Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐẶNG THÙY TRANG

QUẢN LÝ CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐẶNG THÙY TRANG

QUẢN LÝ CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:
931.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG
2. PGS.TS. HOÀNG VĂN THÀNH

Hà Nội, 2022



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Những kết luận
được rút ra từ luận án là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào khác./.

Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Đặng Thùy Trang

năm 2022


ii

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng và PGS. TS. Hoàng Văn Thành đã luôn tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Thương mại, Khoa Khách sạn Du lịch, đặc biệt Bộ môn Quản trị doanh nghiệp
du lịch đã ln tạo điều kiện và tận tình hỗ trợ Nghiên cứu sinh trong quá trình

theo học chương trình đào tạo tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh trân trọng sự hỗ trợ của Q Thầy, Cơ Phịng Quản lý
Sau Đại học Trường Đại học Thương mại về các thủ tục hành chính trong suốt
q trình Nghiên cứu sinh học tập và bảo vệ luận án.
Nghiên cứu sinh kính gửi lời cảm ơn đến Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa
phương thuộc vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc, các cơ quan quản lý
nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp tài liệu
và đóng góp ý kiến.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh
hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Đặng Thùy Trang

năm 2022


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………..i
LỜI CÁM ƠN…………………………………………………………………...ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………….…………vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………...…..………..viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ……………………………..…….…….……ix
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………...…………..……..1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu…………………..…….…….………..….1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………..…………………4
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án………………………..…..……..……….4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………..……..…..………5
5. Những điểm mới của luận án………………………………..……..….………6
6. Kết cấu của luận án……………………………………………..…..…….……7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI…………………………...…………..………..8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài…………….…….…………..………8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch……8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khu du lịch, khu du lịch quốc gia..11
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý khu du lịch và quản lý
khu du lịch quốc gia……………………………………………………………..14
1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý phát triển du lịch ở vùng
du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc…………………………………………15
1.1.5. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu………………………….…………17
1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài……………………...……………………..19
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ……………………………………..……..19
1.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu…………………………...……..22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1…………………...……………………………..……24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ KHU DU LỊCH QUỐC GIA……………………………………..26
2.1. Khái luận về khu du lịch quốc gia và quản lý khu du lịch quốc gia..……...26
2.1.1. Khu du lịch và khu du lịch quốc gia…………………………………..….26
2.1.2. Quản lý kinh tế và quản lý nhà nước về du lịch……………….…………33
2.1.3. Quản lý các khu du lịch quốc gia………………………………………...36
2.2. Nội dung quản lý khu du lịch quốc gia…………………………….…..……..42

2.2.1. Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển………….……………..42


iv

2.2.2. Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn
viên du lịch………………………………………………………………….…..43
2.2.3. Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch………….….……45
2.2.4. Quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch…………………………………...…..46
2.2.5. Quản lý xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin về khu du lịch quốc gia
phục vụ du khách……………………………………………………………..…48
2.2.6. Quản lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu khu du lịch quốc
gia……………………………………………………………………………….48
2.2.7. Quản lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch…………………...…….49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia ………………..….50
2.3.1. Các yếu tố môi trường thể chế - chính sách vĩ mơ ……..………………..50
2.3.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử địa
phương…………………………………………………………………………..52
2.3.3. Các yếu tố chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của khu du lịch địa phương....53
2.3.4. Các yếu tố nội tại tổ chức bộ máy quản lý khu du lịch quốc gia tại địa
phương………………………………………………………………………..…56
2.4. Kinh nghiệm quản lý các khu du lịch quốc gia ở trong và ngoài nước và bài
học rút ra cho vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc ………………..….57
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý các khu du lịch quốc gia ở trong và ngoài nước…..57
2.4.2. Bài học rút ra cho vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc…….…..66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..…………………………………….………………..70
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC …………….…71
3.1. Khái quát vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc và các khu du lịch

quốc gia thuộc vùng…………………..……………………..…………………..71
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc...71
3.1.2. Tình hình phát triển du lịch vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc73
3.1.3. Khái quát về các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi
phía Bắc………………………………………………………………………....79
3.1.4. Khái quát về tổ chức quản lý nhà nước với các khu du lịch quốc gia vùng
du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc…………………………………..……..85
3.2. Kết quả phân tích thực trạng nội dung quản lý các khu du lịch quốc gia vùng
du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc……………………………..…………..93
3.2.1. Thực trạng quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển ………….....93
3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của
hướng dẫn viên du lịch………………………………………………...………..95


v

3.2.3. Thực trạng quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch………98
3.2.4. Thực trạng quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an
tồn xã hội, bảo vệ mơi trường trong khu du lịch……………………….….….100
3.2.5. Thực trạng quản lý xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin về khu du lịch
quốc gia phục vụ du khách…………………………………………………….103
3.2.6. Thực trạng quản lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu khu du lịch
quốc gia………………………………………………………………………….105
3.2.7. Thực trạng quản lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch………...….107
3.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia
vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc………………………...………..109
3.3.1. Các yếu tố mơi trường thể chế - chính sách vĩ mô ……………………..110
3.3.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử địa
phương………………………………………………………………………...113
3.3.3. Các yếu tố chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của khu du lịch địa phương……115

