Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (bidv) tiểu luận môn ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.89 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|21993573


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA NGÂN HÀNG

~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đề tài:
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

Lớp học phần
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Khóa

:
:
:
:

22D1BAN50600605.
TS Lê Tấn Phước.
Lê Văn Hồng.
46.

MSSV



: 31201024744

HỒ CHÍ MINH – 04/2022


lOMoARcPSD|21993573

MỤC LỤ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................3
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2

3.

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................2

4.

Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM CHO VAY.............................................3
1.


Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại............................................................3
1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại........................................................................3
1.2. Khái niệm cho vay................................................................................................3
1.3. Đặc điểm của cho vay...........................................................................................3
1.4. Phân loại các hình thức cho vay............................................................................4

2.

Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại.............................................4
2.1. Khái niệm cho vay ngắn hạn.................................................................................4
2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn..................................................................................5
2.3. Vai trò của cho vay ngắn hạn................................................................................5
2.3.1. Vai trò đối với doanh nghiệp..........................................................................5
2.3.2. Vai trò đối với Ngân hàng thương mại...........................................................6
2.4. Các hình thức cho vay ngắn hạn...........................................................................6

3.

Tiêu chí đánh giá cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại..................................6

4.

Các nhân tố ảnh hưởng...............................................................................................7
4.1. Các nhân tố khách quan........................................................................................7
4.2. Các nhân tố chủ quan............................................................................................8

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CHO SẢN PHẨM CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHTM
CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)....................................................9
1.


Tiềm năng phát triển của sản phẩm cho vay ngắn hạn tại NHTM CP Đầu tư và Phát

triển (BIDV)....................................................................................................................... 9
2.

Giải pháp cho sản phẩm cho vay ngắn hạn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển

(BIDV)……………………………………………………………………………………9
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 12


lOMoARcPSD|21993573

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CP
SX
NHTM
TS
NH
CP
KH
UB
VLĐ
HĐQT
PAKD

TSCĐ
ALCO

BIDV

Tên đầy đủ
Chi phí
Sản xuất
Ngân hàng thương mại
Tài sản
Ngân hàng
Cổ phần
Khách hàng
Ủy ban
Vốn lưu động
Hội đồng quản trị
Phương án kinh doanh
Hội đồng
Tài sản cố định
Ủy ban tài sản – Nợ phải trả
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


lOMoARcPSD|21993573

1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế hiện
đang là một xu thế và cũng chính vì thế mà vấn đề sản xuất, tiêu dùng sẽ khơng ngừng
được mở rộng khi đó các thành phần trong nền kinh tế sẽ không thể tránh khỏi tình trạng

thiếu hụt nguồn vốn. Một khi nền kinh tế thị trường phát triển thì nhiệm vụ cung cấp hỗ
trợ nguồn vốn vay cho các thành phần kinh tế sẽ được tối ưu hóa và giao cho các tổ chức
Tài chính Ngân hàng, cụ thể hơn đó chính là những Ngân hàng thương mại. Hệ thống các
Ngân hàng thương mại là một bộ phận trung gian tham gia vào việc điều chuyển nguồn
tài chính trong nền kinh tế bằng cách tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phân phối
cho các chủ thể có nhu cầu vốn. Cũng có thể hiểu khi đó các Ngân hàng thương mại đang
tiến hành nghiệp vụ cho vay và cứ như vậy tạo nên sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
Điều đó một mắc đáp ứng được nhu cầu vốn của những người đi vay để đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, mặt khác làm gia tăng khoản vốn nhàn rỗi, đồng thời cũng tạo ra lợi
nhuận cho ngân hàng.
Cùng với sự phát triển khơng ngừng của kinh tế thì nhu cầu vay vốn cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngày càng lớn. Do vậy
lượng nguồn vốn cho vay của NHTM cũng từ đó mà khơng ngừng tăng lên đáng kể và
kèm theo nó thì các loại hình cho vay cũng được mở rộng và phát triển hết sức đa dạng.
Và cũng từ đó mà rủi ro đến từ các khoản vay cũng xảy ra thường xuyên hơn nhất là ở
các nước đang phát triển, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra
trong thời gian gần đây. Theo số liệu được đăng tải trên trang Vietnamnet thì thống kê
mới chỉ 9 tháng đầu năm 2021 đã có 90,3 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tuy
nhiên số liệu này chỉ mang tính tương đối chưa thể phản ánh con số doanh nghiệp thực tế
đã rút lui khỏi thị trường. Vậy thì có thể dự đốn được rằng những khoản vay trong giai
đoạn này mang tính rủi ro rất cao, đối với những khoản vay càng lớn thì tính rủ ro lại
càng tăng lên. Những rủi ro này sẽ tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các Ngân hàng
thương mại. Rủi ro xảy ra từ các khoản vay luôn là vấn đề được các Ngân hàng thương
mại quan tâm và đặt lên hàng đầu khi đưa ra quyết định cho một chủ thể nào đó vay vốn.
Có thể nói nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ cực kỳ phức tạp, độ an toàn thấp, rủi ro
cao nhưng là một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế, nó quyết định và ảnh


