Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PLATFORM NHÀ TRỌ TRONG KINH TẾ CHIA SẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.54 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

————

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHIA SẺ
ĐỀ TÀI:

PLATFORM NHÀ TRỌ TRONG KINH TẾ CHIA SẺ

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Bích Thuỷ

Nhóm thực hiện

: 02

Lớp HP

: 2303FECO1911

HÀ NỘI - 2023


2

MỤC LỤC
Chương 1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................... 3
1.1. Kinh tế chia sẻ................................................................................................... 3


1.2. Home-sharing.................................................................................................... 3
Chương 2. Một số platform nhà trọ tiêu biểu ......................................................... 6
2.1. Airbnb ............................................................................................................... 6
2.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 6
2.2. Luxstay............................................................................................................ 13
2.2.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 13
2.2.2 Các thành tựu ............................................................................................ 13
2.2.3. Mơ hình doanh thu của Luxstay .............................................................. 14
2.2.4. Yếu tố thành công của Luxstay ............................................................... 15
Chương 3. Ưu, nhược điểm của platform nhà trọ ................................................ 18
3.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 18
3.2. Nhược điểm .................................................................................................... 19


3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Kinh tế chia sẻ
• Khái niệm
KTCS là một phương thức kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng
chung giữa các cá nhân, giúp kết nối người mua (người dùng) và người bán (người cung
cấp).
KTCS được định nghĩa là hành động và q trình phân phối hàng hố giữa những
người sử dụng hay trao đổi sản phẩm (Belk, 2007).
• Bản chất
KTCS là một mơ hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế
của phát triển cơng nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn
khách hàng thông qua các nền tảng số.
• Phân loại
KTCS được chia ra làm ba loại gồm:

- Mơ hình nền tảng tập trung: doanh nghiệp cung cấp nền tảng sở hữu tài sản và định
giá dịch vụ
- Mơ hình nền tảng phi tập trung: doanh nghiệp cung cấp nền tảng chỉ tạo ra môi
trường nền tảng, thành phần cung cấp dịch vụ là sở hữu tài sản và cũng quyết định giá dịch
vụ
- Mô hình nền tảng hỗn hợp: đối tượng sở hữu tài sản cung cấp dịch vụ với giá do nền
tảng đưa ra và đối tượng cung cấp nền tảng đóng một phần vai trò trong việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm
1.2. Home-sharing
• Khái niệm
Home-sharing là một hình thức phổ biến của nền kinh tế chia sẻ (sharing economy)
chỉ dịch vụ chia sẻ nhà, vừa mang lại thu nhập đáng kể cho các chủ nhà, vừa tận dụng tối
đa được nguồn dư cung dư thừa về chỗ ở từ thị trường bất động sản.
• Mơ hình điển hình của Home - sharing


4
Trong lĩnh vực lưu trú ngắn hạn, hiện đang có một làn sóng lan rộng nhanh chóng khi
ngày càng nhiều chỗ ở là các nhà phố, chung cư và các biệt thự nghỉ dưỡng có thể tham gia
thị trường chia sẻ này.
Từ trước tới nay, việc tích lũy tài sản qua bất động sản, nhà cửa vốn chẳng xa lạ gì
với chúng ta. Nhu cầu chia sẻ nhà, nơi ở không sử dụng đến để tạo ra những giá trị thặng
dư, tránh lãng phí ngày càng rầm rộ. Kết nối với nhu cầu đó, sharing economy đã tạo một
bước ngoặt tiếp theo hướng đến kinh doanh lưu trú.
Có thể kể đến 2 mơ hình home-sharing phổ biến là Airbnb và Luxstay:
Airbnb là mơ hình kết nối người cần th nhà, th phịng nghỉ với những người có
phịng cho th. Khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, ứng dụng công nghệ
trở thành xu hướng chiến lược mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực lưu trú và nghỉ dưỡng. Đón đầu sức nóng và lợi ích mà Airbnb đem đến,
nhiều nhà đầu tư đã phát triển Airbnb tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, Luxstay đang từng bước chiếm lĩnh thị trường đặt phịng lưu trú, cho
th chỗ nghỉ ngắn ngày. Theo Cơng ty nghiên cứu thị trường AirDNA, tính đến giữa năm
2018, nước ta có khoảng 35.000 chỗ ở dạng homestay, tốc độ tăng trưởng 150% mỗi năm.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư Cyberagent Venture - nhà đầu tư của
Luxstay chia sẻ: “Khi trở thành một nền tảng kinh tế, nghĩa là Luxstay đang tạo ra một sân
chơi đóng góp vào sự phát triển cho hệ sinh thái bất động sản, dịch vụ liên quan đến du lịch
của Việt Nam. Theo nhà sáng lập Luxstay, với tốc độ phát triển hiện tại, thị trường homesharing sẽ sớm bùng nổ tại Việt Nam và tác động mạnh mẽ tới các ngành du lịch, bất động
sản cũng như thói quen của người tiêu dùng. Cụ thể là Luxstay trở thành kênh khai thác,
tạo thu nhập cho chủ nhà, những người đầu tư vào bất động sản dài hạn. Điều này sẽ giúp
cho ngành bất động sản phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, những dịch vụ lưu trú cũng giúp
giảm gánh nặng cho ngành khách sạn khi số khách du lịch tăng trưởng nhanh và giúp cho
khách nước ngồi có những trải nghiệm văn hoá Việt Nam, gần gũi và hiểu Việt Nam hơn
khi trải nghiệm dịch vụ homestay đúng nghĩa khắp mọi nơi trên Việt Nam.
• Cuộc chạy đua với khách sạn truyền thống
Không gian mới lạ, đa dạng, đi đơi với hình thức du lịch mang tính trải nghiệm chính
là những nhân tố hàng đầu giúp Homestay cạnh tranh với những khách sạn trung lưu vốn
rập khuôn trong dịch vụ. Mức giá phòng qua OTA cũng thấp hơn so với những khách sạn
cùng phân khúc. Chỉ từ 700.000 VNĐ du khách đã có thể trải nghiệm khơng gian sống thoải


