Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

QUY TẮC XUẤT XỨ TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 85 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
QUY TẮC XUẤT XỨ TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Phượng
Lớp: K20KDQTA
Khóa: 2017 - 2021
Mã sinh viên: 20A4050295
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Thanh Long

Hà Nội, tháng 05 năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
QUY TẮC XUẤT XỨ TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Phượng
Lớp: K20KDQTA


Khóa: 2017 - 2021
Mã sinh viên: 20A4050295
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Thanh Long

Hà Nội, tháng 05 năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp với chủ đề: “Quy tắc xuất xứ từ
hiệp định EVFTA trong hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu
của riêng em và được sự hướng dẫn của Th.S Đinh Thị Thanh Long - Giảng viên
khoa Kinh doanh quốc tế Học viện Ngân Hàng. Các nội dung nghiên cứu trong Khóa
luận này hồn tồn trung thực do em tổng hợp và không sao chép của bất cứ ai. Toàn
bộ các số liệu được em sử dụng trong việc phân tích và hồn thành Khóa luận được
thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ trong danh mục Tài liệu tham khảo. Em
xin chịu trách nhiệm hồn tồn đối với Khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ngày 21 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Trương Thị Phượng


ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến cô giáo Đinh Thị Thanh Long,

giảng viên Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng, cô đã tận tâm giúp đỡ em
trong quá trình tìm kiếm, xử lí số liệu, hỗ trợ em hồn thiện Khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn tới các thầy cô giáo, cán bộ, giảng viên của Học viện
Ngân hàng đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng cũng như chuyên
ngành trong suốt 4 năm học qua để em có thể mang trong mình những hành trang tốt
nhất trong cuộc sống.
Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị em, bạn
bè đã đồng hành và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện Khóa luận.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức để hồn thành Khóa luận, nhưng do sự hạn chế về
kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chun mơn và thời gian có hạn nên Khóa luận của
em khơng thể tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cơ chỉnh sửa và góp ý để Khóa
luận của em hồn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực.
Cuối cùng, em gửi xin lời chúc sức khỏe đến các thầy cô giáo của Học viện
Ngân hàng, chúc thầy cô gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.

Sinh viên
Trương Thị Phượng


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................14

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ .....................................14
1.1.

KHÁI NIỆM QUY TẮC XUẤT XỨ..............................................................14

1.1.1. Khái niệm về xuất xứ hàng hóa.......................................................................14
1.1.2. Khái niệm về quy tắc xuất xứ hàng hóa ..........................................................15
1.2. PHÂN LOẠI QUY TẮC XUẤT XỨ .................................................................16
1.2.1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi ....................................................................................16
1.2.2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi .........................................................................16
1.3.

CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ ..............................................17

1.3.1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy .......................................................................17
1.3.2. Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy ............................................................18
1.3.3. Các tiêu chí chuyển đổi căn bản......................................................................18
1.3.4. Các ngoại lệ ngồi tiêu chí chuyển đổi ...........................................................20
1.3.5. Các nguyên tắc khác liên quan đến việc xác định xuất xứ hàng hóa ..............21
1.4.

VAI TRỊ CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
……………………………………………………………………………….23

1.4.1. Vai trị của xuất xứ hàng hóa ..........................................................................23
1.4.2. Vai trị của quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa ...............................................24
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................25
CHƯƠNG 2..............................................................................................................26
THỰC TRẠNG QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO EVFTA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM .....26

2.1.QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA .26
2.1.1. Quy định về quy tắc xuất xứ trong EVFTA ....................................................26


iv

2.1.2. Quy tắc xuất xứ cụ thể các mặt hàng trong EVFTA.............................................. 29
2.1.3. So sánh quy tắc xác minh xuất xứ trong EVFTA và GSP trước đó .................. 31
2.1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực thi quy tắc xuất xứ cho lô hàng xuất khẩu đi
Liên minh Châu Âu .................................................................................................................... 33
2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU………………………………………………………………………………….35
2.2.1. Về giá trị xuất khẩu ........................................................................................................ 35
2.2.2. Về mặt hàng xuất khẩu .................................................................................................. 37
2.2.3. Về thị trường xuất khẩu ................................................................................................. 43
2.2.4. Về rào cản thị trường cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam .................................... 44
2.3. THỰC TRẠNG QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO EVFTA CHO XUẤT KHẨU VIỆT NAM ..................................................45
2.3.1. Quy tắc xuất xứ cho ngành hàng nông sản ............................................................... 46
2.3.2. Quy tắc xuất xứ cho ngành hàng thủy sản ................................................................ 49
2.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC TẬN DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA CHO XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................50
2.4.1. Những cơ hội .................................................................................................................... 50
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................................. 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................53
CHƯƠNG 3..............................................................................................................54
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẬN DỤNG QUY
TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA CHO
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ...........................................................................54
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .........54

3.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẬN DỤNG QUY
TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA CHO
XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM ...................................................................................55
3.2.1. Khuyến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước ................................................ 55
3.2.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp ................................................................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt
Bộ Công Thương

BCT
C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa

CAFTA-DR Dominican Republic - Central Hiệp định Thương mại Tự do

America Free Trade Agreement
CBP

CIF

United

States

Trung Mỹ - Dominican

Customs and Cục Hải quan và Biên phòng

Border Protection

Hoa Kỳ

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Bệnh viêm đường hơ hấp cấp do

