Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tác động của di cư đối với nông nghiệp - Tình huống xã Xuy Xá - huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
———————
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

TRẦN THỊ HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP:
TÌNH HUỐNG XÃ XUY XÁ - HUYỆN MỸ ĐỨC –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
—————————
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

TRẦN THỊ HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP:
TÌNH HUỐNG XÃ XUY XÁ - HUYỆN MỸ ĐỨC –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. DWIGHT PERKINS
ThS. ĐINH VŨ TRANG NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Hằng


-ii-

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đinh Vũ Trang Ngân, người đã
đồng hành, hướng dẫn, khích lệ tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu này. Cơ khơng
những định hướng giúp tơi từng bước vượt qua những khó khăn, hồn thành nghiên cứu mà
cịn ln động viên tinh thần, khuyến khích để tơi có thể học được nhiều bài học qua nghiên
cứu này.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Tiến Khai. Thầy đã động

viên và góp ý cho tơi trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các giảng viên và trợ giảng Chương trình Giảng dạy kinh tế
Fulbright. Từng bài học và sự chia sẻ, hướng dẫn tận tình của các thầy, các cơ trong hai năm
học tại trường Fulbright là những hành trang giúp tôi trưởng thành hơn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến đại diện một số tổ chức xã hội và các
hộ gia đình ở xã Xuy Xá mà tơi đã phỏng vấn để thực hiện nghiên cứu này.
Xin cảm ơn những góp ý và chia sẻ của các thành viên lớp MPP5 đã hỗ trợ những thơng
tin hữu ích giúp tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, những người cách này
hay cách khác đã giúp đỡ, động viên, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian tôi học tại
trường Fulbright. Đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình tơi.

Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


-iii-

TĨM TẮT
Nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nông
nghiệp là một nguồn tăng trưởng đối với nền kinh tế quốc dân, là nguồn thu nhập chính của gần
60% hộ gia đình ở nơng thơn. Tuy nhiên tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp của Việt Nam hiện
cịn rất nhiều bất cập.
Tăng trưởng của nông nghiệp những năm gần đây chậm lại, thu nhập của hộ gia đình nơng
nghiệp cịn rất thấp. Tại một số vùng nơng thơn, nhiều hộ gia đình khó duy trì được cuộc sống nếu
chỉ dựa vào nơng nghiệp, trong khi đó sản xuất phi nơng nghiệp lại khơng phát triển. Chính vì
vậy, khơng ít người lao động ở nông thôn đã di cư ra thành phố tìm kiếm việc làm phi nơng
nghiệp. Điều đó đem lại một số tác động ngồi ý muốn khơng chỉ đối với thành thị mà cả đối với
nông thôn. Do đó nghiên cứu tác động của di cư đối với sản xuất nông nghiệp ở nông thôn là việc
rất cần thiết.
Từ trường hợp cụ thể của xã Xuy Xá - huyện Mỹ Đức - TP. Hà Nội, nghiên cứu này nhằm

làm sáng tỏ nguyên nhân di cư nông thôn ra thành thị và những tác động trở lại của vấn đề di cư
đối với nông thôn nơi xuất cư. Để qua tình huống của xã Xuy Xá nghiên cứu đưa ra những
khuyến nghị chính sách thiết thực giúp hạn chế những tác động tiêu cực của di cư đối sản xuất
nơng nghiệp ở các vùng nơng thơn có nhiều người di cư nói chung, địa bàn khảo sát nói riêng.
Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp dữ liệu thứ
cấp với thơng tin, dữ liệu sơ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch về cơ hội việc làm, thu
nhập, khả năng tiếp cận tín dụng, điều kiện sống, mơi trường chính sách giữa nơng thơn và thành
thị là những lý do quan trọng dẫn đến lực lượng lao động chính ở nông thôn di cư.
Di cư đã và đang đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp ở nơi
xuất cư. Di cư tạo nên sự thiếu hụt lao động nông nghiệp, qua đó đẩy chi phí sản xuất tăng cao
khiến ngày càng nhiều hộ gia đình ở nơng thơn khơng mặn mà với nông nghiệp. Đây thực sự là
thách thức đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và với sinh kế của hộ nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy di cư là tất yếu. Tuy nhiên, việc dịch chuyển quá
nhiều lao động ra khỏi nơng nghiệp như hiện nay nếu khơng có những chính sách phù hợp sẽ dẫn
đến sự phát triển trì trệ cả khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp ở nông thôn trong khi những
rủi ro, bất trắc đặt ra cho lao di cư cịn nhiều. Từ đó nghiên cứu gợi ý một số chính sách liên quan
đến việc: nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giúp nông hộ nâng cao thu nhập; đẩy nhanh
tiến độ dồn điền đổi thửa và tiến độ xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng
đất để những người có năng lực tổ chức sản xuất quy mơ lớn, sử dụng đất đai mang lại hiệu quả
kinh tế cao; tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn.


-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ vii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.6. Cấu trúc của nghiên cứu .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .......................................... 6
2.1. Khái niệm di cư ............................................................................................................... 6
2.2. Lý thuyết về di cư và dịch chuyển lao động giữa nơng thơn – thành thị......................... 6
2.2.1. Mơ hình lực hút – lực đẩy của Ravenstein ............................................................... 6
2.2.2. Thuyết kinh tế mới về di cư lao động ....................................................................... 7
2.2.3. Mạng lưới di cư ........................................................................................................ 7
2.2.4. Mơ hình kinh tế hai khu vực của Lewis ................................................................... 7
2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................... 8
2.3.1. Nguyên nhân di cư .................................................................................................... 8
2.3.2. Nghiên cứu về tác động của di cư đối với nơng nghiệp nơi xuất cư ........................ 8
2.4. Khung phân tích............................................................................................................. 10
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12
3.1. Giới thiệu về địa bàn khảo sát và kết quả chọn mẫu ..................................................... 12
3.1.1.Địa bàn khảo sát ...................................................................................................... 12
3.1.2.Lịch sử di cư ............................................................................................................ 13
3.1.3.Mẫu khảo sát............................................................................................................ 14
3.2. Nguyên nhân di cư của người lao động ở xã Xuy Xá ................................................... 18


