CÂU HỎI: PT nhiệm vụ của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thơng.
Cho ví dụ minh họa
Nhiệm vụ của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông gồm:
- Chuẩn bị về mặt thể lực
- Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ
- Chuẩn bị về mặt ngơn ngữ
- Chuẩn bị về mặt tình cảm - xã hội
- Chuẩn bị 1 số kĩ năng cần thiết cho hd học.
1. Chuẩn bị về thể lực: Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình học tập của người học sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật
chất của sự phát triển nhân cách có cơ hội phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt,
khỏe mạnh, tăng cân đều. da dẻ hồng hào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể
là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần
kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quan…Để có được
các phẩm chất đó, cơ giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi,
luyện tập…cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù
hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Giáo viên thực hiện đúng chế độ
sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả trẻ:
- Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các
động tác( tay, bụng, chân, bật, điều hòa)
- Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học
nội dung bám sát theo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi
phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề đang thực hiện.
- Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, một số bài vận động
như: đi và chạy(đi nối bàn chân tiến lùi, đi trên ván kê dốc, chạy chậm 100200m…), bị trườn trèo( bị dích dắc qua 7 điểm, bò chui qua ống dài 1.5m
x1.6m, trèo lên xuống 7 gióng thang,..), tung bắt ném(tung bóng lên cao và bắt,
đi và đập bắt bóng, ném xa bằng 1 tay 2 tay, chuyền bắt bóng qua đầu qua
chân…), bật nhảy(bật liên tục vào vòng, nhảy lò cò 5m, bật xa 40-50m, bật qua
vật cản cao 15-20cm…)
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc. Quan tâm đến những trẻ khó
ngủ, hay nói chuyện trong giờ ngủ…( cho bé nằm gần các bé dễ ngủ, cô ngồi
gần vỗ cho bé ngủ, bật nhạc nhẹ khơng lời…)
- Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không quá lâu.
Những trẻ ăn quá chậm tơi có biện pháp động viên trẻ như: tun dương vào
cuối ngày nếu ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh chiều
cô cho cắm cờ, hoa bé ngoan. Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn
nhiều sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi.
- Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học của trẻ. Cần chú ý quan tâm đến những
cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào hoạt động. Ví dụ: Lớp tơi đầu năm
có một số cháu: Quốc Anh, Vân, Gia Linh giờ học, giờ chơi đều rất thụ động,
ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi. Tôi thấy vậy liền rủ 3 cháu cùng chơi
với cơ, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi rủ vài cháu
khác cùng vào chơi. Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thích chơi, vui vẻ,
tích cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết.
Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh,
tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và
đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ có một tinh thần tốt, rất tích cực tham gia vào các
hoạt động mà cơ giáo tổ chức. Có như vậy thì mới trang bị cho các cháu có một
thể lực tốt để bước vào lớp 1.
2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ: Như chúng ta đều biết, để làm
tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một một cách tốt nhất không thể
không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần
thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thơng minh nhanh trí, nắm bắt được
những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho
trẻ bước vào lớp 1.
Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức
của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động học và
hoạt động chơi ở trẻ. Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các
bộ phận của cơ thể người, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự
nhiên. Khám phá về xã hội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng,
tìm hiểu về trường lớp mầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội,
các danh lam thắng cảnh và các ngày hội, ngày lễ…Các kiến thức đó được trải
dài trong 10 chủ đề trong năm. Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những
hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những
điều mới lạ…gợi mở, khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh.
Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng biệt của các sự vật hiện tượng (các
con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…) biết phán đoán, suy luận qua
nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kể…giúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh.
Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng
các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tịi khám phá.
Khả năng định hướng trong khơng gian và thời gian cũng là một biểu hiện
của sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị trí khơng gian, thời gian của các
sự vật 4 hiện tượng: mình đang ở đâu, vật ở trên dưới, trước sau, phải trái …
mình đang ở thời điểm nào của thời gian: sáng, trưa, chiều, tối bây giờ là mùa
đông hay mùa thu, mùa xuân hay mùa hè…Biết ước tính quá khứ, hiện tại và
tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hơm qua”, “ngày mai” “năm
ngối”, “năm nay” “sang năm”…dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết
so sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10, phân chia 10 đối tượng thành 2
nhóm và biết kết quả các nhóm.
