Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

ôn 10 buổi 6 kiều ngưng bích, lục vân tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.79 KB, 23 trang )

ÔN
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
ĐỒNG CHÍ


I.

Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Vị trí đoạn trích
Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm ( Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức
định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
2, Bố cục: Ba phần
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cơ đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- 8 câu tiếp: Nỗi lòng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, lo âu, sợ hãi của Kiều thể hiện qua cái nhìn cảnh vật.


3. Nghệ thuật, nội dung
a. Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua ngơn ngữ độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình đặc sắc
b. Nội dung:
Từ việc miêu tả tâm trạng của Kiều khi bị giam lịng ở lầu Ngưng Bích, đoạn trích đã cho
thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.


II. Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga


1. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), cịn gọi là Đồ Chiểu, quê cha ở xã Bồ Điều, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, nhưng sinh tại quê
mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định ( Nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc trở gian truân. Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông lại là bài học lớn về nghị lực sống, sống để
cống hiến cho đời, tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
+ Bị mù đơi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn vươn lên sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, bỏ thuốc, sáng tác thơ văn.
+ Khi giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, bất hợp tác với giặc, giữ vững khí tiết, sáng tác thơ
văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm tiêu biểu : Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp…


2.Tác phẩm

a.

Truyện Lục Vân Tiên

- là Truyện thơ Nơm có 2082 câu thơ lục bát, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng đầu thập kỉ 50
của thế kỉ XIX. Truyện được truyền rộng rãi, có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt
nhân dân Nam Bộ.
- Cốt truyện gồm 4 phần:
+ Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp
+ Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy
+ Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nhau


- Nội dung truyện đề cao đạo lí làm người:
+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ
chồng, tình bạn bè lịng u thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp hoạn nạn.

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu khổ,phòng nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc
đời; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tả.


- Nghệ thuật:
+ Truyện Lục Vân Tiên một truyện thơ Nơm mang tính chất truyện kể nhiều hơn là để đọc, để xem; vì thế
người ta thường “ kể thơ”, “ nói thơ”, “ hát” Vân Tiên.
+ Tính cách nhân vật được bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ, ít khi biểu hiện qua nội tâm.
+ Kiểu kết cấu ước lệ: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại,
lừa lọc, nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang, cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Kẻ xấu bị trừng trị. Kết cấu
thể hiện chân lý cuộc sống và khát vọng của nhân dân; ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác.


b. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Xuất xứ: nằm ở phần đầu của “Truyện Lục Vân Tiên.”
- Đại ý : Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh ứng thí. Lục Vân Tiên gặp
bọn cướp đang quấy nhiễu dân lành. Thấy truyện bất bình, Vân Tiên đã ra tay cứu giúp,
đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.



III. Bài thơ “Đồng chí”
1. Tác giả

- Chính Hữu ( 1926 – 2007), tên khai sinh là Trình Đình Đắc
- Quê: ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề tài: người lính và chiến tranh đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng
đội, tình q hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương


- Phong cách thơ: thơ Chính Hữu giản dị và chân thực, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm
súc.
- Tác phẩm chính : Đầu súng trăng treo ( 1966), Thơ Chính Hữu ( 1977), Tuyển tập Chính Hữu 1988).


2. Tác phẩm
a) Hồn cảnh sáng tác

-

Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông
1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

-

Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo ( 1966)

b, Phương thức biểu đat: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. (biểu cảm là chủ yếu).
c, Bố cục:ba phần
+ Phần 1: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội
+ Phần 2: 10 câu tiếp: Những biểu niện của tình đồng chí đồng đội
+ Phần 3: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội
d, Thể thơ: Tự do


e. Đặc sắc nghệ thuật
- Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình
thường, khơng nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý

nghĩa biểu tượng.
f. Nội dung :
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính Cách mạng. Đồng thời cịn làm
hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.


G. Ý nghĩa nhan đề
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, tình cảm đặc biệt xuất
hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến
- Đồng chí cịn là cách xưng hơ của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính,
ngời cơng nhân, người cán bộ từ sau cách mạng.
-> Vì vậy, đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho câu thơ: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xn”
Câu 1: Hãy chép tiếp năm câu thơ tiếp theo? Cho biết những câu thơ đó được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2: Hãy nêu vị trí đoạn trích?
Câu 3: Nêu nội dung chính của những câu thơ đó?
Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “ khóa xuân”, “ bẽ bàng” và cụm từ “ mây sớm đèn khuya”.
Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
Câu 6: Tìm và phân tích một biện pháp được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên?
Câu 7: Tâm trạng của Kiều ra sao?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Câu 1: Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
Câu 2: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.?
Câu 3: Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
Câu 4: Viết đoạn văn 200 chữ chia sẻ bài học học em nhận được qua hai câu thơ trên?


