Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 210 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ HÙNG HUY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG – 2021


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ HÙNG HUY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN VĂN TRUNG

BÌNH DƯƠNG - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Hùng Huy xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày tháng năm 2021
Tác giả

Lê Hùng Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủ
Dầu Một, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học
tập và nghiên cứu khoa học.
Bằng tình cảm chân thành, kính trọng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình
đến TS. Trần Văn Trung - người Thầy đã dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo tận
tình, trực tiếp giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài
cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám
hiệu các trường THCS; các giáo viên trường Trường THCS Trịnh Hoài Đức, Trường
THCS Châu Văn Liêm, Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Trường THCS Nguyễn

Văn Tiết, Trường THCS Nguyễn Tường Tộ, Trường THCS Thuận Giao, Trường
THCS Phú Long, Trường THCS Nguyễn Thái Bình ở thị xã Thuận An đã nhiệt tình
giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã ln động viên, khuyến
khích, giúp đỡ trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Kính chúc q thầy, cô cùng quý đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, thành công
trong công tác.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Lê Hùng Huy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... ix
TÓM TẮT .................................................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 4
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................... 5

6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 5
8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ............................................................................................... 6
9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................................... 6
Chương 1 ...................................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG
ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.............................................................. 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................................. 8
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................................ 8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản và nội dung liên quan đến đề tài ................................................. 13
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trung học cơ sở ................................... 13
1.2.2. Đuối nước ..................................................................................................................... 18
1.2.3. Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống đuối nước .......................................................... 19
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh ở trường
trung học cơ sở ....................................................................................................................... 20
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung
học cơ sở ...................................................................................................................................... 21
1.3.1. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở ............................................................................ 21
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở.23
1.3.3. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học
cơ sở. ....................................................................................................................................... 23
1.3.4. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ
sở. ........................................................................................................................................... 24
1.4 . Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho
học sinh trung học cơ sở ............................................................................................................. 25
1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng
chống đuối nước cho học sinh. ............................................................................................... 25
1.4.2. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước ở
trường trung học cơ sở. ........................................................................................................... 26

1.4.3. Xây dựng kế hoạch giáo kỹ năng phòng chống đuối nước ở trường trung học cơ sở .. 27
1.4.4. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường
trung học cơ sở ....................................................................................................................... 28
1.4.5. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước ở trường trung học cơ sở29
1.4.6. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh
trường trung học cơ sở ............................................................................................................ 30


iv
1.4.7. Phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước học
sinh trường trung học cơ sở .................................................................................................... 32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước
cho học sinh trung học cơ sở. ..................................................................................................... 32
1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................................... 32
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................................ 34
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 37
Chương 2 .................................................................................................................................... 38
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG ĐUỐI
NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................................................ 38
2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội; giáo dục đào tạo ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ......... 38
2.1.1. Về kinh tế -xã hội ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .............................................. 38
2.1.2. Về tình hình giáo dục đào tạo ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ........................... 39
2.2.Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước trên địa
bàn Thuận An. ............................................................................................................................ 40
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................................... 40
2.2.2. Mẫu khảo sát ................................................................................................................. 40
2.2.3. Nội dung khảo sát ......................................................................................................... 42
2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................................... 42
2.2.5. Qui ước thang đo đánh giá kết quả khảo sát ................................................................. 43

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ
sở trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................................................... 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng phải giáo dục kỹ năng phòng
chống đuối nước cho học sinh THCS ..................................................................................... 43
2.3.2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng giáo dục kỹ năng
phòng chống đuối nước cho học sinh THCS ....................................................................... 45
2.3.3. Thực trạng đánh giá về sử dụng phương pháp GDKN phòng chống đuối nước cho học
sinh THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, Bình Dương ......................................................... 47
2.3.4. Thực trạng đánh giá về việc sử dụng các hình thức GDKN phòng chống đuối nước cho
học sinh THCS ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ........................................................... 49
2.3.5. Thực trạng về đánh giá kết quả thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho
học sinh THCS ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ................................................................ 50
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống đuối nước cho học sinh trung
học cơ sở ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .......................................................................... 52
2.4.1. Thực trạng về nhận thức tầm quan trọng CBQL & GV hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở. .......................................................... 52
2.4.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CMHS về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng chống đuối nước cho học sinh THCS .......................................................................... 52
2.4.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho
học sinh THCS ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .............................................................. 53
2.4.5. Thực trạng công tác chỉ đạo việc giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh
THCS ở thị xã Thuận An, Bình Dương................................................................................... 59
2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDKN phòng
chống đuối nước cho học sinh THCS ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .......................... 62
2.4.7. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GD kỹ năng phòng chống đuối
nước cho HS THCS ở thị xã Thuận An, Bình Dương ............................................................ 65
2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .......................... 67
2.5.1. Những yếu tố khách quan ............................................................................................. 67
2.5.2. Những yếu tố chủ quan ................................................................................................. 68



