Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.12 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------

TRƢƠNG THỊ LÊ NA

PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
THỜI SỰ Ở KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ TRUYỀN THƠNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------TRƢƠNG THỊ LÊ NA

PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
THỜI SỰ Ở KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ TRUYỀN THƠNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN

Luận văn Thạc sĩ chun ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG THỊ KIÊN

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trƣơng Thị Kiên - ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Phương thức
sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền
thơng đa phương tiện”. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Ban Biên tập
mà đặc biệt là Nhóm sản xuất Chƣơng trình Thời sự kênh VOVTV - Đài
Tiếng nói Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Trƣơng Thị Lê Na


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Phương thức sản xuất Chương trình
Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ đa phương tiện” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và dẫn chứng trong luận văn có cơ sở
rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn
Trƣơng Thị Lê Na


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DƢỚI GĨC ĐỘ TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN ....................................................................................... 8
1.1. Về một số khái niệm, quan niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8
1.1.1. Đa phương tiện ................................................................................. 8
1.1.2. Truyền thông đa phương tiện ......................................................... 10
1.1.3. Hội tụ truyền thông ........................................................................ 12
1.1.4. Cơ quan báo chí đa phương tiện và Tập đồn truyền thơng ......... 14
1.2. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa
phƣơng tiện ................................................................................................. 16
1.2.1. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình .... 16
1.2.2. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình dưới
góc độ truyền thơng đa phương tiện ........................................................ 18
1.2.3. Thế mạnh của chương trình truyền hình được sản xuất dưới góc độ
truyền thơng đa phương tiện .................................................................... 20
1.2.4. Một số yêu cầu để tổ chức sản xuất thành cơng chương trình truyền
hình dưới góc độ truyền thơng đa phương tiện ........................................ 23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRÊN KÊNH VOVTV DƢỚI GĨC ĐỘ ĐA PHƢƠNG TIỆN ................ 28
2.1. Tổng quan về Chƣơng trình Thời sự kênh VOVTV - Đài Tiếng nói
Việt Nam ..................................................................................................... 28
2.1.1. Đơi nét về kênh VOVTV ................................................................. 28
2.1.2. Về Chương trình Thời sự VOVTV .................................................. 30


2.2. Tính đa phƣơng tiện trong phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình
Thời sự của kênh VOVTV ........................................................................ 38
2.2.1. Đa phương tiện trong khai thác chất liệu nội dung cho VOVTV... 38
2.2.2. Cách thức biên tập tin, bài phục vụ sản xuất Chương trình Thời sự
của kênh VOVTV ...................................................................................... 39
2.2.3. Đa phương tiện trong ứng dụng các hình thức chuyển tải thông tin

khác nhau ................................................................................................. 44
2.2.4. Nội dung thông tin của Chương trình Thời sự VOVTV ................. 46
2.2.5. Đa phương tiện trong truyền phát chương trình của kênh VOVTV
.................................................................................................................. 46
2.2.6. Đa phương tiện thể hiện ở khả năng tương tác với công chúng .... 48
2.2.7. Đội ngũ nhân sự tác nghiệp đa phương tiện .................................. 49
2.3. Đánh giá chung về thành cơng, hạn chế trong phƣơng thức sản
xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ truyền thơng đa
phƣơng tiện ................................................................................................. 51
2.3.1. Thành công ..................................................................................... 51
2.3.2. Hạn chế........................................................................................... 54
2.4. Nguyên nhân thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra ........... 59
2.4.1. Nguyên nhân thành công ................................................................ 59
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................... 63
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH VOVTV NHÌN TỪ

GĨC ĐỘ

TRUYỀN THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN ................................................... 68
3.1. Cơ sở đề xuất ....................................................................................... 68
3.1.1. Truyền thông đa phương tiện là xu thế tất yếu tại các cơ quan báo
chí ............................................................................................................. 68


3.1.2. Nhu cầu tiếp nhận sản phẩm truyền thơng nói chung, truyền hình
nói riêng theo phương thức đa phương tiện của công chúng hiện đại .... 69
3.1.3. Sự quan tâm của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam tới sản xuất
chương trình truyền hình theo phương thức đa phương tiện ................... 69
3.2. Một số đề xuất ..................................................................................... 70

3.2.1. Thường xuyên có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sản xuất
chương trình đa phương tiện .................................................................... 70
3.2.2. Đổi mới quy trình sản xuất gắn chặt với phương thức đa phương
tiện ............................................................................................................ 74
3.2.3. Kiện toàn kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình ........................ 77
3.2.4.Tăng đầu tư tài chính để sản xuất các chương trình truyền hình đa
phương tiện ............................................................................................... 78
3.2.5. Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất giữa các bộ phận trong Đài
Tiếng nói Việt Nam và kênh VOVTV ........................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

