Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện tuần giáo, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG TRỌNG NGHĨA

NÂNG CAO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN
Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG TRỌNG NGHĨA

NÂNG CAO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN
Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Hương Giang


THÁI NGUYÊN - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022
Học viên

Đặng Trọng Nghĩa


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần
Văn Quyết - Người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này; các thầy, cơ giáo
Phịng Đào tạo, Trường Đại học Kinh người dân, tổ chức, doanh nghiệp; gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Luận văn là q trình nghiên cứu cơng phu, làm việc khoa học và nghiêm túc
của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên khơng thể tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định.
Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và
những độc giả đối với luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022
Học viên


Đặng Trọng Nghĩa


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CHO
NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn ....... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của sinh kế cho người dân ở xã đặc biệt khó khăn ................. 10
1.1.3. Nội dung phản ánh sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn .... 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó
khăn ............................................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao sinh kế cho người dân ở xã đặc biệt khó
khăn ............................................................................................................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn
tại một số địa phương .................................................................................... 26
1.2.2. Bài học rút ra cho nâng cao sinh kế người dân ở xã đặc biệt khó khăn
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ................................................................. 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 34


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 34
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 34
2.2.2. Phương pháp chọn hộ nghiên cứu ....................................................... 34
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................. 36
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 38
2.3.1. Chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế xã hội huyện Tuần Giáo ............ 38
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sinh kế của người dân ........................... 39
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động sinh kế của người dân ........................... 40
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN .. 42
3.1. Khái quát về huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ..................................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 42
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 45
3.1.3. Khái quát về các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên ............................................................................................... 48
3.2. Thực trạng sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện
Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 50
3.2.1. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ..................................................... 50
3.2.2. Thực trạng hoạt động sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên......................................................... 67
3.2.3. Thực trạng thu nhập của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện
Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 75
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân ở các xã đặc biệt khó khăn
huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên .................................................................. 78

3.3.1. Yếu tố khách quan ............................................................................... 78
3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 84
3.4. Đánh giá thực trạng sinh kế người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện


v
Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 87
3.4.1. Những thành tựu.................................................................................. 87
3.4.2. Những hạn chế .................................................................................... 90
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................... 92
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ

CHO

NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TUẦN
GIÁO ............................................................................................................ 95
4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên ............................................................................................................... 95
4.2. Định hướng về nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên......................................................... 99
4.3. Giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................... 101
4.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các xã đặc biệt khó khăn
huyện Tuần Giáo ......................................................................................... 101
4.3.2. Tăng cường hỗ trợ các nguồn lực vật chất cho người dân các xã đặc
biệt khó khăn huyện Tuần Giáo .................................................................. 105
4.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho sinh kế
người dân các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo ............................... 108
4.3.4. Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lực tự nhiên phục vụ cho sinh
kế người dân ................................................................................................ 110

4.3.5. Huy động nguồn lực xã hội tham gia nâng cao sinh kế cho người dân
ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo ....................................... 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 118
PHỤ LỤC ................................................................................................... 122


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CP:
CSHT:
DS-KHHGĐ:
DTTS&MN:
DFID:
HĐND:
NTM:

Từ nguyên nghĩa
Chính phủ
Cơ sở hạ tầng
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Dân tộc thiểu số và miền núi
Cục Phát triển Quốc tế
Hội đồng nhân dân
Nơng thơn mới

QĐ:

Quyết định


QH:

Quốc hội

ĐTB:

Điểm trung bình

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

XĐGN:

Xóa đói giảm nghèo

UBND:

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert ..................................................................... 41
Bảng 3.1. Thống kê hộ nghèo, cận nghèo huyện Tuần Giáo giai đoạn 2019 2021............................................................................................... 50
Bảng 3.2. Diện tích đất đai bình qn của các nhóm hộ giai đoạn 2019-202151
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực tự nhiên phục vụ sinh
kế của người dân năm 2021 .......................................................... 52
Bảng 3.4. Bình quân độ tuổi, học vấn, nhân khẩu, lao động của các hộ năm