lOMoARcPSD|21993573


2

hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng thương mại. Nó chiếm
một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng thương mại (trên, dưới 70%).
Chính vì tính cấp thiết về những rủi ro của nghiệp vụ cho vay nên em đã chọn đề tài:
“Sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để
phân tích làm rõ hơn về nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng này nói riêng và ở tồn bộ hệ
thống Ngân hàng thương mại nói chung. Từ những minh chứng thực tế đó để đề xuất
những giải pháp nhằm hạn chế, giảm bớt tình trạng rủi ro cao trong những khoản vay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này em tập trung phân tích một số mục tiêu
trọng tâm và cụ thể như sau:
-

Cơ sở lý thuyết của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại.

-

Phân tích thực trạng của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại NHTM cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV).

-

Từ thực trạng trên đưa ra những đánh giá và giải pháp giúp nâng cao chất lượng
của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).

3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV).

4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV).
Thời gian: Việc thu thập, xử lí, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu chọn lọc của
NH trong giai đoạn từ năm 2018-2020.


lOMoARcPSD|21993573

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM CHO VAY
1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã tồn tại, phát triển hàng trăm năm và đi đơi với nó là sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Hệ thống NHTM phát triển mạnh mẽ có tác động rất
lớn tới nền kinh tế hàng hóa, ngược lại khi nền kinh tế hàng hóa khơng ngừng thay đổi thì
cũng là lúc để hệ thống NHTM hoàn thiện và phù hợp hơn với tính chất nền kinh tế mới
này, khơng chỉ thế mà NHTM cũng đang dần trở thành một định chế tài chính khơng
thểthiếu.
Xun suốt q trình hình thành và phát triển cho tới bây giờ thì có rất nhiều khái
niệm khác nhau về NHTM, cụ thể như:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ
tài chính và hoạt động trong ngành cơng nghiệp tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (năm 1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xun là nhận tiền bạc của
cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài ngun đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.”
Tại Việt Nam, căn cứ theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Ngân
hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.”
Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức tài chính với hoạt động thường xuyên là
nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thể trong
nền kinh tế thị trường. NHTM là nơi tạo ra sự luân chuyển của tiền tệ không thể thiếu của
nền kinh tế.
1.2. Khái niệm cho vay
Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Cho vay là hình thức cấp
tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun
tắc có hồn trả cả gốc và lãi.


lOMoARcPSD|21993573

4

1.3. Đặc điểm của cho vay
Trong nền kinh tế, chúng ta biết ngân hàng có vai trị là một định chế tài chính trung
gian nên trong mối quan hệ tín dụng thì ngân hàng vừa chủ thể đi vay và vừa là chủ thể
cho vay. Trong số các nghiệp vụ sử dụng vốn của NH thì cho vay là hoạt động truyền
thống và mang lại nhiều lợi nhuận, nguồn thu chủ yếu cho NH. Đó là một khoản mục tài
sản cơ bản của một ngân hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường đang phát triển
nhanh chóng nên hoạt động cho vay cũng theo đó mà phát triển đa dạng và hồn thiện với
nhiều loại hình khác nhau từ cho vay ngắn hạn đến cho vay dài hạn.
Tóm lại, thì hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mai có một số ưu điểm nổi bật
như sau:
Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay bằng tiền và cho vay theo
phương thức trực tiếp, rất linh hoạt đặc biệt đáp ứng đúng nhu cầu của hầu hết mọi đối
tượng trong nền kinh tế. Từ đó dẫn tới phạm vi hoạt động của nghiệp vụ cho vay rất rộng

và phổ biến.
Lượng tiền cho vay chủ yếu có được từ nguồn vốn nhàn rỗi của các của các thành
phần trong xã hội gửi vào NH, sau đó NH sẽ đóng vai trị là chủ thể cho vay, điều này
vừa giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận vừa giúp tăng nguồn vốn nhàn rỗi của KH gửi tiền.
Hoạt động cho vay của NHTM sẽ thỏa mãn được gần như tối đa nhu cầu về vốn
trong nền kinh tế. Thời hạn cho vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hay dài hạn đều
được.
1.4. Phân loại các hình thức cho vay
Theo thời hạn
cho vay

