Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC CHIA SẺ KHÔNG GIAN LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.54 KB, 21 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
----------o0o----------

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ CHIA SẺ
Đề tài:
KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC CHIA SẺ KHÔNG GIAN LÀM VIỆC
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hƣớng dẫn

:

Lê Hải Hà

Mã lớp học phần

:

2303FECO1911

Nhóm thực hiện

:

Nhóm 9

Hà Nội, 2023


Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2


B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 3
1.1. Khái quát Kinh tế chia sẻ ............................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ ........................................................................ 3
1.1.2. Phân loại mơ hình Kinh tế chia sẻ hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới
................................................................................................................................. 3
1.1.3. Các lợi ích cơ bản của Kinh tế chia sẻ .................................................... 5
1.2. Khái niệm và đối tượng của mơ hình chia sẻ khơng gian làm việc ............... 5
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.2.2. Đối tượng của chia sẻ không gian làm việc ............................................ 6
1.3. Chia sẻ không gian làm việc theo mơ hình KTCS ......................................... 8
Chƣơng 2: Sự phát triển Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ khơng gian làm
việc tại Việt Nam ............................................................................................................ 9
2.1. Tình hình phát triển Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm
việc tại Việt Nam ......................................................................................................... 9
2.2. Đánh giá sự phát triển của Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian
việc làm tại Việt Nam ................................................................................................ 11
2.2.1. Thành tựu của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc
làm tại Việt Nam ................................................................................................... 11
2.2.2. Tồn tại và hạn chế của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian
việc làm tại Việt Nam ............................................................................................ 14
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia
sẻ không gian việc làm tại Việt Nam .................................................................... 15
Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển và một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế chia
sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm tại Việt Nam .................................... 15
3.1. Xu hướng phát triển của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian
việc làm tại Việt Nam ................................................................................................ 15
3.2. Kiến nghị nhằm phát triển kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian
làm việc...................................................................................................................... 17
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 19

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 20
1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế chia sẻ (KTCS) không phải là lĩnh vực mới, trong những năm gần đây, kinh tế
chia sẻ đang có xu hướng chuyển đổi từ hoạt động chia sẻ truyền thống (chủ yếu là chia
sẻ giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè) sang hình thức kinh doanh (cho thuê, mượn,
trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa những người xa lạ) với mục đích thương mại. Ở Việt
Nam, kinh tế chia sẻ tuy chưa phát triển mạnh như ở nhiều ở quốc gia trên thế giới nhưng
cũng có sự dịch chuyển từ kinh tế truyền thống sang mục đích thương mại.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế chia sẻ mang tính chất đổi mới, sáng tạo không ngừng,
sử dụng các thành tựu công nghệ của CMCN 4.0, có phần giao thoa với kinh tế số. Nền
kinh tế chia sẻ luôn luôn tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, tạo thêm nhiều sự lựa
chọn cho người tiêu dùng. Mặt khác, do tính hữu ích của nền tảng kết nối, điều hành và sự
ưu thích sử dụng sản phẩm dịch vụ chia sẻ của người sử dụng dịch vụ (dễ tiếp cận dịch
vụ, tiết kiệm thời gian và chi phí, sau giao dịch người sử dụng dịch vụ và người cung ứng
dịch vụ có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng kết nối,…) dẫn đến tăng cầu kéo theo tăng
cung dịch vụ. Hoạt động giao dịch của các mơ hình kinh tế chia sẻ khá nhộn nhịp, số
lượng của các giao dịch kinh tế trên nền tảng của các mơ hình kinh tế chia sẻ tăng rất
nhanh, điều này thể hiện rõ nhất trong loại hình dịch vụ vận tải trực tuyến, loại hình dịch
vụ chia sẻ phịng ở, loại hình dịch vụ bán hàng trực tuyến qua sàn thương mại điện tử,…
và không thể không kể đến lĩnh vực chia sẻ không gian làm việc. Nhận thức được tầm
quan trọng của mơ hình kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân, nhóm 9 xin được thực
hiện đề tài “ Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm việc tại Việt Nam”.

2


B. NỘI DUNG

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái quát Kinh tế chia sẻ
1.1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ
Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục của
các doanh nghiệp thường được mô tả bằng thuật ngữ chung là “kinh tế chia sẻ” . Mơ hình
kinh tế chia sẻ là sự thay đổi trong cách thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Đây là phương
thức kết nối mới giữa người mua và người bán, bằng cách tận dụng sự phát triển cơng
nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận được nguồn khách hàng lớn thông qua
nền tảng số. Sự phát triển của kinh tế chia sẻ được dẫn dắt bởi sự phát triển của công
nghệ, nhận thức về giảm thiểu tác động đối với hệ sinh thái, sự thay đổi thái độ đối với
quyền sở hữu sản phẩm cũng như nhu cầu của người dùng đối với mạng xã hội.
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, hay nói một cách
khác là khơng có một định nghĩa chung cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia. Mức
độ rộng hẹp của các định nghĩa cũng khác nhau, cũng như các định nghĩa có thể xuất phát
từ các góc nhìn khác nhau. Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) còn được gọi theo nhiều
tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand
economy), kinh tế nền tảng (platform economy),... Ranh giới giữa các khái niệm có sự
đồng nhất và khơng đồng nhất ở một số khía cạnh, tuy nhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi
khác của mơ hình kinh tế chia sẻ đầu có bản chất là một mơ hình kinh doanh mới của kinh
doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển cơng nghệ số giúp tiết kiệm chi phí
giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Đây là một
phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người bán (người cung cấp) đối
với một hoạt động kinh tế.
1.1.2. Phân loại mơ hình Kinh tế chia sẻ hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới
Một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện ở Việt Nam, trong đó nổi lên ba loại
hình dịch vụ:
(1) Lĩnh vực vận tải với dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông (như Grab, Go Viet,
Dichung, Fastgo, Be v.v..);
(2) Dịch vụ lưu trú, du lịch (như Airbnb, Travelmob, Luxstay);
(3) Lĩnh vực tài chính với dịch vụ cho vay ngang hàng (chủ yếu tập trung vào các doanh

nghiệp Fintech).
Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng đã được hình thành như chia sẻ khơng gian làm
việc (coworking space) như bTaskee hay Designcrowd, chia sẻ lao động và việc làm,…
Ở coworking Việt Nam, bạn được cùng nhau làm việc, chia sẻ không gian làm việc
chung. Tại đây, bạn có thể sử dụng và chia sẻ các tiện ích của một khơng làm việc cao
3