2021............................................................................................... 53
Bảng 3.5. Lao động nông lâm nghiệp, phi nông nghiệp và lao động được đào
tạo .................................................................................................. 56
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn con người phục vụ sinh kế
của người dân năm 2020 ............................................................... 57
Bảng 3.7. Tình hình tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của người dân
huyện Tuần Giáo năm 2019-2021 ................................................ 58
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực xã hội phục vụ sinh kế
của người dân năm 2021 ............................................................... 60
Bảng 3.9. Tình trạng nhà ở theo kinh tế hộ năm 2019-2021 ở huyện Tuần
Giáo ............................................................................................... 61
Bảng 3.10. Số lượng máy móc, thiết bị sản xuất nơng nghiệp 2019-2021 ..... 62
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực vật chất phục vụ sinh
kế của người dân năm 2021 .......................................................... 63
Bảng 3.12. Vốn sản xuất và vay vốn phân theo kinh tế hộ năm 2019-2021 .. 64
Bảng 3.13. Nhu cầu vay vốn của hộ gia đình 2019-2021 ............................... 66
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ sinh
kế của người dân năm 2021 .......................................................... 67
Bảng 3.15. Thống kê số hộ và diện tích canh tác nơng sản chính năm 2019 2021............................................................................................... 68


viii
Bảng 3.16. Số hộ nuôi và số đầu vật nuôi phân theo kinh tế hộ năm 20192021............................................................................................... 70
Bảng 3.17. Ngành nghề phi nơng nghiệp của hộ gia đình huyện Tuần Giáo
năm 2019-2021 ............................................................................. 72
Bảng 3.18. Thu nhập từ kinh tế nông nghiệp của người dân Tuần Giáo ........ 76
Bảng 3.19. Thu nhập từ kinh tế phi nông nghiệp của người dân Tuần Giáo .. 77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. sinh kế bao gồm
toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những
nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp cận
sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển
nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết
định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính
gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất
của hộ (Seppala, 1996). Sinh kế là mối quan tâm hàng đầu của con người, là
điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người
nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Việc lựa
chọn những hoạt động sinh kế của người dân miền núi chịu ảnh hưởng rất lớn
từ nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, kết cấu hạ
tầng. Để cải thiện sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn miền núi, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách đầu tư vào các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ
mặt nơng thơn miền núi. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn
tồn tại mơt số hạn chế như thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, tỷ
lê ̣hộ nghèo còn cao, các nguồn lực đầu tư chưa đaṭ được hiệu quả như mong
muốn. Vì vậy vấn đề cải thiện sinh kế địi hỏi các cấp chính quyền đặc biệt
quan tâm thường xuyên, cần có những giải pháp mang tính đột phá để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy đúng mức tiềm năng, lợi thế, phù hợp với
phong tục, tập quán, điều kiêṇ tự nhiên và trình đơ ̣của người dân.


2

Huyện Tuần Giáo nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện cửa ngõ
phía Nam của tỉnh Điện Biên, cách thủ đơ Hà Nội 405 km. Phía Đơng giáp
huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Điện Biên và huyện
Mường Chà; phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện
Biên Đơng; phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa. Thời gian
qua, Huyện đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; phát triển dịch vụ, du lịch; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính
thu hút doanh nghiệp đầu tư; phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa, nơng nghiệp chất lượng cao tại một số địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt
các nhiệm vụ trọng tâm về đề án quản lý đất đai, tập trung, tích tụ đất đai theo
kế hoạch; phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi
trường; tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch; phát triển
toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng
công tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống nhân dân; phát triển mạnh về
văn hóa xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ động phòng,
chống thiên tai và bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với khí hậu; bảo đảm
quốc phịng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội.
Tuy nhiên, đằng sau những thành tích đã đạt được thì trên địa bàn
huyện hiện nay vẫn cịn 18 xã khu vực 3 - xã đặc biệt khó khăn. Tình trạng
đói nghèo, tái nghèo vẫn cịn diễn ra, di cư tự do, giao thông chưa được nâng
cấp đầy đủ, an sinh xã hội còn nhiều bỏ ngỏ chưa thực sự đến với đời sống
của các bản xa xôi, hẻo lánh; đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn cùng
với đó là những diễn biến phức tạp của tình trạng thời tiết khắc nghiệt; các tệ
nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm về buôn bán ma túy ngày càng gia tăng với
những biểu hiện tinh vi hơn; đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương trong
tỉnh phải đưa ra những biện pháp, kế hoạch, chương trình lâu dài, vừa mang
tính vĩ mơ, vừa mang tính cụ thể để từng bước giải quyết những vướng mắc
khó khăn này. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao


3

sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên góp phần nâng cao đời sống vật
chất cho đồng bào và phát triển kinh tế - hội cho địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế cho người dân
vùng đặc biệt khó khăn
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên
- Đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt
khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sinh kế cho người dân ở các xã
đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát tại huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2019 đến
2021. Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra vào tháng 12/2021
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao sinh
kế của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn và phân tích thực trạng nâng cao
sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên theo khung sinh kế đã xác định về nguồn lực tự nhiên, vật chất, xã


4

hội, tài chính và con người, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của
người dân và xây dựng các giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân.
4. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế
và nâng cao sinh kế. Trên cơ sở những luận điểm khoa học, luận văn hình
thành khung lý thuyết về nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt
khó khăn với những đặc thù về yếu tố địa lý kinh tế - xã hội, văn hóa, dân tộc.
- Về thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm cơ sở để các tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền nghiên cứu, đánh giá, đưa ra các quyết sách quản lý nhằm
nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong quản lý kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được kết cấu thành 04 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế cho người dân ở các xã
đặc biệt khó khăn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã
đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN
Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế của người dân
Theo Từ điển Tiếng Việt (2008), Sinh kế cịn có các cách gọi đồng
nghĩa là “Kế mưu sinh”, “Hoạt động mưu sinh”, “Phương thức mưu sinh”, là
thành tố quan trọng trong đời sống tộc người, có quan hệ mật thiết và có ảnh
hưởng lớn đến các thành tố khác như chính trị, văn hóa, xã hội. Sinh kế có thể
được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Một trong những con đường để hiểu
một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử dụng nguồn lực sinh kế cũng
như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân và cộng đồng đó đối với các
tác động bất thường từ bên ngoài. Phạm Minh Hạnh (2009) cho rằng: Sinh kế
được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Sinh kế
có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh
kế quy mơ hộ gia đình. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực,
yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống.
Sinh kế là một khái niệm thường được hiểu và sử dụng theo nhiều cách
và ở những cấp độ khác nhau. Robert Champers (1983) quan niệm “Sinh kế
gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu,
quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”. Trung tâm Phát
triển nông thôn miền Trung Việt Nam CRD (2011) khi triển khai các chương
trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng: “Sinh kế là tập hợp tất cả
các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết


6
định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Trong khung phân tích sinh kế bền vững
của DFID (1999) thì cho rằng: “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản
(bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để
kiếm sống”. Theo quan niệm này, Sinh kế được hiểu là các khả năng, vốn

sinh kế và các hoạt động cần thiết để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống. Dù được định nghĩa theo cách nào thì khái niệm sinh kế cũng bao
gồm ba bộ phận cơ bản: Các vốn để thực hiện sinh kế, các hoạt động kiếm
sống cụ thể và các kết quả sinh kế. Trong đó các vốn sinh kế là nguồn gốc căn
bản của các kết quả sinh kế mà các chính sách khi ảnh hưởng vào sẽ làm thay
đổi các yếu tố vốn sinh kế đó nhằm hướng đến một phương thức kiếm sống
tốt hơn cho con người.
Theo Guy Hunter (1998), sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản
(gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất
đai, mặt nước, đường xá, máy móc thiết bị phục vụ cho đời sống của người
dân) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con
người. Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con
người. Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến
nhất là sinh kế quy mơ hộ gia đình. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ,
nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện
sinh sống. Koos Neefjes (2000) cho rằng, sinh kế phụ thuộc vào các khả năng
và nguồn lực vật chất và xã hội; sinh kế của một gia đình, hay cá nhân chỉ được
coi là bền vững khi có thể đương đầu và phục hồi trước những căng thẳng, biến
động; các khả năng và của cải có thể tồn tại được và được nâng cao trong
tương lai và không làm tổn hại đến các nguồn lực của môi trường. Theo
Hanstad (2004) cũng đưa ra quan điểm tương tự, rằng, một sinh kế được coi là
bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, có thể nâng cao
các khả năng và tài sản ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời không
làm ảnh hưởng đến nền tảng của các nguồn lực tự nhiên.


