Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Sinh Lời Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 111 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
----------------------------

LẠI MINH HÙNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
----------------------------

LẠI MINH HÙNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VÕ XUÂN VINH

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Các yếu tố tác động đến khả năng
sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Võ Xuân
Vinh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung thực. Một số nhận định, đánh
giá của các cá nhân và tổ chức, số liệu cho các yếu tố trong bài đều có nguồn gốc
rõ ràng theo như phần tài liệu tham khảo.
Bình Dương, ngày 06 tháng 10 năm 2021
Người cam đoan

Lại Minh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Võ Xuân Vinh - Người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ tơi trong hoạt động nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các quý Thầy Cô trong Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu
về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tơi có được nền tảng kiến thức
hỗ trợ rất lớn cho tơi trong q trình làm luận văn thạc sĩ.

Với thời gian nghiên cứu hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Tơi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến
từ các quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Chân thành cảm ơn.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC

....................................................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........1
1.1.

Lý do chọn đề tài .........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................3
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể .....................................................................................3
1.3.


Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.5.

Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3

1.6.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4

1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................4
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................4
1.7.

Đóng góp của nghiên cứu ...........................................................................4

1.7.1. Đóng góp giá trị khoa học ...........................................................................4
1.7.2. Đóng góp thực tiễn ......................................................................................5
1.7.3. Tính mới của đề tài nghiên cứu ..................................................................5
1.8.

Bố cục đề tài nghiên cứu .............................................................................5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ TỔNG QUAN CÁC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................7
2.1.

Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của ngân hàng thương mại .............................................................7

2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ......................7
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại .........8
2.1.3. Lý thuyết về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại........................9

iii


2.1.4. Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời ngân hàng thương mại..........11
2.2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ..............................15

2.2.1. Nghiên cứu các ngân hàng tại các quốc gia phát triển và đa quốc gia .....16
2.2.2. Nghiên cứu các ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển ....................18
2.2.3. Nghiên cứu các ngân hàng trong nước .....................................................22
2.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ..........................................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................28
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................29
3.1.

Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................29

3.1.1. Đa dạng hóa thu nhập ................................................................................29

3.1.2. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi.............................................................................29
3.1.3. Tỷ lệ nợ xấu ...............................................................................................29
3.1.4. Rủi ro thanh khoản ....................................................................................30
3.1.5. Quy mô ngân hàng ....................................................................................30
3.1.6. Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập .......................................................................30
3.1.7. Lạm phát ....................................................................................................31
3.1.8. Tăng trưởng GDP ......................................................................................31
3.2.

Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................31

3.3.

Đo lường biến nghiên cứu .........................................................................33

3.3.1. Biến phụ thuộc ..........................................................................................33
3.3.2. Biến độc lập ...............................................................................................34
3.4.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .....................................................36

3.4.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................36
3.4.2. Xử lý dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................40
4.1.

Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam ...........................................40

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam .......40
4.1.2. Tài sản và vốn ...........................................................................................42

4.1.3. Huy động vốn và cho vay .........................................................................43
4.1.4. Tỷ trọng thu nhập phi tín dụng trên tổng thu nhập ...................................44
4.1.5. Khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại ...........................44

iv


4.2.

Thống kê mơ tả biến nghiên cứu...............................................................45

4.3.

Phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của
các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.....................................48

4.3.1. Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến...................................48
4.3.2. Hồi quy dữ liệu bảng và lựa chọn phương pháp ước lượng .....................49
4.3.3. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình hồi quy dữ liệu bảng ...................51
4.3.4. Phân tích hồi quy xu hướng tổng quát (GMM) và thảo luận
kết quả nghiên cứu ....................................................................................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..........................................60
5.1.

Kết luận .....................................................................................................60

5.2.

Hàm ý quản trị ...........................................................................................61


5.2.1. Hàm ý quản trị đối với đa dạng hóa thu nhập ..........................................61
5.2.2. Hàm ý quản trị đối với thu nhập phi tín dụng ..........................................62
5.2.3. Hàm ý quản trị đối với biến kiểm soát......................................................64
5.3.

Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................70
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NGÂN HÀNG TMCP ............................................1
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................................................2

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Giải thích

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

DPRR


Dự phịng rủi ro

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội.

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

NHTM

Ngân hàng thương mại.

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần.

NIM

Biên lãi ròng.

NHNN

Ngân hàng nhà nước.


TCTD

Tổ chức tín dụng

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

ROAA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân.

ROAE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân.