-v-

3.2.1.Yếu tố lực đẩy.......................................................................................................... 18

3.2.2.Các yếu tố lực hút .................................................................................................... 21
3.3. Tác động của di cư đến sản xuất nông nghiệp nơi xuất cư............................................ 23
3.3.1.Tác động tích cực .................................................................................................... 23
3.3.2.Tác động tiêu cực .................................................................................................... 25
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................................ 31
4.1. Kết luận.......................................................................................................................... 31
4.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 34
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 38
Phụ lục 1: Khảo sát tác động của di cư đối với phát triển nông nghiệp nông thôn .............. 38
Phụ lục 2: Khảo sát về tác động của di cư đến phát triển nông nghiệp nông thôn ............... 46


-vi-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

CIEM

Central Institute for Economic

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung

Management


Ương

The Development Economics

Nhóm Nghiên cứu Phát triển thuộc đại

Research Group

học Copenhagen

Institute of Labour Science and Social

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

DERG
ILSSA

Affairs
IPSARD
GCNQSDĐNN

Institute of Policy and Strategy for

Viện Chính Sách chiến lược Nông

Agriculture and Rural Development

nghiệp và Phát triển Nông thôn
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp


NLĐ

Người lao động

NXB

Nhà xuất bản

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

TNBQĐN

Thu nhập bình qn đầu người

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân xã


-vii-

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng

ảng 3.1. Thu – chi trung bình từ một sào ruộng tại Xuy Xá .................................................. 18
ảng 3.2: Ruộng của hộ không di cư được cấp và ruộng hiện nay hộ đang canh tác .............. 24

Danh mục hình
Hình 1.1. Vốn tích lũy bình qn/hộ chia theo loại hộ thời điểm 1/7/2011 ............................... 1
Hình 2.1. hung phân tích tác động của di cư đối với nơng nghiệp nơng thơn ....................... 10
Hình 3.1. Cơ cấu đất tự nhiên của xã Xuy Xá năm 2012 (%) .................................................. 12
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012 của xã Xuy Xá và xã Phùng Xá .......................... 13
Hình 3.3. Ngày thường ở Xuy Xá ............................................................................................ 13
Hình 3.4. Tỷ lệ lao động di cư tại Xuy Xá và mẫu khảo sát .................................................... 15
Hình 3.5. Nhà ở và sinh hoạt của người bán hàng rong tại TP.HCM ...................................... 17
Hình 3.6. Nhà ở của hộ có người di cư và hộ khơng có người di cư........................................ 18
Hình 3.7. Mục đích sử dụng tiền gửi về nhà ............................................................................ 26
Hình 3.8. Mục đích sử dụng tiền của người di cư gửi về nhà tại xã Xuy Xá ........................... 26
Hình 3.9. Cây vụ đơng được trồng thưa thớt trên cánh đồng ................................................... 29
Hình 3.10. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Xuy Xá................................................. 29


-1-

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Nông nghiệp, nông dân và nơng thơn có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam. Phát triển nông nghiệp là động lực, công cụ, giải pháp hiệu quả nhất
của Đảng và Chính phủ trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân
nông thôn và thực hiện các mục tiêu thiên nhiên kỷ (Tổng cục thống kê, 2012a).
Mặc dù nông nghiệp có vai trị quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay phát triển nông
nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập. Thu nhập chính của 58% hộ gia đình ở
nơng thơn là từ nơng nghiệp, tuy nhiên thu nhập của các hộ gia đình từ nơng nghiệp còn rất

thấp. Theo Tổng cục thống kê (2012a), tại thời điểm 01/7/2011, vốn tích luỹ bình qn 1 hộ
sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 12,9 triệu đồng, thấp hơn mức vốn tích luỹ bình qn chung của
hộ nơng thơn (17,4 triệu đồng).
H n 1.1. Vốn tíc lũy b n quân/ ộ chia theo loại hộ thời điểm 1/7/2011

(Nguồn: Tổng cục thống kê (2012a), hình 7, trang 35)

Thêm vào đó, việc hình thành ngày càng nhiều các khu cơng nghiệp và khu đơ thị mới ở
nhiều tỉnh/thành đã dẫn đến tình trạng đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Tình trạng thiếu việc làm ở
nơng thơn vốn đã khó khăn lại càng căng thẳng hơn, tình trạng người lao động từ nơng thôn di
cư ra thành thị ngày càng nhiều. Theo Tổng cục thống kê (2009), tỷ lệ dân số di cư của Việt
Nam tăng từ 2,9% năm 1999 lên 4,3% năm 2009 và có khả năng tăng lên 6,4% năm 2019.


-2-

Các tỉnh có tỷ lệ dân số đơ thị cao cũng có tỷ lệ di cư cao và ngược lại, 16% dân số thành thị
từ 5 tuổi trở lên năm 2009 là người nhập cư trong giai đoạn 2004 – 2009.
Thực tế, di cư đã đem lại nhiều tác động ngồi ý muốn khơng chỉ đối với khu vực thành
thị mà cả đối với sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở nông thôn. Theo Hà Dũng (2013), khi
lượng lớn người dân nông thôn di cư ra thành phố, thành phố trở nên q tải, nơng thơn ruộng
đồng hoang hóa, sản xuất nông nghiệp sụt giảm về quy mô, tăng trưởng nông nghiệp cũng
chậm hơn so với hai khu vực kinh tế cịn lại. Vì vậy để có thể hạn chế những tác động tiêu
cực của di cư, chúng ta cần nhận diện rõ hơn không chỉ những tác động của di cư đến nơi
nhập cư mà cả những tác động của di cư đến SXNN nơi xuất cư.
Hiện nay, tại một số địa phương như xã Xuy Xá thuộc huyện Mỹ Đức, nằm trong vùng
vành đai xanh của thành phố Hà Nội. Nơi đây nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chính
trong cơ cấu kinh tế của xã (nơng nghiệp chiếm 46% giá trị sản suất năm 2012). Trong Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, xã Xuy Xá cũng được định hướng phát triển chủ yếu về mặt nơng nghiệp.