Nhận biết các chữ số 1-10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ
biết số chẵn, số lẻ… được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán. Nhận biết
và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ,
nhận biết các chữ cái thơng qua trị chơi… thơng qua hoạt động làm quen với
chữ cái. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện dành cho lứa tuổi. biết đánh
giá các nhân vật trong chuyện… thông qua hoạt động làm quen văn học. Đó là
điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham
gia vào các hoạt động khác ở trường phổ thơng.
Mơi trường trang trí cũng rất quan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí
tuệ thơng qua hoạt động chơi, học cùng cơ, bạn. Ở lớp tơi có trang trí góc “Bé
vui học tốn” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề, có số lượng thay đổi theo
chương trình trẻ đang học. đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thực hiện, giống
như trẻ đang chơi mà lại học. Hoạt động này trẻ vơ cùng thích và đây là một góc
mở của lớp tơi. Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của
bé” sau giờ học tôi cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày
trong tuần : Thứ hai- thứ ba…chủ nhật. Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến
9”, lớp đang thực hiện chủ đề “Động vật” tôi cùng các cháu thực hiện: Cùng dán
con vật có số lượng 8, 9 và cùng tìm chữ số tương ứng. Tôi luôn tổ chức chế độ
sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu, không bao giờ cắt xắn. Tổ chức
các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, thường xuyên sử dụng câu hỏi
mở để phát triển tư duy cho trẻ. Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện
“Ai đáng khen nhiều hơn” Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện
tơi cịn hỏi thêm: +Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?.
+Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ?.... Hoặc giờ học: Khám phá
khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tơi hỏi thêm: +Con làm gì để bảo
vệ nguồn nước ? +Hàng ngày con tiết kiệm nước bằng cách nào ?.. Cung cấp
kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động học là chính ngồi ra cịn cung cấp, nhắc
nhở thường xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trang bị kiến thức và hình thành
thói quen cho trẻ.
3. Chuẩn bị về tình cảm xã hội: Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử
với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, đồn kết thân ái với
bạn bè, thơng cảm thương xót những người bất hạnh. Biết được vị trí của mình
trong gia đình và trong xã hội (là con ai, cháu ai, em hay anh chị của ai, là học
sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp với vai trị của mình. Giáo dục hành vi
và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần
gũi…giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường.
Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện
tượng xung quanh…. Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với
mơi trường học tập mới. Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm
quen dần với sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ
xã hội tốt đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được
trải nghiệm những câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập
của lớp một, tham quan trường tiểu học..(chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có
những biểu tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn
bè, thầy cơ giáo …Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ
Hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự
phục vụ trong các công việc sinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh
quan trọng cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông. Ví dụ: Tập trẻ có thói
quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày, tự xếp bàn ghế
giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giường ngủ…Khuyến khích trẻ
làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồ chơi, qt lớp… Ở lớp
tơi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao
như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chào
khách đến nhà, biết nhận q bằng hai tay…thơng qua góc đó giáo dục trẻ biết
kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung
quanh… Ví dụ: Vào buổi chiều tơi cùng trẻ về góc lễ giáo. Tơi hỏi trẻ qua hình
ảnh: + Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ? + Con đã làm được
điều đó chưa?. + Con kể những việc tốt mà con đã làm ?.
Giáo dục tình cảm xã hội được tích hợp vào trong tất cả các hoạt động
trong ngày của trẻ, trong cả hoạt động học và chơi phù hợp chủ đề, đề tài đang
thực hiện một cách phong phú, hiệu quả. Để chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm
xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất khó vì độ tuổi của trẻ chưa có thể nhận thức
được vấn đề. Chính vì vậy giáo dục cho trẻ thơng qua hoạt động góc, mọi lúc,
mọi nơi, qua các giờ nêu gương …nhưng phải thường xun để hình thành kỹ
năng, thói quen cho trẻ.
