Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đoàn 559 và con đường mang tên Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.57 KB, 4 trang )

Sự ra đời của Đoàn 559 và con đường huyền
thoại mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt , đường Hồ Chí Minh đã thành một
huyền thoại truyền tụng khắp thế giới. Đường Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn
hùng vĩ và nối liền Bắc là một kỳ công trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, là biểu
tượng oai hùng sức mạnh chiến đấu và khả năng lao động bền bỉ của nhân dân cả nước.
Tuyến chi viện chiến lược này đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền ,
thống nhất đất nước, mở ra một trang sử vẻ vang mới cho dân tộc Việt .
Đường Trường Sơn, con đường huyền thoại mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tổng chiều
dài 20.000km, với 5 hệ thống đường trục dọc và 21 trục ngang vươn tới các chiến trường,
1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 3.140km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và gần
500km đường sông… là tuyến vận tải chiến lược nối liền hậu phương lớn miền Bắc xã hội
chủ nghĩa với tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lực
lượng bộ đội Trường Sơn đã đào đắp, san lấp 29 triệu mét khối đất đá, 78.000 hố bom,
phá 12.600 quả bom từ trường, 8.000 quả bom nổ chậm, 85.100 quả mìn các loại, đánh
12.500 trận bộ binh, loại khỏi vòng chiến đấu 18.000 tên địch, bắn rơi 2.455 máy bay,
mỗi năm vận chuyển hơn một triệu tấn hàng ra chiến trường. Đường Hồ Chí Minh gắn liền
với những chiến công hiển hách của bộ đội Trường Sơn. Vậy đường Hồ Chí Minh được ra
đời như thế nào?
Cuối năm 1954, kẻ địch lợi dụng việc chuyển quân tập kết của ta, liền thiết lập hành lang
ngăn chặn liên lạc giữa hai miền nhằm bóp nghẹt phong trào đấu tranh ở miền . Các cấp
uỷ đảng các địa phương đã chủ động xoi đường, bí mật xây dựng các vùng căn cứ. Ở
Quảng Trị, Tỉnh uỷ đã kịp thời khôi phục trạm Tà Long, xoi đường Bãi Hà- Vĩnh Linh lên Cơn
Tăm vượt đường 9 tới Cheng. Đồng chí Lê Hành, Tỉnh uỷ viên trực tiếp xoi lập 7 trạm, đặt
tên “Tuyến giao liên Lam Sơn”. Cùng lúc các tỉnh Thừa Thiên, Quảng , Quảng Ngãi, Phú
Yên xoi được các đoạn hành lang Bắc Sơn, Bình Sơn, Tây Sơn….
Đến cuối năm 1958, ở Trường Sơn đã hình thành đường dây giao liên Nam Bắc do các
đoạn của từng địa phương tiếp nối, dù chưa hồn tồn thơng suốt thường xun. Con
đường giao liên này đã vận chuyển trót lọt 216 gùi công văn, tài liệu, dẫn 3.500 lượt cán
bộ vào ra các chiến trường. Đó là tiền đề cho sự suy nghĩ, là chỗ dựa cho sự hình thành
tuyến 559 sau này.



