Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tìm Hiểu Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Theo Mô Hình Kinh Tế Chia Sẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.27 KB, 28 trang )

Đề tài: Tìm Hiểu Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Theo Mơ Hình Kinh Tế Chia Sẻ
Tham Gia Shark Tank
Giáo Viên Hướng Dẫn: TS. Nguyễn Bích Thủy


Mục Lục
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ ..........................................1
1. Khái niệm kinh tế chia sẻ ...........................................................................................1
2. Một số mơ hình phổ biến của KTCS ......................................................................... 1
3. Tính hai mặt của Kinh tế chia sẻ ............................................................................... 2
a) Ưu điểm của Kinh tế chia sẻ ......................................................................................2
b) Nhược điểm của Kinh tế chia sẻ ................................................................................3
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP THAM GIA SHARK TANK ÁP
DỤNG MƠ HÌNH KTCS ..................................................................................................5
1. Xu hướng phát triển KTCS trên thế giới ................................................................... 5
2. Xu hướng phát triển KTCS tại Việt Nam hiện nay ...................................................... 7
3. Phân tích mơ hình KTCS của một số doanh nghiệp tham gia Shark Tank .............. 8
3.1. Giới thiệu chương trình Shark Tank Việt Nam: ................................................. 8
3.2. Giới thiệu doanh nghiệp và mơ hình KTCS mà doanh nghiệp áp dụng .......... 10
3.2.1. Ứng dụng tìm phịng trọ - Ohana ................................................................10
3.2.2.

Nền tảng cho thuê nhà Luxstay ...............................................................11

3.2.3.

Kết nối người mua ve chai và người bán đồng nát - VECA .................. 12

3.2.4.

Mơ hình bếp tập trung - Cloud kitchen ...................................................16



3.2.5.

Hệ thống kết nối các kênh bán hàng - Nobita pro .................................. 18

3.2.6.

Reavol - Ứng dụng cho mọt sách ............................................................19

4. Thực tế kết quả của doanh nghiệp KTCS ................................................................20
4.1 Ứng dụng tìm phòng trọ Ohana ..........................................................................20
4.1.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 20
4.1.2. Nhận xét về hạn chế và Nguyên nhân ........................................................ 20
4.2. Nền tảng cho thuê nhà - Luxstay ......................................................................21
4.2.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 21
4.2.2. Nhận xét về hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 22
5. Đề xuất giải pháp cho các startup KTCS .................................................................24


Danh Sách Thành Viên Nhóm 4

STT

Tên

28

Phạm Hồng Hà

29


Nguyễn Thị Thu Hằng

30

Trần Xuân Hiếu (NT)

31

Dương Công Hiệu

32

Nguyễn Quỳnh Hoa

33

Nguyễn Thị Hoa

34

Nguyễn Thị Thu Hoài

36

Nguyễn Thị Hồng


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ
1. Khái niệm kinh tế chia sẻ

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), kinh tế chia sẻ là khái niệm gắn liền với sự phát
triển của cuộc cách mạng cơng nghệ số. Mơ hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế
mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải
trả tiền hoặc không phải trả một khoản phí, với tính chất điển hình là thơng qua các công
cụ internet. Đây là một phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người
bán (người cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế.
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, ranh giới giữa các khái
niệm có sự đồng nhất và khơng đồng nhất ở một số khía cạnh.Tuy nhiên nhìn chung, tất
cả các tên gọi khác của mơ hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là một mơ hình kinh
doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp
tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền
tảng số.
2. Một số mơ hình phổ biến của KTCS
a) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến, hay dịch vụ đặt xe trực tuyến
Dịch vụ vận tải sử dụng hợp đồng điện tử là cách thức u cầu một số loại hình dịch vụ
vận tải thơng qua nền tảng số trên thiết bị di động thông minh. Ứng dụng định vị tự động
dùng để đặt và điều phối xe taxi trên điện thoại thông minh, hướng tới mục tiêu cải tiến
thị trường taxi địa phương bằng khởi đầu đơn giản, chi phí hiệu quả cho cả 2 bên cung
(công ty vận tải) và cầu (hành khách). Với công nghệ này, dịch vụ chia sẻ phương tiện
giao thơng tối ưu hóa q trình kết hợp giữa cơng ty taxi và hành khách.
b) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ phòng ở
Đây là loại hình dịch vụ giúp cho con người đặt phịng và người có phịng trống hoặc biệt
thự, căn hộ cho th thiết kết nối với nhau thông qua ứng dụng đặt phịng trực tuyến.
Trên thế giới hiện có một số cơng ty cung cấp dịch vụ này và chiếm thị phần lớn như
Airbnb, Homeaway, Expedia, Gotadi,…. Các nền tảng này tạo ra môi trường kết nối giữa
người cung cấp và người sử dụng dịch vụ lưu trú. Trên nền tảng này, người muốn đăng
tìm phịng cho th phịng thì phải đăng ký là thành viên, lập tài khoản cá nhân. Tại đây
chủ sở hữu ở cho thuê và khách hàng có thể trao đổi mọi thơng tin về phịng ở; người
cung cấp dịch vụ là người sở hữu tài sản và định giá bán dịch vụ lưu trú (giá thuê). Trên
thế giới, mơ hình kinh doanh này đang phát triển mạnh và có tốc độ tăng trưởng cao, mức

tăng trưởng doanh thu hàng năm giai đoạn 2013 - 2025 ước đạt khoảng 31%.

1


c) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ cho vay ngang hàng (peer to peer
Lending - P2P)
P2P lending là mơ hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu tư với
cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay vốn. Nền tảng P2P giúp người có nhu cầu mượn tiền
từ nhà đầu tư không cần thông qua một tổ chức trung gian truyền thống (tổ chức tín dụng).
Đây là phương thức hồn tồn khác biệt với mơ hình cho vay truyền thống, được thiết kế
và xây dựng trên nền tảng trực tuyến cùng với hệ thống cơng nghệ tài chính tiên tiến mà
khơng thơng qua trung gian tài chính. Lãi suất được thiết lập bởi hệ thống đánh giá của
công ty P2P trên cơ sở phân tích các thơng tin tài khoản tín dụng, thông tin mạng xã hội
và rất nhiều nguồn thông tin khác tùy theo ngân hàng. Trên thế giới hiện tồn tại nhiều mơ
hình P2P lending khác nhau, tùy thuộc vào từng mơ hình, có thể xét theo hai khía cạnh là
cho vay và đầu tư. Nói cách khác, P2P lending như một sản phẩm giao thoa giữa hoạt
động cho vay và hoạt động đầu tư tài chính. Trên thế giới, hoạt động của P2P lending
cũng rất đa dạng, bên cạnh chức năng trung gian thông tin truyền thống (chỉ đơn thuần
cung cấp thông tin trên nền tảng giao dịch trực tuyến để người đi vay kết nối với người
cho vay và trực tiếp quyết định thực hiện giao dịch), nhiều cơng ty P2P Lending có thể
cung cấp dịch vụ hỗ trợ người đi vay và cho vay như: định danh khách hàng; xếp hạng tín
nhiệm; định giá khoản vay và tài sản đảm bảo; mua/bán tại khoản vay; thu hồi nợ; bảo
lãnh khoản vay; lưu ký, đăng ký tài sản đảm bảo; ví điện tử…
3. Tính hai mặt của Kinh tế chia sẻ
a) Ưu điểm của Kinh tế chia sẻ
Một là, kinh tế chia sẻ tác động tích cực đến mơi trường. Lợi ích lớn nhất của kinh tế chia
sẻ là việc tiết kiệm tài nguyên thông qua việc sử dụng tiết kiệm tài sản. Với việc tiết kiệm
trong sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài nguyên... các hoạt động kinh tế chia
sẻ tác động tích cực tới mơi trường thơng qua giảm phát thải khí nhà kính, giảm khối

lượng các chất thải ra mơi trường.
Kinh tế chia sẻ cung cấp quyền sử dụng thông qua việc tiếp cận nguồn lực thay vì sở hữu
nguồn lực. Chính vì vậy, nhu cầu về việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ giảm đi đáng
kể. Ít các hoạt động sản xuất đồng nghĩa với ít hơn sự xuất hiện của các tác nhân gây hại
cho môi trường, ít khí thải carbon.
Hai là, kinh tế chia sẻ giúp giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh tế. Thông qua
các nền tảng trực tuyến, người mua và người bán nhanh chóng tìm được nhau, tương tác
trực tiếp với nhau; tiết kiệm được thời gian tìm đối tác, tiết kiệm thời gian thương lượng
và chốt giao dịch. Kết quả cuối cùng là người tiêu dùng được hưởng lợi và hiệu quả sản
xuất trong nền kinh tế tăng lên.
Ba là, kinh tế chia sẻ giúp gia tăng tài sản, thu nhập, tăng năng suất, tăng nhu cầu và mở
rộng tiêu thụ, thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới ở cấp độ cá nhân. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp
2


