Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.04 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC
ĐÀO TẠO DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC
ĐÀO TẠO DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lƣu

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH........................... 7
1.1. Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch ..... 7
1.1.1. Du lịch ...................................................................................................... 7
1.1.2. Đào tạo, dạy nghề ..................................................................................... 9
1.1.3. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 13
1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch .......................................................................... 15
1.1.5. Nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch ................................... 16
1.1.6. Vai trò của nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch ................. 18
1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch và các yếu tố
chủ yếu tác động đến hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch của một tỉnh ......... 19
1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch .......................................................... 19
1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch ................... 20
1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề
du lịch ............................................................................................................... 21
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................................... 27
2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng và du lịch Lâm Đồng ........................... 27



2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 27
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 29
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của Lâm Đồng ......................................... 29
2.1.4. Tình hình phát triển du lịch Tỉnh Lâm Đồng ......................................... 30
2.1.5. Tình hình giáo dục – đào tạo tỉnh Lâm Đồng ........................................ 33
2.2. Khái quát về các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng ........ 34
2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du
lịch tại Lâm Đồng ........................................................................................... 36
2.3.1. Thực trạng về phát triển số lượng .......................................................... 37
2.3.2. Thực trạng về hợp lý hoá cơ cấu ............................................................ 39
2.3.3. Thực trạng về nâng cao chất lượng ........................................................ 41
2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy
nghề du lịch ở tỉnh Lâm Đồng....................................................................... 47
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân ....................................................................... 47
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 49
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 51
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................................... 52
3.1. Những cơ sở để xây dựng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch tỉnh Lâm Đồng........................... 52
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch và yêu cầu về nhân lực du lịch trong thời
gian tới .............................................................................................................. 52
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............................................................................. 55
3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề của tỉnh Lâm Đồng ........ 58
3.2. Các giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............ 59



3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................................................................... 59
3.2.2. Kiện toàn bộ máy, quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................................................................... 60
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới phương pháp cho đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................................................................... 64
3.2.4. Tạo động lực phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy
nghề du lịch ...................................................................................................... 67
3.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 70
3.3.1. Đối với Nhà nước ................................................................................... 70
3.3.2. Đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ...................................... 70
3.3.3. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ............................................. 70
3.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng ............................................ 71
3.3.5. Đối với các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh ............... 71
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 75
PHỤ LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GV

Giáo viên

ĐNGVGV

Đội ngũ giáo viên, giảng viên


CBQL

Cán bộ quản lý

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CCSP

Chứng chỉ sư phạm

HSSV

Học sinh, sinh viên

NCKH

Nghiên cứu khoa học

XH

Xã hội

CNTT


Công nghệ thông tin

HT

Hiệu trưởng

NNL

Nguồn nhân lực

TCCB

Tổ chức – Cán bộ

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

ĐH

Đại học

CN

Cử nhân


DL

Du lịch

CC

Chứng chỉ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng ĐNGVGV dạy du lịch ở các trường................. 37
Bảng 2.2. Thống kê số lượng ĐNGVGV dạy du lịch ở các trường năm 2009
và năm 2013 ..................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Thống kê giới tính của ĐNGVGV .................................................. 39
Bảng 2.4. Thống kê tuổi đời và thâm niên giảng dạy của ĐNGVGV ............. 40
Bảng 2.5. Thống kê trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học của ĐNGVGV 43
Bảng 2.6. Thống kê trình độ, kiến thức sư phạm và sư phạm nghề của
giáo viên ........................................................................................................... 45
Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của CBQLvà ĐNGVGV của các
trường về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch
tại Lâm Đồng ................................................................................................... 47


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về số lượng giáo viên, giảng viên dạy du lịch ........... 39
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về phẩm chất giáo viên, giảng viên dạy du lịch......... 42
Biểu đồ 3.3. Đánh giá về trình độ ngoại ngữ giáo viên, giảng viên dạy du lịch .... 44
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mơ hình hệ thống về quy trình đào tạo........................................... 10

Sơ đồ 1.2. Mơ hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonar Nadle.................. 19


