BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN TÂY NINH
ĐỀ TÀI: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA VÀ NHỮNG TÁC PHẨM
VĂN HỌC NÚI BÀ ĐEN
Núi Bà Đen - một ngọn núi cao và đẹp nằm giữa vùng đồng bằng Nam
Bộ, cách Thị xã Tây Ninh 11 km về hướng Đông Bắc. Núi Bà Đen là món
quà độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Ngọn núi bao
phủ 1 nền lịch sử , 1 nền văn hóa, văn học đầy thú vị.
Ảnh: (sunhome.com.vn)
CHƯƠNG I: NỘI DUNG
I. Vị trí địa lý
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía đơng bắc. Nhìn xa núi Bà Ðen
như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi nằm trong quần thể di tích
văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại
tại Tây Ninh. Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², nằm trong quần thể
3 ngọn núi : Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, cao
nhất Nam Bộ ‘Đệ nhất thiên sơn’ linh thiêng Núi Bà Đen, nơi được mệnh
danh “cầu được ước thấy”(tayninh.agency).
1
Theo Wikipedia ở độ cao 986 mét (3.268 ft), ngọn núi lửa đã tắt này
mọc lên từ khu đất nông nghiệp bằng phẳng của đồng bằng sông Cửu
Long. Ngọn núi gần như là một hình nón hồn hảo và hơi phình ra ở phía
Tây Bắc. Núi Bà Đen sở hữu nhiều hang động và được bao phủ bởi nhiều
đá bazan lớn.
Núi Bà Đen từ góc nhìn 3D trên Google Maps
II. Tên gọi và ý nghĩa
Núi Bà Đen còn gọi là núi Bà Đinh, núi Một, núi Vân Sơn, núi Điện Bà hay
còn gọi với tên mỹ hiệu là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Mỗi một tên gọi đều trải
qua một thời kì và có ý nghĩa riêng biệt.
Tên núi Bà Đen hay núi Điện Bà đã được sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và từ
đầu thế kỷ 19, sách ”Gia Định thành thơng chí” và cả trong ”Đại Nam liệt
truyện”, đều gọi núi này là núi Bà Đinh. Theo ghi chép trong ”Gia Định
thành thơng chí”, trên núi có chùa Vân Sơn và khơng đề cập gì đến ngơi
đền thờ vị nữ thần có tên gọi được dùng để gọi tên núi: Bà Đen Điện Bà,
trong ”Đại Nam nhất thống chí” khi viết về núi này lại gọi tên chùa trên
núi là chùa Linh Sơn và như cách gọi về sau này Bà Đen có mỹ hiệu là Linh
Sơn thánh mẫu. Linh Sơn là tên gọi của ngọn núi đã trở thành thánh địa
của Phật giáo.
Tên núi được gọi là Bà Đinh. Tên gọi này cũng thấy ghi chép tương tự
trong ”Đại Nam liệt truyện” (biên soạn 1852), mục nói về Nguyễn Cư
Trinh, năm 1755, đưa 5.000 dân Côn Man (Chăm) về đóng ở dưới chân Bà
Đinh sơn. Điều này đã chỉ ra tên gọi Bà Đen của núi này (và về sau, là tên
của vị nữ thần chính được thờ tự ở đây) đến thế kỷ XIX là chưa định danh.
Nói cách khác, Bà Đinh/ Bà Đen là địa danh phiên âm chứ khơng phải địa
danh có nghĩa, tức do nơi này đã là nơi thờ tự một nữ thần là Bà Đen nên
được gọi tên là núi Bà Đen như cách hiểu về sau này.
2
Hiện nay, điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu với bức tượng đồng đen trên
núi Bà được rất đông khách du lịch đến cúng bái, cầu khấn. Ngày mùng
5.5 âm lịch hằng năm là ngày hội vía Bà, thu hút rất đơng khách tứ
phương.
Tóm lại, qua những câu chuyện trên, dù tên gọi của núi Bà Đen được
hình thành như thế nào thì trong tâm thức của mọi người đây là một
ngọn núi thiêng, một mảnh đất tâm linh mang nhiều giá trị nhân văn.