ANTV

Truyền hình Cơng an nhân dân

BTV

Biên tập viên

PTSX

Phƣơng thức sản xuất


PV

Phóng viên

TCSX

Tổ chức sản xuất

TCSXC

Tổ chức sản xuất chung

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

VOV

Đài Tiếng nói Việt Nam

VTC

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

TTXVN


Thơng tấn xã Việt Nam


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1a. Khâu 1: Biên tập và dựng tin, bài.................................................. 32
Hình 2.1b. Khâu 2: Duyệt Vỏ kịch bản........................................................... 34
Hình 2.2. Giao diện Cổng thơng tin điện tử VOV - Trung tâm tin................. 38
Hình 2.3. Giao diện trực tuyến của kênh VOVTV trên website Vov.vn ........ 47
Hình 2.4. Khán giả có thể tải ứng dụng xem miễn phí các chƣơng trình của
kênh VOVTV qua điện thoại di động, máy tính bảng... ................................. 48
Hình 2.5. Cấu trúc mơ hình VOV trực tuyến giai đoạn 2011 – 2016 ............. 61
Hình 3.1. Quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự theo đề xuất .................. 75


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của Internet đã tạo đƣợc bƣớc đột phá mang tính cách mạng
trong truyền tải và thể hiện thông tin những năm đầu của thế kỷ 21. Chính sự
phát triển cùa web 2.0 cùng những kỹ thuật truyền thông hiện đại đã tạo nền
tảng vững chắc cho sự ra đời của một phƣơng thức truyền thông mới: truyền
thông đa phƣơng tiện. Ngày nay, trên thế giới, việc một cơ quan báo chí sở
hữu nhiều loại hình báo chí khác nhau đã khơng cịn xa lạ. Cơng chúng trong
thời đại truyền thơng đa phƣơng tiện đƣợc hƣởng thụ rất nhiều lợi ích mà xu
thế này đem lại. Không chỉ đƣợc đọc thông tin trên báo in, họ cịn có thể theo
dõi thơng tin đó qua phát thanh, truyền hình, thậm chí đƣợc cập nhật thƣờng
xuyên và liên tục qua báo mạng điện tử. Hơn thế, ở cấp độ sản phẩm truyền
thông đa phƣơng tiện, chẳng hạn, trên các tờ báo mạng đa phƣơng tiện, các

chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện…, cơng chúng đƣợc tiếp cận thông
tin phong phú, đa dạng và vô cùng tiện lợi không chỉ qua văn bản text, qua
tranh ảnh, đồ họa, mà cịn qua âm thanh, video clip.
Khơng đứng ngồi xu thế này, ngành truyền thơng Việt Nam nói chung
và nền báo chí nƣớc ta nói riêng đang từng bƣớc có những chuyển biến lớn để
tận dụng đƣợc những lợi thế mà truyền thông đa phƣơng tiện mang lại. Một
số tịa soạn đã và đang áp dụng mơ hình này trong hoạt động nhƣ Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC,
Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân v.v... Trong đó, Đài Tiếng nói Việt
Nam với lợi thế là Đài Phát thanh Quốc gia có mạng lƣới thƣờng trú và cộng
tác viên đơng đảo cả trong nƣớc lẫn ngồi nƣớc cũng đang tận dụng tiềm năng
sẵn có để phát huy thế mạnh của truyền thông đa phƣơng tiện.
Đối với kênh truyền hình VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam, ngay từ
khi ra đời cách đây 5 năm (7/9/2008), kênh đã tận dụng đƣợc lợi thế sẵn có


2

của Đài Phát thanh Quốc gia để đƣa tin trên cả lĩnh vực truyền hình lẫn phát
thanh, báo mạng; một số bài bình luận sắc sảo cịn đƣợc đăng tải trên báo in.
Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn đan xen nhƣ hầu hết các cơ quan báo chí, các
kênh chƣơng trình khác trong thời kỳ bão hịa truyền hình, khủng hoảng kinh
tế, nhƣng VOVTV, trong đó có Chƣơng trình Thời sự VOVTV đã từng bƣớc
khẳng định đƣợc vị trí của mình và có đƣợc một lƣợng khán giả ổn định. Các
chƣơng trình Thời sự VOVTV- với khả năng sản xuất chƣơng trình dƣới góc
độ đa phƣơng tiện, đã cung cấp cho công chúng nhiều thông tin hơn, tiếp cận
đƣợc một lƣợng khán giả đông đảo hơn- không chỉ là khán giả xem ti vi, mà
còn là khán giả - độc giả của Thời sự VOVTV trên tờ báo mạng điện tử
VOV.vn, khán giả- công chúng sử dụng điện thoại di động… Hình thức
chuyển tải thơng tin của Thời sự VOVTV cũng sinh động hơn. Đến với Thời

