Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

3 sự phát triển của các nước XHCN sau sự khủng hoảng, sụp đổ của liên xô và đông âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.01 KB, 3 trang )

3. Sự phát triển của các nước XHCN sau sự khủng hoảng, sụp đổ của
Liên Xô và Đông Âu
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa
tư bản đều hoan hỷ ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp
đổ ở Liên Xơ và các nước Đơng Âu kéo theo thối trào của phong trào cộng sản và
công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ khơng phải tất yếu,
tin rằng, các nước XHCN cịn lại sẽ giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân
sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới, và xu thế XHCN sẽ tiếp tục đi dưới
hình thức này hay hình thức khác.
Có những điều mà cho tới tận bây giờ, ngay cả giới chính trị gia tư sản các
nước vẫn khơng thể hiểu được, vì sao hiệu ứng “đơ-mi-nơ” về sự sụp đổ của tồn
bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa đã không diễn ra như họ mong đợi. Và, vì sao hiệu
ứng đó bị đứt gãy và dừng lại ở châu Âu?
Đất nước Xô-viết sụp đổ và các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã để
lại mn vàn hậu quả cho chính đất nước họ, cho các nước xã hội chủ nghĩa và
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đối với lịch sử của chủ nghĩa xã hội,
trong nhiều hậu quả, có rất nhiều hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng và hết sức nặng nề.
Lịch sử của chủ nghĩa xã hội lên tiếng cảnh giới: Không thể tiếp tục đi con
đường xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô và các nước Đông Âu!
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã
tiến hành chiến lược “diễn biến hịa bình” với những thủ đoạn thâm độc, phương
cách tinh vi nhằm thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Các thế lực thù địch mặc sức hoành hành. Cùng với các
lực lượng “ngầm” chống phá, chúng từng bước can thiệp sâu, gây mâu thuẫn trong
nội bộ để làm tha hóa, biến chất chế độ cộng sản; đồng thời, cổ xúy và tiếp sức cho
các phe phái đối lập nổi lên chống phá cách mạng, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Khơng nghi ngờ gì,
chiến lược “diễn biến hịa bình” đã góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xơ và hệ
thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Thế nhưng, hiệu ứng “đơ-mi-nơ” về sự sụp đổ của tồn bộ hệ thống xã hội


chủ nghĩa đã không diễn ra. Vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, sau sự khủng hoảng,
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN cịn
lại khơng những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển
tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh,
khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác...


Đặc biệt, phải kể đến một số nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới như Trung
Quốc, Việt Nam vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển. Cái gọi là hiệu ứng “đô-minô” về sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa bị đứt gãy ở chính chỗ này!
Và, ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nước tự giải phóng khỏi
xích xiềng của hệ thống thuộc địa và đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1945, sau khi
giành độc lập, Việt Nam vừa kháng chiến, vừa kiến quốc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Sau này, năm 1949, cách mạng Trung Quốc và năm 1959, cách mạng Cuba
giành được thắng lợi và đều đi tới chủ nghĩa xã hội… Điều này càng làm nổi bật
tính đa dạng về phương pháp của giai cấp vô sản ở các nước trong việc tuân theo
những quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội; đồng thời khéo áp dụng chúng, cân
nhắc các đặc điểm vốn có của nước mình và tương ứng với điều đó là biết xác định
những hình thức và phương pháp cụ thể thực hiện chủ nghĩa xã hội. Cùng thời gian,
chúng ta đã chứng kiến các dạng quá độ lên chủ nghĩa xã hội thể hiện dưới các “mơ
hình”, với những “đặc sắc” khác nhau, tiềm tàng sức sống và người ta ngày càng
thừa nhận điều đó bằng các minh chứng: Chủ nghĩa xã hội “đặc sắc Trung Quốc”,
chủ nghĩa xã hội có “bản sắc Việt Nam”. Đó chính là hiện thân của tính thống nhất
và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội; và đó cũng chính là nguồn gốc và sức sống
của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hiện nay1.
Chủ nghĩa tư bản thế giới khơng thể chứng minh được rằng nó là lực lượng
thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay
giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm
vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến
nay, vẫn cịn chưa hồn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay
lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham

gia "tồn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế", vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều
cung bậc khác nhau.
Với tư cách là một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, học thuyết
Mác – Lênin vẫn không ngừng đổi mới và phát triển; còn với tư cách là nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động thực tiễn, chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi
những người cộng sản phải luôn biết vận dụng sáng tạo để đi tới thành cơng.
Vì thế, qua sự đổ vỡ nhưng khơng theo “hiệu ứng đô-mi-nô”, lịch sử của chủ
nghĩa xã hội càng xác tín rằng, nếu sự thất bại của chủ nghĩa xã hội là con đường
chung của mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ
nghĩa ở Đơng Âu thì sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội phải, luôn và càng là con
1 />

đường riêng của mỗi nước đi lên chủ nghĩa trên cơ sở sự phát triển độc lập, sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênintrên địa bàn của mỗi nước.
Đó chính là hiện thân của sự đòi hỏi về trung thành, độc lập và sáng tạo xã
hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác-Lênin, ở mỗi nước, trong thời đại ngày nay.
Chính vì thế, khơng thể có “hiệu ứng đơ-mi-nơ” nào về sự sụp đổ tất yếu
mang toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa, như sự mong đợi đầy ảo mộng của chủ nghĩa
tư bản2.

2 />


×