BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS ICHIGO
GVHD: TS. HỒ THỊ HỒNG XUYÊN
SVTH: TRƯƠNG THỊ KIM LIỀN
SKL009588
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12/2022
Đề tài khóa luận:
Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container
(FCL) bằng đường biển tại Cơng ty TNHH Logistics Ichigo
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG
HÌNH THỨC
TỔNG
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2022
GV ký tên
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan báo cáo khóa luận này là cơng trình do chính tơi nghiên cứu, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hồ Thị Hồng Xuyên. Nội dung lý thuyết trong khóa luận
đảm bảo tính trung thực, được tham khảo từ những nguồn có xuất xứ rõ ràng và trích dẫn hợp
pháp. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam
đoan của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng … năm 2022
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Kim Liền
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo này, tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Công ty TNHH Logistics Ichigo đã tạo điều kiện cho tôi được làm việc và hỗ trợ các tài
liệu tham khảo, báo cáo, số liệu…, giúp tơi có được những dữ liệu để hồn thành bài khóa luận.
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã tạo cho tôi môi
trường và điều kiện được học tập - nghiên cứu, xây dựng những nền tảng kiến thức chuyên môn
và trang bị những kỹ năng mềm. Từ đó tơi có thể tự tin thích nghi với mơi trường mới, thực chiến
tại doanh nghiệp.
- Tiến sĩ Hồ Thị Hồng Xuyên - Giảng viên Khoa Kinh tế và cũng là giảng viên hướng dẫn
thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn vì sự giúp đỡ nhiệt thành và hướng dẫn chi tiết của cơ,
giúp tơi hồn thành bài báo cáo đúng thời hạn với kết quả tốt nhất.
Vì kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong q trình thực hiện và hồn thiện bài
khơng thể tránh khỏi những điều thiếu xót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của
cơ Xun và Q thầy cơ để có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và hoàn
thiện hơn.
Lời cuối cùng, tơi kính chúc Cơ Xun và Q thầy cơ dồi dào sức khỏe, nhiều hạnh phúc và
gặt hái nhiều thành cơng trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô!
ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
1
A/N
Arrival Notice - giấy báo hàng đến
2
B/L
Bill of Lading – Vận đơn đường biể
3
C/O
Certificate of Origin - Chứng nhận xuất xứ
4
CISG
Convention on Contracts for the International Sale of Goods
5
Cont
Container
6
CY
Container Yard - Bãi container
7
D/O
Delivery Order – Lệnh giao hàng
8
DOCS
9
EDO
Lệnh giao hàng điện tử
10
EIR
Equipment Intercharge Receipt – Phiếu giao nhận container
11
EIR
Equipment Interchange Receipt- Phiếu giao nhận
12
ESCAP
Document staff - Nhân viên chứng từ
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy hội
Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc
13
ETA
Thời gian tàu chạy
14
EXW
Phương thức giao hàng tại xưởng hay kho (điều kiện Incoterms)
15
FCL
Full Container Load - Hàng nguyên Container
16
FIATA
International Federation of Freight Forwarders Associations – Liên
đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận.
17
FOB
Free on board – Giao hàng lên tàu (điều kiện Incoterms)
18
FWD
Forwader – Người giao nhận
19
HBL
House Bill of Lading - Vận đơn phát hành bởi công ty giao nhận
vận chuyển
Harmonized System Code - Mã phân loại hàng hóa
20
HS Code
21
ICD
Inland Container Deport
22
IDA
Nghiệp vụ Khai trước thông tin tờ khai
23
IDB
Nghiệp vụ Lấy thông tin tờ khai từ hải quan
iii
24
IDC
Nghiệp vụ Khai chính thức tờ khai
25
IDD
Nghiệp vụ khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
26
LCL
Less than container Load - Hàng lẻ
27
MBL
Master Bill of Lading - Vận đơn phát hành bởi hãng tàu cho Shipper
28
MSDS
Material Safety Data Sheet – Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất
29
NVOCC
30
OPS
Operations - Bộ phận/nhân viên giao nhận hiện trường
31
P/L
Packing List
32
POD
Port of Discharge - Cảng dở hàng
33
POL
Port of Loading - Cảng đóng hàng, xếp hàng
34
PRI
Nhân viên Pricing - Nhân viên phịng giá
35
Thuế GTGT
Thuế Gía trị gia tăng
36
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
37
TPHCM
38
VLA
Non -Vessel Operating Common Carrier
Thành phố Hồ Chí Minh
Vietnam Logistics Business Association – Hiệp hội Doanh nhân
dịch vụ Logistics Việt Nam
39
WTO
World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20’ và 40’......................................... 9
Hình 1.2. Tiến trình hàng hóa qua cảng chuyển tải (Cảng B) .................................................... 14
Hình 1.4. Tờ khai được phân luồng xanh ................................................................................... 17
Hình 1.5. Tờ khai bị phân luồng vàng ........................................................................................ 18
Hình 1.6. Tờ khai bị phân vào luồng đỏ ..................................................................................... 19
Hình 1.7. Tổng tiền thuế phải nộp trên tờ khai........................................................................... 19
Hình 1.8. Giao diện tra cứu thơng tin vị trí xử lý tờ khai hải quan ở Cát Lái ............................ 20
Hình 2.1. Logo của cơng ty TNHH Logistics Ichigo……………………………………….