Theo mục đích sử dụng
vốn vay

- Ngắn hạn.
- Trung & dài hạn

- Sản xuất kinh doanh.
- Sinh hoạt tiêu dùng.

Theo đối tượng
khách hàng
- Doanh nghiệp.
- Cá nhân.

Theo phương thức
cho vay
- Hạn mức tín dụng.
- Dự án đầu tư.
- Thẻ tín dụng.

- Thấu chi.
- Hợp vốn.

2. Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại
2.1. Khái niệm cho vay ngắn hạn
Xét theo thời hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn
trả nợ từ 12 tháng trở xuống. Loại hình cho vay này gắn liền với việc doanh nghiệp vay
để bổ sung tài sản lưu động.


lOMoARcPSD|21993573

5

Cịn nếu xét trên phương diện tính chất thì cho vay ngắn hạn khơng chỉ là 1 khoản
vay có thời hạn khơng q 12 tháng mà nó cịn gắn liền với việc huy động vốn tài trợ cho
tài sản của doanh nghiệp.
2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn tạm thời bị thiếu trong quá trình
tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế của doanh nghiệp. Thường thì khi phát
sinh nhu cầu mua bổ sung nguyên vật liệu, thanh tốn chi phí sản xuất hay mua hàng hóa
đối với doanh nghiệp thương mại thì ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay nếu doanh
nghiệp tìm đến nguồn hỗ trợ của NHTM. Thường thì lúc hàng hóa được tiêu thụ, kết thúc
một chu kì kinh doanh thì cũng là lúc NH thu hồi nợ. Cho vay ngắn hạn sẽ đi đôi với chu
kỳ vốn lưu động và nhu cầu vốn tạm thời của khách hàng. Do vậy, các khoản vay ngắn
hạn của NHTM thường được xác định thời hạn dựa trên chu kì sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
Do thời hạn của các khoản vay ngắn hạn ngắn nên rủi ro sẽ thấp hơn so với các
khoản vay dài hạn. Tuy nhiên lãi suất của cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung-dài
hạn nên lợi nhuận ngân hàng có được từ cho vay ngắn là thấp hơn.

Cho vay ngắn hạn có hình thức vay rất phong phú: qua giai đoạn hình thành và phát
triển thì ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các hình thức cho vay ngắn hạn như là:
cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay thấu chi,... Điều này giúp cho các
NHTM đáp ứng được nhu cầu vay ngày càng đa dạng của khách hàng.
2.3. Vai trò của cho vay ngắn hạn
Hoạt động của cho vay ngắn hạn của NHTM là yếu tố đóng góp rất quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn ngắn hạn góp phần duy trì và mở rộng sản
xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, từ đó giúp tạo ra nhiều việc làm, ổn định đời sống
cua công nhân viên. Hiệu quả của các khoản vay nói lên hiệu quả của hoạt động đầu tư
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy cho doanh
nghiệp phát triển hoạt động đúng phương hướng nhờ mục tiêu sử dụng của khoản vay.
Nghiệp vụ cho vay giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh cho doanh nghiệp một cách
kịp thời nhất. Không chỉ thế mà trong môi trường nền kinh tế đang trong quá trình hội
nhập thì hoạt động cho vay rất quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn của các doanh
nghiệp Việt Nam.