3.3.4. Các yếu tố nội tại tổ chức bộ máy quản lý khu du lịch quốc gia tại địa
phương………………………………………………………………………...120
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch
Trung du và Miền núi phía Bắc…………………………………....…………..122
3.4.1. Thành cơng và nguyên nhân…………………………………………….122
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………..……………….126
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3…………………………………..…………...……..129
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC
KHU DU LỊCH QUỐC GIA VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI
PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030………………130
4.1. Dự báo và định hướng hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du
lịch Trung du và Miền núi phía Bắc………………….…………………….….130
4.1.1. Dự báo và định hướng phát triển khu du lịch quốc gia và thị trường du lịch
của các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc.….130
4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu du lịch quốc gia
vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc………………………...………..133
4.2. Giải pháp hồn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du
và Miền núi phía Bắc…………………………………………………….…….134
4.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện các nội dung quản lý khu du lịch quốc gia..134
4.2.2. Nhóm giải pháp điều kiện để hồn thiện quản lý khu du lịch quốc gia..145
4.4. Một số kiến nghị …………………………………………………....……158
4.4.1. Kiến nghị các cơ quan địa phương………………………………….….158
4.4.2. Kiến nghị các cơ quan trung ương……………………………….……..159


vi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4………………..……………………………………160
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...161
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
* Từ viết tắt Tiếng Việt
STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

BQL

Ban quản lý

2

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3

CSVCKT


Cơ sở vật chất kỹ thuật

4

DNDL

Doanh nghiệp du lịch

5

KDL

Khu du lịch

6

KDLQG

Khu du lịch quốc gia

7

NCPT

Nghiên cứu và phát triển

8

NCS


Nghiên cứu sinh

9

NNL

Nguồn nhân lực

10

NQ

Nghị quyết

11

QLNN

Quản lý nhà nước

12

QP - AN

Quốc phòng – An ninh

13

SPDL


Sản phẩm du lịch

14

TD&MNPB

Trung du và Miền núi phía Bắc

15

TNDL

Tài nguyên du lịch

16

TW

Trung ương

17

UBND

Ủy ban Nhân dân

18

VHTTDL


Văn hóa, Thể thao và Du lịch

19

VH-XH

Văn hóa – Xã hội

20
VNCPTDL
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
* Từ viết tắt Tiếng Anh
STT Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
Association of South East
Hiệp hội các quốc gia
1
ASEAN
Asian Nations
Đông Nam Á
2
GDP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
Official Development
Hỗ trợ phát triển
3
ODA
Assistance

chính thức
United Educational
Tổ chức giáo dục, khoa học
4
UNESCO Scientific and Cultural
và văn hóa của Liên hiệp
Organization
quốc
5
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỐ BẢNG
Bảng 1.1.

TÊN BẢNG
Số lượng phiếu khảo sát tại các KDLQG vùng du lịch
TD&MNPB

TRANG
21

Bảng 3.1.

Các khu du lịch quốc gia và quy hoạch khu du lịch quốc

gia của vùng du lịch TD&MNPB

74

Bảng 3.2.

Hạ tầng du lịch của vùng du lịch TD&MNPB

75

Bảng 3.3.

Tổng số lượng khách du lịch (nội địa và quốc tế) tới
vùng du lịch TD&MNPB giai đoạn 2015-2019

76

Bảng 3.4.

Số lượng lao động du lịch vùng TD&MNPB

77

Bảng 3.5.

Phân nhóm các loại mơ hình Ban Quản lý các khu du
lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB hiện nay

85



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
SỐ HÌNH
Hình 1.1.

TÊN HÌNH
TRANG
Kết quả khảo sát các cơ quan quản lý nhà nước các khu du
23
lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB

Hình 1.2.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại các KDLQG vùng du
lịch TD&MNPB

24

Hình 3.1.

GRDP của các tỉnh vùng TD&MNPB năm 2018 - 2020

72

Hình 3.2.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý cơng tác quy hoạch và
đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB


94

Hình 3.3.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh du
lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB

97

Hình 3.4.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của hướng dẫn
viên du lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB

98

Hình 3.5.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đầu tư, khai thác và bảo
vệ TNDL tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB

100

Hình 3.6.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý bảo đảm an toàn cho khách
du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường
trong KDL tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB


103

Hình 3.7.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý xây dựng hệ thống biển
báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du
lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB

104

Hình 3.8.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý xây dựng và phát triển
hình ảnh thương hiệu KDLQG tại các KDLQG vùng du lịch
TD&MNPB

107

Hình 3.9.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý truyền thông marketing
dịch vụ du lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB

109

Hình 3.10.