v
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước trên địa
bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 69
2.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................................... 69
2.6.2. Điểm hạn chế ................................................................................................................ 70
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ......................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 73
Chương 3 .................................................................................................................................... 74
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG ............................................. 74
PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................. 74
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................. 74
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .................................................................................................. 74
3.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................. 74
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 74
3.1.3. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................ 75
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................................. 76
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .............................................................................. 76
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................... 76
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................................. 76
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, tồn diện ............................................... 77
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung
học cơ sở trên địa bàn thị xã Thuận An, Bình Dương ................................................................ 77
3.3.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về vai trò của
giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS ............................................. 77
3.3.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học
cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý và phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thơng. ........ 79
3.3.3. Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên năng lực tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng
phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở ........................................................... 81

3.3.4. Chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho
HS theo hướng lồng ghép, tích hợp với hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa của nhà
trường ..................................................................................................................................... 85
3.3.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình giáo dục kỹ năng phòng
chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương ..................................................................................................................................... 86
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................................ 90
3.5.1. Mục đích, nội dung khảo nghiệm ................................................................................. 90
3.5.2. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................................................... 91
3.5.3. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................................................ 91
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................................... 92
3.5.4.1. Tính cần thiết của biện pháp ...................................................................................... 92
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 97
1. Kết luận .................................................................................................................................. 97
2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................ 10
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................ 12
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................................ 14
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................................ 17
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................................ 21


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Viết tắt

Nội dung

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

GD

Giáo dục

3

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4

GDKN

Giáo dục kỹ năng

5


GD KNS

Giáo dục kỹ năng sống

6

GV

Giáo viên

7

HS

Học sinh

8

HS THCS

Học sinh trung học cơ sở

9

KN

Kỹ năng

10


KNS

Kỹ năng sống

11

PHHS

Phụ huynh học sinh

12

QL

Quản lý

13

QLGD

Quản lý giáo dục

14

THCS

Trung học cơ sở


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1

Bảng 2.1. Các đối tượng tham gia khảo sát

39

2

Bảng 2.2. Thông tin về các đối tượng tham gia khảo sát thực trạng

40

3

Bảng 2.3. Các quy ước thang đo

42

Bảng 2.4. Thực trạng về tầm quan trọng phải giáo dục kỹ năng phòng
4

chống đuối nước cho học sinh THCS (CBQL – GV)


43

Bảng 2.5. Thực trạng về tầm quan trọng giáo dục kỹ năng phòng chống
5

đuối nước cho học sinh THCS (PHHS)

44

Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá về việc sử dụng phương pháp GDKN
6

phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

46

Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá về việc sử dụng các hình thức GDKN
7

phịng chống đuối nước cho học sinh THCS

48

Bảng 2.8. Thực trạng khảo sát về đánh giá kết quả thực hiện giáo dục
8

kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

50


Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá về việc sử dụng phương pháp GDKN phòng
9

chống đuối nước cho học sinh THCS

52

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ
10

năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

53

Bảng 2.11. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ
11

năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

55

Bảng 2.12. Thực trạng về công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch
12

hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh

59

THCS

Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện và kết quả đạt được
13

về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDKN

62

phòng chống đuối nước cho học sinh THCS
Bảng 2.14. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động
14

GD kỹ năng phòng chống đuối nước cho HS THCS

64

Bảng 2.15. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
15

đến công tác quản lý GDKN phòng chống đuối nước cho học sinh

78


viii

THCS
Bảng 2.16. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
16

đến cơng tác quản lý GDKN phịng chống đuối nước cho học sinh

THCS

81


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của một số

biện pháp quản lý giáo dục KN phòng chống đuối nước cho HS

Trang

91

THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của một số biện
pháp QL giáo dục KN phòng chống đuối nước cho HS THCS
trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