22
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Logistics Ichigo .............................................. 28
Hình 3,1,Sơ đồ quy trình thực hiện nghiệp vụ của cơng ty TNHH Logistics Ichigo………. 37
Hình 3.2 Quy trình tìm kiếm khách hàng & Hỏi giá/báo giá ..................................................... 41
Hình 3.3. Giao diện Thiết lập thơng số khai báo ........................................................................ 48
Hình 3.4. Giao diện Đăng ký mới tờ khai hải quan nhập khẩu (IDA) ....................................... 48
Hình 3.5. Giao diện Tab Khai thơng tin chung (phần 1) ............................................................ 49
Hình 3.6. Giao diện Tab Khai thơng tin chung (phần 2) ............................................................ 49
Hình 3.7. Giao diện Tab Thông tin chung 2 (phần 1) ................................................................ 50
Hình 3.8: Giao diện Tab Thơng tin chung 2 (phần 2) ................................................................ 51
Hình 3.9. Giao diện khai thơng tin Danh sách hàng của một lô hàng nhập thực tế ................... 51
Hình 3.10. Phân luồng thơng quan hàng hóa sau phân luồng .................................................... 53
Hình 3.11. Giao diện thơng báo kết quả phân luồng hàng hóa .................................................. 53
Hình 3. 12. Sơ đồ một số Cảng khu vục TPHCM ...................................................................... 59
Hình 3. 13. Hệ thống Cảng biển trên thế giới............................................................................. 61
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Logistics Ichigo ............ 32
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh các dịch vụ giao nhận của .......................................................... 33
Bảng 2.3. Tình hình Xuất – Nhập khẩu hàng hóa đường biển của ............................................. 34
Bảng 2.4. Tình hình kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại .............. 35
Bảng 3.1 Mô tả các bước thực hiện quy trình làm hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển…. 39
Bảng 3.2. Nhân lực của công ty TNHH Logistics Ichigo ........................................................... 62
Bảng 3.3. Bảng đánh giá sự hoàn thiện trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng
nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo ...................................... 69
Bảng 3.4. Mô tả những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu ngun container tại Cơng ty TNHH Logistics Ichigo ....................................... 72
Bảng 3.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăm trong q trình thực hiện nghiệp vụ gioa nhận
hàng FCL đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo ........................................................ 73
Bảng 3.6. Mơ hình SWOT của công ty TNHH Logistics Ichigo ............................................... 75
Bảng 4. 1. Mức đánh giá điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện tại……………………………..78
Bảng 4.2. Mức đánh giá những khó khăn và thuận lợi tại Công ty TNHH Logistics Ichigo ..... 79
Bảng 4. 3. Bảng đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng
nhập khẩu nguyên container bằng đường biển ............................................................................ 80
Bảng 4. 4. Phân tích những giải pháp được đề xuất nhằm năng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận
tại Công ty Logistics Ichigo ........................................................................................................ 81
Bảng 4.5. Bảng kết quả khảo sát thực hiện những giải pháp nhằm năng cao hiệu quả nghiệp vụ
giao nhận tại Công ty Logistics Ichigo........................................................................................ 82
vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Ichigo .................... 32
Sơ đồ 1.1. Quy trình chung thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
(FCL) bằng đường biển……………………………………………………………………… 13
Sơ đồ 3.2. Quy trình thực hiện khai báo hải quan điện tử .......................................................... 47
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... xiii
1. Lý do chọn dề tài ................................................................................................................. xiii
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................xiv
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................xiv
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... xv
5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................................xvi
Chương 1: ..................................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .................................................................... 1
1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận ........................................................................... 1
1.1.1.
Khái niệm chung về giao nhận ..................................................................................... 1
1.1.2.
Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa .............................................................. 4
1.2. Tổng quan về phương thức vận tải bằng đường biển ....................................................... 5
1.3. Khái quát về Container và hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container ................. 7
1.3.1.
Khái quát về Container ................................................................................................. 7
1.3.2.
Nghiệp vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình làm hàng FCL ..................... 10
1.4. Các chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển ........ 11
viii
1.5. Quy trình chung thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên
Container (FCL) bằng đường biển của các doanh nghiệp .................................................... 12
1.5.1.
Tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng dịch vụ ......................................................... 13
1.5.2.
Yêu cầu, kiểm tra và xác nhận Booking .................................................................... 13
1.5.3.
Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu ................ 14
1.5.4.
Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ ......................................................... 15
1.5.5.
Lấy lệnh giao hàng và cược container ....................................................................... 15
1.5.6.
Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng ....................................................... 16
1.5.7.
Khai báo hải quan điện tử........................................................................................... 16
1.5.8.
Làm thủ tục hải quan tại cảng và nhận hàng............................................................ 20
1.5.9.
Giao hàng cho khách hàng .......................................................................................... 21
1.5.10. Quyết toán và lưu trữ hồ sơ ........................................................................................ 21
Chương 2: ................................................................................................................................... 22
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LOGISTICS ICHIGO ...................... 22
2.1. Tổng quan về cơng ty TNHH Logistics Ichigo................................................................. 22
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển ............................................................................... 22
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................................. 23
2.2. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của cơng ty......................................................... 28
2.3. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Ichigo .......................... 32
2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong 03 quý năm 2022 ............................................ 32
2.3.2. Phân tích tình hình kinh doanh các dịch vụ của Công ty TNHH Logistcis Ichigo trong
năm 2022 .................................................................................................................................... 33
2.3.3. Phân tích tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của cơng ty TNHH
Logistics Ichigo năm 2022......................................................................................................... 34
ix
2.3.4. Tình hình kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
TNHH Logistic Ichigo năm 2022 ............................................................................................. 35
2.4. Định hướng phát triển của công ty TNHH Logistics Ichigo giai đoạn 2023– 2030...... 35
Chương 3: ................................................................................................................................... 37
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
LOGISTICS ICHIGO.............................................................................................................. 37
3.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của công ty TNHH Logistics Ichigo, ................................................................... 37
3.1.1.
Tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng giao nhận .............................................. 39
3.1.2.
Yêu cầu và xác nhận booking ..................................................................................... 41
3.1.3.
Kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bộ chứng từ ..................................................... 42
3.1.4.
Xác nhận thông tin trên MBLvà khai manifest ........................................................ 44
3.1.5.
Nhận giấy báo hàng đến, lấy lệnh giao hàng D/O và cược cont .............................. 45
3.1.6.
Khai báo hải quan điện tử........................................................................................... 46
3.1.7.
Đăng ký thủ tục hải quan tại cảng và nhận hàng ..................................................... 53
3.1.8.
Vận chuyển hàng từ cảng về kho nhà nhập khẩu ..................................................... 55
3.1.9.
Quyết toán và bàn giao hồ sơ ...................................................................................... 55
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng FCL đường biển của công ty
TNHH Logistics Ichigo ............................................................................................................. 56
3.2.1.
Nhân tố vĩ mô ............................................................................................................... 56
3.2.2.
Nhân tố vi mơ ............................................................................................................... 62
3.3. Các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng FCL đường biển
dược áp dụng tại Công ty TNHH Logistics Ichigo ................................................................. 64
3.3.1.
Thời gian ....................................................................................................................... 64
x
3.3.2.
Sự chính xác ................................................................................................................. 65
3.3.3.
Độ an tồn của hàng hóa được vận chuyển ............................................................... 65
3.3.4.
Chi phí ........................................................................................................................... 65
3.3.5.
Sự uy tín, mức độ tin cậy............................................................................................. 66
3.3.6.
Nghiệp vụ được thiết kế, bố trí hợp lý ....................................................................... 66
3.3.7.
Có sự đồng bộ trong quy trình thực hiện nghiệp vụ ................................................ 66
3.3.8.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giải quyết nhanh các tình huống....... 67
3.4. Đánh giá nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên contanier đường biển của
công ty TNHH Logistics Ichigo ................................................................................................ 67
3.4.1.
Phương pháp đánh giá ................................................................................................ 67
3.4.2.
Đánh giá nghiệp vụ giao nhận tại công ty ................................................................. 69
3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu ngun container tại Cơng ty TNHH Logistics Ichigo ................................ 71
3.5.1.
Phương pháp đánh giá ................................................................................................ 71
3.5.2.
Đánh giá những khó khăn và thuận lợi của cơng ty ................................................. 72
3.6. Mơ hình SWOT của cơng ty TNHH Logistics Ichigo ..................................................... 74
Chương 4: ................................................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH LOGISTICS ICHIGO .............................................................................. 76
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu của công ty
TNHH Logistics Ichigo ............................................................................................................. 76
4.1.1.
Định hướng ................................................................................................................... 76
4.1.2.
Mục tiêu ........................................................................................................................ 77
4.1.3.
Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................................... 78
xi
4.2. Thiết kế nghiên cứu đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận
hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển theo tại công ty TNHH Logistics
Ichigo .......................................................................................................................................... 81
4.2.1.
Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 81
4.2.2.
Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 82
4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng khẩu bằng đường biển
theo phương thức FCL/FCL tại công ty TNHH Logistics Ichigo giai đoạn 2023 – 2030. .. 83
4.3.1.
Bồi dưỡng đội ngũ nhân viện, tuyển thêm nhân viên. .............................................. 83
4.3.2.
Hạn chế việc thanh toán chậm .................................................................................... 84
4.3.3.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút khách hàng và các đại lý lớn ................ 84
4.3.4.