Tính đến năm 2012 xã Xuy Xá có 95% dân số trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh
vực nơng nghiệp, nhưng có khoảng 60-70% người lao động (NLĐ) di cư vì vậy người làm
nơng nghiệp trên địa bàn xã Xuy Xá hiện nay đa phần là người lớn tuổi (UBND xã Xuy Xá,
2012). Thực tế đó cho thấy việc nhận diện rõ những tác động của di cư đến phát triển nông
nghiệp của địa phương là việc cần thiết và quan trọng nhằm giúp hạn chế tác động tiêu cực
của di cư đối với nông nghiệp. Đồng thời tình huống của xã Xuy Xá cũng giúp chúng ta thấy
rõ những tác động của di cư đến SXNN ở nơng thơn Việt Nam, để từ đó đề xuất chính sách
phù hợp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích làm rõ nguyên nhân dẫn đến lực lượng lao
động chính của xã Xuy Xá di cư. Đồng thời cung cấp một góc nhìn mới làm rõ tác động trở
lại của di cư đối với phát triển nông nghiệp nông thôn nơi xuất cư. Trên cơ sở đó đề xuất
những khuyến nghị chính sách phù hợp, giúp hạn chế những tác động tiêu cực của di cư đến
phát triển nông nghiệp nông thôn.


-3-

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu này tập trung tìm câu trả lời cho
các câu hỏi sau:
i. Vì sao nhiều người lao động tại xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức – TP. Hà Nội di cư?
ii. Việc người lao động ở xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức – TP. Hà Nội di cư tác động gì
đến phát triển nông nghiệp của địa phương?
iii. Giải pháp nào giúp hạn chế những tác động tiêu cực của di cư đến sản xuất nông
nghiệp nơi xuất cư?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra, nghiên cứu này xác định đối tượng nghiên
cứu là hộ gia đình SXNN tại xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội.
Đối tượng được khảo sát cụ thể là một số hộ gia đình có người di cư và một số hộ gia

đình khơng có người di cư tại thơn Nghĩa và thôn Tân Độ - xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức – TP.
Hà Nội. Đây là hai thơn có nhiều người lao động di cư với đặc trưng: thôn Nghĩa là thơn có
nhiều người di cư tới Hà Nội, TP.HCM, thơn Tân Độ là thơn có nhiều người di cư sang Trung
Quốc.
Thông thường khi một lượng lớn lao động dịch chuyển đi nơi khác sẽ tạo nên tác động
trên nhiều khía cạnh khác nhau đối với địa phương nơi xuất cư. Nhưng do giới hạn về thời
gian và nguồn lực nên nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của di cư đến sản xuất
nông nghiệp.
1.5. P ƣơng p áp ng iên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính. Kết hợp phân tích thơng tin số
liệu thứ cấp với số liệu sơ cấp. Thông tin, số liệu thứ cấp thu được từ những nghiên cứu trước
và từ chính quyền địa phương. Thơng tin sơ cấp thu thập được qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn
nhóm, quan sát thực địa.
P ƣơng p áp t u t ập dữ liệu
Để tiếp cận tài liệu thứ cấp nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và
kế thừa thông tin các nghiên cứu trước, từ một số báo cáo của xã Xuy Xá, và thơng tin khác
có liên quan.


-4-

Tài liệu sơ cấp nghiên cứu này dùng để phân tích có được qua điều tra thực địa, kết hợp
phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm và quan sát. Người nghiên cứu tới thực tế địa phương, phỏng
vấn trực tiếp đại diện một số tổ chức xã hội và một số hộ gia đình để thu thập được thơng tin
thực địa. Trong quá trình phỏng vấn người nghiên cứu cũng quan sát gia cảnh, điều kiện sống,
môi trường sống của hộ được hỏi để hiểu sâu sắc thông tin mà họ cung cấp.
Khi bắt đầu phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi bán cấu trúc, nếu được sự đồng ý của người trả
lời người nghiên cứu sẽ ghi âm. Sau đó người nghiên cứu nghe lại băng đã ghi, đánh máy
thành văn bản. Trên cơ sở các văn bản phỏng vấn ấy, thơng tin sẽ được mã hóa. Những thơng
tin đó chính là cơ sở người nghiên cứu dùng để tổng hợp, phân tích, tìm ra những mối liên hệ,

tác động giữa các yếu tố giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Bảng hỏi
Bảng hỏi hộ gia đình và bảng hỏi lãnh đạo xã được tham khảo từ bảng hỏi trong một số
nghiên cứu trước như: Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Di cư quốc tế, tác động đến
gia đình và các thành viên ở lại, Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Tổng cục thống kê (2010),
Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2010, Tổng cục thống kê.
Bảng hỏi hộ gia đình (phụ lục 1) và bảng hỏi lãnh đạo xã (phụ lục 2) gồm các câu hỏi
được sắp xếp theo từng nhóm thơng tin cần thu thập. Các câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng và
câu hỏi mở để người trả lời tự nói lên suy nghĩ và quan điểm của mình.
Bảng hỏi được thiết kế và hồn thiện từ q trình phỏng vấn thử, tham vấn ý kiến của
chuyên gia.
P ƣơng p áp c ọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu mở rộng, đây là phương pháp chọn mẫu phù
hợp nhất với nghiên cứu này. Do người di cư trong hộ có thể có mặt hoặc khơng có mặt ở địa
phương tại thời điểm phỏng vấn nên ban đầu người nghiên cứu khó có thể xác định được số
lượng mẫu mong muốn. Vì vậy khi đi điều tra thực tế, người được hỏi trước sẽ giúp người
nghiên cứu tiếp cận được với những người được hỏi sau và dần dần xác định được số lượng
mẫu. Người nghiên cứu sẽ hỏi từ người đầu tiên, rồi sau đó nhờ những người này chỉ cho
những người có đặc điểm tương tự. Cứ như thế mẫu được mở rộng dần ra cho đến khi nào có
đủ thơng tin cần thiết cho nghiên cứu thì dừng lại.