cấp. Cụ thể, phòng họp, khu vực tiếp khách, điện, nước, internet wifi, máy
photocopy… Hơn thế, môi trường coworking space mang đến tính cộng đồng, đề cao
tính tương tác mang đến hiệu quả trong quá trình làm việc.
Tại Hà Nội, top 10 coworking space hàng đầu bao gồm: COGO, TOONG,
KICOWORKING SPACE, UP COWORKING SPACE, HANOIHUB COWORKING
SPACE, DESKA, Y-NEST COWORKING SPACE, HANOI OFFICE COWORKING
SPACE, IHOUSE, Belink Office
• Trong lĩnh vực vận tải, các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình kinh tế chia sẻ đã huy
động một số lượng lớn phương tiện vận tải (ô tô, xe máy) của cá nhân, đơn vị kinh doanh
tham gia vào loại hình dịch vụ vận tải trực tuyến (Grab, Gojec, Dichung, Fastgo, Be).
• Trong lĩnh vực lưu trú du lịch, ước tính đến tháng 1/2019 đã huy động được khoảng
18.230 cơ sở lưu trú tham gia mơ hình Airbnb và cịn nhiều cơ sở kinh doanh chia sẻ
phòng ở, phòng làm việc đăng ký ở các ứng dụng khác.
• Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, loại hình Fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt
của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt
động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các cơng ty Fintech, thành lập các quỹ
đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech...
Trên thế giới đã có một số mơ hình kinh tế chia sẻ vận hành và đi vào hoạt động, có
thể kể tên một số mơ hình tiêu biểu dưới đây:
• Grab: Đây là mơ hình kinh tế taxi cơng nghệ, cộng đồng. Theo đó, chủ sở hữu xe sẽ
đăng ký trên nền tảng ứng dụng, người muốn đi xe sẽ lên nền tảng tìm xe gần đó, liên lạc
để người lái xe đến nơi và chở mình đi. Sau sử dụng dịch vụ, người lái và người dùng

dịch vụ sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Mơ hình Grab hiện đang khá phổ biến tại Việt
Nam. Một số mơ hình tương tự như thế này có thể kể tên là Bee, Gojek...
• Airbnb: Đây là mơ hình chia nhà ở cho người đi du lịch bằng cách tận dụng những căn
phịng khơng dùng đến. Theo đó, chủ sở hữu nhà cho th nhà mình trên nền tảng, người
thuê nhà sẽ lên nền tảng để tìm căn nhà phù hợp. Sau giao dịch, người thuê và người cho
thuê có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Mơ hình Airbnb cũng đã có mặt tại Việt
Nam.
• RelayRides: Đây là một mơ hình kinh tế chia sẻ thông qua chia sẻ xe ô tô trong cộng
đồng bằng cách tận dụng những chiếc xe ô tô được tư nhân sở hữu. Chủ sở hữu xe có thể
cho thuê xe của mình trên nền tảng. Người thuê xe sẽ đến gặp người chủ xe để nhận chìa
khóa, sau đó trả lại chìa khóa khi th xong. Kết thúc q trình giao dịch, người th và
người cho th có thể đánh giá lẫn nhau.
• KickStarter: Đây là mơ hình gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án. Cụ thể người
có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ… sẽ đăng nội
dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn.

4


Người cấp vốn có thể thu lại được những sản phẩm của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo
mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ dự án.
1.1.3. Các lợi ích cơ bản của Kinh tế chia sẻ
Một là, kinh tế chia sẻ tác động tích cực đến mơi trường. Lợi ích lớn nhất của kinh tế
chia sẻ là việc tiết kiệm tài nguyên thông qua việc sử dụng tiết kiệm tài sản. Với việc tiết
kiệm trong sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài nguyên... các hoạt động kinh tế
chia sẻ tác động tích cực tới mơi trường thơng qua giảm phát thải khí nhà kính, giảm khối
lượng các chất thải ra mơi trường.
Kinh tế chia sẻ cung cấp quyền sử dụng thông qua việc tiếp cận nguồn lực thay vì sở
hữu nguồn lực. Chính vì vậy, nhu cầu về việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ giảm đi
đáng kể. Ít các hoạt động sản xuất đồng nghĩa với ít hơn sự xuất hiện của các tác nhân gây

hại cho môi trường, ít khí thải carbon.
Hai là, kinh tế chia sẻ giúp giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động kinh tế. Thông
qua các nền tảng trực tuyến, người mua và người bán nhanh chóng tìm được nhau, tương
tác trực tiếp với nhau; tiết kiệm được thời gian tìm đối tác, tiết kiệm thời gian thương
lượng và chốt giao dịch. Kết quả cuối cùng là người tiêu dùng được hưởng lợi và hiệu quả
sản xuất trong nền kinh tế tăng lên.
Ba là, kinh tế chia sẻ giúp gia tăng tài sản, thu nhập, tăng năng suất, tăng nhu cầu và
mở rộng tiêu thụ, thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới ở cấp độ cá nhân. Sản phẩm, dịch vụ cung
cấp trong kinh tế chia sẻ là những tài sản “nhàn rỗi”, chưa được tận dụng đúng mức. Kinh
tế chia sẻ đem đến cơ hội tận dụng nguồn tài sản đó. Tài sản vốn nhàn rỗi đem đến lợi ích
khơng chỉ cho người mua mà cả người cung cấp dịch vụ. Nếu để không, tài sản không tạo
ra giá trị, nhưng khi được đưa vào sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng đúng cách, đúng mức,
tài sản đem đến giá trị.
Trong mơ hình kinh tế chia sẻ, giá trị đó có thể quy đổi thành phí sử dụng mà người
bán thu từ người mua. Như vậy, tài sản nhàn rỗi sẽ đem đến cho chủ sở hữu thêm nhiều
tài sản hơn nữa; từ đó, thu nhập tăng lên. Thu nhập nhiều hơn giúp họ có thêm nhiều lựa
chọn, tiếp cận với các lựa chọn tốt hơn. Kinh tế chia sẻ đã góp phần tạo nên thu nhập cho
nhiều người.
Bốn là, kinh tế chia sẻ tạo cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ. Kinh
tế chia sẻ loại bỏ hoặc giảm các rào cản gia nhập thị trường như vốn đầu tư nguồn lực sản
xuất, mạng lưới phân phối phức tạp. Do đó, cho phép nhiều cá nhân khởi nghiệp, tạo cơ
hội việc làm, tham gia thị trường từ nguồn lực sẵn có. Kinh tế chia sẻ tạo cơ hội để con
người chia sẻ kỹ năng của mình. Cùng với cơng việc chính thức, tồn thời gian, mỗi
người có thể dành thêm thời gian và kỹ năng chưa tận dụng hết của mình cho một người
đang cần hoặc thiếu kỹ năng đó. Sử dụng kỹ năng của mình đem đến giá trị cho cộng
đồng cũng được xem là một trong những lợi ích của kinh tế chia sẻ.
1.2. Khái niệm và đối tƣợng của mơ hình chia sẻ khơng gian làm việc