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong nhiều năm qua. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao. Chất
lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng, tài
nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du
lịch và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách phát triển du lịch của Nhà
nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập
của nền kinh tế…
Trong q trình hội nhập, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với
sự phát triển nhanh về du lịch, cũng đòi hỏi sự phát triển nhanh về nguồn
nhân lực du lịch. Nhưng là một quốc gia đang phát triển, nguồn nhân lực du
lịch ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung, mang những đặc điểm của
nguồn nhân lực Việt Nam: trẻ, thiếu và yếu; tính chuyên nghiệp chưa cao,
thiếu tính đồng bộ. Nhiều người, nhiều cơng việc thiếu những tiền lệ và sự
trải nghiệm, đang trong q trình tìm tịi, tiếp cận để học hỏi, bổ sung, hồn
thiện mình. Đặc biệt là những người trực tiếp đào tạo, dạy nghề du lịch, cung
cấp nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. Đây là một bộ phận nhân lực du lịch
đông đảo, rất quan trọng, trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch, các khoa Du lịch trong các trường Đại
học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Với nhiều qui mô
và cấp độ đào tạo, dạy nghề khác nhau, các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch
đang là cơ sở đầu tiên đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đa dạng, chất
lượng cao cho kinh tế du lịch của đất nước.
1



Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 2020” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: Giai đoạn 2011 2015, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra là tăng cường quản lý
nhà nước về đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội; xây dựng
chuẩn (tập trung vào chuẩn kỹ năng nghề) và thực hiện chuẩn hóa một bước
nhân lực du lịch, phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều
kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch; phát triển mạng lưới cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các
bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bố vùng, miền hợp lý phù hợp với
chiến lược phát triển du lịch quốc gia; xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn
trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác nghiên cứu, thống kê phục vụ đào
tạo, bồi dưỡng du lịch; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực trong và ngoài nước cho đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã
hội; tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch
theo nhu cầu xã hội.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 916/QĐUBND ngày 23/4/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2020. Trong đó, nội dung phát triển nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao, được đặt ở vị trí quan trọng, nhằm thực hiện thành
công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế của tỉnh; chú
trọng phát triển giáo dục đào tạo toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nhân
lực. Điều này đòi hỏi phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát
triển nguồn nhân lực trình độ cao, bao gồm đội ngũ quản lý, lực lượng
chuyên gia đầu ngành, đội ngũ nghiên cứu, giảng viên, giáo viên và lao động
kỹ thuật cao.
Lâm Đồng hiện nay có 06 cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch, trong đó
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt chuyên đào tạo các nghề về du lịch,
2



05 trường còn lại chỉ đào tạo một số nghề liên quan về du lịch như nghề
Hướng dẫn du lịch, Quản trị Khách sạn Nhà hàng, Chế biến món ăn, Văn hóa
du lịch... Đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch ở các cơ sở này cịn chiếm tỷ
trọng ít so với nhu cầu của xã hội với trình độ chun mơn, nghiệp vụ và
trình độ ngoại ngữ chưa cao. Trong các sở, ban ngành và các doanh nghiệp
du lịch ở địa phương thì hầu hết các cán bộ quản lý đều được thuyên chuyển
từ các ngành kinh tế - văn hóa - xã hội khác sang làm việc trong lĩnh vực du
lịch… Vì vậy để du lịch Lâm Đồng trở thành một ngành kinh tế trọng điểm
thì cần phải thấy rõ thực trạng của đội ngũ đào tạo, giảng dạy về du lịch của
tỉnh; từ đó mới đề ra những biện pháp nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng
của đội ngũ này. Đối với lĩnh vực này cịn có một khoảng trống chưa có
những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tơi đã chọn đề tài: “Phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về phát triển nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh, thành phố, phát triển đội
ngũ giáo viên của trường và công tác đào tạo ở các trường nghề; trường
cao đẳng chuyên nghiệp và đại học như:
Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các
trường du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ” (Luận văn Thạc
sĩ du lịch - Đoàn Thị Thắm - Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2012): luận
văn đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng nhân lực du lịch của các trường du
lịch trực thuộc Bộ VHTTDL đào tạo, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực du lịch của các trường du lịch trực thuộc Bộ.
Đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại các trường
Cao đẳng du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu điển hình tại
3