III. Giá trị
1. Giá trị văn hóa
Giá trị núi Bà Đen – một quần thể di tích văn hóa, từ lâu vốn là biểu
tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện
tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.
Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất
Nam Bộ. Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm
trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh
xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng
thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật, trong
đó, hệ thống điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông
đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua hàng trăm năm đã được
xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như:
hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ơng Hổ, Ơng Tà, Ba Cô,
Thiên Thai. Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng
và thăm quan Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà), được xây dựng dựa
vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành hang động. Bên trong có
bàn thờ đặt hình tượng Bà Ðen khốc áo đỏ.
Ðiện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với lễ hội núi Bà Ðen cùng
các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu
Sơn Thần, từ đây, du khách được ngắm nhìn tồn cảnh hồ nước Dầu
Tiếng, một cơng trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay. Trong quần
thể núi Bà Ðen, cịn có khu vực suối Vàng, còn gọi là "Ma Thiên Lãnh" nằm
3
phía tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ơng Lớn Trà Vong và sân Quần
Ngựa tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh.
Ðể lên núi, du khách phải đi theo một con đường quanh co, uốn
lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn
sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền những sự tích, truyền thuyết
huyền bí. Những sự tích này gần như hình thành cùng với sự định cư của
các cộng đồng dân cư người Việt đã đến đây khai sơn phá thạch, sinh cơ
lập nghiệp. Cùng với sự hình thành của các làng, các ấp là sự phát triển
của tín ngưỡng Phật giáo hịa quyện tín ngưỡng bản địa đã tạo dựng hệ
thống chùa chiền và các am, miếu trên núi.
Một trong những huyền thoại được dân gian lưu truyền qua các thế
hệ và góp phần tạo nên một vùng văn hóa tín ngưỡng linh thiêng là sự
tích Bà Ðen hay Lý Thị Thiên Hương. Dù có nhiều dị bản khác nhau nhưng
nội dung huyền tích đều là sự tôn vinh, tưởng nhớ của nhân dân về phẩm
chất đạo đức của những người phụ nữ Việt Nam thủy chung, can đảm,
kiên cường, không khuất phục trước các thế lực bạo tàn, xấu xa.
Và xa hơn nữa, núi Bà Ðen còn là biểu tượng của mảnh đất và con
người Tây Ninh trong công cuộc khai hoang,mở cõi và kháng chiến chống
thực dân Pháp và giữ nước.
2. Giá trị lịch sử
● Giai đoạn trước chiến tranh Việt Nam:
Có nhiều truyền thuyết, sự tích về núi Bà Đen, nhưng đến nay khơng ai
có thể có lời giải thích đúng cho những câu chuyện này. Có hai câu
chuyện được lưu truyền nhiều nhất cho đến tận ngày nay là :
● Truyền thuyết thứ nhất về núi Bà Đen được gắn liền với câu chuyện
tình của một đơi trai gái. Trong đó, nhân vật nữ (tức Bà Đen) được
lưu truyền cho đến ngày nay, là nhân vật Lý Thị Thiên Hương, cũng
có truyền thuyết gọi là Lý Thị Lan Hương.
Tương truyền, tại khu vực núi Một (Trảng Bàng, Tây Ninh), ngày xưa
có nàng Lý Thị Thiên Hương tài sắc vẹn toàn, dung mạo mặn mà với
nước da ngăm đen khác biệt. Trong làng có chàng Lê Sĩ Triệt mang
4
lòng yêu mến. Nhưng nổi tiếng là văn thao võ lược nên sự hấp dẫn
của nàng Thiên Hương cũng đã đến tai của con trai quan huyện.
Con trai quan huyện bày mưu bắt cóc Thiên Hương mang về làm vợ.