Tăng khả năng hỗ trợ, liên kết giữa các bộ phận trong công ty với nhau.............. 85
4.3.5.
Tăng cường lực lượng chứng từ và giao nhận .......................................................... 86
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89
xii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn dề tài
Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, nằm trong khu kinh tế phát triển năng động của thế giới,
nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm
năng và hấp dẫn cho sự phát triển ngành dịch vụ Logistics. Mặc dù phải đối mặt với nhiều biến
động lớn trên thị trường quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định trong môi trường
kinh doanh và nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ nhanh chóng so với khu vực và thế giới. Hoạt
động sản xuất và xuất nhập khẩu tiếp tục gia tăng, đẩy mạnh phân phối hàng hóa, phát triển
thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, tạo ra nhu cầu lớn cho các dịch vụ Logistics.
Theo thống kê của Bộ Công thương, tháng 10/2022, kim ngạch nhập khẩu của nước ta ước
đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn
nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, ước tính đạt 100,67 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ
năm trước. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu chủ yếu khác của nước ta vẫn đạt được những
con số nổi bật, cụ thể: Hàn Quốc ước đạt 52,8 tỷ USD tăng 16,9%; ASEAN ước đạt 39 tỷ USD
tăng 17%; Nhật Bản ước đạt 19,7 tỷ USD tăng 8,3%; EU ước đạt 12,6 tỷ USD giảm 9,5%; Hoa
Kỳ ước đạt 12,3 tỷ USD giảm 4,5%. Nhìn chung, hoạt động nhập khẩu của nước ta diễn ra khá
sôi động, đặc biệt khi Việt Nam đã xây dựng được những chiến lược mới, quản lý nhập khẩu hợp
lý và cân bằng được cán cân thương mại bền vững.
Việt Nam cũng là một quốc gia với tiền năng kinh tế biển rất lớn với ưu thế có 3260km đường
bờ biển. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, hàng hóa nước ta giao thương ngày càng nhiều, kim
ngạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. Chính điều đó, phương thức vận chuyển đường biển bằng
container trở nên phổ biến hơn và đóng vai trị quan trọng trong giao nhận hàng hóa, vì nó đem
lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm và tiện lợi. Thị trường giao nhận nước
ta ngày càng có những bước chuyển tích cực chỉ sau vài năm đổi mới, nhiều hãng tàu Contaier,
công ty dịch vụ Logistics xuất hiện, khơi dậy nên một thị trường sơi động.
Vì vậy, có thể đánh giá rằng cả hoạt động xuất - nhập khẩu và Logistics của Việt Nam đang
hội tụ những thuận lợi để tiếp tục bứt phá, tăng trưởng nhanh và bền vững hơn trong thời gian
tới. Nắm bắt được tầm quan trọng và cơ hội phát triển của ngành giao nhận hàng hóa quốc tế
thơng qua vận tải biển, Cơng ty TNHH Logistics Ichigo đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh, gia nhập
xiii
vào thị trường tiềm năng này. Được thành lập vào đầu năm 2022, Ichigo từng bước gặt hái được
những thành cơng, dần khẳng định thương hiệu của riêng mình trên thị trường. Tuy nhiên, Ichigo
vẫn khơng thể nằm ngồi sức ép cạnh tranh giữa hàng loạt đối thủ trong ngành Logistics, cũng
như chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngồi khác. Vì thế, muốn phát triển mạnh hơn
trong ngành và có chỗ đứng vững chắc, cơng ty phải nỗ lực nâng cao hiệu quả dịch vụ của mình,
điều đó đồng nghĩa với việc phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa. Nếu thực hiện được điều đó, cơng ty sẽ giảm thiểu được tối đa
những rủi ro, sai sót trong q trình thực hiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thu hút
được nhiều khách hàng tiềm năng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Với những lí do trên, tác giả
đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo” để thực
hiện báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của q trình nghiên cứu là phân tích và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container (FCL) bằng đường biển
tại Công ty TNHH Logistics Ichigo. Để đạt được mục tiêu chung đó, bài nghiên cứu cần phải đạt
được những mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên
container bằng đường biển.
Hai là, khái qt, mơ phỏng quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Cơng ty TNHH Logistics Ichigo. Từ đó, phân tích,
đánh giá nghiệp vụ của doanh nghiệp, tìm ra những điểm hoàn thiện, chưa hoàn thiện, những
thuận lợi và khó khăn.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu FCL bằng đường biển tại cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL)
bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo
❖ Phạm vi nghiên cứu:
xiv
Nội dung nghiên cứu:
- Lý thuyết chung về giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
- Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận của công ty
- Bối cảnh quốc tế hiện tại và xu hướng phát triển trong giai đoạn mới, từ đó đề xuất những
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu
Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Logistics Ichigo
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 02/2022 – 09/2022
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả nghiên cứu chủ yếu bằng các phương pháp định tính, định lượng, phân
tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá. Cụ thể:
Phương pháp tổng hợp: là phương pháp sắp xếp những thơng tin tìm kiếm, thu thập được
từ các nguồn, các tài liệu thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ. Từ đó, xây dựng nên mơ
hình lý thuyết hồn chỉnh giúp hiểu rõ đối tượng hơn. Tác giả sử dụng phương pháp này để trình
bày lý luận cơ sở ở chương 01 với những đặc điểm, khái niệm, vai trị…
Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích lý thuyết, đối tượng thành những mặt, những bộ
phận, khía cạnh khác nhau để có hiểu rõ và sâu đối tượng.