-5-

Nhằm có thơng tin đối chứng giữa các nhóm hộ, và đảm bảo thông tin phản ánh thực
trạng địa bàn khả sát, người nghiên cứu phân bổ số hộ được hỏi trong mẫu tương ứng với tỷ lệ
hộ giàu - hộ nghèo, hộ có người di cư - hộ khơng có người di cư thực tế của địa phương.
Mẫu được chọn qua hai bước. Trước tiên người nghiên cứu tìm hiểu thông tin tổng thể về
xã Xuy Xá để chọn các thôn được khảo sát. ước tiếp theo người nghiên cứu chia các hộ gia
đình trên địa bàn khảo sát thành hai nhóm. Nhóm hộ gia đình SXNN và nhóm hộ sản xuất phi

nơng nghiệp. Những hộ gia đình SXNN tiếp tục được phân thành nhóm hộ có người di cư và
nhóm hộ khơng có người di cư. Đối với nhóm hộ có người di cư, người nghiên cứu tiếp tục
phân tổ theo chỉ tiêu thu nhập để khảo sát. Sau cùng tùy thuộc vào tỷ lệ hộ có người di cư và
tỷ lệ hộ khơng có người di cư, tỷ lệ hộ giàu – nghèo thực tế của địa phương mà người nghiên
cứu chọn hộ gia đình để phỏng vấn cho phù hợp.
1.6. Cấu trúc của nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm có phần giới thiệu (chương 1) và 3 chương chính. Chương 2 làm rõ
cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước về chủ đề liên quan. Từ đó người nghiên cứu xác
định khung phân tích để tiến hành nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết
trong chương 3. Chương này bắt đầu từ việc giới thiệu về địa bàn khảo sát, kết quả chọn mẫu
và đặc tính của mẫu. Tiếp đến chương này phân tích nguyên nhân di cư và những tác động
của di cư đến sản xuất nông nghiệp nơi xuất cư. Từ kết quả nghiên cứu đó, chương 4 nêu các
kiến nghị chính sách.


-6-

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

2.1. Khái niệm di cƣ
Di cư là sự thay đổi chỗ ở của một cá nhân hay nhóm người từ huyện này tới huyện khác
hay tới nơi có khoảng cách xa hơn. Trong xã hội hiện đại, di cư thường diễn ra dưới hình thức
di cư tự nguyện và di cư khơng tự nguyện (Sayad, 2004).
Các xu hướng di cư chính gồm: nông thôn – nông thôn, nông thôn – đô thị, đô thị - đô thị,
đô thị - nông thôn; di cư trong nước và di cư ngoài nước. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung
phân tích hình thức di cư tự nguyện từ nơng thơn ra thành thị. Vì trên thực tế Xuy Xá là một
xã ở vùng nông thôn, NLĐ của xã đa phần di cư đến các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, ình Dương, v.v để tìm kiếm việc làm.
2.2. Lý thuyết về di cƣ và dịch chuyển lao động giữa nông thôn – thành thị
2.2.1. Mơ hình lực hút – lực đẩy của Ravenstein

Di cư có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy trên thực tiễn và cả về
mặt lý thuyết đã có khá nhiều lý thuyết, quan điểm khác nhau về di cư.
Thứ nhất, mơ hình ―Lực đẩy – lực hút‖ được Ravenstein đưa ra vào năm 1889 (Nguyễn
Tiến Dũng, 2011). Ravenstein đã khái quát các yếu tố tác động đến di cư tại nơi xuất cư thành
các yếu tố lực đẩy và các yếu tố tác động đến di cư tại nơi nhập cư thành các yếu tố lực hút.
Từ đó đưa ra mơ hình ―Lực đẩy – lực hút‖ để lý giải về nguyên nhân di cư.
Khi nghiên cứu và phân tích các dịng di cư từ Ailen qua Anh đầu thế kỷ thứ XIX,
Ravenstein cho rằng nguyên nhân di cư là do sự chênh lệch về việc làm, thu nhập, điều kiện
sống, v.v giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư. Các yếu tố như thất nghiệp, thu nhập thấp, điều
kiện sống không đảm bảo, cuộc sống bấp bênh là các yếu tố tạo lực đẩy di cư. Và các yếu tố
như cơ hội làm việc tốt hơn, thu nhập cao, điều kiện sống, việc làm đảm bảo là các yếu tố tạo
lực hút di cư. Ơng cũng cho rằng chính các yếu tố lực hút là nguyên nhân quan trọng quyết
định đến việc di cư của người lao động từ Ailen sang Anh làm việc.
Mơ hình lực hút – lực đẩy của Ravenstein không chỉ phù hợp khi lý giải về di cư quốc tế
mà còn rất phù hợp để lý giải nguyên nhân di cư lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị
mà nghiên cứu này đề cập tới. Vì chênh lệch phát triển giữa nơng thơn và thành thị ở Việt