5



1.2.1. Khái niệm
Theo một cách đơn giản nhất, chia sẻ khơng gian làm việc hay cịn gọi là Coworking
Space được chia làm hai phần đó là “Coworking” và “Space”. “Space” là khơng gian làm
việc chung, văn phịng làm việc chia sẻ dành cho nhiều doanh nghiệp, công ty, đơn vị, cá
nhân khác nhau . Sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các dịch vụ văn phòng (in ấn, wifi, cafe,
sport, relaxing…) giúp tối ưu chi phí vận hành hệ thống. Những không gian làm việc
chung thường được thiết kế hiện đại, với nhiều concept khác nhau, phù hợp với từng
nhóm nhu cầu nhằm tăng cảm hứng làm việc và tính sáng tạo cho thành viên.
“Coworking” đề cao tính cộng đồng, giao lưu, chia sẻ, kết nối, học hỏi, giúp đỡ, tạo nên
những mối quan hệ kinh doanh giữa những cá nhân và doanh nghiệp trong cùng một
Coworking Space. Trong hệ sinh thái Coworking Space đó hiệu suất cơng việc sẽ được
đẩy lên cao nhất. Những hoạt động giải trí, giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm,…giữa các
thành viên sẽ là chìa khóa để gắn kết cộng đồng trong một khơng gian làm việc chung.
Do vậy có thể hiểu đơn giản Coworking Space hay chia sẻ không gian làm việc là
việc mọi người chia sẻ một khơng gian văn phịng có sức chứa cho cả trăm công ty cùng
làm việc, sử dụng chung các khu vực và trang thiết bị mà các văn phịng riêng sử dụng
lãng phí để tối ưu chi phí, nhưng lại vẫn có các khơng gian độc lập cho từng công ty hoạt
động. Đây cũng là nơi mà hàng trăm cơng ty hoạt động trong đó hàng ngày có các cơ hội
gặp gỡ giao lưu với nhau để mở rộng mối quan hệ và cơ hội kinh doanh.
1.2.2 Đối tƣợng của chia sẻ không gian làm việc
1.2.2.1 Nhà cung cấp nền tảng kinh tế chia sẻ:
Nhà cung cấp nền tảng trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc là tổ
chức hoặc cá nhân cung cấp một nền tảng công nghệ giúp kết nối giữa người cung cấp
không gian làm việc và người sử dụng.
Nhà cung cấp nền tảng cung cấp một môi trường trực tuyến để quản lý các không
gian làm việc được chia sẻ, bao gồm quản lý đặt chỗ, thanh toán và giao tiếp giữa người
cung cấp không gian làm việc và người sử dụng.
Ngoài ra, nhà cung cấp nền tảng cũng có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho
người sử dụng, bao gồm dịch vụ tiếp tân, quản lý hồ sơ và hỗ trợ khách hàng.

Ví dụ: WeWork, Regus,...
1.2.2.2 Nhà quản trị nền tảng mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc
Nhà quản trị nền tảng trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong khơng gian làm việc là
người hoặc tổ chức quản lý và vận hành nền tảng công nghệ, giúp kết nối giữa người cung
cấp không gian làm việc và người sử dụng.
Nhà quản trị nền tảng phải có trách nhiệm quản lý các hoạt động của nền tảng, bao
gồm việc thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và bảo mật thông tin của người sử dụng. Ngoài

6


ra, họ cũng cần cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho người sử dụng, bao gồm hỗ trợ
khách hàng, quản lý hồ sơ và hỗ trợ kỹ thuật.
Nhà quản trị nền tảng phải xác định và thực hiện các chính sách và quy trình quản lý
nền tảng, đảm bảo tính an tồn, an ninh và chất lượng của các khơng gian làm việc được
chia sẻ.
Ví dụ: WeWork, Regus, Deskpass, LiquidSpace và nhiều nền tảng kinh doanh khác.
1.2.2.3. Thành viên tham gia mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc
a. Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc là các
đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của nền tảng kinh tế chia sẻ, như vệ
sinh, bảo trì, cung cấp thiết bị văn phịng, đồ ăn uống, giải trí, đào tạo, tư vấn v.v. Đây là
những dịch vụ giúp cho việc sử dụng không gian làm việc được hiệu quả hơn, tiết kiệm
chi phí và tăng cường trải nghiệm cho người dùng. Nhà cung cấp dịch vụ là một yếu tố
quan trọng trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc, giúp nâng cao chất
lượng dịch vụ và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Một số ví dụ về nhà cung cấp dịch vụ trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong khơng gian
làm việc bao gồm:



JLL (Jones Lang LaSalle): Công ty cung cấp dịch vụ bất động sản và quản lý tài
sản cho WeWork, một trong những nền tảng kinh tế chia sẻ lớn nhất trong lĩnh vực
không gian làm việc.



Sodexo: Công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến ăn uống và giải trí cho các
khơng gian làm việc chia sẻ, giúp tăng cường trải nghiệm cho người dùng.



Regus: Nền tảng cung cấp không gian làm việc chia sẻ lớn, cũng cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ như vệ sinh, bảo trì, tư vấn và giải trí.



Compass Offices: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nhau cho không gian làm việc
chia sẻ, bao gồm cả thiết bị văn phòng và trang thiết bị kỹ thuật số.

b. Khách hàng
Trong mơ hình kinh tế chia sẻ trong không gian làm việc, khách hàng là những người
sử dụng dịch vụ chia sẻ không gian làm việc của nhà cung cấp nền tảng hoặc nhà cung
cấp dịch vụ. Trong mơ hình này, đối tượng được hướng đến có thể là cá nhân, doanh
nghiệp hoặc tổ chức.
Ví dụ: Những người làm việc tự do (freelancer), các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
doanh nghiệp tập đoàn lớn (Như: Microsoft, Samsung, HSBC, Deutsche Bank, Mercedes
Benz Technology Services).