trong kinh tế chia sẻ là những tài sản “nhàn rỗi”, chưa được tận dụng đúng mức. Kinh tế
chia sẻ đem đến cơ hội tận dụng nguồn tài sản đó. Tài sản vốn nhàn rỗi đem đến lợi ích
khơng chỉ cho người mua mà cả người cung cấp dịch vụ. Nếu để không, tài sản không tạo
ra giá trị, nhưng khi được đưa vào sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng đúng cách, đúng mức,
tài sản đem đến giá trị.
Trong mơ hình kinh tế chia sẻ, giá trị đó có thể quy đổi thành phí sử dụng mà người bán
thu từ người mua. Như vậy, tài sản nhàn rỗi sẽ đem đến cho chủ sở hữu thêm nhiều tài
sản hơn nữa; từ đó, thu nhập tăng lên. Thu nhập nhiều hơn giúp họ có thêm nhiều lựa
chọn, tiếp cận với các lựa chọn tốt hơn. Kinh tế chia sẻ đã góp phần tạo nên thu nhập cho
nhiều người.
Bốn là, kinh tế chia sẻ tạo cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ. Kinh tế
chia sẻ loại bỏ hoặc giảm các rào cản gia nhập thị trường như vốn đầu tư nguồn lực sản
xuất, mạng lưới phân phối phức tạp. Do đó, cho phép nhiều cá nhân khởi nghiệp, tạo cơ
hội việc làm, tham gia thị trường từ nguồn lực sẵn có. Kinh tế chia sẻ tạo cơ hội để con
người chia sẻ kỹ năng của mình. Cùng với cơng việc chính thức, tồn thời gian, mỗi

người có thể dành thêm thời gian và kỹ năng chưa tận dụng hết của mình cho một người
đang cần hoặc thiếu kỹ năng đó. Sử dụng kỹ năng của mình đem đến giá trị cho cộng
đồng cũng được xem là một trong những lợi ích của kinh tế chia sẻ.
b) Nhược điểm của Kinh tế chia sẻ
Một là, còn thiếu các chính sách đảm bảo cạnh tranh cơng bằng giữa kinh tế truyền thống
và kinh tế chia sẻ trong từng ngành cụ thể. Bởi vì tính ưu việt của mơ hình kinh tế mới
này sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo mơ hình
truyền thống. Xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh theo mơ hình kinh tế chia
sẻ và doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức truyền thống sẽ xảy ra. Hầu hết xung
đột này là hết sức gay gắt nếu như khơng có những chính sách tốt của chính quyền với
vai trị “trọng tài” giải quyết. Khi chưa có các chính sách đồng bộ, vấn đề cạnh tranh
khơng cơng bằng với doanh nghiệp truyền thống là một rủi ro lớn cần giải quyết. Câu
chuyện vụ kiện giữa Vinasun - hãng kinh doanh taxi truyền thống với Grab trong thời
gian gần đây là một trong những minh chứng điển hình.
Hai là, kinh tế chia sẻ tiềm ẩn những rủi ro mà nhà quản lý cần phải quan tâm để đảm
bảo lợi ích của cả người mua (người tiêu dùng) và người bán (nhà cung cấp dịch vụ).
Mặc dù các bên có thơng tin về nhau đầy đủ hơn, nhưng việc kiểm chứng các thông tin và
tiếp xúc trực tiếp với nhau lại ít hơn nên cũng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn nếu như không được
khắc phục bằng những quy định cụ thể và hiệu quả. Vấn đề bảo hiểm, an toàn cho các
bên bao gồm cả người cung cấp dịch vụ và người dùng/người sử dụng dịch vụ hay khách
hàng cũng đặt ra gay gắt hơn.
Ba là, còn thiếu các cơ chế chính sách quy định trách nhiệm rõ ràng hơn của các bên
trong kinh tế chia sẻ. Do sự xuất hiện của bên thứ ba là nền tảng công nghệ, quan hệ hợp
3


đồng trong kinh tế chia sẻ sẽ ít nhất là quan hệ 3 bên thay vì quan hệ 2 bên như trong các
hợp đồng trước đây. Khung khổ pháp lý quy định trách nhiệm của từng bên trong mối
quan hệ hợp đồng này cần được thay đổi và bổ sung
Bốn là, cịn thiếu các chính sách về quản lý lao động, việc làm và an sinh xã hội đối với

người lao động và chủ sử dụng lao động trong nền kinh tế chia sẻ đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể trong kinh tế chia sẻ.

4


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP THAM GIA SHARK TANK ÁP
DỤNG MƠ HÌNH KTCS
1. Xu hướng phát triển KTCS trên thế giới
Thế giới đã chứng kiến sự phát triển và thâm nhập mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ được
hỗ trợ bởi nền tảng kỹ thuật số đang phát triển và sự sẵn lòng của người tiêu dùng để thử
các ứng dụng di động hỗ trợ các mơ hình kinh doanh ngang hàng, doanh nghiệp kinh
doanh chia sẻ, v.v… Thế giới đang hướng tới một nền kinh tế nơi tài sản vật chất được
chia sẻ dưới dạng dịch vụ. Mọi người đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với tất cả các
loại dịch vụ được cung cấp bởi nền kinh tế chia sẻ trong các lĩnh vực như: khách sạn và
ăn uống, ô tô và vận tải, lao động, giao hàng, cho vay ngắn hạn, bán lẻ và hàng tiêu dùng.
Trong tương lai, mơ hình này dự kiến sẽ thâm nhập vào nhiều lĩnh vực hơn nữa. Mặc dù
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo truyền thống chậm chạp trong việc đáp ứng các tiến bộ
kỹ thuật số, nhưng nhiều nền tảng kỹ thuật số cung cấp các dịch vụ y tế cấp thấp, không
khẩn cấp đang nổi lên và có thể được coi là dấu hiệu cho sự phát triển trong tương lai mà
nền kinh tế chia sẻ có thể hứa hẹn.
Theo một báo cáo của PwC phân tích mười lĩnh vực cơng nghiệp khác nhau và ước tính
rằng trong 10 năm nữa, năm lĩnh vực chính của nền kinh tế chia sẻ (bao gồm cho vay
ngang hàng, nhân sự trực tuyến, chỗ ở ngang hàng, chia sẻ ô tô và truyền phát nhạc và
video) sẽ tạo ra hơn 50% tổng doanh thu toàn cầu, tăng chỉ từ năm phần trăm thị phần
hiện tại của họ (Vaughan & Hawksworth, 2014). Trong khi 68% người lao động trong
nền kinh tế chia sẻ ở độ tuổi từ 18 đến 34, người dùng của họ trải rộng ở mọi lứa tuổi.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Smith, 2016), 72% người Mỹ tin rằng họ sẽ sử dụng
dịch vụ thông qua nền kinh tế chia sẻ trong hai năm tới. Văn phòng Thống kê Quốc gia
Vương quốc Anh, sử dụng nhiều số liệu khác nhau, từ giá trị mua hàng trực tuyến đến số

tiền phải trả cho các dịch vụ tiếp thị, đã phát hiện ra rằng vào năm 2015, 275 “nền tảng
cộng tác” của Châu Âu đã tạo ra Doanh thu 4 tỷ bảng Anh (5 tỷ USD) và tạo điều kiện
thuận lợi cho 28 tỷ bảng Anh giao dịch (35,5 tỷ USD).
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Arun Sundararajan và Scott Galloway tại Đại học New
York, trong 10 năm tới, mức tăng doanh thu từ ngành truyền thống ngành cho thuê sẽ
khiêm tốn so với sự bùng nổ về doanh thu trong nền kinh tế chia sẻ.

5


Báo cáo của PwC năm 2014 cũng đã phân tách mức tăng trưởng này theo các lĩnh vực.
Và như thể hiện trong phần dưới, các dự báo tăng trưởng từ nền kinh tế chia sẻ cao hơn
đáng kể trong các lĩnh vực như huy động vốn từ cộng đồng, nhân sự trực tuyến, chia sẻ ô
tô, v.v. Các dự báo tăng trưởng là đáng kể thấp hơn trong các lĩnh vực truyền thống như
thiết bị, ô tô và cho thuê
DVD.