5
mái và tiện nghi tương đương với khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó, nếu như chi phí phịng
trong khách sạn truyền thống thường bao gồm ngầm những dịch vụ kèm theo như hồ bơi,
gym, massage… thì chi phí qua các OTA lại giản lược hơn, phù hợp cho những khách hàng
chỉ có nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống.
Ngồi ra, nếu như những khách sạn 4 sao trở lên bao lâu nay vẫn là khơng gian sang
trọng, diện tích lớn, phù hợp cho những company trip, team building, thì nay, những
homestay cao cấp cũng dần đáp ứng được nhu cầu này.
Một yếu tố nữa khiến những khách sạn truyền thống phải “dè chừng” đó là quản lý
chất lượng các phịng cho th hiện nay khơng cịn lệ thuộc vào giấy phép của cơ quan chức

năng, mà là từ cộng đồng. Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi hành vi khách hàng,
khiến khách hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm thơng tin. Khảo sát vào năm 2017 của
Q&Me cho biết, có tới 88% người Việt tra cứu thông tin qua mạng trước chuyến đi. Sức
ảnh hưởng từ Internet và mạng xã hội chính là yếu tố khiến OTA dễ dàng thâm nhập thị
trường. Tuy nhiên, khách sạn truyền thống vẫn có lợi thế rất lớn về vấn đề pháp lý.
Sự cạnh tranh gay gắt là một điều chắc chắn xảy ra, nhưng đây cũng là cơ hội để khách
sạn truyền thống hoàn thiện dịch vụ, nâng cao quy trình để trụ vững và sinh tồn.


6

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PLATFORM NHÀ TRỌ TIÊU BIỂU
2.1. Airbnb
2.1.1. Giới thiệu chung
• Bản chất
Airbnb (AirBed & Breakfast) là ứng dụng kết nối trực tiếp người có phịng (chủ nhà/
chủ phòng trọ/ căn hộ/ villas) cho thuê với người thuê phịng (đi du lịch/ cơng tác) cần tìm
chỗ lưu trú, kể cả ngắn ngày hay dài ngày thông qua một ứng dụng di động với thủ tục,
cách làm cực kì đơn giản mà giá lại rẻ, hợp lý hơn rất nhiều so với những trang web đặt
phịng thơng dụng khác (Booking, Agoda, …).
• Sự ra đời của Airbnb
Airbnb được thành lập vào năm 2008 tại San Francisco, Mỹ bởi 3 đồng sáng lập: Joe
Gebbia, Brian Chesky và Nathan Blecharczyk. Câu chuyện thần kỳ của Airbnb khởi nguồn
từ ý tưởng chia sẻ căn phòng của họ với những nhà thiết kế trẻ tuổi, cùng một chiếc giường
đệm hơi và một bữa ăn sáng. Họ hy vọng ý tưởng này sẽ mang lại cho họ “một chút thu
nhập” để trả tiền thuê nhà đắt đỏ ở San Francisco. Nhận thấy tiềm năng của mơ hình này,
hai sinh viên đã kêu gọi thêm những người bạn của mình thành lập website, phát triển
Airbnb thành một địa chỉ đặt phịng uy tín, được nhiều người lựa chọn.
Ngày nay, Airbnb là một trong những start-up giá trị nhất thế giới, được định giá
khoảng 100 tỷ USD và Airbnb đã có mặt ở hơn 190 quốc gia, tạo ra mạng lưới cho th

phịng trên tồn cầu.
• Thời điểm Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam
Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2015 tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh và các thành phố du lịch nổi tiếng khác như: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Vũng
Tàu, Sapa, Đà Lạt… với khoảng 1.000 phòng được cho thuê. Đây được đánh giá là ứng
dụng tuyệt vời và tiện ích giúp người đi du lịch/ cơng tác tìm kiếm được những căn phịng
trống như ý mình với giá cả phải chăng (vì kết hợp trực tiếp giữa chủ nhà và khách thuê)
và mang lại sự thoải mái như ở tại nhà mình.
• Các mảng dịch vụ
Airbnb hiện nay cung cấp nhiều loại hình dịch vụ lưu trú khác nhau để khách hàng
lựa chọn theo nhu cầu và điều kiện tài chính như:


7
AIRBNB + WEWORK: tấn công thị trường khách du lịch công việc
AIRBNB EXPERIENCE: cung cấp trải nghiệm đậm chất địa phương
AIRBNB PLUS: cung cấp dịch vụ lưu trú tiêu chuẩn như phịng khách sạn
2.1.2 Các thành tựu
• Thành tựu Airbnb đạt được trên toàn cầu
Được thành lập từ năm 2008, Airbnb với dịch vụ đặt phịng cho du lịch/cơng tác trực
tuyến thực sự là đối thủ lớn của nhiều chuỗi khách sạn truyền thống. Dưới đây là biểu đồ
mô tả sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh thu của công ty Airbnb:

Biểu đồ: Doanh thu của Airbnb từ năm 2017 - 2022 (đơn vị: tỷ USD).
Năm 2013, Airbnb chạm mốc 9 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng để đặt phòng và
nhanh chóng đạt mức định giá 10 tỷ USD vào năm 2014 khi được rót thêm khoản đầu tư trị
giá 450 triệu USD.
Sau 10 năm kể từ ngày thành lập, Airbnb bắt đầu thu được những đồng lãi đầu tiên.
Năm 2018, công ty đạt doanh thu 3,65 tỷ USD; lợi nhuận đạt 200 triệu USD, nhờ vào việc
bùng nổ doanh số với mức tăng trưởng lên tới gần 80%.