7



1.3. Chia sẻ khơng gian làm việc theo mơ hình KTCS
Mơ hình chia sẻ khơng gian làm việc hiện này được hoạt động đa dạng ba gồm: mơ
hình kinh tế tập trung, mơ hình kinh tế phi tập trung hoặc mơ hình kinh một mơ hình kinh
tế chia sẻ tập trung.
1.3.1. Mơ hình kinh tế tập trung
Đây là mơ hình mà doanh nghiệp cung cấp nền tảng cơ sở hữu tài sản và định giá dịch
vụ. Bản thân nền tảng sở hữu tài sản và đặt giá, kiểm soát nhiều hơn về chất lượng, tình
trạng sẵn sàng và chuẩn hóa hơn nền tảng phi tập trung và thu tỷ lệ giá trị giao dịch cao
hơn nhưng chi phí và quy mô vốn cũng cao hơn do vốn ban đầu lớn và cần số lượng sử
dụng cao để có thể duy trì.
Ví dụ:
Regus sở hữu và quản lý một mạng lưới các văn phịng chia sẻ trên tồn cầu và kiểm
sốt hoàn toàn giá cả và chất lượng dịch vụ. Khách hàng sử dụng dịch vụ của Regus
thông qua việc thuê một văn phòng chia sẻ hoặc một chỗ ngồi làm việc trong không gian
chia sẻ và trả tiền cho Regus. Nền tảng này cung cấp các tiện ích như wifi, điện thoại, bàn
làm việc và phòng họp và đảm bảo rằng không gian làm việc luôn sẵn sàng để sử dụng.
Vì Regus làm chủ sở hữu của tài sản, nên giá th các khơng gian làm việc và các khoản
phí khác của Regus có thể cao hơn so với mơ hình phi tập trung hoặc hỗn hợp. Ngồi ra,
mơ hình này cũng đòi hỏi vốn ban đầu lớn để đầu tư vào các tài sản như văn phòng,
phòng họp và trang thiết bị khác để cung cấp cho khách hàng sử dụng.
1.3.2. Mơ hình kinh tế chia sẻ phi tập trung
Đây là mơ hình doanh nghiệp cung cấp nền tảng chỉ tạo môi trường nền tảng, thành
phần cung cấp dịch vụ là sở hữu và cũng quyết định theo giá dịch vụ. Trong mơ hình kinh
doanh với nền tảng này, người sở hữu tài sản đưa ra các điều khoản và cung cấp tài sản
trực tiếp cho người dùng; nền tảng tạo ra sân chơi và hỗ trợ giao dịch để đổi lại lấy chi phí
hoa hồng, chi pí vốn bỏ ra thấp.
Ví dụ là nền tảng Deskpass. Deskpass là một nền tảng cho phép người dùng đăng ký
sử dụng không gian chia sẻ từ một mạng lưới các đối tác trên tồn quốc tại Mỹ. Deskpass
khơng sở hữu tài sản mà cho phép người dùng đăng ký để truy cập vào một mạng lưới các

không gian làm việc đa dạng, bao gồm các trung tâm coworking, các quán cà phê và các
văn phịng tư nhân. Người dùng có thể trả tiền để sử dụng các không gian làm việc này,
tuy nhiên giá cả và chất lượng của từng không gian sẽ được quyết định bởi chính đối tác
cung cấp khơng gian đó, chứ khơng phải do Deskpass đưa ra. Deskpass thu phí hàng
tháng hoặc hàng năm từ người sử dụng dịch vụ của họ, nhưng giá cho việc thuê
Coworking Space được quyết định bởi các đối tác Coworking Space của họ. Nền tảng
Deskpass chỉ cung cấp công cụ để quản lý giao dịch và hỗ trợ cho các bên trong q trình
sử dụng dịch vụ của mình.
1.3.3. Mơ hình kinh tế chia sẻ hỗn hợp
8


Mơ hình kinh tế chia sẻ hỗn hợp là sự kết hợp giữa các đặc tính của mơ hình tập trung
và phi tập trung. Với mơ hình này, chủ sở hữu tài sản sẽ cung cấp dịch vụ với giá tiêu
chuẩn được đặt ra bởi nền tảng, đồng thời nền tảng đóng vai trị quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chi phí ban đầu thấp hơn so với mơ hình tập trung, nhưng
vẫn cao hơn so với mơ hình phi tập trung. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, việc tuyển
chọn và quản lý nhà cung cấp rất quan trọng cũng rất.
Ví dụ:
WeWork cung cấp các khơng gian làm việc cho các khách hàng thuê trong một mơ
hình kinh tế chia sẻ hỗn hợp. WeWork sở hữu và quản lý tài sản, đồng thời cũng kết nối
các chủ nhà tài sản khác để thuê không gian làm việc bổ sung cho mạng lưới của mình.
Trong mơ hình kinh tế chia sẻ hỗn hợp của WeWork, các khách hàng sử dụng dịch vụ của
WeWork và trả tiền cho công ty. Giá thuê không gian làm việc được đặt ra bởi WeWork,
nhưng WeWork cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Việc tuyển chọn và quản lý các nhà cung cấp cũng rất quan trọng với WeWork để đảm
bảo chất lượng không gian làm việc và tiện ích được cung cấp cho khách hàng sử dụng.
Chƣơng 2: Sự phát triển Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm việc
tại Việt Nam
2.1. Tình hình phát triển Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm việc

tại Việt Nam
Mô hình chia sẻ khơng gian làm việc xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2012, ban đầu
mơ hình triển khai chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong những
năm đầu tiên, dù vẫn có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm nhưng nhìn chung quy mơ phát
triển của mơ hình này vẫn cịn hạn chế với tổng nguồn cung diện tích mặt sàn thấp, hầu
hết là quy mô nhỏ dưới 300 m2. Phải tới năm 2015, khi có sự ra mắt của các chuỗi không
gian làm việc chung trong nước như Dreamplex và Toong thì mơ hình này bắt đầu tạo ra
sự chú ý đối với giới kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng của mơ hình chia sẻ khơng gian làm việc kể từ năm 2015 có sự
thay đổi đáng kể. Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE
Việt Nam, nguồn cung diện tích cho khơng gian làm việc chung tính ở hai thành phố Hà
Nội và Hồ Chí Minh năm 2015 ở dưới mức 500m2 tăng lên gần gấp đôi vào năm 2018.
Theo một số khảo sát của CBRE cho thấy, năm 2017 mơ hình văn phịng chia sẻ có
tốc độ phát triển tốc độ 58%. Do mơ hình này hiện nay vẫn cịn khá mới mẻ, đồng thời
các đơn vị vận hành không gian làm việc chung quốc tế và trong khu vực vẫn còn chưa
gia nhập thị trường, tốc độ phát triển còn chưa thật sự nhanh chóng. Theo khảo sát của
CBRE Việt Nam, 91% người sử dụng Không gian làm việc chung thuộc Thế hệ Y, là
những người có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới là 67%. Con
số này cũng phản ánh tỷ lệ dân số trẻ của Việt Nam ở mức cao so với nhiều nước trong
khu vực.