sự VOVTV đƣợc sản xuất dƣới góc độ đa phƣơng tiện, cơng chúng có thể trải
nghiệm cảm giác hƣởng thụ thơng tin bằng nhiều giác quan- thị giác, thính
giác, xúc giác. Thƣơng hiệu, uy tín của Thời sự VOVTV cũng đƣợc tăng lên
đáng kể…
Tuy nhiên, trong hoạt động của mình, kênh VOVTV nói chung, Chƣơng
trình Thời sự VOVTV nói riêng cịn có một số hạn chế nhƣ: chất lƣợng nhân
lực còn chƣa cao; cơ cấu tổ chức còn bất cập; khâu tổ chức sản xuất các
chƣơng trình cịn chƣa nhất qn, dẫn đến chồng chéo và lãng phí tiềm năng
về thơng tin của một Đài Phát thanh cấp Trung ƣơng. Trong khi đó, ở nƣớc ta,
truyền thông đa phƣơng tiện lại là một xu hƣớng khá mới mẻ, do đó việc áp
dụng phƣơng thức sản xuất chƣơng trình dựa trên sự liên kết nội dung giữa
các loại hình báo chí khác nhau trong chƣơng trình Thời sự VOVTV, Đài
TNVN khơng tránh khỏi những lúng túng, bất cập. Chính vì vậy, làm sao để
hạn chế bất cập, phát huy mạnh mẽ những tiềm năng sẵn có của Đài TNVN,
làm cho chƣơng trình truyền hình VOVTV ngày càng phát triển là yêu cầu có


3

tính thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vì lý do này, chúng tôi triển khai thực
hiện Luận văn nghiên cứu về Phương thức sản xuất chương trình thời sự ở
kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thơng đa phương tiện (khảo sát chƣơng
trình Thời sự hàng ngày từ tháng 6/2013 đến tháng 06/2014).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề truyền thông đa phương tiện, đến nay, theo tìm
hiểu của chúng tơi, đã có một số cuốn sách cũng nhƣ bài viết của các nhà
khoa học có uy tín trong lĩnh vực báo chí - truyền thơng. Dƣới đây là một số
cơng trình nghiên cứu mà chúng tơi tiếp cận đƣợc:
- Cuốn “Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)” của
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, H. 2011).

Trong cuốn này, cùng với việc cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn báo
chí Việt Nam, tác giả dành một vài trang để nhận định về truyền thông đa
phƣơng tiện. Theo tác giả, truyền thông đa phƣơng tiện chính là thế mạnh nổi
trội của báo điện tử - loại hình báo chí tuy “sinh sau đẻ muộn” nhƣng sở hữu
khả năng tích hợp các loại hình báo chí khác nhƣ một trong những đặc tính ƣu
việt nhất.
- Bài viết của GS. TS. Tạ Ngọc Tấn: “Phát triển báo chí trước những
yêu cầu mới của đất nước” (Tạp chí Cộng sản, số 15/2005). Trong bài viết
này, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới báo chí, bắt kịp xu thế phát
triển của truyền thơng hiện đại trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là sự “chuyển
mình” của các cơ quan báo chí nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu
của công chúng.
- Luận văn Thạc sĩ “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng chỉ ra cách
thức sản xuất tin tức đa phƣơng tiện trong một tòa soạn báo mạng điện tử mà
cụ thể là Vietnam.vn và VnExpress.net; những ƣu, nhƣợc điểm của các tin đa


4

phƣơng tiện hiện nay cũng nhƣ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nội
dung và kỹ thuật của các tin Multimedia.
- “Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của Tịa soạn Báo in trong cơ quan
báo chí đa loại hình” (2012) của tác giả Nguyễn Q Hồi cung cấp một số
mơ hình cơ quan báo in nằm trong cơ quan báo chí đa loại hình trên thế giới và
tại Việt Nam; những hiệu quả và hạn chế mà các mơ hình cơ quan này gặp
phải, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới mơ hình tổ chức hoạt
động của tòa soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình tại Việt Nam.
- “Mơ hình tổ chức tịa soạn đa loại hình của báo An ninh thủ đô – Thực
trạng và vấn đề đặt ra” (2012) của tác giả Lý Hoàng Tú Anh nghiên cứu mơ

hình tịa soạn đa loại hình của báo An ninh Thủ đô, chỉ ra khả năng, ƣu điểm
của sự phối hợp giữa các loại hình trong tịa soạn, sự hội tụ các loại hình trong
từng tác phẩm của phóng viên, cũng nhƣ những trở ngại trong quá trình phát
triển của tòa soạn; đồng thời đƣa ra đề xuất nhằm khắc phục những trở ngại
đó, góp phần xây dựng một mơ hình cơ quan báo chí đa loại hình theo kịp sự
phát triển của xu thế báo chí hiện đại.
- Luận văn “Xây dựng mơ hình tịa soạn đa phương tiện của báo Kinh tế
và Đô thị” của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (2013) đề cập đến vấn đề diện
mạo của báo in và báo điện tử trong bối cảnh hiện nay với việc phân tích,
đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm của từng loại hình, trong đó có báo Kinh tế
và Đơ thị; từ đó nêu lên những cơ sở để báo Kinh tế & Đô thị phát triển lên
mơ hình tịa soạn đa phƣơng tiện; đồng thời nêu lên những khuyến nghị, giải
pháp để xây dựng mơ hình tịa soạn đa phƣơng tiện phù hợp với tình hình
thực tế của tờ báo này.
Gần đây, vào tháng 6/2013, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thơng
thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức một Hội thảo khoa học
với chủ đề “Sự vận động, phát triển của Báo chí, Truyền thơng trong thời kỳ