6


Lý giải cho các xu hướng kinh tế chia sẻ trong tương lai, có nhiều lý do có thể kể đến như:
mức độ linh hoạt mà nền kinh tế chia sẻ mang lại cho các chủ thể, Rào cản gia nhập thấp
cho người lao động, sự lan tỏa của điện thoại thông minh; chuyển từ coi trọng quyền sở
hữu sang cho thuê; và phát triển kỹ thuật số lòng tin,...
2. Xu hướng phát triển KTCS tại Việt Nam hiện nay
Kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đã tồn tại và được chú ý phát triển từ rất sớm, đặc biệt
trong thời gian này, kinh tế chia sẻ đã có những bước phát triển đột phá với các mơ hình
kinh doanh mới như mơ hình hợp tác, chia sẻ về vận tải hành khách cơng cộng, mơ hình
chia sẻ địa điểm lưu trú, mơ hình cho vay tài chính ngang hàng. Các mơ hình kinh tế chia
sẻ phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

a) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến
Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến, hay dịch vụ đặt xe trực
tuyến/dịch vụ vận tải sử dụng hợp đồng điện tử là cách thức yêu cầu một số loại hình
dịch vụ vận tải thơng qua nền tảng số trên thiết bị di động thông minh.
Ở Việt Nam, dịch vụ này xuất hiện năm 2014, với sự góp mặt của một số ứng dụng kết
nối như GrabTaxi (nay là Grab), LiveTaxi, Taxi Chiều Về, Uber, EasyTaxi và đến nay
vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới như VATO, Be,
FastGo, Aber và Go-Viet (nay là Go-Jek Việt Nam) v.v. Một số công ty lớn tham gia vào
hoạt động kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến như Grab (vận tải 4 bánh),
GoJek (vận tải 2 bánh) và một số công ty khác cùng tham gia lĩnh vực giao hàng, giao đồ
ăn…Trong mơ hình kinh tế chia sẻ này, các thơng tin về giao dịch được lưu trữ trên hệ
thống và cung cấp cho cơ quan chức năng để phục vụ mục đích quản lý nhà nước, đặc
biệt về thuế. Cụ thể, với các dịch vụ vận chuyển và giao nhận, khách hàng và tài xế đều
biết thông tin cơ bản trước khi gặp và thực hiện hợp đồng; Thông tin giao dịch có liên
quan được tổng hợp và gửi tới cơ quan thuế phục vụ mục đích quản lý thuế (giá trị giao
dịch, đơn vị vận tải) và Sở Giao thơng vận tải phục vụ mục đích quản lý và thống kê (đơn
vị vận tải, phương tiện, tài xế, số chuyến xe).
Về thanh toán, các nền tảng hiện nay đều tích hợp và khuyến khích khách hàng thanh
tốn khơng dùng tiền mặt. Việc hình thành thói quen khơng dùng tiền mặt, cùng với dữ
liệu giao dịch được lưu trữ và xử lý cũng mở đường cho việc thúc đẩy tài chính tồn diện
- một trong những ưu tiên hiện nay của Chính phủ.
b) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ phịng ở
Đây là loại hình dịch vụ giúp cho con người đặt phịng và người có phòng trống hoặc
biệt thự, căn hộ cho thuê thiết kết nối với nhau thơng qua ứng dụng đặt phịng trực tuyến.
Trên thế giới hiện có một số cơng ty cung cấp dịch vụ này và chiếm thị phần lớn như
Airbnb, Homeaway, Expedia, Gotadi, …. Các nền tảng này tạo ra môi trường kết nối
giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ lưu trú. Trên nền tảng này, người muốn
đăng tìm phịng cho th phịng thì phải đăng ký là thành viên, lập tài khoản cá nhân. Tại
đây chủ sở hữu ở cho thuê và khách hàng có thể trao đổi mọi thơng tin về phịng ở; người
cung cấp dịch vụ là người sở hữu tài sản và định giá bán dịch vụ lưu trú (giá thuê).

7


Ở Việt Nam, mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực lưu trú đã hình thành và phát triển
khá mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn và các địa bàn du lịch.
Hiện hai nền tảng Airbnb và Luxstay đang chiếm thị phần lớn tại Việt Nam.
Cùng với xu hướng chuyển đổi số sang mục đích kinh doanh của KTCS nói chung,
lĩnh vực chia sẻ phòng ở tại Việt Nam những năm gần đây đang dịch chuyển theo xu
hướng này. Đã xuất hiện nhiều cá nhân, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh mua nhiều căn hộ rồi sau đó thay vì cho th dài hạn đã chuyển sang
cho th lại dưới hình thức ngắn hạn có thể tạo thêm 20-50% doanh thu mỗi tháng so với
các hợp đồng cho thuê dài hạn. Chủ kinh doanh căn hộ cho thuê nhờ đó tận dụng được cơ
hội nguồn cung căn hộ dồi dào tại các thành phố, đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trường
cho thuê ngắn hạn, rút ngắn thời gian trả nợ ngân hàng, quay vòng vốn nhanh để mở rộng
kinh doanh qua mua và đưa thêm căn hộ mới vào kinh doanh. Các sản phẩm cho th
theo mơ hình KTCS trong lĩnh vực lưu trú của Việt Nam khá đa dạng, bao gồm: cho thuê
toàn bộ ngơi nhà (entire home), cho th một số phịng riêng (private room) và phịng
ghép.
c) Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ cho vay ngang hàng (peer to
peer Lending - P2P)
P2P lending là mơ hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu tư
với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay vốn. Nền tảng P2P giúp người có nhu cầu mượn
tiền từ nhà đầu tư không cần thông qua một tổ chức trung gian truyền thống (tổ chức tín
dụng). P2P lending như một sản phẩm giao thoa giữa hoạt động cho vay và hoạt động
đầu tư tài chính.
Ở Việt Nam, hoạt động cho vay ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ năm 2016. Theo Ngân
hàng Nhà nước, số lượng công ty P2P lending hiện nay vào khoảng 100 công ty (bao
gồm cả cơng ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn
thử nghiệm như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan,…) trong đó,
có một số cơng ty P2P lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore,

Indonesia… Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016, nhưng các công ty P2P lending
có sự tăng trưởng mạnh về số lượng cơng ty tham gia thị trường, số lượng khách hàng,
hợp đồng vay vốn kết nối thành cơng và số phí dịch vụ thu được cho vay tiêu dùng ở Việt
Nam và nhìn nhận đây là thị trường có tiềm năng cho P2P lending phát triển.
Do khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể đối với
hoạt động P2P lending, các công ty hoạt động trong lĩnh vực đăng ký ngành nghề kinh
doanh là dịch vụ cầm đồ (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), tư vấn tài chính, tư vấn
đầu tư, mơi giới tài chính… cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận
hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.
3. Phân tích mơ hình KTCS của một số doanh nghiệp tham gia Shark Tank
3.1. Giới thiệu chương trình Shark Tank Việt Nam:
Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế về đầu tư khởi nghiệp, với mục
đích kết nối các “cá mập” – Những nhà đầu tư mạo hiểm với những công ty khởi nghiệp
(startup).
8


Đây là một chương trình truyền hình thực tế được mua lại bản quyền của Sony
Pictures. Shark Tank Việt Nam do công ty TV HUB độc quyền sản xuất mùa đầu tiên
năm 2017 và được phát sóng trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong chương trình, người chơi là những doanh nhân khởi nghiệp sẽ thực hiện các bài
thuyết trình về ý tưởng khởi nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ độc đáo mà họ kinh doanh
trước các nhà đầu tư hay cịn gọi là các Shark. Sau đó, người chơi phải tường thuật lại
quá trình thương thuyết trước các Shark để thuyết phục họ đầu tư vào dự án kinh doanh
của mình.
Chương trình bao gồm một hội đồng các nhà đầu tư tiềm năng (các Shark), họ sẽ là
những người cân nhắc và đưa ra lời đề nghị đầu tư đối với những doanh nhân khởi nghiệp
(người chơi) tham gia chương trình nhằm tìm kiếm nguồn vốn. Ngay tại sân khấu, người
chơi là các doanh nhân khởi nghiệp có thể đàm phán hợp đồng nếu có một người trong số
các Shark cảm thấy hứng thú sẽ ra về tay trắng nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều

từ chối đầu tư.
Trên thế giới, Shark Tank rất thành cơng và được u thích tại nhiều nước với 13
mùa phát sóng tại Anh, 11 mùa tại Canada và 7 mùa tại Mỹ. Shark Tank đánh dấu thanh
công của mình bằng việc hai lần vinh dự giành giải thưởng Primetime Emmy Award
dành cho chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất.
Tính đến nay, Shark Tank đã có mặt ở 40 quốc gia và thu hút 300 triệu lượt xem trên
toàn thế giới, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm vô cùng lớn đối với các Start-up.
Việt Nam là quốc gia thứ 41 có chương trình này, chương trình gây sự chú ý, thu hút
đông đảo lượng người quan tâm ngay từ những tập đầu tiên. Cho đến nay, Thương Vụ
Bạc Tỷ – Shark Tank Việt Nam đã trải qua hai mùa rất thành công và bước vào hoạt động
mùa thứ 3 với độ hot chưa bao giờ là giảm.
- “Luật” của chương trình dành cho các startup
Khơng được mang theo các tài liệu liên quan đến tài chính trong quá trình ghi hình:
Theo điều luật này, các Start-up khi đến với chương trình chỉ được quyền mang những
loại giấy tờ như Bằng Sáng Chế, Hợp Đồng Kinh Doanh và những tài liệu được Ban tổ
chức cho phép. Tất cả những tài liệu liên quan đến tài chính đều bị cấm sử dụng.
Nếu không đồng ý với đề nghị đầu tư từ Shark, Startup hồn tồn có quyền từ chối. Có
nghĩa là trong chương trình này, khơng phải chỉ các Shark mới có quyền từ chối mà
người chơi cũng có quyền từ chối nhận đầu tư từ Shark. Điều luật này đã khiến cho
chương trình trở nên gay cấn và thú vị hơn rất nhiều.
- “Luật” dành cho các Shark
Các Shark (tức là nhà đầu tư hay còn gọi là các cá mập) là những nhân vật chính
xuyên suốt các tập, thậm chí là các mùa của Thương vụ bạc tỷ. Tuy nhiên, họ cũng là
những người phải tuân thủ những luật lệ khắt khe của chương trình.
Tại chương trình, các shark khơng được sử dụng bất cứ loại máy tính hay smartphone nào
khi tính tốn mà buộc phải tính nhẩm.
Thời gian để đưa ra quyết định đầu tư dành cho các Shark là 1 tiếng. Quy định này có vẻ
khiến các nhà đầu tư đau đầu bởi trên thực tế đã từng có thương vụ đầu tư với số tiền lên
9