93



x

TĨM TẮT
Trong cơng cuộc đổi mới để phát triển đất nước hiện nay, ngành giáo dục đã và đang phấn
đấu mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, giúp học sinh có đầy đủ năng
lực và kỹ năng hướng đến chất lượng cuộc sống cao, phát triển sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm
thần, tư duy sáng tạo. Để mỗi cá nhân đạt được những phẩm chất cần thiết như vậy, phải giáo
dục kỹ năng sống trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống đuối nước – một vấn đề
vừa có tính thời sự, vừa cấp bách ở Việt Nam nói chung và thị xã Thuận an, tỉnh Bình Dương
nói riêng. Hàng năm, những tai nạn đuối nước thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ
huynh, các cơ quan chức năng đặc biệt vào thời điểm mùa hè. Để nâng cao nhận thức, kỹ năng
cần thiết cho học sinh Trung học cơ sở, cho gia đình và cộng đồng để góp phần giảm thiểu
những tai nạn tử vong do đuối nước, các nhà quản lý giáo dục cần phải có các biện pháp quản
lý phù hợp để thực hiện và thúc đẩy hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho
học sinh trong nhà trường Trung học cơ sở. Vì vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học
sinh trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Kết quả nghiên cứu thực
trạng đã chỉ ra một số tồn tại và hạn chế như sau:
Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước còn chung
chung chưa xác định rõ mục tiêu, chương trình, nội dung, các nguồn lực, các bước đi của việc
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước ở trường THCS.
Tổ chức thực hiện chưa thực hiện tốt bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm, huy động các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để triển khai thực hiện kế hoạch quản lý đã được thông
qua.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước trên cơ sở các căn cứ
qui định của ngành GD & ĐT hàng năm cũng như căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ trong
từng năm học.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá cịn hình thức chưa thực tế kết quả việc GD kỹ năng phòng

chống đuối nước cho HS ở trườngTHCS. Chưa nắm bắt thực trạng những vấn đề cịn tồn tại,

khó khăn; qua đó tư vấn, đề xuất các giải pháp, các kiến nghị để nhà trường triển khai
thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước cho HS THCS ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, chúng tơi đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động này, đó là:
Nâng cao nhận thức của CBQL giáo dục, GV và PHHS về vai trò của GDKN phòng chống
đuối nước cho học sinh ở trường THCS.


xi
Xây dựng kế hoạch GD kỹ năng phòng chống đuối nước cho HS THCS dựa trên các văn
bản pháp lý và phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thơng.
Bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên THCS năng lực tổ chức thực hiện hoạt động GDKN
phòng chống đuối nước.
Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDKN phòng chống đuối nước cho HS THCS theo hướng
lồng ghép, tích hợp với hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình giáo dục kỹ năng phòng
chống đuối nước cho HS các trường THCS.
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng, xã hội trong việc GDKN phòng chống
đuối nước chống cho HS.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi
cao, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quản lý. Như vậy có thể áp dụng tốt trong thực
tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS trên địa
bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, tất cả các bậc học trên mọi miền tổ quốc, đã và đang tích cực thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo. Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông được xác định trong Nghị
quyết là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục (GD) toàn diện, chú trọng GD lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013). Bên cạnh đó, Luật trẻ em
năm 2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 đề cao tầm quan trọng trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trên nhiều lĩnh vực (Quốc hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 2016).
Lứa tuổi Học sinh trung học cơ sở (HS THCS) thường được bắt đầu từ 11 hoặc
12 tuổi và kết thúc vào lúc 14 hoặc 15 tuổi,đây là thời gian vàng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với mỗi cá nhân, là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành,
thời kỳ trẻ ở “ngã ba đường” của sự phát triển. HS THCS đang ở trong giai đoạn phát
triển tâm lí và nhận thức xã hội không cân bằng với phát triển sinh học. Chính sự mất
cân bằng trong q trình phát triển tâm sinh lý đã góp phần làm cho học sinh (HS) ở
lứa tuổi này gặp khó khăn khi kiểm sốt cảm xúc và hành vi của mình (Lưu Song Hà,
2005). Đồng thời, các em cũng thiếu kiến thức về quyền lợi của mình, thiếu cả kiến
thức và kỹ năng sống (KNS), kỹ năng phịng tránh ứng phó, giải quyết và ngăn chặn
các hiểm họa đe dọa mạng sống (Hoàng Phê,1997). Cùng với những ảnh hưởng từ mơi
trường sống, gia đình, nhà trường… HS ở giai đoạn này rất dễ gặp tai nạn thương tích
nói chung và tai nạn đuối nước nói riêng .
Đuối nước trẻ em đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Những tai nạn đuối
nước thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, các cơ quan chức năng đặc
biệt vào thời điểm mùa hè. Năm 2018, Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới: trên thế
giới, đuối nước cướp đi sinh mạng hơn 175.000 người từ 0–18 tuổi mỗi năm. Đuối
nước là một trong số ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích khơng chủ
ý ở trẻ em và khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất (WHO, 2014).