Kết quả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
KDLQG vùng du lịch TD&MNPB


110

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức BQL KDLQG Sa Pa

89

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức BQL KDLQG Đền Hùng

90

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức BQL KDLQG Mộc Châu

91

Sơ đồ 3.4. Cơ cấu tổ chức BQL CVDCTC Cao nguyên đá Đồng Văn

92


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với
nhiều ngành kinh tế khác, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên
vùng và xã hội hố cao. Đây là ngành kinh tế quan trọng vì có khả năng đóng
góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), góp phần tạo ra việc làm đối với các
ngành liên quan khác như vận tải, tài chính, nơng nghiệp...; giúp xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống cho người dân. Trong thời đại tồn cầu hóa, du lịch
đang trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa

và tơn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, du lịch đã được
Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Năm 2000, tổng thu từ
khách du lịch mới chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2019 con số này đã đạt
xấp sỉ 755 nghìn tỷ đồng [Tổng cục Du lịch]. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19
diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành
Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 khách
quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước;
doanh thu du lịch lữ hành đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm sốt
thành cơng dịch COVID-19, được các nước trên thế giới đánh giá cao. Đây là lợi
thế để Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn. Mục tiêu
trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 là đưa ngành Du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác,
phấn đấu năm 2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch 1.700-1.800
tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp
tục tác động trên toàn cầu, đặt ra vấn đề về công tác quản lý nhà nước về du lịch
cần được đổi mới, định hướng cho sự phục hồi và phát triển của cả ngành du lịch
trong tình hình mới.
Các khu du lịch quốc gia (KDLQG) có vai trị to lớn đối với các địa phương
và quốc gia, thể hiện ở các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường tạo ra tính bền vững
tại những khu vực này. Sự phát triển KDLQG góp phần thu hút đầu tư, cải thiện
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa
phương nơi có KDLQG như tạo cơng ăn việc làm cho chính người dân sinh sống
trong phạm vi khu du lịch, giúp cho họ tăng thêm thu nhập cải thiện và dần nâng


2

cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời môi trường tại KDLQG cũng được quan

tâm nhiều hơn, tài nguyên du lịch được đảm bảo khai thác một cách hiệu quả
đảm bảo gìn giữ và phát triển bền vững. Phát triển các KDLQG nhằm cung ứng
tốt hơn cho khách du lịch và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên
quan khác (như chính quyền địa phương, cơng ty du lịch và cộng đồng dân cư),
từ đó đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho chính
KDLQG và địa phương có KDLQG đó. Vì vậy, quản lý KDLQG có ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và đảm bảo khu du
lịch phát triển theo đúng định hướng, quy hoạch của Nhà nước.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện tại, Việt Nam
có 49 địa điểm tiềm năng phát triển KDLQG trên địa bàn 43 tỉnh, thành phố.
Trong đó, có 28 địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
phát triển tổng thể KDLQG; 6 địa điểm được cơng nhận chính thức là KDLQG
bao gồm: KDLQG Hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng), KDLQG Sa Pa (tỉnh Lào
Cai), KDLQG Núi Sam (tỉnh An Giang), KDLQG Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh),
KDLQG Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) và KDLQG Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) bao gồm 14
tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình. Đây
là khu vực có tài nguyên tự nhiên độc đáo và hệ sinh thái có giá trị, có nhiều di
tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh giữ nước của
dân tộc. Các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu
đời với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
Với nhiều tiềm năng, lợi thế cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch văn hóa, vùng du lịch TD&MNPB là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách
muốn tìm hiểu đất nước Việt Nam.
Vùng du lịch TD&MNPB có 2 khu đã được cơng nhận là khu du lịch quốc
gia, đó là KDLQG Sa Pa (Quyết định số 1927/QĐ-TTg ngày 01/12/2017 về việc
công nhận khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và KDLQG Đền Hùng

(Quyết định số 3040/QĐ-BVHTTDL ngày 22/10/2020 về việc công nhận Khu du
lịch Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Và 10 khu du lịch
được quy hoạch trở thành KDLQG bao gồm KDL Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà


3

Giang), KDL thác Bản Giốc (Cao Bằng), KDL Mẫu Sơn (Lạng Sơn), KDL Hồ
Ba Bể (Bắc Kạn), KDL Tân Trào (Tuyên Quang), KDL Hồ Núi Cốc (Thái
Nguyên), KDL Hồ Thác Bà (Yên Bái), KDL Mộc Châu (Sơn La), KDL Điện
Biên Phủ-Pá Khoang (Điện Biên), KDL Hồ Hịa Bình (Hịa Bình). Chính những
khu du lịch quốc gia đó đã tạo động lực phát triển du lịch cho vùng thời gian qua.
Công tác quản lý KDLQG trong vùng là rất cần thiết để góp phần phát triển du
lịch bền vững.
Thực tiễn cho thấy trong thời gian vừa qua, ngành Du lịch các tỉnh vùng du
lịch TD&MNPB tuy có sự tiến bộ và phát triển, ngoại trừ biến động bất khả
kháng do dịch bệnh COVID-19; nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du
lịch hiện có. Cơng tác quản lý các KDLQG cịn bộc lộ những bất cập hạn chế
như: Công tác quản lý quy hoạch và đầu tư chưa có sự đồng bộ và thiếu tính liên
kết giữa các địa phương trong vùng du lịch và trong phạm vi lân cận; Việc quản
lý và phát triển sản phẩm du lịch cũng như phát triển thương hiệu du lịch còn
nhiều hạn chế, hệ thống sản phẩm du lịch đơn điệu, khả năng cạnh tranh không
cao, thiếu hấp dẫn với các nhà đầu tư; Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch
chưa được quan tâm đúng mức; có nơi, có địa phương cịn chưa thực hiện tốt
công tác quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch nên vẫn còn để xảy ra
nhiều hiện tượng vi phạm; Công tác quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực du
lịch của vùng vẫn chưa có những chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng. Mối quan
hệ giữa Ban Quản lý các KDLQG với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du
lịch chưa được thống nhất và chặt chẽ… Vấn đề này có nhiều nguyên nhân cả
khách quan và chủ quan cần được khắc phục để có thể thúc đẩy du lịch tại các

KDLQG vùng TD&MNPB phát triển trong giai đoạn tới. Do đó, hồn thiện cơng
tác quản lý các KDLQG trong vùng là yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, các đề tài trong
và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch tại các vùng du lịch nói chung và
tại vùng TD&MNPB nói riêng. Những cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ
sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, những vấn
đề lý luận về KDL, tình hình phát triển du lịch vùng TD&MNPB. Từ đó có thể
khẳng định, việc nghiên cứu quản lý KDLQG vùng du lịch TD&MNPB là rất
quan trọng, có ý nghĩa và cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ những đánh giá, nhận định trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài
“Quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía


4

Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
phát triển du lịch vùng du lịch TD&MNPB.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề xuất
những giải pháp khả thi nhằm hồn thiện cơng tác quản lý các KDLQG vùng du
lịch TD&MNPB.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu nêu trên thì trong nội
dung luận án này, nhiệm vụ nghiên cứu chính là:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu của
luận án.
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về khu du lịch quốc gia, về quản lý khu du
lịch quốc gia tại vùng du lịch.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý một số khu du lịch trên thế giới và tại
Việt Nam, rút ra bài học vận dụng đối với các KDLQG vùng du lịch
TD&MNPB.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du
lịch TD&MNPB, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý
các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030.
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
- Khu du lịch quốc gia là gì? Quản lý KDLQG tại vùng du lịch bao gồm
những nội dung nào?
- Thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB đạt
được những thành công và còn tồn tại những hạn chế nào trong giai đoạn 2015 2019? Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia vùng du lịch
TD&MNPB như thế nào?
- Quan điểm hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia như thế nào? Cần
phải có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia
vùng du lịch TD&MNPB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những
vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý khu du lịch quốc gia vùng du lịch
TD&MNPB Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Quản lý khu du lịch quốc gia có nội dung rất rộng cả về chủ thể và nội dung
quản lý. Luận án tập trung nghiên cứu quản lý KDLQG ở góc độ quản lý nhà
nước địa phương đối với KDLQG thuộc địa bàn địa phương đó. Như vậy quản lý
của Nhà nước trung ương đối với KDLQG khơng được luận án nghiên cứu trực
tiếp. Điều đó có nghĩa trong luận án này: Quản lý khu du lịch quốc gia được hiểu