tới 23 tỷ đồng. Mỗi nhà đầu tư đến với chương trình phải đồng ý với một quy định “mỗi
shark phải đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng”.
Đối với mỗi Startup, các Shark phải đầu tư số tiền lớn hơn hoặc bằng số tiền mà
Startup yêu cầu chứ không được phép ít hơn. Do đó, các Shark chỉ có thể thương thuyết
bằng cách nâng tỷ lệ cổ phần nhận được cho mỗi khoản đầu tư của mình.
Nếu buổi thương thuyết và ghi hình đã hồn tất mà các Shark đưa ra quyết định không
đầu tư hoặc các Startup không nhận đầu tư thì cả các Shark và các Startup khơng được
trao đổi hay liên lạc với nhau về vấn đề kinh doanh.
3.2. Giới thiệu doanh nghiệp và mơ hình KTCS mà doanh nghiệp áp dụng
3.2.1. Ứng dụng tìm phịng trọ - Ohana
Nhu cầu thuê nhà, thuê trọ, đặc biệt là của sinh viên, người lao động tại các thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ln rất lớn. Cùng với đó là giá phịng
tăng cao vào những dịp cao điểm đã khiến khơng ít người gặp khó khăn trong việc tìm
chỗ ở phù hợp. Bắt đầu từ “cái khó” của chính bản thân vì từng chuyển nhà nhiều lần,
song cũng từng là người cho thuê, Kathy - co- founder của ứng dụng tìm trọ Ohana, đã
quyết định khởi nghiệp, xây dựng một nền tảng kết nối phòng trọ hiệu quả, giúp rút ngắn
thời gian và khoảng cách giữa người cho thuê và người đi thuê.
Kết quả, năm 2017, Ohana - startup kết nối chủ nhà trọ với những người trẻ có nhu
cầu thuê nhà, đã được ra đời. Trong đó, người đi thuê đa số là các bạn sinh viên, những
người mới ra trường, có khả năng chi trả từ 1,5 – 4 triệu đồng/tháng. Ứng dụng thu phí từ
chủ nhà trọ và lấy từ 30% của tháng cọc đầu tiên. Đến năm 2018, ứng dụng này đã từng
gọi vốn thành cơng trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2. Kết quả, sau vòng
gọi vốn đầu tiên, Shark Dũng và Shark Hồng Anh đã đề nghị 1 tỷ cho 10%, 2 tỷ trái
phiếu chuyển đổi.
Với ứng dụng Ohana, chủ nhà sẽ nhận tin nhắn từ ứng dụng khi khách hàng tương tác,
quan tâm căn phòng. Nhân viên Ohana giúp họ gặp người thuê để xem nhà. Khách hàng
đồng ý thuê sẽ gửi tiền cọc tới Ohana và công ty chiết khấu 30% trước khi đưa cho chủ
nhà.
Mơ hình KTCS của Ohana, tuy khơng cịn q mới lạ ở Việt Nam, nhưng vẫn

được đánh giá là rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường
tồn cầu.
Trước hết, Ohana sẽ tạo ra mơi trường kết nối chủ trọ và người thuê trọ - nhóm đối
tượng có nhu cầu rất lớn tại Việt Nam, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đến
nhau. Có thể thấy, việc thuê nhà ở Việt Nam được đánh giá là rủi ro và không hề dễ dàng.
Lâu nay, nhu cầu thuê nhà, chung cư tại các thành phố không ngừng tăng cao, chủ yếu là
của các bạn sinh viên xa quê lên thành phố học tập. Thuê nhà ở các thành phố chưa bao
giờ là dễ dàng đối với sinh viên và những người thuê nhà khác vì nguy cơ mất tiền đặt
cọc hoặc bị gạt dưới hình thức giá thuê cao. Những vấn đề như vậy giờ đây có thể trở
thành dĩ vãng nhờ Ohana khi được áp dụng dữ liệu lớn và sử dụng mạng xã hội để tạo các
ứng dụng điện thoại cho dịch vụ cho thuê nhà.
-

10


Thứ hai, tiềm năng của thị trường thuê nhà là rất lớn tại Việt Nam. Đặc biệt, Ohana sẽ
hướng tới phục vụ thị trường nhà ở cho sinh viên trước hết - phân khúc chưa được quan
tâm nhiều nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam cũng như đây là phân khúc có nhu
cầu lớn tại Việt Nam. Kết quả là, tại thời điểm đó, tuy chỉ mới chạy thử nghiệm 6 tháng,
nhưng số lượng người sử dụng app lên tới 40k người với tốc độ tăng trưởng hàng tháng
trung bình là 40%, số lượng user ở lại lần thứ hai là 30% mỗi quý. Theo thống kê, sau
chương trình Shark Tank, “ứng dụng đang thu hút tới 8.000 lượt truy cập mỗi ngày. Số
lượng phòng và các loại phòng trong ứng dụng cũng trở nên đa dạng hơn. Từ đấy, có thể
thấy tiềm năng thị trường cho thuê nhà ở Việt Nam rất lớn và sẽ không bị thu hẹp trong
tương lai. Xã hội phát triển sẽ làm tăng nhu cầu thuê nhà tại các thành phố lớn.
Thứ ba, app Ohana là một phần mềm tìm phịng trọ thơng minh, một mơ hình thương
mại điện tử giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề Ở và SỐNG bằng cách kết nối người cho
thuê với người đi thuê. Ứng dụng chú trọng đến Sense of home, cảm giác “thuộc về gia
đình” và đời sống tinh thần của người đi thuê trong mỗi không gian sống. Giống như

Homestay hay khách sạn, ứng dụng Ohana cũng có một hệ thống miêu tả tiện ích chi tiết
của căn phịng gồm: wc riêng hay chung, có điều hịa hay khơng, giờ giấc tự do hay thế
nào, có chỗ để xe hay khơng, chủ riêng hay chung, có nhà bếp hay tủ để đồ khơng,…Rất
đầy đủ, thậm chí cịn có thêm dịng mơ tả bên dưới từ phía chủ nhà chi tiết về những tiện
ích thêm hay chia sẻ thêm. Cảm giác đi thuê phòng trọ mà giống như đi thuê
Homestay,… rất đầy đủ. Cả người thuê và người cho thuê đều tiết kiệm được lượng lớn
thời gian và công sức khi bạn không cần phải hỏi từng ly từng tí như khi đọc một đoạn tin
cho thuê ngắn cũn trên mạng xã hội. Khi bấm chọn 1 căn phịng, dù bạn có kéo lên hay
xuống bao xa thì vẫn có 1 khung chat hiện ngay dưới cùng của trang đó. Nếu vẫn muốn
hỏi thêm, bạn chỉ cần bấm vào chat ngay với chủ cho thuê, thỏa thuận xong bạn có thể
đặt lịch hẹn ngay cịn nếu khơng thích thì bạn cũng có thể bấm khơng thích và phản hồi
lý do cho Ohana.
Để giữ nhà với những căn phịng bạn chọn, bạn có thể đặt cọc trước nếu chưa hết hợp
đồng ở nhà cũ. Quan trọng hơn nữa, với những người đi thuê, bạn khơng cần tốn bất kỳ
khoản phí nào. Ohana sẽ thu phí từ chủ cho thuê để vận hành. Đây là một điểm hết sức
đặc biệt của app, so với các app khác trong thị trường, giúp thu hút hơn tới nhóm đối
tượng hạn hẹp về kinh tế.
 Rõ ràng, thị trường của Onhan có tiềm năng rất lớn và ngày càng có nhiều người
trẻ dành thời gian tìm hiểu và sử dụng ứng dụng này. Chính người cho thuê và
người thuê đều sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này và công việc thuê nhà sẽ
trở nên dễ dàng hơn.
3.2.2. Nền tảng cho thuê nhà Luxstay
LuxStay Vietnam được sáng lập vào cuối năm 2016 bởi ông Nguyễn Văn Dũng –
Ceo & Founder Luxstay. Luxstay là một ứng dụng đặt phòng trực tuyến. App này giúp
chủ nhà và những người có nhu cầu thuê nhà ngắn hạn có thể liên hệ với nhau, thơng qua
nền tảng “home-sharing”. Với hình thức thuê nhà này, họ kết nối những căn hộ từ bình
dân đến cao cấp mà chủ nhà chưa có nhu cầu sử dụng. Những căn này có thể dễ dàng đến
được với những khách du lịch. Nó đem lại cho họ những trải nghiệm thú vị.
11