9


Không gian làm việc chung tại Việt Nam ở giai đoạn 2015-2017 tăng trưởng mạnh
mẽ trong bối cảnh các chuỗi khơng gian làm việc chung trong và ngồi nước sẽ gia nhập
và mở rộng trong thời gian tới. Nhu cầu sử dụng loại hình này sẽ tiếp tục đến từ các
doanh nghiệp khởi nghiệp và người làm việc tự do, cả trong nước và quốc tế.
Trong năm 2018, mơ hình tiếp tục tăng mạnh, khi tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các coworking đều trên 60%.
Năm 2019, cơng suất th văn phịng ln cao với tỷ lệ trung bình đạt 82% tại Hà Nội

và 88% tại TP.HCM. Cùng với xu hướng gia tăng của các doanh nghiệp mới, phân khúc
bất động sản văn phịng trở thành loại hình “được giá” trên thị trường và ln có tỷ lệ hấp
thụ cao. Xu hướng văn phòng cũng tăng nhanh ở các vùng ngoại thành. Điều đó đã thể
hiện rõ trên thị trường văn phòng ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Năm 2020, nhu cầu cho không gian làm việc chia sẻ cũng đồng thời tăng trong thời
kỳ dịch bệnh, khi nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực gia tăng về tài chính. Tại
Hà Nội, các khơng gian làm việc chia sẻ cung cấp nhiều lựa chọn và gói thuê, từ gói thuê
theo bàn với giá khoảng 117 USD/tháng tới gói th văn phịng riêng với giá khoảng 153
USD/tháng. Thêm vào đó, văn phịng chia sẻ thường khơng quy định chặt chẽ về thời gian
thuê, do đó nhiều doanh nghiệp cảm thấy đây là lựa chọn kinh tế hơn so với việc thuê văn
phòng truyền thống.
Nghiên cứu mới của Acc Lime Việt Nam và Knight Frank Việt Nam cho biết, phân
khúc văn phịng chia sẻ năm 2021 có tổng diện tích sàn khoảng 135.500 m2 đã hồi phục
mạnh với tỷ lệ lấp đầy hơn 80%, riêng TP HCM lên đến 90%.

10


Trong khi đó, Báo cáo thị trường bất động sản tại TP HCM của CBRE cũng cho hay,
sáu tháng đầu năm 2022 đánh dấu sự trở lại của văn phòng làm việc linh hoạt với tỷ lệ lấp
đầy hơn 90%. Các văn phòng chia sẻ đang tập trung ở TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, với
tổng cộng 179 địa điểm. Việt Nam vẫn nằm trong 20 thị trường Châu Á có nhiều văn
phịng chia sẻ nhất, chiếm 1,2% nguồn cung co-working tồn cầu. Các khơng gian làm
việc chia sẻ đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của quỹ đạo thị trường này khi cứ
47,5 ngày là có 1 địa điểm mới mở ra, theo Coworking Resources. Nhu cầu từ các doanh
nghiệp cũng đồng điệu với sự phát triển của phân khúc sản phẩm này mà tăng lên nhanh
chóng. Với sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tại Việt Nam, có tới
80% doanh nghiệp lên kế hoạch trong vòng 1 đến 3 năm tới sử dụng không gian làm việc
chia sẻ, cao hơn mức trung bình của khu vực, từ báo cáo của IDC.
2.2. Đánh giá sự phát triển của Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc

làm tại Việt Nam
2.2.1. Thành tựu của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm tại
Việt Nam
Trong những năm gần đây, kinh tế chia sẻ đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc
biệt là trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm. Dưới đây là một số thành tựu đáng chú
ý:
- Tăng trưởng số lượng các không gian làm việc chung: Tại Việt Nam, số lượng các
không gian làm việc chung đã tăng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là tại các thành
phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, cụ thể:
 Năm 2018: Theo báo cáo của Savills Vietnam, trong năm 2018, thị trường không gian
làm việc chung tại Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng
khoảng 86% so với năm 2017. Bên cạnh đó, tổng diện tích của các không gian làm việc
chung tại Việt Nam đã tăng lên hơn 216,000 mét vuông, tăng 58% so với năm trước đó.
Số lượng khơng gian làm việc chung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng
đã tăng lên, đặc biệt là từ các công ty khởi nghiệp và freelancer. Tổng số lượng các không
gian làm việc chung tại Việt Nam trong năm 2018 cũng đã tăng lên, với sự gia nhập của
nhiều nhà cung cấp mới.Tuy nhiên, điều này không phải là ngạc nhiên khi nhiều công ty
khởi nghiệp và doanh nghiệp ở Việt Nam đã tìm kiếm các giải pháp không gian làm việc
tiết kiệm chi phí hơn so với th một văn phịng riêng lẻ. Thêm vào đó, xu hướng làm
việc từ xa và số lượng nhân viên tự do tại Việt Nam cũng tăng lên, dẫn đến sự gia tăng
nhu cầu sử dụng không gian làm việc chung.
Năm 2019: Theo báo cáo của CBRE Vietnam, trong năm 2019, thị trường không
gian làm việc chung tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với sự xuất hiện của
nhiều nhà cung cấp mới và mở rộng của các nhà cung cấp hiện có. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng đã giảm xuống so với năm 2018, với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 45%. Một số
nguyên nhân cho sự giảm tốc độ tăng trưởng bao gồm sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp, tình trạng thừa cung và giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng theo báo cáo của CBRE,


11



tổng diện tích của các khơng gian làm việc chung tại Việt Nam đã tăng lên khoảng
398,000 mét vuông, tăng 83% so với năm trước đó. Số lượng khơng gian làm việc chung
tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng đã tăng lên, đặc biệt là từ các công ty
khởi nghiệp và freelancer. Các nhà cung cấp không gian làm việc chung đã đưa ra các
dịch vụ và tiện ích mới để tăng cường giá trị cho khách hàng của mình. Tổng số lượng các
khơng gian làm việc chung tại Việt Nam trong năm 2019 cũng đã tăng lên, với sự gia
nhập của nhiều nhà cung cấp mới.
Theo báo cáo của Savills Vietnam, thị trường không gian làm việc chung tại Việt
Nam đã phải đối mặt với những thách thức lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
trong năm 2020. Tuy nhiên, thị trường này vẫn cho thấy sự đàn hồi và sức bật lại tốt hơn
so với nhiều ngành công nghiệp khác. Tỷ lệ sử dụng không gian làm việc chung tại các
thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã giảm trong năm 2020, nhưng số lượng các nhà
cung cấp không gian làm việc chung tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều nhà cung
cấp đã tìm kiếm cách thích nghi bằng cách cung cấp các dịch vụ mới như phòng họp trực
tuyến, dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến, và thuê văn phịng tại các địa điểm ngoại
ơ hoặc các khu vực mới. Theo báo cáo của JLL Vietnam, vào cuối năm 2020, tổng diện
tích của các khơng gian làm việc chung tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 550,000 mét
vuông, tăng 38% so với năm trước đó. Dù thị trường khơng gian làm việc chung gặp khó
khăn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều nhà cung cấp đã đưa ra các giải pháp
linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Số lượng không gian làm việc chung tại các
thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng tiếp tục tăng lên, đặc biệt là từ các công ty
khởi nghiệp và freelancer. Tổng số lượng các không gian làm việc chung tại Việt Nam
trong năm 2020 cũng đã tăng lên, với sự gia nhập của nhiều nhà cung cấp.