và được làm rõ là Quản lý nhà nước địa phương đối với khu du lịch quốc gia.
Mặt khác, quản lý khu du lịch quốc gia gồm nhiều nội dung, cả quản lý các hoạt
động du lịch và các hoạt động khác tại KDLQG. Luận án tập trung nghiên cứu
quản lý du lịch đối với KDLQG.
- Về chủ thể quản lý: Tập trung nghiên cứu 2 cấp chủ thể: UBND tỉnh và Sở
VHTTDL các tỉnh; Ban Quản lý KDLQG.
- Về khách thể quản lý: Luận án nghiên cứu 2 nhóm. Nhóm 1: Khu du lịch
quốc gia đã được công nhận, gồm KDLQG Sa Pa và KDLQG Đền Hùng; và
Nhóm 2: 10 khu du lịch được quy hoạch trở thành KDLQG.
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận án, NCS tập trung
nghiên cứu 7 nội dung quản lý khu du lịch quốc gia, bao gồm: 1) Quản lý công
tác quy hoạch và đầu tư phát triển; 2) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; 3) Quản lý đầu tư, khai thác và bảo
vệ tài nguyên du lịch; 4) Quản lý bảo đảm an toàn cho du khách; bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch; 5) Quản lý xây dựng và
cung cấp hệ thống thông tin về khu du lịch quốc gia phục vụ du khách; 6) Quản
lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu khu du lịch quốc gia; và 7) Quản
lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch.
Luận án không nghiên cứu các phương pháp và công cụ quản lý nhà nước
đối với KDLQG.
- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án có khơng gian nghiên cứu là
14 tỉnh thuộc vùng TD&MNPB (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Hịa Bình). Vùng có 12 khu du lịch quốc gia bao gồm: KDL Cao


6

nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), KDL thác Bản Giốc (Cao Bằng), KDL Mẫu
Sơn (Lạng Sơn), KDL Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), KDL Tân Trào (Tuyên Quang),

KDL Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), KDL Sapa (Lào Cai), KDL Hồ Thác Bà (Yên
Bái), KDL Đền Hùng (Phú Thọ), KDL Mộc Châu (Sơn La), KDL Điện Biên
Phủ-Pá Khoang (Điện Biên), KDL Hồ Hòa Bình (Hịa Bình). Trong đó đến tháng
10/2021 có 2 khu du lịch quốc gia được cơng nhận chính thức. Đó là KDLQG Sa
Pa, tỉnh Lào Cai (theo Quyết định số 1927/QĐ-TTg ngày 01/12/2017 của Thủ
tướng Chính phủ) và KDLQG Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (theo
Quyết định số 3040/QĐ-BVHTTDL ngày 22/10/2020 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL). Còn lại 10 Khu du lịch được quy hoạch để trở thành KDLQG.
- Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng
trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019. Do tác động của đại dịch COVID-19, nhiều
KDLQG trong vùng du lịch TD&MNPB gần như khơng có khách, các doanh
nghiệp phải đóng cửa do Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội. Vì thế, số liệu
năm 2020, 2021 khơng thể hiện được tính quy luật; để đánh giá thực chất kết quả
hoạt động quản lý KDLQG các tỉnh TD&MNPB việc phân tích chủ yếu thực
hiện với các số liệu từ năm 2015-2019. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý
KDLQG vùng du lịch TD&MNPB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới quản lý khu du lịch quốc gia trên cả 2
phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:
* Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận về quản
lý KDLQG tại vùng du lịch, bao gồm các khái niệm về quản lý KDLQG, những
nội dung của quản lý KDLQG, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các KDLQG tại
vùng du lịch.
* Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm cho vùng du lịch
TD&MNPB trong quản lý KDLQG thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản
lý về khu du lịch trong và ngoài nước;
Thứ hai, luận án đánh giá thực trạng quản lý các KDLQG vùng du lịch
TD&MNPB Việt Nam. Nội dung quản lý KDLQG gồm: 1) Quản lý công tác quy
hoạch và đầu tư phát triển; 2) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và

hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; 3) Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài
nguyên du lịch; 4) Quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự,


7

an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường trong khu du lịch; 5) Quản lý xây dựng và
cung cấp hệ thống thông tin về khu du lịch quốc gia phục vụ du khách; 6) Quản
lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu khu du lịch quốc gia; và 7) Quản
lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch; và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới quản lý KDLQG theo tiếp cận quản lý nhà nước địa phương.
Thứ ba, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các KDLQG vùng du
lịch TD&MNPB nhằm mục tiêu phát triển kinh tế du lịch của vùng TD&MNPB.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà quản lý về du lịch nói chung và các nhà quản lý của các địa phương vùng
TD&MNPB nói riêng, các nhà quản trị kinh doanh đang hoạt động hoặc chuẩn bị
tham gia kinh doanh du lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPBViệt Nam.
Cụ thể:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Đề tài có thể được sử dụng
để hỗ trợ cơng tác quản lý và khai thác, bảo vệ TNDL và hoạch định các chính
sách tại các KDLQG của các vùng du lịch ở Việt Nam để phát triển du lịch.
- Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịch TD&MNPB: Đề tài đưa
ra các định hướng giúp chính quyền địa phương quản lý KDLQG tại địa phương
có các quyết sách nhằm phát triển du lịch bền vững, đồng thời mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Đối với công ty kinh doanh dịch vụ du lịch: Đề tài đưa ra các gợi ý giúp
công ty xây dựng, khai thác và phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài và
hiệu quả tại vùng du lịch TD&MNPB.
- Đối với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch: Đề tài có thể
dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về quản lý KDLQG tại các vùng du lịch.

6. Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của
đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các khu du lịch quốc gia
Chương 3. Thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung
du và Miền núi phía Bắc
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc
gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030


8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước là việc tác động của Nhà nước tới các cá nhân và tổ
chức bằng quyền lực của Nhà nước thông qua các cơng cụ như: pháp luật, chính
sách, chủ trương định hướng làm cho kinh tế, xã hội có thể phát triển theo một
trật tự, quỹ đạo với mục tiêu phát triển bền vững. Đối với ngành Du lịch cũng
vậy, là một ngành kinh tế có vai trị chủ đạo và có những tác động tương đối lớn
đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, thì cũng rất cần có những chính sách phù
hợp làm động lực cho sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đóng góp
nhiều hơn nữa cho nền kinh tế xã hội nước nhà.
Thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trị và cơng cụ để
Nhà nước quản lý ngành Du lịch. Những cơng trình này đã phần nào hệ thống
hóa được những khái niệm, cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà
nước về du lịch để từ đó đưa ra những giải pháp.

Trong đó, nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với du lịch có
các cơng trình tiêu biểu như:
Nguyễn Trùng Khánh (2012), “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi
ý chính sách cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội. Tác giả luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch
của Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực
dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị
về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện
HNKTQT hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận án đã tập
trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến
trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng
lực cạnh tranh điểm đến. Đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh
điểm đến của ngành du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt
Nam: 1) Ngành Du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu,
đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; 2) Mơi trường chính sách phải


9

tạo thuận lợi cho du lịch phát triển; 3) Ngành Du lịch phải được phát triển theo
hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; 4)
Ngành Du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả
luận án đã đề xuất 7 nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ chặt chẽ,
tồn diện và có tính khả thi.
Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa

loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án hướng vào nghiên cứu hệ thống hóa
và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm
du lịch. Trên cơ sở phân tích rõ những yêu cầu và căn cứ để xác định phương
hướng, giải pháp cũng như các mục tiêu cụ thể đặt ra với việc phát triển ngành
du lịch của Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới, luận án đã đưa ra các nhóm
giải pháp, kiến nghị quan trọng về nội dung của việc đa dạng hóa loại hình du
lịch, cũng như nội dung của đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở
Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới.
Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nội
dung luận án hướng vào phân tích hàng hóa, cung, cầu và các bộ phận cấu thành,
cơ chế vận hành thị trường du lịch. Trong đó, xác định cầu du lịch là bộ phận nhu
cầu xã hội có khả năng thanh tốn về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú
tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch.
Cung về du lịch là tồn bộ các hàng hóa, dịch vụ du lịch được người bán đưa ra
thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh tốn của du khách trong
một thời gian nhất định. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển
thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây, tác giả luận án đã đề xuất phương
hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường du lịch trên địa bàn
tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.
Trần Sơn Hải (2010), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Hành chính. Trong đó tác giả luận án đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
nguồn nhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực, QLNN đối với phát triên
nguồn nhân lực. Thơng qua phân tích thực trạng phát triên nguồn nhân lực


10


ngành du lịch các tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và
đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các
tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Nguyễn Tấn Vinh (2008), “Hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Luận án đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về du lịch, thị trường du lịch,
phát triên du lịch; QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh. Luận án đã đánh giá
thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó dự báo phát triên
du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, đề xuất phương hướng (quan tâm xây
dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch, hồn thiện hệ thống chính sách
phát triển du lịch, tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch), biện
pháp đảm bảo thực hiện phương hướng, kiến nghị hoàn thiện QLNN về du lịch
(chuẩn bị nguồn nhân lực, khai thác nguồn vốn đầu tư, cải cách thủ tục hành
chính, xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch...).
Sherap Bhutia (2014), The Role of Tourism for Human Resource
Development in Darjeeling District of West Bengal, India, Journal of Tourism
and Hospitality Management, Vol. 2, No. 1, pp. 113-128 . Trong bài viết này, tác
giả cho thấy du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất và là
ngành công nghiệp khơng khói trên thế giới hiện nay vì nó trực tiếp tạo ra các
dịch vụ, sản phẩm, ngoại tệ, việc làm và đầu tư. Đây là một trong những ngành
trọng điểm tồn cầu địi hỏi nhiều lao động và tạo ra nhiều lợi ích. Kết luận chính
xuất phát từ nghiên cứu này là điều đặc biệt quan trọng để thúc đẩy du lịch là
một công cụ cho phát triển nguồn nhân lực trong khu vực. Ngành Du lịch ở
Darjeeling là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng và mang lại những cơ hội nghề
nghiệp đầy thử thách và hấp dẫn cho người dân trong khu vực này của đất nước.
Với những phát hiện này, tác giả mong rằng sẽ tạo ra sự quan tâm mạnh mẽ đến
các cơ quan chính phủ, các bên liên quan trong phát triển du lịch, các nhà nghiên
cứu và các phương tiện truyền thông.
Xu Xeng (2015) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch
của Trung Quốc”, Báo Điện tử, tại trang , [truy cập ngày