lOMoARcPSD|21993573

6

2.3.1. Vai trò đối với doanh nghiệp
NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra huy động những nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi sau đó tiên hành cho các khoản tiền đó tham gia q trình đầu tư, nói
một cách khác là cho các doanh nghiệp vay để thực hiện các phương án kinh doanh. Tín
dụng ngắn hạn là phương thức bổ sung vốn kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế
hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây ra khó khan nhiều nhất cho doanh nghiệp. Nguồn
vốn có được từ tín dụng ngắn hạn khơng chỉ là nguồn vốn bổ sung mà đang dần trở thành

nguồn vốn chủ yếu cho một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp tăng cường năng lực quản lý và sự
dụng vốn có hiệu quả trong một hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì sau khi nhận nguồn
vốn vay ngắn hạn sau một thời gian nhất định nhỏ hơn 12 tháng thì doanh nghiệp phải
hoàn trả cả vốn gốc và lãi suất cho NH, nên doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn
sao cho tạo ra nguồn lợi nhuận cao nhất có thể. Ngân hàng thường sẽ có sự giám sát q
trình sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả và đáp ứng đủ các thỏa thuận đã đề ra
trong hợp đồng tín dụng hay khơng.
2.3.2. Vai trị đối với Ngân hàng thương mại
Cho vay là một hoạt động chính của ngân hàng tuy nhiên nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
trong đó. Bên cạnh các rủi ro thì nó cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập
không hề nhỏ, có thể nói cho vay là hoạt động chiếm phần lớn trong doanh thu, lợi nhuận
của NHTM, dư nợ của hoạt động tín dụng chiếm tới 1/2 đến 1/3 tổng thu nhập của ngân
hàng. Trong nền kinh tế thị tường hiện nay, nghiệp vụ cho vay chức năng chủ yếu của
NHTM. Mặt khác, khi ngân hàng gặp vấn đề thì lí do cơ bản dẫn tới việc này chủ yếu đến
từ rủi ro cho vay đấn tới việc không thu hồi được vốn.
2.4. Các hình thức cho vay ngắn hạn
Ở trong nền kinh tế hiện nay thì NHTM cho vay dưới một số hình thức sau:
- Cho vay bổ sung vốn lưu động.
- Cho vay ngắn hạn các cơng trình xây dựng.
- Cho vay kinh doanh bán lẻ.
- Cho vay chiết khấu chứng từ có giá.


lOMoARcPSD|21993573

7

3. Tiêu chí đánh giá cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay dựa trên cơ sở pháp lí; tuân thủ

đúng các quy chế, quy trình trong nghiệp vụ cho vay của NHTM; thực hiện đúng cam kết
theo hợp đồng cho vay.
- Trên cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn đánh giá hoạt động cho vay có hiệu quả là luôn phải
chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy định về cho vay, các chỉ đạo của Chính
phủ, của ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quankhác.
- Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM, hoạt động kinh doanh cho vay có
hiệu quả là ln phải tn thủ đầy đủ các quy chế và làm đúng quy trình của nghiệp vụ
cho vay. Những quy định về quy trình cho vay ln được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng
trước khi ban hành và có sự khác nhau giữa các các ngân hàng nhưng đều có chung mục
đích là nhằm nâng cao chất lượng cho vay của NHTM. Vì vậy, việc tuân thủ đầy đủ
những quy trình cho vay là một điều kiện tiên quyết, quan trọng để một khoản vay có
hiệuquả.
- Trên cơ sở hợp đồng cho vay, khi tiến hành một nghiệp vụ cho vay, NHTM và
khách hàng sẽ thỏa thuận lấy ý kiến đơi bên và sau đó lập ra một hợp đồng tín dụng có sự
đồng ý của cả bên cho vay và bên đi vay. Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chi tiết
các vấn đề quan trọng như: thời hạn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi
suất, phương thức hoàn trả nợ gốc, cách thức trả lãi,… và được thể hiện dưới dạng cam
kết của đơi bên. Vì vậy, khi thực hiện đầy đủ, đúng các cam kết trong hợp đồng thì khoản
vay đó sẽ được coi là có hiệu quả.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu mang tính định tính trên chỉ đánh giá được một phần sự hiệu
quả của cho vay. Những chỉ tiêu trên gần như là bắt buộc để một khoản vay được coi là
hiệu quả.
4. Các nhân tố ảnh hưởng
4.1. Các nhân tố khách quan
Quy định của Luật pháp: Nhà nước quản lý mọi hoạt động kinh doanh của các cá
nhân, tổ chức trong đó có hoạt động của NHTM thông qua sự quản lý của Hiến pháp và
Pháp luật. Vì thế, NHTM phải ln tn thủ các quy định mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra
vì hoạt động của NHTM ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động của nền kinh tế.
Môi trường kinh tế: Nền kinh tế cần phải có sự phát triển ổn định thì mới tạo ra
nguồn thu nhập ổn định cho các cá nhân, tổ chức từ đó mới có nguồn vốn nhàn rỗi để


Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573

8

nhân hàng huy động nhằm mở rộng hoạt động cho vay phục vụ cho nền kinh tế. Vì thế
một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt
đơng của mình, giúp cho giá cả luôn giữa ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạmphát,

Mơi trường Chính trị - Xã hội: Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ hợp tác
cho vay dựa trên cơ sở của sự uy tín, tín nhiệm giữa hai bên. Vì thế uy tín của ngân hàng
ở trên thị trường càng cao thì có thể thu hút được sự tin tưởng của khách hàng càng nhiều
và sẽ có nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng để thực hiện vay nợ.
Không chỉ thế mà nhân tố chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân
hàng đặc biệt là hoạt động cho vay. Nếu như một đất nước có tình hình chính trị khơng có
biến động, khong có khả năng xảy ra khủng bố, chiến tranh thì sẽ thu hút được các nguồn
đầu tư từ nước ngoài tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Khi kinh tế phát triển thì nhu
cầu vốn cũng tăng lên ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay.
Môi trường cạnh tranh: Trong điều kiện Việt Nam mới vừa gia nhập tổ chức WTO,
nền kinh tế đang khơng ngừng phát triển vì thế có nhiều NHTM được thành lập. Do đó
tính cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên cao, để có thể tồn tại lâu dài và phát triển mỗi
NHTM phải vượt qua được sự cạnh tranh đầy khốc liệt này.
4.2. Các nhân tố chủ quan
Chính sách cho vay ngắn hạn: Chính sách cho vay liên quan trực tiếp đến chất lượng
cho hoạt động cho vay và nhân tố để đánh đó chính là tỷ lệ rủi ro. Vì thế mà khi hoạch
định một kế hoạch cho vay ngắn hạn, các nhà hoạch định phải coi trọng đảm bảo được
mục tiêu cuối cùng mà ngân hàng nhắm tới.

Kiểm sốt các khoản vay: Cơng tác kiểm tra các khoản vay thường xuyên làrất quan
trọng, ngân hàng cần phải nắm rõ tình hình của khách hàng để tránh trường hợp xấu nhất
có thể xảy ra. Phải nắm rõ xem tình trạng khoản vay đó có đang tỷ lệ rủiro cao hay khơng
để tìm hướng gaiir quyết sớm nhất tránh tình trạng để khoản vay đó chuyển thànhnợ xấu.
Tổ chức ngân hàng: Để quản lý tốt, hiệu quả các nuồn vốn cho vay gắn hạn thì cần phải
có một tổ chức phịng, ban phối hợp nhịp nhàng với nhau, có sự thống nhất trong ý kiến
của các bộ nhân viên. Điều này giúp cho công tác tổ chức thức hiện tốt việc chuẩn bị kế
hoạch cho các khỏan vay.

Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573

9

Thông tin cho vay: Nghiệp vụ cho vay là một hoạt động rất phức tạp. Vì thế mà phải
kiểm tra kỹ lưỡng các thơng tin của khách hàng, vì trong thực tế không phải khash hàng
nào cũng vay và thực hiện đúng mục đích thỏa thuận.

Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573

10

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CHO SẢN PHẨM CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHTM
CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
1. Tiềm năng phát triển của sản phẩm cho vay ngắn hạn tại NHTM CP Đầu