7
Từ những cách tiếp cận trên, trong nghiên cứu này tác giả cách tiếp cận
khái niệm về sinh kế như sau: Sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả
năng mà người dân có được, kết hợp với những hoạt động mà họ thực thi

nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
1.1.1.2. Xã đặc biệt khó khăn
Tại Điều 3, Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
ban hành ngày 12/11/2020 về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, quy định rõ:
Tiêu chí xác định xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) như sau:
Xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã
thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định này, chưa được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau:
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng
bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ
nghèo là hộ dân tộc thiểu số).
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực
Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 01
trong các tiêu chí sau:
+ Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trên tổng số hộ
nghèo của xã;
+ Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết
đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên;
+ Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên
chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;
+ Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20
km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông.
Trong đó, tại Quyết định 861/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt danh
sách 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn


8
51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210
xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III. Việc phân định đơn vị hành chính cấp

xã theo trình độ phát triển sẽ là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định, tổ chức
thực hiện chính sách để tập trung đầu tư, khai thác tiềm năng, từng bước thu
hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt
hơn cho đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là giáo dục,
y tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững; giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; tăng cường đoàn kết dân
tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, giữ vững chủ quyền lãnh
thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đây chính là căn cứ để thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN
giai đoạn 2021-2025 đảm bảo minh bạch, trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.
Địa bàn đặc biệt khó khăn (Xã khu vực III) sẽ được Nhà nước ưu tiên, tập
trung đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện để
người dân tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, để từng bước thu hẹp khoảng cách
so với vùng phát triển.
1.1.1.3. Sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn
Trên cơ sở khái niệm sinh kế được tiếp cận ở mục 1.1.1.1 và đặc điểm
của xã đặc biệt khó khăn, từ đó có thể tiếp cận khái niệm về sinh kế của người
dân ở xã đặc biệt khó khăn như sau: Sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó
khăn là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà người dân ở khu vực
này có được, kết hợp với những hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
* Đặc điểm sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn
Nghiên cứu về đặc điểm sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn, cần chỉ ra đặc điểm của nó để tìm hiểu, đánh giá khách quan, chân thực
thực trạng của vấn đề. Kim Văn Viên (2019) cho rằng sinh kế bền vững cho
hộ dân tộc có những đặc điểm sau:


9
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chậm, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao,
chi phí sản xuất và lưu thơng hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các
nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn và
làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững.
- Về cơ cấu kinh tế: theo xu hướng chung thì cơ cấu kinh tế đang
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên,
chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu vẫn làm việc trong khu
vực nơng, lâm nghiệp. Trong đó chủ yếu là chăn ni đại gia súc, trồng cây
công nghiệp, cây dược liệu và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Công nghiệp chủ
yếu là chế biến nơng, lâm sản; khai thác, chế biến khống sản và xây dựng
thủy điện. Phát triển du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với
văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS.
- Về sinh kế của người dân các xã đặc biệt khó khăn vẫn chủ yếu dựa
vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người trung bình vào
khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng, chưa bằng 1/2 so với mức bình quân
chung của cả nước .
- Mặc dù sinh kế gắn với nông, lâm nghiệp là chủ yếu, nhưng tình trạng
khơng có hoặc thiếu đất sản xuất đang diễn ra phổ biến đối với người dân các
xã đặc biệt khó khăn nói chung, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó có nhiều nhóm dân tộc thiếu đất sản xuất. Nếu khơng có những cơ
chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để chuyển đổi cơ cấu lao động, đa dạng hóa
các loại hình sinh kế cho người dân thì rất khó có thể đạt các mục tiêu phát
triển bền vững trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
- Tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên ở các xã đặc biệt khó khăn
khá phổ biến, có hơn 9,38 triệu người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên và có
hơn 1,3 triệu người chưa có việc làm ổn định. Có khoảng 6,2% lao động
người DTTS được qua đào tạo (từ sơ cấp nghề trở lên), bằng 1/3 so với tỷ lệ
trung bình của cả nước.