-7-

Nam hiện nay còn nhiều, xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng (Tổng cục
thống kê, 2009).
2.2.2. Thuyết kinh tế mới về di cƣ lao động
Thứ hai, thuyết ― inh tế mới về di cư lao động‖, đại diện là Oded Stark. Thuyết này cho
rằng di cư là lựa chọn duy lý hướng tới lợi ích kinh tế. Di cư không phải quyết định đơn nhất
của cá nhân nhưng đó là quyết định của hộ gia đình nhằm khơng những tối đa hóa lợi nhuận
mà còn đa dạng sinh kế hộ, giảm thiểu rủi ro, ổn định thu nhập cho hộ gia đình (Abreu, 2010).
2.2.3. Mạng lƣới di cƣ
Thứ ba, lý thuyết ―Mạng lưới di cư‖, quan điểm của lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của
các mối quan hệ xã hội trong việc thúc đẩy hiện tượng di cư (Mendola, 2006). Những mối

quan hệ giữa các cá nhân như bạn bè, họ hàng, giữa người di cư và người khơng di cư có khả
năng làm tăng di cư. Vì những người di cư đầu tiên rời khỏi nông thôn, họ dần dần thiết lập
được một mạng lưới về cơ hội sống và làm việc trên thành phố. Họ có thể hỗ trợ ban đầu, làm
giảm rủi ro và chi phí cho những người tiếp theo.
2.2.4. Mơ hình kinh tế hai khu vực của Lewis
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng xem xét mơ hình thặng dư lao động hai khu vực được
Sir Arthur Lewis (1915) triển khai vào năm 1955. Lewis giả định nền kinh tế chỉ có hai khu
vực, nếu đầu tư khoa học kỹ thuật, vốn và lao động trong khu vực nông nghiệp truyền thống
thì có thể giúp tăng năng suất lao động trong khu vực này. Nhưng đến một thời điểm nào đó,
khi năng suất biên của lao động bằng khơng thì tổng sản lượng trên mỗi đơn vị lao động
khơng tăng.

hi đó khu vực nơng nghiệp sẽ dư thừa lao động. Lực lượng lao động thặng dư

này có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm cung lương thực cho ngành
hiện đại.

hi đó mức lương ở khu vực nông nghiệp sẽ giúp ấn định mức lương cả trong khu

vực cơng nghiệp. Như vậy một quốc gia có thể chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị
để thực hiện cơng nghiệp hố mà khơng làm giảm sản lượng nông nghiệp, tổng GDP tăng lên.
Giới hạn trong lý thuyết của Lewis là quá đặt trọng tâm vào phát triển công nghiệp mà
không quan tâm đến phát triển nơng nghiệp. Sau này giới hạn đó được cải thiện bởi những
nghiên cứu sâu hơn của các nhà kinh tế nổi tiếng khác như G. Rainis, J. Fei, Harris. Các nhà
kinh tế đó đã chỉ ra rằng khả năng tiếp nhận lao động của khu vực cơng nghiệp là có giới hạn.
Khi nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp ngày càng cạn dần, nếu tiếp tục giảm lao động


-8-


trong nông nghiệp sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp, làm giá nông sản tăng và kéo theo
tăng lương tương ứng trong khu vực công nghiệp (Nguyễn Thị Hà, 2011).
Như vậy lao động nông nghiệp chỉ chuyển dịch suôn sẻ sang công nghiệp trong giới hạn
cung lao động nông nghiệp bằng cầu lao động nông nghiệp để không làm giảm sản lượng
trong nông nghiệp. Do vậy, các quốc gia đang phát triển khi tiến hành cơng nghiệp hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng cần quan tâm thích đáng đến khu vực nơng nghiệp.
Tóm lại, các lý thuyết đã xem xét di cư dưới nhiều khía cạnh. Chính các góc nhìn khác
nhau đó là cơ sở lý thuyết quan trọng bổ sung cho nhau, giúp người nghiên cứu có cái nhìn
sâu sắc hơn khi tìm hiểu về di cư. Dựa trên thuyết ―kinh tế mới về di cư‖, nghiên cứu này
chọn đơn vị phân tích là hộ gia đình, và chú trọng đến mối liên hệ giữa người di cư với hộ gia
đình. Dựa trên thuyết ―mạng lưới di cư‖, nghiên cứu này bổ sung thêm yếu tố quan hệ xã hội
vào nhóm các yếu tố lực hút di cư. Ngoài ra, lý thuyết kinh tế hai khu vực giúp tạo thêm cơ sở
lý luận cho nghiên cứu này khi tìm hiểu về chuyển dịch lao động giữa khu vực truyền thống
và khu vực hiện đại.
2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1. Nguyên n ân di cƣ
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về ngun nhân di cư. Hầu hết các nhà
kinh tế học, các nhà xã hội học đều nhất trí cho rằng hiện tượng di cư có thể được giải thích
chủ yếu bằng ngun nhân kinh tế qua mơ hình lực hút – lực đẩy. Ngoài ra, một số các yếu tố
phi kinh tế như phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn cũng thúc đẩy di cư (Đinh Văn
Thông, 2010).
2.3.2. Nghiên cứu về tác động của di cƣ đối với nông nghiệp nơi xuất cƣ
Theo Kanliu (2011), xu hướng di cư cao ngày càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá hàng nông
sản. Tại Trung Quốc, việc giảm lao động trong nông nghiệp tác động quan trọng đến quyết
định SXNN. Thiếu lao động, ở vùng đồi núi chỉ còn lại người lớn tuổi, người dân chuyển từ
sản xuất hai vụ xuống một vụ. Họ chỉ sản xuất đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của hộ nên họ
khơng có động cơ đầu tư nhiều vào đảm bảo nguồn cung lương thực cho thị trường. Ở vùng
đồng bằng lao động giảm đi được bù đắp bằng đầu tư nhiều hơn cho máy móc, cơ giới hóa.
Tuy nhiên chi phí sản xuất ở vùng đồng bằng lại tăng gấp đôi. Mặt khác giảm lao động ở
nông thôn dẫn đến xuất hiện một số việc làm tạm thời, làm tăng khả năng thu nhập tạm thời



