hình thức phân chia di sản theo ý chí của người lập di
chúc. Ý chí của người lập di chúc ln phản ánh tính chất (yếu tố) chủ quan
của người lập di chúc, do vậy việc chỉ định ai là người hưởng di sản và được
hưởng bao nhiêu tài sản đều do ý chí tự do, tự nguyện, độc lập của người lập

di chúc tự định đoạt. Như vậy, thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản

23


của người lập di chúc cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản
sau khi người để lại di sản theo di chúc chết. Thừa kế theo di chúc là thừa kế
theo ý nguyện của người lập di chúc, mang nặng yếu tố chủ quan do vậy
những người được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng phần di sản có
thể đồng đều hoặc khơng đồng đều. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá
nhân, những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc những người nếu
người chết khơng để lại di chúc thì họ vẫn đương nhiên được hưởng di sản
thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo di chúc cịn có thể là tổ chức đang
tồn tại vào thời điểm người lập di chúc chết hoặc Nhà nước cũng có thể được
chỉ định thừa kế di sản theo di chúc [29, tr. 51-52]. Như vậy, người thừa kế
theo di chúc không bắt buộc phải là người có một trong ba mối quan hệ với
người để lại di sản theo di chúc: Hoặc là người có quan hệ hơn nhân hoặc có
quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ ni dưỡng với người để lại di sản hoặc
có hai trong ba mối quan hệ trên với người để lại di sản, phổ biến là các quan
hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ huyết thống. Những người được
chỉ định thừa kế theo di chúc, được hưởng phần tài sản mà người lập di chúc
đã chỉ định rõ trong di chúc và khơng phụ thuộc vào việc người đó có thuộc
một trong các mối quan hệ trên với người để lại di sản theo di chúc hay khơng.
Mục đích của người lập di chúc là chuyển tài sản của mình cho người khác.
Có những di chúc mà nội dung khơng nhằm mục đích chuyển dịch tài
sản (như căn dặn con cháu hãy sống hịa đồng, đồn kết, phải biết chăm lo
phần mộ tổ tiên hay muốn sau khi chết được đưa về q...) thì nội dung này
khơng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Quyền của người lập di chúc
Thứ nhất, quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của

người thừa kế [23, Điều 648]. Đây là quyền cơ bản và rất quan trọng, thể hiện
rõ nét quyền định đoạt của người để lại di sản. Họ có quyền cho hay khơng
cho người nào đó hưởng di sản. Tức là một cơ quan, tổ chức hoặc một người

24


dù khơng họ hàng thân thích, khơng quen biết, khơng mang ơn... nhưng người
lập di chúc vẫn có quyền để lại tài sản của mình cho những đối tượng này.
Ngược lại, đối với những cá nhân thuộc ba hàng thừa kế do pháp luật
quy định nhưng người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản của họ. Việc
truất quyền có thể được thực hiện một cách trực tiếp như ghi rõ trong di chúc,
nhưng cũng có thể truất quyền một cách gián tiếp khi định đoạt hết tài sản cho
những người thừa kế khác.
Mặc dù vậy, quyền định đoạt này nhiều khi không được thực hiện một
cách triệt để vì rơi vào những trường hợp hạn chế của người để lại thừa kế nói
chung và của người để lại thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng (vấn đề sẽ
được đề cập cụ thể ở phần sau).
Thứ hai, quyền được phân định phần di sản cho từng người thừa
kế [23, Điều 648]. Người để lại thừa kế không chỉ có quyền chỉ định ai là
người thừa kế mà cịn có quyền quyết định từng người hưởng di sản là bao
nhiêu. Trừ trường hợp đặc biệt, còn về nguyên tắc việc người thừa kế được
hưởng nhiều hay ít, hưởng loại di sản gì là tùy thuộc vào sự phân định của
người lập di chúc. Người để lại tài sản có thể phân định quyền sử dụng đất
cho người thừa kế nhưng cũng có thể chỉ phân định giá trị của quyền sử dụng
đất cho người thừa kế. Nếu di chúc không phân định phần tài sản cho từng
người thừa kế thì những người thừa kế được liệt kê trong di chúc sẽ được
hưởng những phần bằng nhau.
Thứ ba, người lập di chúc được quyền dành một phần tài sản là di sản
dung vào việc thờ cúng, phần di sản để di tặng [23, Điều 648]. Những quy định

về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng được quy định tại Điều 670 và
Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, di sản dùng vào việc thờ cúng
không được chia thừa kế và được giao cho một người quản lý để thực hiện việc
thờ cúng. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho
người khác và người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối

25


×