Tới tháng 10 năm 2019, Airbnb đạt mức 2 triệu người đăng ký sử dụng dịch vụ mỗi
đêm. Doanh thu Airbnb năm 2019 đạt 4,81 tỷ USD, tăng 31,78% so với năm 2018.
Dịch Covid-19 xảy ra làm hoạt động kinh doanh của cơng ty tụt dốc nhanh chóng.
Doanh số của Airbnb năm 2020 chỉ đạt 3.38 tỷ USD, giảm tới 29.7% so với năm 2019 vì
các lệnh cấm bay cũng như nhiều nước đóng cửa du lịch.


8
Đến năm 2021, Airbnb đã có sự trở lại rực rỡ, đặc biệt là giai đoạn cuối năm khi phần
lớn người dân đã được tiêm vaccine và chính phủ các nước đã xóa bỏ các rào cản đi lại.
Tính cả năm 2021, Airbnb đạt doanh thu 6 tỷ USD, tăng 77% so với năm 2020.
Năm 2022, doanh thu của Airbnb tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 8,03 tỷ
USD, tăng 33,83% so với năm 2021.
→ Nhận xét một số thành cơng nổi bật của Airbnb:
Tính đến thời điểm hiện tại, Airbnb có hơn 6 triệu địa điểm trọ trên 100,000 thành
phố tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Airbnb trở thành một
trong những công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú lớn nhất tồn cầu và điều đặc biệt là Airbnb
khơng sở hữu bất kỳ căn phòng nào. Sự phát triển lớn mạnh của Airbnb gây ra thách thức
rất lớn cho các doanh nghiệp và các khách sạn kinh doanh các loại hình lưu trú truyền
thống.
Trải qua 15 năm hoạt động, giá trị của Airbnb hiện nay được định giá khoảng 100 tỷ
USD.
Hiện nay, Airbnb có hơn 900 triệu lượt đặt phịng/năm. Theo thống kê của cơng ty,
thời gian lưu trú của khách hàng cũng tăng lên khoảng 15% trong giai đoạn 2019 – 2022,
trong đó khoảng 50% số lượng phịng đã đặt có thời lượng trên 7 ngày. Điều này mang lại
nguồn doanh thu lớn và ổn định cho công ty.
Hiện nay, Airbnb có hơn 4 triệu chủ nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trên nền tảng ứng
dụng này và có đến 48% chủ nhà cho thuê trên nền tảng AIRBNB là multi-listing host, tức
là những người chủ có nhiều hơn 1 căn hộ/phịng nghỉ cho th cùng lúc.
• Thành tựu Airbnb đạt được ở thị trường Việt Nam

Sau khi phổ biến tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Airbnb chính thức
xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2015. Kể từ đó đến nay, độ phủ sóng của kênh OTA này
tăng trưởng khơng ngừng. Khởi đầu chỉ với 1000 listing, con số này tăng lên hơn 6,500 vào
năm 2016. Đến năm 2017, con số này tăng lên 16000 listings và năm 2018 là 40,804
listings. Giống như Grab, Airbnb đang tăng trưởng với tốc độ như vũ bão tại Việt Nam –
khoảng 200%/năm.
Năm 2019 và năm 2020, hoạt động của Airbnb tại Việt Nam chững lại do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, năm 2021 đã đánh dấu sự phục hồi của Airbnb tại Việt
Nam do tỷ lệ khách du lịch tại đây tăng cao.


9
Mơ hình chia sẻ phịng lưu trú Airbnb đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đặc biệt ở
các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố du lịch như: Đà Nẵng,
Quảng Nam, Vũng Tàu, Sa Pa, Hạ Long… Theo Outbox Consulting thống kê, cộng đồng
phát triển mơ hình chia sẻ phịng lưu trú trên nền tảng Airbnb tại Việt Nam tập trung chính
ở miền Nam với mức tăng trưởng 42,3%, miền Bắc chiếm 27,2%, con số này ở khu vực
miền Trung là 26,2%.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 18.230 chủ nhà cho thuê các cơ sở lưu trú trên nền tảng
này và có đến 69% số căn hộ/phịng ngủ cho th trên nền tảng Airbnb tại Việt Nam là
multi-listing host, tức là những người chủ có nhiều hơn 1 căn hộ/phịng nghỉ cho th cùng
lúc.
Mơ hình chia sẻ phịng lưu trú Airbnb khơng đơn thuần giúp người dân tăng thu nhập
mà cịn trở thành sản phẩm kinh doanh với mức lợi nhuận cao. Cụ thể, trung bình doanh
thu hàng tháng của chủ nhà ở TP. Hồ Chí Minh trong mùa cao điểm là 11,5 triệu đồng và
8,3 triệu đồng vào mùa thấp điểm. Trong khi những con số này ở Hà Nội lần lượt là 6,78
triệu đồng và 5,2 triệu đồng.
2.1.3. Dòng doanh thu của Airbnb
- Về cơ bản, Airbnb kiếm tiền bằng cách tính phí máy chủ và khách tính phí dịch vụ
cho mỗi giao dịch:

+ Khách thuê trả 5-15%
+ Chủ nhà cho thuê trả 3-5%
+ Tổ chức sự kiện trả 20%
+ Khách sự kiện trả 0%
- Các nền tảng cho thuê ngắn hạn khác (ví dụ: VRBO, HomeAway) tính phí niêm yết
thay vì phí giao dịch. Đây là một mơ hình giá khác nhau.
- Dưới đây là một số quan sát thú vị về mơ hình định giá Airbnb:
+ Khách phải trả phí cao hơn 2-3 lần cho mỗi giao dịch so với chủ nhà. Điều này có
liên quan đến cung và cầu của chủ nhà và khách và với các ưu đãi khác.
+ Chủ nhà phải trả 3% phí giao dịch nếu họ chọn chính sách hủy linh hoạt, 4% cho
mức trung bình và 5% cho chính sách hủy nghiêm ngặt. Nếu bạn đang cung cấp một ngôi
nhà rất phổ biến, nhiều khả năng bạn có thể chi trả một chính sách nghiêm ngặt và thậm chí