trường Cao đẳng Kỹ Thuật Khách sạn và Du lịch)” (Luận văn Thạc sĩ du
lịch - Nguyễn Hải Dương - Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2013): Nội
dung của luận văn là đánh giá chung thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực
du lịch của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch, đề xuất giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại Trường Cao
đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch.
Đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng
nghề Đà Nẵng” (Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Trần Lê Uyên –
Đại học Đà Nẵng, năm 2013): Đề tài cũng chủ yếu phân tích thực trạng phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, từ đó
đưa ra các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường.
Đề tài: “Giải pháp phát triển ngành Du lịch Lâm Đồng đến năm 2020”
(Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Nguyễn Thị Hồng Nhạn – Đại học Kinh tế
TP.HCM, năm 2010): nội dung của luận văn cho cái nhìn tổng thể về thực
trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2008 và từ đó cũng đưa
ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
Đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” (Luận án Tiến sĩ - Trần Sơn Hải - Học viện
Hành chính, năm 2010): Đề tài đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng
chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch của các tỉnh khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để từ đó đề ra những giải pháp đồng bộ phát
triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên nói riêng, qua đó thúc đẩy ngành Du lịch của khu vực phát triển.
Các nghiên cứu trên hầu hết đề cập tới vấn đề phát triển đội ngũ làm
việc trong ngành Du lịch; các giải pháp để phát triển du lịch của một tỉnh hay
các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề du lịch của các
Trường nói chung mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu về nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng một cách cụ thể.
4



Do vậy, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo
du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là một đề tài mới, tiếp cận cụ thể một
lĩnh vực chưa được đề cập nhiều. Tác giả mong muốn có những đóng góp
nhất định vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho nhân lực du
lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và của ngành Du lịch nói chung trong
thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng và
đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện được mục tiêu
nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây: 1) Hệ thống
hố và có phát triển một số khái niệm và vấn đề lý luận về phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn; 2) Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội
ngũ đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích các
dữ liệu, chỉ rõ ưu điểm và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân; 3) Đề xuất
một số giải pháp góp phần phát triển đội ngũ đào tạo nhân lực du lịch trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng đáp ứng nhu cầu xã hội và ngành Du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du
lịch tỉnh Lâm Đồng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ đào tạo, dạy nghề du lịch tại
các cơ sở có đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ
2009 - 2013; giải pháp luận văn đề xuất sẽ áp dụng cho năm 2015 và các

năm tiếp theo.
5


+ Về không gian nghiên cứu: Khảo sát tại các trường có đào tạo, dạy
nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi đánh giá tình trạng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch và đề xuất giải pháp phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của các cơ sở
đào tạo của tỉnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu như sau được sử dụng:
- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: Tiến hành điều tra, khảo
sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để thu thập, tích
luỹ tài liệu, thơng tin thực tế. Kết quả điều tra thực tế này là cơ sở ban đầu và
thẩm định lại một số nhận định trong q trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dự kiến được sử
dụng để xử lý tư liệu, số liệu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du
lịch của các trường có đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó có
những đánh giá và đưa ra cách khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Phương pháp thu thập, phân tích xử lý dữ liệu: Thu thập dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp để tập hợp và phân tích xử lý dữ liệu làm cơ sở đề ra các
giải pháp.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng hỏi, phát phiếu
điều tra cho các đối tượng: Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các
cơ sở có đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về phát

triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch; Chương 2. Thực
trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng; Chương 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
6


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH
1.1.

Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch
1.1.1. Du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội phổ biến khơng chỉ

ở các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển. Mặc dù hoạt động
du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh,
nhưng khái niệm “du lịch” lại được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ
các góc độ nghiên cứu khác nhau, như Giáo sư, Tiến sỹ Bernecker nhận định
“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa” [7, Tr 6].
Thuật ngữ Du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành
tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Trong
tiếng Việt thuật ngữ này được dịch thông qua tiếng Hán, với nghĩa “du” là đi
chơi, “lịch” là trải nghiệm. Còn người Trung Quốc lại gọi “tourism” là “du
lãm” với nghĩa đi chơi để nâng cao nhận thức.
Theo nhà khoa học Guer Freuler (Đức) “ Du lịch là một hiện tượng
của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức

khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát
triển những tình cảm đối với vẻ đẹp của tự nhiên”
Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf – Hai người được
coi là đặt nền móng cho cho lý thuyết về cung du lịch, đưa ra định nghĩa như
sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong
các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc
lưu trú đó khơng thành cư trú thường xun và khơng dính dáng đến hoạt
động kiếm lời” [7 tr 13].
7


Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa quốc tế về Du lịch (Viện Hàn
lâm khoa học quốc tế về du lịch): “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực
của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên
kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành
trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và
một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Dưới con mắt của các nhà kinh tế học, du lịch không chỉ đơn thuần là
một hiện tượng xã hội mà nó liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh tế.
Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh
thần, đạo đức và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.
Trong giáo trình Thống kê du lịch, tác giả Nguyễn Cao Thường và Tụ
Đăng Hải cho rằng “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm
vụ phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc cũng kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Các nhà nghiên cứu xã hội học lại cho rằng du lịch là quan hệ tương
hỗ của bốn nhóm đối tượng là: du khách, cơ quan cung ứng, chính quyền và
cư dân tại điểm đến du lịch tạo nên.
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) đưa ra định

nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà
có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.”
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì khái niệm du lịch được hiểu
như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
8


người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
[5, Tr. 10].
Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia. Hoạt động du lịch chẳng những đem lại lợi ích kinh tế mà cịn cả
lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Bản thân hoạt động du lịch
khơng nằm ngồi mục đích thỏa mãn các nhu cầu ngày một phong phú của
con người như giải trí, tham quan, nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu…
1.1.2. Đào tạo, dạy nghề
* Khái niệm đào tạo: Theo PGS. Tiến sĩ Trần Kim Dung, tác giả cuốn
Phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo là các hoạt động tác động lên quá trình học
tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành. Đào tạo có định hướng vào
hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có
ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.
Đào tạo có thể chia thành 2 nhóm, một là đào tạo trong cơng việc và
hai là đào tạo ngồi công việc. Đào tạo trong công việc là các phương pháp
đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực hiện công việc và

thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Cịn
đào tạo ngồi cơng việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được
tách ra khỏi sự thực hiện các công việc thực tế.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng đào tạo nguồn nhân lực là một loại
hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm
đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người.
Đào tạo trong luận văn này được hiểu là một q trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lý
thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động
9


nghề nghiệp; là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi
cá nhân để thực hiện một nghề hay một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất.
Phân loại nhu cầu đào tạo:
- Loại 1: Đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại viên
chức, trong đó có chuẩn ngạch giáo viên.
- Loại 2: Đào tạo để thay đổi và phát triển trong tương lai (đào tạo để
lấy bằng cấp cao hơn).
- Loại 3: Bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn (hướng dẫn thử
việc, hội nghị, hội thảo trao đổi chun mơn…)
Đánh giá nhu cầu đào tạo:
+ Phân tích tổ chức
+ Phân tích cơng việc

+ Phân tích cá nhân

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn các phương pháp đào

tạo và áp dụng các nguyên tắc
học

Xây dựng các tiêu chuẩn

Tiến hành đào tạo

Đo lường và so sánh kết quả
đào tạo với các tiêu chuẩn

Phản hồi

Sơ đồ 1.1. Mơ hình hệ thống về quy trình đào tạo
(Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993)
* Khái niệm nghề: Theo từ điển Tiếng Việt “Nghề là công việc
chuyên môn làm theo sự phân công lao động xã hội” [17, tr 676]. Với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, muốn hành nghề tốt, mỗi người
10


phải trải qua quá trình đào tạo theo một chương trình quy định với những
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết theo yêu cầu của thị trường lao động
để có thể hành nghề.
Trong luận văn này thì nghề là một dạng lao động đòi hỏi con
người phải trải qua một q trình đào tạo chun biệt để có những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Nhờ q trình hoạt động nghề
nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của
cá nhân và xã hội.
Một số nghề cơ bản được đào tạo trong lĩnh vực du lịch:
- Nghề lễ tân: Nghề lễ tân là nghề giao tiếp với khách hàng để chào bán

dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung trong và ngoài khách sạn,
nhằm mục đích mang lại lợi nhuận tối ưu cho khách sạn và sự hài lòng cho
khách hàng.
- Nghề phục vụ buồng: Nghề buồng hay còn gọi là nghiệp vụ lưu trú là
nghề thực hiện quá trình thu, dọn và thay đổi các vật dụng, đồ vải trong phòng
khách; thực hiện qui trình vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực phịng khách, khu
vực cơng cộng, hậu sảnh theo tiêu chuẩn của khách sạn, khu resort hoặc các
đơn vị có kinh doanh lưu trú; duy trì vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ của các loại
trang thiết bị, tiện nghi trong khách sạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ
phận Buồng. Ngồi ra, cịn cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách lưu trú
như giặt là, mini bar, phục vụ ăn, uống tại phịng, trơng trẻ.
- Nghề chế biến món ăn: Là nghề kỹ thuật, trực tiếp chế biến các loại
món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghề phục vụ bàn và pha chế đồ uống: Là nghề chuyên tổ chức, đón
tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh
doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng phong phú (ăn theo
thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống pha chế, đồ uống
11