Không chỉ đơn giản là cho thuê nhà, Luxstay cung cấp dịch vụ có liên quan đến
hoạt động bất động sản, cho các chủ nhà kinh doanh thông qua căn hộ của mình, đồng
thời mang tới chất lượng căn hộ ngắn hạn tốt nhất cho những người thuê nhà. Phạm vi
hoạt động của Luxstay chuyên đánh sâu vào thị trường trong nước, hiện đã được phân bổ
rộng khắp hầu hết các tỉnh thành Việt Nam.
Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thơng qua Luxstay, sử dụng thẻ thanh
tốn quốc tế (Visa, Master, JCB), chuyển khoản, thẻ ATM nội địa đã được kích hoạt chức
năng thanh tốn trực tuyến và OnePay bằng thẻ quốc tế. Tiền thanh toán sẽ được chuyển
vào tài khoản của chủ nhà trong vòng 24 giờ sau khi khách check-in và nhà trung gian
này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phịng và chủ nhà.
-

Tiềm năng doanh nghiệp
Xu hướng các cơng ty công nghệ và Internet tham gia chiếm lĩnh ngành du lịch là
tất yếu. Chính điều này đã giúp hình ảnh đất nước Việt Nam được lan tỏa và truyền thơng
nhanh hơn, mạnh mẽ hơn ra ngồi thế giới.
Tại thị trường Việt Nam, với đặc thù là dân số trẻ nên khách hàng dễ dàng tiếp cận
được với các dịch vụ xu hướng mới, liên quan nhiều tới công nghệ. Thay vì sử dụng các
dịch vụ có mơ hình truyền thống như đại lý du lịch, khách hàng ngày càng chủ động mua
bán thông qua các ứng dụng Internet.
Hiện tại Việt Nam, thị trường home-sharing vẫn còn rất tiềm năng. Theo thống kê
của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2019: tồn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách
quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018). Phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt
khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc
gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Việc phát triển trong thị trường đang home-sharing vẫn cịn rất nhiều “đất” để phát
triển. Vì chưa có một ơng lớn nào thật sự chiếm lĩnh thị trường này (chiếm trên 20% tổng
thị phần). Với đặc thù dân số trẻ, sẵn sàng trải nghiệm khám phá những thứ mới mẻ. Điều
này làm cho những thị trường như home-sharing sẽ trở thành một xu hướng của ngành du

lịch trong tương lai.
Với thị trường này, Luxstay hướng đến đối tượng là giới trẻ Việt, u thích cơng
nghệ. Phần lớn các đối tượng thường sống ở các thành phố lớn. Họ là những người thích
đi du lịch, thường đi du lịch với bạn bè, người yêu… Họ cần những không gian rộng rãi,
chất lượng tốt với một mức giá phải chăng. Bên cạnh đó, Luxstay cũng kết hợp với các
đối tác địa phương tại các quốc gia có nhiều khách du lịch tới Việt Nam như: Hàn Quốc,
Nhật Bản… để phát triển người dùng.
3.2.3. Kết nối người mua ve chai và người bán đồng nát - VECA
VECA là ứng dụng ve chai công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, kết nối Người cần
bán đến với Người thu mua phế liệu. VECA ra đời vào năm 2019 với ý tưởng bắt nguồn
từ chương trình Kế hoạch nhỏ - thường được triển khai trong các nhà trường và đạt được
hiệu quả không nhỏ, khi thu được hàng trăm kilôgam giấy vụn mỗi đợt. Với sự ra đời của
12


mình, VECA mong muốn mang lại sự tiện lợi và minh bạch cho người bán, đồng thời
góp phần giúp người thu mua cải thiện hiệu quả cơng việc.
- Mơ hình của VECA:
Ứng dụng VECA hoạt động tương tự như mô hình đặt xe cơng nghệ, theo đó người có
phế liệu muốn bán sẽ đặt trên ứng dụng, người mua sẽ “nhận đơn hàng” đến tận nơi để
thu gom. Dựa vào App, người bán chủ động được thời gian và có được một biểu giá phế
liệu cập nhật theo ngày rõ ràng, minh bạch. Người thu mua thì nhờ thuật tốn của ứng
dụng sẽ có khả năng thu mua được nhiều và tiết kiệm sức lực hơn. Giá thu mua hiển thị
trên app cũng do thị trường quy định, không do VECA đặt ra. Để phát triển bền vững,
VECA hoạch định doanh thu sẽ có ở giai đoạn 2, khi dịng khối lượng phế liệu đủ lớn và
cũng là lúc VECA tiến hành thu mua lại từ các vựa và bán đến các nhà máy lớn.
Trong thời gian đầu, tình nguyện viên VECA sẽ hỗ trợ người mua ve chai làm quen
với cách làm mới. VECA quan niệm những người làm cơng việc "ve chai", chính là tuyến
đầu trong việc thu gom những vật liệu có thể tái chế, nhưng vai trò của họ lại bị đánh giá
thấp. Do vậy, trong thời gian đầu VECA tiếp cận họ để giới thiệu một cách thu gom hiệu

quả hơn, cải thiện thu nhập. Nếu dự án thành cơng, hình ảnh của họ cũng sẽ chuyên
nghiệp hơn, như nghề xe ôm đã "lột xác" khi Uber vào Việt Nam.
- Tiềm năng của VECA:
Phong trào mà VECA đang khởi xướng sẽ giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên quý giá
phục vụ cho quá trình sản xuất các sản phẩm từ vật liệu tái chế, giảm nhu cầu về nhiên
liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon. Và đồng thời hình thành trong cộng đồng
lối sinh hoạt và tư duy mới, hướng tới bảo vệ môi trường nhiều hơn.
Tiềm năng:
Giao diện đúng trọng tâm, thao tác đơn giản: So với các app trung gian phổ biến khác,
UX/UI của VECA khá đơn giản, gọn mắt với hai tông màu chủ đạo là trắng và xanh
dương. Các thao tác cũng dễ dàng thực hiện như nhập địa chỉ, số điện thoại, hẹn thời
gian,… App cịn có các tính năng phụ là tích điểm, đổi quà, nhận thanh tốn qua ví
Momo, nhưng app khơng có tính năng nhắn tin hoặc gọi điện với người mua.

13


Màn hình chính của ứng dụng VECA.
Trang chủ của VECA được thiết kế như một bảng giá phế liệu có tính tương tác,
mang chức năng chủ yếu là thơng báo. Theo đó, các loại phế liệu được thu mua bao gồm:
giấy báo, giấy hồ sơ, giấy thùng, sắt đặc, sắt vụn, sắt tơn, mũ bình, mũ nhựa, nhơm, lon
nhơm, vỏ hộp giấy.
Hạn chế:
Hiện vẫn chưa có bất kỳ lưu ý nào dành cho người bán về rác thải điện tử, một mối
nguy hại tiềm ẩn cho môi trường. Trong mô hình này, VECA khơng phải là đơn vị trực
tiếp thu mua, nên họ khó có thể quản lý các loại vật liệu được mua bán trên thực tế.
App của VECA chưa cập nhật được khung giờ cụ thể cho người dùng, vì ở màn hình này,
người bán chỉ cần nhập hai thông tin là địa chỉ và thời gian, trong đó thời gian gói gọn
ngày trong tuần hoặc cuối tuần, ngồi ra khơng được chọn khung giờ cụ thể. Đây là điểm
mà app cần cải thiện để cải thiện thêm tính linh hoạt cho cả 2 bên người mua và người

bán.