10
chuyển các chi phí bổ sung cho khách bằng cách tính giá cao hơn. Airbnb khuyến khích
chủ nhà lựa chọn một chính sách linh hoạt hơn vì đây là tùy chọn hấp dẫn nhất từ góc độ
khách.
+ Phí dịch vụ khách ở mức thấp hơn trong phạm vi 5% - 15%, giá trị giao dịch tổng
thể càng cao. Với những khách đã được khuyến khích bởi chi phí thấp, Airbnb cho biết họ
có thể tính thêm phí dịch vụ. Tất nhiên, một lý do khác là chi phí cố định gần như khơng
phụ thuộc vào giá phịng mỗi đêm.
+ Phí sự kiện rất khác nhau. Khơng có phí dịch vụ cho khách và phí dịch vụ 20% cho
chủ nhà sự kiện. Nhiều người trong số họ có một doanh nghiệp địa phương nhỏ hoặc một
sở thích mà họ giỏi sử dụng Airbnb như một nền tảng quảng cáo bổ sung cho sản phẩm của
họ. Những người này sẽ sẵn sàng trả 20% vì bất kỳ đặt phịng nào từ Airbnb là một cách
gia tăng cho các kênh bán hàng khác của họ.
2.1.4 Yếu tố thành công của Airbnb
Thứ nhất, xây dựng lòng tin
Hệ thống thiết kế độ tin cậy “trust by design”:

• Hệ thống review 2 chiều
Một trong những lý do giúp Airbnb đạt được thành công lớn hiện nay là sự thỏa mãn
cả chủ nhà lẫn khách thuê phòng - hai đối tượng sử dụng dịch vụ của mình. Để làm được
điều này, Airbnb có những chính sách linh hoạt để đảm bảo cả hai bên đều tuân thủ các tiêu
chuẩn và mong đợi khi tham gia cộng đồng này. Trong đó, Airbnb nhấn mạnh: "Đây là một
cộng đồng xây dựng trên nền tảng tin tưởng".
Trên thực tế, Airbnb dành phần lớn thời gian và ngân sách để giám sát và đảm bảo
mọi người tham gia cộng đồng đều được thoải mái và an tồn.
Để duy trì lượng khách hàng sử dụng, Airbnb phải đảm bảo các tiêu chuẩn và nguyên
tắc chung được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Điều này mang đến cảm giác an tâm cho
người dùng mà nhiều doanh nghiệp hiện tại không thể cạnh tranh lại với Airbnb.
• Hệ thống xác định danh tính và minh bạch thông tin của cả chủ nhà và khách hàng
Cách thức Airbnb xác minh danh tính:
- Khi bạn được yêu cầu xác nhận danh tính, bạn sẽ cần phải bổ sung tên pháp lý và
địa chỉ của mình hoặc ảnh chụp giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp (giấy phép lái xe, hộ


11
chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân). Ngồi ra, bạn có thể được
u cầu tự chụp ảnh hoàn toàn mới. Ảnh này khác với ảnh hồ sơ mà bạn cũng có thể được
yêu cầu cung cấp.
- Nếu bạn được yêu cầu tự chụp ảnh bản thân mình, ảnh đó cần khớp với ảnh trên giấy
tờ tùy thân của bạn và giấy tờ tùy thân của bạn phải hợp lệ. Nếu các ảnh của bạn không
khớp, bạn dưới 18 tuổi hoặc giấy tờ tùy thân của bạn có vẻ khơng hợp lệ, bạn sẽ khơng thể
đặt nhà/phịng/trải nghiệm yêu cầu giấy tờ tùy thân. Nếu bạn dưới 18 tuổi, tất cả các yêu
cầu đặt phòng/đặt chỗ hiện tại cũng sẽ bị hủy.
- Hồn tất quy trình này khơng đồng nghĩa với việc chứng thực bất kì chủ nhà/người
tổ chức hoặc khách nào, một sự đảm bảo danh tính của ai đó hoặc đảm bảo an tồn khi
tương tác với họ. Luôn dựa vào nhận định sáng suốt nhất của riêng bạn và làm theo các
mẹo an toàn của Airbnb dành cho khách và chủ nhà/người tổ chức.

Thứ hai, duy trì khách hàng
• Khách th phịng
+ Nâng cao trải nghiệm người dùng, đảm bảo rõ khách hàng nhận được gì thơng qua
nền tảng Liên kết mạng xã hội lớn để tăng lượng tương tác và tìm kiếm
+ Tính năng Wish List Cơng cụ tìm kiếm theo đặc điểm mà khách hàng u cầu và
tính năng thanh tốn Hệ thống nhiếp ảnh chuyên nghiệp
+ Khách hàng sẽ được hệ thống giới thiệu những phòng cho thuê giá tốt nhất nhưng
vẫn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
• Chủ nhà
Mỗi quý, Airbnb sẽ tiến hành xét duyệt và trao danh hiệu Superhost cho những chủ
thuê phòng đáp ứng 4 tiêu chí sau:
+ Phục vụ tốt, khiến khách hài lịng: điểm rating trung bình từ 4.8 trở lên.
+ Liên hệ dễ dàng: tỷ lệ trả lời khách trong vòng 24h đạt 90% các trường hợp.
+ Hoạt động tích cực: có ít nhất 10 booking/ năm đã hoàn thành (khách đã đến lưu
trú)
+ Là Host đáng tin cậy: không tự hủy booking nào của Guest (trừ trường hợp bất khả
kháng).