khơng cồn, đồ uống có cồn, các hình thức phục vụ khác...) đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự.
- Nghề hướng dẫn du lịch: Là nghề chuyên tổ chức thực hiện và phục
vụ khách theo các chương trình du lịch với các nhiệm vụ cơ bản như: Chuẩn
bị, tổ chức thực hiện chương trình; thuyết minh; quản lý đồn khách; hướng
dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch; thiết lập
và duy trì các mối quan hệ với đối tác; giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện chương trình du lịch; chăm sóc khách hàng… đáp ứng nhu
cầu của du khách.

- Nghề Quản trị Lữ hành: Quản trị lữ hành là nghề trực tiếp thực hiện,
quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Nhiệm vụ của nghề quản
trị lữ hành bao gồm: Thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán
sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc
chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần, thiết lập và duy trì tốt các mối quan
hệ với đối tác; quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, quản lý nhân sự, quản lý tài
chính, đảm bảo an tồn, an ninh theo quy định, giám sát và đánh giá kết quả
công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Nghề Quản trị khách sạn: Quản trị khách sạn gắn với trách nhiệm
chính là quản lý trực tiếp các hoạt động hàng ngày của các bộ phận trực tiếp
và gián tiếp phục vụ khách du lịch như: Lễ tân, buồng, nhà hàng, chế biến
món ăn, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế tốn, bán hàng và
marketing, nhân sự,... các công việc chủ yếu chung nhất của nghề Quản trị
khách sạn bao gồm: Quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn, quản lý bộ
phận buồng, quản lý bộ phận lễ tân, quản lý bộ phận chế biến món ăn, quản lý
dịch vụ khác, quản lý nhân sự hành chính, quản lý bán hàng và tiếp thị, quản
lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý tài chính, quản lý an ninh an toàn.
12


* Khái niệm đào tạo nghề:
Theo tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm
2002 thì đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị
cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để
người lao động sau khi hồn thành khóa học thực hành được một nghề trong
xã hội”
Như vậy, trong luận văn này thì đào tạo nghề được hiểu là quá trình
truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
nhất định đã được khái qt hóa trong nghề đào tạo: là q trình rèn luyện

các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực nghề nghiệp ở người học để hình
thành nhân cách nghề nghiệp. Q trình này được thực hiện chủ yếu thơng
qua việc giảng dạy theo chuẩn mực của các nghề đào tạo.
Theo quy định trong hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề của nước
ta, chương trình gồm chương trình khung và chương trình chi tiết. Chương
trình khung là do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành, quy định khung tối thiểu kiến thức, kỹ năng cần thiết cần
phải được đào tạo cho học viên của từng chuyên ngành/nghề đào tạo.
Chương trình chi tiết hay cịn gọi là chương trình đào tạo là do các cơ sở đào
tạo xây dựng dựa trên nền tảng chương trình khung, người đứng đầu cơ sở
đào tạo chịu trách nhiệm ban hành và chỉ đạo cơ sở mình áp dụng thực hiện.
Tuy nhiên, xu hướng trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục, đào tạo và dạy nghề đang dần bỏ quy định về chương trình khung,
để các cơ sở đào tạo chủ động, tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo
của cơ sở mình đảm bảo tính đặc thù, cạnh tranh.
1.1.3. Nguồn nhân lực
Bất cứ tổ chức nào cũng đều được hình thành bởi các thành viên là con
người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực trong
một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó,
13


còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này
gồm có thể lực và trí lực.
Thể lực là sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng
sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ
làm việc và nghỉ ngơi, chế độ chăm sóc y tế. Thể lực con người tùy thuộc
vào tuổi tác, thời gian cơng tác, giới tính…
Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng,
năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng người. Ở bất