14


“Điểm yếu chí mạng” trong mơ hình kinh doanh của startup khi phát triển ứng dụng
theo mơ hình sharing economy (kinh tế chia sẻ). Lấy ví dụ về các hãng xe công nghệ,
thời gian đầu họ bỏ rất nhiều tiền marketing để thu được tài xế và khách hàng đi. Điểm
mạnh của các hãng này là sau khi khuyến mại cho người dùng thì tần suất sử dụng dịch
vụ gọi xe rất cao. Một ngày có thể gọi vài lần nên họ có thể nhanh chóng thu lại lợi nhuận.
Tuy nhiên, với VECA, tần suất khách hàng sử dụng dịch vụ bán ve chai ít hơn nhiều so
với gọi xe. Một năm người ta có thể chỉ gọi bán ve chai khoảng một vài lần.
Hoặc với trường hợp người thu gom ve chai có thể dùng ứng dụng để thu mua nhưng
không bán lại cho Startup. VECA sẽ lỗ nhiều trong tình huống này bởi VECA xây dựng
app theo mơ hình khơng thu phí sử dụng nền tảng của bất cứ bên nào, cũng khơng thu
chiết khấu.
Trong chương trình Shark Tank, các Shark cũng bày tỏ quan điểm ủng ủng hộ ứng
dụng dưới góc độ doanh nghiệp xã hội vì mơi trường. Tuy nhiên xét ở khía cạnh kinh
doanh, kiếm lợi nhuận, mơ hình kinh doanh của startup khơng đủ hấp dẫn khi tần suất sử
dụng ứng dụng của khách hàng thấp và bình quân doanh thu của ve chai cũng thấp.
Gánh nặng tài chính đặc biệt là một bài tốn khó khi VECA chưa nhận được sự hỗ trợ tài
chính từ các quỹ đầu tư, cũng như đang trong giai đoạn đầu tiên, VECA khơng tiến hành
thu phí đối với người dùng, bao gồm cả người bán phế liệu, người thu gom cho tới chủ
vựa ve chai.
Về vấn đề nhân sự, hiện nay VECA chủ yếu được vận hành bởi ông Bảo cùng một
người cộng sự là bà Đỗ Thị Minh Trang, với chun mơn chính là về chiến lược,
15


marketing cũng như sự hiểu biết đối với thị trường ngành phế liệu. Dự án vẫn còn thiếu

những nhân sự quản lý về cơng nghệ và quản lý tài chính, 2 chuyên môn vô cùng quan
trọng đối với dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Kết luận: Dẫu bởi những khó khăn thách thức tiềm tàng về khả năng tài chính và
khả năng sinh lời, mơ hình VECA vẫn được kỳ vọng có thể tạo ra một cuộc cách mạng về
hình ảnh những người thu gom rác thải phi chính thức, trở nên chuyên nghiệp hơn, tương
tự những gì đã xảy ra đối với người hành nghề xe ôm dưới sự xuất hiện của Uber, Grab.
3.2.4. Mơ hình bếp tập trung - Cloud kitchen
Mơ hình Cloud kitchen là gì?
Bếp trung tâm (hay Cloud Kitchen) cịn được định nghĩa chính là mơ hình nhà
hàng "ma" có nghĩa là nó khơng hề sở hữu bất cứ một cơ sở vật lý nào từ khơng gian,
ngồi ra khu vực dùng bữa hay các trang thiết bị cho take-away đến cả việc mặt bằng
kinh doanh thơng thường. Nhà bếp này được hoạt động hồn toàn dựa vào sự hợp tác đối
với bên thứ ba hay những dịch vụ đặt hàng trực tuyến.
Mơ hình Cloud kitchen còn cho phép nhà hàng tự linh hoạt tạo ra những món ăn
từ nhiều thương hiệu và chia sẻ chung trong một khơng gian cơ sở hạ tầng. Nó có thể
hiểu đơn giản như sau: nếu một cửa hàng mà bán món nhậu vào buổi tối và cửa hàng
ngành F&B đó muốn bán thêm cơm trưa ở văn phịng, thay vì phải đi thêm những món
món mới cho những thực đơn của mình, từ đó họ có thể vận hành được một thương hiệu
CƠM TRƯA VĂN PHÒNG ở ngay trong cùng hệ thống của mình.
- Ưu điểm và nhược điểm của mơ hình Cloud kitchen
Ưu điểm
Đối với mơ hình bếp trung tâm này trước tiên sẽ đáp ứng được nhu cầu nhanh gọn
và có một giá cả hợp lý của những người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc đi đầu tư cũng dễ
dàng hơn rất nhiều so với một mơ hình truyền thống do vốn đầu tư thấp khi đã được giảm
bớt những chi phí thuê mặt bằng ở một vị trí đẹp và chi phí thuê phục vụ, lao công hay
bảo vệ và cả tiền đầu tư vào những cơ sở vật chất của nhà hàng…
Bởi vì vốn ban đầu thấp, việc gia nhập ngành sẽ có thể trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều, ngay cả đối với những bà nội trợ cũng có thể gia nhập được ngành kinh doanh ăn
uống. Bên cạnh đó, mỗi nhà hàng ở trong bếp trung tâm kinh doanh F&B hoàn toàn có
thể nhận được nhiều đơn hàng cùng lúc mà vẫn sẽ đảm bảo được tính tính xác và tốc độ

nhờ vào cơng nghệ của bên thứ ba đó.
Nhược điểm
Về nhược điểm, mơ hình bếp trung tâm cũng sẽ phơ bày về một số nhược điểm
nhất định. Việc đi tham gia vào mơ hình bếp trung tâm sẽ thường rất khó để có thể xây
dựng được thương hiệu nếu bạn tính đi đường dài. Bên cạnh đó, khi nhảy vào cuộc chơi ở
16


trên các ứng dụng kinh doanh F&B cũng sẽ có thể phải cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt
chính là cạnh tranh về giá. Thậm chí bạn đi đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc nhưng
lại phải cạnh tranh với những bà mẹ bỉm sữa hay những người chỉ làm vì niềm đam mê
và sở thích.
Ngồi ra, những bếp nằm trong bếp trung tâm sẽ còn phải trả rất nhiều “chi phí ẩn”
khác có thể kể đến như phí thuê cho bên thứ ba hay phí giao hàng, tiền điện nước và cả
các khoản chi phí khuyến mãi, giảm giá để có thể đạt số đơn hàng tối thiểu mà được yêu
cầu.
Một yếu điểm khác cần lưu ý đó chính là do khơng có những tiếp xúc với khách
hàng để có thể chăm sóc nên nơi duy nhất để khách hàng có thể phản hồi đó chính là
thơng qua các ứng dụng trong khi người chủ thương hiệu khơng có đội ngũ lên ứng dụng
để có thể xử lý phản hồi của khách hàng. Ngồi ra, mơ hình này cũng dễ có thể bị sao
chép, gặp nhiều rào cản về mặt kỹ thuật và cả quản trị…
Hơn nữa, những bao bì đóng gói sản phẩm giao hàng chủ yếu sẽ là ly, hộp xốp hay
hộp nhựa,… sẽ được nhà hàng sử dụng nhiều vơ tình dẫn đến việc ô nhiễm môi trường.
Để có thể đảm bảo giảm thiểu được điều này, những thương hiệu nên sử dụng những
nguyên vật liệu thân thiện đối với môi trường. Tuy nhiên, việc hộp đựng thức ăn bằng
giấy và các dụng cụ ăn bằng gỗ hay ống hút gạo,… sẽ có thể làm chi phí cấu thành các
món ăn cao hơn, khiến thương hiệu sẽ bị “lép vế” nếu những khách hàng có so sánh về
giá cả.
-


Tiềm năng của mơ hình kinh doanh Cloud kitchen tại Việt Nam

Bếp trên mây - mô hình nhà hàng nhưng chỉ giao nhận mà khơng nhận bất cứ thực
khách nào là một xu hướng mới đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nắm bắt được xu
hướng này, Hồng Tùng đã sáng lập cơng ty Cloud Kitchen Food Home với thương hiệu
Cloud Cook và đã đến Shark Tank mùa 4 gọi số vốn 4 tỷ cho 15% cổ phần.
Startup này đã nhận được sự đầu tư từ Shark Bình và Shark Liên với tỷ lệ mỗi người
lên tới 3 tỷ cho 20% cổ phần, tổng cộng chính là 6 tỷ cho 40% cổ phần để có thể cùng
nhau “tạo ra một điều gì đấy thật lớn lao đối với ngành F&B của Việt Nam”.




Lợi thế cạnh tranh của Cloud Cook so với những bếp trung tâm riêng của các ứng
dụng giao đồ ăn, ví dụ có thể kể đến như GrabKitchen chính là khơng bị độc
quyền và không bị hạn chế việc chỉ được bán tại một ứng dụng duy nhất. Nếu bạn
tham gia vào mô hình Cloud Cook, với một số vốn chỉ với vài chục triệu đồng,
những nhà bán hàng đã có thể khởi tạo được một khu bếp và bán hàng qua những
ứng dụng. Hiện nay mơ hình kinh doanh Cloud Cook đang có 2 điểm tại thủ đơ Hà
Nội.
Phù hợp với dịng chảy phát triển của cơng nghệ: có thể nói rằng các mơ hình kinh
doanh lỗi thời, khơng kịp thích nghi với cuộc cách mạng 4.0 dần dần sẽ bị đào thải.
17






Bếp tập trung là một đứa con của cuộc cách mạng này trong lĩnh vực food delivery,

phù hợp với sự phát triển của E-Commerce.
Phù hợp với sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng bởi tác động của dịch
bệnh.
Phù hợp với nguồn nhân lực và sự phát triển của ngành delivery hiện nay.
Đồng thời, Cloud cook sẽ phát triển hơn khi được shark Bình hỗ trợ về mặt cơng
nghệ cũng như mặt bằng phù hợp với mơ hình và có được cả cộng đồng phụ nữ
rộng lớn đầy tiềm năng từ shark Liên trong việc bổ sung nguồn nhân lực tham gia
trực tiếp hoặc vận hành hệ thống.