tư và Phát triển (BIDV)
Trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế hiện nay thì tiềm năng cho nghiệp vụ cho
vay phát triển và mở rộng là rất cao. Ngân hàng cần phải biết năm bắt thời cơ này để phát
triển mở rộng nghiệp vụ cho vay (bao gồm cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn) của
ngân hàng. Đặc biệt, trong điều kiện dịch Covid-19 đang có rất nhiều doanh nghiệp tái
cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh mà nguồn đáp ứng nhu cầu cho vay chính của các
doanh nghiệp chính là các tổ chức tài chính cụ thể hơn đó là các ngân hàng. Vì vậy mà
cơng tác tổ chức truyền thông marketing nhằm đưa nghiệp vụ cho vay của ngân hàng tiếp
cận gần hơn các đối tượng có nhu cầu vay quan trọng hơn bao giờ hết. Khi nguồn thơng
tin tiếp cận tốt với khách thì sẽ tạo lợi thế cho ngân hàng để đẩy mạnh phát triển cho vay.
Hơn thế, cho vay ngắn hạn thường được rất nhiều sự quan tâm của mọi đối tượng khi
có nhu cầu cấp thiết về mặt tiền tệ. Dưới tác động của Covid-19 việc cá nhân, gia đình
muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho chính mình và người thân tăng cao,
từ đó mà việc mua sắm những phương tiện vật chất phục vụ cho đời sống tăng lên. Nếu
nguồn vốn của họ chưa đủ chắc chắn họ sẽ có thiên hướng tìm tới các tổ chức tài chính.
2. Giải pháp cho sản phẩm cho vay ngắn hạn tại NHTM CP Đầu tư và Phát
triển (BIDV)
Tăng cường nâng cao chất lượng truyền thông marketing: Công tác marketing rất
quan trong trong bước tiếp cận gần hơn với khách cũng như cung cấp cho khách hàng
nắm được được những thông tin cơ bản về hoạt động của ngân hàng. Chất lượng của
truyền thông được nâng lên là khi các nội dung cơ bản về cho vay phải được công bố để
khách hàng dễ dàng chuẩn bị trước, những cán bộ nhân viên viên phải hịa nhã, thân thiện
với khác hàng vì giai đoạn tư vấn tiếp cận khách hàng giống như đang tạo ra ấn tượng về
thương hiệu cũng như cách làm việc của ngân hàng.
Đa dạng hóa các phương thức cho vay ngắn hạn: Sự phát triển của kinh tế dẫn đến
nhu cầu vay vốn ngày càng phức tạp và đa dạng. Để nâng cao chất lượng và mở rộng
hoạt động cho vay thì ngân hàng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó. Trong mơi trường
kinh tế với hàng loạt các NHTM được thành lập ngày càng nhiều thì một ngân hàng

Downloaded by chinh toan ()



lOMoARcPSD|21993573

11

muốn hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng mình được mở rộng thì trước hết phải
đa dạng hóa các phương thức là điều kiện tiên quyết.
Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay và thẩm định cho vay: Quy trình và cách
thức thẩm định các khoản vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong các văn bản
liên quan của ngân hàng BIDV. Quy trình cho vay là chuỗi các bước từ lúc tư vấn đến
nhận hồ sơ cho tới lúc hoàn thành, các giai đoạn có liên quan tới nhau và cụ thể hơn là
giai đoạn trước làm nền móng để thực hiện giai đoạn tiếp theo. Quy trình cho vay là quá
trình để ngân hàng nắm được thông tin khách hàng để nhằm xác minh có quyết định cho
vay khơng. Trong quy trình cho vay có bước thẩm định cho vay được coi là bước quan
trọng nhất. Để xác minh thông tin khách hàng, các hồ sơ liên quan cũng như tài sản đảm
bảo cho khoản vay sẽ được thực hiện ở bước này.
Muốn nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn thì quy trình cho vay ngắn hạn nhất
định khơng được q rườm rà, vì thường vay ngắn hạn là lúc nhu cầu vốn của khách hàng
đang rất cấp thiết nên khách hàng sẽ muốn làm sao được đáp ứng nhu cầu nhanh nhất.
Khi đó yếu tố khách hàng quan tâm trước tiên chính là quy trình cho vay càng ngắn gọn
càng tốt. Tuy nhiên dù quy trình được rút ngắn ngân hàng vẫn phải đảm bảo khách hàng
cung cấp đủ các thông tin để thực hiện một khoản cho vay ngắn theo đúng quy định.
Cũng chính vì rút gọn quy trình cho vay nên ngân hàng phải có sự chú trọng đặc biệt
hơn vào giai đoạn thẩm định cho vay. Đây là giai đoạn giúp ngân hàng kiểm chứng các
thông tin khách hàng cung cấp đã chính xác hay chưa, nó đặc biệt quan trọng trong
nghiệp vụ cho vay cụ thể hơn ở đây là cho vay ngắn hạn. Để tránh các trường hợp lừa
đảo, giả mạo danh tính đi vay thì ngân hàng cần phải có sự cẩn trọng hơn trong bướcnày.
Nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát các khoản vay: Sau khi giải ngân cho vay
ngân hàng có nhiệm vụ phải giám sát kiểm tra thường xuyên khoản vay của khách hàng.