COVID-19

chủng mới của virus corona
CPTPP

Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Agreement


for

Trans-Pacific Tiến bộ xun Thái Bình Dương

Partnership
EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên
Agreement

minh châu Âu-Việt Nam

EXW

Ex-Work

Giá xuất xưởng

FOB

Free On Board

Giá tại cửa khẩu xuất


GATT

General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan và
and Trade

GSP

Generalized

mậu dịch
System

of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ

Preferences
HS

Harmonized

cập
Commodity Hệ thống hài hịa mơ tả và mã

Description and Coding System

hóa hàng hóa


vi

LVC


Tỷ lệ phần trăm giá trị địa

Local Value Content

phương
PSR

Product Specific Rules

Quy tắc cụ thể mặt hàng

PTA

Preferential Trade Agreement

Hiệp định thương mại ưu đãi

ROO

Rule of origin

Quy tắc xuất xứ

RVC

Regional Value Content

Hàm lượng Giá trị Khu vực


SAR-COV 2 Severe

acute

respiratory Virus corona gây hội chứng hơ

syndrome corona virus 2
VCCI

WTO
XNK

hấp cấp tính nặng 2

Vietnam Chamber of Commerce Phịng Thương mại và Cơng
and Industry

nghiệp Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới
Xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Tên bảng, biểu đồ


Trang

Bảng 1.1. So sánh ưu nhược điểm của các tiêu chí chuyển đổi căn bản

20

Bảng 2.1. So sánh quy tắc xuất xứ theo cơ chế GSP và EVFTA

32

Bảng 2.2. So sánh cơ chế chứng nhận xuất xứ theo GSP và theo EVFTA

33

Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU giai đoạn trước và sau

37

khi EVFTA có hiệu lực
Bảng 2.4. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang

37

EU giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU giai

39

đoạn trước và sau khi EVFTA có hiệu lực

Bảng 2.6. Tình hình thủy sản được xuất khẩu sang EU trước và sau khi

42

EVFTA có hiệu lực
Bảng 2.7. Top các thị trường EU Việt Nam xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

44

năm 2020
Bảng 2.8. Tình hình tận dụng ưu đãi theo quy tắc xuất xứ từ một số FTA

46

của Việt Nam năm 2020
Bảng 2.9. Quy tắc xuất xứ đối với một số hàng nông sản Việt Nam xuất

47

khẩu sang EU theo EVFTA
Bảng 2.10. Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang một số nước EU

48

T10/2020
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch XNK Việt Nam - EU giai đoạn 2017 – 10 tháng

36

đầu năm 2020

Biểu đồ 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn

38

2016-2019
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang Eu

40

năm 2019
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam sang EU

41


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của khóa luận
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, xu hướng chung của hầu
hết các quốc gia trên thế giới là tăng cường các mối quan hệ trên thị trường quốc tế
nhờ vào việc tham gia các khu vực kinh tế, hiệp định thương mại tự do khu vực, đơn
phương và đa phương. Việt Nam đang là một quốc gia phát triển, nắm bắt được cơ
hội để thúc đẩy quá trình hội nhập đó, nước ta cũng khơng nằm ngồi xu hướng tham
gia các hiệp định nói trên, vì vậy chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã xúc tiến việc
kí kết các hiệp định thương mại với các vùng lãnh thổ, quốc gia, tổ chức kinh tế khu
vực và trên thế giới trong đó nổi bật lên là mối quan hệ hợp tác ngày càng hiệu quả
giữa Việt Nam và khối Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Hiệp định thương mại
tự do EVFTA.

Việt Nam chúng ta là một nước có tiềm năng lớn mạnh về thủy sản nước mặn
cũng như nước ngọt, nơng sản, hàng dệt may, có những điều kiện về tự nhiên cũng
như con người thuận tiện cho việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và sản xuất chế
biến thành phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà cịn đưa ra xuất khẩu.
Do đó, lĩnh vực xuất khẩu của nước ta trở thành một trong những lĩnh vực thiết yếu
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia. Trong số các thị trường xuất khẩu
tiềm năng của Việt Nam, Liên minh Châu Âu đóng vai trị to lớn cũng là một trong
những thị trường là nơi xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Việc Việt Nam kí kết EVFTA với EU cũng như những Hiệp định khác, luôn
tạo ra 2 mặt song song, nhiều cơ hội và mặt khác cũng nhiều thách thức cho các
doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, một trong các cơ hội để tăng tính cạnh tranh của
nước ta là tận dụng tối ưu được những ưu đãi từ trong thỏa thuận của Hiệp định mà
trong đó bao gồm ưu đãi về quy tắc xuất xứ. Do vậy, quá trình tiến hành nghiên cứu
tổng quan về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định này để có cơ sở tìm ra những định
hướng nâng cao tính cạnh tranh cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia trong thị
trường EU là cấp thiết.


2

Nhận thức được vấn đề như vậy, “Quy tắc xuất xứ từ Hiệp định EVFTA trong
hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong Khóa luận
tốt nghiệp này.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan về EVFTA giữa 2 quốc gia Việt Nam và EU,
Hiệp định có những nội dung về quy tắc xuất xứ như thế nào, có u cầu gì và lợi ích
thu được là gì khi đáp ứng được các yêu cầu đó.
Thứ hai, đánh giá về thực trạng tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực
của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian cụ thể trước và sau khi EVFTA có
hiệu lực, thực trạng quy tắc xuất xứ từ Hiệp định này để khai thác cơ hội tăng tính

cạnh tranh trên trường quốc tế và những lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ ba, thông qua việc đánh giá cơ hội và những hạn chế, thách thức của quy
tắc xuất xứ đó để đề ra những giải pháp tận dụng tốt quy tắc đó nhằm thúc đẩy tăng
trưởng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của Khóa luận tốt nghiệp này là các vấn đề về
quy tắc xuất xứ nói chung và các quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề về lý luận và
thực tiễn liên quan đến quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA trong các lĩnh vực thủy
sản, nông sản của Việt Nam.
Về thời gian: các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2018-2020.
Về không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và 27 quốc gia
trong Liên minh Châu Âu (EU27).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, thống kê và tổng hợp dữ liệu.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp.

-

Phương pháp đối chiếu, so sánh.



3

-

Phương pháp quy nạp, diễn giải

-

Phương pháp nghiên cứu kế thừa để khai thác các thông tin, dữ liệu từ

tài liệu nghiên cứu đã có trước đây mà liên quan đến đề tài, tiến hành hệ thống
hóa lại những vấn đề thu thập được.
5. Tổng quan nghiên cứu
5.1.