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

RRTD

Rủi ro tín dụng

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu quốc tế về các yếu tố tác động
đến khả năng sinh lời của NHTM ......................................................20
Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu tại Việt Nam về các yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời của NHTM .............................................25
Bảng 3.1. Đo lường biến nghiên cứu ...................................................................33
Bảng 4.1. Số lượng ngân hàng toàn hệ thống .....................................................42
Bảng 4.2. Tổng quan về tổng tài sản ...................................................................42
Bảng 4.3. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn ..........................43
Bảng 4.4. Tỷ trọng thu nhập phi tín dụng và thu nhập tín dụng .........................44
Bảng 4.5. Tổng quan về khả năng sinh lời ROA, ROE ......................................45
Bảng 4.6. Thống kê mơ tả biến nghiên cứu.........................................................45
Bảng 4.7. Phân tích tương quan ...........................................................................48
Bảng 4.8. Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................49
Bảng 4.9. Hồi quy dữ liệu bảng các yếu tố ảnh hưởng đến ROA
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............................49
Bảng 4.10. Hồi quy dữ liệu bảng các yếu tố ảnh hưởng đến ROE
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...........................50
Bảng 4.11. Lựa chọn phương pháp ước lượng ....................................................51
Bảng 4.12. Kiểm định phương sai sai số thay đổi...............................................51
Bảng 4.13. Kiểm định tự tương quan phần dư đơn vị chéo ................................52
Bảng 4.14. Kiểm định tự tương quan chuỗi ........................................................52
Bảng 4.15. Tóm tắt kết quả các kiểm định ..........................................................53
Bảng 4.16. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình GMM .......................................53
Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROA của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.........................................................54
Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROE của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.........................................................55


vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong năm 2020, thế giới và Việt Nam nói chung cũng như hệ thống ngân

hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ tác động của
dịch viêm phổi cấp Covid-19. Tuy nhiên, trong dài hạn kinh tế Việt Nam vẫn
được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ổn định là tiền đề thuận lợi cho hệ thống ngân hàng.
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang trong xu hướng tồn cầu hóa đi cùng với đó
là việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, từ
đó thúc đẩy các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia
trên thế giới ngày càng được mở rộng, trong đó đầu tư ra nước ngồi là một hướng
đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận.
Nghiên cứu của Vietnam Report (2020) trong 06 tháng đầu năm 2020,
ngành ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn nhất định do tác động của đại
dịch Covid-19 mặc dù tác động có độ trễ do đặc thù của ngành. Ba khó khăn cụ
thể của ngành ngân hàng do tác động của đại dịch Covid-19 trong thời gian này
có thể kể đến là: thứ nhất sụt giảm lợi nhuận, thứ hai nợ xấu dự báo tăng lên và
thứ ba thu nhập người lao động sụt giảm. Vì vậy để các ngân hàng đạt được kế
hoạch kinh doanh đề ra trong thời gian tiếp theo thì giải pháp cần thực hiện là
nâng cao hiệu quả hoạt động cụ thể là nâng cao khả năng sinh lời với những chiến
lược đúng đắn và phù hợp.
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với nền
kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng. Điển hình là việc sáp nhập, hợp
nhất của các ngân hàng đã tạo ra một làn sóng áp lực cạnh tranh mới và góp phần

tái cơ cấu ngành ngân hàng. Từ việc chun doanh các hoạt động tín dụng thì nay
các ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng thay đổi chuyển sang các hoạt động phi
truyền thống nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cũng như tìm kiếm
cơ hội mới cho chính mình. Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đang phản
ánh sự thay đổi lớn lên liên tục trong cơ cấu thu nhập. Tuy vậy, hoạt động phi

1


truyền thống vẫn là một hoạt động tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Trong thời gian tới khi quá trình hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân
hàng diễn ra mạnh mẽ hơn thì khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, do đó
đa dạng hóa thu nhập là xu hướng tất yếu khách quan để giúp các ngân hàng gia
tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong hệ
thống.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm quốc tế phân tích tác động của các nhân tố
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng rất đa dạng xếp theo từng quốc gia
riêng lẻ, quốc gia đang phát triển, quốc gia phát triển và xuyên biên giới. Mặc dù
các nghiên cứu với các không gian nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu cũng như
sử dụng các mơ hình với các biến số khác nhau, song điểm chung của các nghiên
cứu là tiếp cận theo theo các góc độ khác nhau của mơ hình các nhân tố (đặc điểm
ngân hàng và kinh tế vĩ mô) ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời. Có một số nghiên
cứu chuyên sâu, các nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa
dạng hóa thu nhập, chuyển đổi cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống
sang hoạt động ngồi lãi (Stiroh và Rumble, 2006; Mercieca và cộng sự, 2007;
Elsas và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khơng ủng hộ chiến
lược đa dạng hóa của các ngân hàng, họ cho rằng chi phí cao trong việc đa dạng
hóa làm gia tăng rủi ro và giảm lợi nhuận khi các ngân hàng thực hiện lấn sân
sang những hoạt động khơng chun của mình, hay đa dạng hóa sẽ gây ra những
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại (Gamra và