5

Hội tụ truyền thơng, tích hợp phương tiện”. Hội thảo đã thu hút nhiều bài viết
có liên quan đến vấn đề truyền thông đa phƣơng tiện, hội tụ truyền thông,
nhƣ: “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay” (TS. Trƣơng
Thị Kiên – Phó Tổng biên tập tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thơng, Học
viện Báo chí và Tun truyền); “Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền
thơng hội tụ” (TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, Phó trƣởng khoa Phát thanh –
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền); “Mấy suy nghĩ về việc ứng
dụng đa phương tiện đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí,
truyền thơng hiện nay” (TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Viện trƣởng Viện nghiên

cứu Báo chí và Truyền thơng, Học viện Báo chí và Tun truyền); “Truyền
thông đa phương tiện – Xu thế tất yếu tồn cầu” (TS. Đỗ Thị Hằng, Viện
nghiên cứu Báo chí và Truyền thơng, Học viện Báo chí và Tun truyền)
v.v… Hội thảo thực sự mang lại những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về cả
lý thuyết lẫn hoạt động thực tiễn liên quan đến xu thế truyền thông đa phƣơng
tiện, cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho chúng tơi trong
q trình thực hiện Luận văn này.
Ngồi ra cịn một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí khoa
học hoặc trên báo chí. Tuy nhiên, những bài viết này chỉ mới dừng ở
mức đánh giá chung, sơ lƣợc, chƣa tập trung nghiên cứu đầy đủ những nét
đặc trƣng của báo chí trong xu thế truyền thông đa phƣơng tiện. Một số tài
liệu bằng tiếng Anh cũng có đề cập đến xu thế này, nhƣng do bất đồng ngôn
ngữ, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi cố gắng tiếp cận các tài liệu này.
Đáng chú ý, cho đến nay, chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về truyền
thông đa phƣơng tiện tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt, chƣa có bất kỳ
cơng trình nào tiếp cận nghiên cứu về chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc
độ truyền thơng đa phƣơng tiện. Vì vậy, đề tài “Phương thức sản xuất
Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thơng đa phương


6

tiện” là đề tài hồn tồn mới, khơng trùng lắp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào trƣớc đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm khảo sát thực trạng sản xuất chƣơng trình Thời sự của kênh
VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện; đánh giá những thành công, hạn chế,
nguyên nhân thành cơng, hạn chế của chƣơng trình nhìn từ góc độ đa phƣơng
tiện, từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả chung của chƣơng trình.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, Luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thơng đa phƣơng tiện
nói chung, phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa
phƣơng tiện nói riêng.
- Khảo sát thực trạng sản xuất chƣơng trình Thời sự VOVTV tại Đài
Tiếng nói Việt Nam dƣới góc độ đa phƣơng tiện nhằm nhận diện các góc độ
đa phƣơng tiện trong sản xuất chƣơng trình, từ đó, đánh giá chung về những
thành cơng, hạn chế, ngun nhân thành cơng, hạn chế của chƣơng trình.
- Bƣớc đầu đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn
chế, bất cập trong phƣơng thức sản xuất chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới
góc độ truyền thơng đa phƣơng tiện nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả chƣơng trình.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Phương
thức sản xuất chương trình Thời sự trên kênh VOVTV - Đài Tiếng nói Việt
Nam dưới góc độ truyền thông đa phương tiện.


7

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chƣơng
trình Thời sự hàng ngày, khung giờ 6h-6h30; 11h30-12h; 18h-18h45 trên
Kênh VOVTV; thời gian từ tháng 06/2013 đến tháng 06/2014.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, sách báo, văn bản...


để chắt lọc các kiến thức lý thuyết có liên quan tới đề tài.


Phương pháp phỏng vấn: gặp gỡ và trao đổi, phỏng vấn sâu một

số nhà báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam để tìm hiểu cách thức mà họ áp dụng
trong sản xuất Chƣơng trình Thời sự trên kênh VOVTV dƣới góc độ đa
phƣơng tiện.


Phương pháp khảo sát hoạt động sản xuất chương trình trên thực

tế: khảo sát thực tế sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV ở các góc độ quy
trình sản xuất, nhân lực, kỹ thuật sản xuất chƣơng trình v.v, làm cơ sở để
đánh giá, nhận xét về thành cơng, hạn chế của chƣơng trình.


Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên các dữ liệu có đƣợc từ

khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, chƣa đƣợc của
việc sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện, từ đó,
tổng hợp thành các luận điểm nhằm làm sáng rõ mục đích nghiêm cứu đề tài.
7. Kết cấu luận văn:
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển
khai thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất chƣơng trình
truyền hình dƣới góc độ truyền thơng đa phƣơng tiện
- Chƣơng 2: Thực trạng sản xuất chƣơng trình thời sự trên kênh
VOVTV dƣới góc độ truyền thơng đa phƣơng tiện

- Chƣơng 3: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất chƣơng trình
Thời sự trên kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phƣơng tiện


8

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
DƢỚI GĨC ĐỘ TRUYỀN THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
1.1. Về một số khái niệm, quan niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Đa phương tiện
“Phƣơng tiện” đƣợc hiểu là “những cách thức, công cụ, con đường để
thực hiện một cơng việc cụ thể nào đó” [29, tr. 403]. Với truyền thơng nói
chung và báo chí nói riêng, phƣơng tiện chính là những cách thức, cơng cụ,
con đƣờng để truyền thông điệp (nội dung thông tin) đến với công chúng.
“Đa phƣơng tiện” là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong
tiếng Anh, xuất hiện khoảng vào giữa thế kỷ 20 – khi internet còn chƣa ra đời.
Theo đó, “Media” là phƣơng tiện, “Multi” là nhiều; “Multimedia” là sản
phẩm đƣợc tạo ra để “chạy” trên nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, hay nói
cách khác, là sản phẩm đƣợc truyền tải bởi nhiều phƣơng tiện khác nhau.
Lần đầu tiên, cụm từ “đa phƣơng tiện” xuất hiện là vào năm 1965, đƣợc
sử dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt mang tên “Exploding Plastic
Inevitable” (tạm dịch: “Sự kết hợp hồn hảo mang tính đột phá từ những điều
quen thuộc). Đây là buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock,
chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Sau đó, cụm từ này dần đƣợc
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Cách đây gần 20 năm, Viện Xã hội Ngôn ngữ Đức “Gesellschaft für
deutsche Sprache” đã quyết định công nhận ý nghĩa của từ “đa phƣơng tiện”
bằng cách trao cho nó danh hiệu “Từ của năm” vào năm 1995 và khẳng định:
“Đa phương tiện đã trở thành một từ trung tâm trong các phương tiện truyền

thông thế giới mới” [44, tr8].


9

Khái niệm “đa phƣơng tiện” đƣợc rất nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều
cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ các bài báo, bài thảo luận... Tùy vào lĩnh vực,
khái niệm “đa phƣơng tiện” đƣợc định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện tử công nghệ, “multimedia” hay “đa
phƣơng tiện” là sự kết hợp giữa phƣơng tiện truyền thông (media) và các
dạng nội dung (contents) khác nhau bao gồm tổ hợp văn bản (text), âm thanh
(audio), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (video), đồ hình – đồ họa
(graphic), và những nội dung mang tính tƣơng tác (interactive programs) vào
trong cùng một thiết bị công nghệ nhƣ điện thoại di động, máy vi tính, máy
ảnh, máy nghe nhạc…
Trong cuốn “Multimedia Technologies”, tác giả Ashok Banerji cho rằng:
“Khi được sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến công nghệ
và các thiết bị, phương tiện truyền thơng. Đó là việc sử dụng kết hợp các hình
thức khác nhau của các phương tiện truyền thơng âm thanh và hình ảnh như:
văn bản, đồ họa, hoạt hình, âm thanh và video; khi sử dụng như một tính từ:
Đa phương tiện mơ tả sự trình bày liên quan đến việc sử dụng nhiều phương
tiện truyền thông cùng một lúc”. [41, tr45]
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, PGS. TS. Đỗ Trung Tuấn – Giảng viên
Khoa Toán Cơ Tin học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đƣa ra định nghĩa:
“Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng
phương tiện chuyển hóa thơng tin và các tác phẩm từ kỹ thuật đó”.[38, tr.28].
Trong khi đó, lĩnh vực truyền thơng, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí,
thuật ngữ “đa phƣơng tiện” lại đƣợc dùng thiên về cách hiểu là phƣơng thức
truyền tải thông tin trên các thiết bị khác nhau, với các dạng thức ngôn ngữ
khác nhau phù hợp cho mỗi loại thiết bị.

Tóm lại, mỗi lĩnh vực, thuật ngữ đa phương tiện có cách hiểu tƣơng đối
khác nhau tùy vào mục đích, đối tƣợng sản xuất, phƣơng tiện kỹ thuật, nội