Nghiên cứu nước ngồi

a. Nghiên cứu về quy tắc xuất xứ
Trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, việc tham gia các Hiệp
định thương mại diễn ra như một phần tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
nội dung của các Hiệp định rất đa dạng và chặt chẽ, điều đáng nói là quy định về quy
tắc xuất xứ đối với hàng hóa di chuyển xuyên quốc gia là một nội dung không thể
không đề cập trong các Hiệp định thương mại nói riêng cũng như trong hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật của nhiều quốc gia nói chung. Chính vì thế, quy tắc xuất
xứ nhận được nhiều sự chú ý, nó được nhiều nhà nghiên cứu sinh đề cập đến theo
nhiều góc nhìn khác nhau. Năm 2003, bài nghiên cứu với tựa đề “Rules of origin in
the World Trading System” do Antoni Estevadeordal và Kati Suominen thực hiện đã
đánh giá được các tác động và mục đích khác nhau của quy tắc xuất xứ đồng thời so
sánh được cấu trúc của chúng ở các khu vực trên thế giới bao gồm các Châu Phi, Á,

Âu, Mỹ và Trung Đơng. Từ việc phân tích đó nghiên cứu sinh đã đưa ra được những
nhận định về sự tồn tại và vấn đề hài hòa của các quy tắc xuất xứ trong tương lai trên
phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ rõ được ra các lợi ích liên quan
đến thuế quan ưu đãi từ trong các quy tắc xuất xứ, đây là tất yếu dẫn đến nghiên cứu
của tác giả Kala Krishna năm 2004 có tên “Understanding rules of origin”, tiến bộ
hơn nghiên cứu trước đó năm 2003 nói trên, Kala đã phân tích một cách chi tiết được
những tác động, ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ liên quan đến ưu đãi về thuế quan
trong các FTA, nội dung của nghiên cứu do Kala thực hiện tập trung vào sự ảnh hưởng
đến chi phí đầu vào do xuất xứ hàng hóa gây nên. Một sản phẩm khoa học khác có
giá trị thực tiễn lớn trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia ASEAN, nghiên cứu đánh
giá được tình hình thực hiện các quy tắc xuất xứ trong khối ASEAN và việc tối ưu
các nguyên tắc này để nhận ưu đãi thuế, nghiên cứu của tác giả Erlinda M. Medalla


4

và Josef T. Yap (2008), có tiêu đề “Policy Issues for the ASEAN Economic
Community: the Rules of Origin”.
Đối với các loại nguyên tắc xuất xứ, nghiên cứu “International Trade: Rules
of Origin” đã đề cập đến hai loại quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu
đãi. Quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia mà Hoa Kỳ
đã cấp quy chế Tối huệ quốc (MFN) nhận được đối xử thuế quan thuận lợi hơn so với
hàng nhập khẩu từ các quốc gia không được hưởng quy chế này. ROO không ưu đãi
đảm bảo rằng hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ nhận được sự
đối xử thuế quan ưu đãi. ROO không ưu đãi cũng rất quan trọng đối với ghi nhãn
quốc gia xuất xứ, mua sắm của Chính phủ và thực thi các biện pháp phòng vệ thương
mại, tổng hợp thống kê thương mại, các vấn đề an ninh chuỗi cung ứng và các luật
khác. Các quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng để xác minh rằng các sản phẩm đủ
điều kiện để được miễn thuế theo các chương trình ưu đãi thương mại của Hoa Kỳ
như GSP, Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi hoặc các Hiệp định thương mại

tự do (FTA), chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Đối
với ROO không ưu đãi, nếu hàng hóa “xuất xứ thuần túy” của một bên thụ hưởng
chương trình ưu đãi hoặc FTA, thì việc xác định xuất xứ thường khá đơn giản. Tuy
nhiên, nếu hàng hóa khơng hồn tồn được trồng hoặc sản xuất tại quốc gia hay khu
vực được nhắm mục tiêu, các quy tắc xuất xứ cụ thể có thể được áp dụng. ROO này
có thể rất chi tiết và cụ thể, và thay đổi tùy theo thỏa thuận. Do tính chất kỹ thuật và
khó hiểu của chúng, các sơ đồ quy tắc xuất xứ nhìn chung khơng đứng đầu trong các
cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại hoặc tồn cầu hóa. Tuy nhiên, vai trị của
các chương trình ROO (cả ưu đãi và không ưu đãi) là trọng tâm của hệ thống thương
mại quốc tế và các cuộc đàm phán thương mại. Để hàng hóa nhận được các lợi ích từ
các Hiệp định thương mại mà Hoa Kỳ tham gia hoặc các ưu đãi thương mại mà Hoa
Kỳ dành cho một số quốc gia nhất định, các nhà nhập khẩu nhà sản xuất xuất khẩu
phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ ưu đãi thường rất chi tiết. Các quy tắc xuất xứ khơng
ưu đãi cũng quan trọng khơng kém vì chúng đủ điều kiện để hàng hóa nhập cảnh vào
Hoa Kỳ và nhận được mức thuế suất MFN. Ngoài ra, ROO không ưu đãi hỗ trợ các
cơ quant thi hành khác trong việc triển khai và thực thi các luật và chính sách quan