Lúc đó, chính Lê Sĩ Triệt đã nhiều lần giải cứu cho Thiên Hương. Từ
đó, tình cảm của đơi trai gái này càng nồng thắm. Những tưởng hai
người sẽ hạnh phúc bên nhau, nhưng bấy giờ Lê Sĩ Triệt phải tòng
quân đi giết giặc. Thiên Hương đành để người yêu ra đi làm nhiệm
vụ của một đấng trượng phu. Thừa dịp, con trai quan huyện lại lập
mưu bắt cóc nàng lần nữa. Giữa lúc thế cô, không ai giúp đỡ, Thiên
Hương quyết chọn cái chết để giữ trọn lời thế với người yêu. Nàng
gieo mình xuống vực sâu.
Ba ngày sau, tại núi Một, xuất hiện một người con gái làn da ngăm
đen. Cơ gái đi đến tìm một sư trụ trì trên núi và báo mộng rằng
mình là Thiên Hương, tuy chết nhưng xác cịn ngun vẹn, cậy nhờ
sư trụ trì mang về chơn cất. Tỉnh mộng, sư trụ trì liền làm theo lời
báo mộng của Thiên Hương. Lạ thay, từ đó về sau, phật tử đến viếng
mộ nàng đều cầu được ước thấy. Sau này, sự linh hiển của nàng cịn
được cơng nhận qua lời của Thượng quốc cơng Lê Văn Duyệt, và
chính vua Gia Long cũng đã sắc phong cho nàng là Linh Sơn Thánh
Mẫu.
● Truyền thuyết thứ hai có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật
Bà Tây Ninh" rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan
trấn thủ vùng chân núi Một có hai người con. Người con trai tên là
Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh.
Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo
hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật.
Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy
nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối
xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì
bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp
nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người
5
đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc
chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngọn núi đã bị quân Nhật Bản chiếm
đóng, sau đó bị Việt Minh, Pháp và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” kiểm
soát.
● Giai đoạn chiến tranh Việt Nam:
● Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa,
điện, hang động…cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.
● Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời
chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng
trên sườn núi. Phía đơng núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm
bởi một tảng đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới
tảng đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn
cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh
(nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh
núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải
biến thành hang động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang
Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ơng Hổ, động Ơng Tà,
động Ba Cơ và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của
quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân.
● Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra
nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú
đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen để
trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách
mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi
này.
● Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa
quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều
6
binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy
ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến.
Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của
cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền
tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh.
Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi
đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hồn tồn
giải phóng.
Núi Bà Đen nhìn từ trên không, 1971 Ảnh:(Wikipedia)
Trạm ra đa, sân bay dã chiến và kho vũ khí sinh hóa của qn đội Mỹ trên đỉnh
núi Bà Đen năm 1967 Ảnh: tài liệu của cựu binh Mỹ
7
Cờ giải phóng tung bay trên đỉnh Núi Bà Đen ngày 6-1-1975 Ảnh: P. TK
3. Giá trị du lịch
● Sơ lược lịch sử xây dựng Núi Bà Đen
Vào năm 1745, ở độ cao 350m lưng chừng núi Bà Đen đã hình thành
một ngơi chùa có tên chùa Bà và được xây dựng vào năm 1763 liên quan
đến truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương. Theo Quốc sử quán (nhà
Nguyễn) do có công trong việc báo mộng hỗ trợ ông nên năm 1790, vua
Gia Long đã cho binh lính đúc tượng, phong sắc Linh Sơn Điện và
phong Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu. Khoảng năm 1864, sư Huệ Mạng
thuộc phái Lâm Tế Chánh Tông đã khai sơn Linh Sơn Long Châu, tức
chùa Hang lấy hang đá làm nơi tu hành, cách chùa Bà khoảng 300 m.