Plihon, 2011). NHTM mở rộng thu nhập phi tín dụng đồng nghĩa với việc tăng
chi phí cố định, dẫn đến tăng địn bẩy hoạt động ngân hàng và làm rủi ro cao hơn
(Lepetit và cộng sự, 2008; Baele và cộng sự, 2007; De Jonghe, 2010; Fiordelisi
và cộng sự, 2011). Câu hỏi đặt ra là vai trị của đa dạng hóa thu nhập, thu nhập
phi tín dụng đối với khả năng sinh lời của các NH TMCP tại Việt Nam trong bối
cảnh chuyển đổi số, cạnh tranh ngân hàng và tồn cầu hóa như thế nào?. Đây có
phải là vấn đề trọng yếu và cấp thiết nhằm gia tăng hiệu quả sinh lời của các ngân
hàng thương mại cổ phần bên cạnh các yếu tố truyền thống. Để giải quyết vấn đề
này, học viên quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến khả năng sinh
2


lời của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm luận văn thạc
sĩ.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tởng qt
Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ đó đề xuất các hàm ý quản
trị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NH TMCP tại Việt Nam.
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH TMCP tại
Việt Nam.
Đánh giá chiều và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời
của các NH TMCP tại Việt Nam.
Đề xuất các hàm ý quản trị đối với các yếu tố ảnh hưởng nhằm nâng cao
khả năng sinh lời của NH TMCP Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những
câu hỏi sau:
Các yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lời của các NH TMCP tại Việt

Nam?
Chiều và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các
NH TMCP tại Việt Nam như thế nào?
Đề xuất các hàm ý quản trị gì nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các
NH TMCP tại Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động khả năng sinh lời của các NH TMCP tại Việt Nam
trong môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu dữ liệu của 25 NH TMCP tại Việt Nam.

3


Phạm vi thời gian: Cơ sở dữ liệu thu thập được lấy từ các báo cáo tài chính
(BCTC) hợp nhất đã được kiểm toán, báo cáo thường niên (BCTN) của 25 NH
TMCP trong giai đoạn từ năm 2013-2020 (dữ liệu theo năm) để lập thành dữ liệu
bảng.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ BCTC của các NH TMCP tại Việt Nam từ
năm 2013-2020. Chỉ nghiên cứu các NH TMCP, không nghiên cứu các ngân hàng
100% vốn nhà nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
Trong số các NH TMCP, tác giả đã chọn ra 25 ngân hàng vì các đơn vị này có số
liệu đầy đủ, có quy mô từ nhỏ đến lớn và chiếm tỷ trọng 80,65% trên tổng số 31
NH TMCP đang hoạt động tại Việt Nam, gần như đại diện được cho tổng thể.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập vào file Excel và được hiệu
chỉnh, mã hóa trên file này. Bước tiếp theo là nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ

liệu nhằm phát hiện các sai sót, các ơ trống thiếu thơng tin, sai thơng tin và tiến
hành hồn thiện ma trận dữ liệu. Sau đó, sử dụng phần mềm Stata 15.0 để tính
tốn và xử lý dữ liệu theo mơ hình. Để xác định mối tương quan giữa biến độc
lập và các biến phụ thuộc, nghiên cứu ước lượng tham số hồi quy cho mơ hình
các nhân tố tác động với các mơ hình Pooled, hiệu ứng cố định (FEM), hiệu ứng
ngẫu nhiên (REM). Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thơng
qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy xu hướng tổng quát (GMM)
được xây dựng đánh giá tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của các NH
TMCP. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương
ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 90%, 95% và 99%; giá trị p-value sẽ được so sánh
trực tiếp với giá trị tin cậy tương ứng để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết
nghiên cứu.
1.7. Đóng góp của nghiên cứu
1.7.1. Đóng góp giá trị khoa học

4


Đề tài này sẽ tổng hợp các cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời. Thông qua
lược khảo các cơng trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước, đề tài
bổ sung và củng cố những lý thuyết liên quan về khả năng sinh lời.
1.7.2. Đóng góp thực tiễn
Nghiên cứu chiều và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013-2020 thơng
qua mơ hình nghiên cứu định lượng. Theo đó luận văn có thể là tài liệu tham khảo
về cách thức ứng dụng mơ hình và phương pháp kiểm định để đo lường các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cho những đối
tượng quan tâm đến vấn đề nghiên cứu này. Đánh giá được vai trị của đa dạng
hóa thu nhập, thu nhập phi tín dụng đối với khả năng sinh lời của các NH TMCP
tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, cạnh tranh ngân hàng và tồn cầu hóa.