12/5/2015. Bài viết đã nói đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh du lịch là công tác quản lý nhà nước đối với toàn bộ những vấn đề liên
quan đến các hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong q trình này.
Trong nền kinh tế tồn cầu hiện nay, thị trường du lịch ngày một sôi động và


11

khốc liệt, kéo theo sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh du lịch đồng thời song
song với nó là những vấn đề đáng quan tâm và những thách thức nặng nề trong
lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý hoạt động kinh doanh du
lịch một cách có hiệu quả giữa bộn bề thách thức đó. Bài viết đã giới thiệu vài
nét tổng quan về Du lịch và hoạt động Kinh doanh du lịch ở các tỉnh của Trung
Quốc. Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập như: Ban
hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được
kiện tồn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh
du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công
nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.
Ngồi ra có thể kể đến như: Trịnh Đăng Thanh (2004), “Quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ
luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Hà Minh Tuấn (2007),
"Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của Thái Lan", Tạp chí du lịch Việt
Nam, (55), tr.1-3;
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến khu du lịch, khu du lịch quốc gia
Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao đã khiến cho nhu cầu du lịch ngày càng nhiều. Cùng với đó

là việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã giúp cho lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều. Nhiều khu du lịch mới
được hình thành và đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của
ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Với những tiềm năng to lớn, từ năm
2001, du lịch Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch định hướng phát triển trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
2001 – 2010” có vài chỉ tiêu khơng đạt được. Từ năm 2011 “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối. Với chiến lược phát
triển này thì các khu du lịch sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lượng đầu tư để thúc
đẩy phát triển, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia. Mặc dù đã có nhiều thành
cơng và tốc độ phát triển tương đối mạnh, song vẫn cịn có rất nhiều ý kiến cho


12

rằng trong thực tiễn chúng ta còn cần phải nỗ lực hơn nữa để ngành du lịch thật
sự trở thành “mũi nhọn” và từ đó có “tiềm năng” trở thành có “khả năng”.
Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục hình thành, phát triển các KDL và
KDLQG. Các KDL này thường gắn với các địa danh lịch sử, các vùng kinh tế
theo một chiến lược và quy hoạch quốc gia hoặc địa phương. Trong thời gian vừa
qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước về
KDL, KDLQG. Các cơng trình nghiên cứu này đã đưa ra cách nhìn tổng quát về
KDL và KDLQG, những tác động của các KDL đối với tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế xã hội tại khu vực đó. Những cơng trình này chủ yếu dưới dạng các bài
báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, một số sách chuyên khảo và tham khảo.
Trên thế giới, các tác giả thường nghiên cứu khái quát về sự phát triển du
lịch tại KDL hoặc vùng du lịch ở nước ngoài và các vấn đề liên quan đến sự phát
triển đó. Các cơng trình nghiên cứu đã khái qt bức tranh phát triển của các
KDL, kinh nghiệm phát triển của các nước và vùng lãnh thổ trong quá trình hình

thành và hoạt động của các KDL. Cụ thể như các giai đoạn phát triển KDL vùng
ngoại ô, ven biển hoặc khu nghỉ mát tại các các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung
Quốc, Đức, Úc,... và mối quan hệ giữa chính phủ và địa phương trong phát triển
KDL như lập chính sách, xây dựng kế hoạch và giải quyết các tác động trong
kinh doanh du lịch tại địa phương. Đây là các nội dung chính trong các cơng
trình “Tourism in Developing Countries” của hai tác giả Martin Oppermann và
Kye - Sung Chon (1997) và “The Business of Rural Tourism International
Perspectives” của tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997). Cụ thể, Martin
Oppermann và Kye - Sung Chon (1997), “Tourism in Developing Countries”
(Du lịch ở các nước đang phát triển), Nxb International Thomson Business Press.
Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển du lịch ở
các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên
cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển. Đồng thời, cơng trình này cịn đề cập
đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mơ hình phân tích phát triển du
lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm
đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô;
Stephen J. Page và Don Getz (1997), “The Business of Rural Tourism
International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du
lịch tại khu vực nông thôn), Nxb International Thomson Business Press. Nội
dung nghiên cứu đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các