4. Chuẩn bị về ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện
quan trọng để phát triển trí tuệ và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở
trường phổ thơng. Hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc,
tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp
nhận nhiều tri thức mới. thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động,
qua các buổi tham quan, dạo chơi…cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ
một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh. Tập cho trẻ biết
diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ ràng, mạch lạc, khơng nói ngọng,
nói lắp. Trẻ có ngơn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì đồng thời các quá trình tâm
lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của trẻ cũng phát triển tốt. 6 Bên
cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi
trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và
nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phải sang
trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn
cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng. Dạy trẻ làm quen chữ cái
thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức giờ học không những đúng
phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học làm quen, trò chơi với chữ
cái… giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhận biết
các chữ cái có trong từ, cụm từ. Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường,
viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một.
Không những trong giờ học làm quen với chữ cái mà thông qua các hoạt
động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do vốn từ
của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy
cịn hạn chế… Vì vậy tơi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn
bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và
trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tơi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua giờ
học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ
chơi và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ trả lời khơng trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử
dụng các câu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về
điều đó ? Con có suy nghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ?...nhằm kích thích trẻ
suy nghĩ, trả lời trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự
nhiên, hiệu quả. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thơng giờ chơi ở các góc: Tơi
thường xun tổ chức cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đó trẻ được trò
chuyện, giao lưu cùng bạn, được giải quyết các tình huống đơn giản. Ví dụ: Trẻ
chơi ở các góc phân vai, xây dựng nghệ thuật… trẻ biết thể hiện vai cô bán
hàng, người mua hàng như: Quả cam này bao nhiêu tiền vậy chị ?. cám ơn chị
nhé…qua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý. Tôi luôn tham gia
chơi cùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ
trả lời để làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ. Mơi trường trang trí chữ viết
cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngơn ngữ. Ví dụ: Trong lớp tơi
trang trí mơi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: “Bé làm đẹp môi trường,
vui khúc đồng dao, bé cùng sáng tạo, bé học điều hay, bé vui học toán, bé cao
lớn mỗi ngày”… kèm theo hình ảnh phù hợp. Trong giờ học làm quen chữ cái
kết thúc giờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung quanh lớp hoặc buổi chiều
cho trẻ làm quen cụm từ, tìm chữ đã học rồi…Mơi trường chữ cái trong lớp vẫn
có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh
nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới.
5. Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh
thần: Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như
giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong
các lần học tập tơ, làm quen với tốn, tạo hình… , tư thế ngồi đúng trong khi
ngồi học, chơi. Giúp trẻ thích nghi với hoạt động học tập mới, tránh được những
bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin.
Để đạt được những hiệu quả cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với
mơi trường học tập như: bố trí bàn ghế cho trẻ ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp
xúc thường xuyên với sách, truyện, bút, thước… hướng dẫn trẻ cách sử dụng các
dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và
uốn nắn trực tiếp cho trẻ. Ví dụ: Trong giờ học vẽ một số cháu hay nhìn gần,
ngồi sai tư thế. Tôi luôn chú ý và nhắc nhở thường xuyên, sửa ngay tư thế cho
trẻ, khuyến khích động viên trẻ bằng cách: con ngồi đúng lớn lên sẽ có một thân
hình đẹp, vẽ cũng sẽ rất đẹp, ngồi sai tư thế sẽ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, sẽ
thành người xấu lắm.
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có
một tinh thần tốt, ln ln vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là
luôn vươn tới, ln mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt.
Vì vậy, tơi ln động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn
thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước
khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp thơng qua các trị chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ u thích. Cần
tránh nơn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những gì trẻ em được tiếp thu một
cách bài bản ở trường phổ thông sau này. Bởi dễ gây ra cho trẻ những chán nản,
chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ những buổi
học ban đầu và gây ra khơng ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc
khắc phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải. Trong giờ ăn, giờ
chơi giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một cách gọn gàng, khéo
léo.
Các nhà khoa học đã từng khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ
càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ
bấy nhiêu.”