5

trọng của Hoa Kỳ, bao gồm luật mua sắm của Chính phủ, các biện pháp phịng vệ
thương mại, u cầu ghi nhãn quốc gia xuất xứ và các điều khoản khác.
Phương pháp ROO được sử dụng để xác định quốc gia xuất xứ đã trở thành
vấn đề tranh luận giữa các nhà kinh tế và các chuyên gia chính sách thương mại khác
vì một số lý do. Thứ nhất, Hoa Kỳ đã tham gia một số Hiệp định thương mại tự do
song phương và khu vực, mỗi Hiệp định có ROO ưu đãi riêng, điều này làm tăng
thêm sự phức tạp cho các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất mong muốn được hưởng lợi
từ các Hiệp định này, do đó chèn ép sự kém hiệu quả kinh tế vào hệ thống thương
mại quốc tế. Thứ hai, vì CBP (Cục Hải quan và Biên phịng Hoa Kỳ) có ít hướng dẫn
về mặt pháp lý trong việc giải thích ROO, cơ quan này thường đưa ra các quyết định

về quốc gia xuất xứ theo từng trường hợp dựa trên các quy định và tiền lệ của riêng
mình. Một số nhà nhập khẩu đã chỉ trích CBP vì họ tin rằng một số quyết định xuất
xứ là chủ quan, không nhất quán hoặc có thể trái với ý định của quốc hội. Thứ ba,
trong môi trường thương mại quốc tế mà các thành phần của hàng hóa có xuất xứ từ
nhiều quốc gia và việc lắp ráp diễn ra ở một quốc gia hoàn toàn khác, một số nhà
quan sát cho rằng các phép xác định xuất xứ ở một quốc gia có thể sai lệch ở một số
khía cạnh. Thứ tư, một số người bày tỏ lo ngại rằng các hệ thống hiện tại để xác định
quốc gia xuất xứ có thể đi ngược lại hoặc có thể khơng đủ để thực thi các chính sách
thương mại hoặc mục tiêu thương mại khác của Hoa Kỳ.
Ngoài các nhược điểm của quy tắc xuất xứ được nêu ra trong nghiên cứu trên,
Sawyer, W Charles đã viết trong “NAFTA as a Means of Raising Rivals' Costs: A
Comment” rằng sự phức tạp ngày càng tăng của các quy tắc xuất xứ cho phép các
quốc gia hợp pháp hóa tham gia vào một hình thức bảo hộ mới. Không may, luật
thương mại quốc tế cho phép mỗi quốc gia quy định các quy tắc xuất xứ khi họ thấy
phù hợp. Với kẽ hở này, không có gì ngạc nhiên khi các nước đang sử dụng quy tắc
xuất xứ như một hình thức bảo hộ trá hình. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức quy
tắc xuất xứ là một phần của các cuộc đàm phán liên quan đến Vịng đàm phán
Uruguay trong khn khổ GATT. Các cuộc đàm phán tiếp tục cố gắng làm hài hòa
mớ bòng bong gây hoang mang về các quy tắc xuất xứ khác nhau mà các nước áp
dụng theo các Hiệp định thương mại khác nhau. Bài báo này làm rõ rằng các quy tắc


6

xuất xứ phức tạp ẩn chứa một tác hại khác mà các nhà kinh tế quốc tế không nhận
thức được.
Tác giả Thinam Jakob và Gernot Fiebiger cũng đã nêu ra những vấn đề khái
quát về quy tắc xuất xứ trong “Preferential Rules of Origin - A Conceptual Outline.
Nghiên cứu được tác giả đề cập đến 6 lý do mà quy tắc xuất xứ được sử dụng, trong
đó quy tắc xuất xứ đùng để phân biệt giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nước

ngoài; xác định xem sản phẩm nhập khẩu chỉ được hưởng các đối xử ưu đãi hay được
hưởng ưu đãi tối huệ quốc; thực hiện các biện pháp và cơng cụ của chính sách thương
mại như thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng và các biện pháp tự vệ; cho mục
đích thống kê thương mại; đối với việc áp dụng các yêu cầu về ghi nhãn và đánh dấu;
cho hoạt động mua sắm của Chính phủ.
Ngoài các vấn đề về khái niệm và lý do mà quy tắc xuất xứ được sử dụng,
nghiên cứu của Thinam Jakob và đồng sự còn chỉ ra cách thức để xác định xuất xứ.
Nghiên cứu khẳng định, thực tế tồn tại ba phương pháp hoặc tiêu chí khác nhau để
thiết lập mức độ chuyển đổi cần thiết nhằm thực hiện việc xác định xuất xứ của sản
phẩm có xuất xứ từ hai hoặc nhiều quốc gia, các phương pháp đó thường được áp
dụng đơn lẻ hoặc kết hợp:
-

Kiểm tra giá trị gia tăng: điều này địi hỏi q trình sản xuất cuối cùng tạo ra

một tỷ lệ giá trị gia tăng nhất định cho sản phẩm cuối cùng
-

Thay đổi trong thử nghiệm nhóm thuế quan: xuất xứ được quy định nếu hoạt

động ở nước xuất khẩu dẫn đến một sản phẩm được phân loại theo nhóm thuế quan
khác của phân loại thuế hải quan mà nguyên liệu đầu vào trung gian của nó
-

Kiểm tra kỹ thuật: một số hoạt động sản xuất nhất định được đặt ra có thể có

(thử nghiệm dương tính) hoặc có thể khơng (thử nghiệm âm tính) đưa ra trạng thái có
xuất xứ của hàng hóa.
Nói đến cách thức xác định xuất xứ, “Product - specific rules of origin in EU
and US preferential trading arrangements: an assessment” đã nhắc đến 2 quy tắc: Quy

tắc toàn chế độ với các tiêu chí này (i) tiêu chí tối thiểu (hoặc dung sai) quy định tỷ
lệ phần trăm ngun liệu khơng có xuất xứ tối đa có thể được sử dụng mà không ảnh
hưởng đến xuất xứ của sản phẩm cuối cùng, (ii) tích lũy, (iii) cuộn lại, ( iv) hạn chế
thuế và (v) phương pháp chứng nhận; Quy tắc sản phẩm cụ thể cùng hai tiêu chí cơ