10

dung thông tin, đối tƣợng tiếp nhận. Tuy nhiên, một cách chung nhất, có thể
hiểu: Đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện thiết bị kỹ
thuật và nhiều loại ngơn ngữ khác nhau để chuyển hóa, truyền tải thông tin
đến công chúng.
1.1.2. Truyền thông đa phương tiện
- Truyền thơng:
Trong tiếng Anh, từ “communication” có nghĩa là sự truyền đạt, thông
tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông...
Truyền thông là hoạt động gắn liền với sự phát triển của con ngƣời và xã
hội loài ngƣời. Nhờ truyền thông, giao tiếp mà con ngƣời tự nhiên phát triển
thành con ngƣời xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công
nghệ, các phƣơng thức truyền thơng của lồi ngƣời cũng phát triển từ đơn
giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại. Ngày nay, con ngƣời đã biết sử
dụng những kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến để truyền thơng nhƣ: truyền hình
cáp, vệ tinh địa tĩnh, Internet... Các phƣơng tiện truyền thông trở thành một
nhu cầu của đời sống, một công cụ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia, một phƣơng tiện hữu hiệu để tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau
của con ngƣời, một nhịp cầu nối liền các dân tộc trên hành tinh chúng ta.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về truyền thơng. Ở góc độ báo chí
tuyên truyền, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan niệm về truyền thông.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của PGS. TS. Lƣơng Khắc Hiếu khi cho rằng:
Truyền thơng là q trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thơng tin giữa các
cá nhân hay các nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận
thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người. [18, tr.5]

- Truyền thông đa phương tiện
Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, “Truyền thông đa phương tiện là việc
dùng một số phương tiện khác nhau như văn bản, âm thanh, đồ họa, video và


11

khả năng tương tác để chuyển tải thông tin. Đa phương tiện theo nghĩa rộng là
việc tổ hợp các phương tiện khác nhau để tạo nên một cách mô tả nhiều mặt ý
tưởng, khái niệm hay tư tưởng. Đa phương tiện đơn giản có nghĩa là có khả
năng liên lạc, giao tiếp theo nhiều hơn một cách thức. Như vậy, đa phương tiện
thật ra là liên lạc, giao tiếp theo vài cách thức khác nhau”. [4]
Trong cuốn “Multimedia Journalism – A practical guide” (Báo chí đa
phƣơng tiện – Hƣớng dẫn thực hành), tác giả Andy Bull cho rằng: “Báo chí
đa phương tiện là sự phát triển của Báo mạng điện tử khi các tác phẩm báo
chí trên Báo mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn”.
Trong bài viết “What is Multimedia Journalism” (Thế nào là nhà báo đa
phƣơng tiện”), tác giả Mark Deuze, giảng viên báo chí thuộc trƣờng Đại học
Amsterdam (Hà Lan) cho rằng: “Báo chí đa phương tiện đơn giản là hình
thức báo chí dựa vào các loại phương tiện truyền thông như văn bản, hình
ảnh, đồ họa, âm thanh, video, chương trình tương tác để truyền tải thông tin
đến độc giả một cách đa dạng, sống động và chân thực”. [42, tr.37]
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững – Trƣởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí
& Tuyên truyền nhận định: “Đa phương tiện chính là khả năng kết hợp các
tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in ấn có thể
được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền
đạt một cách có hiệu quả thơng điệp của bạn (…) Đa phương tiện cho phép
kết hợp các loại hình truyền thơng trong việc chuyển tải thông điệp nhằm gây
chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng”. [8, tr.26]
Qua một số ý kiến trên, chúng tôi cho rằng:

Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thơng sử dụng đồng
thời nhiều phương thức truyền tải thơng tin như văn bản (text), hình ảnh tĩnh
(still image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), video và các


12

chương trình tương tác (interactive programs) để đưa thơng tin đến với công
chúng, thỏa mãn khả năng tiếp nhận thông tin bằng nhiều giác quan của họ.
Theo chúng tôi, Truyền thơng đa phương tiện có 2 cấp độ (hình thức
thể hiện):
- Thứ nhất là Truyền thông đa phương tiện trên cùng một sản phẩm báo
chí, chẳng hạn nhƣ trong cùng một chƣơng trình truyền hình (có thể gọi là
chƣơng trình truyền hình theo phƣơng thức đa phƣơng tiện), trên cùng một tác
phẩm/một tờ báo mạng...
- Thứ hai là Truyền thông đa phương tiện trong một cơ quan báo chí, hay
cịn gọi là cơ quan báo chí đa phƣơng tiện, tức là một cơ quan báo chí có
nhiều loại hình báo chí khác nhau: báo viết, báo phát thanh, báo truyền hình,
báo mạng…
Ở Luận văn này, khi nghiên cứu về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình
truyền hình dƣới góc độ đa phƣơng tiện, là chúng tôi đang tiếp cận thuật ngữ
Truyền thông đa phương tiện ở cấp độ 1: truyền thông đa phƣơng tiện trong
cùng 1 chƣơng trình truyền hình.
1.1.3. Hội tụ truyền thông
Liên quan đến thuật ngữ đa phương tiện, các nhà nghiên cứu còn sử
dụng thuật ngữ hội tụ truyền thông.
Thực tế cho thấy, khái niệm hội tụ truyền thông bao hàm hai ý nghĩa:
“hội tụ” và “kết hợp”. Xét theo nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự tích hợp
các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành hàng loạt phƣơng
tiện truyền thơng mới nhƣ sách điện tử, blog, mạng xã hội…