Câu 4: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.
* Thân đoạn:
 1, Giải thích
“Kiến nghĩa bất vi” có nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. Việc nghĩa là những việc tốt như bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ kẻ khó.
Hai câu thơ bộc lộ quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu: thấy việc nghĩa mà khơng làm thì khơng phải là anh hùng. Nói cách khác, tác giả muốn gửi gắm bài học: làm người phải biết làm việc nghĩa, việc thiện
2, Bàn luận
a) Làm người phải biết làm việc nghĩa, việc thiện vì:
Làm việc tốt, bênh vực lẽ phải, chống lại cái xấu, cái ác là việc nên làm, cần phải làm, cũng là trách nhiệm của mọi người để gọp phần giữ gìn trật tự xã hội .
Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay: “Thương người như thể thương thân”.
Người làm việc nghĩa luôn đươc mọi người tôn trọng, quý mến, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người giúp đỡ. Họ cũng tìm thấy niềm vui và sự thoải mái trong tâm hồn
b) Biểu hiện của quan niệm sống nghĩa hiệp
Giúp đỡ những người bị nạn.
Chống lại cái ác, cái xấu.
Ví dụ: Các hiệp sĩ đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương; các nhà báo viết bài chống tiêu cực, phanh phui những việc xấu trong xã hội,...
Mở rộng vấn đề
Phê phán sự hèn nhát, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm.
Sống nghĩa hiệp nhưng cũng phải biết tự lượng sức mình.
Bài học
Biết giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn; có tinh thần sẻ chia, yêu thương
Liên hệ bản thân
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn thơ sau:
“ Vân Tiên ghé lại bên đàng.
.....................
Bị tiên một gậy thác rày thân vong..”
Câu 1: Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ và hành động gì?
Câu 2: Tương quan về lực lượng giữa hai bên như thế nào?
Câu 3: Giải thích thành ngữ “ tả đột hữu xông”
Câu 4: Nhận xét về khí thế của Vân Tiên trong trận đánh?


Đề 1:Phân tích đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
để thấy tính cách tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt
Nga.


1. Mở bài:
-.Giới thiệu về TG Nguyễn Đình Chiểu và TP Truyện Lục Vân Tiên
-.Giới thiệu nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
( Gợi ý)
- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 – 1888) là nhà thơ lớn của dân tộc, là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cho
đời, về tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất
sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
- Đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện Lục Vân Tiên đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp
đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh
tài; Kiều Nguyệt Nga, hiền hậu, nết na, ân tình.



2. Thân bài:
a. LĐ 1:phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp:

-

Tình huống
Diễn biến

+ Lục Vân Tiên một mình đánh cướp
+ Bẻ một nhành cây
+ Tả xung hữu đột
+ Cho dù bọn cướp hung dữ và ngang tàn nhưng Lục Vân Tiên vẫn đánh bọn cướp hoang tàn
=> Lục Vân Tiên rất dũng cảm, mạnh mẽ và anh hùng
2. Cách cư xử của Lục Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga:
- Lục Vân Tiên rất ân cần với Kiều Nguyệt Nga
- Hỏi han và chăm sóc nàng rất chu đáo
- Giữ đúng phép tắc gia giáo
- Từ chối lời mời hết sức tôn trọng
=> Lục Vân Tiên là một người rất chính trực, anh hùng, chính nghĩa và nhân hậu


*LĐ2: phân tích nhân vật Kiều Ngyệt Nga:
- Là một tiểu thư khuê các, thùy mị con gái nết na, hiền thục có học thức và cũng hết sức hiếu thuận.
+ Thể hiện trong cách xưng hô của một tiểu thư khuê các, lời nói trang trọng, mực thước của một cơ gái xuất thân trong gia đình gia giáo có
học thức.
+ Người con hiếu thảo ln vâng lời cha, quyết tâm đoàn tụ với cha mặc dù đường xá ngàn dặm xa xôi, phải đối mặt với bao thăng trầm,
hiểm nguy.
- Là một cô gái đầy tài hoa, học thức tinh thơng có tấm lịng chân thành sâu sắc, thủy chung, ân trọn nghĩa tình.
+ Kiều Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn tạ nghĩa với người đã xả thân cứu giúp mình, biểu hiện của một con người trọng tình nghĩa.

+ Thái độ chân thành mong muốn được đền ơn qua hai lần ngỏ lời.
+ Tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai hào hiệp, trượng nghĩa.


*LĐ 3: Nghệ thuật
- Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc
truyền miệng, kể thơ, vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, giống như
truyện cổ dân gian. Hai nhân vật chính trong đoạn được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được đặt trong những mối
quan hệ xã hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình tự bộc lộ tính
cách.
- Ngơn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thơng thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau
chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
- Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.


III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Lục Vân Tiên là một anh hùng dũng cảm đánh lại bọn cướp để cứu người, đồng thời cịn
thể hiện mình là người có ăn, có học và là một anh hùng chính trực, chính nghĩa, tơn trọng
người khác. Là một hình tượng rất đáng noi gương. Bên cạnh đó cịn là một KNN trọng
tình nghĩa, thủy chung nết na nhân hậu.



×