12
Sau mỗi quý, Airbnb sẽ tiến hành xét duyệt lại nên Host cần phải đảm bảo luôn đáp
ứng được 4 tiêu chí này. Khi đã trở thành Superhost, chủ Host sẽ nhận được những đặc
quyền sau:
+ Được Airbnb ưu tiên hỗ trợ việc liên hệ qua điện thoại hay Twitter@AirbnbHelp.
+ Nếu sử dụng bộ lọc “Superhost”, Guest sẽ tìm thấy listing của bạn nhanh hơn.
+ Được tặng Coupon $100 để đặt phòng trên Airbnb khi đi du lịch nếu duy trì được
danh hiệu Superhost trong vịng 1 năm.
+ Được Airbnb ưu tiên mời tham dự các event đặc biệt hoặc gửi thông báo về các sản
phẩm mới.
Thứ ba, luôn cải tiến và thử nghiệm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Airbnb hoạt động theo hướng tiếp cận khuyến khích thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo,
và đội ngũ sẽ đánh giá các kết quả thực tế. Nếu các ý tưởng này có kết quả tích cực khi thử
nghiệm ở quy mô nhỏ, Airbnb sẽ đầu tư thêm nguồn lực để mở rộng
- Ln mơ tả căn phịng, căn hộ của mình sao cho thật chi tiết để khách hàng có thể
hình dung rõ ràng nhất. Những nội dung cần mơ tả bao gồm: vị trí, gần những điểm vui
chơi, du lịch nào, đặc điểm của căn phòng, phù hợp với đối tượng nào…
- Chu đáo hơn, bạn có thể hướng dẫn khách cách di chuyển đến căn hộ của bạn từ
nhiều địa điểm khác nhau như: sân bay, nhà ga, bến xe…
- Cung cấp các dịch vụ độc đáo đi kèm, ví dụ như: thu hoạch trái cây, câu cá, nướng
cá…
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng ln là ưu tiên để cải thiện, tiếp nhận thông tin, ý kiến
phản hồi của khách hàng 24/7 qua nhiều cách như hotline, nhân viên hỗ trợ trực tuyến trên
web, zalo, …


13

2.2. Luxstay
2.2.1. Giới thiệu chung
Luxstay là một ứng dụng hoạt động trên nền tảng “home-sharing” - chia sẻ nơi ở,
mang tính kết nối giữa chủ nhà và khách lưu trú, giúp họ có thể liên hệ với nhau khi có nhu
cầu về nhà trọ. Qua Luxstay, du khách có nhu cầu thuê phòng trọ sẽ liên hệ với những chủ
nhà tại địa phương, các chủ nhà có thể cho thuê ngắn hạn và kiếm tiền một cách dễ dàng
còn du khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ căn hộ thoải mái và thuận tiện nhất. Luxstay mới
xuất hiện từ cuối năm 2016, do Nguyễn Văn Dũng - một startup trẻ người Việt sáng lập
nên.
Không chỉ đơn giản là cho thuê nhà, Luxstay cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt
động bất động sản, cho các chủ nhà kinh doanh thơng qua căn hộ của mình, đồng thời mang
tới chất lượng căn hộ ngắn hạn tốt nhất cho những người thuê nhà. Phạm vi hoạt động của
Luxstay chuyên đánh sâu vào thị trường trong nước, hiện đã được phân bổ rộng khắp hầu

hết các tỉnh thành Việt Nam.
Tất cả việc thanh tốn sẽ được thực hiện thơng qua Luxstay, sử dụng thẻ thanh toán
quốc tế (Visa, Master, JCB), chuyển khoản, thẻ ATM nội địa đã được kích hoạt chức năng
thanh toán trực tuyến và OnePay bằng thẻ quốc tế. Tiền thanh toán sẽ được chuyển vào tài
khoản của chủ nhà trong vòng 24 giờ sau khi khách check-in và nhà trung gian này sẽ thu
một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà.
2.2.2 Các thành tựu
Trong năm 2017 – năm đầu tiên thành lập nhưng tổng giá trị giao dịch trên nền tảng
Luxstay đã đạt 300.000 USD. Đến tháng 3 năm 2018, Luxstay đã gọi vốn thành công được
2,5 triệu USD từ các nhà đầu tư Genesia Ventures, Founders Capital, Y1 Ventures và 2 nhà
đầu tư khác. Tháng 1 năm 2019, công ty gọi vốn thành công khoản tiền 3 triệu USD từ quỹ
CyberAgent và các nhà đầu tư khác. Tháng 5 năm 2019, sau chuyến đi 5 ngày gặp nhà đầu
tư tại Hàn Quốc, Luxstay cơng bố hồn tất vịng gọi vốn Bridge với sự tham gia của hai
nhà đầu tư mới đến từ Hàn Quốc là GS Home Shopping (GS Shop) và Bon Angels. Thương
vụ trị giá 4,5 triệu USD này có thể coi là một trong những khoản rót vốn early stage lớn
nhất từ trước đến nay dành cho một startup công nghệ Việt Nam. Vậy là nếu tính đến năm
2019, Luxstay đã có 3 vịng gọi vốn thành cơng với tổng số tiền huy động lên đến khoảng
6 triệu USD.
Trong vòng hơn 2 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, du lịch , Luxstay đã có
một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và hiện nay nền tảng này đã có mặt tại 8 tỉnh, thành