Nếu xét từ nghĩa rộng, hội tụ truyền thơng có phạm vi rộng hơn, gồm sự
kết hợp các phƣơng tiện truyền thông, khơng chỉ về loại hình truyền thơng,
mà cịn là sự hội tụ cả về chức năng, phƣơng thức đƣa tin, quyền sở hữu, cơ
cấu tổ chức của các cơ quan báo chí, truyền thơng… Nói cách khác, hội tụ


13

truyền thơng là q trình phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao, là sự phát triển
tất yếu của báo chí truyền thơng hiện đại.
PGS. TS. Đinh Thị Thúy Hằng (2008) viết trong cuốn “Báo chí thế giới
và xu hướng phát triển” cho rằng: “Trong khuôn khổ của lĩnh vực truyền
thông, hội tụ được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Thứ nhất, nội dung quan trọng nhất của hội tụ truyền thơng là cùng với
việc phá bỏ “hàng rào” kiểm sốt thơng tin, các loại hình báo chí như báo in,
phát thanh, truyền hình, báo chí trực tuyến và cá thiết bị di động đã và đang
hội tụ với nhau về mặt công nghệ. Công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên
hợp các loại phương tiện báo chí khác nhau vào trong một phương thức hoạt
động. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thơng. Hội tụ
của các loại hình báo chí: báo in, truyền hình, phát thanh, phim ảnh được kết
hợp để đưa các dịch vụ tới người sử dụng.
Thứ hai là sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng. Các “tập đồn
báo chí, một cơng ty sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau.
Điều này dẫn đến sự hội tụ về kinh tế: các hãng truyền thông hội tụ qua việc
liên kết, sáp nhập hoặc mua cổ phần của nhau” [17, tr. 18].
PGS. TS. Nguyễn Đức Dũng cho rằng: thuật ngữ “Hội tụ truyền thông”
đƣợc dùng để chỉ sự tích hợp các phƣơng tiện báo chí khác nhau vào trong
một phƣơng thức hoạt động. Theo đó, các phƣơng tiện truyền thông cũ và mới
sẽ tƣơng tác với nhau theo những cách phức tạp hơn so với dự đoán trƣớc
đây. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ ngun mới của truyền thơng đa phƣơng

tiện, trong đó các loại hình báo chí, truyền thơng nhƣ báo in, phát thanh,
truyền hình, tivi, phim ảnh, báo điện tử… đƣợc kết hợp để đƣa các dịch vụ
mới có chất lƣợng cao hơn đến ngƣời sử dụng”. [6, tr. 55]
Tóm lại, theo chúng tơi, hội tụ truyền thơng nghĩa là sự tích hợp các
phƣơng thức truyền tải thơng tin hay tích hợp các phƣơng tiện trong cùng một


14

cơ quan báo chí nhằm đem đến cho cơng chúng khả năng tiếp nhận thông tin
tiện lợi, gần nhƣ bằng mọi giác quan nhƣ: nghe, xem, đọc... trên nền tảng báo
điện tử. Và nhƣ vậy, hội tụ truyền thông và truyền thông đa phương tiện (ở
cấp độ 1) đƣợc hiểu tƣơng đồng về nghĩa.
1.1.4. Cơ quan báo chí đa phương tiện và Tập đồn truyền thơng
Từ khái niệm về Truyền thông đa phương tiện, thực tiễn đã xuất hiện
thêm một mơ hình cơ quan truyền thơng mà giới nghiên cứu gọi bằng thuật
ngữ: Cơ quan báo chí đa phương tiện, hay Tịa soạn báo đa phương tiện. Cơ
quan báo chí đa phƣơng tiện có thể hiểu nơm na là một cơ quan báo chí sở
hữu nhiều loại hình báo chí khác nhau trong cùng một thời điểm.
Và nhƣ vậy, cơ quan báo chí đa phương tiện, tịa soạn báo đa phương
tiện chính là biểu hiện của truyền thơng đa phương tiện ở cấp độ thứ 2. Tại cơ
quan báo chí đa phƣơng tiện, ngƣời ta cùng lúc sở hữu nhiều loại hình báo
chí, chẳng hạn: vừa có báo in, vừa có phát thanh, truyền hình, vừa có báo
mạng điện tử...
Trong Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam, TS. Đinh Thế Huynh,
Nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Nguyên Tổng Biên tập báo Nhân
dân nhận định: “Báo chí thời gian tới khơng cịn đơn nhất một loại hình mà sẽ
dần trở thành báo chí đa phương tiện”. [20, tr. 8]
Nhận định này đã chỉ ra rằng, đa phƣơng tiện là xu thế toàn cầu, nhiều
cơ quan báo chí trên thế giới đã hƣớng đến, sớm hay muộn là tùy thuộc vào