Phương pháp thống kê: thu thập, hệ thống, trình bày, số liệu và tính tốn các đặc trưng của
đối tượng nghiên cứu, tạo nền tảng dữ liệu cho q trình phân tích, dự đốn và đưa ra quyết định.
Phương pháp này được sử dụng trong chương 02 và chương 03, để trình bày, đánh giá kết quả
hoạt động kinh doanh và thống kê nguồn lực, đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá: phương pháp này kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích
thực tế. Dựa vào phân tích ở chương 01 và chương 02 để rút ra được những mặt, khía cạnh cần
đánh giá của vấn đề ở chương 03, sau đó đưa ra giải pháp ở chương 04.
Phương pháp phỏng vấn: Soạn thảo bảng câu hỏi để trao đổi với các chuyên viên, ban giám
đốc, các nhân sự đang công tác tại công ty, khách hàng, những đối tượng có liên quan trực tiếp
đến đối tượng,... về thực trạng kinh doanh và hiệu suất của doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát
làm cơ sở để xem xét, đánh giá, nhận định hiệu quả hoạt động công ty và rút ra được những điểm
hoàn thiện và chưa hoàn thiện, thuận lợi và khó khăn, Phương pháp này được thực hiện ở chương
03 và chương 04.
xv
Phương pháp quan sát: Quan sát được sử dụng trong ba trường hợp là phát hiện vấn đề
nghiên cứu, đặt giả thiết và kiểm chứng giả thiết. Tác giá sử dụng phương pháp quan sát để thực
hiện quan sát, theo dõi cách thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên trong các bộ phận, qua đó có
thể hiểu rõ hơn quy trình làm việc.
5. Kết cấu đề tài
Bài khóa luận được tác giả thực hiện nghiên cứu gồm 04 chương:
Chương 01: Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL)
bằng đường biển
Chương 02: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Logistics Ichigo
Chương 03: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng
đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo
Chương 04: Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Ichigo.
xvi
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận
1.1.1. Khái niệm chung về giao nhận
a. Khái niệm về hoạt động giao nhận
Theo Phạm Mạnh Hiền (Nghiệp vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại Thương,
(2012)): Trong xã hội hiện nay, sự di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác của công cụ
sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con người là một nhu cầu tất yếu và ngành vận tải
có đủ khả năng thực hiện được điều này. Để cho quá trình này được vận hành một cách trơn
tru, bắt đầu từ tay người bán đến được với người mua, ta phải thực hiện một chuỗi các công
việc khác nhau như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp hàng, vận chuyển
hàng hóa bằng các phương tiện chuyên chở, dỡ hàng ra khỏi tàu, giao hàng cho người nhận
ở nơi đến…Tất cả loạt công việc trên được gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận – Forwarding”.
Theo quy tắc mẫu của FIATA - Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận, dịch vụ giao
nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa và các dịch vụ tư vấn có liên quan đến những hoạt động
trên, kể cả vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên
quan đến hàng hoá.
Theo Luật thương mại Việt nam tại Điều 233, Mục 4, Quốc Hội 2005 thì “giao nhận hàng
hố là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác”
Nói một cách tổng quát, giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển
hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người thực hiện giao nhận (freight
forwarder) ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký kết hợp đồng đối
ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ trên. Người giao nhận thực hiện các dịch vụ này
một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Giao nhận vận tải ngoại thương phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, trong đó giao
nhận xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Trong q trình này có nhiều bên tham gia như:
1
Người mua hàng (buyer): người đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua
hàng hóa.
Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng với người giao nhận vận tải
Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa
Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải
Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm
nhận theo hợp đồng vận chuyển
Người giao nhận vận tải: là người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng
tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải
Cơ quan hải quan: Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, căn cứ vào cơ chế điều hành
hàng hóa xuất, nhập khẩu để kiểm tra hàng hóa.
Cảng vụ (Port Authorities): là các bộ phận chuyên trách của Cảng, tham gia việc quản lý
Cảng; lịch tàu ra vào cảng, neo đậu; cung cấp các thiết bị bốc dỡ hàng hóa và làm các thủ tục
liên quan đến bốc dỡ, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa với hãng tàu, đại lý hãng tàu, chủ hàng,
người giao nhận.
b. Khái niệm về người giao nhận
❖ Khái niệm:
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi tắt là “Người giao nhận – Forwarder – Freight
Forwarder – Forwarding Agent”, họ có thể đảm nhận một hoặc nhiều vai trò như: chủ hàng
(khi chủ hàng trực tiếp đứng ra thực hiện việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi
chủ tàu nhận sự ủy thác để giao nhận hàng hóa của chủ hàng), công ty xếp dỡ hay kho
hàng,..(theo Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại
Thương, 2012).