7

bản được sử dụng để xác định nguồn gốc tiêu chí xuất xứ thuần túy và chuyển đổi
đáng kể.
Đối với các tác động tới nền kinh tế của quy tắc xuất xứ, “Probable Economic
Effects of Certain Modifications to the CAFTA-DR Rules of Origin” được đăng tải
bởi Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ có nhắc đến tác động của quy tắc xuất xứ
đối với hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các đối tác CAFTA-DR và trên tổng hàng
hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ, Ủy ban cho rằng việc sửa đổi sẽ cho phép tất cả hàng hóa
nhập khẩu có khả năng bị ảnh hưởng bởi đề xuất sửa đổi từ các nước đối tác nhận
được ưu đãi CAFTA-DR; đánh giá đối với khía cạnh xuất khẩu, nghiên cứu cho rằng
xuất khẩu của Hoa Kỳ sang các đối tác CAFTA-DR có khả năng tăng đối với tất cả
các sửa đổi được đề xuất; đối với ngành công nghiệp Hoa Kỳ, các tác động từ việc
sửa đổi này được đánh giá dựa vào sự thay đổi tổng hợp trong tổng xuất nhập khẩu
của Hoa Kỳ. Hay như tác giả Earl L. Grinols có đánh giá trong nghiên cứu “Rules of
origin and gains from trade”, Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng đến quá trình chuyển tải và
dán nhãn lại. Quy tắc xuất xứ cản trở việc dán nhãn lại và chuyển tải hàng, trở thành
hậu quả của trạng thái cân bằng hậu các Hiệp định thương mại tự do.
Nghiên cứu “Harmonization of Rules of Origin: An Agenda for Plurilateral
Cooperation” của tác giả Bernard Hoekman và Stefano Inama về tính cấp thiết phải
hài hóa hóa quy tắc xuất xứ, điều đáng nói bản chất của ROO - một chủ đề khá kỹ
thuật và phức tạp - không phải là chủ đề thu hút sự quan tâm của hầu hết các quan
chức và Bộ trưởng về chính sách thương mại. Tuy nhiên, những tác nhân tương tự
này có xu hướng sử dụng ROO khi thuận tiện hoặc nhanh chóng để đáp ứng các hành

lang bảo hộ. Doanh nghiệp đã có nhiều tranh cãi về vấn đề ROO. Một mặt, họ thường
phàn nàn về sự phức tạp của ROO nhưng mặt khác, họ khơng thúc đẩy các Chính phủ
nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm một giải pháp đa phương. Thay vào đó, trọng tâm là các
giải pháp khắc phục dễ dàng khả thi hơn và ít tốn kém hơn so với việc tập trung vào
việc đạt được tiến bộ trong khuôn khổ WTO. Việc nhấn mạnh vào PTA cũng có thể
phản ánh bản chất đang phát triển của thương mại quốc tế (khu vực), được thể hiện
bằng cường độ gia tăng của giá trị khu vực hoặc chuỗi cung ứng - điều này đã khiến
các doanh nghiệp thúc đẩy các nhà đàm phán và chính phủ đơn giản hóa ROO áp
dụng trong PTA.


8

Nghiên cứu về tận dụng ROO “ Rules of origin: regime in East Asia”, trong
bối cảnh xu hướng gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do và chia sẻ sản xuất
quốc tế ngày càng tăng, quy tắc xuất xứ đang bị đặt ra với những vấn đề khó và lặp
lại. Đầu tiên là chi phí quản trị ROO. Thứ hai, ROO như một phần của các FTA có
thể tạo ra các rào cản mới đối với thương mại, do đó, một mặt tác động đến những gì
mặt khác đưa ra. Đổi lại, điều này làm phát sinh một mối quan tâm chính khác: khả
năng sử dụng quy tắc xuất xứ như một công cụ bảo hộ. Để đạt được tầm nhìn Đơng
Á về một cộng đồng, bất kỳ Hiệp định thương mại khu vực nào cần thiết lập một cơ
chế ROO hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi ngay cả khi Hiệp định cố gắng ngăn chặn sự
chệch hướng thương mại, với đủ các biện pháp bảo vệ cho sự phát triển toàn diện cả
bên trong và bên ngoài các nước trong khu vực.
Nghiên cứu về áp dụng quy tắc xuất xứ giữa các nước có thể kể đến “Rules of
origin under US trade agreements with Arab countries. Are they helping and
hindering free trade?” của Bashar H. Malkawi với mục đích phân tích các loại quy
tắc xuất xứ khác nhau có trong các Hiệp định thương mại tự do của các quốc gia Hoa
Kỳ - Ả Rập và đề xuất các biện pháp cải cách cần được áp dụng để giảm bớt sự phức
tạp và chi phí của quy tắc xuất xứ trong các thỏa thuận này. Nghiên cứu bắt đầu bằng

một cuộc thảo luận ngắn gọn về khái niệm thương mại tự do, GATT/WTO và các
FTA đã ký kết gần đây giữa Hoa Kỳ và các nước Ả Rập. Sau đó, tác giả phân tích chi
tiết các quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Ả Rập.
Phân tích bao gồm, trong số những thứ khác, sự chuyển đổi đáng kể và các thử nghiệm
giá trị gia tăng, các quy trình dành riêng cho sản phẩm và các quy tắc xuất xứ có liên
quan khác. Tác giả cũng đề cập đến các tài liệu và thủ tục cần thiết để chứng minh
xuất xứ và các chi phí liên quan. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một loạt các kết luận
và khuyến nghị, với lập luận rằng các quy tắc xuất xứ trong các FTA rất phức tạp và
mang tính bảo hộ và thực sự có thể tạo ra các rào cản đối với thương mại. Nghiên cứu
đề xuất cải cách các quy tắc này bằng cách tự do hóa quy tắc xuất xứ đối với một số
sản phẩm. Những phát hiện trong cơng trình này rất quan trọng đối với các nhà hoạch
định chính sách và các cá nhân quan tâm đến việc hiểu tác động của các quy tắc xuất
xứ trong các Hiệp định thương mại.