điều kiện của từng nƣớc, từng cơ quan báo chí. Hiện nay, nhiều cơ quan báo
chí của Việt Nam đã theo hƣớng phát triển đa phƣơng tiện. Nhiều cơ quan báo
in đã có thêm đài phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử; nhiều đài phát
thanh, truyền hình có thêm tạp chí và báo mạng điện tử. Chẳng hạn nhƣ Đài
Truyền hình Việt Nam có báo điện tử VTV (www.vtv.vn) và Tạp chí truyền
hình; Đài TNVN có báo điện tử VOV Online (www.vov.vn), Kênh truyền


15

hình VOVTV, Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam và Báo in VOV; Báo
Nhân dân ngoài cho ra đời báo Nhân Dân điện tử (www.nhandan.com.vn) từ
năm 1998 và hiện nay có thêm Kênh truyền hình Nhân Dân.
Mơ hình cơ quan báo chí đa phƣơng tiện giúp giảm thiểu đƣợc các chi
phí cho nhân lực, cơ sở hạ tầng, vừa đảm bảo đƣợc chất lƣợng và hiệu quả
thông tin, phát huy nội lực và tăng cƣờng mối quan hệ tƣơng tác giữa các
kênh truyền thơng trong cùng một tịa soạn. Phóng viên của tịa soạn có nhiều
kỹ năng tác nghiệp cùng một lúc trên nhiều thiết bị kỹ thuật và đảm bảo cung
cấp đƣợc thơng tin cho nhiều loại hình báo chí.
Từ hình thức tồn tại cơ quan báo chí đa phƣơng tiện, một thuật ngữ cũng
tƣơng đồng với nó đƣợc ứng dụng trên thực tế đã ra đời: thuật ngữ tập đồn
truyền thơng, Tập đồn báo chí.
Thực tế cho thấy, mơ hình Tập đồn báo chí là một mơ hình kinh tế khi
các cơ quan báo chí lớn thực hiện hai chiến lược là tập trung hàng dọc, thẳng
đứng (Vertical) hay tập trung hàng ngang (Horizontal).
Mở rộng theo trục dọc là cơ quan báo chí nắm quyền sở hữu trong nhiều
lĩnh vực truyền thông khác nhau tạo thành một mạng lƣới sản xuất và tiêu thụ
liên hoàn nhằm tăng cƣờng ƣu thế trong một ngành hoạt động nhất định. Mở
rộng trục ngang là cơ quan báo chí thâu tóm gần nhƣ trọn vẹn một lĩnh vực
truyền thơng nào đó, chẳng hạn nhƣ lĩnh vực xuất bản sách… Ví dụ nhƣ vào

năm 1986, Công ty điện lực General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ
NBC; Cơng ty viễn thơng Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm sốt hệ
thống truyền hình cáp TCI, năm 2004 mua tiếp mạng Mediaone…
Theo nghiên cứu của các nƣớc Tƣ bản chủ nghĩa thì đặc điểm lớn nhất
của mơ hình Tập đồn báo chí, đó là các tập đồn này chủ yếu đƣợc hình
thành theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, thơn tính và lũng đoạn lẫn nhau nhằm
phân chia khu vực và lợi nhuận.


16

Một tập đồn báo chí thƣờng sẽ là cơ quan báo chí đa loại hình với sự
phát triển theo trục dọc. Tuy nhiên, một cơ quan báo chí đa loại hình chƣa hẳn
là một tập đồn báo chí. Tại Việt Nam, cơ quan báo chí đa loại hình khơng
đƣợc gọi là một tập đồn báo chí.
Nhƣ vậy, thuật ngữ “Tập đồn báo chí”, “Cơ quan truyền thơng đa
phƣơng tiện”, “Tịa soạn đa loại hình” đều có chung một đặc điểm: đó là cơ
quan truyền thơng mà ở đó có thể có nhiều loại hình truyền thơng cùng hoạt
động, nhƣng tùy theo điều kiện và cách nhìn nhận cơ quan báo chí đó để có
cách gọi cụ thể và chính xác. “Tập đồn báo chí” là sự nhìn nhận dƣới góc độ
kinh tế; “Tịa soạn đa loại hình” hay “Tịa soạn hội tụ” là cái nhìn dƣới góc độ
tổ chức, cịn “Cơ quan truyền thơng đa phƣơng tiện” là cách nhìn dƣới góc độ
kỹ thuật.
1.2. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa
phƣơng tiện
1.2.1. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình
1.2.1.1. Quan niệm về chương trình truyền hình
Để tìm hiểu về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình, trƣớc
hết, cần hiểu thế nào là chƣơng trình truyền hình.
Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài,

băng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định, được mở đầu
bằng nhạc hiệu, hình hiệu, lời giới thiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt
nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình và mang
lại hiệu quả thơng tin cao nhất cho khán giả. [31, tr.113]
Truyền hình cũng nhƣ trên phát thanh, có nhiều dạng chƣơng trình khác
nhau. Nếu phân chia theo tiêu chí tính chất thời sự của thơng tin, có: chƣơng
trình Thời sự, chƣơng trình Chun đề. Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh,
có: chƣơng trình Kinh tế, Văn hóa, Quân đội, Giáo dục đào tạo, Y tế, Thể


×