3.2.5. Hệ thống kết nối các kênh bán hàng - Nobita pro
Đây là một biến thể của kinh tế chia sẻ. Tại đây người bán hàng online có thể trả
phí để sử dụng những dịch vụ của nobitapro để quản lý đơn hàng của mình. Nobi Pro kết
nối tất cả hệ thống phần mềm vận hành bạn đang dùng trên một Dashboard. Với thao tác
dễ dàng bạn có thể nhanh chóng chuyển trạng thái đơn hàng và quản lý khách hàng một
cách chi tiết.
Ứng dụng có thể giúp bạn kiểm sốt hành trình đơn một cách hiệu quả. Từ đó gia
tăng tỷ lệ giao đơn hàng thành công, giảm thiểu tối đa tình trạng hồn đơn, gian lận
cước…Nobi Pro tiếp cận với khách hàng qua mọi kênh mà bạn có : Facebook, Zalo, SMS,
Email, Tổng đài, App…. Người dùng có thể dễ dàng Up Selling, Cross Selling và chăm
sóc lại khách hàng một cách tự động và cá nhân hóa theo hành vi. Hiệu quả chăm sóc
khách hàng cao chính là điểm nổi trội của Nobi Pro. Doanh nghiệp thu được doanh thu từ
phí dịch vụ hàng tháng và % hoa hồng từ đơn hàng phát sinh.
-

Tiềm năng của mơ hình:

Sự bùng nổ của bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều tham gia bán
hàng nhưng thiếu kinh nghiệm bán và quản lý đơn hàng.Theo thống kê của nền tảng số
liệu TMĐT Metric, chỉ tính riêng trong tháng 11/2022, doanh số trên TikTok Shop đã đạt
mức 1.698 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra và 32.000 nhà bán phát sinh đơn

hàng.Trung bình mỗi ngày, TikTok Shop đạt doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản
phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng.
Có trên 10000 khách hàng, hơn 300 doanh nghiệp đang đồng hành trong đó có 1 số
nhãn hàng nổi bật như Adidas, Torano, Mrsimple, Ladipage,… và có mặt hơn 10 quốc
gia. Nobi Pro đã xuất sắc đạt giải thưởng SAO KHUÊ 2021 hạng mục sản phẩm phần
mềm mới do bộ truyền thông và thông tin tổ chức. Với sứ mệnh giúp doanh nghiệp kinh
doanh online tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận, vận hành hệ thống kinh doanh và thúc đẩy
tăng trưởng nền kinh tế chuyển đổi số….

18


3.2.6. Reavol - Ứng dụng cho mọt sách
Reavol là nền tảng phục vụ nhu cầu đọc sách do Công Ty Cổ Phần Reavol sở hữu,
phát triển và làm chủ.







Tính năng chính:
Ứng dụng Reavol chắt lọc những nội dung quan trọng của các cuốn sách thành
những tóm tắt ngắn gọn, giúp người dùng dễ dàng lĩnh hội tri thức, đọc và nghe
sách tóm tắt mọi lúc mọi nơi.
Trong đó, nội dung tóm tắt sách được cung cấp từ những tác giả cộng tác, được
đánh giá qua 2 cấp độ: Ban Biên tập của DN và lượt rating trên cộng đồng.
Cho phép người dùng đăng tải những tác phẩm của mình lên ứng dụng và kiếm
tiền từ chính tác phẩm đó.

Nghe sách bản tóm tắt và bản đầy đủ ở bất kì nơi đâu với kho audiobook với gần
20 thể loại.
Reavol xây dựng tủ sách dành cho mọi đối tượng: Tủ sách doanh nghiệp, tủ sách
cho bé; tủ sách địa phương.
Cho phép người dùng tự do bình luận dưới các tác phẩm, mua các tác phẩm, lưu
trữ những truyện hay vào kho sách.

Cụ thể về mơ hình KTCS: Ứng dụng Reavol hoạt động trên cả 2 mơ hình B2C và
B2B. Trong đó, sàn thương mại điện tử nội dung số sẽ là nơi bán các nội dung tóm tắt
sách. Trong đó, các tác giả (có thể là người dùng) đăng tải những tác phẩm (nội dung tóm
tắt sách) lên ứng dụng và kiếm tiền từ chính tác phẩm đó. Reavol là nơi khám phá ra các
tác giả tài năng, hỗ trợ tác giả xuất bản truyện thành sách và chuyển thể thành kịch bản
phim.









Tiềm năng của Reavol:
Theo thống kê của Newzoo, VN có hơn 66,5 triệu người dùng smartphone
trong năm 2021, đứng thứ 9 trên thế giới.
Lượng người đọc sách giấy chưa cao: chỉ có khoảng 21% trên tổng số người
Việt có thói quen đọc sách. Ứng dụng hướng tới giải quyết bài tốn nâng cao văn
hóa đọc sách tại Việt Nam
Ứng dụng sở hữu các thể loại sách được yêu thích nhất: Reavol mang đến cho
người dùng trải nghiệm mới mẻ với hình thức sách tóm tắt - thu nạp kiến thức

nhanh hơn đến 80% so với việc đọc một cuốn sách thơng thường. Người dùng có
thể đọc sách, nghe sách nói mọi lúc mọi nơi, cả bản đầy đủ và bản tóm tắt.
Mơ hình góp phần giải quyết vấn đề kết nối các thành phần trong chuỗi sản xuất,
phân phối, cung ứng sách nói. Đồng thời, góp phần giải quyết bài tốn nhức nhối
về sách lậu, sách khơng rõ nguồn gốc xuất xứ và kết nối người đọc và tác giả để
tạo sự u thích tác phẩm, tìm hiểu tác phẩm.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, nhà sáng lập của Reavol cho biết, startup này
đặt kế hoạch đến tháng 9/2023 sẽ có 2 triệu người dùng, đến năm 2024 là 5 triệu.
19


Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày startup lại có thêm 1.500 người đăng ký mới không
tốn một khoản marketing nào.
4. Thực tế kết quả của doanh nghiệp KTCS
4.1 Ứng dụng tìm phịng trọ Ohana
4.1.1. Kết quả đạt được
Thành lập năm 2017, Ohana là startup kết nối chủ nhà trọ với những người trẻ có
nhu cầu thuê nhà. Trong đó, người đi thuê đa số là các bạn sinh viên, những người mới ra
trường, có khả năng chi trả từ 1,5 – 4 triệu đồng/tháng. Ứng dụng thu phí từ chủ nhà trọ
và lấy từ 30% của tháng cọc đầu tiên.
Trong thời gian hoạt động của mình, Ohana đã làm rất tốt việc hỗ trợ người dùng
đặt cọc thuê phòng, giúp chủ nhà quảng bá thơng tin về phịng trọ, thanh tốn qua ứng
dụng và giữ vai trị trung gian hỗ trợ cả hai bên về các thông tin liên quan mà các dịch vụ
thuê khác chưa làm được.
Năm 2018, startup này lên gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam. Ở thời điểm đó mơ
hình đã có 40 nghìn user (người dùng). Tốc độ tăng trưởng lượt user hàng tháng là 40%.
Riêng tháng 8 cùng năm, ứng dụng có khoảng 70.000 người online. Tính đến thời điểm
hiện tại, Ohana tăng trưởng gấp đơi so với năm ngối, cho dù khơng đầu tư nhiều vào
quảng cáo
Chỉ một năm kể từ ngày lên sóng Shark Tank, Cathy Thảo Trần tiết lộ với KrAsia

rằng sau gần 3 năm ra mắt hiện tại, họ đã cán mốc tới 300.000 người dùng tại ba thành
phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, số lượng người dùng tăng lên 25%
mỗi tháng.
Đối với thị trường Singapore, Ohana tự tin khơng có đối thủ cạnh tranh bởi phân
khúc mà startup nhắm tới là những người trẻ muốn tìm phịng trọ với ngân sách thấp,
khoảng 500 - 1.500 đô Sing (368 - 1.104 USD). Trong khi đó tại Singapore, các nền tảng
phổ biến hiện nay như 99.co và PropertyGuru lại chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp.
4.1.2. Nhận xét về hạn chế và Nguyên nhân
 Hạn chế
Những thành công mà Ohana đạt được so với những hạn chế còn tồn đọng là thực sự
chênh lệch
Thứ nhất, không đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng. Trên App Store
cũng như Google Play, ứng dụng Ohana nhận nhiều đánh giá 1 sao từ người dùng thời
gian gần đây vì lý do app liên tục treo, tin đăng cũ, khơng tìm được phịng trọ phù
hợp,…Trên App Store, điểm trung bình của ứng dụng là 2,9/5. Theo phản ánh của một số
khách hàng thời gian gần đây, khi liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ th phịng trọ
cũng khơng nhận được phản hồi từ phía Ohana. PV Người đưa tin Pháp luật đã liên hệ
trực tiếp với CEO Trần Phan Thanh Thảo của Ohana nhưng không nhận được phản hồi