FIATA định nghĩa như sau: Người giao nhận là người thực hiện thu xếp, chun chở tồn
bộ hàng hóa theo yêu cầu trong hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác,
nhưng bản thân họ không phải là người chuyên chở. Người giao nhận đảm bảo thực hiện mọi
công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận, trong đó có đảm bảo lưu kho, trung chuyển, làm
thủ tục hải quan kiểm hóa…”
Theo Ủy ban kinh tế, xã hội Châu Á Thái Bình Dương ESCAP đưa ra định nghĩa như sau:
“Người giao nhận vận tải là đại lý ủy thác thay mặt nhà xuất/nhập khẩu thực hiện những
2
nhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước, làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ
của tồn bộ q trình vận tải và phân phối hàng”.
Như thế, Công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận (người giao nhận) là tổ chức cung cấp các
dịch vụ giao nhận hàng hóa cho khách hàng của mình (người xuất khẩu hoặc người nhập
khẩu) như đã thỏa thuận trên hợp đồng giao nhận hàng hóa. Cơng ty dịch vụ giao nhận có thể
thay mặt người xuất/nhập khẩu hoặc thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ:
- Nhận ủy thác giao nhận hàng hóa khu vực và quốc tế bằng các phương tiện vận tải khác
nhau với nhiều loại hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh… Làm đầu mối vận tải đa phương
tiện trong đó sử dụng kết hợp nhiều phương tiện để đưa hàng đi đến bất cứ địa điểm nào theo
yêu cầu của chủ hàng.
- Thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến giao nhận và vận tải như thuê tàu, thuê các phương
tiện, mua bảo hiểm cho lơ hàng, bảo quản hàng hóa, đóng gói, gom hàng hoặc chia lẻ hàng,
thuê vỏ container…
- Tư vấn cho các nhà xuất nhập khẩu về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động giao nhận
vận tải và bảo hiểm…nhận ủy thác và thu gom hàng xuất nhập khẩu.
Trước đây, Forwarder chủ yếu làm đại lý thực hiện một số công việc do nhà xuất nhập
khẩu ủy thác như xếp dỡ, lưu kho, vận chuyển nội địa, làm thủ tục, giấy tờ… Hiện nay, hoạt
động thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ, người giao nhận không những thực hiện các
thủ tục hải quan hay thuê tàu mà cịn cung cấp các dịch vụ trọn gói cho tồn bộ q trình vận
tải và phân phối hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối. Do vậy, giao nhận đóng một vai trị rất
quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế.
❖ Vai trò của người giao nhận:
Do sự phát triển của vận tải container và vận tải đa phương thức, người giao nhận giữ
càng nhiều chức năng quan trọng, không những làm đại lý hay người nhận ủy thác mà còn
cung cấp chuỗi dịch vụ về vận tải, phân phối hàng hóa và đóng vai trị như một người chuyên
chở (Carrier). Tùy vào từng chức năng mà người vận tải giữ vai trò như sau:
Người giao nhận tại biên giới (Frontier Forwarder): Người giao nhận đảm nhận vao
trị như một mơi giới hải quan, thực hiện làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất - nhập khẩu
và các hoạt động khác có liên quan đến chuyên chở hàng hóa trong vận tải quốc tế hoặc lưu
cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của khách hàng, tùy thuộc vào hợp đồng mua bán.
3
Làm đại lý (Agent): Người giao nhận hoạt động với vai trò như là một tổ chức trung gian
giữa người gửi hàng và người chuyên chở, thực hiện việc chuyển chở hàng hóa. Trường hợp
hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, lúc này người giao nhận sẽ làm thủ
tục quá cảnh, hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác,
hoặc giao hàng trực tiếp đến tay người nhận.
Lưu kho hàng hóa (Warehousing): Trong trường hợp hàng phải lưu kho trước khi xuất
khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ sử dụng phương tiện của mình hoặc thuê
một bên khác để phân phối hàng hóa theo yêu cầu.
Người gom hàng (Cargo consolidator): Trong vận tải bằng container, thường có dịch
vụ gom hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tiện cho việc vận chuyển và
tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp gom hàng lẻ, người giao nhận đóng vai trị là người
chun chở hoặc đại lý.