Sau đó, vào năm Nhâm Thân 1871, chùa Trung cũng đã được ra đời với
mục đích làm trạm dừng cho cho các tín đồ đến chùa Bà. Do nơi đây
cũng từng là nơi giao tranh giữa quân lực Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa
và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nên nhiều ngơi
chùa tại đây sau đó cũng đã bị thiêu rụi bởi bom đạn
Tháng 1-2020, Sun Group - một trong những tập đoàn hàng đầu về du
lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí tại Việt Nam - đưa vào hoạt động
tuyến cáp treo hiện đại, hạng mục đầu tiên của Sun World BaDen
8
Mountain tại núi Bà Đen. Sự đầu tư bài bản, quy mô đã mang tới cho
Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen diện mạo mới với các cơng trình đẳng
cấp. Du khách tới núi Bà Đen có thể khám phá “Nhà ga cáp treo lớn
nhất thế giới” đạt kỷ lục Guinness, đi cáp treo lướt giữa mây núi để
chinh phục “nóc nhà Nam bộ” trong chưa đầy 10 phút thay vì hàng giờ
leo bộ như trước, thưởng ngoạn khơng gian hoa rực rỡ bốn mùa được
Sun World BaDen Mountain tạo tác trên đỉnh núi với các tiểu cảnh đẹp
mắt, thưởng thức ẩm thực Âu Á đặc sắc ngay trên đỉnh núi, giữa không
gian lãng mạn của mây, của hoa và rừng cây xanh ngát.
Đại diện Sun Group nhận giấy chứng nhận từ Tổ chức Kỷ lục Guinness
Ảnh: (VnExpress.net)
Hình ảnh ga Núi Bà, cáp treo được tập đoàn Sun Group xây mới
Ảnh: (VnExpress.net)
9
● Lễ hội tâm linh tại Núi Bà Đen:
Ngoài các hoạt động leo núi, trải nghiệm ẩm thực,... thì lễ hội ở Núi Bà
Đen là điều khách tham gia không nên bỏ lỡ. Núi bà đen có 2 lễ hội chính
gồm Hội Xuân Núi Bà, Hội Vía Bà:
❖ Lễ Hội Xuân Núi Bà:
Lễ hội Xuân núi Bà Đen được tổ chức bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng
cho đến hết tháng Giêng hằng năm với 3 ngày quan trọng nhất là mùng
4, 5 và 6. Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin
những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc
Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài. Nhưng khác với năm 2022 lễ hội
Xuân năm 2023 được tổ chức với quy mơ lớn, chương trình “Hương Sắc
Tây Ninh” là chương trình múa lân, ca, múa nghệ thuật chuyên nghiệp do
các nghệ sĩ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn và màn bắn pháo
hoa nghệ thuật nhằm truyền bá văn hóa vùng đất Tây Ninh và chúc một
năm mới ấm no, hạnh phúc.
Lễ khai mạc Hội Xuân và chương trình Hương Sắc Tây Ninh 2023
Ảnh: (toquoc.vn)
10
❖ Lễ Hội Vía Bà:
Khác với hội Xuân, hội vía Bà là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Lễ
hội được tổ chức vào ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm Âm lịch. Lễ hội núi Bà Đen
có sức hút hàng nghìn người đến tham quan. Đặc biệt là du khách từ
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Ngồi ra cịn có một số
tỉnh miền tây đổ về hội du xuân. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và
trang nghiêm.
Hội chính diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch với các nghi lễ quan trọng là:
“Trình thập cúng” - dâng lên Bà đủ 10 món đồ gồm: hương, đèn, trà, bánh,
hoa quả, rượu,... và các tiết mục hấp dẫn gồm hát bóng rối, múa dâng
bơng, hát chặp bóng tuồng hài Địa Nàng,...
Ảnh: (vanhoagiaoduc.com.vn)
Nghi lễ Trình Thập Cúng Ảnh: (vanhoagiaoduc.com.vn)
11
CHƯƠNG II: VĂN HỌC DÂN GIAN NÚI BÀ
I.CA DAO, TỤC NGỮ
● Ca dao:
Ca dao Tây Ninh góp phần quan trọng trong văn hóa ngồi ra cịn nói
về cảnh quan thiên nhiên và những đặc sản nổi tiếng địa phương đó; vừa
ca ngợi quê hương, vừa nói lên văn hóa dân gian nơi đây.
Ví dụ 1 :
Ngó lên hịn núi Điện Bà
Đạo chồng nghĩa vợ cớ hà phân ly.
Câu ca dao trên cho ta nhớ đền truyền thuyết Núi Bà nói về lịng thủy
chung của nàng Lý Thị Thiên Hương.