1


Thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam, ngày 2-5-1959, Bộ Chính Trị quyết định
thành lập “Cơ quan nghiên cứu hoạt động chi viện quân sự miền Nam” và quyết định tổ
chức tuyến giao liên vận tải Trường Sơn
Ngày 19-5-1959, Thường trực Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Trung
tướng Nguyễn Văn Vịnh đã mời Thượng tá Võ Bẩm (chiến sĩ du kích Ba Tơ) lên giao nhiệm
vụ, u cầu ơng phải nhanh chóng thành lập một đồn qn sự đặc biệt mở đường giao
thơng làm nhiệm vụ giao liên vận tải, chuyển hàng và vũ khí vào chiến trường miền Nam,
tạo điều kiện cho miền Nam thực hiện Nghị quyết 15, từng bước đưa cách mạng miền
Nam phát triển. Con đường giao thông quân sự đặc biệt này phải mở trong thời gian ngắn
nhất, để nhanh chóng đưa cán bộ, bộ đội và các thứ hàng cần thiết vào miền Nam theo
kế hoạch của Bộ Chính Trị. Việc lựa chọn cán bộ để thành lập đơn vị do đồng chí Võ Bẩm
thực hiện, phương châm hoạt động là “Tuyệt đối bí mật và an tồn”.
Mấy ngày sau, được sự giúp đỡ của Sư đoàn 305, một tiểu đoàn gồm 500 cán bộ và chiến
sĩ được hình thành có phiên hiệu là D301. Đây là tiểu đoàn đầu tiên của Đoàn 559. Quân
uỷ Trung ương chỉ định đồng chí Võ Bẩm làm Bí thư Ban cán sự đảng. Theo đề nghị của
đồng chí Võ Bẩm, Quân uỷ Trung ương cũng quyết định lấy tháng và năm nhận nhiệm vụ
làm ký hiệu của Đoàn (19 – 5 –1959) và Đoàn 559 ra đời. Chỉ sau hơn 10 ngày, các bộ
phận của Đoàn 559 bắt đầu hoạt động, từng bước triển khai lực lượng. Địa điểm tập kết
đầu tiên của Tiểu đồn 301 là Khe Hó (phía tây Vĩnh Linh) và đây cũng là điểm xuất phát
đầu tiên của tuyến đường lịch sử tiến vào Trường Sơn .
Ngày 8-6-1959, các đồng chí Võ Bẩm và Lê Hành chỉ huy khảo sát xoi từ Đông Trường Sơn
đến đường 9. Đồng chí Nguyễn Thạnh, Đồn phó cùng đồng chí Cương, Huyện uỷ viên
Hương Hoá chỉ huy khảo sát từ Nam đường 9 vào A-Túc kế cận đường dây thống nhất
Sau khi khảo sát, Đoàn quyết định rải 9 trạm trên toàn tuyến. Ngày 5-7-1959, Đại uý
Nguyễn Văn Diệm chỉ huy rải 9 trạm thu lộ tiêu khảo sát: T1 tại Khe Hó, T2 Làng Mít – La
Gã. Các T3… T8 đến T9 trạm cuối Pa Lin – A Túc giao hàng cho Khu 5. Mỗi trạm biên chế

một trung đội. Mỗi trung đội trong một trạm có 30 người, cả cán bộ và chiến sĩ, ứng với 25
cái gùi, là sức nhận hàng của Trị Thiên và Khu 5. Những năm đầu, 500 cán bộ chiến sĩ của
Đoàn 559, chủ yếu là dùng sức người để gùi hàng. Mệnh lệnh lúc này của 559 là: “Ở
không nhà, đi không dấu, nấu khơng khói, nói khơng thành tiếng”. Chuyến hàng đầu tiên,
Đoàn đã bàn giao cho chiến trường Trị – Thiên vào đúng ngày 13-8-1959 gồm: 20 khẩu
tiểu liên tuyn, 20 khẩu súng trường mát, 10 thùng đạn.