Do đó, nghiên cứu này lấp đầy một khoảng trống quan trọng trong các tài liệu
hiện có và cải thiện sự hiểu biết về khả năng sinh lời của ngân hàng ở Việt Nam.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này sẽ hữu ích cho các cổ đông và ban quản
lý của các ngân hàng ở Việt Nam, những người quan tâm đến việc đưa ra các
quyết định hiệu quả giúp thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng tương ứng.
1.7.3. Tính mới của đề tài nghiên cứu
Các nghiên cứu liên quan trước đó đều đưa các yếu tố nội tại ngân hàng,
yếu tố ngành và yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương
mại vào mô hình nghiên cứu. Đề tài này sẽ giúp xác định rõ hơn vai trị của đa
dạng hóa thu nhập và thu nhập phi tín dụng đối với khả năng sinh lời của các
ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó có hướng đề xuất cụ thể để các ngân hàng
thương mại cổ phần nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới.
1.8. Bố cục đề tài nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5


Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Từ tính cấp thiết của đề tài với những mục tiêu đặt ra tác giả sẽ dựa vào số
liệu thu thập được trong thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
bằng phương pháp phân tích và các mơ hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NH TMCP trong khoảng thời gian nghiên
cứu. Thơng qua đó, bài luận văn đưa ra các giải pháp cho NH TMCP tham khảo.

6



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý thút về các ́u tớ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng nhất ở hầu hết các nền kinh
tế, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Hiệu quả của trung gian tài chính cũng có
thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng mất khả năng
thanh tốn có thể dẫn đến khủng hoảng tồn hệ thống. Các nền kinh tế có khu
vực ngân hàng sinh lời có khả năng chống chọi tốt hơn với các cú sốc tiêu cực và
góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính (Athanasoglou và cộng sự, 2005).
Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả là chìa khóa cho sự phát triển
kinh tế xã hội ở mọi quốc gia và khơng thể phủ nhận vai trị to lớn của các ngân
hàng với tư cách là trung gian tài chính. Trước thực tế này, việc phân tích lợi
nhuận và hiệu quả của hệ thống ngân hàng đã thu hút rất nhiều sự chú ý ở cả các
nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới (Topak và Talu, 2016).
Tầm quan trọng của khả năng sinh lời ngân hàng có thể được đánh giá ở
cấp độ vi mơ và vĩ mô của nền kinh tế. Ở cấp độ vi mô, lợi nhuận là điều kiện
thiết yếu mà một tổ chức ngân hàng dùng để cạnh tranh và là nguồn vốn rẻ nhất.
Nó khơng chỉ đơn thuần là kết quả kinh doanh mà còn là điều cần thiết để hoạt
động ngân hàng thành công trong thời kỳ cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày
càng lớn. Do đó, mục tiêu cơ bản của việc quản lý ngân hàng là đạt được lợi
nhuận, đây là yêu cầu thiết yếu để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
(Bobakova, 2003). Ngồi ra, ở cấp độ vĩ mơ, một hệ thống ngân hàng hoạt động

và có lợi nhuận tốt hơn có thể chống lại các cú sốc kinh tế tiêu cực và góp phần
vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Tầm quan trọng của lợi nhuận
ngân hàng ở cả cấp vi mô và vĩ mô đã khiến các nhà nghiên cứu, học giả, quản lý
ngân hàng và cơ quan quản lý ngân hàng quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2005).
7


Nguyễn Văn Ngọc“(2012) định nghĩa khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi
nhuận là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp.
Thông thường, khả năng sinh lời được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng
tài sản sử dụng, khối lượng tư bản dài hạn hoặc số người lao động. Khả năng sinh
lời cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định.”
Theo Daft (2008) hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các yếu tố đầu
vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so
với đối với đối thủ cạnh tranh. Vậy hiệu quả hoạt động có thể hiểu là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (vốn, nhân lực...) để đạt được
mục tiêu xác định. Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh
doanh trên cơ sở so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt mục tiêu đó.
Và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt
động, thể hiện việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu
tư của ban đầu trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định hay không.
Theo European Central Bank (2011) khả năng sinh lời là nguồn đầu tiên
giúp ngân hàng chống lại những khoản lỗ bất ngờ, vì khả năng sinh lời giúp tăng
cường vị thế vốn và cải thiện khả năng sinh lời trong tương lai thông qua đầu tư
từ các khoản lợi nhuận giữ lại. Nói trên góc độ chỉ số định lượng hẹp thì khả năng
sinh lời xem như tương đồng với hiệu quả hoạt động.
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Hiệu quả sinh lời của các ngân hàng thương mại đã là chủ đề lớn được thảo

luận trong các nghiên cứu trước đó. Khủng hoảng tài chính gần đây đã chứng
minh tầm quan trọng của lĩnh vực ngân hàng đối với nền kinh tế. Athanasoglou
và cộng sự (2005) chỉ ra sự ổn định của hệ thống tài chính là phụ thuộc vào lợi
nhuận lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong các thời kỳ khó khăn, suy thối. Vì
vậy, có nhiều bên liên quan (Viện nghiên cứu, các nhà đầu tư…) quan tâm đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hầu hết các tác giả sử dụng cùng các chỉ
số để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đó là lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Adefeya và cộng sự
8