Ví dụ 2:
Hỡi cơ em gái đơ thành,
Có đi viếng núi q anh thì về.
Núi Bà cây phủ mây che,
Em đến em về đừng lạc lối nghe em.
Như các ca dao ở các vùng miền khác, đề tài tình cảm đơi lứa và khát
vọng hạnh phúc vẫn là đề tài phong phú trong ca dao nơi đây.
Ví dụ 3:
Biên Hịa có bưởi Thanh Trà
Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh.
Ngoài chủ để trữ tình thì trong ca dao cịn giới thiệu cả các đại điểm
du lịch cũng như ẩm thực.
Tóm lại, hình thức ca dao có liên quan đến Núi Bà thường ngắn, hay
phá cách lục bát, ngơn từ bình dân, giản dị nhiều từ ngữ địa phương. Hiện
nay ca dao Tây Ninh còn đi vào đời sống hiện đại mang tính chất tự hào
q hương mình.
Ví dụ 4:
NÚI BÀ TÂY NINH
Tác giả: Nguyễn Minh Quang
12
Ừ đây là núi Bà Đen
Khói đời nghi ngút nỗi niềm cơ duyên
Dọc theo triền núi nghiêng nghiêng
Cáp treo lơ lửng nối miền tĩnh tâm
Linh Sơn Tự nơi dừng chân
Cầu tài cầu phúc vạn lần thực hư
Qua bao vất vả mệt nhừ
Niềm tin vẫn cứ khư khư trong lòng
Dù cho bão táp mưa giông
Ra giêng lễ hội vẫn đông ngút ngàn
Ta cầu hai chữ bình an
Cho đời bớt những gian nan tận cùng!
● Tục ngữ:
Tục ngữ ở khu vực Tây Ninh nói chung và Núi Bà Đen chưa ghi nhận
được các tục ngữ ở ngọn núi này hầu hết đều là ca dao thể hiện đời sống
dân gian, sinh hoạt của người dân thể hiện đặc thù của người dân.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Núi Bà Đen đã và đang được biết đến với nhiều truyền thuyết hấp
dẫn, là khu di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước,
đây không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà cịn là nơi chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa, tơn giáo, tâm linh. Cần có những nhìn nhận, đánh
giá đúng đắn về những giá trị văn hóa của địa danh này để có thể khai
thác, bảo tồn và phát huy những giá trị đó phù hợp với đường lối phát
triển kinh tế, du lịch và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
13
CHƯƠNG IV: TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Sau đại dịch Covid-19 thì ngành du lịch dần khơi phục nhiều địa điểm
du lịch được tân trang và thu hút 1 lượng lớn du khách lớn trong đó khơng
thể khơng nhắc tới Núi Bà Đen. Lượng du khách ghé thăm động vì mọi
người có nhu cầu du lịch cao vào dịp tết, nhưng mấy ai lại biết sâu bên
ngọn núi này lại có 1 trữ lượng thơng tin về văn hóa đặc sắc, lịch sử… chưa
được khai thác hết. Và đó là lý do nhóm tơi chọn đề tài “ Di tích lịch sử Núi
Bà Đen – Tác phẩm văn học gắn liền với di tích Núi Bà Đen”. Đề tài này sẽ
đi sâu tìm hiểu vị trí địa lý, tên gọi, những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc
của ngọn núi này. Tìm hiểu về địa danh này, chúng ta khơng chỉ có được
cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá vùng núi linh thiêng
mà cịn có được cái nhìn tồn diện hơn, đa dạng hơn về bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều bài cáo, bài biết về núi Bà đen, trong đó tập trung giới
thiệu về núi Bà Đen qua các giá trị nhằm mục đích quảng bá du lịch và
thu hút khách du lịch.
Bài báo “Du khách thập phương trẩy Hội xuân núi Bà Đen” của Mai cát
từ trang web đã giới thiệu về những lễ hội chính,
cảnh đẹp đặc sắc cũng như thời gian mở cửa phục vụ khách du lịch.