Theo báo cáo của Savills Việt Nam, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 190
khơng gian làm việc chung trên tồn quốc, với tổng diện tích sử dụng lên tới hơn
350.000m2. Năm 2021, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng theo các chun gia dự

đốn, số lượng khơng gian làm việc chung tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu
của các doanh nghiệp và cá nhân làm việc từ xa vẫn rất cao. Nhiều không gian làm việc
chung đã được xây dựng với thiết kế hiện đại, các tiện ích tiện nghi như wifi, máy in,
máy- chiếu, phịng họp, phịng hội thảo, khu vực giải trí và nghỉ ngơi.


- Nhiều dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng: Các không gian làm việc chung tại Việt Nam
cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như tư vấn về chiến lược kinh doanh, hỗ
trợ về tài chính, tiếp thị và quản lý dự án. Để giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt
nhất có thể và tăng tính cạnh tranh của khơng gian làm việc chung trong thị trường thì
nhiều cơng ty đã xây dựng dịch vụ hỗ trợ khách hàng phổ biến như:
Dịch vụ lễ tân: Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện để giải đáp bất kỳ
câu hỏi nào của khách hàng về không gian làm việc chung và cung cấp hỗ trợ giải quyết
các vấn đề.


12


Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: Các nhà cung cấp khơng gian làm việc chung đã có đội ngũ
chun gia kỹ thuật để hỗ trợ khách hàng trong việc kết nối với mạng internet, cài đặt
phần mềm, và các vấn đề kỹ thuật khác.


Dịch vụ giám sát an ninh: Các không gian làm việc chung đã được thiết lắp hệ thống
giám sát an ninh để bảo vệ tài sản của khách hàng và giữ cho không gian làm việc chung
an tồn.


Dịch vụ hỗ trợ cho th văn phịng: Nhiều khơng gian làm việc chung đã cung cấp

dịch vụ cho thuê văn phịng riêng biệt và hỗ trợ về tài chính để khách hàng có th văn
phịng một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.


- Giảm chi phí và tăng tính linh hoạt: Sử dụng các không gian làm việc chung giúp giảm
chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời tăng tính linh hoạt trong việc quản lý chi phí và
vị trí làm việc. Cụ thể:
Về việc giảm chi phí: Việc chia sẻ không gian làm việc cho phép các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiết kiệm chi phí so với việc th văn phịng
truyền thống. Các chi phí mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được bao gồm chi phí th
văn phịng, chi phí bảo trì, chi phí điện, chi phí internet, vv. Bên cạnh đó, việc chia sẻ
khơng gian làm việc cũng giúp cho các doanh nghiệp tránh được các chi phí khơng đáng
có như việc đầu tư vào các trang thiết bị và hệ thống hỗ trợ văn phịng, hoặc chi phí phát
triển các khu vực hỗ trợ như nhà bếp và phòng tắm.


Về tính linh hoạt: Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các start-up, tính linh
hoạt trong việc thuê không gian làm việc rất quan trọng để họ có thể điều chỉnh và phù
hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Việc chia sẻ khơng gian làm việc cung cấp cho các
doanh nghiệp này một sự linh hoạt cao hơn trong việc lựa chọn các văn phòng địa điểm,
thời gian sử dụng và diện tích cần thiết. Các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thay đổi
các địa điểm sử dụng không gian làm việc để phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu kinh
doanh của mình


- Tăng tính giao thoa và sáng tạo: Việc sử dụng khơng gian làm việc chung giúp tăng tính
giao thoa giữa các doanh nghiệp và các cá nhân làm việc trong môi trường chung. Điều
này giúp tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra những ý tưởng sáng
tạo.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương: Việc phát triển các không gian làm việc chung


đã thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, văn hóa và du
lịch.

13


2.2.2. Tồn tại và hạn chế của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc
làm tại Việt Nam
Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm đã xuất hiện và phát triển
rất nhanh tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, như bất kỳ mơ hình kinh
doanh nào, nó cũng tồn tại những hạn chế và thách thức cần được giải quyết.
Tồn tại:
Sự thiếu hụt thông tin: Người sử dụng dịch vụ chia sẻ khơng gian việc làm thường
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin về các khơng gian trống và cơng việc phù hợp
với mình.


Quản lý dịch vụ kém chuyên nghiệp: Các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ không gian
việc làm thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, dẫn đến sự thiếu hụt chuyên
nghiệp và chất lượng dịch vụ.



Sự cạnh tranh gay gắt: Do số lượng các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng tăng, sự
cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt, dẫn đến sự giảm giá và ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ.

Vấn đề pháp lý: Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa rõ ràng về việc sử dụng và
chia sẻ khơng gian việc làm, gây khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của các

bên liên quan.


Hạn chế:
Thiếu sự tin tưởng: Việc chia sẻ không gian việc làm cần phải dựa trên sự tin
tưởng giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều người e ngại
về việc chia sẻ thông tin cá nhân và sử dụng dịch vụ này.


Thiếu định hướng: Có nhiều người chưa biết đến sự tồn tại của các dịch vụ chia sẻ
không gian việc làm hoặc không biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả, dẫn đến sự
thiếu định hướng và tiềm năng không được khai thác đầy đủ.


Không đáp ứng được nhu cầu đa dạng: Các dịch vụ chia sẻ không gian việc làm
thường chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của người sử dụng.



Khó khăn trong việc xác định giá cả: Việc xác định giá cả cho các dịch vụ chia sẻ
không gian việc làm cịn khó khăn, do khơng có một tiêu chuẩn chung để áp dụng, dẫn
đến sự không minh bạch và khó khăn trong việc so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp dịch
vụ.

Thiếu sự đảm bảo an tồn: Việc chia sẻ khơng gian việc làm cũng đặt ra một số
vấn đề về an toàn, như việc đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho người sử dụng, cũng như
giảm thiểu rủi ro về tội phạm.