Người chun chở (Carrier): Người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng
và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Bên cạnh đó,
có trường hợp người giao nhận chuyên chở theo hợp đồng nhưng không trực tiếp chuyên chở,
dù trường hợp nào người giao nhận vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Người kinh doanh vận tải đa phương tiện (MOT): Trong trường hợp người giao nhận
cung cấp dịch vụ vận tải “door – to– door” thì họ đóng vai trò như là người kinh doanh vận
tải liên hợp, như là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
Theo Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại Thương,
(2012): Thông thường, giao nhận hàng hóa có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa khơng tạo ra sản phẩm vật chất. Chúng ta
khơng thể nhìn thấy hay sờ vào được sản phẩm mà ta chỉ tác động lên đối tượng, ở đây là
thay đổi vị trí hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nói cách khác, quá trình giao
nhận là tập hợp các chuỗi hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thay đổi vị
trí về mặt khơng gian, khơng làm thay đổi bản chất của loại hàng hóa. Vậy nên có thể nói
giao nhận hàng hóa quốc tế là kinh doanh các sản phẩm vơ hình, có đặc trưng đặc biệt là
không dự trữ được và dịch vụ sẽ biến mất nếu ta khơng sử dụng nó.
Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thụ động khá cao. Hoạt động này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu của khách hàng, những quy định của người vận
4
chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán trong nước và quốc tế... Chỉ khi nào khách hàng
có nguồn hàng muốn xuất hoặc nhập, hay nói cách khác là có tham gia vào thương mại quốc
tế, thì lúc đó doanh nghiệp sẽ đóng vai trị là người thực hiện các nghiệp vụ giao nhận. Bên
cạnh đó, giao nhận quốc tế còn chịu tác động bởi luật pháp và tập quán của nước người xuất
khẩu, nước người nhập khẩu và cả nước thứ ba tham gia… Bởi tùy theo hình thức giao nhận
quốc tế mà sẽ áp dụng các nguồn luật khác nhau và không phải lúc nào các luật này cũng
được sử dụng, tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như của các tổ chức
quốc tế. Vì vậy, việc thống nhất các nền văn hóa hay tập quán kinh doanh của mỗi nước rất
khó khăn trong giao nhận quốc tế.
Thứ ba, giao nhận hàng hóa có tính thời vụ. Thương mại và vận tải ln có mối quan
hệ gấn liền với nhau, đó cũng chính là mối quan hệ giữa giao nhận vận tải và hoạt động xuất
nhập khẩu. Hoạt động giao nhận quốc tế hiện nay có thể nói đang phụ thuộc hồn toàn vào
lượng hàng xuất nhập khẩu mà những mặt hàng này thường mang tính thời vụ, theo mùa.
Thơng thường vào đầu năm, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thường rất ít do nhu cầu tiêu thụ
thấp nên kéo theo ngành giao nhận cũng diễn ra không mấy sôi nổi. Mặt dù vậy vẫn có những
thời điểm số lượng hàng xuất nhập khẩu tăng lên như vào tháng tư đến cuối mùa thu hay vào
tháng cuối năm thì tình hình giao nhận mới có những chuyển biến khởi sắc.
Thứ tư, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và
trình độ của người giao nhận. Ngồi những cơng việc như làm thủ tục, mơi giới, lưu cước,
người giao hàng còn thực hiện những dịch vụ khác như gom hàng, xếp hàng, vận chuyển đến
tay khách hàng. Để hoạt động giao nhận quốc tế vận hành có hiệu quả cả về quy mơ và chất
lượng, địi hỏi rất lớn về trình độ chun mơn của người kinh doanh dịch vụ giao nhận, bên
cạnh những lợi thế về vật lực công ty và của ngành.
1.2. Tổng quan về phương thức vận tải bằng đường biển
Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
đến nơi nhận hàng bằng tàu biển. Phương thức này có năng lực chuyên chở khối lượng hàng
hóa lớn hơn nhiều so với các hình thức vận tải khác và việc tổ chức chuyên chở không bị hạn
chế (trên cùng một tuyến đường hàng hải, người ta có thể chở nhiều chuyến trong cùng một
lúc cho cả lượt đi lẫn lượt về). Hoạt động này bao gồm vận chuyển hàng nguyên container
(FCL), hàng lẻ (LCL), vận chuyển bằng tàu rời,…
❖ Ưu điểm:
5
Tiết kiệm chi phí: So với đường sắt, đường bộ và đường hàng khơng, thì phương thức
vận chuyển đường biển là một chọn lựa tốt để tiết kiệm được chi phí và có tính kinh tế hơn
khi vận chuyển những loại hàng hóa cồng kềnh.
Chi phí bảo trì thấp: Chi phí bảo dưỡng của tàu biển thường thấp hơn so với đường xe
lửa và đường hàng không. Đây là một trong những ưu điểm chính giúp cho chun chở hàng
hóa đường biển có được mức giá khá cạnh tranh, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Phù hợp để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh: Các loại hàng hóa nặng, có kích thước lớn
và cồng kềnh có thể được vận chuyển dễ dàng bằng đường biển mà không bị phát sinh thêm
chi phí q lớn. Ngồi ra, mỗi con tàu có kích thước lớn và dài, có sức chứa đến vài trăm
container thì sẽ đồng nghĩa với việc chúng hồn tồn có thể chở những mặt hàng nặng và
cồng kềnh và không bị giới hạn ở khoang chứa đồ như máy bay.