-9-

của hộ gia đình nên đã tác động tiêu cực đến sản lượng nông nghiệp, làm tăng giá hàng nông
sản.
Tại Nigeria, năm 2011 hai tác giả C. K. Osondu và G. M. C. Ibezim (2011) cũng cho thấy
di cư tác động tiêu cực đến lao động sẵn có trong nơng nghiệp ở nông thôn. Tỷ lệ di cư nông
thôn – thành thị cao đã đặt ra những đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Nigeria.
Hai tác giả trên cũng cho rằng tại Nigeria, chính sách phát triển đã thiếu quan tâm đến đầu tư
cho nông thôn và tạo việc làm cho thanh niên. Vì vậy các khuyến nghị chính sách được các
tác giả đề cập là chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang nên hợp tác để đảm bảo khu
vực nông thôn được tạo nhiều cơ hội phát triển hơn. Vì tại nơng thơn, khi người dân nơng
thơn có việc làm tốt hơn, được trao quyền kinh tế, có trình độ giáo dục tốt hơn, họ sẽ giảm di
cư từ nông thôn ra thành thị. Do đó sẽ ổn định được nguồn lao động cho sản xuất nơng
nghiệp.
Hai tác giả trên cịn cho thấy có thể người lao động đã khơng nhìn thấy những cơ hội,
tiềm năng khi ở nơng thơn, và những khó khăn họ gặp ở nơng thơn cịn nhiều. Kết quả này
khá giống như phát hiện của Onyeneke (2005), đó là dù có một tỷ lệ lớn người di cư từ nơng
thơn ra thành thị vẫn thất nghiệp nhưng những người này vẫn ở lại thành thị vì họ cho rằng
“đau khổ đơ thị vẫn tốt hơn tai ương nơng thơn‖.
Cịn đối với vấn đề tác động của di cư đến nơi xuất cư, Mariapia Mendola (2006) dựa
trên một số nghiên cứu về di cư trong nước và quốc tế đã có trước cho rằng thách thức thực sự
của nghiên cứu di cư là trả lời làm thế nào để di cư giúp hộ nông nghiệp đạt được tiêu chuẩn
sống tốt hơn, và quản lý nguồn lực nông nghiệp ở nơi đi tốt hơn. Di cư cần được giải thích
trên nhiều khía cạnh và cần tập trung vào các liên kết giữa người di cư với nơi họ xuất cư.
Tác giả cũng cho thấy, di cư tác động trực tiếp đối với khu vực nông thôn thông qua thay
đổi trong chi tiêu, đầu tư của hộ gia đình, và gián tiếp thơng qua những thay đổi trong thị
trường lao động. Cụ thể như ở Mêxicô người nhập cư đầu tư nhiều vào nhà ở, ít đầu tư vào
các hoạt động tăng cường sản xuất của hộ gia đình ở nơi đi. Ở vùng nơng thơn Ai Cập, dịng

kiều hối được đầu tư chủ yếu vào đất ở tại nơi có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các
vùng khác chứ khơng đầu tư vào nơng nghiệp.
Tóm lại, lược lại một số nghiên cứu trước cho thấy đã có một số nghiên cứu về tác động
của di cư đến nông nghiệp ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam đa phần các
nghiên cứu về di cư tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân di cư, và tác động của di cư đến
thành thị, nơng thơn nói chung. Vẫn chưa có nghiên nào tập trung phân tích tác động của di


-10-

cư đến SXNN nơi xuất cư, trong khi ở Việt Nam nơng nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất chính
của đa phần NLĐ ở nơng thơn. Vì vậy nghiên cứu tác động của di cư đến sản xuất nông
nghiệp nông thôn nơi xuất cư là rất cần thiết về cả mặt khoa học lẫn thực tiễn.
2.4. Khung phân tích
Vận dụng mơ hình lý thuyết đã kể trên (mục 2.2) và từ những kết quả trong một số cứu
nghiên cứu trước (mục 2.3) vào thực tế Việt Nam, người nghiên cứu xây dựng khung phân
tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này.
H n 2.1. Khung phân tích tác động của di cƣ đối với nông nghiệp

Nguyên nhân di cư được nghiên cứu tìm hiểu dựa trên cơ sở mơ hình lực hút – lực đẩy của
Ravenstein, lý thuyết kinh tế hai khu vực và một số yếu tố được rút ra trong một số nghiên cứu
trước.
Di cư tác động trở lại đối với nông nghiệp nông thôn một cách trực tiếp qua tiền gửi về nhà
của người di cư được dùng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, và gián tiếp thông qua dịch chuyển
lao động nông nghiệp. Do vậy nghiên cứu này cũng phân tích tác động của di cư đối với nông


-11-

nghiệp qua việc dịch chuyển lao động nông nghiệp và qua đầu tư cho nông nghiệp của các hộ di

cư.
Các tác động của di cư đến sản xuất nông nghiệp có thể là tích cực hoặc tiêu cực trên nhiều
khía cạnh. Thơng qua việc dịch chuyển lao động có kỹ năng trong nơng nghiệp, nghiên cứu này
tìm hiểu tác động của di cư đến cung lao động nông nghiệp tại địa phương, đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, đến chi phí sản chi phí sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp (Kanliu, 2011; Mendola, 2006). Bên cạnh đó nghiên cứu này được xây dựng để tìm
hiểu tác động của di cư đến chính sách phát triển, cơ hội tiềm năng ở nông thôn (Osondu và
Ibezim, 2011).
Dựa trên khung phân tích được xây dựng trên các cơ sở này, chương tiếp theo sẽ trình bày chi
tiết các kết quả nghiên cứu.