14
phố tại Việt Nam và 2 địa điểm tại Bangkok, Thái Lan với gần 20.000 chỗ nghỉ trên khắp
toàn quốc và hệ thống đối tác đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Là công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ (home-sharing) chính thức và đầu tiên
tại Việt Nam, Luxstay đã nhanh chân hơn các thương hiệu khác trong lúc Việt Nam chưa
có một doanh nghiệp nào đủ lớn để dẫn dắt thị trường khi các hình thức cho thuê nhà, cho
thuê homestay còn nhỏ lẻ và rời rạc.
Luxstay đã tận dụng triệt để lợi thế dẫn đầu của người đi tiên phong cũng như sự am

hiểu về thị trường bản địa, nhanh chóng thâu tóm thị trường, đẩy mạnh tốc độ phát triển tập
trung vào cốt lõi và giá trị trải nghiệm của sản phẩm, từ đó, gây dựng nên một hệ sinh thái
về dịch vụ lưu trú ngắn hạn chuyên biệt cho homestay của riêng mình. Luxstay đạt đến
thành cơng là nhờ cách nhìn nhận vấn đề thị trường bất động sản. Có thể thấy rằng trong
vịng 6 năm trở lại đây ngành bất động sản có sức mạnh cực kỳ lớn, mở rộng từ quy mô
đến chất lượng. Thêm vào đó, ngành bất động sản được đánh giá là sẽ phát triển trong vài
năm tới ở các thành phố lớn và những thành phố trọng điểm du lịch. Đây là lợi thế đầu tiên
để Luxstay có được nguồn lực đầy tiềm năng phát triển hệ thống nhà ở, khách sạn cho th
của mình. Có thể chưa so sánh được với “ông lớn” Airbnb, những ứng dụng thuần Việt như
Luxstay đang ngày càng được ưa chuộng và tin tưởng sử dụng bởi sự am hiểu văn hóa bản
địa, những chính sách khuyến mại cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng.
2.2.3. Mơ hình doanh thu của Luxstay
Mơ hình kinh doanh của Luxstay không khác Airbnb, Agoda hay Booking nhiều, cụ
thể đây đều là mơ hình kết nối du khách đang có nhu cầu th phịng ngủ, th nhà với
người có phịng cho th qua thơng qua ứng dụng hoặc website trên điện thoại. Sau khi 2
bên thực hiện giao dịch thành cơng, Luxstay sẽ có % trích ra từ khoản đặt phịng thành cơng
đó. Luxstay sẽ được hưởng % từ cả hai phía: người cho thuê và người th nhà.
Cụ thể, từ ngày 7/8/2019, Luxstay chính thức cơng bố tính năng “Power Commission”
trong đó chủ nhà có thêm lựa chọn mức phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% bên cạnh mức
phí sử dụng nền tảng là 15% đang áp dụng. Về mức phí sử dụng nền tảng CNTT 3% dành
cho chủ nhà, Luxstay sẽ thu phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% trên mỗi giao dịch đặt phịng
thành cơng của khách hàng. Giá phịng chủ nhà thiết lập tại Luxstay sẽ là giá đã bao gồm
3% và khách hàng sẽ phải trả phí dịch vụ tương đương với 0-12% giá phòng chủ nhà đã
thiết lập tại Luxstay. Mức giá này đảm bảo rẻ hơn rất nhiều so với việc thuê nhà truyền
thống.


15
2.2.4. Yếu tố thành công của Luxstay
* Cơ hội phát triển home-sharing ở Việt Nam

Hiện tại Việt Nam, thị trường home-sharing vẫn còn rất tiềm năng. Theo thống kê của
Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2019: toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế
(tăng 16,2% so với năm 2018). Phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng
720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có
mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Việc phát triển trong thị trường đang home-sharing vẫn còn rất nhiều “đất” để phát
triển. Vì chưa có một ơng lớn nào thật sự chiếm lĩnh thị trường này (chiếm trên 20% tổng
thị phần). Với đặc thù dân số trẻ, sẵn sàng trải nghiệm khám phá những thứ mới mẻ. Điều
này làm cho những thị trường như home-sharing sẽ trở thành một xu hướng của ngành du
lịch trong tương lai.
Với thị trường này, Luxstay hướng đến đối tượng là giới trẻ Việt, u thích cơng nghệ.
Phần lớn các đối tượng thường sống ở các thành phố lớn. Họ là những người thích đi du
lịch, thường đi du lịch với bạn bè, người yêu… Họ cần những không gian rộng rãi, chất
lượng tốt với một mức giá phải chăng. Bên cạnh đó, Luxstay cũng kết hợp với các đối tác
địa phương tại các quốc gia có nhiều khách du lịch tới Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật
Bản… để phát triển người dùng.
Luxstay tập trung phát triển mơ hình dành cho các khách châu Á. Mơ hình này truyền
thống hơn so với một mơ hình khá tương tự khác là AirBnb. Luxstay hiểu được tâm lý của
các khách hàng trẻ. Khách hàng dù tìm kiếm trải nghiệm nhưng vẫn cần sự riêng tư. Điều
này khác với những sản phẩm với các nền tảng như AirBnb. Nền tảng này tập trung vào
vào các phịng dorm phù hợp hơn với những khách Tây có lối sống phóng thống hơn để
có thể sinh hoạt và trao đổi văn hóa cùng nhau.
* Xây dựng cộng đồng các “chủ nhà host”
Chiến lược của Luxstay đó là xây dựng và phát triển cộng đồng “chủ nhà host”. Cụ
thể hơn, Luxstay tập trung vào những chủ nhà mới. Họ là những nhà “đầu tư” có tri thức
và có mong muốn tạo ra các giá trị gia tăng cho bất động sản. Họ hướng đến sự phát triển
trong dài hạn trong tương lai. Có thể nói, Luxstay đã chủ động tạo ra các giải pháp dành
cho các chủ nhà mới để có thể kinh doanh trong thị trường home-sharing.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (tăng
22,7% trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019). Những thị trường như home-sharing đã là xu