(2015) định nghĩa ROA là một thước đo bằng cách sử dụng tài sản của ngân hàng
để tạo ra lợi nhuận. ROE là lợi nhuận của các cổ đơng có được trên số vốn chủ
sở hữu được đầu tư vào ngân hàng (Adefeya và cộng sự, 2015). Nó đã cho thấy
rằng tỷ lệ ROA cao hơn nếu ngân hàng có cơ cấu vốn chủ sở hữu cao hơn (đòn
bẩy thấp). Mặt khác, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp đồng nghĩa
với cấu trúc nợ của ngân hàng chưa hợp lý và tối ưu. Điều này có thể được giải
thích bởi ROE khơng tham gia vào đánh giá mối quan hệ giữa các rủi ro liên quan
và địn bẩy tài chính. Do đó ROA được coi là chỉ số thông thường nhất để đo
lường lợi nhuận ngân hàng (IMF, 2002). Hassan và Bashir (2003) nói rằng ROA
được ưa thích bởi hầu hết các cơ quan quản lý. Theo Athanasoglou và cộng sự
(2006); Alexiou và Sofoklis (2009) thì tỷ lệ thu nhập lãi biên ròng (NIM) cũng là
một trong những chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của“NHTM thông qua việc phản
ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự
tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch
vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay
trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ thu nhập lãi biên
ròng đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể
đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các
nguồn vốn có chi phí thấp.”

2.1.3. Lý thuyết về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.1.3.1.

Lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power)

“Lý thuyết này có hai hướng tiếp cận chính đó là cấu trúc (Structure) hành vi (Conduct) - hiệu quả (Performance) và lý thuyết quyền lực thị trường
tương đối. Lý thuyết cấu trúc (Structure) - hành vi (Conduct) - hiệu quả
(Performance) (SCP) cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định đến hành vi của
doanh nghiệp và hành vi này quyết định đến hiệu quả thị trường bao gồm khả
năng sinh lời (ROA, ROE, ROS...), tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng trưởng của
doanh nghiệp. Theo Bain (1951), lý thuyết này cịn cho rằng nhiều ngành nghề
có sự tập trung cao sẽ góp phần tạo ra những hành vi của doanh nghiệp, nhà quản
lý dẫn đến kết quả kinh doanh nghèo nàn, làm giảm sản lượng (doanh thu) và
9


hình thành giá cả độc quyền. Theo SCP thì thị trường ngân hàng càng tập trung
thì sẽ gia tăng lãi suất cho vay ngày càng cao và lãi suất huy động sẽ giảm đi vì
mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ giảm đi. Trong khi đó lý thuyết quyền lực
thị trường tương đối (Relative Market Power - RMP) cho rằng các doanh nghiệp
có thị phần lớn và có các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt có thể thực hiện quyền lực
thị trường và gia tăng lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995). Có thể dễ dàng
thấy rằng một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm
cao có thể tăng gia sản phẩm, dịch vụ và kiếm được lợi nhuận cao hơn.
2.1.3.2.

Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficiency Structure)

Khác với lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES)
nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể
tạo nên cấu trúc của thị trường. Theo Olwenly và Shipho (2011), có thể thấy các
ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn thì có lợi nhuận cao hơn. Lý thuyết
này thường được đề xuất theo hai hướng tiếp cận khác nhau và phụ thuộc vào
loại hiệu quả mà chúng xem xét. Đối với hướng tiếp cận hiệu quả X (X-efficience)
thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì có lợi nhuận cao hơn,
ngun nhân là do họ có khả năng giảm thiểu, tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh
ở bất kỳ điều kiện nào (Al-Muharrami và Matthews, 2009). Cũng theo Olwenly
và Shipho (2011) hướng tiếp cận hiệu quả quy mô (Scale-efficience) khẳng định
rằng các doanh nghiệp lớn hơn thì có chi phí sản xuất kinh doanh thấp hơn doanh
nghiệp nhỏ, do đó có lợi nhuận cao hơn nhờ vào tính kinh tế theo quy mơ.
2.1.3.3.

Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng

Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng cung cấp cái nhìn tồn diện, sâu sắc
hơn so với hai lý thuyết nêu trên đối với việc nghiên cứu lợi nhuận và khả năng
sinh lời của doanh nghiệp (Nzongang và Atemkengn, 2006). Nội dung chủ yếu
của lý thuyết này là nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro của thị trường đối với
một mức lợi nhuận kỳ vọng nào đó thơng qua việc tạo ra và quản lý danh mục
mà họ quyết định đầu tư đa dạng hóa. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và thành
phần kỳ vọng của danh mục đầu tư của doanh nghiệp chính là quyết định của ban
10


quản trị ngân hàng. Đa dạng hóa là tốt, nhưng đa dạng hóa một cách thái quá lại
rất nguy hiểm. Mục đích chính của đa dạng danh mục đầu tư là giảm thiểu tác
động của giá cả lên xuống do biến động thơng thường hay suy thối của thị trường
trong dài hạn. Bất cứ hành động thái quá nào cũng đều trở thành phản tác dụng.
Rủi ro“được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính.

Những chứng khốn nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem
như có rủi ro cao hơn chứng khốn có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp
hơn. Từ rất lâu nhà đầu tư đã biết áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng
một rổ”, thông qua mơ hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có
liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lời mong đợi (Mơ hình định giá tài sản vốn –
Cappital Asset Pricing Model - CAPM) và lý thuyết định giá chênh lệch
(Arbitrage Pricing Theory - APT) để lựa chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất.
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của danh mục, nhà đầu tư phải đánh
giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và tỷ suất sinh lời. Tất cả các quyết
định đầu tư đều dựa trên hai yếu tố này và những tác động của chúng đối với vốn
đầu tư.”
2.1.4. Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời ngân hàng thương mại
2.1.4.1.

Nhân tố bên ngoài

- Tốc độ“tăng trưởng GDP: Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định
thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng
suy thối, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều
này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa
khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế sẽ giảm xuống mà
lượng tiền dân cư ký thác vào ngân hàng có nguy cơ bị rút ra. Khi đó ngân hàng
sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố lòng tin
của khách hàng vào hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu của Davydenko (2010),
Aremu và Ayanda (2013) chỉ ra mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng
GDP và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của
Ongore và Kusa (2013) lại chỉ ra mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng
GDP và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Và nghiên cứu của Sufian và Chong
11



(2008) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP không ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các ngân hàng.”
- Lạm phát: Nghiên cứu của Ongore và Kusa (2013), Sufian và Chong
(2008) chỉ ra tác động ngược chiều của tỷ lệ lạm phát đến khả năng sinh lời của
ngân hàng, tức là chi phí của ngân hàng sẽ tăng nhanh hơn thu nhập của NHTM
nếu NHTM chậm điều chỉnh lãi suất khi lạm phát xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên, nếu
lạm phát được dự đoán đầy đủ và lãi suất được điều chỉnh cho phù hợp thì sẽ có
một tác động cùng chiều của lạm phát đến khả năng sinh lời của NHTM như trong
nghiên cứu của Vong (2009) ở Macao giai đoạn năm 1993-2007. Như vậy, ở
những quốc gia khác nhau tác động của tỷ lệ lạm phát lên khả năng sinh lời của
NHTM là hoàn toàn khác nhau.
- Tỷ lệ“thất nghiệp: Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng do chu kỳ kinh
tế, sản xuất bị thu hẹp, sản lượng thực tế thấp hơn mức tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp
cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Ngược lại, khi đẩy mạnh sản xuất trên mọi
ngành kinh tế thì cần phải th mướn thêm nhân cơng, điều này làm cho tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với GDP thấp, các nguồn
lực con người khơng được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch
vụ. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn
hoạt động của NHTM khi phải đối mặt với nguồn vốn huy động từ người dân
cũng như hoạt động cho vay đối với những cá nhân hay chủ thể kinh doanh. Từ
đó làm giảm khả năng sinh lời của NHTM.”
2.1.4.2.

Nhân tố bên trong

- Quy mô ngân hàng và chất lượng tài sản: Khi quy mô tài sản tăng lên,
NHTM có thể mở rộng hoạt động kinh doanh như mạng lưới hoạt động, tăng thị
phần khách hàng. Từ đó, giúp NHTM có thể nâng cao chất lượng phục vụ, tăng
cường cung cấp các sản phẩm của mình đến khách hàng nhanh chóng và hiệu

quả, từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của NHTM (Curi và cộng sự, 2015;
Berger và cộng sự, 2010).
Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào việc tăng quy mô tổng tài sản của
NHTM tăng cũng kéo theo sự gia tăng trong lợi nhuận. Khi quy mô tổng tài sản
12