-12-

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về địa bàn khảo sát và kết quả chọn mẫu
3.1.1. Địa bàn khảo sát
Xuy Xá là một xã thuần nông cách trung tâm huyện Mỹ Đức 5km về phía Bắc, cách trung
tâm Hà Nội gần 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 533,25ha, trong đó đất nơng
nghiệp chiếm 72,25%. Đất nông nghiệp ở đây thuận lợi cho trồng lúa và cây hoa màu.
H n 3.1. Cơ cấu đất tự nhiên của xã Xuy Xá năm 2012 (%)
10,16
Đất nông nghiệp

018
072

Đất phi nông
nghiệp
Đất khu dân cư

nông thôn

(Nguồn: UBND xã Xuy Xá, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức giai đoạn 2012-2020)

Theo UBND xã Xuy Xá (2012), mặc dù lúa là cây trồng chính (chiếm tới 86,73% tổng
diện tích đất nơng nghiệp) nhưng diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người của Xuy Xá lại
rất thấp và manh mún. Đất trồng lúa bình quân đầu người của xã Xuy Xá là 463m2/người,
bình quân một hộ gia đình có 5 sào ruộng nhưng có 6 thửa ruộng.
Thu nhập bình quân đầu người ở Xuy Xá hiện cịn thấp. Năm 2012 thu nhập bình qn
đầu người (TN QĐN) của Xuy Xá là 11,2 triệu đồng. Mức thu nhập đó bằng 54% TN QĐN
xã Phùng Xá (xã kế bên), bằng 80% TN QĐN huyện Mỹ Đức, bằng 22,4% TN QĐN thành
phố Hà Nội, và bằng 32% TN QĐN cả nước.
Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người ở Xuy Xá so với mức chung của huyện và xã
kế bên xuất phát từ sự khác biệt trong phát triển các ngành sản xuất và giải quyết việc làm cho

NLĐ. Ở Xuy Xá nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nông nghiệp tạo ra 46,2% giá trị sản
xuất và 95% NLĐ trong tuổi lao động ở đây vẫn là lao động nơng nghiệp. Ngồi sản xuất nông
nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp ở Xuy Xá không phát triển, không tạo được việc làm cho

NLĐ. Trong khi đó ở Phùng Xá, ngồi nơng nghiệp ra xã này phát triển tiểu thủ công nghiệp
trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) trong tổng giá trị sản xuất.


-13-

Năm 2012, phát triển tiểu thủ công nghiệp đã giúp giải quyết việc làm cho 4.585 lao động. Do
vậy thu nhập bình quân đầu người ở đây cũng được cải thiện hơn so với Xuy Xá.
H n 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012 của xã Xuy Xá và xã Phùng Xá

(Nguồn: UBND xã Phùng Xá và UBND xã Xuy Xá, 2012)


Từ chỗ không tạo và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nên tình trạng
thiếu việc làm ở Xuy Xá diễn ra khá gay gắt. Theo ơng phó chủ tịch UBND xã mỗi năm xã có
khoảng 60-70% NLĐ di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm. Vì vậy người ở nhà thường xuyên
tại Xuy Xá hiện nay đa phần là người cao tuổi, trẻ nhỏ. Làng quê vì thế cũng trở nên vắng vẻ.
H n 3.3. Ngày t ƣờng ở Xuy Xá

(Nguồn: Tác giả chụp)

3.1.2. Lịch sử di cƣ
Tổng hợp thông tin từ những người được hỏi cho biết, xu hướng di cư đã diễn ra Xuy Xá
từ rất sớm. Khoảng 1/3 dân số ở Xuy Xá di cư vào Nam trong hai đợt di cư lớn năm 1954 và
năm 1975 (phỏng vấn của tác giả với ông NG.V.C).


-14-

Sau đó, khoảng năm 1987-1990 do ở địa phương thiếu việc làm nên một số NLĐ ở
Xuy Xá đã theo chân chủ cai đi khai thác vàng. Đến giữa thập niên 1990 do một số bãi
vàng bị cấm khai thác nên nhiều NLĐ ở Xuy Xá chuyển hướng di cư vào miền Nam.
Khoảng năm 1994 -1996 NLĐ ở Xuy Xá di cư vào miền Nam tăng mạnh, đông nhất vào
năm 2000.

ể từ năm 2010 đến nay do việc buôn bán ở miền Nam khơng cịn thuận lợi

như trước nên một số người chuyển hướng sang Trung Quốc.
Lược sử lại quá trình di cư của NLĐ ở xã Xuy Xá như trên cho chúng ta thấy những khó
khăn trong sinh kế của người dân, những đổi thay mang nét chấm phá được đánh đổi bằng
những được mất của NLĐ trong cuộc mưu sinh. Di cư được nhiều hộ chọn như phương cách
đa dạng kinh tế, nhưng ngay cả khi di cư một số NLĐ vẫn là lao động dễ bị tổn thương. Rủi

ro vẫn đeo bám họ vì đa phần họ là lao động chưa qua đào tạo và tính chất công việc họ làm
khá nặng nhọc, bấp bênh, không ổn định.
3.1.3. Mẫu khảo sát
Kết quả chọn mẫu
Kết quả những hộ được phỏng vấn đảm bảo đúng theo phương pháp chọn mẫu như đã
nêu trên (mục 1.5). Trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu đã tiến hành điều tra làm hai
đợt.
Đợt một, người nghiên cứu trực tiếp tới địa bàn nghiên cứu, liên hệ với lãnh đạo xã Xuy
Xá để thu thập dữ liệu thứ cấp của xã như báo cáo kinh tế - xã hội, và một số tài liệu có liên
quan. Sau đó dựa trên số liệu địa phương cung cấp về tỷ lệ NLĐ di cư, tỷ lệ hộ hộ giàu nghèo, người nghiên cứu phân phối hộ được hỏi đảm bảo tỷ lệ tương ứng.
Trong đợt điều tra này, tổng số người được phỏng vấn tại Xuy Xá gồm 16 hộ gia đình và
7 người đại diện một số tổ chức xã hội ở địa phương như: ơng phó chủ tịch xã, ơng trưởng
thơn, 3 ơng đội trưởng, ông chủ nhiệm hợp tác xã và bà hội trưởng hội phụ nữ.
Vì thời gian tháng 12 dương lịch không phải là dịp lễ tết nên người di cư ít về thăm nhà.
Do vậy, để phỏng vấn thêm NLĐ di cư, và để quan sát trực tiếp điều kiện sống của người di
cư tại nơi nhập cư, người nghiên cứu đã phỏng vấn 4 hộ và 1 nhóm tại TP.HCM (nơi NLĐ
của Xuy Xá di cư đến).