10
- Người dân các xã đặc biệt khó khăn thường có vị thế yếu trong xã hội
và trong kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế, khi bàn tới sinh kế của người dân
khu vực đặc biệt khó khăn, người ta thường chú ý đến khía cạnh hỗ trợ để họ
vươn lên theo kịp với mức trung bình chung.
- Người dân các xã đặc biệt khó khăn thường duy trì truyền thống và kỹ
thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp, khó hịa nhập
vào kinh tế thị trường, nên khi bàn về sinh kế của họ người ta thường tiếp cận
theo hướng hỗ trợ họ cải tiến phương thức tổ chức sản xuất có lợi cho họ và
hòa nhập với kinh tế thị trường.
- Đa phần người dân sống ở các xã đặc biệt khó khăn chủ yếu sống
bằng nghề nơng, lĩnh vực thường có thu nhập thấp, nhiều rủi ro trong nền
kinh tế thị trường hiện đại. Chính vì thế, phát triển sinh kế của họ, ngoài việc
hỗ trợ họ chuyển nghề, đa phần liên quan đến phát triển nông nghiệp bền
vững, một lĩnh vực rất khó khăn hiện nay.
Ngồi ra, khi phân tích sinh kế của người dân các xã đặc biệt khó khăn,
cần chú ý đến sự thay đổi nhu cầu của người dân do các biến động xã hội tạo
ra cũng như những ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, điều kiện tự nhiên đến
hoạt động sinh kế của họ. Để tồn tại, con người luôn phải thực hiện các hoạt
động đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, các nhu cầu văn hóa
tinh thần, phát triển bản thân. Xã hội ngày càng phát triển thì càng tạo điều
kiện đáp ứng tốt hơn, cao hơn nhu cầu của con người. Do đó, mục tiêu của
sinh kế, khơng hiểu theo nghĩa hẹp là đáp ứng nhu cầu tối thiểu để tồn tại, mà
phải là đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức trung bình và trên trung
bình của xã hội.
1.1.2. Vai trị của sinh kế cho người dân ở xã đặc biệt khó khăn
Sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn có những vai trị sau:
- Nâng cao thu nhập: Nâng cao thu nhập là mục tiêu của hoạt động sinh
kế của hộ gia đình. Mặc dù thu nhập khơng phải là tiêu chí hồn hảo để đánh



11
giá nghèo đói và phúc lợi, nó vẫn là mục tiêu mà các hộ gia đình hướng tới và
là cơ sở để đem lại sinh kế bền vững.
Nâng cao phúc lợi: bên cạnh thu nhập, hộ gia đình cịn hướng tới các
mục tiêu phi tài chính khác như sự an tồn, sức khỏe, uy tín, vị trí chính trị, văn
hóa tinh thần,… cùng với thu nhập, chúng tạo thành phúc lợi của hộ gia đình.
Giảm rủi ro tổn thương: người nghèo thường khơng có điều kiện chống
đỡ các rủi ro do bối cảnh dễ tổn thương gây ra. Chính vì vậy, sinh kế của họ
thường kém ổn định và bền vững. Vì thế, một kết quả sinh kế mà người nghèo
hướng tới là giảm rủi ro dễ tổn thương nhằm tăng cường tính bền vững của
sinh kế.
Cải thiện an ninh lương thực: an ninh lương thực là một trong những
khía cạnh cơ bản của rủi ro dễ tổn thương. Việc tách an ninh lương thực ra
thành một mục tiêu riêng là nhằm thể hiện tầm quan trọng của nó và giúp các
hoạt động hỗ trợ sinh kế tập trung hơn vào an ninh lương thực.
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững: sử dụng tài nguyên bền vững
và bảo vệ môi trường là mục tiêu của xã hội nhằm duy trì và bảo vệ các
nguồn tài ngun thiên nhiên khơng chỉ cho thế hệ này mà còn cho các thế hệ
mai sau.
1.1.3. Nội dung phản ánh sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn
1.1.3.1. Nguồn lực sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn
a. Nguồn lực tự nhiên
Theo khung sinh kế của DFIN (1999): “Nguồn lực tự nhiên là các tài
nguyên có sẵn trong tự nhiên như đất đai, nước, rừng, khơng khí, khống sản,
đa dạng sinh học, được sử dụng cho sinh kế của người dân các xã đặc biệt
khó khăn. Tất cả các hoạt động kiếm sống và sinh sống của con người đều
diễn ra trong mối quan hệ với tự nhiên, sử dụng nguồn lực và chịu ảnh hưởng
của tự nhiên”. Theo Trần Lâm (2018): “Nguồn lực tự nhiên đặc biệt quan
trọng đối với cá nhân, hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn trong thực hiện