Tóm lại, kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm đang phát triển tại
Việt Nam, tuy nhiên còn nhiều thách thức và hạn chế cần được giải quyết. Các nhà cung
14


cấp dịch vụ cần tập trung vào việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, tăng cường thông tin và
định hướng cho người sử dụng, cùng với đó là việc giải quyết các vấn đề về pháp lý và an
toàn để đem lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ
không gian việc làm tại Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực
chia sẻ khơng gian việc làm tại Việt Nam, bao gồm:
Khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng: Các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ chia sẻ không gian việc làm phải đối mặt với khó khăn trong việc quản lý và kiểm
sốt chất lượng, đảm bảo an tồn và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Điều này địi hỏi
các cơng ty phải đầu tư nhiều vào hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng, tạo ra chi phí
cao và là một thách thức đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.


Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế chia sẻ: Hiện nay, chưa có nhiều chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Các chính sách về thuế, hỗ trợ tài
chính và quy định pháp lý vẫn chưa được tạo ra để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực
này.



Văn hoá khác biệt: Việt Nam là một quốc gia có văn hố và phong tục khác biệt so
với các nước phương Tây. Ví dụ như, nhiều người Việt Nam vẫn ưa chuộng thuê văn
phòng làm việc truyền thống hơn là sử dụng các dịch vụ chia sẻ không gian việc làm. Do
đó, kinh tế chia sẻ chưa được phát triển mạnh mẽ như các nước phương Tây.


Chất lượng sản phẩm chia sẻ không đảm bảo: Một số sản phẩm chia sẻ không gian
việc làm chất lượng không đảm bảo, thiếu vệ sinh, khơng đạt tiêu chuẩn an tồn sức khỏe,
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này làm giảm sự tin tưởng của người
dùng và ảnh hưởng đến phát triển của kinh tế chia sẻ.


Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển và một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế chia sẻ
trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc làm tại Việt Nam
3.1. Xu hƣớng phát triển của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian việc
làm tại Việt Nam
Nếu trước kia các loại hình văn phịng truyền thống gần như chiếm trọn thị trường thì
giờ đây, các loại hình văn phịng hiện đại lại đang dần dần được các doanh nghiệp ưa
chuộng hơn, trong đó xu hướng văn phịng chia sẻ hay chia sẻ không gian làm việc ngày
càng thay đổi và trở thành lựa chọn ngày càng được ưa chuộng. Bởi rất nhiều lợi ích của
nhóm loại hình văn phịng hiện đại này mang lại, khắc phục tốt những hạn chế của văn
phịng truyền thống.
Thứ nhất, về quy mơ, mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ khơng gian
việc làm sẽ có sự phát triển vơ cùng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

15


Xuất phát từ những lợi ích đã nêu trên cũng như thành công của một số thương hiệu
trong thời gian qua, mơ hình kinh tế này chắc chắn là sự lựa chọn của rất nhiều nhà kinh
doanh. Quy mô kinh doanh theo mơ hình này sẽ tăng trưởng cả về vốn đầu tư, giá trị kinh
tế mà nó thu được cũng như đóng góp cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy, với mỗi năm trôi
qua, số lượng không gian văn phịng chia sẻ trên tồn cầu ngày càng tăng. Và khi đại dịch
bùng phát đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa làm việc tại nhà, nó càng dẫn đến sự phổ
biến của các địa điểm làm việc chung. Kể từ năm 2021, khơng gian văn phịng chia sẻ

không chỉ dành cho việc thuê địa điểm làm việc. Thay vào đó, các doanh nhân, freelancer
và các cơng ty mới khởi nghiệp đã biết nhiều hơn về lợi thế thực sự của việc làm việc từ
khơng gian văn phịng chung. Từ việc trở thành một nơi làm việc thoải mái, nó cũng cung
cấp các đặc quyền khác như cơ hội kết nối với những người cùng chí hướng, tham dự các
cuộc hội thảo,…
Tại TP HCM, theo báo cáo mới nhất của JLL, quy mô thị trường không gian làm việc
chung đang mở rộng mạnh mẽ trong vài năm gần đây, tăng diện tích đạt tổng hơn 3,7
triệu mét vng tại 14 thành phố lớn khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tăng trưởng bình
quân hàng năm trong giai đoạn 2013 - 2017 ở mức trên 50% mỗi năm. Việc các nhà đầu
tư quốc tế gia tăng đầu tư vào khu vực năm 2016 và sự phát triển nhanh chóng của các
nhà đầu tư trong nước đã góp phần đẩy tốc độ phát triển trong năm 2017, tăng 57% so với
năm 2016.
Thứ hai, về đối tƣợng tham gia mơ hình kinh tế chia sẻ cũng sẽ có sự thay đổi và
mở rộng trong tƣơng lai.
Không chỉ các doanh nghiệp nước ngồi hay doanh nghiệp trong nước có quy mơ lớn,
những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mới có thể kinh doanh theo mơ hình này. Hiện nay
các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp dù mơ hình cịn nhỏ
nhưng cũng đã áp dụng mơ hình này. Các doanh nghiệp đang chiếm một lượng lớn thị
phần trong phân khúc co-working. Lý do là sự linh hoạt của không gian, môi trường làm
việc và nhiều thứ khác. Các doanh nghiệp nước ngồi, các cơng ty startup và nhiều cơng
ty quy mơ vừa và nhỏ, thậm chí là các doanh nghiệp lớn đang thực hiện các giao dịch dài
hạn trong không gian làm việc chung để tận dụng tối đa lợi ích. Họ có được một vị trí làm
việc chuyên nghiệp và tất cả các tiện nghi và môi trường sống động của một không gian
chung. Khi xu hướng làm việc chung đang nổi lên, nó thu hút ngày càng nhiều freelancer,
các công ty startup và thậm chí cả các doanh nghiệp lựa chọn nó do những lợi ích đáng
kinh ngạc mà họ nhận được trong ngân sách của họ.
Cũng theo báo cáo mới nhất của JLL, tại TP HCM, các khách hàng là những công ty
công nghệ hoặc liên quan đến nền tảng công nghệ mới đang th văn phịng chiếm 16%
tồn thị trường, cao nhất khu vực ASEAN. Nhóm khách th cơng nghệ và các cơng ty
khởi nghiệp đặc biệt ưa chuộng mơ hình coworking đang thịnh hành tại Sài Gòn.

Thứ ba, về mặt pháp lý, Chính phủ sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho mơ hình kinh
doanh này.