tăng lên đòi hỏi việc quản lý phải được thực hiện tốt hơn. Đặc biệt, chất lượng tài
sản cần được chú trọng quan tâm, nếu không rủi ro sẽ cao hơn và tác động xấu
đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Chẳng hạn, khi tăng tổng tài sản mà trong
đó cho vay khách hàng có rủi ro tăng nhanh thì khả năng thu hồi vốn thấp và sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của NHTM.
- Quy mô vốn chủ sở hữu: Quy mô vốn chủ sở hữu rất quan trọng đối với
hoạt động NHTM. Nó giúp cho NHTM có thể đạt được tỷ lệ an tồn vốn theo
quy định của NHNN. Những NHTM có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn thì có khả
năng huy động được một lượng lớn tiền gửi từ công chúng. Các NHTM quản trị
vốn tốt có ít rủi ro hơn và cũng có thể cải thiện khả năng sinh lời nhờ việc có thể
tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn. Các nghiên cứu được thực hiện trong các khoảng thời
gian khác nhau, tại những quốc gia khác nhau đều cho kết quả về mối tương quan
dương giữa quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM như:
Aburime (2008), Vong (2009).
- Quy mơ dư nợ tín dụng: Với vai trị là một định chế tài chính trung gian
đứng ra tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong
nền kinh tế để cho vay các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn, điều này giúp
các NHTM kiếm được lợi nhuận. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) đã tìm
ra mối tương quan dương giữa quy mô các khoản cho vay và khả năng sinh lời
của các NHTM. Trong khi đó, nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ
Kỳ lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô các khoản cho vay và khả năng
sinh lời của các NHTM.
- Quy mô huy động vốn: Nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008) chỉ ra

mối tương quan dương giữa quy mô tiền gửi và khả năng sinh lời của các NHTM.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Davydenko (2010) cho thấy kết quả ngược lại. Tỷ lệ
Tổng các khoản cho vay/Tổng tiền gửi là một trong những thước đo thanh khoản
hay khả năng chi trả của NHTM. Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt.
Nếu tỷ lệ này quá cao cho thấy rủi ro của NHTM nếu như có biến động về lãi
suất, còn nếu tỷ lệ này quá thấp phản ánh NHTM chưa tận dụng hết nguồn vốn
huy động vào các hoạt động kinh doanh sinh lời.
13


-

Hoạt đợng tín dụng và rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng nguồn vốn của NHTM để tài trợ
nhu cầu vay cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế và là HĐKD truyền thống
của NHTM. Theo Arena (2008), Kaur và Skilky (2013), khi NHTM mở rộng tín
dụng, đồng nghĩa với thu nhập lãi sẽ tăng lên và lợi nhuận của NHTM cũng tăng
lên tương ứng. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ln tồn tại nhiều rủi ro. Rủi ro
tín dụng được hiểu là rủi ro xảy ra tổn thất về tài chính của NHTM nếu người đi
vay không đáp ứng được nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu sự tăng trưởng tín dụng
khơng đi kèm với việc kiểm sốt chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ thì RRTD
sẽ gia tăng. Các khoản nợ khơng đủ tiêu ch̉n phải được trích lập DPRR, từ đó
làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của NHTM. Điều này đòi hỏi các
NHTM cần chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng khả năng quản
trị rủi ro trước khi tiến hành mở rộng tăng trưởng tín dụng.
-

Thu nhập phi tín dụng và đa dạng hóa


Đa dạng hóa thu nhập được bù đắp bởi sự gia tăng lên bởi hoạt động phi tín
dụng, tuy vậy nó cũng điều chỉnh tăng rủi ro của cỏc ngõn hng (Demirgỹỗ-Kunt
v Huizinga, 2010). Sanya v Wolfe (2011) chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp các ngân
hàng tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Chiorazzo và cộng sự (2008), Rossi và cộng
sự (2009) và Lee và cộng sự (2014) cho rằng rủi ro ngân hàng giảm thông qua sự
đa dạng hóa thu nhập và gia tăng hiệu quả hoạt động. Stiroh (2010) cho rằng đa
dạng hóa thành thu nhập theo hướng thu nhập phi tín dụng sẽ khơng làm tăng lợi
nhuận mà là chiến lược này làm giảm lợi nhuận tổng thể của các ngân hàng.
-

Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Đa số các NHTM đều quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì nó chính là vấn
đề sống còn của các NHTM. Thanh khoản của ngân hàng, sử dụng tỷ lệ cho vay
trên tổng tiền gửi. Nếu tỷ lệ này là quá cao, các ngân hàng có thể khơng có đủ
khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng; nếu tỷ lệ này
là q thấp, các ngân hàng có thể khơng đạt được thu nhập như kỳ vọng. Một số
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng tính thanh khoản càng cao thì thu nhp ca
cỏc NHTM tng (Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga, 2010; Norden v Weber, 2010).
14


Rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng lớn đến sự mất khả năng thanh toán, sự ổn định
của NHTM và làm giảm lợi nhuận. Acharya và Mora (2013) chỉ ra rằng, sự thất
bại của những NHTM trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bị thiệt hại do sự
mất khả năng thanh toán từ giai đoạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra. Guru và
cộng sự (1999); Chronopoulos và cộng sự (2015) cho thấy tác động âm của rủi
ro thanh khoản đến hiệu quả sinh lời của các ngân hàng thương mại. Trong khi
đó, nghiên cứu của Sufian (2011); Pasiouras và Kosmidou (2007); Saunders và
cộng sự (2016) cho kết quả ngược lại.