12
các hoạt động sinh kế dựa nhiều vào khai thác hoặc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên như nông nghiệp, nguồn nước, khai thác rừng, khai thác tài nguyên
khoáng sản”.
Người dân sinh sống ở các khu vực đặc biệt khó khăn thường phải dựa
nhiều vào các nguồn lực tự nhiên. Cuộc sống của họ thường gắn liền với hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi hoặc khai thác nguồn lợi tự nhiên như khai thác
rừng, hồ nước, sông suối, biển. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất cơng nghiệp
cũng ít nhiều sử dụng các nguồn lực tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng
hạn, các hoạt động sản xuất, chế biến có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, các
hoạt động sử dụng nguyên liệu từ khoáng sản, sử dụng nguồn nước.
Nghiên cứu của Trần Lâm (2018) chỉ ra rằng, nguồn lực tự nhiên đóng
vai trị quan trọng hơn trong hoạt động sinh kế của những người ở khu vực
đặc biệt khó khăn, sống phụ thuộc vào tự nhiên. Nguồn lực tự nhiên không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh kế mà cịn có ảnh hưởng tới các
nguồn lực sinh kế khác. Chẳng hạn, sức khỏe (nguồn lực con người) chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết, ô nhiễm môi trường, thiên tai.
Nguồn lực vật chất cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như mưa
bão, hạn hán. Thông qua ảnh hưởng tới các nguồn lực sinh kế khác, nguồn lực
tự nhiên ảnh hưởng tới lựa chọn hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của cá
nhâ, hộ gia đình.
Đối với các nguồn lực tự nhiên, việc đánh giá không chỉ tập trung vào
sự tồn tại của các loại nguồn lực mà còn vào khả năng tiếp cận nguồn lực và
kết hợp nguồn lực tự nhiên với các nguồn lực khác của các hộ gia đình. Cũng
cần chú ý xu hướng dài hạn về số lượng, chất lượng nguồn lực tự nhiên. Để
quản lý nguồn lực tự nhiên, cần phải thực hiện các biện pháp bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cải tiến các dịch vụ liên quan đến
khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp,

đổi mới các tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện hệ thống pháp


13
luật về môi trường, thúc đẩy các thị trường cho sản phẩm nơng, lâm, thủy sản.
Trong khung phân tích sinh kế bền vững, các nguồn lực tự nhiên thường có
quan hệ với “các yếu tố dễ gây tổn thương”, chẳng hạn như thiên tai, bão lụt,
hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng.
b.Nguồn lực con người
Khái niệm nguồn lực con người được sử dụng rộng rãi trong nhiều
ngành khoa học với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong khung phân tích sinh kế
DFID (1999), nguồn lực con người được hiểu là tập hợp kiến thức, kỹ năng,
hiểu biết, sức khỏe và khả năng lao động cho phép con người có thể theo đuổi
các hoạt động sinh kế khác nhau để kiếm sống và đạt được các mục tiêu sinh
kế. Ở cấp độ hộ gia đình, nguồn lực con người được đo lường bởi nhiều chỉ
tiêu như qui mơ hộ gia đình, số người trong tuổi lao động, tiềm năng quản lý,
tổ chức sản xuất, kinh doanh, sức khỏe, các kỹ năng, trình độ học vấn, mức độ
siêng năng, khả năng sử dụng các loại nguồn lực khác .
Nguồn lực con người đóng vai trị trung tâm trong khung phân tích sinh
kế. Đó là nguồn lực quyết định việc sử dụng các nguồn lực sinh kế khác và
việc thực hiện các hoạt động kiếm sống. Số lượng và chất lượng nguồn lực
con người sẽ quyết định các kết quả sinh kế mà hộ gia đình thu được. Để đánh
giá nguồn lực con người, người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau
như số lượng lao động, tuổi thọ, trình độ học vấn, trình độ đào tạo nghề. Tuy
nhiên, khơng có một thước đo hồn tồn chính xác và đầy đủ về nguồn lực
con người nên việc đánh giá nguồn lực con người phụ thuộc nhiều vào đánh
giá chủ quan. Trong nhiều trường hợp, người ta không đánh giá trực tiếp
nguồn lực con người mà đánh giá sự thay đổi trong nguồn lực con người so
với trước đây có gì tiến bộ hơn và nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Để phát triển nguồn lực con người, ngoài nỗ lực tự thân của các cá

nhân, hộ gia đình cần có sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính quyền TW
và địa phương cũng như các tổ chức chính trị - xã hội. Để nâng cao trình độ