2

Tại Việt Nam, thống kê tại 49 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 – 2013, trung
bình mỗi năm có khoảng 2.800 trẻ em tử vong do đuối nước. Thống kê năm 2015 của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy, Việt Nam có
trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm cao thứ hai trên thế giới (UNICEF, 2018).
Năm 2017, theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
(UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối
(chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là
26,7%. Theo nhận xét của các tổ chức quốc tế, thống kê tai nạn đuối nước ở Việt Nam
còn thấp so với thực tế (UNICEF, 2018). Năm 2018 tại Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Hà,
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cho rằng, “mặc dù tỷ lệ tử vong do
đuối nước đã giảm, nhưng giảm chậm và tỷ lệ tử vong còn ở mức cao và là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Theo tính tốn, tử vong do
đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đơng Nam Á và cao
gấp 10 lần các nước có thu nhập cao. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền của trẻ em,
đặc biệt là quyền sống còn của trẻ (Bộ LĐ thương binh & XH, 2017).
Cơng tác phịng chống đuối nước nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ,
các bộ, ban ngành và tồn xã hội, ngày 05 tháng 02 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 234/QĐ-TTg nội dung phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 (Thủ thướng Chính Phủ, 2016). Thực hiện
chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường chỉ đạo
thực hiện phịng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho HS, trẻ em. Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GD & ĐT) chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở GD về nội dung chương trình GD thể
chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phịng, tránh,
ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát cơ sở vật

chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho HS, trẻ em, đặc biệt về điều kiện
hướng dẫn tập luyện kỹ năng (KN) bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương, rà
soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo
và có biện pháp chủ động phịng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho HS, trẻ em trong
dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi. Mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2020 -2025 đạt 90%


3

các trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS) phổ cập bơi lội cho HS (Thủ tướng Chính
phủ, 2016) .
Thực tế cho thấy, cơng tác phịng chống đuối nước tại Việt Nam vẫn cịn tồn tại
những thách thức khơng nhỏ. Đó là tình trạng nhận thức của gia đình, cộng đồng xã
hội với nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em ở các địa phương ngày còn rất hạn chế. Ở
các trường THCS, hoạt động GD kỹ năng phòng chống đuối nước được triển khai còn
nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Nguyên nhân của thực trạng này một phần do công tác
quản lý giáo dục (QLGD) chưa phù hợp.
Trong thời gian qua, cơng tác phịng tránh đuối nước cho trẻ em được các cấp,
các ngành chú trọng hơn, trong đó ngành GD đặt biệt quan tâm. Việc nâng cao nhận
thức, KN cần thiết cho trẻ em, cho gia đình và cộng đồng đã góp phần giảm thiểu
những tai nạn tử vong do đuối nước. Tuy nhiên, tai nạn đuối nước gây hậu quả tử
vong, tàn phế cho HS vẫn xảy ra do các em thiếu kiến thức, thiếu KN bơi, KN phòng
chống đuối nước (Bộ LĐ thương binh & XH, 2017), (Sở giáo dục & Đào tạo Bình
Dương, 2018).
Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 13 tháng
01 năm 2013 với diện tích tự nhiên 84.26km2 dân số 382.034 người, gồm 9 phường và
1 xã, thị xã Thuận An được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Phía tây của thị xã Thuận An nằm dọc theo sơng Sài Gịn bắt đầu từ phường Vĩnh Phú
kéo dài đến Xã An Sơn. Trên địa bàn thị xã Thuận An có 3 trường Trung học phổ
thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 12 Trường THCS, 24 trường tiểu học, 15

trường mầm non, 1 trường tư thục, 70 trường mầm non ngoài cơng lập và 216 nhóm
trẻ đã cấp phép hoạt động (Báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 -2018
và phương hướng nhiệm vụ 2018 -2019 phòng giáo dục Thuận An). Trên 80% các
trường nằm trên địa bàn phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Định, An
Thạnh ven sơng Sài Gịn địa hình thấp của tỉnh Bình Dương, một số nơi bị ngập sâu
trong nước mỗi khi mưa to hay triều cường dâng lên. Do đó, HS rất nguy hiểm nếu
không biết bơi hay không nắm được các KN phịng chống đuối nước. Qua thu thập
thơng tin hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn từ năm 2015 – 2019 có 6 học sinh
và 1 giáo viên tử vong do đuối nước.
Vì thế, yêu cầu cấp thiết đối với các nhà QLGD là phải có các biện pháp QL
phù hợp để thực hiện và thúc đẩy hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước


4

cho HS. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương” nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng
đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động GDKN phòng chống đuối nước ở các trường
THCS trên địa bàn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QL hoạt động GDKN phòng chống
đuối nước ở các trường THCS trên địa bàn, luận văn đề xuất một số biện pháp QLGD
kỹ năng phòng chống đuối nước ở các trường THCS trên nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động GD của các trường THCS .
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động GDKN phòng chống đuối nước cho
học sinh THCS trên địa bàn thị xã Thuận An.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Luận văn chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động GDKN
phòng chống đuối nước cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Thuận An theo tiếp cận
chức năng quản lý.
Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước học sinh cho Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố
Thuận An. Chủ thể quản lí là Hiệu trưởng trường THCS.
4.2. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu:
Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 08 trường THCS trên địa bàn Thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dương, gồm: Trường THCS Trịnh Hoài Đức, Trường THCS Châu Văn
Liêm, Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết, Trường
THCS Nguyễn Tường Tộ, Trường THCS Thuận Giao, Trường THCS Phú Long,
Trường THCS Nguyễn Thái Bình. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2016-2017 đến
hết năm học 2017-2018.
4.3. Về đối tượng khảo sát


5

Cán bộ quản lý: Khảo sát 24 Cán bộ quản lý (CBQL), gồm: 08 Hiệu trưởng, 8 Phó
hiệu trưởng và 8 tổ trưởng chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.
Giáo viên: Khảo sát 58 Giáo viên (GV) tại các trường
Cha mẹ học sinh: Khảo sát 72 Phụ huynh học sinh (PHHS)
Học sinh: Khảo sát 140 học sinh THCS
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý GDKN phòng chống đuối nước ở trường
THCS.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động GDKN phòng chống đuối nước; thực
trạng quản lý GDKN phòng chống đuối nước cho HS THCS trên địa bàn thị xã Thuận

An.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý GDKN phòng chống đuối nước cho HS THCS trên địa
bàn thị xã Thuận An.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động GDKN phòng chống đuối nước cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tốt, tuy
nhiên đứng trước những thay đổi của môi trường, sự phát triển nhanh về khoa học
cơng nghệ thì cơng tác quản lí vẫn còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết vai trò, tác
dụng trong q trình QL hoạt động GDKN phịng chống đuối nước. Nêu ra các đề xuất
biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động GDKN phòng
chống đuối nước cho học sinh THCS trên địa bàn Thuận An.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, hệ thống hóa và khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các cơng trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu
để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng các mẫu phiếu điều tra dành cho CBQL giáo dục, GV, PHHS, HS nhằm
thu thập số liệu về thực trạng hoạt động KN phòng chống đuối nước và công tác QL


6

hoạt động GDKN phòng chống đuối nước của các trường THCS trên địa bàn thị xã
Thuận An. Xây dựng hệ thống các câu hỏi trong phiếu khảo sát các đối tượng nghiên
cứu (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cha mẹ học sinh, học sinh các trường THCS) thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến của CBQL, GV, PHHS,
HS. Chủ đề phỏng vấn là cơng tác GDKN phịng chống đuối nước và QL hoạt động
GDKN phòng chống đuối nước của nhà trường. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông
qua đàm thoại với cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS thành phố Thuận An,
Bình Dương.
7.2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để phân tích đánh giá thực trạng GDKN
phòng chống đuối nước; quản lý GDKN phòng chống đuối nước của các trường THCS
trên địa bàn thị xã Thuận An.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
Nghiên cứu sử dụng chương trình SPSS 20.0 và phần mềm Microsoft Office Excel
để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được
8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
8.1.Về lý luận:
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về cơng tác QL hoạt động GDKN phòng
chống đuối nước cho HS THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
8.2.Về thực tiễn:
Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động GDKN phòng chống đuối nước cho
HS THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện
pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hoạt động GDKN phịng chống đuối nước nhằm góp
phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS của các trường THCS trên địa bàn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước cho học sinh trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối



7

nước cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Thuận An,tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống đuối
nước cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG
CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngồi
Hàng nghìn năm trước, hoạt động bơi lội và đuối nước của con người được ghi lại
qua các bức họa bằng đá ở Hy lạp. Thế kỷ 18, bơi thi được tổ chức tại Châu Âu, phần
lớn là bơi ếch. Bơi trở thành một môn thể thao trong đại hội thể thao Olympic hiện đại
lần đầu tiên tại Athens năm 1896. Năm 1908 Liên đoàn bơi thế giới (Fédération
Internationale de Natation -FINA) được thành lập (Giáo trình bơi lội, 2004).
Chính phủ Anh, cách đây nhiều thập kỷ đã nhận ra tầm quan trọng của việc dạy
bơi cho thanh thiếu niên và an toàn dưới nước bằng cách đưa nó vào chương trình
giảng dạy quốc gia, tất cả trẻ em sẽ có cơ hội học bơi và được dạy cách giữ an toàn
trong và xung quanh nước. Nhấn mạnh công tác huấn luyện bơi cho HS tại các trường
học, bơi lội khơng chỉ là để có thể vui chơi dưới nước với gia đình và bạn bè. Nó cũng
quan trọng khi người biết bơi, biết phải làm gì nếu ai đó gặp rắc rối khi một dịng nước
mạnh cuốn bạn của bạn ra khỏi bờ, hoặc bạn bị ngã khi qua sông, kênh, hố nước
sâu…Bơi lội cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của của bạn, đó là hoạt
động có thể làm ở mọi lứa tuổi (Swim England, 2018).
Tại Australia, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích
khơng chủ ý ở trẻ em từ 1-3 tuổi (Belinda A Wallis, 2014). Từ năm 1870 câu lạc bộ

bơi lội đầu tiên được thành lập và năm 1872 bắt buộc học bơi với mục đích làm giảm
sự đuối nước của trẻ em. Năm 1910, một chương trình phối hợp giữa việc hướng dẫn
bơi lội và cứu sinh được thành lập tại các trường học cơng lập. Từ đó đến nay hàng
trăm câu lạc bộ bơi được mở rộng tại các khu đô thị và nông thôn, tạo điều kiện cho
người dân nói chung, trẻ em nói riêng nâng cao kĩ năng an tồn với nước. Bên cạnh
đó, báo chí đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề đuối nước. Ngay
từ thế kỉ XIX, các ấn phẩm chi tiết về sự cố đuối nước đã góp phần nâng cao nhận thức
của người dân, và chính vì vậy mà cơ quan giáo dục, cơ quan cứu sinh đã chung tay
thiết lập Chương trình học bơi bắt buộc được Chính phủ phê duyệt vào năm 1928. Mặc
dù mất một thời gian dài trước khi các chiến lược này hoạt động có hiệu quả, nhưng


9

cho đến nay nhờ các chương trình kĩ năng chống đuối nước, chiến lược nâng cao nhận
thức cộng đồng và can thiệp pháp lí, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em Australia tiếp
tục giảm (Belinda A Wallis, 2014).
Trong những năm gần đây, vấn đề đuối nước trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới. Các cơng trình đó đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, sắc tộc,
độ tuổi, địa điểm, hậu quả tâm – sinh lý, tàn phế và tử vong ... Đuối nước vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể phịng tránh được ở trẻ em trên tồn thế
giới. Đánh giá có hệ thống, xác định và phân tích nghiêm túc của các nghiên cứu về
các biện pháp can thiệp: Giáo dục, bài học Bơi lội và An toàn dưới nước là những
chiến lược hữu hiệu có thể thực hiện được để phòng chống đuối nước cho trẻ em, giảm
các vụ đuối nước gây tử vong và không gây tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên hoặc
giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích do các sự cố đó gây ra (Swim England,
2018), (Belinda A Wallis, 2014).
Theo nghiên cứu Đuối Nước ở Trẻ Em (do Liên Minh vì Sự An Tồn của Trẻ Em
(TASC), có trụ sở tại Florence, Italy, phối hợp của Văn Phòng Nghiên Cứu của
UNICEF thực hiện) tại bốn quốc gia là Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Việt Nam và Thái