kỳ lĩnh vực nào, việc tận dụng tiềm năng thể lực của con người phải luôn
luôn được chú ý và có thể nói phải khai thác triệt để. Nhưng sự khai thác
tiềm năng trí lực của con người là luôn mới mẻ, khơi mở, chưa bao giờ cạn
kiệt, đó là kho tàng bí ẩn của mỗi con người.
Theo GS. Phạm Minh Hạc, “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân
và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí
tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể
nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để
tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương
nào đó…”[3, tr.323].
Nguồn nhân lực đều đề cập đến các đặc trưng chung là:
- Số lượng nguồn nhân lực, trả lời cho câu hỏi là có bao nhiêu người
và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai. Sự phát triển về số lượng nguồn
nhân lực dựa trên hai nhóm: yếu tố bên trong bao gồm nhu cầu thực tế cơng
việc địi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức
như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân.
- Chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ
phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực
thẩm mỹ,... của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai
yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
14


- Cơ cấu nguồn nhân lực: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện
khác nhau: cơ cấu về trình độ đào tạo, dân tộc, giới tính, độ tuổi,…
1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công hay không thành công trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia. Để phát triển du lịch cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn nhân

lực được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định trong sự phát triển
của ngành.
Trong lĩnh vực du lịch, nhân lực tham gia vào các hoạt động phục vụ
khách du lịch bao gồm:
- Nhân lực phục vụ tại các đầu mối giao thông: Nhân lực phục vụ du
khách đi lại bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ,
đường sắt, đường biển để đến điểm du lịch; tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên
liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện
phục vụ khách du lịch bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân
hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng sách…, và hoạt động của
một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phục vụ khách du lịch như
biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan...
- Nhân lực phục vụ tại điểm đến du lịch:
a) Nhân lực tại các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách,
gồm: Dịch vụ lưu trú - khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống nhà hàng, quán Bar; dịch vụ giải trí, thể thao, rạp hát, sịng bạc, cơng viên
giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận
chuyển - các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu
thủy, taxi, xe cho thuê.
15


b) Nhân lực tại các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du lịch bao gồm
các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp trực
tiếp phục vụ du khách như: Công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo,
công ty bia rượu, nước giải khát, cơng ty phát hành thẻ tín dụng, cơng ty vận
tải, thương mại bán bn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp
điện, nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…
c) Nhân lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm sốt, quản lý các

dịch vụ phục vụ du lịch như: Cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan
bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo
tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…
d) Cư dân liên quan đến phục vụ du lịch, như: Các gia đình, cá nhân,
các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia trong q trình phục vụ
khách du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
đ) Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp phục vụ du khách hoặc các doanh
nghiệp hỗ trợ phục vụ du lịch.
Như vậy: Nguồn nhân lực du lịch bao gồm những lao động trực tiếp
hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con
người và nhu cầu phát triển xã hội.
1.1.5. Nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch
* Từ những khái niệm về du lịch, nguồn nhân lực, đào tạo, dạy nghề,
có thể hiểu nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch thực chất là đội
ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý làm việc trong các cơ sở giáo dục
đào tạo, dạy nghề du lịch. Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao
và có trình độ chun mơn sâu nhất trong tồn bộ nhân lực du lịch. Họ có
kiến thức khá toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực du lịch, có chức năng đào tạo,
dạy nghề, quản lý, nghiên cứu khoa học về đào tạo, dạy nghề du lịch và đóng
vai trị to lớn trong việc phát triển du lịch.
16


Trong Luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề 2006 cũng đã quy định rõ
đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý:
* Theo Điều 70 của Luật giáo dục năm 2005 thì: Nhà giáo là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt
trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; sức khỏe theo yêu

cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, gọi là giáo viên; ở
cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [4,tr.56].
* Theo Điều 58 Luật dạy nghề 2006 thì: Giáo viên dạy nghề là người
dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong
các cơ sở dạy nghề. Giáo viên dạy nghề có những tiêu chuẩn quy định tại
khoảng 2 Điều 70 của Luật giáo dục. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề:
+ Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp
trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.
+ Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy
thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề trở lên hoặc là
nghệ nhân, người có tay nghề cao.
+ Giáo viên phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề (trừ trường hợp giáo
viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ
thuật).
Luật giáo dục và Luật dạy nghề đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát
triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp giáo dục,
đào tạo và dạy nghề nước ta, khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
dưới nhiều hình thức, chú trọng dạy nghề.
17


×