Vận chuyển hàng hóa đường biển giữ vai trị hết sức quan trọng trong giao thương
quốc tế: Trong khi vận chuyển đường hàng không quốc tế mới chỉ được sử dụng rộng rãi
trong thời gian gần đây, thì đường biển đã nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các
thị trường quốc tế từ rất lâu đời. Thậm chí cho tới thời điểm hiện tại, thị trường giao thương
quốc tế đang phụ thuộc rất lớn vào vận chuyển đường biển.
Thân thiện với mơi trường: Tàu có lượng khí thải carbon rất ít vì tàu tiêu thụ ít nhiên
liệu hơn so với máy bay. Nhờ ưu điểm bảo vệ môi trường này mà các tổ chức lớn thường ưu
tiên sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
An toàn: Tàu biển được thiết kế an toàn để chuyên chở các loại hàng hóa nguy hiểm, loại
hàng chất lỏng và các chất hóa học. Ngành cơng nghiệp tàu có hẳn đội quản lý để đảm bảo
sự an toàn của con tàu nói chung và đội ngũ nhân viên, hàng hóa và mơi trường nói riêng.
Việc tổn thất về hàng hóa xảy ra trong suốt q trình vận chuyển càng ngày được cải thiện
nhờ vào hệ thống an ninh hàng hải tiên tiến.
Hiệu quả cao: Phương thức này có khả năng vận chuyển được hàng hóa với khối lượng
và kích thước lớn, hàng quá khổ, quá tải, quá trọng mà các hình thức vận tải khác khó có thể
đảm nhận được. Trong q trình vận chuyển có nhiều cơng cụ có thể hỗ trợ tốt.
Ngồi ra, các tuyến đường biển hiện nay đều có sự giao thơng với nhau tự nhiên, ít gặp trở
ngại như đường bộ, hạn chế sự va chạm giữa các tàu hàng nên đảm bảo an tồn khi giao nhận
hàng hóa.
6
Vận tải đường biển bằng container đáp ứng được những nhu cầu vận chuyển hàng hóa có
tính chất đặc biệt. Với những con tàu có trọng tải lớn, dài có sức chứa lên đến vài trăm
container lớn, vận chuyển được những hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh
là hồn tồn có thể. Những loại hàng hóa này rất khó để sắp xếp và vận chuyển bằng đường
hàng khơng do khoang chứa đồ đặc thù cịn rất hạn chế.
Vận tải đường biển bằng container khai thác được tối đa những nguồn lợi có sẵn. Thơng
qua hình thức này thì dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đã tận dụng khai thác tối ưu được
những tiềm lực vốn có của từng khu vực và cảng biển. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu
như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, không tốn quá nhiều công sức và chi phí để
xây dựng, bảo trì và sửa chữa. Việc khai thác sử dụng mang lại nhiều lợi ích, góp phần nâng
cao hiệu quả giao thơng vận tải. Bên cạnh đó vận tải đường biển cịn giúp tối ưu hóa chi phí
cho doanh nghiệp, cơng ty nên được sử dụng phổ biển
❖ Nhược điểm:
Thời gian vận chuyển lâu: Phương thức vận tải đường biển sẽ tốn nhiều thời gian hơn,
lựa chọn thích hợp cho những đơn hàng khơng cần gấp. Trong khi bạn chỉ mất khoảng 2 – 3
ngày chờ đợi nếu vận chuyển hàng khơng, thì với đường biển thì thậm chí bạn có thể phải
đợi 1 tháng.
Rủi ro: Vì khoảng thời gian từ lúc gửi hàng đến lúc giao hàng càng lâu, thì những rủi ro
xảy ra đối với với hàng hóa trong lịch trình vận chuyển đường biển càng cao. Hàng hóa của
bạn có thể bị trì hỗn do tàu hỗn lịch chạy hoặc gặp phải những khó khăn do thời tiết xấu,
tai nạn, hoặc rủi ro từ con người.
Thiếu cơ sở hạ tầng: Một số cảng trên thế giới chưa có đủ điều kiện và cơ sở hạ tầng để
đón tàu lớn để giao, nhận container. Phải cần một khoảng vốn đầu tư đáng kể để xử lý các
container qua mạng lưới.
1.3. Khái quát về Container và hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container
1.3.1. Khái quát về Container
a. Khái niệm, đặc điểm
Phương pháp tạo ra đơn vị hàng hóa lớn hơn kiện hàng (Pallet) là một dụng cụ vận tải để
kết hợp được nhiều kiện hàng nhỏ thành một kiện hàng lớn, được gọi là thùng chứa hàng
(Container). Sự xuất hiện hệ thống vận tải container, có thể nói là một cuộc cách mạng trong
vận tải cả về công nghệ, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và pháp luật và đã làm thay đổi nhiều mặt
7