14
lao động người dân các xã đặc biệt khó khăn, một số hoạt động hỗ trợ có thể
kể ra là:
- Hỗ trợ trực tiếp, gồm: Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức
cho người dân các xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo đội ngũ giảng viên, đầu tư
cơ sở vật chất giảng dạy cho các trường học, trung tâm đào tạo nghề dành cho
người dân.
- Hỗ trợ gián tiếp: Đổi mới chính sách giáo dục đào tạo và các cơ sở
đào tạo vùng đặc biệt khó khăn. Thay đổi tập quán, văn hóa, chuẩn mực trong
các cơ sở đào tạo nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân ở các xã đặc
biệt khó khăn. Bất cứ sự hỗ trợ nào, để thành cơng, cũng địi hỏi sự tham gia
nhiệt tình, chủ động của người dân, ví dụ như trong việc tham gia các khóa
đào tạo, các dịch vụ y tế.
c. Nguồn lực xã hội
Cũng như nguồn lực con người, có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn
lực xã hội của sinh kế bền vững. Trong khung phân tích sinh kế DFID (1999),
nguồn lực xã hội được hiểu là các nguồn lực từ môi trường xã hội xung quanh
hộ gia đình DTTS mà hộ gia đình sử dụng trong các hoạt động sinh kế để đạt
được các mục tiêu sinh kế. Nói cách khác, đó là các quan hệ xã hội, mơi
trường xã hội có ảnh hưởng tới sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó
khăn. Các nguồn lực xã hội bao gồm:
- Các mối quan hệ giúp gia tăng sự tin tưởng và khả năng hợp tác, mở
rộng khả năng tiếp cận của các thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó
khăn tới các thể chế chính trị, kinh tế và dân sự. Ví dụ sự hỗ trợ, tương tác của
xã viên trong hợp tác xã, quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng dân tộc.
- Là thành viên của các tổ chức đồn thể, hội, nhóm, cộng đồng tơn

giáo, dân tộc như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên.


15
- Các quan hệ phi chính thức thúc đẩy sự hợp tác, giảm chi phí giao
dịch, cung cấp mạng lưới an sinh như quan hệ liên kết với các đối tác trong
chuỗi giá trị sản phẩm.
Các yếu tố cấu thành nguồn lực xã hội có quan hệ qua lại với nhau.
Nguồn lực xã hội của mỗi cá nhân, hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như độ tuổi, giới tính của các thành viên trong hộ, các hội nhóm, cộng đồng
mà các thành viên trong hộ tham gia, môi trường văn hóa xã hội, nơi hộ sinh
sống. Đặc biệt, nguồn lực xã hội có quan hệ mật thiết với các q trình thế
chế và chính sách. Các thể chế và chính sách có thể là sản phẩm của nguồn
lực xã hội và nguồn lực xã hội có thể là sản phẩm của các thể chế, chính sách.
Nguồn lực xã hội giúp các gia đình nâng cao hiệu quả của các quan hệ
kinh tế, từ đó gia tăng thu nhập và tiết kiệm, tích lũy nguồn lực tài chính cho
hộ gia đình. Nguồn lực xã hội giúp các gia đình tiếp cận thuận lợi hơn các
hàng hóa cơng cộng, tiếp cận các nguồn lực công cộng để sử dụng chung.
Nguồn lực xã hội giúp các gia đình tích cực sáng tạo và chia sẻ kiến thức, do
đó, có thể nâng cao nguồn lực con người: hỗ trợ trong các câu lạc bộ, tổ hợp
tác, hợp tác xã. Nguồn lực xã hội cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới sinh
kế của hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn. Chẳng hạn, tham gia nhiều
hoạt động xã hội giảm thời gian lao động sản xuất.
Dương Văn Sơn (2009) cho rằng, nguồn lực xã hội ảnh hưởng đến các
nguồn lực khác, như nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
chất. Bằng cách nâng cao hiệu quả các mối quan hệ kinh tế, giảm ảnh hưởng
của vấn đề thơng tin khơng cân xứng và lịng tin trong kinh tế thị trường. Nó
cũng là kênh giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc hay bù đắp cho sự thiếu hụt
các nguồn lực khác thông qua mạng lưới quan hệ. Chẳng hạn, nếu thiếu

nguồn lực tài chính, có thể dựa vào các mối quan hệ họ hàng để vay nợ, mua
trả chậm, mua giá rẻ nhờ quen biết. Nguồn lực xã hội rất khó đo lường và
định lượng. Chẳng hạn, không thể đánh giá nguồn lực xã hội bằng cách đếm
số tổ chức xã hội tại địa phương. Không chỉ số lượng mà bản chất và chất


×