Bài viết “sổ tay du lịch núi Bà Đen Tây Ninh chinh phục “Nóc nhà Nam
Bộ” từ trang đã nêu khái quát về núi Bà Đen, giá vé,
thời gian, các hoạt động, kinh nghiệm leo núi.
Bài viết “Núi Bà Đen – Tây Ninh và sự tích ly kỳ về người con gái báo
mộng, hiển linh” từ trang đã cho độc
giả biết về sự tích, truyền thuyết Núi Bà Đen nhằm quảng bá du lịch.
Tóm lại, các bài báo đều đã nêu lên được các sự tích về núi Bà Đen, giới
thiệu về các giá trị của khu di tích về cảnh quan tự nhiên, văn hóa..để thu
hút khách du lịch. Tuy nhiên, các bài viết chỉ mới nhìn nhận núi Bà Đen
trong lĩnh vực du lịch trên một 1 phương diện cụ thể chứ chưa đi sâu tìm
14
hiểu để có được cái nhìn tổng thể về các giá trị của núi Bà Đen. Trong bài
viết này, nhóm tôi sẽ nghiên cứu trên các phương diện như vị trí địa lý, tên
gọi, các giá trị văn hóa, lịch sử… của núi Bà Đen, từ đó nâng cao giá trị của
địa danh núi Bà Đen.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhóm sẽ nghiên cứu địa danh núi Bà Đen trên các phương diện như:
vị trí địa lý, tên gọi, các giá trị văn hóa, văn học lịch sử…để tìm hiểu giá trị
văn hóa, lịch sử, truyền thống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh núi Bà Đen thuộc
thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thơng tin: Bài viết tìm kiếm
thơng tin từ các trang mạng, các bài báo, bài viết có liên quan đến Núi Bà
Đen rồi tiến hành xử lý thông tin sao cho phù hợp với nội dung của đề tài.
★ TÀi LIỆU THAM KHẢO:
Trang thông tin:
Núi Bà Đen – Wikipedia tiếng Việt
Hình ảnh, bài báo, bài viết
(cả ảnh và trích dẫn có thể được lấy cùng ở mỗi trang)
tayninh.agency
06 kinh nghiệm không thể bỏ qua khi đến với Sun World Bà Đen
Mountain - (sunhome.com.vn)
Google Maps
- Trạm ra đa, sân bay dã chiến và kho vũ khí sinh hóa của quân đội Mỹ
trên đỉnh núi Bà Đen năm 1967 Ảnh: tài liệu của cựu binh Mỹ ( nguồn
không xác định )
-Cờ giải phóng tung bay trên đỉnh Núi Bà Đen ngày 6-1-1975 Ảnh: P. TK
Sun Group khai trương cáp treo núi Bà Đen - VnExpress Du lịch
(VnExpress.net)
Hội Xuân Núi Bà Đen 2023 - Tây Ninh bừng sáng (toquoc.vn)
15
Lễ hội Núi Bà Đen - Văn hoá tâm linh vùng đất thánh Tây Ninh
(vanhoagiaoduc.com.vn)
🌲THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG TỔ 3 (NHĨM 2)🐢:
1. Đinh Văn Khải (Trưởng Nhóm): Biên soạn, phụ trách hỗ trợ,
chỉnh sửa ghép nối các nội dung của cả nhóm, hồn chỉnh bài.
2. Đỗ Chí Vỉnh & Văn Khải : Soạn nội dung, tham khảo tư liệu
CHƯƠNG I: 1.Vị trí địa lý và 2.Tên gọi và ý nghĩa.
3. Nguyễn Khang Ninh & Nguyễn Thành Tài: Soạn nội dung ,
tham khảo tư liệu,hình ảnh và hồn thành phần III : 1.Giá trị
văn hóa và 2.Giá trị lịch sử.
4. .Lê Trường Phát & Nguyễn Hoàng Tú : Soạn nội dung , tham
khảo tư liệu, hình ảnh hồn thành phần III : 3.Giá trị du lịch.
5. Văn Khải & Thành Tài : Soạn nội dung hoàn thành CHƯƠNG II:
I.CA DAO, TỤC NGỮ
16