13

tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nơng thơn, trong
đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu
vực nông thôn. Hai tác giả này trong các cơng trình nghiên cứu của mình đã đề
cập rất cụ thể đến vấn phát triển du lịch tại các vùng ven biển, vùng nông thôn
bằng những phân tích và những bằng chứng hình mẫu ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ điển hình. Việc tìm hiểu kết quả nghiên cứu của 2 tác giả này cũng giúp

chúng ta có những định hướng, hình thành những chiến lược cho phát triển du
lịch của Việt Nam trong tương lai.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã
khái quát được những vấn đề lớn về KDL, vai trị và điều kiện hình thành, phát
triển các KDL Việt Nam, các KDL biển quốc gia và các KDL nói chung. Bên
cạnh đó, các cơng trình đã đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn phát triển
các KDL khác nhau tại các quốc gia điển hình trên thế giới để từ đó tổng kết, đúc
kết thành những bài học kinh nghiệm quý giá trong khai thác và phát triển du lịch
tại các KDL của Việt Nam. Có thể kể đến như đề tài NCKH cấp Bộ của
VNCPTDL năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây
dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã tổng hợp hệ thống lý
luận về khu, tuyến, điểm du lịch, trong đó đề cập đến cách tiếp cận về KDL như
một địa điểm nghỉ dưỡng; vai trò, ý nghĩa của các KDL đối với sự phát triển của
du lịch Việt Nam; Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các KDL;
Những nhóm tiêu chí chính để xây dựng KDL… Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
của một số nước trong việc xác định tiêu chí xây dựng các KDL (chủ yếu nghiên
cứu kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...) làm cơ
sở cho việc xác định tiêu chí xác định và quản lý các KDL ở Việt Nam. Cùng
cách tiếp cận đó, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL (tác giả Lê Văn Minh)
năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển KDL” phân
tích ở góc độ sâu hơn về đầu tư phát triển KDL. Đề tài đã tổng hợp kinh nghiệm
của một số quốc gia điển hình trong việc quản lý tài nguyên và phát triển du lich,
trong đầu tư phát triển KDL, trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng để
phát triển du lịch tại các KDL. Đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2011
về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các KDL biển quốc gia tại vùng du lịch
Bắc Trung bộ” lại tiếp cận ở góc độ rộng hơn là một khu vực địa lý du lịch, trong
đó tiến hành tổng hợp và hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển KDL
biển, đánh giá đặc điểm các KDLQG biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các



14

nhân tố tác động đến nó trong q trình phát triển, đồng thời cũng tiến hành tổng
kết kinh nghiệm phát triển của một số KDLQG biển nước ngoài.
Ngoài việc đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý và phát triển các KDL nói chung và một số KDL đặc trưng, như KDL biển,
những đề tài nói trên cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát
triển du lịch tại các KDL cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp. Cụ thể,
đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2004 về “Phương hướng phát triển du
lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam”, đề
tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp đầu tư phát triển KDL”,...
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý khu du lịch và quản lý
khu du lịch quốc gia
Cùng với việc phát triển nhanh chóng về số lượng của các KDL nói chung
và KDLQG nói riêng địi hỏi cần phải có sự quản lý một cách chặt chẽ, bài bản
bởi các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Việc quản lý nghiêm các
KDL và các KDLQG sẽ giúp cho sự phát triển đúng hướng, đúng quy hoạch,
đúng chủ trương, đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế mức thấp nhất
những ảnh hưởng đối với tài ngun và mơi trường. Để có thể giúp các nhà quản
lý từ trung ương đến địa phương có cái nhìn khách quan và chính xác về những
tác động của các KDL, KDLQG từ đó có những quyết sách đúng đắn trong quản
lý là mục tiêu mà các nhà nghiên cứu hướng tới khi nghiên cứu về vấn đề này.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến quản lý khu du lịch trong đó phải kể đến như:
Lê Văn Minh (Chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu
tư phát triển khu du lịch, Đề tài cấp Bộ, Viện NC PT Du lịch. Đề tài tập trung
nghiên cứu các khái niệm về khu du lịch, vai trò của đầu tư phát triển các khu du
lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các nước về đầu tư phát triển các khu du lịch.
Đề xuất 10 giải pháp nhằm hồn thiện chính sách đầu tư bao gồm: 1) Giải pháp

về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch; 2) Giải pháp về xây dựng, quản lý
và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; 3) Giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở
các khu du lịch; 4) Giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch; 5) Giải pháp về
huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch; 6) Giải pháp về cơ chế,
chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch; 7) Giải pháp về
phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu
du lịch; 8) Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; 9) Giải pháp hỗ trợ, khuyến


×