-15-

Như vậy tổng số hộ được phỏng vấn trong đợt điều tra này là 25 hộ và 7 người đại diện
một số tổ chức xã hội ở địa phương.
Đợt hai, sau khi viết bản thảo trên cơ sở thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp có được qua
đợt khảo sát trước, người nghiên cứu trở lại Xuy Xá phỏng vấn thêm 7 hộ (phỏng vấn riêng 4
hộ và phỏng vấn 1 nhóm 3 hộ) để bổ sung một số thông tin chưa rõ trong đợt khảo sát trước.
Sau đó, người nghiên cứu nhận thấy thơng tin từ một số hộ được hỏi thêm khá giống thông tin
từ những người trả lời trước nên dừng lại.
Như vậy tổng số người được phỏng vấn trong mẫu là 39 người, trong đó phỏng vấn 32 hộ
gia đình và 7 người đại diện một số tổ chức xã hội ở địa phương. Trong số 32 người đại diện

hộ gia đình có 22 hộ di cư (chiếm 68,8%), 10 hộ khơng có người di cư (chiếm 31,2%). Có 1
hộ giàu (3%), 3 hộ trong danh sách hộ nghèo (9%), 18 hộ thu nhập trung bình (88%). Kết quả
số hộ gia đình được hỏi trong mẫu có tỷ lệ hộ di cư và khơng di cư, hộ giàu - nghèo của mẫu
khá tương ứng thực tế của địa phương.
H n 3.4. Tỷ lệ ngƣời di cƣ tại Xuy Xá và tỷ lệ hộ di cƣ trong mẫu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những người được hỏi)
Đặc điểm của mẫu
Điểm đến của người di cư ở Xuy Xá tập trung nhiều nhất tại Hà Nội, TP.HCM, Trung
Quốc. Trong 22 hộ di cư có 15 hộ di cư trong nước và 7 hộ di cư nước ngồi (chủ yếu sang
Trung Quốc). Trung bình hộ có người di cư vào miền Nam mỗi năm về thăm nhà một lần vào
dịp tết nguyên đán. Những người di cư sang Trung Quốc về nhà thường xuyên hơn do gần


-16-

hơn về mặt địa lý. Cũng do gần hơn về mặt địa lý nên vào thời gian mùa vụ những người sang
Trung Quốc thường trở về hỗ trợ gia đình canh tác, các hộ này vẫn duy trì sản xuất nơng
nghiệp.
Trung bình hộ được hỏi có quy mơ 5 người/hộ và mỗi hộ có 4,3 sào ruộng. Những chủ hộ
sinh từ năm 1975 trở về đây thường chỉ có 2-3 sào ruộng vì con cái họ khơng có ruộng. Tuổi
của người di cư tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 25-50 tuổi.
Trình độ học vấn của người được hỏi nhìn chung cịn thấp, đa phần (62,5%) người được
hỏi có trình độ học vấn cấp 1 hoặc cấp 2. Tuy nhiên, nhóm hộ di cư có trình độ học vấn và
sức khỏe cao hơn những hộ không di cư. Cả 3 chủ hộ được phỏng vấn không biết chữ đều
thuộc hộ không di cư, 70% hộ không di cư cho rằng NLĐ chính trong hộ sức khỏe khơng tốt.
Người lao động ở Xuy Xá đa phần chưa qua đào tạo. Lao động chính trong 31/32 hộ
được hỏi là lao động phổ thơng. Điều đó góp phần lý giải vì sao đa phần người di cư được hỏi
làm những công việc tự do. 22 hộ di cư được hỏi cho biết người di cư trong gia đình thường
làm các cơng việc như: mở hàng quán (2 hộ), bán hàng rong (13 hộ), buôn bán đồ gỗ (2 hộ),

khuân vác (5 hộ).
Quan sát và thông tin từ người di cư cũng cho biết công việc của những NLĐ di cư khá
vất vả. Những người bán hàng rong ở miền Nam thường bắt đầu làm việc từ khoảng 6 giờ
sáng cho đến 1-2 giờ đêm (hình 3.2). Tuy nhiên, những NLĐ di cư vào miền Nam thường có
cơng việc ổn định hơn so với di cư sang Trung Quốc. Những người sang Trung Quốc làm
nghề khuân vác công việc khá bất định. Họ thường làm việc khi nào chủ gọi, kể cả đang giờ
ăn hoặc đang ngủ. Bên cạnh đó rủi ro đối với những NLĐ di cư sang Trung Quốc cũng rất
cao, vì NLĐ ở Xuy Xá đa phần di cư trái phép sang Trung Quốc và không biết tiếng Trung
Quốc nên họ không được pháp luật nước sở tại bảo vệ.
Trên thực tế, tính bấp bênh trong cơng việc của NLĐ di cư ở Xuy Xá tại nơi nhập cư còn
khá lớn đối với cả NLĐ di cư vào miền Nam và sang Trung Quốc. 2/7 hộ có người di cư sang
Trung Quốc có cửa hàng bán đồ gỗ nên cơng việc khá ổn định, còn lại 5/7 hộ sang Trung
Quốc làm th cơng việc thất thường, lúc có việc lúc khơng. Một số hộ cho rằng có khi cả
tháng NLĐ chỉ có việc 1- 2 tuần, tuy nhiên họ vẫn phải ở lại vì nếu chủ gọi khơng có mặt thì
chủ sẽ đi th người khác. Có phần ổn định hơn, tuy nhiên công việc của NLĐ ở Xuy Xá di
cư vào miền Nam cũng vẫn bấp bênh. 80% hộ di cư vào miền Nam cho rằng đi bán hàng rong


×