9

b. Nghiên cứu về xuất khẩu nông sản
Lĩnh vực xuất khẩu nông sản là một chủ đề được nhiều chuyên gia, nhà nghiên
cứu tìm hiểu. “Local institutions and global value chains. Development and
challenges of shrimp aquaculture export industry in Vietnam” là cơng trình của tác
giả Noburu Yoshida đối với nơng sản Việt Nam, tác giả thực hiện nghiên cứu với
mục đích tìm hiểu cách thức ngành xuất khẩu tơm ni ở Việt Nam có thể đạt được
sự phát triển hơn nữa trong thị trường toàn cầu cạnh tranh cao, đặc biệt trong bối cảnh
tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do các thị trường đặt ra. Nghiên cứu đã chỉ
ra các yêu cầu của thị trường về an tồn thực phẩm được người mua tồn cầu đưa ra
thơng qua cấu trúc quản trị chuỗi giá trị toàn cầu cho chức năng thể chế địa phương.
Trong đó bao gồm mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp địa phương trong
cụm cơng nghiệp, chính sách cơng nghiệp và các thể chế kinh doanh. Tuy nhiên, hạn
chế đối với nghiên cứu mà tác giả còn chưa khai thác được là do phạm vi nghiên cứu

được ưu tiên nghiên cứu mới chỉ là con đường tiềm năng để phát triển hơn nữa ngành
nuôi tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Nghiên cứu “Determinants of Vietnam’s potential trade: a case study of
agricultural exports to the European Union” của 3 tác giả Phạm Hoàng Linh, Nguyễn
Khánh Doanh và Nguyễn Ngọc Quỳnh là một nghiên cứu có đóng góp to lớn trong
lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường khối các nước
Liên minh Châu Âu. Nghiên cứu này nhằm định lượng các yếu tố quyết định tiềm
năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, lấy nông sản làm nghiên cứu điển hình. Để
đạt được điều này, các tác giả đã sử dụng phân tích biên giới ngẫu nhiên để ước tính
xuất khẩu nơng sản tiềm năng của Việt Nam và phương pháp hồi quy, ước lượng xác
định các thông số của mơ hình thống kê hoặc mơ hình kinh tế lượng hệ thống để phân
tích các yếu tố quyết định xuất khẩu nơng sản tiềm năng ước tính của Việt Nam. Kết
quả cho thấy tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU ở mức cao và
đang có xu hướng tăng lên. Ngồi ra, các yếu tố như thị trường tài chính phát triển,
tự do thương mại, sẵn có về cơng nghệ và lao động có những tác động tích cực đến
xuất khẩu nơng sản tiềm năng của Việt Nam sang EU. Các biện pháp cải thiện sự phát
triển của thị trường tài chính, gỡ bỏ các rào cản thương mại, tăng cường năng lực


10

công nghệ và thúc đẩy tự do lao động được đề xuất nhằm giúp xuất khẩu nông sản
của Việt Nam đạt mức tối đa.
Ngoài ra, Do, M. H. and Park, S. C. (2020) “Improving Agricultural Export
Policies in Developing Countries: An Application of Gravity Modelling in the Case
of Vietnam’s Fishery Export" cũng nghiên cứu chính sách cải thiện xuất khẩu nơng
sản ở các nước đang phát triển từ Việt Nam bằng cách sử dụng mơ hình trọng lực.
Đưa các biến số liên quan đến thương mại bổ sung từ dữ liệu mở của Ngân hàng Thế
giới vào ước tính của mơ hình trọng lực, nghiên cứu này sẽ là thử nghiệm đầu tiên để
xem xét tác động của các biến số này đối với xuất khẩu các sản phẩm thủy sản và đề

xuất các chính sách để kích thích xuất khẩu ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho
thấy rằng mỗi lần giảm 1% chi phí xuất khẩu có thể làm tăng khoảng 3,70% giá trị
xuất khẩu của các sản phẩm thủy sản. Phát hiện này rất quan trọng vì hệ thống quản
lý xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều khâu và kéo dài thời
gian kiểm tra kiểm dịch động vật, kiểm tra chứng từ và thơng quan có thể gây ra thêm
chi phí xuất khẩu. Do đó, các chính sách nhằm giảm chi phí tn thủ biên giới và
chứng từ đối với xuất khẩu sẽ rất quan trọng để kích thích xuất khẩu ở các nước đang
phát triển như Việt Nam.
c. Nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản
Ngoài những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quy tắc xuất xứ nói chung cho
tồn bộ nền kinh tế, cịn có những nghiên cứu cụ thể hơn ở mức độ vĩ mô, đối với
lĩnh vực thủy sản cũng như xuất nhập khẩu thủy sản. Nhóm các nghiên cứu ở nước
ngoài phải kể đến Nghiên cứu “EU Import Conditions for Seafood and Other Fishery
Products” được xuất bản bởi TGĐ điều hành các vấn đề về sức khỏe và người tiêu
dung thuộc Ủy ban Châu Âu, nghiên cứu này nhấn mạnh đến khâu quản lý chất lượng
và quy trình chế biến thủy sản từ đánh bắt đến chế biến và tiêu dùng được xuất bản
năm 2008. Đi đến một ngạch nhỏ hơn trong toàn bộ thị trường thủy sản, “Cá tra bền
vững - tiềm năng thị trường tại EU” của Carson Roper (2013) đã phân tích thị trường
Châu Âu để tìm ra xu hướng của thị trường này và những chính sách để khai thác
nguồn cung thủy sản của các nhà bán lẻ tại đây.
5.2.

Nghiên cứu trong nước

a.