Lan, cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung Quốc là Thành phố Bắc Kinh và tỉnh
Giang Tây, nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử vong thì
có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn số trẻ em tử
vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại (WHO, 2014),
(Belinda A Wallis, 2014). Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em ngang
bằng với tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi, và tỉ lệ này
bắt đầu tăng lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí phịng chống đuối nước ở trẻ em
khơng hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên( Bộ LĐ thương
binh & XH, 2017)
“Lâu nay, đuối nước vẫn là một nguyên nhân gây tử vong dấu mặt”, ơng
Gordon Alexander, Giám Đốc Văn Phịng Nghiên Cứu của UNICEF cho biết. “Trong
ba thập kỷ qua, các quốc gia đã có những tiến bộ mạnh mẽ khơng ngừng trong việc
giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm”. Tuy nhiên, khơng có tiến bộ nào đạt được trong
việc giảm tỉ lệ tử vong do đuối nước. Vì vậy, đuối nước nổi lên là nguyên nhân hàng
đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em ở các quốc gia được khảo sát trong báo cáo này
(UNICEF, 2018).


10

Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra
nguyên tắc cơ bản để định hướng GD KNS trong thực tiễn: “Tất cả thế hệ trẻ và người
lớn có quyền hưởng lợi từ một nền GD chứa đựng các hợp phần học để biết, học để
làm, học để cùng chung sống với mọi người và học để khẳng định mình.
Năm 2004, hội nghị GD Thế giới họp tại Dakar (Trần Kiểm, 2009), đã thông qua
kế hoạch hành động GD cho mọi người, bao gồm 6 mục tiêu; Mục tiêu 3 nêu rõ: Đảm
bảo nhu cầu học tập cho tất cả các thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thơng qua
bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình KNS thích hợp. KNS
được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người ngày càng mở rộng vốn
hiểu biết của mình và xây dựng một xã hội tiến bộ như ngày nay. Việc đánh giá chất

lượng GD phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các KNS và tác dụng của KNS đó
đối với xã hội và cá nhân”. Sự phát triển toàn diện nhân cách bao gồm sự phát triển về
thể chất (thể lực, thể hình, thể năng), tâm trí (trí tuệ, tình cảm)và năng lực thực tiễn
(theo Các Mác thì đó là năng lực kỹ thuật tổng hợp, theo UNESCO là KNS). Để đạt
được mục tiêu đó, học sinh khơng chỉ là khách thể mà cuối cùng phải là chủ thể của
quá trình nhận thức và q trình tự GD, tự hồn thiện nhân cách. Vì vậy , việc GD
khơng chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà còn phải được thực hiện ở ngoài lớp,
ngoài nhà trường theo phương thức kết hợp GD nhà trường, gia đình và xã hội thơng
qua các hình thức hoạt động trong mơi trường thiên nhiên, sinh hoạt tập thể.
Đa số các tác giả cho rằng: KNS nói chung và KN phịng chống đuối nước nói
riêng của con người đã được hình thành khi con người hình thành xã hội. Ngày nay xã
hội càng ngày càng phát triển thì KNS cũng mở rộng phạm vi khơng chỉ là bản năng
sống mà cịn là khả năng thích ứng với xã hội.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam vấn đề GDKNS cho thế hệ trẻ đã thu hút nhiều ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu, trong đó khoa học GD có vai trị, trọng trách lớn cả về nghiên cứu lý
luận lẫn triển khai thực tiễn GD giá trị sống, KNS cho HS, sinh viên phù hợp với thực
tiễn GD nước nhà.
Trong xu thế hội nhập nhiệm vụ GD của các nước là GD thế hệ trẻ năng động,
sáng tạo, có những nhiệm vụ chủ yếu như: năng lực thích ứng, năng lực tự hồn thiện,
năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội.... Nói cách khác là đào tạo một lớp người