Để đảm bảo khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích đã thỏa thuận và tình hình
hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Vì thế mà kết quả kiểm tra định kì các khoản vay là
rất quan trọng, nếu việc được tiến hành một cách kỹ lưỡng, có hiệu quả thì sẽ giúp ngân
hang nắm được tình trạng thực tế của khoản vốn đó. Nếu có rủi ro trong sử dụng vốn của
ngân hàng thì ngân hàng cũng có thể chủ động được để đưa ra các phương án xử lý rủi ro
hợp lý và kịp thời. Mà muốn cơng tác kiểm sốt hiệu quả thì yếu tố trực tiếp tác động tới
cơng vệc này đó là thái độ tiến hành của các cán bộ nhân viên phụ trách. Ngân hàng cần
tập trung đào tạo các chuyên viên phụ trách kiểm tra, kiểm soát các khoản vay để nâng

Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573

12

cao trình độ nghiệp vụ giúp nâng cao hiệu quả cơng việc. Khơng chỉ thế cịn phải quan
tâm đến nâng cao thái độ làm việc của các cán bộ làm việc ở mảng này. Vậy mới có thể
đảm bảo được chất lượng của việc kiểm tra thật hiệu để nhằm giúp ngân hàng nắm rõ và
chắc chắn các thông tin liên quan đến khoản vốn vay của khách hàng. Và ngân hàng cũng
nên thực hiện công tác này định kỳ thường xuyên hơn để cập nhật được tình trạng một
cách nhanh chóng nhất.

Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573

13


KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu thống kê dữ liệu mà ngân hàng cơng bố và các khái niệm có liên
quan đến ngân hàng thương mại, cụ thể hơn là liên quan đến sản phẩm cho vay ngắn hạn
tại ngân hàng thương mại. Đầu tiên, trước khi đi vào chi tiết vấn đề thì ở chương 1 đã đưa
ra các khái niệm, đặc điểm cũng như phân loại của ngân hàng thương mại nói chung và
nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Ở chương này các khái niệm đều được nêu rõ, chi tiết và khơng chỉ thế cịn so sánh nhiều
khái niệm khác nhau qua quá trình hình thành và hoạt động phát triển. Và cũng đã nêu ra
các yếu tố để đánh giá một hoạt động cho vay ngắn hạn có hiệu quả.
Tiếp theo tới chương 2, chương này đã đi vào chủ thể của đề tài là sản phẩm cho vay
tại ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển (BIDV). Trước khi đi vào phân tích
tình trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thì đã có phần giới thiệu cơ bản về q trình
hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV, cũng đã phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh của các năm gần đây của ngân hàng để đưa ra nhận xét vè tình hình tài chính cũng
như giá trị thương hiệu của ngân hàng trong nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM
nói riêng. Sau đó, đi vào thu thập dx liệu từ những báo cáo tài chính thường niên của
ngân hàng và phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng BIDV. Để rồi đưa ra
đánh giá về những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng BIDV
tại thời điểm tiến hành thực hiện bài phân tích này và nguyên nhân dẫn đến các hậu quả
đó. Và cuối cùng, từ những nguồn thơng tin được cung cấp từ chương 2 thì chương 3 đưa
ra đề xuất một số tiềm năng cũng như giải pháp giúp ngân hàng khác phục tình trạng trên
giúp ngân hàng BIDV cải thiện hoạt động cho vay ngắn hạn.
Qua bài phân tích có thể thấy nghiệp vụ cho vay ngắn ở NHTM rất quan trọng đôi
với sự vận hành vốn của nền kinh tế. Hệ thống NHTM cần phải có những biện pháp hợp
lý để phát triển hoạt động cho vay một cách hiệu quả và bền vững.

Downloaded by chinh toan ()


lOMoARcPSD|21993573


14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Quỳnh Nga (2014), Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây, Đại học Thăng Long,
Hà Nội.
Hoàng Phương Dung (2011), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại ngân hàng BIDV nam Hà Nội, Đại học Thăng Long, Hà Nội.
Trầm Thị Xuân Hương (2013), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh
tế, TP. Hồ Chí Minh.
Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Thư viện pháp luật.
BIDV (2018), Báo cáo thường niên năm 2018.

Downloaded by chinh toan ()



×