Nghiên cứu về quy tắc xuất xứ


11


Ngồi các nghiên cứu ở nước ngồi kể trên thì trong nước cũng có rất nhiều
các cơng trình tìm hiểu trực tiếp đến vấn đề quy tắc xuất xứ. Có những nghiên cứu đã
hồn thiện thành sách, giáo trình, có thể kể đến cuốn “Phân loại và xuất xứ hàng hóa”
NXB Tài chính, Hà Nội do ThS. Nguyễn Hồng Tuấn và PGS TS. Nguyễn Thị
Thương Huyền làm chủ biên, cuốn giáo trình đã đề cập đến những vấn đề thiên về lý
luận xuất xứ hàng hóa. Ngồi ra, cịn kể đến các sản phẩm, bài nghiên cứu ở dạng
luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học có liên quan, phải kể đến Luận văn thạc sỹ
“Phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp” của Lê Thị Hồng Lan năm 2008, đề tài liên quan trực tiếp đến lý thuyết
xuất xứ hàng hóa, thực trạng trong hoạt động XNK ở Việt Nam trong thời kì 20032008. Đề tài của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn và Thạc sĩ Thái Bùi Hải An (2014)
Học viện tài chính đánh giá tác động đến thuế quan và hoạt động trao đổi thương mại
của quy tắc xuất xứ đang áp dụng ở trong nước “Áp dụng hiệu quả các quy định về
xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam”, tuy nhiên đề
tài mới chỉ đề cập đến hiệp định thương mại tự do nói chung vẫn chỉ trên nền tảng
đánh giá hạn chế, phân tích tác động.
b.

Nghiên cứu về xuất khẩu nơng sản
Trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực nơng sản nói chung

và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng, tiêu biểu có thể kể đến cuốn
sách “Xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên minh
Châu Âu” do tác giả Hoa Hữu Cường cùng đồng sự hồn thiện, cuốn sách đã đóng
góp cho kho tàng cơ sở lý luận cũng như thực tế trong việc cải thiện tình hình nơng
sản nước ta xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu tới năm 2025, ngồi việc
chỉ ra được các hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản chủ lực
thì cuốn sách cũng đề ra được những biện pháp khắc phục hạn chế đó hỗ trợ cơng tác
quản lý, thực thi chính sách của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước.
“Quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong hội nhập

quốc tế” cũng là một đề tài nghiên cứu có chiều sâu đối với hoạt động xuất khẩu nông
sản của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Phong Lan của cơng trình này đã đưa ra được
các giải pháp hỗ trợ phía Nhà nước trong quản lý lĩnh vực nông sản với giao dịch
thương mại quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa trên thế giới.


12

Đối với tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với tình hình xuất
khẩu nơng sản của nước ta, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương đã chỉ rõ cơ hội và thách thức của việc tham gia kí kết các Hiệp định thương
mại trong lĩnh vực nông sản xuất khẩu của nước ta.
c.

Nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản
Song song với các nghiên cứu về xuất khẩu nông sản, trong nước cịn có các

cơng trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sang từ Việt Nam sang EU, NXB
Công thương - Bộ Công Thương đã cho xuất bản cuốn “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường liên minh Châu Âu”, cuốn sách là một nguồn tài liệu hữu ích về khái
quát thị trường thủy hải sản Liên minh Châu Âu, thực tế tình hình XK thủy sản từ
nước ta sang EU, các thách thức phải đối mặt và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu này, tuy nhiên dữ liệu vẫn chưa chi tiết. Thứ hai là tác giả Lê Minh
Tâm với cuốn sách “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu
Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Cuốn này chỉ ra được tác động và thách
thức đối với thủy sản Việt Nam khi tồn cầu có xu hướng chung là hịa nhập kinh tế,
phân tích được hoạt động xuất khẩu thủy hải sản từ Việt Nam sang EU và giải pháp
đẩy mạnh hoạt động này xuất phát từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức có
thẩm quyền liên quan.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã góp phần lớn đến việc làm sáng tỏ nhiều

vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong q trình tồn cầu hóa nền kinh tế nói
chung và hệ thống hóa dưới nhiều góc độ khác nhau của vấn đề xuất khẩu hàng hóa
ở Việt Nam. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu cịn độc lập thành các cơng trình riêng
biệt, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu chi tiết về quy tắc xuất xứ của EVFTA
kể từ khi chính thức có hiệu lực đến nay, cũng chưa chỉ rõ ra giải pháp để tối ưu hóa
các nguyên tắc xuất xứ từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU, vì vậy
Khóa luận “Quy tắc xuất xứ từ Hiệp định EVFTA trong hoạt động xuất khẩu tại Việt
Nam” mong muốn sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu chi tiết hơn vấn đề này
để đẩy mạnh, tăng cường sức cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu trong nước so với
các đối thủ cạnh tranh đã, đang và sẽ có trên thế giới.


13

6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ
Chương 2: Thực trạng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA trong
hoạt động xuất khẩu Việt Nam
Chương 3: Khuyến nghị chính sách nâng cao hiệu quả tận dụng quy tắc xuất xứ theo
Hiệp định thương mại tự do EVFTA cho xuất khẩu của Việt Nam


14

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ

1.1.