16
hướng của ngành du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn cịn khá “sơ khai” tại
Việt Nam.
Chính vì vậy, trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư sẽ mong muốn tham gia thị
trường. Vì vậy, việc phát triển cộng đồng của Luxstay sẽ tạo điều kiện để “đảm bảo” cho
thị trường phát triển. Đây có thể xem là một khoản đầu tư của Luxstay cho tương lai.
Để thực hiện được điều này, Luxstay tổ chức các khóa học về bán hàng, marketing
giúp chủ nhà tối ưu hiệu quả kinh tế. Điển hình, Luxstay tổ chức chuỗi sự kiện Host’s
Experiences Sharing (#HES) với sự góp mặt của nhiều chuyên gia, diễn giả lâu năm trong
thị trường home-sharing. Các sự kiện này chia sẻ và trang bị kiến thức vận hành chuyên
sâu, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh mảng homestay và giải đáp các vấn đề thường gặp
trong q trình vận hành.
Bên cạnh đó, Luxstay cố gắng xây dựng một cộng đồng vững mạnh để các chủ nhà
có thể kết nối, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Họ xây dựng các nhóm cộng đồng trên Facebook
hoặc Zalo. Các nhóm này được tạo ra để tiếp cận và hỗ trợ chủ nhà các chủ nhà. Ngoài ra,
việc tạo ra những cộng đồng này sẽ tạo ra những sự kết nối kinh doanh giữa các chủ nhà,
từ đó có thể phát triển hệ sinh thái dịch vụ của Luxstay.
* Tạo ra hệ sinh thái để tối ưu và phát triển bền vững
Chất lượng dịch vụ là yếu tố tiên quyết để giữ chân được khách hàng đã tin tưởng và
sử dụng Luxstay. Chính vì vậy, Luxstay đã hợp tác với các bên để tạo ra một hệ sinh thái
“toàn diện” (chính quyền, người sử dụng, chủ nhà, các dịch vụ về thiết kế nội thất,…).
Luxstay hợp tác với các đơn vị thiết kế, trang trí nội thất để có thể hỗ trợ tư vấn cho
chủ nhà. Điều này giúp cho các sản phẩm lưu trú trên Luxstay có những những sự khác biệt
về phong cách, từ đó tạo ra trải nghiệm nơi ở tuyệt vời. Bên cạnh đó, Luxstay cũng hợp tác
dịch vụ liên quan như dọn phòng để hỗ trợ vận hành, từ đó giúp chủ nhà tiết kiệm được chi
phí. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm giá sản phẩm lưu trú trên Luxstay. Giá là một yếu tố
quan trọng bên cạnh chất lượng dịch vụ để Luxstay có thể phát triển tài chính “sân nhà”
của mình.

Ngồi ra, hệ sinh thái cũng được triển khai một cách bài bản trên hệ thống công nghệ
thông tin mà Luxstay đang xây dựng. Chính vì vậy, họ có thể hỗ trợ cho rất nhiều chủ nhà
mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng cũng như có khả năng mở rộng quy mơ của nền
tảng nhờ vào chính hệ thống này.
* Phát triển chính sách linh hoạt


17
Luxstay cũng phát triển chính sách rất linh hoạt để giúp các chủ nhà có thể phát triển
trên hệ thống của mình. Ví dụ, Luxstay tạo ra chương trình hợp tác “Power Commission”
để chủ nhà có thể lựa chọn mức phí sử dụng nền tảng Cơng nghệ thơng tin linh hoạt từ 3%
đến 15%. Giá phòng mà chủ nhà thiết lập tại Luxstay sẽ là giá đã bao gồm 3%, cịn lại là
phí dịch vụ tương đương từ 0-12% mà chủ nhà sẽ thiết lập để phù hợp với định hướng kinh
doanh của mình.
Ngồi ra, Luxstay phát triển nhiều chính sách với các mức thưởng hấp dẫn nhằm
khuyến khích và vinh danh các chủ nhà xuất sắc. Luxstay sẽ trao tặng các danh hiệu dành
cho các chủ nhà có thành tích kinh doanh tốt trên Luxstay.
Bên cạnh đó, Luxstay chủ động phát triển những chính sách giúp làm tăng uy tín và
độ tin cậy của chủ nhà với khách hàng như: Chính sách hồn hủy linh hoạt, cơ chế xếp hạng
giúp chỗ nghỉ dễ dàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, …


18

CHƯƠNG 3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PLATFORM NHÀ TRỌ
3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, mơ hình home–sharing vừa mang lại thu nhập đáng kể cho các chủ nhà, vừa
tận dụng tối đa được nguồn dư cung dư thừa về chỗ ở từ thị trường bất động sản, điều này
sẽ giúp ngành bất động sản phát triển bền vững hơn trong khi đó lại tạo ra tiềm năng vô
cùng lớn cho phát triển du lịch. Tuy không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là