- Hiệu quả quản lý chi phí
Bất kỳ sự gia tăng chi phí nào khơng dẫn đến sự gia tăng tương ứng doanh
thu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM. Kinh nghiệm thực tế cho thấy,
các NHTM có chi phí hoạt động càng cao thì khả năng sinh lời càng thấp. Và lập
luận này được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008),
Davydenko (2010). Khi NHTM đa dạng hóa sản phẩm thì sẽ tiếp cận được nhiều
loại khách hàng, huy động được nhiều nguồn vốn, tuy nhiên, bên cạnh đó chi phí
tương ứng cũng phải tăng thêm như chi phí tập huấn nhân viên, quảng bá sản
phẩm…và nếu kết quả là không mang lại lợi nhuận như mong muốn thì hiệu quả
về mặt chi phí của NHTM khơng đạt được, hay nói cách khác tỷ lệ chi phí tăng
lên làm giảm khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Guru
và cộng sự (2002) lại chỉ ra mối tương quan dương giữa tỷ lệ chi phí hoạt động
và khả năng sinh lời của các NHTM. Kết quả cho thấy trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, sự gia tăng chi phí lương để đầu tư vào nguồn nhân lực có thể
làm tăng khả năng sinh lời của NHTM.”
2.2.

Tởng quan các cơng trình nghiên cứu các nhân tớ ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
Theo các nghiên cứu trước đây, khả năng sinh lời của NHTM được thể

hiện qua các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là yếu tố tạo
ra từ ngân hàng (bảng cân đối tài khoản, doanh thu hay chi phí). Yếu tố bên ngồi
là yếu tố không liên quan tới khả năng quản lý nhưng phản ánh môi trường pháp
lý, kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
15


2.2.1. Nghiên cứu các ngân hàng tại các quốc gia phát triển và đa quốc gia
“Stiroh (2004b) cho thấy mối tương quan tương đối cao giữa thu nhập lãi

thuần và thu nhập phi tín dụng trong các ngân hàng Hoa Kỳ từ năm 1984 đến
2001. Nghiên cứu cho rằng đa dạng hóa mang lại ích khi ngành ngân hàng đang
cố gắng thay đổi đối hướng tới phát triển hoạt động ngồi lãi. Thu nhập lãi thuần
và thu nhập phi tín dụng có xu hướng thúc đẩy lợi nhuận điều chỉnh rủi ro.
Craigwell và Maxwell (2006) cho rằng thu nhập phi tín dụng tác động tích cực
đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Mercieca và cộng sự (2007) cho rằng các ngân hàng nhỏ Châu Âu khơng
có lợi từ đa dạng hóa. Thu nhập phi truyền thống cao sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn, gia tăng rủi ro và làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Hơn nữa, các hoạt
động giao dịch mang lại rủi ro và không mang lại lợi nhuận. Theo Lepetit và cộng
sự (2008a), các ngân hàng có sự phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phi lãi sẽ có
nguy cơ vỡ nợ cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản vay.
Mối quan hệ tích cực sẽ xảy ra đối với các ngân hàng nhỏ chủ yếu dựa vào hoạt
động hoa hồng và phí dịch vụ. Baele và cộng sự (2007) cho thấy rằng đa dạng
hóa có hai mặt lợi thế và bất lợi.
Elsas và cộng sự (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu
quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở các quốc gia phát triển như: Úc,
Canada, Pháp, Đức, Ý, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, và Thụy Sĩ)
trong giai đoạn năm 1996-2008. Kết quả chứng minh rằng đa dạng hóa thu nhập
giúp cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng thậm chí trong cuộc khủng hoảng
tài chính của giai đoạn năm 2007-2008.
Dietricha và Wanzenried (2010) nghiên cứu yếu tố quyết định lợi nhuận
các ngân hàng thuộc khối EU trước và trong cuộc khủng hoảng ở Thụy Sĩ cho
453 NHTM từ năm 1999-2009. Nghiên cứu xem xét 12 biến đặc điểm ngân hàng
(vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, thu nhập/chi phí, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng, tốc
độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của thị trường, quy
mơ ngân hàng, tổng thu nhập từ lãi/tổng thu nhập, tuổi ngân hàng, hình thức sở
hữu ngân hàng, quốc tịch, vùng miền, loại ngân hàng), 6 biến kinh tế vĩ mô (thuế,
16



×