KHÁI NIỆM QUY TẮC XUẤT XỨ

1.1.1. Khái niệm về xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa có thể hiểu một cách nôm na là quốc gia, vùng lãnh thổ mà
tại đó hàng hóa được tạo ra, hay nói cách khác là quốc gia được thừa nhận tạo ra hàng
hóa đó. Khi sản xuất chưa phát triển, hàng hóa chủ yếu được tạo ra ở các nước dựa
trên cơ sở tự cung, tự cấp. Một hàng hóa cụ thể chỉ có thể được tạo ra ở một địa
phương hay chỉ do một con người, do vậy người ta thường không quan tâm nhiều đến
xuất xứ hàng hóa. Khi sản xuất phát triển, một sản phẩm được tạo ra không chỉ bởi
người thợ ở một địa phương cụ thể mà có thể được tạo ra bởi nhiều người ở nhiều địa
phương khác nhau. Q trình này dẫn đến sự phân cơng lao động trong xã hội. Cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phân công lao động lúc đầu chỉ trong
một nhóm người, tiến tới cho nhiều địa phương sản xuất và trong điều kiện tồn cầu
hóa hiện nay, một sản phẩm có thể được tạo ra bởi nhiều nước tham gia sản xuất, đây
là tất yếu của sự phân công lao động quốc tế. Như vậy, khái niệm xuất xứ hàng hóa
trở nên phức tạp hơn khi xác định quốc tịch hay quốc gia được xem là sản xuất hàng
hóa. Hơn nữa, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, hàng hóa được sản xuất ra khơng
chỉ để sử dụng trong nước mà có sự trao đổi giữa các nước trên thế giới. Khi phân
công tác động càng mạnh thì nhu cầu thương mại càng phát triển và cùng với đó nhu
cầu tạo thuận lợi thương mại cũng phát triển theo. Ngược lại, để bảo hộ sản xuất trong
nước, các nước đã đưa ra các giải pháp khác nhau về thuế quan và phi thuế quan nhằm
hạn chế hàng hóa có xuất xứ từ nước khác hoặc một nhóm nước khác nhập khẩu vào
nội địa. Theo nghĩa đó, xuất xứ hàng hóa đơi lúc được sử dụng như một công cụ bảo
hộ và hạn chế tự do thương mại. Chính vì vậy, để cho việc trao đổi hàng hóa được
thuận lợi, các nước đã tiến hành các vịng đàm phán thương mại song phương, đa
phương nhằm xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ, mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại.
Một trong các vấn đề mà các vòng đàm phán này quan tâm giải quyết trong tranh
chấp thương mại chính là xác định xuất xứ hàng hóa. Khi hàng hóa được đem ra trao



15

đổi qua hệ thống thương mại quốc tế thì quyền lợi cũng như trách nhiệm của hai bên
liên quan cần làm rõ quốc gia, vùng lãnh thổ mà hàng hóa được nuôi trồng, sản xuất,
chế biến. Như vậy, khái niệm về xuất xứ hàng hóa ra đời và trở thành một yếu tố quan
trọng liên quan đến quá trình thuận lợi hóa thương mại quốc tế.
Vậy xuất xứ hàng hóa là gì? Có nhiều các nhân tham gia thương mại quốc tế
đưa ra khái niệm xuất xứ hàng hóa khác nhau, đặc trưng hơn cả là khái niệm về xuất
xứ được đề cập tại Công ước Kyoto, 1974 và tại Hiệp định GATT, 1994. Hiệp định
GATT định nghĩa “Xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của một hàng hóa”, tức là hàng
hóa hồn tồn được khai thác, ni trồng, chế biến tại một nước mà khơng có sự tham
gia của hàng hóa nhập khẩu từ nước khác thì được coi là xuất xứ từ nước đó.
Tuy nhiên, do có thể có nhiều nước cùng tham gia sản xuất nên khái niệm trên
không đáp ứng được nhu cầu phát triển của phân cơng lao động, chun mơn hóa sản
xuất cũng như nhu cầu thương mại. Vì thế, Cơng ước Kyoto sửa đổi đã đưa ra khái
niệm “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản
xuất”, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải
quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại.
Hay còn một khái niệm khác được đề cập đến tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định
31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật quản lí ngoại thương về xuất xứ hàng hóa,
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ
hàng hóa hoặc nơi thực hiện cơng đoạn chế biến đơn giản cuối cùng đối với trường
hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản xuất
hàng hóa đó”.
Có thể thấy rằng các khái niệm về xuất xứ hàng hóa chỉ là những khái niệm
tương đối. Hàng hóa khơng phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn từ một nước hay
một vùng lãnh thổ mà có thể có sự đóng góp của nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ
khác nhau. Việc xác định đâu là quốc gia, vùng lãnh thổ xuất xứ ra hàng hóa thực tế
diễn ra khá phức tạp và khơng phải lúc nào cũng thống nhất.

1.1.2. Khái niệm về quy tắc xuất xứ hàng hóa
Hiệp định Quy tắc xuất xứ của WTO đã đưa ra khái niệm “Quy tắc xuất xứ là
những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác
định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan


16

đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế
quan”.
Cơng ước Kyoto lại cho rằng “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình
thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp
định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ
hàng hóa”.
Như vậy, có thể hiểu rằng “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể trong
luật pháp của một quốc gia hoặc các quy định của các hiệp định quốc tế mà quốc gia
đó áp dụng để xác định một xuất xứ hàng hóa”.
1.2.

PHÂN LOẠI QUY TẮC XUẤT XỨ
Căn cứ theo tính chất của quy tắc xuất xứ thì có thể phân loại thành hai loại

quy tắc xuất xứ đó là quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
1.2.1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có
các cam kết hay thỏa thuận ưu đãi về thuế quan hoặc ưu đãi về phi thuế quan.
Những cam kết, thỏa thuận thương mại nói trên có thể là các hiệp định thương
mại tự do đơn phương, song phương, đa phương (khu vực) hoặc trong các thỏa thuận
ưu đãi khác và không được quy định trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Các
quy tắc xuất xứ ưu đãi xác định rõ những sản phẩm, hàng hóa có thể được hưởng lợi

từ ưu đãi thuế quan hay mức thuế suất đãi ngộ tối huệ quốc khi hàng hóa đó nhập
khẩu.
1.2.2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng
hóa ngồi quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi và trong các trường hợp áp dụng các
biện pháp thương mại không ưu đãi về tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ
cấp, tự vệ thương mại, hạn chế số lượng, hạn ngạch thuế quan, mua sắm Chính phủ
và thống kê thương mại.
Theo các quy tắc này, một hàng hóa hay sản phẩm ln có chính xác một quốc
gia xuất xứ. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi có thể khác nhau giữa các
quốc gia khác nhau, cùng một sản phẩm, hàng hóa có thể có nguồn gốc khác nhau
tùy thuộc vào kế hoạch của một quốc gia được áp dụng. Quy tắc xuất xứ không ưu


×