20


Thứ hai, trong suốt những năm hoạt động, ứng dụng Ohana không cập nhật phiên bản
mới trên App Store cũng như Google Play, một điều bất thường với các startup cơng
nghệ nói chung.
Thứ ba, tính đến thời điểm hiện tại, fanpage Ohana - Phòng cho thuê, ở ghép đăng tải
bài viết cuối cùng ở tháng 11/2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 tới nay, website và
fanpage của Ohana khơng có cập nhật mới (bài đăng mới nhất được đăng tải từ tháng
11/2020). Hơn nữa, tính đến thời điểm hiện tại, nữ sáng lập đã tham gia kêu gọi trên
Shark Tank đã khơng cịn gắn bó với Ohana nữa. Theo thơng tin trên Linkedin, Cathy

Thảo Trần là đồng sáng lập Ohana trong giai đoạn tháng 1/2018 đến tháng 8/2021.
 Nguyên nhân
Thứ nhất, Vị trí trên thị trường bất động sản, Ohana đúng là doanh nghiệp trẻ, vẫn
đang trong quá trình điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ sao cho người thuê và người cho
thuê kết nối được với nhau hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà những nhà sáng lập như mình có
cơ hội để học hỏi và rút kinh nghiệm từ nhiều nền tảng về bất động sản đi trước. Tuy
nhiên, học hỏi khơng có nghĩa là sao chép, càng khơng phải là để tìm cách đánh bại đối
thủ, mà học hỏi dựa trên cái mình sẵn có kết hợp với sự sáng tạo để phục vụ người dùng.
Thứ hai, mô hình của Ohana tiềm ẩn rủi ro cao bởi tính khôn lỏi của người Việt, khi
khách thuê và chủ trọ dễ bắt tay nhau "bẻ cị" để khơng phải trả phần hoa hồng cho nền
tảng này.
Thứ ba, trong thời gian dịch bệnh covid Ohana khó nằm ngồi vùng ảnh hưởng của
dịch bệnh như các hãng cho thuê nhà tương tự.
Thứ tư, doanh nghiệp gặp khó trong q trình tìm hiểu thị trường để khám phá nhu cầu
và những phản hồi từ người dùng. Nhiều khi đã có được phản hồi, nhưng nếu khơng sàng
lọc, thì cũng khơng thể biết được, ứng dụng đang lỗi ở đâu và có nghiêm trọng hay khơng.
Thứ năm, một khó khăn nữa là việc tiếp cận với các chủ nhà. Đa số chủ nhà ở độ tuổi
40 - 50, thậm chí lớn hơn, nên khơng dễ dàng thực hiện các thao tác trên ứng dụng. Vì
vậy, Ohana đã phải thay đổi chiến lược liên tục, tập trung vào những người quản lý, vận
hành, người thân của chủ nhà có khả năng sử dụng cơng nghệ điều này dẫn đến những
bất cập trong điều hành.
4.2. Nền tảng cho thuê nhà - Luxstay
4.2.1. Kết quả đạt được
Với những ưu điểm như giá thuê nhà rẻ hơn nhưng chất lượng dịch vụ vẫn rất tốt,
Luxstay ngày càng được nhiều người lựa chọn để đặt thuê nhà với chi phí rẻ. Về hoạt
động cho thuê nhà, Luxstay sẽ hợp tác với các đơn vị thiết kế, trang trí nội thất, dịch vụ
dọn phòng để tư vấn cho chủ nhà. Ngồi ra, Luxstay cịn tổ chức các khóa học về bán
hàng, marketing, làm sao giúp chủ nhà tối ưu hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, mơ hình kinh doanh của Luxstay mang đến những trải nghiệm độc
đáo, mới lạ khi lưu trú. Bạn sẽ được Luxstay gợi ý về dịch vụ ăn uống, đặt chỗ, đặt bàn,

để làm sao khách lưu trú tại các homestay, biệt thự, nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
Trong năm 2017 – năm đầu tiên thành lập nhưng tổng giá trị giao dịch trên nền
tảng Luxstay đã đạt 300.000 USD. Đến tháng 3 năm 2018, Luxstay đã gọi vốn thành
21


công được 2,5 triệu USD từ các nhà đầu tư Genesia Ventures, Founders Capital, Y1
Ventures và 2 nhà đầu tư khác. Tháng 1 năm 2019, công ty gọi vốn thành công khoản
tiền 3 triệu USD từ quỹ CyberAgent và các nhà đầu tư khác. Tháng 5 năm 2019, sau
chuyến đi 5 ngày gặp nhà đầu tư tại Hàn Quốc, Luxstay cơng bố hồn tất vịng gọi vốn
Bridge với sự tham gia của hai nhà đầu tư mới đến từ Hàn Quốc là GS Home Shopping
(GS Shop) và Bon Angels. Thương vụ trị giá 4.5 triệu USD này có thể coi là một trong
những khoản rót vốn early stage lớn nhất từ trước đến nay dành cho một startup công
nghệ Việt Nam. Vậy là nếu tính đến năm 2019, Luxstay đã có 3 vịng gọi vốn thành cơng
với tổng số tiền huy động lên đến khoảng 6 triệu USD. Có thể nói, Luxstay là một startup
nhận được sự "hậu thuẫn" của rất nhiều quỹ đầu tư trong, ngoài nước cùng sự hỗ trợ của
các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam, và đặc biệt là màn đầu tư hợp
tác của ca sĩ nổi tiếng đình đám Vbiz Sơn Tùng M-TP. Luxstay cũng khá tham vọng khi
đặt ra mục tiêu cán mốc doanh thu hàng năm trên 300 triệu USD vào năm 2023 và chiếm
lĩnh khoảng 30% thị phần trên toàn bộ thị trường kinh doanh bất động sản và du lịch.
Trong vòng hơn 2 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, du lịch, Luxstay đã
có một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và hiện nay nền tảng này đã có mặt tại 8 tỉnh,
thành phố tại Việt Nam và 2 địa điểm tại Bangkok, Thái Lan với gần 20.000 chỗ nghỉ
trên khắp toàn quốc và hệ thống đối tác đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Là công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ chính thức và đầu tiên tại Việt Nam,
Luxstay đã nhanh chân hơn các thương hiệu khác trong lúc Việt Nam chưa có một doanh
nghiệp nào đủ lớn để dẫn dắt thị trường khi các hình thức cho thuê nhà, cho thuê
homestay còn nhỏ lẻ và rời rạc. Luxstay đã tận dụng triệt để lợi thế dẫn đầu của người đi
tiên phong cũng như sự am hiểu về thị trường bản địa, nhanh chóng thâu tóm thị trường,
đẩy mạnh tốc độ phát triển tập trung vào cốt lõi và giá trị trải nghiệm của sản phẩm, từ đó,

gây dựng nên một hệ sinh thái về dịch vụ lưu trú ngắn hạn chuyên biệt cho homestay của
riêng mình. Luxstay đạt đến thành cơng là nhờ cách nhìn nhận vấn đề thị trường bất động
sản. Có thể thấy rằng trong vịng 6 năm trở lại đây ngành bất động sản có sức mạnh cực
kỳ lớn, mở rộng từ quy mô đến chất lượng. Thêm vào đó, ngành bất động sản được đánh
giá là sẽ phát triển trong vài năm tới ở các thành phố lớn và những thành phố trọng điểm
du lịch. Đây là lợi thế đầu tiên để Luxstay có được nguồn lực đầy tiềm năng phát triển hệ
thống nhà ở, khách sạn cho th của mình. Có thể chưa so sánh được với “ông lớn”
Airbnb, những ứng dụng thuần Việt như Luxstay đang ngày càng được ưa chuộng và tin
tưởng sử dụng bởi sự am hiểu văn hóa bản địa, những chính sách khuyến mại cũng như
dịch vụ chăm sóc khách hàng.
4.2.2. Nhận xét về hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế
Với sự hậu thuẫn của rất nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước, Luxstay đặt ra
mục tiêu đầy tham vọng với doanh thu trên 300 triệu USD vào năm 2023 nhưng lại đang
lỗ liên miên.
Tháng 12/2018, Luxstay tăng vốn điều lệ lên 22 tỷ đồng và lần lượt tăng tới 68 tỷ
đồng (tháng 6/2019), 137 tỷ đồng vào tháng 8/2019 sau các vịng gọi vốn thành cơng.
Ngay trong năm đầu thành lập, năm 2018, Luxstay Việt Nam lỗ 13,9 tỷ đồng khi chỉ phát
22


×