một mơ hình trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch, nhưng mơ
hình kinh doanh lưu trú theo phương thức kinh tế chia sẻ đã giúp người tiêu dùng có thể
tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà họ khơng sở hữu và khơng có điều kiện sở
hữu riêng (căn hộ; phòng nghỉ); đồng thời cũng giúp người sở hữu tài sản (chủ của các căn
hộ, phòng nghỉ) có cơ hội để tăng thêm thu nhập.
Thứ hai, home-sharing không đơn thuần là nguồn tăng thu nhập cho những chủ nhà
có phịng nhàn rỗi mà đã trở thành sản phẩm kinh doanh sinh lời, đầy tiềm năng của các
nhà đầu tư:
Số liệu từ Air DNA cho biết, 68% chủ hộ tham gia Airbnb tại TP HCM sở hữu 2 căn
homestay trở lên, thu nhập trung bình hàng tháng 14 triệu đồng/ căn hộ, với 56% chủ nhà
cho thuê nguyên căn. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, “ăn theo” sự phát triển của ngành
hàng không giá rẻ. Trong khi đó, tại Hà Nội, doanh thu các chủ nhà nhận được cho mỗi căn
hộ lại chỉ đạt mức 8-9 triệu đồng/ tháng. Cũng theo thống kê từ Air DNA, tổng số chủ nhà
hiện nay tại Việt Nam ở mức xấp xỉ 19,000; trong đó có tới 5,000 chủ nhà tại miền Bắc và
miền Nam, số còn lại phân bổ tại miền Trung, Tây Nguyên. Tuy nhiên, điều đặc biệt là một
chủ nhà thường đăng ký sở hữu trên 2 chỗ nghỉ qua các trang OTA, nền tảng đặt phịng
(chiếm 69%).
Thứ ba, mơ hình home-sharing khơng chỉ là lời giải cho bài toán tận dụng nguồn cung
về chỗ ở dư thừa mà còn giúp đáp ứng sự thay đổi về nguồn cầu về lưu trú du lịch:
Nếu như trước đây, khách du lịch chỉ chọn chỗ ở đơn thuần là một nơi dừng chân nghỉ
ngơi, thì ngày nay, họ mong muốn nhận được giá trị nhiều hơn. Theo khảo sát về xu hướng
du lịch toàn cầu trong năm 2018 do Visa thực hiện với sự tham gia của hơn 15.000 người
đến từ 27 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã chỉ ra rằng khách du lịch hiện nay thường
mong muốn đạt được cả hai mục tiêu là “khám phá” và “tận hưởng” trong những chuyến
đi của mình. Chính sự thay đổi trong nhu cầu tìm kiếm cảm giác kết nối - tận hưởng - khám


19
phá, homestay trở thành một sự lựa chọn tối ưu khơng chỉ về trải nghiệm mà cịn cả về chi
phí dành cho những người đam mê xê dịch hiện nay.

Thứ tư, home - sharing là loại hình lưu trú tốt nhất để hịa nhập và trao đổi văn hóa
hoặc ngơn ngữ khi đi du lịch. Mang đến cảm giác ấm cúng của gia đình. Chi phí thường
tiết kiệm hơn và đây cũng là cách tốt nhất để tìm hiểu cách sống của người dân địa phương.
Thứ năm, mơ hình home - sharing đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn
cho kỳ nghỉ của mình. Tùy theo chi phí và mục đích chuyến đi của bạn mà bạn có thể lựa
chọn các căn phịng cho mình cho phù hợp.
Thứ sáu, khả năng tiếp cận với khách hàng rộng rãi trên tồn quốc, thậm chí tồn cầu,
bởi việc tiếp cận với cơng nghệ thơng tin giúp cho hình thức này được biết đến một cách
phổ biến. Với ứng dụng của công nghệ thông tin đã giúp cho du khách biết được vị trí, dịch
vụ và tồn cảnh của khu lưu trú của mình, ngồi ra có thể thanh tốn đặt chỗ và lựa chọn
các dịch vụ đi kèm.
3.2. Nhược điểm
Thứ nhất, thị trường cạnh tranh gay gắt hơn: Là một sân chơi hấp dẫn thú vị, khơng
có lý gì home-sharing lại bị các nhà đầu tư ngó lơ bỏ qua. Chính bởi vậy, sự gia tăng chóng
mặt về số lượng listing cũng như sự xuất hiện của những công ty chuyên nghiệp lấy homesharing làm sản phẩm sinh lời không cịn là điều xa lạ. Điều này, vơ hình chung tạo ra áp
lực cho các chủ nhà kinh doanh thêm dựa trên căn hộ nhàn rỗi và nảy sinh những vấn đề
tiêu cực trong kinh doanh. Tiêu biểu trong số đó là những thủ thuật chơi xấu, tệ nạn đang
manh nha tại Việt Nam như: giả làm khách hàng để ăn trộm tài sản; đặt phòng đối thủ dài
hạn và hủy phút chót nhằm tăng cơ hội cho listing của mình hay đáng sợ hơn là mạo danh
thu lời.
Thứ hai, việc hình thành các nền tảng lưu trú cũng đi kèm khó khăn trong việc tạo
dựng niềm tin với người sử dụng dịch vụ và người “chia sẻ” nhà ở. Do việc sử dụng các
phần mềm thuê nhà ở Việt Nam cịn bị nhiều đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng để thực hiện
các hành vi lừa đảo, việc gây dựng niềm tin ở mức tương đối cho người sử dụng dịch vụ và
người cung cấp dịch vụ cũng là bài tốn khó có lời giải cụ thể.
Thứ ba, do chưa hoàn thiện các hành lang pháp lý nên tình trạng thiếu quy củ và khó
khăn trong việc xử lý – quản lý kinh doanh home-sharing đang diễn ra trên tồn quốc. Chính
quyền địa phương, đặc biệt là các điểm du lịch đang phải đối mặt với những trở ngại từ việc



20
cần phải tạo ra một môi trường thân thiện với khách du lịch, đồng thời tìm cách đảm bảo
các quy định hiện hành không bị vi phạm.
Thứ tư, không đảm bảo riêng tư tuyệt đối bởi tính chất “chia sẻ” của loại hình này.
Thứ năm, do việc kiểm chứng các thơng tin và tiếp xúc với nhau ít hơn nên nó cũng
tiềm ẩn những rủi ro là các khu dịch vụ home - sharing không đúng như ý muốn, không
đúng như đăng tải, hoặc thậm chí việc thanh tốn cũng có khả năng tiềm ẩn rủi ro khi thanh
tốn qua thương mại điện tử, những rủi ro trong an ninh mạng.

-Hết-



×