11

mới tinh thơng về nghề nghiệp, có khả năng thích ứng cao với những biến động của
cuộc sống (Trần Khánh Đức, 2010).
Ở nước ta, mục tiêu của GD phổ thông đã được qui định tại điều 27 – Luật GD
2005 như sau: “ Mục tiêu của GD phổ thông là giúp phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các KN cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động

và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật giáo dục sửa đổi, 2005).
Thuật ngữ KNS được người Việt Nam sử dụng bắt đầu từ chương trình của
UNICEF (1996) (Nguyễn Thanh Bình, 2009): “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khoẻ và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngồi nhà trường”. Giai đoạn
đầu của chương trình, chương trình, khái niệm KNS được giới thiệu chỉ bao gồm
những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra
quyết định, KN kiên định và KN đạt mục tiêu. Ở giai đoạn này chương trình chỉ tập
trung vào các chủ đề GD sức khoẻ của thanh thiếu niên. Giai đoạn hai của chương
trình mang tên: "Giáo dục sống khoẻ mạnh và KNS" trong đó nội dung của khái niệm
KNS và giáo dục KNS đã được phát triển sâu sắc hơn. Ngành Giáo dục đã triển khai
chương trình đưa GDKNS vào hệ thống GD chính qui và khơng chính qui. Nội dung
GD của nhà trường phổ thông được định hướng bởi mục tiêu GDKNS. Các nội dung
GDKNS cơ bản đã được triển khai ở các cấp THCS gồm năng lực thích nghi, năng lực
hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời; định hướng HS: học để biết,
học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu trong nước đề cập đến vấn đề KNS nói chung
và KN trong nhà trường nói riêng như: “Kỹ năng sống cho vị tuổi thành niên” của tác
giả Nguyễn Thị Oanh (Nguyễn Thị Oanh, 2007); “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt
động thanh thiếu niên” của tác giả Phạm Văn Nhân (Phạm Văn Nhân, 2003), Kỹ năng
thanh niên tình nguyện”của tác giả Trần Thời, trong cuốn “chuyên đề giáo dục KNS”,
“Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống”
(Nguyễn Thanh Bình, 2009), đã đề cập đến những vấn đề đại cương về GDKNS cũng
như lịch sử nghiên cứu KNS cho học sinh. Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị
Kim Thoa, Trần Văn Tính,Vũ Phương Liên với tài liệu bài giảng “Giáo dục giá trị
sống và KNS cho học sinh THCS” của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị


12


Kim Thoa- Đặng Hoàng Minh…(Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012). Đặc biệt trong các tài
liệu này vấn đề QL nhà nước được đề cập đến trong bối cảnh xã hội hoá GD và đặt ra
những vấn đề liên quan đến GD pháp luật, GDKNS ( Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2005).
Đẩy mạnh và tăng cường GDKNS đồng thời phải tổ chức GDKNS cho các em theo
tinh thần xã hội hoá. Có thể nhận thấy ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề GDKNS, một số cơng trình đã đi sâu nghiên
cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức GDKNS, các đề tài đã phân tích làm rõ
thực trạng trước tính cấp bách của vấn đề GDKNS, một số đề tài đã đề cập đến những
hình thức GDKNS cụ thể trong nhà trường phổ thông, đề xuất các biện pháp GDKNS
cho HS, sinh viên. Tuy nhiên hiện nay ở các trường THCS việc GDKNS cho HS mới
chỉ được thực hiện ở mức độ tích hợp ở một số mơn học: Giáo dục công dân, Công
nghệ, mà chưa khai thác hết nội lực của việc GDKNS thông qua các hoạt động tập thể,
hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp trong nhà trường để thực hiện có hiệu quả nội
dung GDKNS cho học sinh THCS trong bối cảnh hiện nay (Nguyễn Xuân Đàm,
2005).
Riêng về KN phòng chống đuối nước cho trẻ em nói chung, các nghiên cứu vẫn
cịn hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị
thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là có
khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới, con số này còn cao hơn nhiều ( Bộ LĐ thương binh & XH, 2017), (UNICEF,
2018).
Theo báo cáo của Bộ GDĐT số trẻ em tử vong do đuối nước ở tỷ lệ cao từ năm
2010 tỷ suất trẻ em đuối nước là 12.7/100000 trẻ, đến năm 2019 tỷ suất còn
6.8/100000 trẻ (Hội thảo 2019 cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH, Bộ GĐDT, Sở GDĐT, Sở
LĐTB&XH).
Theo một nghiên cứu định tính của UNICEF trợ giúp, ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long có nhiều trường hợp đuối nước có thể xảy ra khi trẻ chỉ không được trông
giữ trong vài phút khi người trông trẻ đi vệ sinh, lấy nước hay làm một số công việc

thường ngày. Chỉ trong một vài giây cũng đủ làm cho trẻ bị rớt xuống ao, giếng hay bể
nước. Đối với nhóm HS ở lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em khơng có sự giám sát
thường xuyên của người lớn đặc biệt trong kỳ nghỉ hè vì các phụ huynh các bận đi


×