2


Do yêu cầu của chiến trường ngày càng cao, Đoàn 559 nhanh chóng xẻ dọc Trường Sơn,
làm thành đường mịn để xe cơ giới nhỏ tham gia vận tải. Địch phát hiện ra con đường
chiến lược đó, ngày đêm ra sức trút bom đạn xuống con đường, chúng xác định trên 100
trọng điểm để tập trung đánh phá ác liệt, dùng các phương tiện, vũ khí tối tân hịng cắt
đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào chiến trường. Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương
quyết định: Gùi thồ không thể đáp ứng nhanh hàng và người cho chiến trường, phải khơi
phục, mở rộng con đường mịn đó thành tuyến đường vận tải bằng cơ giới.
Cuối năm 1961, bắt đầu có đường ơ tơ từ Ngã ba Khe Ve (Quảng Bình) theo đường 12,
đường 129, đường 9 tới Bản Đông. Những năm sau phát triển tới Lộc Ninh. Đến các năm
1971, 1972 mạng đường mở rộng thêm 5 trục dọc có hệ thống “kín” và 21 trục ngang đi
các chiến trường. Sau Hiệp định Paris, Đoàn 559 mở đường đông Trường Sơn áp sát hậu
cứ các quân khu vào tới Tây Nam Bộ. Tất cả các đường ô tô vượt lên Tây Trường Sơn đều
nằm trên địa phận Quảng Bình, Vĩnh Linh khơng phải bắt đầu từ Tân Kỳ (Nghệ An)
Năm 1973 khi Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam, tuyến 559 liền đổi mới thế trận vận tải,
mở đường ô tô dọc Đông Trường Sơn vào Lộc Ninh, kéo lùi đầu đường Trường Sơn ra Khe
Cát (nam đèo Đá Đẽo - Quảng Bình). Tuyến Trường Sơn được đặt tên chính thức: Đường
Hồ Chí Minh
Khi chiến tranh kết thúc, tháng 6-1976, Chính phủ ra quyết định nâng cấp gần 200 km
đường từ Gát Lùi ra Tân Kỳ và kéo dài 52 km từ Lộc Ninh xuống Chơn Thành, cửa ngõ phía
tây tiến vào Sài Gịn; xác định: Đường Hồ Chí Minh được tính từ Tân Kỳ (Nghệ An) - Chơn

Thành (Bình Phước)
Đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc chiến tranh mà 30 năm sau, khi
cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đi vào lịch sử, những người lính Mỹ có mặt ở chiến trường
miền Nam Việt Nam vẫn chưa lý giải được vì sao một con đường đã phải hứng chịu hơn 3
triệu tấn bom đạn và chất độc hố học, cùng các loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất mà Mỹ
đã sử dụng, hòng huỷ diệt và cắt đứt tuyến đường huyết mạch, ngăn chặn sự tiếp viện từ
miền Bắc vào chiến trường miền Nam, lại trở thành nhân tố quyết định đưa cuộc chiến
tranh chống Mỹ sớm đi vào hồi kết. Một lính Mỹ đã hỏi vị Tư lệnh Đoàn 559 về ý nghĩa
của câu thơ “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” và Tư lệnh đã đáp lại rằng: “Con đường
Trường Sơn sống được trong bom đạn của kẻ thù, ngoài yếu tố kế hoạch quân sự, nghệ
thuật quân sự thì chúng tơi, những người lính Trường Sơn, ai cũng biết sử dụng lợi thế của
thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Địa hình và khí hậu Trường Sơn vơ cùng khắc nghiệt và hiểm

3


trở, nhưng những người lính ở Trường Sơn đã biến sự khắc nghiệt đó thành những thuận
lợi: “Trường Sơn đơng nắng, tây mưa. Ai chưa tới đó thì chưa biết mình”.
Người Mỹ và phương Tây gọi đường mịn Hồ Chí Minh là “con đường mòn kỳ diệu” là “trận
đồ bát quái xuyên rừng rậm”, là “con đường mòn bất khả xâm phạm”…Dù cách gọi thế
nào đi chăng nữa cũng chỉ là một sự khái quát, một sự thừa nhận minh chứng cho sự tồn
tại hiên ngang của đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong suốt 16 năm tồn tại, bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh càng chiến đấu càng
mạnh, càng trưởng thành và vững chắc về mọi mặt, được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân
chương Quân công hạng Nhất, 2 Hn chương Qn cơng hạng Nhì và 22 hn chương
Quân công hạng Ba. Các đơn vị bộ đội Trường Sơn đã được thưởng 262 Huân chương
Quân công và 4.814 Huân chương Chiến công các hạng, 11.000 cán bộ và chiến sĩ được
tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng; 55 đơn vị và 34 đồng chí được tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Để ghi nhớ công lao của cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã từng chiến đấu lao

động và hy sinh trên tuyến chi viện mang tên Bác kính yêu, ngày 3-6-1976, Đảng và Nhà
nước ta quyết định trao tặng Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh danh hiệu cao quý:
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

4



×