16


Trong thời gian vừa qua kinh doanh theo mơ hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam cịn
mang tính tự phát. Trước làn sóng kinh doanh mới theo mơ hình kinh tế chia sẻ, Chính
phủ đã kịp thời phê duyệt Đề án thúc đẩy mơ hình kinh doanh này. Đây có thể xem là một
bước đi đúng đắn của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang đẩy mạnh hội nhập.
3.2. Kiến nghị nhằm phát triển kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm
việc
Sau khi đại dịch kết thúc thì nền kinh tế sẽ dẫn phục hồi trở lại, các doanh nghiệp sẽ
phải nỗ lực rất nhiều lần để khôi phục lại công việc kinh doanh trước đó, điều này khiến
cho nhu cầu về văn phịng cho th, đặc biệt là mơ hình khơng gian làm việc chung sẽ
tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, để triển khai tốt mơ hình khơng gian làm việc chung trong
điều kiện hiện nay thì các doanh nghiệp phải quan tâm đến một số vấn đề trong thời gian
tới.
- Thiết lập quy trình kiểm sốt chất lƣợng: Các doanh nghiệp cần thiết lập quy trình
kiểm sốt chất lượng rõ ràng và hiệu quả để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ các
tiêu chuẩn và quy định của doanh nghiệp. Quy trình này có thể bao gồm các bước như
đánh giá nhu cầu của khách hàng, tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng, giám sát hoạt động và
đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo nhân viên để
đảm bảo rằng họ có đủ kỹ năng và kiến thức để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho
khách hàng. Điều này bao gồm cả việc đào tạo về các quy trình kiểm sốt chất lượng và
cách tương tác với khách hàng. Ngồi ra, các doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng công
nghệ: các công nghệ mới như hệ thống quản lý tài sản, hệ thống đánh giá phản hồi của
khách hàng và hệ thống phân tích dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp quản lý và kiểm
soát chất lượng một cách hiệu quả hơn.
- Về môi trƣờng pháp lý: Nhà nước cần điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp

quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia
sẻ không gian làm việc và khai thác tối đa tiềm năng của mơ hình này, qua đó giúp nâng
cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mặt khác, cần thực hiện đầy đủ
các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có dịch vụ internet), về
thương mại điện tử nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tốt trên nền tảng
cơng nghệ số; đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện để các loại hình kinh
doanh truyền thống và kinh tế chia sẻ hoạt động bình đẳng.
- Tạo ra một môi trƣờng đa dạng: Để giảm thiểu sự khác biệt về văn hóa, các doanh
nghiệp có thể tạo ra một môi trường đa dạng, tạo điều kiện cho các cá nhân có thể chia sẻ,
học hỏi và tương tác với nhau. Điều này sẽ giúp tăng sự hiểu biết và tơn trọng về các nền
văn hóa khác nhau. Ngồi ra doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động giao lưu, tương
tác giữa các thành viên trong không gian làm việc chung. Những hoạt động này có thể là
các hoạt động văn hóa, lễ hội, các buổi trò chuyện hoặc các sự kiện gắn kết.
- Cải thiện chất lƣợng dịch vụ: Các khách thuê cũng bắt đầu quan tâm hơn về yếu tố sức
khỏe của nhân viên nhiều hơn, do đó ưu tiên lựa chọn các mặt bằng văn phòng ở những

17


tịa nhà có chất lượng cao thay vì chỉ quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí như trước đây.
Do đó, các khơng gian làm việc chung cũng phải đầu tư nhiều hơn vào mơi trường, khơng
gian thống đãng hơn, đảm bảo tính bền vững và an tồn với sức khỏe, liên quan đến chất
lượng khơng khí, hệ thống thơng gió và các đặc điểm mơi trường bên trong tịa nhà nhằm
tăng cường sự thoải mái của nhân viên, có như vậy mới thu hút được nhiều nhu cầu thuê
lâu dài.
- Về ứng dụng công nghệ và mạng lƣới thông tin: Đẩy nhanh thực hiện xây dựng
Chính phủ điện tử và cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với
mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh chia sẻ không gian làm việc. Cần tập trung đầu tư phát
triển mạng lưới internet, nâng cấp đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh tốn trực tuyến,
cả về số lượng và chất lượng. Bởi, đặc thù cơ bản của kinh doanh chia sẻ là các giao dịch

thơng qua mạng lưới trực tuyến. Bên cạnh đó, cần phổ cập hố tồn dân về sử dụng cơng
nghệ vào cuộc sống, đào tạo về kinh tế số giúp người lao động có thể chuyển đổi ngành
nghề, thích ứng với các công việc mới, giảm nguy cơ bị thay thế và phá bỏ rào cản của
người dân về việc sợ công nghệ, sợ rủi ro về bảo mật, an tồn thơng tin và lừa đảo trực
tuyến. Ngồi ra, một cách để đảm bảo an tồn và bảo mật thơng tin cá nhân và tài sản của
người dùng là yêu cầu xác thực đăng nhập và cung cấp các biện pháp bảo mật như mã hóa
và giám sát.
- Một số biện pháp khác: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an tồn
thơng tin trên mơi trường mạng trong bối cảnh các hoạt động kinh tế chia sẻ nói chung và
trong lĩnh vực chia sẻ khơng gian làm việc nói riêng tăng lên nhanh chóng. Quy định rõ
trách nhiệm của các cá nhân và doanh nghiệp về khai báo thông tin về các hoạt động của
kinh tế chia sẻ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm các thông tin hoạt động, nghĩa
vụ thuế, và các quy định quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, để phù hợp với nhu cầu của
các doanh nghiệp thì các đơn vị cung cấp không gian làm việc chung phải tính đến việc
điều chỉnh mơ hình kinh doanh hưởng tới các đối tượng doanh nghiệp lớn hơn và nhiều
lao động hơn, chứ không chỉ là các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và
vừa.

18


C. KẾT LUẬN
Tóm lại, mặc dù có những bất cập nhưng các doanh nghiệp cũng đang tìm cách để
hạn chế tối đa những bất cập có thể xảy ra. Những mặt lợi mà nền kinh tế chia sẻ mang lại
vẫn đáng kể hơn nhiều. Nền kinh tế chia sẻ đã phá vỡ rào cản. Chúng làm thay đổi hình
thức kinh doanh truyền thống và hành vi tiêu dùng trước đây. Kinh tế chia sẻ giúp mọi
người giảm sự lãng phí tài nguyên, tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như tăng hiệu quả
kinh doanh.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế chia sẻ trong thời kỳ tới, có khả năng
tạo ra nhiều cơ hội phát triển và lợi ích cho các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp và tồn

nền kinh tế. Mơ hình kinh tế chia sẻ khơng gian làm việc đóng vai trị là nền tảng ni
dưỡng mơi trường làm việc đa văn hố và sáng tạo, tạo động lực giúp nhân viên mở rộng
thêm mối quan hệ và làm việc hiệu quả hơn .

19


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />Những xu hướng của không gian làm việc chung - Coworking Space | DoanhnhanPlus.vn
Dịch vụ chia sẻ văn phòng WeWork của Mỹ ra mắt tại Việt Nam và Philippines
(vietnambiz.vn)
/>7.pdf
/> /> />
20



×